Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2020

Một thời huy hoàng của nữ quyền truyền thống

 

Ngày nay, một số người cho rằng Nho giáo là thứ học thuyết đã hủy hoại cuộc đời người phụ nữ. Nhưng ít ai để ý rằng, nữ quyền đã từng phát triển rất huy hoàng ngay trong xã hội Nho giáo thời xưa. Muốn hiểu được nguồn gốc của vấn đề nữ quyền hiện đại, chúng ta cần nhìn nhận lại lịch sử để có một cái nhìn khách quan hơn về hình tượng người phụ nữ thời xưa.

Những người phụ nữ làm nên lịch sử

Nói đến Nho gia không thể không nói đến lễ giáo và chế độ tông thất. Mà bàn về hai điều này, thì phải lấy triều Tống, thời điểm khi chế độ tông tộc hưng khởi, làm ví dụ. Đây có thể nói là thời kỳ mà lễ giáo chân chính phát triển nhất.

Về phương diện giáo dục, khi Âu Dương Tu mới học chữ, là do mẹ dạy, còn lưu lại câu chuyện về việc lấy lau làm bút. Thời niên thiếu của Tô Thức, cũng do mẹ dạy đọc “Hán thư”. Chu Tất Đại thời niên thiếu, mẹ cũng “trực tiếp đốc thúc đọc sách, thường thức tới nửa đêm… lại dạy làm thơ”. Dựa vào thành tựu của các đại phu nhà Tống, thì sự dạy dỗ của người mẹ thời vỡ lòng quả thực là không thể không nhắc đến. Như vậy chẳng phải các bậc mẫu thân xưa cũng rất mực trí tuệ?

Nữ quyền trong Nho gia đã từng huy hoàng như thế
Tô Thức hay Tô Đông Pha là một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng nằm trong Bát đại gia Đường Tống.

Lại nói về phương diện trị gia, thường thường người xưa là từ “nghiêm” mà trị. Ví dụ khi một vị quan nổi tiếng thời Tống là Bao Thanh Thiên qua đời, thì vợ ông là Đổng thị liền tiếp quản vị trí chủ gia đình “trang nghiêm chặt chẽ”, xử lý các mối quan hệ thân thiết thì cũng giống như Bao Chửng, “phàm là việc phi nghĩa, thì nhất định không liên quan”, những lúc rảnh rỗi thì “đọc sách Phật để tu tính”. Vậy thì đâu thể nói rằng người phụ nữ không thể đảm đương trách nhiệm gia đình?

Hơn thế nữa, phụ nữ cũng không chỉ giới hạn là người tiếp quản gia đình, mà cũng trợ giúp lo việc bên ngoài. Ví dụ như khi Mai Nghiêu Thần tiếp đãi các sĩ phu xử lý công sự, thì vợ là Tạ thị thường đứng sau bình phong lắng nghe, sau đó cùng với Mai Nghiêu Thần bàn bạc xem sĩ phu có phải là người hiền hay không, việc đó được mất thế nào, phân tích rất cụ thể và rõ ràng. Mai Nghiêu Thần cũng tán thưởng vợ với người ngoài. Điều này nói rõ rằng thời đó kẻ sĩ đại phu tán thành phụ nữ tham dự vào việc công, không có ai cho rằng đó là “phụ nữ tiếm quyền”.

Nữ quyền trong Nho gia đã từng huy hoàng như thế
Đằng sau nhà thơ Mai Nghiêu Thần nổi tiếng thời Tống là người vợ Tạ thị.

Nói đến sự tôn sùng đối với địa vị của phụ nữ thời đó, thì không thể bỏ qua việc người phụ nữ tham gia chính sự. Các học giả hiện đại cho rằng sự hạ thấp địa vị của phụ nữ là bắt đầu từ thời nhà Tống, trên thực tế thời Tống lại là thời có nhiều Thái Hậu buông rèm nghe chính sự nhất, trong đó phải kể đến:

  • Chân Tông Lưu Hậu: Bà thông tường sách sử cổ kim, am hiểu chính sự, giúp đỡ được vua Chân Tông. Mỗi ngày phê đọc tấu chương và đi vi hành, bà đều phải ở bên vua. Khi Chân Tông lâm trọng bệnh, các việc chính sự tâu lên thực chất đều do một tay bà thu xếp. Sau này, bệnh của vua ngày càng nặng, liền hạ chiếu chính thức giao việc triều chính cho hoàng hậu. Khi Chân Tông mất, bà trở thành Hoàng thái hậu nhiếp chính đầu tiên của thời Tống, thực hiện quá trình chuyển giao quyền lực từ thời Chân Tông sang thời Nhân Tông một cách êm thấm, tạo cơ sở cho sự phát triển phồn vinh của nhà Tống ở thời vua Nhân Tông.
Nữ quyền trong Nho gia đã từng huy hoàng như thế
Chân Tông Lưu Hậu.
  • Nhân Tông Tào Hậu: Tào hoàng hậu tinh thông kim cổ, là người hiền đức. Vì dung mạo của bà không đặc biệt xuất chúng nên không được vua Nhân Tông sủng ái nhiều. Nhưng đối với các mỹ nhân đắc sủng, bà cũng không hề tính toán so đo. Bà trở thành Hoàng thái hậu nhiếp chính dưới thời Tống Anh Tông Triệu Thự, và trở thành Thái hoàng thái hậu đầu tiên của nhà Tống dưới thời Tống Thần Tông Triệu Húc.
Tao Hau
Nhân Tông Tào Hậu phụ tá hai đế vương Tống Anh Tông và Tống Thần Tông
  • Anh Tông Cao Hậu: Trong thời gian chấp chính, bà chủ trương tiết kiệm, thực thi lễ pháp anh minh, đất nước yên bình và hưng thịnh. Bà được đánh giá có tài chấp chính, làm đất nước phồn vinh, ngoài ra cũng nổi tiếng bởi sự hiền minh lễ độ. Sử gia Tống triều xưng bà làm “Nữ trung Nghiêu Thuấn”, hàm ý ví bà như bậc kiệt xuất của nữ nhi, cũng giống như vua Nghiêu vua Thuấn thời cổ đại là hình tượng mà nam nhi theo đuổi.
Nữ quyền của Nho gia bị ai bôi nhọ?
Anh Tông Cao Hậu.
  • Thần Tông Hướng Hậu: Hướng hoàng hậu giữ ngôi chính cung trong vòng 18 năm, được đánh giá là hiền huệ, ôn hòa lễ độ, quán chủ hậu cung một cách anh minh, sáng suốt. Bà trở thành hoàng thái hậu dưới thời Tống Triết Tông, và có vai trò quan trọng trong việc đăng cơ của Tống Huy Tông. Khi Huy Tông lên ngôi, Hướng thái hậu sau sáu tháng nghe chính sự, hạ chỉ hết buông rèm, từ đó Tống Huy Tông đích thân chấp chính.
Nữ quyền của Nho gia bị ai bôi nhọ?
Thần Tông Hướng Hậu.

Những vị Hoàng hậu trên đây đều từng buông rèm nhiếp chính, nhưng hình thức khác xa với việc Lữ Hậu chuyên quyền vào thời Hán, hay Võ Tắc Thiên xưng đế vào đời Đường. Họ hoặc là được quần thần mời, hoặc được tiên đế phó thác, mới từ hậu cung bước lên đài chính trị. Hơn nữa, trong số họ không có một ai là không xuất phát từ tâm muốn phò tá ấu chúa, dẹp loạn phản chính, đẩy lùi kẻ tiểu nhân, hoặc giả tránh xa ngoại thích, vì để giữ lại cơ nghiệp của tổ tiên, vì để bảo vệ giang sơn Đại Tống, do vậy có thể lưu danh muôn đời, danh lưu thiên cổ.

Triều Tống giống như một đại gia tộc mà nhiều đời liên tiếp sống cùng nhau, các vị nữ chủ của triều Tống chính như một người đứng đầu gia tộc, nhận được sự kính yêu của dòng tộc. Mà những người phụ nữ này có thể có được tài năng, đức hạnh, năng lực kiệt xuất như vậy, lại là được lợi ích từ thực tiễn và hồng dương của lý tưởng “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” của Nho gia. Đây mới là địa vị của phụ nữ trong quan hệ với lễ giáo Nho gia, và chế độ tông thất.

Đương nhiên, không thể phủ định rằng lễ giáo từ thời Tống đến thời Thanh càng về sau thì càng suy kém và có các loại biểu hiện không được như ý. Nhưng ví như con người có sinh lão bệnh tử, thì bất kể một hệ tư tưởng nào, một loại chế độ nào cũng đều có quá trình “thành trụ hoại” của nó. Chúng ta thảo luận về bất kể hiện tượng nào, đều cần xem về tình huống vào thời kỳ chính thường của nó. Không thể vì người ta sắp lâm chung mà phủ định cả đời, không thể vì trong các việc có việc bất thành mà phủ định những thành công trước đó.

Nho gia và chế độ tông thất ở thời kỳ hưng thịnh, thực sự không phải là bức hại phụ nữ. Vậy vì sao người thời nay lại chỉ trích Nho gia đến như vậy?

Trật tự xã hội

Vậy hình tượng người phụ nữ Nho gia là như thế nào?

Tranh mô tả cảnh sinh hoạt của người phụ nữ xưa.

Từ góc độ lịch sử, hình tượng người phụ nữ của Nho gia không phải là xấu, và thật ra từ lý luận, Nho gia cũng không hề hạ thấp người phụ nữ. Để hiểu được bản chất của những đạo lý mà Nho gia đề cập đến, chúng ta cần phải đặt mình vào hoàn cảnh thời bấy giờ. Bởi vì chúng ta sẽ không cách nào hiểu được người xưa nếu như đặt đạo lý truyền thống vào trong tư duy của thời hiện đại. Dưới đây chỉ xin được đưa ra một góc nhìn trên quan điểm của người xưa:

Từ thiên tính đến bổn phận: Con người có nam có nữ, có âm có dương, đây là lẽ tự nhiên, là thiên tính của con người vậy. Chẳng thế mà, dù có phụ thuộc về mặt vật chất hay không, người phụ nữ vẫn luôn muốn dựa dẫm về mặt tinh thần đối với người chồng của mình. Cũng bởi vì thiên tính đó, người phụ nữ được giao cho trách nhiệm lớn đối với gia đình. Phụ nữ mạnh mẽ bên trong sự nhu hòa, trí tuệ bên trong sự khiêm nhường, là người quán xuyến nhà cửa. Điều đó đàn ông có thể giúp đỡ, nhưng không thể làm được trọn vẹn.

Hơn nữa, có một đạo lý rằng, núi không thể có hai hổ. Vấn đề tranh cãi của hai vợ chồng rốt cuộc phải có một người đứng ra quyết định khi không tìm được tiếng nói chung. Người phụ nữ có thể hạnh phúc không, khi một mặt họ muốn người chồng trở thành chỗ dựa, mặt khác lại muốn “quản hết”, muốn phần thắng thuộc về mình, muốn cường ngạnh như nam giới? Đó chính là mâu thuẫn của người phụ nữ hiện đại. Nếu thực sự có mâu thuẫn, thì người phụ nữ có thể dùng cái nhu của mình để đối đãi, có thể lấy nhu mà nhẫn chịu, cũng có thể lấy nhu mà thắng cương, nhưng nhất quyết vẫn nên là người phụ nữ.

Vậy nên, thiên tính và sinh lý con người đã xác định bổn phận của người vợ lẫn người chồng.

Từ bổn phận đến trách nhiệm: Mang bổn phận chu toàn cho gia đình cũng có nghĩa rằng, người phụ nữ cần phải là điểm tựa vững chãi cho chồng, cho con. Người phụ nữ xưa lấy chồng ở tuổi còn rất trẻ, khó mà có khả năng gánh vác như người đàn ông. Vậy nên người phụ nữ cần làm tốt trách nhiệm của mình trong gia đình để hỗ trợ người chồng an tâm bươn chải. Người phụ nữ cũng cần giáo dục con cái cho nên người. Bởi vậy, người ta nói rằng, nhà sẽ không phải là nhà nếu thiếu vắng một người phụ nữ, thật sự là như vậy.

Từ trách nhiệm đến giá trị đạo đức: Trong hoàn cảnh thiên tính hình thành nên bổn phận, bổn phận hình thành nên trách nhiệm, xã hội cũng từ đó mà tôn sùng giá trị đạo đức của người phụ nữ. Đơn cử như khi một vị vua băng hà, nếu hoàng hậu không giúp sức cho ấu chúa mà cải giá với người ở dòng tộc khác, thì hỗn loạn chắc chắn sẽ xảy ra, dẫn đến đau khổ và cơ cực cho dân chúng. Cũng tương tự như vậy, nếu người chồng mất đi, mà người vợ không lo cho con cái, giúp con mình trưởng thành, trở thành “nóc nhà” thay thế cha, thì mái nhà đó sẽ sụp đổ. Đây là trách nhiệm của người phụ nữ, cũng là nói khi chồng mất, người phụ nữ sẽ tạm thời đóng cả vai trò là “nóc nhà”. Người ta tôn sùng những người phụ nữ có thể hy sinh cho con bởi vì đó chính là tình mẫu tử. Vậy nên mới có câu “phu tử tòng tử”.

Vậy vì sao người đàn ông lại có thể tiếp tục đi bước nữa khi vợ mất? Bởi vì nam giới thực sự không có được sự chu toàn cho gia đình như nữ giới. Hơn nữa, đặt trên vai người đàn ông là trách nhiệm đối với dòng tộc. Vậy nên người chồng không thể không tìm kiếm một người phụ nữ khác để gánh vác công việc gia đình và duy trì nòi giống. Tất nhiên, bên cạnh những người phụ nữ thủ tiết nuôi con, vẫn có những người đàn ông không hề lấy thêm vợ.

Mặc dù người hiện đại có những nhìn nhận khác biệt về quyền lợi của người phụ nữ, nhưng đặt trong tư duy của người xưa, những giá trị của người phụ nữ không hề bị coi nhẹ. Nho gia đơn thuần chỉ là đưa ra một trật tự xã hội, trong đó sự phân chia trách nhiệm đã dẫn đến những giá trị đạo đức khác nhau của nam và nữ. Mà một trong những giá trị đạo đức cao nhất vẫn là: “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân” (Cái gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác).

Tranh mô tả cảnh sinh hoạt của người phụ nữ xưa.

Nếu bạn vẫn cảm thấy giá trị của Nho gia là khó tiếp thụ, thì thật ra những giá trị tương tự của Phật gia và Đạo gia cũng không hề dễ tiếp thụ. Phật gia giảng rằng tăng nhân xuất gia thì cần phải đoạn dứt duyên thế tục, không nhận cha mẹ vợ con, không được ham nữ sắc, càng không được kết hôn. Người thời nay vẫn hoàn toàn có thể chấp nhận.

3. Nữ quyền vốn là giá trị phổ quát của nhân loại

Phụ nữ là phái yếu – Không chỉ người phương Đông quan niệm như vậy. Khi con tàu Titanic huyền thoại chuẩn bị chìm vào đáy đại dương, có một câu nói vượt lên trên những bài học về tiền bạc và sự tự mãn, vượt lên trên những nỗi đau, một câu nói kết tinh chuẩn mực đạo đức của cả nhân loại: “Phụ nữ và trẻ em lên trước!”

Phong thủy tốt nhất cho cuộc đời bạn – Kỳ VI: Chồng là đất, vợ là hoa, gia đình thuận hòa cần có thiện niệm
Bức tranh “Phụ nữ và trẻ em lên trước!” làm sững sờ công chúng khi ra mắt năm 1912. Những người đàn ông lịch lãm đứng lại hút thuốc, không hề giành giật. Những người vợ ôm lấy chồng trước phút chia ly. Những quý bà cũng giành phần sống cho kẻ yếu. (Ảnh: encyclopedia-titanica.org)

“Phụ nữ và trẻ em lên trước!” – Đó là lệnh của thuyền trưởng, nhưng tại sao mọi người lại phải tuân theo? Không có bất cứ điều lệ nào bắt buộc người ta phải làm thế. Không ai có quyền yêu cầu người khác phải từ bỏ sinh mạng của mình cho kẻ yếu hơn. Không có một logic nào về mặt thể lực hay kinh tế để những con người vốn khỏe mạnh và giàu có hơn lại nhường chỗ cho những người yếu hơn được sống. Nhưng những con người trên tàu Titanic vẫn làm thế. Điều đó là một minh chứng hùng hồn cho sự thật rằng: Nữ quyền vốn luôn là giá trị phổ quát của toàn nhân loại.

Trong hôn nhân, vợ trao cả cuộc đời cho chồng, chồng mang trọng trách đối với vợ. Dưới lễ giáo thời xưa, vợ chồng khi kết hôn có tam bái là: bái thiên địa, bái cha mẹ, bái phu thê. Bái thiên địa là lời thệ ước đối với Trời đất về trách nhiệm của mỗi người, làm đúng thiên chức, âm dương hòa hợp. Bái cha mẹ là thể hiện sẽ tôn kính và hiếu thuận với bề trên. Bái phu thê là ý nguyện rằng sẽ “tương kính” lẫn nhau, cùng nhau vượt qua mọi trở ngại thăng trầm trong cuộc sống.

Vắng chồng thì nhà không có nóc, vắng vợ thì nhà không còn là nhà. Nhưng người vợ hoàn toàn có thể đảm nhận trọng trách dùm chồng những khi có khó khăn xảy ra, cũng giống như những vị Hoàng hậu, Thái hậu và Thái hoàng thái hậu thời Tống. Người phụ nữ có đức lớn, là bởi vì người phụ nữ có sức mạnh bên trong sự nhu thuận, có trí tuệ bên trong sự khiêm nhường. Đó mới là người phụ nữ chân chính.

Người phụ nữ có đức lớn, là bởi vì người phụ nữ có sức mạnh bên trong sự nhu thuận, có trí tuệ bên trong sự khiêm nhường.

Tại sao ngày nay người ta lại liên tục kêu gọi phụ nữ ngừng hy sinh? Tại sao lại phải kêu gọi phụ nữ hãy chia sẻ việc nhà? Đúng, người phụ nữ hiện đại rất khổ, bởi vì người phụ nữ truyền thống chỉ tập trung vào lo cho mái ấm, còn người phụ nữ hiện đại vừa phải lo cho gia đình, vừa phải đi làm kiếm tiền.

Nói thẳng ra, nỗi khổ của người phụ nữ là hậu quả củacái gọi là “giải phóng phụ nữ” cùng những khẩu hiệu tuyên truyền thời chiến kiểu như: “Vợ chồng là đồng chí cách mạng”; và những khẩu hiệu tuyên truyền thời bình kiểu như: “Phụ nữ vùng lên”Dường như phụ nữ không còn là nửa bình lặng của nhân loại nữa!

Phụ nữ không cần phải “vùng lên” bởi vì phụ nữ dĩ nhiên là người mà nam giới phải bảo vệ. Người ta đã vin vào việc “giải phóng phụ nữ” để khiến người phụ nữ vất vả hơn, hy sinh nhiều hơn, mệt nhọc hơn, và đau khổ hơn. Đó không phải lỗi của cái gọi là “Nho giáo phong kiến” mà chính là lỗi của cái vỏ “giải phóng nữ quyền”.

Nữ quyền đích thực không phải là những lời tuyên truyền, cũng không phải là khôi phục lại Nho gia, bởi vì Nho gia đã là quá khứ. Nữ quyền đích thực chính là khôi phục chuẩn mực đạo đức, khôi phục niềm tin vào văn hóa truyền thống, khôi phục những giá trị phổ quát của nhân loại.

– – – –

Sơ lược về nữ quyền trong lễ giáo và tông thất

Học thuyết Nho gia được kiến lập vào thời kỳ Xuân Thu. Vào 2.500 năm trước, Khổng Tử đã chu du kêu gọi khắc chế bản thân và phục hồi lễ nghi. Tuy nhiên, phải đến thời nhà Tống thì bộ phận Lễ của Nho gia mới có được thực tiễn đầy đủ. Lúc đó, các nhà lý học của triều Tống đã khôi phục lễ giáo từ trạng thái bên bờ diệt vong trở nên mạnh mẽ trở lại, không chỉ khiến xã hội quay lại trạng thái đúng đắn kể từ thời kỳ Ngũ đại Thập quốc, mà còn có ảnh hưởng sâu rộng đối với hậu thế. Về sau, tư tưởng lễ giáo của triều Nguyên, Minh, Thanh kế thừa trực tiếp từ các nhà Nho lớn thời Tống. Do vậy cho đến thời cận đại khi xuất hiện trào lưu tư tưởng phản truyền thống, thì lý học thời nhà Tống đã trở thành mục tiêu chung khi họ muốn công kích Nho gia.

Tuy vậy điều đáng chú ý là, lễ giáo mà các nhà lý học thời Tống nhấn mạnh, không chỉ là đối với nữ, mà cũng cả với nam, dạy người ta ai cũng đều làm tốt ở vị trí của người ấy, thuận theo Đạo của Trời và Đức của Đất. Đối với nữ mà nói, thì nên có Đức Khôn (Khôn là chỉ Đất, mẹ). Chẳng hạn thiện như nước, có đức dày mang chở vạn vật, độ lượng bao dung người khác v.v., đều là biểu hiện của Đức Khôn. Vậy mới nói, ấn tượng về một “lễ giáo cứng nhắc” hay cổ nhân cổ hủ kỳ thực là do quan niệm của phái hiện đại trong thời Cách mạng văn hóa gán vào.

Cho dù là lễ giáo cũng vậy, hay là lý học thời Tống vốn khiến lễ giáo thâm nhập vào nhân tâm cũng vậy, đều không giống những gì mà trào lưu tư tưởng của phái hiện đại và phản truyền thống công kích, chuyên bức hại đối với phụ nữ.

Còn nói về chế độ tông thất, mô thức gia đình truyền thống là các thế hệ đồng tông đồng tộc cùng ở với nhau, gia tộc càng lớn thì càng thịnh vượng, gia tộc không thuận thì mới chia nhà. Thế nhưng, trong thể hệ lý luận của các học giả phản truyền thống, họ coi lễ giáo là sự ức chế về tinh thần, và coi tông tộc là cái lồng ức chế về vật chất.

Nếu muốn xem xét kỹ hơn, thì phải bắt đầu từ sự hình thành của chế độ tông tộc. Gia tộc tông tộc bắt đầu hưng thịnh từ thời nhà Tống, kế thừa cho đến thời Nguyên, Minh, Thanh. Chế độ tông tộc lại cũng có quan hệ với lý học thời Tống. Thời kỳ đó, thực tiễn mà các nhà lý học hướng đến chính là “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” của Nho gia, trong đó “tề gia” là một cầu nối trọng yếu liên kết “tu thân”“trị quốc”. Nói một cách thông tục, chính là “không quét nổi nhà mình thì sao quét nổi thiên hạ”.

Để có thể làm được “tề gia”, ắt phải sinh ra chế độ tông tộc. Do vậy ý nghĩa của chế độ tông tộc tất nhiên cũng trọng đại, mà tác dụng của người phụ nữ trong tông tộc cũng không thể coi nhẹ. Khi một gia đình lấy từ đường, nghĩa trang làm trung tâm, kết thành một tông tộc lớn, thì trên mảnh đất của họ, các thế hệ chung sống nhân nghĩa, đến mấy đời không phân chia, thì người phụ nữ làm người chủ bên trong, có vai trò hết sức quan trọng. Họ có uy quyền cao hơn, nghĩa vụ nhiều hơn và cũng gánh vác trách nhiệm lớn hơn. Điều này cũng giống như hai mặt của một đồng tiền, không thể chỉ xem một mặt, mà không để ý gì đến mặt kia, chỉ luận trách nhiệm và nghĩa vụ, mà không xem xét đến sự trôn trọng và kính mến mà người phụ nữ được nhận từ trong dòng tộc.

Ngoài Nho giáo ra, tư tưởng Đạo gia cũng giảng rằng: “Yếu thắng mạnh, nhu thắng cương”, “Lùi một bước biển rộng trời cao”, “Thiện như nước, nước thiện với vạn vật mà không tranh”, do vậy sự khiêm tốn nhẫn nhượng của người phụ nữ thời xưa, kỳ thực là một đức hạnh và cao quý, chứ không phải là chịu bức hại như người hiện đại nhận định. Hơn nữa những đức tin đầy trí huệ này, không chỉ dành cho phụ nữ, mà cũng có thể áp dụng cho nam giới. Bất cứ người nào có thể làm được như vậy, thì hẳn là phải ở một cảnh giới tinh thần rất cao.

Minh Nhật

Nữ quyền thời quân chủ và sai lầm dịch thuật “phụ nữ khó dạy”

 

Khi nói tới nữ quyền trong xã hội quân chủ xưa, nhất là trong xã hội Nho giáo, người ta thường viện dẫn câu nói “Chỉ có phụ nữ và tiểu nhân là khó dạy nhất” của Khổng Tử để xem như một bằng chứng cho việc Nho giáo coi rẻ phụ nữ. Đó thật là một nỗi oan của bậc thánh nhân. Câu nói nguyên gốc của Khổng Tử vốn không có ý khinh miệt phụ nữ, mà bởi vì người đời sau cắt nó khỏi ngữ cảnh, hoặc giả không thấu hiểu Nho giáo, lại có ý bài xích chế độ cũ để lập chế độ mới, nên mới thành ra như vậy.

Khổng Tử nói về người trí thức

Phụ nữ và tiểu nhân khó dạy?

Câu nói nguyên gốc của Khổng Tử trong sách Luận ngữ là: “Duy nữ tử dữ tiểu nhân, vi nan dưỡng dã, cận chi tắc bất tốn, viễn chi tắc oán”. Câu này thường được người đời sau dịch là: “Chỉ có phụ nữ và tiểu nhân là khó dạy, gần nó thì nó vô phép, xa nó thì nó oán hận”. Đây là cách hiểu hoàn toàn sai lầm.

Nguyên nhân cách hiểu sai lầm này xuất phát từ việc chép Luận ngữ, vốn là một cuốn sách được viết từ đời Tiền Hán tới đời Hậu Hán.

Sau khi Khổng Tử qua đời, các môn sinh thu thập lời dạy của thầy, truyền cho nhau, một số người chép lại dùng để dạy học. Môn sinh nghe giảng căn bản là không thể hiểu rõ ngữ cảnh của câu nói. Hơn thế nữa lời dạy của Khổng Tử cùng lời dạy của học trò ông đều bị chép chung vào trong Luận Ngữ. Điều này dẫn tới việc những câu nói như “Duy nữ tử dữ tiểu nhân, vi nan dưỡng dã” hoàn toàn bị tách khỏi hoàn cảnh ban đầu, chỉ đứng một mình trong sách mà không có ngữ cảnh.

Trong Tứ thư Ngũ kinh (mà thật ra là Lục kinh, Kinh Nhạc của Khổng Tử đã bị tiêu hủy không còn) thì chỉ có Ngũ kinh là nguyên gốc do Khổng Tử ghi chép và biên soạn. Tứ thư là người đời sau tập hợp và chỉnh lý mà thành. Thêm vào đó, tư tưởng của cổ nhân và của con người hiện đại ngày càng cách biệt nhau, khiến cho việc giải nghĩa chính xác nhiều câu nói của Khổng Tử càng trở nên khó khăn hơn.

 

Thật ra, “nữ tử” ở đây, cũng không phải là chỉ “nữ nhân” (người nữ) thời nay. Thời cổ đại gọi “nhi tử” (con trai), “nữ nhi” (con gái) là “tử” (con), “tử” cũng là chỉ con gái. Ở đây nói “nữ tử”, trước chữ “tử” thêm một chữ “nữ”, là đặc biệt chỉ rõ ra là “nữ nhi” (con gái). Còn từ “dã”, trong “Thuyết văn giải tự” giải thích rằng: “Dữ, tứ dữ dã”, từ “dã” trong ý “giá” (gả) ở đây là “giá dã” (gả cho ai đó). Thế nên, hàm nghĩa cả câu nói này chính là phản ảnh cách thức hay quan điểm chọn rể của Khổng Tử. Có thể trong một dịp chứng kiến sự hư hỏng của vợ một kẻ tiểu nhân mà Khổng Tử đã viết ra câu này.

Hàm nghĩa chân chính của câu nói là: Nếu mà gả con gái cho kẻ tiểu nhân, thì sẽ khó mà dạy dỗ được con nữa, gần con thì con vô phép, xa con thì con oán hận. Sự biến đổi của ngôn ngữ và tách khỏi văn cảnh khiến cho người sau không còn hiểu được nghĩa gốc của câu nói, lại còn cho rằng Nho giáo chèn ép nữ quyền.

Nữ quyền chân chính trong Nho giáo

Thật ra Nho giáo không chỉ không hạ thấp nữ quyền mà còn đề cao phụ nữ. Hãy thử lấy Tống Nho, thời điểm chế độ tông tộc hưng khởi tại Trung Hoa, làm ví dụ.

Về phương diện giáo dục, khi Âu Dương Tu mới học chữ, là do mẹ dạy, còn lưu lại câu chuyện về việc lấy lau làm bút. Thời niên thiếu của Tô Thức (Tô Đông Pha), cũng do mẹ dạy đọc “Hán thư”. Chu Tất Đại thời niên thiếu, mẹ cũng “trực tiếp đốc thúc đọc sách, thường thức tới nửa đêm… lại dạy làm thơ”. Dựa vào thành tựu của các đại phu nhà Tống, thì sự dạy dỗ của người mẹ thời vỡ lòng quả thực là không thể không nhắc đến. Như vậy chẳng phải các bậc mẫu thân xưa cũng rất mực trí tuệ?

Nữ quyền trong Nho gia đã từng huy hoàng như thế
Tô Thức hay Tô Đông Pha là một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng nằm trong Bát đại gia Đường Tống.

Lại nói về phương diện trị gia, thường thường người xưa là từ “nghiêm” mà trị. Ví dụ khi một vị quan nổi tiếng thời Tống là Bao Thanh Thiên qua đời, thì vợ ông là Đổng thị liền tiếp quản vị trí chủ gia đình “trang nghiêm chặt chẽ”, xử lý các mối quan hệ thân thiết thì cũng giống như Bao Chửng, “phàm là việc phi nghĩa, thì nhất định không liên quan”, những lúc rảnh rỗi thì “đọc sách Phật để tu tính”. Vậy thì đâu thể nói rằng người phụ nữ không thể đảm đương trách nhiệm gia đình?

Hơn thế nữa, phụ nữ cũng không chỉ giới hạn là người tiếp quản gia đình, mà cũng trợ giúp lo việc bên ngoài. Ví dụ như khi Mai Nghiêu Thần tiếp đãi các sĩ phu xử lý công sự, thì vợ là Tạ thị thường đứng sau bình phong lắng nghe, sau đó cùng với Mai Nghiêu Thần bàn bạc xem sĩ phu có phải là người hiền hay không, việc đó được mất thế nào, phân tích rất cụ thể và rõ ràng. Mai Nghiêu Thần cũng tán thưởng vợ với người ngoài. Điều này nói rõ rằng thời đó kẻ sĩ đại phu tán thành phụ nữ tham dự vào việc công, không có ai cho rằng đó là “phụ nữ tiếm quyền” cả.

Nữ quyền trong Nho gia đã từng huy hoàng như thế
Đằng sau nhà thơ Mai Nghiêu Thần nổi tiếng thời Tống là người vợ Tạ thị.

Nói đến sự tôn sùng đối với địa vị của phụ nữ thời đó, thì không thể bỏ qua việc người phụ nữ tham gia chính sự. Các học giả hiện đại cho rằng sự hạ thấp địa vị của phụ nữ là bắt đầu từ thời nhà Tống, trên thực tế thời Tống lại là thời có nhiều Thái Hậu buông rèm nghe chính sự nhất, trong đó phải kể đến:

  • Chân Tông Lưu Hậu: Bà thông tường sách sử cổ kim, am hiểu chính sự, giúp đỡ được vua Chân Tông. Mỗi ngày phê đọc tấu chương và đi vi hành, bà đều phải ở bên vua. Khi Chân Tông lâm trọng bệnh, các việc chính sự tâu lên thực chất đều do một tay bà thu xếp. Sau này, bệnh của vua ngày càng nặng, liền hạ chiếu chính thức giao việc triều chính cho hoàng hậu. Khi Chân Tông mất, bà trở thành Hoàng thái hậu nhiếp chính đầu tiên của thời Tống, thực hiện quá trình chuyển giao quyền lực từ thời Chân Tông sang thời Nhân Tông một cách êm thấm, tạo cơ sở cho sự phát triển phồn vinh của nhà Tống ở thời vua Nhân Tông.
Nữ quyền trong Nho gia đã từng huy hoàng như thế
Chân Tông Lưu Hậu.
  • Nhân Tông Tào Hậu: Tào hoàng hậu tinh thông kim cổ, là người hiền đức. Vì dung mạo của bà không đặc biệt xuất chúng nên không được vua Nhân Tông sủng ái nhiều. Nhưng đối với các mỹ nhân đắc sủng, bà cũng không hề tính toán so đo. Bà trở thành Hoàng thái hậu nhiếp chính dưới thời Tống Anh Tông Triệu Thự, và trở thành Thái hoàng thái hậu đầu tiên của nhà Tống dưới thời Tống Thần Tông Triệu Húc.
Tao Hau
Nhân Tông Tào Hậu phụ tá hai đế vương Tống Anh Tông và Tống Thần Tông
  • Anh Tông Cao Hậu: Trong thời gian chấp chính, bà chủ trương tiết kiệm, thực thi lễ pháp anh minh, đất nước yên bình và hưng thịnh. Bà được đánh giá có tài chấp chính, làm đất nước phồn vinh, ngoài ra cũng nổi tiếng bởi sự hiền minh lễ độ. Sử gia Tống triều xưng bà làm “Nữ trung Nghiêu Thuấn”, hàm ý ví bà như bậc kiệt xuất của nữ nhi, cũng giống như vua Nghiêu vua Thuấn thời cổ đại là hình tượng mà nam nhi theo đuổi.
Nữ quyền của Nho gia bị ai bôi nhọ?
Anh Tông Cao Hậu.
  • Thần Tông Hướng Hậu: Hướng hoàng hậu giữ ngôi chính cung trong vòng 18 năm, được đánh giá là hiền huệ, ôn hòa lễ độ, quán chủ hậu cung một cách anh minh, sáng suốt. Bà trở thành hoàng thái hậu dưới thời Tống Triết Tông, và có vai trò quan trọng trong việc đăng cơ của Tống Huy Tông. Khi Huy Tông lên ngôi, Hướng thái hậu sau sáu tháng nghe chính sự, hạ chỉ hết buông rèm, từ đó Tống Huy Tông đích thân chấp chính.
Nữ quyền của Nho gia bị ai bôi nhọ?
Thần Tông Hướng Hậu.

Những vị Hoàng hậu trên đây đều từng buông rèm nhiếp chính, nhưng hình thức khác xa với việc Lữ Hậu chuyên quyền vào thời Hán, hay Võ Tắc Thiên xưng đế vào đời Đường. Họ hoặc là được quần thần mời, hoặc được tiên đế phó thác, mới từ hậu cung bước lên đài chính trị. Hơn nữa, trong số họ không có một ai là không xuất phát từ tâm muốn phò tá ấu chúa, dẹp loạn phản chính, đẩy lùi kẻ tiểu nhân, hoặc giả tránh xa ngoại thích, vì để giữ lại cơ nghiệp của tổ tiên, vì để bảo vệ giang sơn Đại Tống, do vậy có thể lưu danh muôn đời, danh lưu thiên cổ.

Triều Tống giống như một đại gia tộc mà nhiều đời liên tiếp sống cùng nhau, các vị nữ chủ của triều Tống chính như một người đứng đầu gia tộc, nhận được sự kính yêu của dòng tộc. Mà những người phụ nữ này có thể có được tài năng, đức hạnh, năng lực kiệt xuất như vậy, lại là được lợi ích từ thực tiễn và hồng dương của lý tưởng “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” của Nho gia. Đây mới là địa vị của phụ nữ trong quan hệ với lễ giáo Nho gia, và chế độ tông thất.

Đương nhiên, không thể phủ định rằng lễ giáo từ thời Tống đến thời Thanh càng về sau thì càng suy kém và có các loại biểu hiện không được như ý, truyền ra đến các nước lân bang thì lại càng suy vong. Nhưng ví như con người có sinh lão bệnh tử, thì bất kể một hệ tư tưởng nào, một loại chế độ nào cũng đều có quá trình “thành trụ hoại” của nó. Chúng ta thảo luận về bất kể hiện tượng nào, đều cần xem về tình huống vào thời kỳ chính thường của nó. Không thể vì người ta sắp lâm chung mà phủ định cả đời, không thể vì trong các việc có việc bất thành mà phủ định những thành công trước đó.

Nữ quyền chân chính không phải nữ quyền hiện đại

Con người có nam có nữ, có âm có dương, đây là lẽ tự nhiên, là thiên tính của con người vậy. Chẳng thế mà, dù có phụ thuộc về mặt vật chất hay không, người phụ nữ vẫn luôn muốn dựa dẫm về mặt tinh thần đối với người chồng của mình. Cũng bởi vì thiên tính đó, người phụ nữ được giao cho trách nhiệm lớn đối với gia đình. Phụ nữ mạnh mẽ bên trong sự nhu hòa, trí tuệ bên trong sự khiêm nhường, là người quán xuyến nhà cửa. Điều đó đàn ông có thể giúp đỡ, nhưng không thể làm được trọn vẹn.

Hơn nữa, có một đạo lý rằng, núi không thể có hai hổ. Vấn đề tranh cãi của hai vợ chồng rốt cuộc phải có một người đứng ra quyết định khi không tìm được tiếng nói chung. Người phụ nữ có thể hạnh phúc không, khi một mặt họ muốn người chồng trở thành chỗ dựa, mặt khác lại muốn “quản hết”, muốn phần thắng thuộc về mình, muốn cường ngạnh như nam giới? Đó chính là mâu thuẫn của người phụ nữ hiện đại. Nếu thực sự có mâu thuẫn, thì người phụ nữ có thể dùng cái nhu của mình để đối đãi, có thể lấy nhu mà nhẫn chịu, cũng có thể lấy nhu mà thắng cương, nhưng nhất quyết vẫn nên là người phụ nữ.

Mang bổn phận chu toàn cho gia đình cũng có nghĩa rằng, người phụ nữ cần phải là điểm tựa vững chãi cho chồng, cho con. Người phụ nữ xưa lấy chồng ở tuổi còn rất trẻ, khó mà có khả năng gánh vác như người đàn ông. Vậy nên người phụ nữ cần làm tốt trách nhiệm của mình trong gia đình để hỗ trợ người chồng an tâm bươn chải. Người phụ nữ cũng cần giáo dục con cái cho nên người. Bởi vậy, người ta nói rằng, nhà sẽ không phải là nhà nếu thiếu vắng một người phụ nữ, thật sự là như vậy.

Trong hoàn cảnh thiên tính hình thành nên bổn phận, bổn phận hình thành nên trách nhiệm, xã hội cũng từ đó mà tôn sùng giá trị đạo đức của người phụ nữ. Đơn cử như khi một vị vua băng hà, nếu hoàng hậu không giúp sức cho ấu chúa mà cải giá với người ở dòng tộc khác, thì hỗn loạn chắc chắn sẽ xảy ra, dẫn đến đau khổ và cơ cực cho dân chúng. Cũng tương tự như vậy, nếu người chồng mất đi, mà người vợ không lo cho con cái, giúp con mình trưởng thành, trở thành “nóc nhà” thay thế cha, thì mái nhà đó sẽ sụp đổ. Đây là trách nhiệm của người phụ nữ, cũng là nói khi chồng mất, người phụ nữ sẽ tạm thời đóng cả vai trò là “nóc nhà”. Người ta tôn sùng những người phụ nữ có thể hy sinh cho con bởi vì đó chính là tình mẫu tử. Vậy nên mới có câu “phu tử tòng tử”.

Vậy vì sao người đàn ông lại có thể tiếp tục đi bước nữa khi vợ mất? Bởi vì nam giới thực sự không có được sự chu toàn cho gia đình như nữ giới. Hơn nữa, đặt trên vai người đàn ông là trách nhiệm đối với dòng tộc. Vậy nên người chồng không thể không tìm kiếm một người phụ nữ khác để gánh vác công việc gia đình và duy trì nòi giống. Tất nhiên, bên cạnh những người phụ nữ thủ tiết nuôi con, vẫn có những người đàn ông không hề lấy thêm vợ.

Mặc dù người hiện đại có những nhìn nhận khác biệt về quyền lợi của người phụ nữ (nữ quyền), nhưng đặt trong tư duy của người xưa, những giá trị của người phụ nữ không hề bị coi nhẹ. Nho gia đơn thuần chỉ là đưa ra một trật tự xã hội, trong đó sự phân chia trách nhiệm đã dẫn đến những giá trị đạo đức khác nhau của nam và nữ. Mà một trong những giá trị đạo đức cao nhất vẫn là: “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân” (Cái gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác).

Minh Nhật

Thứ Tư, 2 tháng 9, 2020

Thiên nghi và thời hoàng kim của thiên văn học cổ

Một trong những công cụ thiên văn học đầu tiên chính là thiên nghi. Nó có khả năng mô tả sự chuyển động của các vì tinh tú trên bầu trời một cách chính xác, có thể biểu diễn cả kinh độ và vĩ độ cũng như các đặc điểm thiên văn khác như đường hoàng đạo…

Thiên văn học là một môn khoa học tự nhiên nghiên cứu các vật thể và hiện tượng huyền bí. Thiên văn học có bao hàm rất nhiều ngành khoa học khác như vật lý, toán học, hóa học, tất cả là nhằm mục đích giải thích cặn kẽ, thấu đáo nguồn gốc các hiện tượng, sự vật cũng như quá trình diễn hóa của chúng. Đối tượng nghiên cứu của thiên văn học bao hàm các hành tinh, mặt trăng, sao, thiên hà, và sao chổi. Các hiện tượng thiên văn học nghiên cứu còn bao gồm cả các vụ nổ siêu tân tinh, tia gamma, và bức xạ vi sóng vũ trụ. Thông thường, các hiện tượng bắt nguồn từ bên ngoài khí quyển trái đất là phạm vi nghiên cứu của thiên văn học.

Thiên nghi và thời hoàng kim của thiên văn học cổ đại
Ảnh chụp tinh vân của NASA. (Ảnh qua Wikipedia)

Thiên văn học có thể nói là ngành khoa học tự nhiên lâu đời nhất. Các nền văn minh sớm nhất được ghi chép lại trong lịch sử nhân loại như văn minh Babylon, Hy Lạp, Ấn Độ, Ai Cập, Nubi, Iran, Trung Hoa và Maya đều có nhắc tới các phương pháp quan sát bầu trời đêm. Trong lịch sử, thiên văn học bao hàm nhiều phương pháp phong phú như thuật đo sao, thiên văn hàng hải, thiên văn quan sát, làm lịch…

Thiên nghi

Một trong những công cụ thiên văn học đầu tiên chính là thiên nghi.

Thiên nghi và thời hoàng kim của thiên văn học cổ đại
Thiên nghi. (Ảnh qua Google Art & Culture)

Bức ảnh phía trên là một trong những thiên nghi lâu đời nhất còn lưu giữ. Quả cầu vàng nạm ngọc trai bao gồm ba phần, phần đế, khung và thân quả cầu. Các viên ngọc trai trên quả cầu tượng trưng cho hai tám cung hoàng đạo như trong truyền thống Trung Hoa, ngoài ra còn có 300 chòm sao, và hơn 2.200 ngôi sao. Theo thiên văn học cổ Trung Hoa, các chòm sao được chia ra làm ba Viên gồm Tử Vi Viên, Thái Thi Viên, và Thiên Thị viên. Giữa đế thiên nghi này có la bàn. Đây là một tuyệt tác của thiên văn học cổ đại.

Thiên nghi đã trở thành một trong những biểu tượng của thiên văn. Nó là mô hình mô tả các vật thể trên bầu trời, gồm các đường khung hình cầu, trung tâm là mặt trời và trái đất, có biểu diễn cả kinh độ và vĩ độ cũng như các đặc điểm thiên văn khác như đường hoàng đạo.

Thiên nghi cũng không phải chỉ do một dân tộc sáng tạo ra. Nghiên cứu lịch sử ra đời và phát triển của thiên nghi có thể thấy nó là phát minh riêng rẽ của người Hy Lạp và Trung Hoa cổ đại. Thậm chí thiên nghi còn xuất hiện trong cả thế giới Hồi giáo và châu Âu thời Trung Cổ.

Thiên nghi và thời hoàng kim của thiên văn học cổ đại
Quốc kỳ Bồ Đào Nha cũng có thể hiện thiên nghi cách điệu. (Ảnh qua Wikipedia)

Quốc kỳ của Bồ Đào Nha cũng có thể hiện thiên nghi cách điệu. Thậm chí, hình tượng thiên nghi cũng xuất hiện trên huy hiệu của nước này, gắn liền với các khám phá của Bồ Đào Nha trong Thời đại thám hiểm (thời đại mà người châu Âu khám phá thế giới từ thế kỷ 15 tới thế kỷ 17).

Thiên nghi trong văn hóa Trung Hoa

Trong lịch sử Trung hoa, các nhà thiên văn học đã chế tạo ra thiên nghi để hỗ trợ việc quan sát các vì tinh tú. Người Trung Quốc cũng sử dụng thiên nghi trong việc lập và tính toán lịch.

Theo Needham, thiên nghi được người Trung Quốc phát minh ra sớm nhất nhờ hai nhà thiên văn học là Thạch Thân và Cam Đức vào thế kỷ 4 trước Công Nguyên, khi họ tự làm ra được một dụng cụ hình cầu có một vòng dây thép. Thiên nghi thô sơ này giúp họ đo đạc được khoảng cách tới cực Bắc. Tuy nhiên một nhà Hán học người Anh tên là Christopher Cullen lại cho rằng loại công cụ này lần đầu tiên được phát minh ra là vào thế kỷ 1 trước Công Nguyên.

Thiên nghi và thời hoàng kim của thiên văn học cổ đại
Người Trung Hoa sử dụng thiên nghi trong thiên văn học. (Tranh qua Wikipedia)

Dưới thời Tây Hán (202 TCN – 9 SCN), các nhà thiên văn học Lạc Hạ Hoành, Chi Tiên Ư Vọng, và Cảnh Thọ Xương lại tiếp tục cải tiến thiên nghi. Vào năm 52 TCN, nhà thiên văn học Cảnh Thọ Xương lần đầu tạo ra vòng xích đạo cố định của thiên nghi. Tiếp theo vào thời Đông Hán (23-220 SCN), vào năm 84 TCN, hai nhà thiên văn học là Phó An và Cổ Quỳ đã lắp thêm vòng xích đạo.

Vào năm 125 SCN, nhà thiên văn học, diễn giả, và phát minh nổi tiếng Trương Hành là người đã hoàn thiện thiên nghi với các vòng chân trời và kinh tuyến. Thiên nghi chạy bằng nước đầu tiên trên thế giới là do Trương Hành chế tạo ra, ông đã sử dụng đồng hồ nước để vận hành thiên nghi. Trương Hành cũng là người thống kê 2.500 vì sao trên bầu trời Trung Hoa. Ông đã đưa ra các lý thuyết về mặt trăng và mối liên hệ với mặt trời. Đặc biệt ông đã bàn luận về hình dạng tròn của mặt trăng, và mặt trăng tỏa sáng là nhờ sự phản chiếu ánh mặt trời, cũng như bản chất của hiện tượng nhật thực và nguyệt thực.

Thiên nghi trong văn hóa cổ Hy Lạp

Nhà thiên văn học Hipparchus người Hy Lạp (khoảng hơn 100 năm TCN) tin rằng Eratosthenes (276-194 TCN) là người phát minh ra thiên nghi. Tên gọi của công cụ này trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là vòng tròn, và nó có các khung xương làm bằng các vòng tròn kim loại nối các cực lại với nhau, tượng trưng cho đường xích đạo, hoàng đạo, kinh tuyến và vĩ tuyến.

Thông thường, quả bóng tròn tượng trưng cho trái đất hoặc mặt trời được đặt vào vị trí trung tâm. Nó được sử dụng để mô tả chuyển động của các vì sao xung quay trái đất. Trước khi người châu Âu phát minh ra kính viễn vọng vào thế kỷ 17, thiên nghi là thiết bị cơ bản của tất cả các nhà thiên văn học dùng để xác định vị trí của các vì sao.

Thiên nghi và thời hoàng kim của thiên văn học cổ đại
Tranh mô tả một người phụ nữ bên cạnh các dụng cụ từ nghệ thuật, âm nhạc, toán học, điêu khắc cho tới thiên văn học. (Tranh qua Wikipedia)

Khi còn ở dạng thô sơ nhất, bao gồm một vòng tròn cố định trong đường hoàng đạo, thì thiên nghi là một trong những dụng cụ thiên văn cổ đại nhất. Trong quá trình phát triển dần dần, nó xuất hiện thêm các vòng tròn cố định khác mô tả đường kinh tuyến. Vòng đầu tiên là đường phân, vòng thứ hai là điểm chí. Các bóng hình vòng tròn được sử dụng làm kim chỉ vị trí của mặt trời, kết hợp với các góc chia. Nhiều vòng tròn được kết hợp lại với nhau tượng trưng cho quy luật vận hành của vũ trụ, và nó được gọi là thiên nghi.

Có lẽ Eratosthenes đã sử dụng thiên nghi đông chí để đo độ chéo của đường hoàng đạo. Hipparchus có lẽ đã sử dụng một thiên nghi bốn vòng. Ptolemy mô tả công cụ của mình trong cuốn Syntaxis.

Thiên nghi do người Hy Lạp chế tạo và được sử dụng làm giáo cụ ngay từ thế kỷ thứ 3 TCN. Khi trở nên chính xác và to hơn, thì nó được sử dụng làm công cụ quan sát.

Châu Âu và Hồi giáo thời Trung Cổ

Các nhà thiên văn học người Ba Tư và Ả rập đã chế tạo phiên bản nâng cấp thiên nghi của người Hy Lạp vào thế kỷ thứ 8, được ghi lại trong Luận thuyết Dhat al-Halaq hay Dụng cụ với các vòng tròn của nhà thiên văn học người Ba Tư tên là Fazari.

Abbas Ibn Firnas được cho là đã chế tạo ra một dụng cụ với các vòng nhẫn khác (thiên nghi) vào thế kỷ thứ 9, thiên nghi này được trao cho vua Caliph Muhamad (trị vì từ năm 852-886).

Thiên nghi và thời hoàng kim của thiên văn học cổ đại
Thiên Nghi. (Tranh qua Wikipedia)

Đo độ hình cầu, một biến thể của đo độ và thiên nghi được phát minh vào thời Hồi giáo Trung Cổ. Những tài liệu lâu nhất mô tả thiên nghi là vào thời của nhà thiên văn học người Ba Tư, tên là Nayrizi (892-902).

Các nhà thiên văn học người Hồi giáo cũng tự phát minh ra quả cầu thiên văn để giải quyết các vấn đề trong thiên văn. Ngày nay, toàn thế giới còn lại 126 dụng cụ tương tự, cái cổ nhất là vào thế kỷ 11. Độ cao của mặt trời, sự chuyển động của các vì sao được tính toàn bằng cách chỉnh vị trí quan sát trên vòng tròn kinh tuyến trên quả cầu.

Thiên nghi và thời hoàng kim của thiên văn học cổ đại
Các chòm sao trên bầu trời được ghi lại. (Tranh qua Wikipedia)

Thiên nghi xuất hiện trở lại ở Tây Âu thông qua Al-Andalus vào cuối thế kỷ 10 nhờ nỗ lực của Gerbert d’Aurillac, Giáo hoàng Sylvester II (999-1003). Giáo hoàng Sylvester II đã ứng dụng các ống nhìn trong thiên nghi để định vị vị trí của sao Bắc Đẩu và ghi lại các đo đạc về đường chí tuyến và xích đạo.

Thời kỳ Phục Hưng

Những cải tiến tiếp theo cho loại công cụ này được Tycho Brahe (1546-1601) thực hiện, thiên nghi nâng đã được chuyển thành thiết bị đo độ cao thiên thể được mô tả trong tác phẩm về thiên văn của ông.

Thiên nghi và thời hoàng kim của thiên văn học cổ đại
Bức tranh vẽ một học giả cầm thiên nghi. (Tranh qua Wikipedia)

Thiên nghi là một trong các công cụ cơ khí đầu tiên và phức tạp nhất. Sự phát triển của nó đã đem lại nhiều tiến bộ về kỹ thuật cũng như trong việc thiết kế các dụng cụ cơ khí. Các nhà khoa học thời kỳ Phục Hưng và các nhân vật quan trọng thường hay thuê vẽ chân dung. Trong bức họa, họ thường hay cầm một quả cầu thiên nghi, biểu trưng cho trí tuệ và tri thức của mình.

Mặc dù ngày nay, nhờ kính thiên văn, các vệ tinh và các phần mềm kỹ thuật số chính xác, các nhà thiên văn học không còn phải dựa vào thiên nghi để tính toán vị trí các ngôi sao. Tuy nhiên khi ngắm nhìn những tuyệt tác thiên nghi ấy, người ta không khỏi thán phục trí tuệ của người cổ đại.

Lê Anh

 

Sự diệt vong của Pompeii và bài học gửi hậu thế

Năm 79 SCN, núi lửa Vesuvius ở bờ biển phía đông của miền Nam Ý phun trào, nham thạch phun lên trời, tro bụi cuồn cuộn bao phủ, chỉ trong mười mấy tiếng, thành Pompeii xa hoa mỹ lệ và thị trấn Herculaneum đã diệt vong, biến mất không một dấu tích…

pompeii
Bức “The Last Day of Pompeii” (Tạm dịch: Ngày tàn của Pompeii), 1830-1833, mô tả cảnh người dân Pompeii khi thảm họa xảy tới, họa sĩ Karl Bryullov. (Tranh qua Wikipedia)

Pompeii – Thành phố phồn hoa và giàu có

Pompeii được xây dựng vào thế kỷ thứ 6 TCN, bởi người Oscan, một sắc dân sinh sống ở miền Trung nước Ý vào thời ấy. Thành phố là một hải cảng an toàn giao thương giữa La Mã với Hy Lạp. Trước Công Nguyên, Pompeii là một nước riêng biệt, có lúc độc lập, có khi là thuộc địa của La Mã. Là một thành phố ven biển, tắm trong sự ấm áp của ánh mặt trời, khí hậu dễ chịu, Pompeii sớm trở thành nơi sinh sống của những người La Mã giàu có và quyền quý.

Thành cổ Pompeii có diện tích 1,8km2. Tường thành được xây dựng bằng đá, tường bao dài 4,8km và có 7 cửa thành với 14 lầu tháp cao lớn, 4 con phố rải đá cắt ngang dọc tạo thành 9 khu vực. Mỗi khu vực đều có phố lớn nhỏ thông nhau, ở phố lớn còn lưu lại vết xe bằng sắt rất sâu trên mặt đường giống như xe ngựa. Ở ngã tư các phố lớn đều có máy nước bằng đá cao gần 1m, dài khoảng 2m để cung cấp nước cho thị dân.

Phế tích Pompeii. (Ảnh qua Wikipedia)
Bản đồ Pompeii. (Ảnh qua Wikipedia)

Hai bên đường là rất nhiều các quán rượu, kỹ viện, phòng tắm, xưởng chế tác vàng bạc, tiệm bánh, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng dầu ô liu, cửa hàng trứng cá muối, cửa hàng vải dệt, xưởng gốm,…

Pompeii giàu có và phồn hoa, dường như không thiếu thứ gì.

Tắm được xem là một nét văn hóa đặc sắc của người Pompeii. Vì vậy, trong thành phố người ta xây dựng rất nhiều các nhà tắm có quy mô lớn. Hơn nữa, việc giao dịch bàn bạc làm ăn kinh doanh, trò chuyện, gặp gỡ bạn bè… hết thảy cũng đều diễn ra trong các phòng tắm.

Các phòng tắm này được thiết kế rất tinh tế và đầy đủ, bao gồm phòng thay quần áo, phòng mát xa, phòng làm đẹp, phòng tắm nước lạnh, ấm và nóng không thua kém gì so với các phòng tắm hiện đại ngày nay. Ngoài ra còn thiết kế cả các bồn tắm riêng tư.

Người Pompeii còn xây dựng các đấu trường lớn cho mục đích tương tự như đấu trường La Mã.

Thành phố Pompeii ước tính có 20.000 dân, có đấu trường với sức chứa lên đến 12.000 người và kịch viện lớn với sức chứa 5.000 người. Ngoài ra, ở nơi đây, các kỹ viện mọc lên san sát, giới quý tộc và thương nhân sống một cuộc sống xa hoa, đâu đâu trong thành cũng là nơi ăn chơi, hưởng lạc.

Sự diệt vong của Pompeii

Buổi trưa ngày 24/8 năm 79 SCN, núi lửa Vesuvius ở bờ biển phía đông của miền Nam Ý phun trào, nham thạch phun lên trời, khói đen rợp trời dậy đất, tro bụi cuồn cuộn bao phủ, chỉ trong mười mấy tiếng, thành Pompeii xa hoa mỹ lệ và thị trấn Herculaneum đã biến mất không dấu tích.

Thảm kịch xảy ra khi ngọn núi lửa Vesuvius phun trào và nhấn chìm toàn bộ thành phố trong tro tàn của dòng nham thạch cao hơn 6 mét. Trong đó các thị trấn, vùng đất nông nghiệp của Pompeii từng rất nhộn nhịp nằm dưới chân núi Vesuvius bị hủy diệt đầu tiên. Các công trình xây dựng cùng với 16.000 cư dân Pompeii bị chôn vùi vĩnh viễn.

Sự diệt vong của Pompeii và bài học gửi hậu thế
Bức “Eruption of Vesuvius”, mô tả cảnh núi lửa Vesuvius phun trào trước khi Pompeii diệt vong, họa sĩ Carlo Sanquirico. (Tranh qua Wikipedia)

Do bị đông cứng bởi nham thạch đồng thời bị chôn vùi dưới lòng đất trong điều kiện thiếu không khí và độ ẩm, các di thể và phế tích Pompeii được bảo quản gần như nguyên vẹn theo thời gian.

Sau thảm họa kinh hoàng được ví như “Khúc dạo đầu của ngày tận thế” đó, những tàn tích về Pompeii đã bị lãng quên cho đến khi nó được khám phá bởi các nhà khảo cổ học vào năm 1738.

Ngày nay, thành phố này đã được con người khai quật hơn 2/3 diện tích và trở thành một trong những địa điểm du lịch phổ biến nhất ở Ý. Đồng thời, các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục khám phá và lập danh mục các di tích về cư dân của thành Pompeii được bảo tồn.

Những cảnh tượng đau lòng

Các nhà khảo cổ đã tìm được nhiều cảnh tượng đau lòng của cư dân Pompeii trong thảm họa diệt vong. Đơn cử, có một thi thể đông cứng trong dung nham của một đứa trẻ đang ngồi trên bụng của mẹ mình khi thảm kịch xảy ra. Họ cho rằng đứa trẻ khoảng 4 tuổi. Hai thi thể này bám chặt vào nhau trong giây phút cuối cùng của họ. Cậu bé và mẹ được tìm thấy cùng với hài cốt của cha và anh chị em trong gia đình.

Ông Stefania Giudice, quản lý tại Bảo tàng Khảo cổ học Quốc gia Naples nói: “Mặc dù nó đã xảy ra 2.000 năm trước đây, nhưng chúng ta có thể thấy được đấy là một cậu bé, một người mẹ, và là một gia đình. Đó không chỉ là khảo cổ của khoa học mà còn là khảo cổ của nhân loại.”

Khi các nhà nghiên cứu bắt tay vào việc khôi phục những di thể, họ đều nhận thấy được những thiệt hại và mất mát về tinh thần và tình cảm của những người dân Pompeii.

Sự diệt vong của Pompeii và bài học gửi hậu thế
(Ảnh qua Ricur.org)

Từ góc độ lịch sử xa xưa, thật dễ dàng để tách biệt thế giới hiện đại của chúng ta với những gì đã xảy ra ở Pompeii, nhưng cũng thật khó có thể tưởng tượng nếu một cái gì đó ngoài tầm kiểm soát xảy ra hôm nay thì nhân loại sẽ ra sao. Vậy nên, chúng ta không thể không thương xót cho những linh hồn tội nghiệp kia – những người có thể đã không hề biết chuyện gì sẽ xảy ra cho đến khi quá muộn.

Người ta cũng tìm thấy dòng chữ mà có người trước khi chết đã dùng đá viết lên tường di ngôn vội vàng để cảnh tỉnh hậu thế: “Tội ác dẫn đến diệt vong!”

Pompeii trước ngày diệt vong

Rất nhiều người cho rằng, nguyên nhân dẫn đến sự diệt vong của Pompeii, cũng là nguyên nhân khiến nhiều nền văn minh bị diệt vong, có quan hệ đến sự bại hoại về đạo đức.

Nhà sử học cổ đại Mary Beard thuộc đại học Cambridge từng viết cuốn “Pompeii: The Life of a Roman Town”. Trong đó bà viết: “Trên các ô cửa, xưởng bánh, đường phố… đều dễ dàng có thể nhìn thấy hình ảnh các bộ phận sinh dục.” Đó là “biểu tượng của quyền lực, địa vị và may mắn.” Trong kỹ viện, nhà nghỉ, biệt thự, các bức họa, tác phẩm điêu khắc về tình dục không chỗ nào là không nhìn thấy. Các tác phẩm điêu khắc về cảnh giao hợp cũng được bày biện trong các công viên…

pompeii
Một bức bích họa của Pompeii. (Ảnh qua kknews.cc)
Bích họa Pompeii. (Ảnh qua Wikipedia)

Trên khắp các tường của nhà xưởng, cửa hàng, nhà nghỉ… của thành Pompeii đều đầy rẫy các loại bức bích họa rất khó coi, quan hệ tập thể loạn tính có thể thấy ở khắp nơi. Pompeii có 20.000 nhân khẩu mà có tới 25 tòa kỹ viện lớn nhỏ khác nhau, toàn xã hội phóng túng dâm dục.

Năm 1819, người cai trị Naples là Francis lúc cùng vợ tham quan bích họa ở Pompeii, đã cảm thấy xấu hổ không chấp nhận được, liền cho đóng cửa triển lãm.

Bên cạnh tình trạng loạn tính, thì việc ngược đãi nô lệ tại Pompeii cũng rất thảm khốc.

Phần quan trọng nhất tạo nên sự giàu có của người Pompeii khi giao thương mậu dịch với bên ngoài không phải là hàng hóa, mà chính là nô lệ.

Trong các gia đình giàu có ở Pompeii, không chỉ là hết thảy việc trang trí nhà, may vá quần áo, ăn mặc đi lại… đều do người nô lệ làm mà họ còn phải tham gia vào các việc lao động nặng nhọc.

Trong các đấu trường, người nô lệ bị dã thú cắn xé thân xác nhưng người ta vẫn cứ hưng phấn hò hét và vui mừng thưởng thức. Những người giàu thậm chí dùng nô lệ vừa bị giết để nuôi lươn biển, bởi vì họ cho rằng như thế mới cho mùi vị tươi ngon…

Đấu trường thành Pompeii là một trong những đấu trường lâu đời nhất trên thế giới. Nó có thể chứa đựng 12.000 người, mà lúc ấy tính cả nô lệ thì dân số Pompeii mới chỉ có 20.000 người. Với sức chứa lên đến hơn một nửa dân số, đủ thấy người dân Pompeii cuồng nhiệt với những cuộc đấu người – thú như thế nào.

Đấu trường Pompeii. (Ảnh: Thomas Möllmann, Wikipedia)

Việc thi đấu trong đấu trường này cũng không phải là thi đấu về kỹ năng hay thể thao mà là một cuộc đấu đẫm máu “chưa chết chưa dừng”. Trong các “cuộc đấu” ấy là tiếng hú ghê rợn của thú vật và tiếng khóc thảm thiết của nô lệ.

Những cảnh tượng dữ tợn, thú vật đói xé xác những người nô lệ khốn khổ thường xuyên xảy ra trong các “cuộc đấu” này. Nhưng điều khiến người ta ghê rợn hơn chính là người Pompeii không một chút đồng cảm, thương xót mà thay vào đó là sự phấn khích điên cuồng.

“Hãy tận hưởng cuộc sống này đi, ngày mai khó mà đoán trước”, đó là một câu nói được khắc vào cốc uống nước bằng bạc của Pompeii. Sự phóng túng và sa đọa của Pompeii đã đến mức độ đó.

“Tội ác dẫn đến diệt vong!”, câu di ngôn vội vã viết trên tường trước khi chết của người dân Pompeii thật sự là một lời cảnh tỉnh dành cho hậu thế.

An Hòa

 

Thứ Ba, 1 tháng 9, 2020

Bệnh dịch đáng sợ khiến một La Mã không có đối thủ phải suy tàn

Trong quá trình tồn tại của mình từ năm 27 trước Công Nguyên, đế quốc La Mã đã chứng kiến quá nhiều thăng trầm. Sau hai thế kỷ đầu thịnh vượng là một giai đoạn bất ổn định và khủng hoảng, khiến đế quốc bị chia đôi. Trong thế kỷ tồn tại thứ tư, sự xuất hiện của Constantine Đại Đế mở đầu cho sự nở rộ của Cơ Đốc giáo. Thế kỷ thứ năm, sau sự sụp đổ của Tây La Mã, đế quốc La Mã hợp nhất lại thành đế quốc Byzantine (đặt theo tên của thủ đô Byzantium mà Constantine Đại Đế trước đó lựa chọn), và trải qua 1000 năm cho đến khi hoàn toàn thất thủ trước Đế quốc Ottoman. Trải dài trên một diện tích rộng lớn xung quanh Địa Trung Hải, bao gồm châu Âu, Bắc Phi, và Đông Á, đế quốc La Mã nói chung đã đặt định một nền tảng quan trọng cho văn hóa nhân loại. Từ ngôn ngữ, nghệ thuật, triết học, cho đến luật pháp, không có lĩnh vực nào của phương Tây không chịu ảnh hưởng của đế quốc này. Và tất nhiên, lịch sử của nó vào những thế kỷ đầu cũng để lại rất nhiều bài học cho hậu thế, đặc biệt là ba lần dịch bệnh lớn nhất được ghi chép lại, gọi là: đại dịch Antonine (165 – 180 SCN), đại dịch Cyprian (249 – 262 SCN) và đại dịch Justinian (541 – 542 SCN); cùng rất nhiều lần dịch bệnh lớn nhỏ vào thời kỳ chia cắt Đông – Tây.

Đại dịch được cho là có ảnh hưởng nặng nề nhất tới đế quốc La Mã là Justinian. Ngày nay, chúng ta vẫn có thể hình dung được sự tàn khốc của dịch bệnh thời ấy thông qua những miêu tả trong cuốn “Thánh đồ truyện” (Biographies of Eastern Saints) của tác giả kiêm nhà sử học John (John of Ephesus: 507-588); và nhà sử học Evagrius Scholasticus (536 – 594).

Trong quá trình thu thập tư liệu về cuộc đời của các Thánh, John đã chứng kiến lần bệnh dịch ở Constantinople. Còn nhà sử học Evagrius thì tự mình trải nghiệm dịch bệnh và sống sót vào thời trai trẻ, và đã chứng kiến dịch bệnh giết chết vợ, người thân, cùng lượng lớn dân số La Mã.

Những ghi chép về cảnh tượng thời ấy

Khắp nơi đều là “thi thể đã thối rữa nằm ở trên đường do không được ai chôn cất”. Đâu đâu cũng có những con đường đầy người chết và những “hình người” khiến tất cả những ai chứng kiến đều vô cùng sợ hãi và kinh hoàng. Bụng của họ sưng lên, máu và mủ ào ạt chảy ra từ miệng, mắt họ đỏ ngầu, tay với lên cao. Thi thể nối tiếp thi thể thối rữa nằm trên đường, trong những con ngõ, trước cửa sân nhà và giáo đường.

“Trong làn sương mù trên biển, có những con tàu chỉ vì thuyền viên phải chịu sự trừng phạt đầy phẫn nộ của Thượng đế mà trở thành những phần mộ trôi nổi trên sóng.”

Trên đồng “phủ đầy những cây ngũ cốc đã bạc màu”, mà chẳng hề có ai thu hoạch. “Những đàn cừu, sơn dương, bò và lợn gần như trở thành động vật hoang dã, những loài động vật chăn nuôi này dường như đã quên đi cuộc sống cày bừa và giọng của loài người đã từng nuôi chúng.”

“Có khi người ta đang nói chuyện với nhau thì đột nhiên bắt đầu run lên rồi ngã xuống đường hoặc trong nhà. Khi một người đang làm đồ thủ công, có thể anh ta sẽ ngã lăn sang bên cạnh và chết.”

Bệnh dịch đáng sợ khiến một La Mã không có đối thủ phải suy tàn

“Có người ra chợ mua ít nhu yếu phẩm, khi đang đứng đó nói chuyện hoặc trả giá, cái chết sẽ đến với cả người mua và người bán một cách rất đột ngột, hàng hóa và tiền vẫn nằm đó nhưng không còn ai nhặt lên nữa.”

Số người chết ở Constantinople không thể đếm xuể, “Chỉ trong một ngày, có năm nghìn đến bảy nghìn người, thậm chí có thể lên đến mười hai nghìn đến mười sáu nghìn người rời khỏi thế gian. Do đây chỉ mới là bắt đầu, các nhân viên chính quyền thì đang đếm số người chết ở các bến cảng, các ngã tư đường và trước cổng thành.”

“Cứ như thế, người ở Constantinople dần dần đi đến bước đường hủy diệt, chỉ còn số ít người may mắn sống sót. Nếu như chỉ xét đến những người chết ở trên đường, giá như có người có thể nói ra số người chết cụ thể thực tế, chỉ ước đoán là hơn ba trăm nghìn người thiệt mạng ở trên đường. Những người chịu trách nhiệm thống kê số người chết hễ mà đếm không nổi nữa thì trực tiếp đẩy xác chết ra khỏi thành.” Hơn nữa chính quyền ở đó đã không còn tìm thấy đủ nơi để chôn cất nữa. “Do không có người kéo đi, cũng không có người đào mộ nên thi thể chỉ còn cách bị vứt trên đường, cả thành phố đầy mùi xác thối.”

Sau khi dùng hết mộ, người chết bị ném xuống biển. Số lượng lớn các thi thể bị đưa đến bờ biển. Hàng ngàn hàng vạn thi thể “chất đầy bờ biển, giống như những thứ trôi nổi trên sông trôi theo dòng ra biển lớn.” Tuy tất cả những con tàu chỉ qua lại như con thoi, không ngừng lại mà cứ thế hướng về biển, mang theo những thứ hàng đáng sợ, nhưng nếu muốn đếm được tất cả số tử thi thì vẫn là điều không thể.

Vì thế Hoàng Đế quyết định sử dụng cách xử lý thi thể khác: xây một ngôi mộ khổng lồ, mỗi phần mộ có thể chứa được bảy mươi nghìn thi thể. “Do thiếu không gian nên nam, nữ, người trẻ, trẻ em đều bị ép cùng nhau, giống như vữa bị vô số những đôi chân dẫm đạp lên. Tiếp đó, họ ném vô số thi thể xuống, nam nữ quý tộc, người nhà, thanh niên và cả trẻ em và trẻ sơ sinh đều bị ném xuống như thế, ở phía dưới đáy còn bị ném đến vỡ nát.”

“Mỗi vương quốc, vùng lãnh thổ, khu vực và những thành phố hùng mạnh, toàn bộ người dân đều bị bệnh dịch đùa giỡn trong lòng bàn tay.”

Thông qua miêu tả chi tiết của John, chúng ta phần nào như thể tự mình chứng kiến, lòng chúng ta cũng trở nên run rẩy. Bệnh dịch đáng sợ như thế đó: nó xảy ra chớp nhoáng mà không hình không tướng, con người ta bất cứ lúc nào cũng đối diện với cái chết.

Cũng không phải là quá nếu nói “xác chết rải rác” để hình dung tình trạng thảm khốc lúc đó. Nhà sử học Evagrius thì miêu tả: “Trên cơ thể của vài người, nó bắt đầu từ trên đầu, mắt họ chảy máu, mặt sung lên, tiếp đó là hô hấp khó khăn, sau đó thì những người này chết đi… nội tạng của vài người bị lộ ra ngoài; có người bị viêm hạch ở háng, mủ lan khắp người, và sốt cao, những người này sẽ chết trong vòng hai ba ngày. Có loại dịch bệnh mà người mắc có thể kéo dài vài ngày, nhưng có loại thì người bệnh sẽ chết trong chỉ vài phút sau khi phát bệnh. Có những người bị nhiễm bệnh một hai lần là lại khỏi, nhưng sau đó bị nhiễm lần thứ ba thì chết.”

Từ Pelusium đến cảng Alexandria ở Ai Cập, mọi nơi từ Constantinople đến đế quốc La Mã, lần đầu tiên dịch bệnh lan khắp cả La Mã. 1/3 số người chết bởi trận dịch bệnh này. Còn ở thủ đô Constantinople, có hơn nửa số dân chúng thiệt mạng. Đó chỉ mới là ghi chép về một trong 3 đại dịch lớn nhất của đế quốc La Mã, đại dịch Justinian.

Một số nhà sử học hiện đại không thừa nhận những ghi chép về dịch bệnh được viết bởi các sử gia Cơ đốc giáo và cho rằng số lượng người thiệt mạng đã bị nói quá lên để có lợi cho việc truyền bá tín ngưỡng. Tuy nhiên, các nghiên cứu khảo cổ học mới đây đã phần nào chứng minh cho những ghi chép này.

Rốt cuộc La Mã đã xảy ra chuyện gì?

Tại sao lại bộc phát dịch bệnh đáng sợ quy mô lớn như thế? Tại sao có những người tiếp xúc gần gũi với người bệnh sau đó vẫn sống? Người may mắn sống sót khi đó là tác giả John đã nhận ra rằng: Đây là sự trừng phạt của Thượng Đế!

Để người sau này biết được sự tàn khốc của dịch bệnh và có được ví dụ thực tế, John đã viết ra những lời khuyên ngay trong khi ông trải qua đau đớn. “Khi một kẻ bất hạnh là tôi đây muốn ghi chép lại những sự kiện này vào tài liệu lịch sử, có rất nhiều lần dòng tư duy của tôi bị tê liệt. Hơn nữa, xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, tôi muốn quên đi tất cả: bởi vì đây xem như là tất cả những lời tôi muốn nói, cũng là những lời khó mà kể được; ngoài ra, còn bởi vì khi cả thế giới đều quay cuồng, đi đến bước đổ sập, khi mà thời gian sinh tồn của một thế hệ người đang bị rút dần đi, xem như là có thể ghi chép lại một phần nhỏ những sự kiện này, thì có tác dụng gì chứ? Còn người ghi tại tất cả mọi thứ thì là đang ghi chép lại cho ai đây?”

Bệnh dịch đáng sợ khiến một La Mã không có đối thủ phải suy tàn

“Thế nhưng, tôi lại nghĩ, dùng ngòi bút của tôi, để thế hệ sau của chúng tôi biết được một phần nhỏ trong vô số những sự kiện mà Thượng Đế trừng phạt chúng tôi, thì hẳn là không sai đâu. Có lẽ trong những năm tháng còn lại của thế giới sau chúng tôi, thế hệ sau sẽ cảm thấy kinh hoàng và hoảng sợ với tai họa đáng sợ mà chúng tôi phải chịu do tội của chính chúng tôi, đồng thời có thể trở nên sáng suốt hơn vì sự trừng phạt mà những kẻ bất hạnh như chúng tôi phải chịu, từ đó có thể cứu được chính họ khỏi sự phẫn nộ của Thượng Đế cũng như tương lai đau khổ của họ.”

Nếu như không phải là sự trừng phạt của Thượng Đế thì quả thật là có rất nhiều việc khó có thể giải thích rõ ràng được. Như nhà sử học Evagrius đã viết về sự kỳ lạ của bệnh dịch:

“Có người đã thoát ly nơi thành phố bị nhiễm bệnh, hơn nữa bản thân họ còn rất khỏe mạnh nhưng chính họ lại truyền bệnh cho những người không bị nhiễm bệnh. Cũng có một số người thậm chí là sống giữa những người bệnh, không chỉ ở cùng với người bệnh mà còn tiếp xúc với những người đã chết nhưng họ hoàn toàn không bị lây nhiễm.”

“Cũng có người vì mất đi con cái và người thân nên chủ động muốn chết theo, hơn nữa họ còn gần gũi hơn với người bệnh để mong cho chết mau hơn, nhưng dường như căn bệnh lại từ chối ý muốn đó, dù cho họ có làm cách nào thì vẫn cứ khỏe mạnh như trước.”

Vậy thì tại sao Thượng Đế lại phải trừng phạt Đế quốc La Mã? Hãy xem người La Mã lúc bấy giờ đã làm những gì khiến Thượng Đế phẫn nộ đến thế. Chắc hẳn đó là sự đàn áp đạo Cơ Đốc và các tín đồ Cơ Đốc đã khiến cả người và Thần cùng tức giận, mà sự đàn áp này xảy ra trong suốt 300 năm.

Tín đồ Cơ Đốc bị đem cho sư tử xé xác trong đấu trường như một trò mua vui trước sự chứng kiến của người dân La Mã.

Năm 64 sau CN, Nero đốt thành La Mã và đổ tội cho tín đồ Cơ Đốc, đây là lần đàn áp tín đồ Cơ Đốc đầu tiên trong lịch sử đế quốc La Mã. Sau Nero, còn có nhiều hoàng đế khác đàn áp tín đồ Cơ Đốc, từ năm 64 sau CN đến đầu thế kỷ thứ 4, tổng cộng đã xảy ra hơn mười lần đàn áp như thế. Hình phạt dành cho các tín đồ có thể kể đến như: đóng đinh vào giá chữ thập, khoác da thú để ác thú cắn chết, đóng đinh họ vào cột làm đuốc dần dần thiêu chết… Các tín đồ Cơ Đốc hoặc là lựa chọn hối lỗi, hoặc lựa chọn cái chết. Rất nhiều tín đồ không từ bỏ đức tin bị giết. Chính từ sự đàn áp đối với tín đồ Cơ Đốc mà đế quốc La Mã bắt đầu liên tiếp phải chịu hậu quả từ thiên tai và dịch bệnh, tình hình kinh tế không ngừng xấu đi, đi đến bước đường suy vong.

Cổ ngữ phương Đông có câu: “Thiện ác cuối cùng rồi cũng có báo ứng, chỉ đến sớm hay đến muộn mà thôi.” Báo ứng có hiện báo, sinh báo, và hậu báo. Các đại dịch Antonine (165 – 180 SCN), Cyprian (249 – 262 SCN) có thể nói là ứng vào hiện báo và sinh báo. Còn hậu báo như Justinian (541 – 542 SCN) lại là trầm trọng mà khó nhận biết nhất. Phần đế quốc La Mã (đế quốc Byzantine) mà Constantine Đại Đế (272-337 SCN) sùng đạo đặt định cơ sở tại Byzantium thì trường tồn thêm 1000 năm, trong khi phần đế quốc còn lại thì đoản mệnh. Nhân nói đến chuyện hậu báo và đàn áp Cơ Đốc này, người Do Thái chẳng phải cũng vì giết Chúa mà tha hương, chịu đủ loại cay đắng khốc liệt, mong mỏi bao nhiêu năm chờ ngày Israel phục quốc tại Jerusalem đó sao?

Còn có người hỏi, vậy vì sao không chỉ những cá nhân ra lệnh và thi hành đàn áp, mà cả những người dân thường cũng phải chịu cảnh báo ứng, cả thế hệ sau cũng chịu cảnh báo ứng? Khi những tín đồ Cơ Đốc bị đem ra làm thú vui trong đấu trường, thì ai là những người cổ vũ và hứng khởi trên ghế khán giả? Khi những tín đồ Cơ Đốc bị lùng bắt và bị giết vô đạo, thì có ai dám đứng ra nói lời ngay chính thay cho họ? Thờ ơ trước cái ác và bán đứng lương tri liệu có phải là một điều không kém phần tàn ác? Tổ tiên làm, con cháu chịu, đây là quan niệm mà người phương Đông thời xưa hiểu vô cùng rõ.

Tín đồ Cơ Đốc bị treo lên làm “đuốc thịt” mua vui cho vua quan La Mã.

Lịch sử lặp lại, con người ngày nay cũng có bao nhiêu người hy vọng giống như John “có thể trở nên sáng suốt hơn vì sự trừng phạt mà những kẻ bất hạnh như chúng ta phải chịu”, từ đó có thể cứu được chính họ khỏi sự phẫn nộ của Thượng Đế cũng như tương lai đau khổ? Và có bao nhiêu người biết rằng Thượng Đế đã luôn cảnh báo chúng ta?

Nhìn lại thế giới ngày nay, không ít người vì kiên định với tín ngưỡng của bản thân mà đang bị đàn áp mạnh mẽ, bị bắt nhốt vào trại giam và trại giáo dưỡng chịu tra tấn, có rất nhiều người bị giết, và có vô số người bị ép phải bỏ nhà đi… Cũng có không ít người trẻ tuổi kiên định niềm tin vào tự do và lẽ phải mà bị đàn áp. Nếu như thật sự có sự tồn tại của Thần linh, vậy thì các Thần trên trời kia liệu có thể khoan dung được hành vi trái lẽ trời này? Dịch bệnh ở đâu đều là sự cảnh tỉnh đối người con người, nếu như con người còn không tỉnh ngộ thì cảnh tượng tàn khốc năm đó ở đế quốc La Mã rất có khả năng sẽ lại xảy ra.

“Trời không tuyệt đường của con người”, Trời vẫn rất thương xót con người, vẫn còn đang đợi con người tỉnh ngộ, nhưng thời gian còn bao lâu? Con người chúng ta tuyệt đối đừng đợi đến khi tai họa thật sự giáng xuống thì mới thức tỉnh, khi đó thì mọi thứ đều đã quá muộn màng.

An Hòa