Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017

Mọi chuyện trên thế gian này đều là sự an bài tốt nhất

Khi bạn đang gặp phải những trắc trở, tình yêu, công việc, sự nghiệp… khiến trong tâm chán nản thất vọng, nhưng bạn cần hiểu rằng “Tất cả đều đã có an bài tốt nhất!”
Có một quốc vương thích săn bắn và thường hay cùng với thừa tướng cải trang vi hành. Câu cửa miệng mà vị thừa tướng thường hay nói nhất chính là “mọi chuyện đều là an bài tốt nhất”.

Một ngày kia, quốc vương vào rừng săn bắn, một mũi tên bắn ngã một con báo hoa. Quốc vương vội xuống ngựa kiểm tra chiến lợi phẩm của mình, nào ngờ, con báo hoa đột nhiên bất dậy, dùng hết sức lực sau cùng bổ nhào về phía quốc vương, ngón tay út của quốc vương bị nó cắn đứt một đoạn.



(Ảnh minh họa: internet)

Quốc vương cho gọi thừa tướng đến uống rượu giải sầu, nào ngờ thừa tướng lại mỉm cười nói: “Bệ hạ, mong người hãy nghĩ thoáng một chút, mọi chuyện đều là sự an bài tốt nhất cả!”.

Quốc vương nghe xong rất tức giận, nói: “Nếu như quả nhân tống giam nhà người vào ngục, đây cũng là an bài tốt nhất ư?”.

Thừa tướng mỉm cười, nói: “Nếu là như vậy, thần cũng tin chắc rằng đây là an bài tốt nhất”. Quốc vương giận dữ, sai người áp giải thừa tướng vào trong ngục giam.

Một tháng sau, vết thương của quốc vương đã lành, một mình vi hành bên ngoài.

Ông đi đến một núi xa xôi, bỗng một nhóm thổ dân từ tên núi xông đến, bắt trói quốc vương rồi giải về bộ lạc.

Bộ lạc nguyên thủy trên núi hàng tháng đến ngày trăng tròn đều sẽ xuống núi tìm vật hiến tế để cúng tế nữ thần trăng tròn, người thổ dân chuẩn bị đem quốc vương đi thiêu sống.

Ngay trong lúc quốc vương cảm thấy tuyệt vọng, thầy tế mặt bỗng biến sắc, ông phát hiện ngón tay út của quốc vương thiếu mất nửa đoạn, là tế phẩm không được nguyên vẹn, nhận lấy tế phẩm như vậy, nữ thần trăng tròn sẽ nổi cơn thịnh nộ, thế là thổ dân bèn thả quốc vương đi.

Quốc vương mừng rỡ vô cùng, sau khi về cung gọi người thả thừa tướng ra, bày tiệc rượu, quốc vương mời rượu thừa tướng, nói: “Lời khanh nói quả không sau chút nào, mọi chuyện đều là sự an bài tốt nhất! Nếu như không phải trẫm bị con báo hoa đó cắn một phát thì hôm nay e rằng ngay cả mạng sống cũng đã không còn”.

Quốc vương như chợt nhớ ra điều gì đó, hỏi thừa tướng: “Còn khanh vô duyên vô cớ bị tống giam trong ngục hơn một tháng như vậy, đây lại nói thế nào đây?”.

Thừa tướng chậm rãi uống một ngụm rượu, rồi nói: “Nếu như thần không phải bị giam trong nhà ngục, thế thì người cải trang đi cùng với bệ hạ nhất định là thần rồi, khi thổ dân phát hiện bệ hạ không thích hợp làm vật tế nữa, thế chẳng phải sẽ đến phiên thần hay sao?”.

Quốc vương không nhịn được, lớn tiếng cười ha hả, nói: “Quả nhiên không sai, mọi chuyện đều là sự an bài tốt nhất!”.

Câu chuyện này nói với chúng ta một đạo lý: Khi chúng ta gặp phải những chuyện không được như ý, hết thảy điều này nói không chừng lại chính là sự an bài tốt nhất! Vậy nên ta không cần phải phiền não, càng không nên chán nản, chỉ nhìn mọi chuyện trong nhất thời.

Hãy để tầm mắt vươn xa hơn, đừng tự oán trách bản thân, càng không nên oán trời trách người. Một điều chắc chắn là tâm trạng tiêu cực không bao giờ giúp cho bạn vượt qua nghịch cảnh, chỉ có sự dũng cảm đối diện, nỗ lực và tin rằng trời không tuyệt đường người, bạn sẽ thấy trắc trở nào thực ra cũng đều là món quà của ông trời mà thôi.

Kỳ thật, chỉ cần chúng ta nhớ lại mỗi một chuyện diễn ra trong đời chúng ta một cách tường tận, cũng đều có thể nói với bản thân lời này: “Mọi chuyện đều là an bài tốt nhất”.

Thiện Sinh (biên dịch) - Theo ĐNK

Vì sao An-nam mê tín dị đoan?

“…Không lẽ chính quyền không biết mê tín dị đoan đã làm cho cần-lao An-nam trở nên mông muội, u mê từ não trạng đến thể chất, và điều này là kẻ thù của sự phát triển lên một xã hội văn minh?...”
 
 
Nhân vụ "tìm thấy" mộ cụ Trạng Trình. Lôi bài này lên đầu blog.
1. An-nam là một dân tộc tin vào thần thánh
Trong 2 cuộc Nam tiến và Tây tiến vĩ đại để hình thành nên An-nam-quốc-gia cong cong hình chữ S của ngày nay, tín ngưỡng thờ cúng được duy trì ở cả tầm quốc gia, dân gian và gia đình.
Ở tầm quốc gia, người ta thờ cúng các thần linh là những người có công hay các anh hùng dân tộc, chẳng hạn như đức Thánh Trần hay bà chúa Liễu Hạnh. Ở mức độ dân gian, người ta thờ cúng Thành hoàng của làng/xã. Thành hoàng có thể là người sáng lập ra làng, có thể là người làng có công với quốc gia, có thể là người khởi tạo nên nghề nghiệp cho làng,… và được triều đình phong kiến sắc phong. Ở mức độ gia đình, người ta thờ cúng tổ tiên và các vị thần theo truyền thuyết như tôn thần, thổ địa, thần tài, táo quân,…
Đây là một nét văn hóa đặc sắc, duy trì được đức tin và tín ngưỡng của cần-lao trước khi những tôn giáo chính thống như Phật giáo được giới thống trị truyền bá đan xen thờ cúng cùng tín ngưỡng truyền thống nói trên.
2. Có những hiện tượng huyền bí, tâm linh vẫn hiển hiện trong đời sống con người từ xa xưa đến tận ngày nay. Mặc dù khoa học đã và đang dần dần giải mã những hiện tượng đó nhưng đã xác định được những trường sinh học kết nối giữa người đã chết với người sống, hay việc một số người có khả năng ngoại cảm, khả năng nhìn thấy trước tương lai,…
Chính vì vậy, các nhà khoa học trên thế giới không bài xích những vấn đề duy tâm, đặc biệt là những bí ẩn trong các nền văn hóa lớn như Trung hoa, Ấn Độ, Ai cập,…
Có nghĩa, vẫn tồn tại những sự huyền bí của tự nhiên, được con người tìm đến như một đức tin trong cuộc sống, tạo ra sự tâm linh trong tâm trí của họ.
3. Hơn nghìn năm Bắc thuộc, An-nam là một bản sao cả về văn hóa, tư tưởng, tín ngưỡng, tâm linh,… của nước láng giềng Trung hoa. Đến tận ngày nay, sự lệ thuộc đó vẫn không suy giảm.
Trung hoa cổ đại có một nền văn hóa rực rỡ, từ vài nghìn năm trước đã phát kiến ra những công trình nghiên cứu đồ sộ về con người và vận mệnh con người. An-nam-cần-lao vẫn quen thuộc với những Hà đồ - Lạc thư, Kinh dịch, tướng pháp,… Dĩ nhiên, để có kiến thức sơ đẳng về những điều nói trên, cần phải biết chút chữ nghĩa và có một chút trí tuệ. Và điều đó không dành cho cần-lao thối tai khai bẹn thủa thời chưa có chữ quốc ngữ.
Và thế là, những điều huyền bí về số mệnh con người được đám học chữ “thánh hiền” độc quyền. Đám này kết hợp với đặc tính tín ngưỡng của cần-lao để tạo ra niềm tin vào các thế lực siêu nhiên và cho rằng số phận cuộc đời đã được định sẵn. Điều này được các chế độ phong kiến áp dụng triệt để trong việc quản trị tư tưởng của cần-lao trong quá trình cai trị từ trung ương đến địa phương.
me_tin_02
4. Khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Những người cộng sản với kim chỉ nam là chủ nghĩa Mác-Lênin trở thành những kẻ vô thần. Và họ cho rằng những tín ngưỡng, tâm linh của cần-lao là sự mê tín dị đoan cần phải loại trừ trong con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa.
Và thế là một cuộc “cách mạng” loại trừ mê tín dị đoan được hình thành. Những người cộng sản phá đền, phá chùa, bài trừ sự cúng bái, bói toán, tế lễ thần thánh,… Thay việc thờ cúng tổ tiên, thờ cúng thần phật bằng việc treo ảnh lãnh tụ. Chúng ta có thể tìm thấy những hình ảnh các lãnh tụ cộng sản được treo trang trọng giữa nhà thay cho các bát hương và bài vị tổ tiên vào các thập niên 60-70 của thế kỷ trước ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, một cuộc “cách mạng” nhỏ không thể tẩy não được tín ngưỡng của cần-lao. Và họ bắt đầu dấm dúi thờ cúng lại tổ tiên, thần phật. Đặc biệt đối với những người gặp những điều bất trắc trong cuộc sống mà không được chính quyền giải quyết. Họ quay lại tin vào số phận, tin vào sự trừng phạt do tâm linh bởi lẽ chính họ là những thành phần nhiệt tình nhất trong việc phá đền, phá chùa và bỏ bát hương tổ tiên.
Một vài nơi, một số kẻ tham gia phá đền, phá chùa gặp những rủi ro trong cuộc sống đã được cần-lao thêu dệt lên những câu chuyện rùng rợn về việc “quả báo” do đã quay lưng lại với thần thánh, tổ tiên. Và công cuộc bài trừ mê tín dị đoan, hướng tới chủ nghĩa vô thần của cộng sản đã thất bại hoàn toàn ở An-nam, bắt đầu mạnh mẽ từ khi mở cửa về kinh tế.
me_tin_03
5. “Phú quý sinh lễ nghĩa” là một đặc tính của cần-lao An-nam. Những kẻ thành đạt trong cuộc sống thường cho rằng đó là do phúc đức của tổ tiên, sự phù hộ của thánh thần và số mệnh của họ. Điều này có một phần đúng đắn vì theo tử vi, số phận của mỗi người là khác nhau. Một số trường hợp đặc biệt như một vài kẻ nghèo hèn bỗng trở thành đại phú hay vài quan lại bị thất sủng về quê cày ruộng khiến tâm lý tin vào số mệnh được áp đặt trong não trạng của cần-lao An-nam.
Từ thời Lý, phật giáo đã được truyền bá sâu rộng vào trong đời sống tín ngưỡng tôn giáo của cần-lao An-nam. Và cần-lao dễ dàng kết hợp sự tín ngưỡng dân gian với tín ngưỡng tôn giáo làm một. Câu nói “thờ thần phật” trở nên quen thuộc với cần-lao khi chủ thuyết luân hồi và hướng con người đến điều thiện của giáo lý nhà phật được cần-lao đón nhận nhiệt tình bởi đã có sẵn trong não trạng quan niệm về lễ giáo của Khổng Khâu xứ Tàu.
Thế nên, khi An-nam vượt qua thời đói khổ của bao cấp, và chính sách mở cửa đã vực dậy nền kinh tế từ quốc gia đến gia đình thì sự tín ngưỡng về tâm linh trỗi dậy. Những kẻ có tiền bắt đầu xây mộ, xây từ đường để tri ân tổ tiên đến tu bổ, sửa sang đền miếu của làng xã. Lớn hơn, họ bắt đầu kêu gọi sửa sang chùa chiền, và nghiễm nhiên tự coi phật giáo như một quốc đạo của An-nam.
Dĩ nhiên, những đối tượng này phần lớn là quan chức của chính quyền, từ thượng tầng trung ương ủy viên đến hạ tầng quan chức lìu tìu địa phương. Và dĩ nhiên, phần lớn họ không có tôn giáo. Một yếu tố quan trọng trong sơ yếu lý lịch của một xã hội bổ nhiệm quan chức theo chủ nghĩa lý lịch.
me_tin_04
6. Có cung ắt có cầu. Những dịch vụ đáp ứng nhu cầu tâm linh và tín ngưỡng nở rộ như nấm mọc sau mưa, thượng vàng hạ cám đủ cả.
Chưa bao giờ xứ An-nam thịnh vượng về các dịch vụ tín ngưỡng như hiện nay. Ở đâu cũng có thể có thầy bói toán, từ lấy lá số tử vi, bói bài, bói chỉ tay, bói lá trầu,… Ở đâu cũng có thầy cúng, thầy phong thủy. Sách về bói toán, tử vi, cúng bái, phong thủy có thể tìm bất cứ nơi đâu, từ nhà sách cao cấp đến bán dạo vỉa hè, bến xe.
Tiền nào của ấy” là câu nói quen thuộc của An-nam, và tất nhiên bao gồm cả dịch vụ tín ngưỡng. Bởi tại nhà nhà đi mời thầy cúng, người người đi xem bói,… nên hình thành một đội ngũ buôn thần bán thánh rất đông đảo. Từ đám thầy chùa đầu trọc thích tu hú hơn tu thân đến đám bần nông bần lâm thất học được “ăn lộc thánh”. Vài chục nghìn đồng cũng bói, vài trăm nghìn đồng cũng cúng. Đám này không những truyền bá mê tín dị đoan để trục lợi cần-lao, mà còn nhẫn tâm trục lợi trên cả xương cốt của những người đã ngã xuống trong hai cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc.
Nói đi cũng phải nói lại. Có những người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, họ thấu hiểu sâu sắc chiêm tinh, kinh dịch, có thể suy đoán được số phận con người trên góc độ khoa học của tử vi. Có những người có những khả năng đặc biệt có thể nhìn thấy người âm mà chúng ta thường gọi là ngoại cảm (khoa học đã xác nhận điều này). Có những người tu hành chân chính, lấy giáo lý phật môn để cầu an giúp người.
Tuy nhiên, những người này rất ít, và năng lực của họ cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Đặc biệt là những người có khả năng ngoại cảm. Trong vài triệu người có một người có khả năng ngoại cảm đã là hiếm. Và trong trăm lần ngoại cảm mới có một vài trường hợp chính xác đã là quý.
Ấy thế nhưng cần-lao ai cũng tham lam. Ai cũng muốn thỏa mãn cái họ mong muốn. Họ sẵn sàng bỏ tiền bỏ bạc để đổi lại sự tò mò lẫn “bí ẩn” về số phận của họ. Nghe nói có thầy bói nào hay là đổ xô đến. Nghe nói có đền, có điện nào thiêng là đỗ xô đến. Thật giả lẫn lộn, bát nháo tứ tung.
me_tin_05_tenthuy
7. Đáng ra, sự mê tín dị đoan, những tà đạo, tà giáo cần phải loại trừ triệt để. Nhưng có thể thấy trong thời gian qua, chính quyền đã buông lỏng quản lý điều này. Không những thế, lãnh đạo từ to đến nhỏ thể hiện rõ sự cuồng tín về thần phật của họ. Có thể thấy lãnh đạo cao cấp của chính quyền ở các lễ chùa, lễ phật hì hụp cúng bái. Có thể thấy bát hương được hiện diện ở từng phòng trong công sở. Những ngày cuối năm, đầu năm thì xe công lẫn quan chức đi đền đi chùa nườm nượp.
Đình chùa miếu mạo được ồ ạt xây dựng. Thầy bói, thầy cúng, bà đồng, ông cốt được hoạt động tự do, thỏa sức truyền bá mê tín dị đoan, miễn không truyền bá cần-lao chống chính quyền là được.
Không những để tự phát trong xã hội, mà có hẳn 3 tổ chức nghiên cứu về tâm linh với tên gọi mỹ miều là: “Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học ứng dụng”; “Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người”; “Viện Nghiên cứu tiềm năng con người” được chính quyền công nhận và bảo hộ. Không biết họ nghiên cứu được cái gì? Nhưng cấp phép tràn lan cho đám bà đồng ông cốt, thậm chí cả đám tâm thần phân liệt tự xưng là dị nhân quái nhân có khả năng hô mưa gọi gió.
Những vụ việc liên quan đến đám giả thần giả quỷ trục lợi trên sự cuồng tín của cần-lao đến mức nghiêm trọng như tên Thủy giả danh ngoại cảm trục lợi trên xương cốt của các liệt sỹ đã được phản ánh, truy tố. Nhưng vẫn còn đó nhan nhãn những kẻ nhân danh khoa học như “nhà ma học” Giác Hải, hay nhân danh “ngoại cảm” như đám Thị Hòa, và những đám bà đồng ông cốt, cô cậu ngoại cảm khác.
8. Khi nói về những điềm mất nước (Vong trưng), Hàn Phi đã cho rằng: “Dùng bọn coi ngày, thờ quỷ thần, tin bói toán, thích cúng tế thì (nước) có thể mất” (thiên XV, quyển V).
Phan Chu Trinh đã từng viết trong “Việt quốc bệnh phu” một trong mười điều bi ai của An-nam là “chỉ mê tín nơi mồ mả, tướng số, việc gì cũng cầu trời khấn Phật”.
Có thể thấy, mê tín dị đoan đã bị lên án và bài trừ từ thời xa xưa, khi mà những vấn đề duy tâm lẫn các sự vật, hiện tượng thần bí của tự nhiên chưa được khoa học giải thích một cách thấu đáo.
Vậy mà, ở tận thế kỷ 21, khi mà khoa học đã đạt tới sự vi diệu trong tiếp cận nghiên cứu theo hình thức lượng tử đối với các vật chất siêu vi trong một chuyển biến siêu hình học. Cũng như các kết quả ngoại cảm có thể xác định một cách cực kỳ đơn giản qua xét nghiệm AND. Thế nhưng, không hề có một động thái quyết liệt nào của chính quyền đối với đám buôn thần bán thánh này, trừ những trường hợp đã bị cần-lao phát giác là lừa đảo.
Không lẽ chính quyền không hiểu những điều đơn giản mà Hàn Phi đã cảnh báo từ hơn 2.000 năm trước, hay “bệnh” của An-nam mà Phan Chu Trinh đã chỉ ra gần 100 năm trước? Không lẽ chính quyền không biết bọn “ma học” đang hoành hành, đang đẩy cần-lao An-nam trở nên mê tín dị đoan đến mức cuồng tín (điều mà hơn nửa thế kỷ trước họ đã cố gắng bài trừ), đang khiến cần-lao An-nam lệch lạc về nhận thức tín ngưỡng và triết lý tôn giáo chính thống? Không lẽ chính quyền không biết mê tín dị đoan đã làm cho cần-lao An-nam trở nên mông muội, u mê từ não trạng đến thể chất, và điều này là kẻ thù của sự phát triển lên một xã hội văn minh?
Họ không biết? Hay họ cố tình không biết?
© 2014 Baron Trịnh (Viết cho tháng cô hồn)
Nguồn: bautx.blogspot.com
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên Internet.

Thưa Thủ tướng, không lẽ ông Thiệu luôn luôn đúng?

“…Ông Phúc sẽ là người đầu tiên chứng minh cho toàn thể nhân dân Việt Nam rằng lời đồn đoán chủ quyền quốc gia đã bị bán cho Trung Quốc một hay nhiều phần hoàn toàn là vô căn cứ…”
 
 
nguyenxuanphuc_formosa
Tin tức về Formosa tiếp tục xả chất thải đỏ ối một vùng đang làm cho nhiều người lo ngại. Cư dân chung quanh khu vực đã đành mà lần này giới chức Hà Tĩnh cũng sốt vó không kém. Bởi cả nước đã và đang theo dõi tin tức lớn nhỏ dính tới Vũng Áng, Formosa. Từ việc giáo dân khởi kiện ầm ỉ cho tới đền bù không thỏa đáng ở các địa phương khác từ số tiền 500 triệu mà Formosa dùng để bịt miệng chính phủ.
Nhưng người lo lắng nhất có lẽ là Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Ông lo không phải vì môi trường, ừ thì nó đã ô nhiễm rồi mà. Nỗi lo của ông cũng không phải chén cơm manh áo của ngư dân miền Trung, thì họ vốn đã khổ nay khổ thêm chút cũng không làm cho tình hình rối thêm. Ông lo cho ông vì đã trót cam kết trước bá quan văn võ triều đình: “Nếu Formosa tái phạm, sẽ kiên quyết đóng cửa”.
“Tại kỳ họp thứ 2 của phiên họp thường kỳ tháng 6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, không thể vì phát triển kinh tế, vì thu hút đầu tư mà bỏ qua môi trường, nhất là môi trường sống của người dân.
Thủ tướng lưu ý thêm, yêu cầu quan trọng nhất sau việc này (Formosa chấp nhận bồi thường) là Formosa phải cam kết không tái diễn hành vi vi phạm, nếu tái diễn sẽ kiên quyết đóng cửa. Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh”.
Đúng như thế. Câu nói “Nếu Formosa tái phạm, sẽ kiên quyết đóng cửa” đã bị phê phán ngay từ khi nó xuất hiện trên mặt báo và người dân thì thào rằng “Ông ấy nói lấy được chứ đóng thế quái nào, khi mà cả chính phủ lẫn Ban bí thư rồi Ban chấp hành ít nhiều gì tay đã nhúng vết chàm của Formosa, đóng cửa cho mà chết?
Chiều 19-2 năm 2017 ông Võ Tá Đinh, giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường Hà Tĩnh, cho biết sau khi có về khu vực cảng Sơn Dương (thuộc Công ty Formosa Hà Tĩnh) xuất hiện dải nước đỏ, Viện Khoa học Công nghệ đã lấy mẫu để phân tích.
Chính báo chí lề phải và Sở Tài nguyên Môi trường Hà Tĩnh xác định sự kiện này, và hơn ai hết chính Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải được báo cáo ngay lập tức vào sáng ngày hôm sau nếu ông dã căn dặn cán bộ dưới quyền sau khi tuyên bố “như đinh đóng cột” vừa dẫn.
Đã vài chục năm qua, câu nói của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã trở thành chân lý bởi nó được bồi đắp bằng chính những động thái, sự việc khiến phát sinh những phát biểu từ các nhân vật cao cấp nhất của chế độ. “Đừng tin những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm”
Rõ ràng ông Thiệu trực tiếp ám chỉ Cộng sản Việt Nam nói riêng qua kinh nghiệm mà ông tích lũy được. Câu nói ấy chế độ Cộng sản Việt Nam lại không mấy quan tâm, và dám đánh cược với ai tìm ra một bài chính luận của báo chí dòng chính, nhất là các tờ như Tạp chí Cộng sản, hay tờ Nhân Dân có bài viết phê phán “luận điệu” này.
Câu nói ấy đã trở thành bất hủ với thời gian khi nào mà cộng sản vẫn còn cầm quyền tại Việt Nam.
Nhiều người không muốn tin vào một câu nói, trong đó có tôi, dù chính xác bao nhiêu cũng phải có sai số. Đó là quy luật xã hội. Tôi tin rằng sẽ có một ai đó đủ tầm trong chính phủ bằng hành động cụ thể làm cho câu “thành ngữ” này bớt ảnh hưởng lòng dân bằng việc làm cụ thể có ý nghĩa nhất trong khi Đàng cộng sản vẫn đang cầm quyền.
Cơ hội này đang ở trong tay ông Phúc, với cương vị Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trả lời cho ông Thiệu, nguyên Tổng thống nước Việt Nam Cộng Hòa.
Chỉ cần ông Phúc ký quyết định “Đóng cửa Formosa vì đã vi phạm lời hứa với chính phủ Việt Nam, tiếp tục xả chất thải độc hại hủy diệt môi trường của vùng biển mà trước đây Formosa đã gây ô nhiễm”.
Ông Phúc sẽ là người đầu tiên chứng minh cho toàn thể nhân dân Việt Nam rằng lời đồn đoán chủ quyền quốc gia đã bị bán cho Trung Quốc một hay nhiều phần hoàn toàn là vô căn cứ. Ông cũng chứng minh cho Formosa thấy rằng sức mạnh của nó không thể lay chuyển sức mạnh của chính phủ do lòng dân đã tập trung vào vùng biển đầy sóng gió này. Và trong lĩnh vực chính trị, phản tuyên truyền, ông chứng minh cho người trong và ngoài nước thấy rằng câu nói của Tổng thống Thiệu không phải là chân lý.
Đã quá lâu người dân sống trong câu nói ấy, đây có phải là lúc cần phải “giải thiêng” nó hay không?
Ông sẽ là người nổi tiếng nếu tận dụng được thời cơ. Cờ đã được Formosa trao tay, báo chí nơm nớp chờ đợi được viết những bài có cánh về ông, không lẽ ông lại chờ cho tới khi con người ngã ra hàng loạt vì chất độc thì ông mới lên tiếng buộc Formosa… xin lỗi?
Đừng để quá muộn, chính trị cũng như lửa, nó cháy hết mình khi có cơ hội và sau đó là lạnh lẽo triền miên nếu vì sợ hãi mà bỏ qua cơ hội, thưa Thủ tướng.
Cánh Cò

Lời thể làm người

“…Trong một đất nước, nếu bác sĩ, luật sư hay thày giáo, nếu sợ hãi chính quyền và nghe lời bất chấp những mệnh lệnh chính trị, thì sẽ dễ dàng trở thành những tên giết người…”
 
 
hippocrate
Hôm nay 27/02, là ngày thày thuốc, tức ngày của ngành y, chắc hẳn tất thảy những ai là bác sĩ đều nhớ đến lời thề Hippocrate, nhưng để thực sự thực hiện được những lời thề ấy thì quả là một điều quá khó, nhất là đối với ở xã hội đang ngày đêm học tập chính trị và tấm gương đạo đức của một ai đó.
Dân tộc ta, cũng đã có những danh y xứng đáng để được tôn vinh, Hải Thượng Lãn Ông, vua châm cứu bác sĩ Tài Thu và ông tổ phương pháp mổ gan khô, bác sĩ Tôn Thất Tùng. Nhưng ngày nay, để tìm kiếm những sáng kiến cho khoa học ngành y lại là cả một cấn đề lớn của đất nước. Nên mới đây mới có người vừa tuyên bố lớn tiếng rằng phấn đấu thời gian tới đoạt 2 giải Nobel trong y học ở TP.HCM khiến tôi giật mình về mong muốn ấy.
Nhìn lại để thấy, bệnh nhân chen chúc 3-4 người một giường, người nhà bệnh nhân nằm la liệt khắp nơi, từ hiên thềm bệnh viện, hành lang cho tới cả vỉa hè, công viên ngoài lề đường. Bệnh nhân có bảo hiểm khám, chữa trị còn bị hành lên hành xuống, y tá, điều dưỡng hay kể cả bác sĩ cũng hạnh hoẹ, làm khó đủ kiểu đối với người bệnh. Và người ta cũng còn lo sợ cả chính quyền, lo không được đề bạt, không được tiến thân, nên để tìm thấy y đức trọn vẹn trong sự báo động của cả một nền tảng xã hội dandg xuống cấp và tha hoá thì quả thực là khó khăn.
Tôi vẫn nhớ một câu nói rất giá trị của một nhà sinh lý học đoạt giải Nobel y học, rằng, nếu bác sĩ đa khoa mà không có lương tâm thì cũng chẳng khác gì kẻ giết người.
Ngày thày thuốc, tôi chỉ mong rằng mỗi bác sĩ đều sẽ trở thành một con người độc lập, không sợ chính quyền, không phải nghe lời ai xúi giục, bắt ép để thay đổi hồ sơ bệnh án, thay đổi kết quả giám định hoặc cố tình che giấu vì áp lực quyền hành từ bất kể ai, và cũng đừng vì tiền trên cơn nguy kịch của những bệnh nhân mà số mệnh họ nằm trong bàn tay và khối óc của mình. Chỉ khi đó người bác sĩ mới được tôn kính trong lòng một xã hội.
Trong một đất nước, nếu bác sĩ, luật sư hay thày giáo, nếu sợ hãi chính quyền và nghe lời bất chấp những mệnh lệnh chính trị, thì sẽ dễ dàng trở thành những tên giết người - bác sĩ giết một vài người, luật sư hại rất nhiều người, và nhà giáo thì giết chết cả một thế hệ của dân tộc.
Lê Luân

Có một thời liêm sỉ

…danh dự, liêm sỉ phải là ưu tiên hàng đầu trong giáo dục; phải “thành nhân”, phải sống cho ra con người. Mọi "cải cách" liên tục trong giáo dục đều hỏng và sẽ còn hỏng nếu quan điểm chính trị còn đội lên đầu học sinh…”
 
 
integrity-club-home

Đừng viện dẫn đến xứ người xa xôi, mà hãy biết rằng tại Miền Nam Việt Nam trước năm 1975, người dân Việt Nam mình biết trọng liêm sỉ! Vì sao?
Tôi nhớ trên một tờ báo nội địa của nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa có đăng bài "Sân bay Kansai của Nhật chưa bao giờ làm mất một chiếc túi của hành khách". Một số bạn đọc bèn chắt lưỡi bình phẩm: "Vì họ là người Nhật, họ có lòng tự trọng"; hoặc nhún vai than thở: "Thêm 100 năm nữa chưa chắc gì mình như họ"... Đọc, thấy đau điếng.

Đau, vì các bạn thiếu thông tin về ngay chính nước VN của mình, nói rõ hơn, ký ức về miền Nam VN trước khi "giải phóng" đã bị xóa trắng dưới chính sách cai trị hiện nay.

Có lẽ những bạn đọc ấy còn trẻ, sinh trưởng sau năm 1975, hoặc nếu lớn tuổi hơn thì sống tại miền Bắc VN trước năm 1975. Chúng ta không cần phải là...người Nhật, mà là người Việt mình cũng đủ để hãnh diện - bởi vì đã có một thời dĩ vãng chưa đến nỗi quá xa, người Việt sống liêm sỉ!
Ở miền Nam VN trước 1975, tại phi trường không bao giờ xảy ra cảnh hành lý của hành khách bị rạch, bị trộm mất! Tư cách của người Việt mình đàng hoàng, tử tế khiến cho người Nhật, người Hàn lúc bấy giờ đều cảm mến, nể trọng.

Nghĩ mà đau xót khi nhìn vào hiện trạng trước mắt...

Để giải thích, có một số ý kiến cho rằng những tệ lậu xảy ra (trong đó có việc rạch túi, làm mất túi hành khách tại phi trường) là “mặt trái của kinh tế thị trường”. Giải thích như vậy là hời hợt lắm, là bậy, là trật lất! Miền Nam VN trước 1975 cũng kinh tế thị trường mà đạo đức xã hội có tệ hại như hiện nay đâu?
Trước 1975, ở miền Nam, người Việt luôn được dặn dò, nhắc nhở hãy lấy DANH DỰ, LIÊM SỈ làm “tiêu chí” hàng đầu. Sau 1975, danh dự và liêm sỉ bị “xếp xó”, và được thay bằng quan điểm chính trị làm “tiêu chí” hàng đầu. Vì vậy, xã hội mới đổ đốn, ban đầu đổ đốn một ít, rồi dần dà, tích tụ trở thành hỗn loạn như hiện nay!

Vì sao lại nói như vậy? Phải chăng là phủ nhận vai trò của quan điểm chính trị?

Để làm rõ, tôi xin dẫn ví dụ: trong hai người có quan điểm chính trị rất ư “hợp thời”, hoặc có cùng một quan điểm chính trị đi nữa thì có người nên kết giao bằng hữu, có người không nên kết thân – bởi vì trong đối nhân xử thế, trong quan hệ xã hội thì trên hết/trước hết phải xét nhân cách tốt/xấu (trọng danh dự, liêm sỉ, hay mất tư cách, vô liêm sỉ).

Như vậy, DANH DỰ, LIÊM SỈ PHẢI LÀ ƯU TIÊN HÀNG ĐẦU TRONG GIÁO DỤC; phải “thành nhân”, phải sống cho ra con người. Mọi "cải cách" liên tục trong giáo dục đều hỏng và sẽ còn hỏng nếu quan điểm chính trị còn đội lên đầu học sinh trong trường học! Chỉ khi nào giáo dục nhân cách là hàng đầu thì mới mong có sự thay đổi mà thôi.

Nếu sống không ra con người thì mọi quan điểm chính trị trở thành vô tích sự, hoặc gây tai họa.
Mới hơn 40 năm trôi qua thôi mà đã sa sút kinh khủng!
Viet Quan
Nguồn: facebook.com/changvietquan
*****
* Đọc thấy một cmt thật ý nghĩa, đem lên stt này ngay. Cmt của một bác cao niên (fb Hap Dinh):

"1961 tôi từ Mỹ về VN, nhân viên quan thuế (bây giờ gọi hải quan) chỉ hỏi có đem súng về không. Mình trả lời không, họ cho đi luôn không khám xét, không mè nheo xin quà hay làm khó dễ gì cả. Thấy người nhà đón lật đật chạy ra, bỏ quên passport lại phi trường. Mấy hôm sau phi trường liên lạc gọi lên lấy lại."
phitruong_kensai
Hình ảnh: Phi trường Kansai của Nhật
hangkhong_vietnam_truoc75
Phi trường Tân Sơn Nhứt tại Sài Gòn trước năm 1975 với những máy
bay Air Vietnam dùng biểu tượng "Rồng" hàm ngụ đất nước
Việt Nam là "con rồng cháu tiên"!

Kiến tạo của thủ tướng Phúc

“…Dấu ấn lớn nhất của Phúc ngoài chuyện đi sục xạo các ngóc ngách để lấy tiếng năng nổ. Che đậy sự bất tài trong thiết lập quan hệ với các nước Phương Tây, Phúc đi đến tỉnh nào cũng bảo tỉnh ấy phải thành đầu tầu cả nước…”
 
 
nguyenxuanphuc002
Cho đến những tháng đầu của năm 2017, tình trạng của Việt Nam vẫn đáng buồn về mặt quan hệ ngoại giao quốc tế. Là một nước nghèo, rất cần đến sự hỗ trợ của các nước về thương mại, viện trợ để phát triền. Nhưng chính phủ kiến tạo của thủ tướng Phúc dường như không kiến tạo được đường nét nào khởi sắc về ngoại giao.

Không biết nguyên nhân có phải là do sự o ép độc tài của Nguyễn Phú Trọng, không muốn thân phương Tây hay sự bất tài của Nguyễn Xuân Phúc. Quan hệ quốc tế của Việt Nam từ năm 2016 sang đến năm 2017 chỉ quanh quẩn mấy nước châu Á  với  Nga và Trung Quốc.

Có lẽ là cả hai, một lúc nào đó hẳn Nguyễn Xuân Phúc phải ngừng lại việc chạy theo hầu Nguyễn Phú Trọng trong những vụ việc đánh đấm loạn xa nội bộ như vụ Hồ Thị Kim Thoa. Để Phúc ngẫm nghĩ việc tạo hình ảnh của cá nhân mình như một thủ tướng năng động và mạnh mẽ trước bang giao quốc tế.

Là một kẻ háo danh, Phúc chắc chắn muốn những cuộc tiếp đón long trọng ở phương Tây với những hợp đồng thương mại và gói viên trợ lớn mang về đặt trước hội nghị trung ương. Nhưng đến nay Phúc chỉ đi kiếm danh ở những vụ vụn vặt như chỉ đạo xử lý vụ quán cà phê Xin Chào, ý kiến về việc giải thưởng cho nhà thơ Xuân Quỳnh... mặc dù lũ báo chí bồi bút tung hô Phúc lên mây xanh là thủ tướng tận tình đến mọi ngóc ngách, gần dân. Nhưng những nhà quan sát nhìn ở mức độ khác, họ trông chờ Phúc xứng đáng vị trí thủ tướng ở tầm cỡ lớn hơn bên ngoài thế giới. Chứ không phải sục sạo xem dư luận lên tiếng về xó này, góc kia rồi xắn tay nhảy vào đó giải quyết.

Mà Phúc cũng gần dân thật. Chính phủ kiến tạo của Phúc làm đủ mọi cách từ cái nhỏ nhất để moi tền của dân. Cho phép mở trường đua cá độ, phát triển xổ số Vietlot, cho người dân vào casino, cho phép cá độ bóng đá...ở cái xứ sở mà người dân ham mê đỏ đen và sùng bái cúng vái chùa chiền xin lộc như Việt Nam thì việc mở rộng nghề cờ bạc là quá sâu sát với tâm lý dân chúng. Một số người hiểu nhầm đây là sự mở cửa cho gần phương Tây. Nhưng không, đây chỉ là trò kiếm tiền kiểu hết nạc vạc đến xương của chính phủ kiến tạo mà thôi. Nếu thực sự là sự cởi mở về dân chủ , thủ tướng Phúc phải để cho quyền biểu tình, quyền tự do ngôn luận và luật pháp được cải thiện. Mà những thứ đó dưới thời Phúc, Trọng đang bị bóp nghẹt và đàn áp đẫm máu đầy thủ đoạn hơn.

Nguồn thu của chính phủ kiến tạo thời thủ tướng Phúc là thu tiền đánh bạc trong dân, tăng các mức phí, tăng giá mặt hàng, in thêm nhiều tiền và bán đi nhiều doanh nghiệp nhà nước và mở rộng điều kiện cho các công ty Trung Quốc tăng đầu tư FDI vào Việt Nam. Vốn đầu tư FDI là vốn đầu tư trực tiếp các cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam và họ quản lý cơ sở kinh doanh của họ. Trước khi nguồn vốn FDI của Trung Quốc đổ dồn vào Việt Nam. Nguyễn Phú Trọng đã cam kết với Tập Cận Bình sẽ dùng các lực lượng vũ trang để bảo vệ an toàn các cơ sở kinh doanh, sản xuất của Trung Quốc trong mọi tình huống. Với những nhà đầu tư FDI là người Trung Quốc thì chắc chắn hại sẽ nhiều hơn lợi, nhưng nó giải quyết vấn đề trước mắt cho những con số báo cáo của chính phủ về thu hút nguồn vốn đầu tư.

Nếu giữa năm nay chính phủ kiến tạo của Nguyễn Xuân Phúc công bố kết quả kinh tế tốt đẹp, chúng ta phải hiểu rằng đó là những đồng tiền vắt từ trong nhân dân và bán các doanh nghiệp nhà nước cộng với bán rẻ điều kiện kinh doanh cho các nhà đầu tư Trung Quốc, chúng ta sẽ thấy đó là những con số thất bại chứ không phải thành công như chính phủ hân hoan công bố.

Dấu ấn lớn nhất của Phúc ngoài chuyện đi sục xạo các ngóc ngách để lấy tiếng năng nổ. Che đậy sự bất tài trong thiết lập quan hệ với các nước Phương Tây, Phúc đi đến tỉnh nào cũng bảo tỉnh ấy phải thành đầu tầu cả nước, phải sánh ngang với nơi này nơi kia trên thế giới.

Phúc Nghẹo là một người khá năng nổ, mặc dù ông ta thuộc loại thủ tướng bụng to phệ nhất trong các đời thủ tướng, đi lại ì ạch. Nếu ông ta thoát được cái bóng áp chế của Nguyễn Phú Trọng, có lẽ ông ta sẽ có ích thiết thực với đất nước hơn nhiều. Không phải loại nói toàn những điều hão huyền làm trò cười cho thiên hạ. Nhưng bản chất đê hèn, tiểu nhân như Phúc Ngheo, thì y khó có thể mở lối đi riêng cho mình. 
Người Buôn Gió

Nguyễn Nhật – Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải: Con đường đi từ Formosa đến vành móng ngựa

nguyennhat01“…Một con người cơ hội, ra mặt đạo đức giả, bòn vét không từ thứ gì của dân, câu kết với Formosa để đầu độc môi trường biển các tỉnh miền Trung, đẩy người dân lương thiện vào bước đường cùng… như Nguyễn Nhật…”
 
 
nguyennhat01
Nguyễn Nhật- Thứ trưởng Bộ GTVT, nguyên Phó Chủ tịch
UBND tỉnh Hà Tĩnh. Nguồn: internet
Theo thông báo chính thức của Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTW), từ ngày 15 đến ngày 17/2, Ủy ban đã họp kỳ thứ 11, xem xét, kết luận việc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng (BCSĐ) UBND tỉnh Hà Tĩnh và các cá nhân liên quan đã thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo; buông lỏng quản lý, điều hành; thiếu kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện dự án; để xảy ra các vi phạm trong thẩm định, phê duyệt, cấp phép và quản lý nhà nước đối với dự án Formosa Hà Tĩnh.
UBKTTW đã chỉ rõ trách nhiệm chính thuộc về ông Võ Kim Cự, nguyên Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016, Phó chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng ban quản lý Khu kinh tế (2008-2010) và Nguyễn Nhật (sinh năm 1961), nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nay là Thứ trưởng Bộ GTVT, chịu trách nhiệm chính khi phụ trách công tác liên quan trực tiếp tới đối tác Formosa Hà Tĩnh và giải phóng mặt bằng dự án.
Vậy Nguyễn Nhật chịu trách nhiệm như thế nào trong vụ việc này?
1) Nguyễn Nhật có dấu hiệu cố ý làm trái pháp luật:
Nguyễn Nhật cùng với Võ Kim Cự đã cố tình làm trái pháp luật về đầu tư, do đối với loại dự án như Formosa Hà Tĩnh cần có hai quyết định bắt buộc là:
(a) Quyết định của TTCP cho phép đối với lĩnh vực đầu tư có điều kiện (Nghị định 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; Điều 37 (Dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư);
(b) Ngoài ra đối với dự án với thời hạn đầu tư 70 năm phải được Chính phủ quyết định (Luật Đầu tư 2005, Điều 52 “Thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài phù hợp với yêu cầu hoạt động dự án và không quá năm mươi năm; trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn đối với dự án nhưng không quá bảy mươi năm.” Lưu ý rằng Hiến pháp 2013, Điều 95 nêu rõ Chính phủ là gồm Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.., chứ không phải của Thủ tướng)
Nhưng thực tế đến thời điểm hiện tại dự án Formosa Hà Tĩnh chưa có 2 quyết định này; tuy  nhiên Nguyễn Nhật và Võ Kim Cự đều lý giải rằng Thủ tướng Chính phủ và các Bộ/ ngành đã đồng ý, và dự án này nằm trong khu kinh tế Vũng Áng. Lý luận của Nhật và Cự là lấp liếm, là chống chế mà thôi, do khu kinh tế này Thủ tướng mới chỉ phê duyệt đến năm 2025. Vì vậy quá rõ ràng Nguyễn Nhật và Võ Kim Cự đã có hành vi cố ý làm trái pháp luật.
nguyennhat02
Nguyễn Nhật (thứ 2 từ phải qua), tay đút túi quần chỉ đạo
triển khai nhanh dự án Formosa. Nguồn: internet
2) Nguyễn Nhật có dấu hiệu bất chấp các quy định pháp lý, tạo ưu đãi cho Formosa về thuế, phí…
Ngoài việc cấp phép cho Formosa khởi công xây dựng dự án 70 năm trái pháp luật, Nguyễn Nhật tham mưu chính và cùng Võ Kim Cự triển khai hàng loạt chủ trương và hành động bất chấp các quy định pháp lý như
(a) Chỉ đường cho Formosa cách chạy để hưởng hàng loạt ưu đãi, rõ ràng nhất và thiệt hại cho nhà nước nhất là cho Formosa được hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp 10% áp dụng trong 15 năm kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động kinh doanh; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo;
(b) Cam kết ưu đãi khi dự án đi vào hoạt động, UBND tỉnh Hà Tĩnh sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét cho hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án;
(c) Sau khi quyết toán thuế, nếu bị lỗ thì Formosa được chuyển khoản lỗ sang những năm sau để trừ vào thu nhập chịu thuế, thời gian chuyển lỗ không quá 5 năm;
(d) Formosa được miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải chuyên dùng để tạo tài sản cố định của dự án trong 5 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất đối với nguyên liệu sản xuất, vật tư, linh kiện và bán thành phẩm phải nhập khẩu mà trong nước chưa sản xuất được;
(e) Formosa được giảm 50% thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập cao, bao gồm cả thu nhập thường xuyên và không thường xuyên, kể cả người Việt Nam và người nước ngoài, làm việc tại Khu kinh tế Vũng Áng;
(g) Formosa được hỗ trợ giảm 50% chi phí quảng cáo trên Báo Hà Tĩnh và Đài Phát thanh truyền hình Hà Tĩnh cho sản phẩm mới của nhà máy trong thời gian 1 năm.
3) Với vai trò chỉ đạo chính, Nguyễn Nhật vi phạm pháp luật về thu hồi, bồi thường, cưỡng chế, tái định cư,… cho các hộ dân trong dự án Formosa:
(a) Cho thuê 33 km2 đất, (để dễ so sánh, diện tích này lớn gấp 1,2 lần diện tích Ma Cao – Trung Quốc; tương đương diện tích của 4 quận nội thành Hà Nội: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng), gồm đất liền và bờ biển chạy dọc gần Đèo Ngang đến đường xuống cảng Vũng Áng, Kỳ Anh – Hà Tĩnh cho Tập đoàn Formosa, Đài Loan – Trung Quốc để làm dự án đầu tư. Với thời hạn 70 năm, giá thuê 96 tỷ đồng VN trong 70 năm ( tức là chỉ khoảng 3,45 đồng/1m2 /01 tháng; có nghĩa là nhịn uống 1 ly nước trà 5.000 đồng thì thuê được 1450 m2 đất mà Nguyễn Nhật – Võ Kim Cự cho Formosa thuê tại Vũng Áng trong 1 tháng).
(b) Trong quá trình triển khai, Nguyễn Nhật đã cho Formosa đã đào một con sông và xây “chiến lũy” chạy dọc theo đường Quốc lộ 1A, trở thành như một vùng lãnh thổ “nội bất xuất, ngoại bất nhập” trên vùng đất này. Chính quyền huyện Kỳ Anh và tỉnh Hà Tĩnh gấp rút triển khai ép buộc, cưỡng bức hơn 1.300 nghìn hộ dân với khoảng 33.000 nhân khẩu rơi vào cảnh cùng cực, đền bù không đúng, tái định cư đưa dân đến nơi như “ấp chiến lược”, không còn lối thoát cho cuộc sống hôm nay và mai sau.  Người dân ở Kỳ Anh đã bức xúc, kêu cứu nhiều năm trước, một vài dẫn chứng cụ thể là:
+ Dự án trên, đã triển khai thực hiện không đúng Quyết định số 72/2006/QĐ-TTg ngày 03/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế hoạt động của khu kính tế Vũng Áng – tỉnh Hà Tĩnh và Quyết định số 1067/QĐ-TTg ngày 20/08/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Vũng Áng – tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025. Đáng chú ý là trong các Quyết định trên của Thủ tướng đã nói rõ về khu dân dụng: “Các khu tái định cư: các hộ dân không gắn với nghề biển được bố trí đan xen trong các khu đô thị mới; các hộ dân gắn liền với nghề biển được bố trí ở ven sông Quyền thuộc xã Kỳ Hà và khu vực phía Tây núi Bàn Độ; các hộ dân làm nông nghiệp được bố trí ở chân núi Hoành Sơn phía Nam quốc lộ 1A đã nắn tuyến. Các khu dân cư nông thôn: được giữ nguyên vị trí hiện trạng; đầu tư cải tạo nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xã hội và tạo việc làm cho các cư dân trong độ tuổi lao động”.
Đau đớn thay! Đất dưới chân núi Hoành Sơn phía Nam quốc lộ 1A đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân huyện đã giao cho doanh nghiệp hoặc bán cho tư nhân. Dẫn đến đất tái định cư cho dân được tiến hành “lấy chỗ này đập chỗ khác”, dân được định cư thì đưa lên vùng đồi núi; nhiều gia đình không có đất để làm nông nghiệp, không làm được nghề biển,… tập trung như: “Ấp chiến lược”, gió bấc, gió lào, nuôi gà gà chết, nuôi chó chó bỏ đi, dân chỉ biết ngẩng mặt lên trời mà kêu than;
+ Nguyễn Nhật đã chỉ đạo cấp huyện triển khai vi phạm pháp luật đất đai, không có quyết định thu hồi đất của từng hộ gia đình, vấn đề này đã được UBKTTWĐảng kết luận; thời gian đó nhiều văn bản không đưa bản chính mà chỉ đưa bản photo cho dân, số tiền bồi thường giải phóng mặt bằng không công bố cụ thể mà chỉ bắt ép dân đến lấy, còn bao nhiêu tiền đúng sai dân khiếu nại không cần biết. Như hộ gia đình ông Nguyễn Đình Phiên ở xã Kỳ Thịnh: tại Quyết định số 2568/QĐ-UBND ngày 31/8/2010 của UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt dự toán kinh phí bồi thường cho gia đình ông Nguyễn Đình Phiên là 962 triệu đồng, nhưng UBND huyện Kỳ Anh đưa 03 văn bản cùng số (018/BBTT) không đóng dấu, nhưng cùng ngày (01/10/2010) cho gia đình ông Phiên với ba mức giá bồi thường khác nhau (962 triệu đồng, 636 triệu đồng, 622 triệu đồng); như vậy, gia đình ông Phiên được nhận số tiền nào? Sự chênh lệch và thiệt hại chỉ riêng hộ gia đình ông Phiên là hơn 300 triệu, dân thiệt hại còn tiền đó vào túi ai?
Dân thắc mắc thì không giải đáp, không nhận đền bù thì cưỡng chế, dân phản ứng thì bắt giam xét xử quy tội cho bằng được. Thử hỏi pháp luật ở đâu trên thế giới này có tình trạng như vậy không? Tất cả những bức xúc này gây ra cho dân đều do Nguyễn Nhật chủ mưu và trực tiếp chỉ đạo.
+ Nguyễn Nhật còn sử dụng lực lượng Quân đội để cưỡng chế thu hồi đất của hộ dân, làm trái với chỉ thị của Bộ Quốc phòng (Quyết định số 2766/QĐ-CC ngày 21/11/2011 và Kế hoạch số 259/KH/UBND ngày 30/10/2011 của UBND huyện Kỳ Anh phản ánh điều đó, không khác gì việc triển khai 1 cuộc chiến với dân);
+ Nguyễn Nhật đã áp dụng nhiều giải pháp quái đản, như quy định ai có con cháu, anh em đang làm việc trong Cơ quan huyện Kỳ Anh, thậm chí là trong tĩnh Hà Tĩnh, mà không yêu cầu gia đình nhận tiền bồi thường đền bù, tự nguyện giao trả mặt bằng (dù đúng hay sai) thì bị sa thải, chuyển ngành; ai là đảng viên có nguy cơ bị khai trừ; ai muốn đăng ký kết hôn, xin xác nhận lý lịch, hay khai sinh cho con mới sinh, xin xác nhận thẩm tra lý lịch vào Đảng,… mà gia đình không nhận tiền đền bù, tự nguyện giao trả mặt bằng,.. sẽ không được giải quyết; dùng mọi biện pháp ngăn cản dân đi hoặc gửi đơn khiếu nại tố cáo đến các cơ quan Trung ương… Thử hỏi trên thế giới này, có nơi nào người dân bị áp bức, bị đè nén đến như vậy không!
4) Nguyễn Nhật cố ý làm trái pháp luật nhiều dự án khác, có dấu hiệu tham nhũng, lợi ích nhóm .
Nguyễn Nhật khi còn làm Tổng Giám đốc Tổng công ty Khoáng sản Hà Tĩnh, chủ yếu làm khai thác và xuất khẩu Titan, chưa biết đưa được lợi ích gì cho quê hương, cho đất nước nhưng có thể nói là một trong những người làm ảnh hưởng đến môi trường của Hà Tĩnh. Nguyễn Nhật kiếm bộn tiền từ xuất khẩu khoáng sản để chạy lên chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh. Ngoài dự án Formosa có “công” làm “biển chết”, còn nhiều dự án khác mà trong đó đơn cử có thể kể đến “rừng hết” và “chợ mất” như sau:
(a) Hà Tĩnh là một trong những tỉnh có diện tích đất và dân số nhỏ nhất cả nước, khoảng cách từ bờ biển đến biên giới với Lào là ngắn nhất. Có diện tích rừng là 276.000 ha, vậy mà trên 3 huyện giáp Lào là Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê có 12 dự án công trình thủy điện đã, đang và sẽ mọc lên. Những dự án do Nguyễn Nhật-nguyên Phó Chủ tịch phụ trách công nghiệp trực tiếp chỉ đạo – không chỉ góp phần phá hủy rừng núi, cây cối, động thực vật, hệ sinh thái, sông suối; thu hồi đất nông nghiệp – trồng rừng là nguồn sống chính của dân;…mà còn tạo nên những “quả bom nước” có thể vỡ bất cứ lúc nào nhấn chìm và cuốn trôi nhà cửa, tài sản và tính mạng người dân
(b) Nguyễn Nhật dùng thủ đoạn để tham nhũng, lợi ích nhóm trong 02 dự án chuyển dời 02 chợ truyền thống là Chợ huyện (cũ) Kỳ Anh và Chợ Hồng Lĩnh về tay 2 doanh nghiệp tư nhân; các doanh nghiệp phải lại quả thông qua hai dự án này riêng cho Nguyễn Nhật tổng cộng 18 tỷ đồng
Một con người cơ hội, ra mặt đạo đức giả, bòn vét không từ thứ gì của dân, câu kết với Formosa để đầu độc môi trường biển các tỉnh miền Trung, đẩy người dân lương thiện vào bước đường cùng… như Nguyễn Nhật, dùng tiền kiếm được để luồn lách lên tới Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, rồi khi nghe thấy Formosa có mùi của pháp luật, đã tìm cách chạy khỏi Hà Tĩnh, rồi leo tới chức Thứ trưởng Bộ GTVT…
Lưới trời lồng lộng, tuy thưa nhưng Nguyễn Nhật chắc chắn không thoát khỏi lao lý, vành móng ngựa và còng số 8 hẳn đang chờ đợi ông ta!
Chính Quang

Đỏ chọi với Xanh tại Việt Nam (The Economist)

onhiem_bien01“…Một ngư dân nói rằng ông đã hành nghề trở lại một thời gian, nhưng trong 5 hoặc 10 năm tới sẽ không cho mấy đứa con nhỏ của mình ăn những thu hoạch do chính ông đánh bắt…”


onhiem_bien01
Việc đảng Cộng sản không thể kiểm soát ô nhiễm đang bào mòn quyền lực của đảng.
Tàu đánh cá ở Đồng Hới, một thành phố đứng đầu tỉnh lỵ miền Trung trên ven biển Việt Nam, được trang hoàng với những nhánh xương rồng. Những mảnh bùa gai gốc này được dùng để gọi là bảo vệ những người đi biển tránh khỏi bão tố và những hiểm nguy khác, nhưng chúng không giúp họ tránh khỏi tai họa giáng xuống thành phố vào cuối xuân. Tháng Tư thủy triều đổ tháo hàng ngàn xác cá chết trên bãi biển Đồng Hới. Nhà chức trách loay hoay cả tháng trước khi chỉ định thủ phạm : một nhà máy thép cạnh bờ biển đã tháo xả nước thải độc hại.
Gần một năm sau, Đồng Hới – giống như tất cả khu dân cư dọc vùng biển dài 200 cây số bị nhiễm độc - vẫn còn đang kiểm điểm những tổn thất của thảm họa này. Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là ngư dân ở nơi này, những chiếc thuyền đỏ và xanh kết chùm với nhau nằm bình thản trên con sông rộng lớn của thành phố. Dân địa phương có người không chịu ăn cá do họ đánh bắt, vì sợ độc tố còn tồn đọng; có người nhất định chỉ ăn cá đánh bắt ngoài khơi thật xa, hoặc ở những độ sâu được cho là tránh được chất độc. Tủ đá đông lạnh của nhiều nhà hàng hải sản nay dự trữ thịt gà và thịt heo.
Thảm họa này cũng đã gây thiệt hại cho ngành du lịch. Thành phố này đã bị san bằng trong cuộc chiến với Mỹ (ngoại trừ mặt chính nhà thờ cháy nám, nay được bảo tồn để thành một đài tưởng niệm), nhưng đã thu lợi từ những hang động khổng lồ được khám phá ngay trước ngưỡng cửa thành phố. Trong những hang động đó có hang Sơn Đoòng, được xem là hang lớn nhất thế giới, chỉ mới bắt đầu đón du khách từ năm 2013. Nhưng mùa hè năm ngoái, rất đông du khách đã hủy chuyến hè của họ vì sợ đặt chân lên trên đất nhiễm độc. Những khách sạn và căn hộ xây dở dang nằm rải rác vùng ngoại ô thành phố, đã trở thành hoang vắng vì những nhà đầu tư lo âu đã bỏ rơi.
Nạn ô nhiễm phá hỏng nhiều phong cảnh tuyệt vời của Việt Nam. Việc xây đập, đào giếng và canh nông với cường độ cao đang bào mòn Đồng bằng Sông Cửu long, nơi trồng khoảng một nửa sản lượng lúa của quốc gia. Mỗi năm đất đai vùng này mỗi mặn hơn do nước biển ngập tràn những dòng nước ngọt ngày càng chảy yếu dần của vùng này. Màn khói sương khắt khé bóp nghẹt thủ đô Hà Nội. Theo một số ước tính gần hai phần ba nước thải công nghiệp của Việt Nam được xả xuống các sông hồ. Năm 2015 chính quyền đã xác định nhiều làng có tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao khác thường, có lẽ là do nguồn nước cung cấp bị nhiễm chì.
Một loại vấn nạn môi trường không hẳn là do Việt Nam gây ra sẽ sớm được ghi vào danh sách này. Với bờ biển dài hơn 3.200 cây số, Việt Nam đặc biệt dễ bị biến đổi khí hậu tác hại. Theo một số ước tính, một phần năm Sài Gòn (TP/HCM), đại đô thị miền nam đang mở rộng nhanh chóng, có thể nằm dưới mặt nước vào cuối thế kỷ này. Thời tiết khắc nghiệt hơn và nạn lũ lụt gia tăng có thể phá hoại các khu dân cư dọc theo bờ biển.
Những mối lo ngại như vậy đang ngày càng ngấm dần vào chính trị Việt Nam, đặt ra những thách thức cho lực thống trị đàn áp của Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN). Một báo cáo của chính phủ cho biết ít nhất 200.000 người đã phải gánh chịu ảnh hưởng trực tiếp của thảm họa năm ngoái. Một số người cả gan biểu tình phản đối tại nhà máy trách nhiệm gây ô nhiễm - thuộc sở hữu của một công ty Đài Loan - hoặc trước tòa án địa phương. Họ nói rằng số tiền 500 triệu Mỹ kim mà công ty này khạc ra để đền bù là không đáng kể, và đòi quyền kiện. Sự phẫn nộ của những người Việt mà bản thân họ không bị ảnh hưởng của vụ nhiễm độc này khiến cho mọi người càng ngạc nhiên hơn nữa. Ngay sau khi thảm họa xảy ra, một phát ngôn viên của Formosa ngụ ý nói rằng công nghiệp và ngư nghiệp không tương hợp với nhau. Người biểu tình ở Hà Nội và Sài Gòn phản bác: “Tôi chọn cá”.
Tinh thần dân tộc tăng thêm sức phẫn nộ về môi trường. Năm 2014, những người biểu tình phản đối quyết định của Trung Quốc đưa một giàn khoan dầu vào vùng biển đang tranh chấp cách bờ biển Việt Nam không xa (bất chấp Formosa là công ty Đài Loan) đã đốt nhà máy thép của Formosa. Phần lớn người Việt nghĩ rằng giới lãnh đạo đất nước mềm yếu với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam nhưng cũng là nước cựu thù và nước đang tranh chấp nhiều đảo nhỏ ở Biển Đông. Việc đảng CSVN đã cho phép một công ty (đại loại là) Trung Quốc để rồi làm nhiễm độc vùng biển là điều cực kỳ xúc phạm.
Tất cả những điều này đã khiến cho đảng CSVN hoảng sợ, vì họ đã chứng kiến các phong trào môi trường ở Đông Âu vùi dập các chế độ cộng sản nơi đây, và xưa nay họ vốn đối xử một cách tàn bạo với những người đứng đầu các cuộc biểu tình. Việc chụp mũ những người đấu tranh dân quyền là tay sai của các chính phủ nước ngoài nay khó hơn khi chính đảng CSVN bị tố cáo là bao che những kẻ gây ô nhiễm ngoại quốc. Trong lúc tìm kiếm những nước bạn mới để giúp giảm bớt sự lệ thuộc vào giao thương với Trung Quốc, giới lãnh đạo ở Hà Nội cũng lo lắng cho uy tín của Việt Nam. Đảng CSVN muốn người ngoại quốc xem Việt Nam là một đối tác đáng tin cậy về các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, chứ không phải là một nước ăn mày quá khứ tôn thờ một lãnh tụ đã chết, nằm trong một cái lồng kính.
Vì vậy giới lập pháp Việt Nam đang có khuynh hướng bảo vệ môi trường hơn. Theo nhận định của Stephan Ortmann, tác giả của một cuốn sách mới về chủ đề này, Việt Nam có luật lệ môi trường khá toàn diện - nghiêm ngặt hơn luật lệ do giới cầm quyền Trung Quốc soạn cẩu thả, và được ban hành nhanh chóng hơn. Việt Nam đã hứa cắt giảm carbon khỏi nền kinh tế của mình (dù chả ai hiểu nổi chuyện này ăn khớp ra sao với những kế hoạch xây dựng hàng chục nhà máy nhiệt điện chạy than). Vào tháng 11/2016, nhà nước tổ chức một buổi lễ màu mè trình diễn nỗ lực bảo tồn động vật hoang dã, thiêu hủy trong một quả cầu lửa trông rất mãn nguyện hàng tấn ngà voi bị tịch thu.
Sương khói mịt mù hỗn loạn
Tuy nhiên họ vẫn nói nhiều hơn làm, và kho bạc cạn của nhà nước chỉ là một phần nguyên nhân. Tăng trưởng kinh tế - yếu tố duy nhất tạo nên tính chính danh của đảng CSVN vì thiếu vắng những cuộc bầu cử có ý nghĩa - lấn át mọi thứ khác. Giới chức uy quyền ở các tỉnh thành phớt lờ các luật lệ được đặt ra ở Hà Nội, và các công ty quốc doanh uy quyền luôn dường như bất khả xâm phạm. Một hệ thống tư pháp xử lý một cách nhanh chóng và tàn nhẫn những người bất đồng nhưng lại thất bại thảm hại trong việc thực thi luật lệ thông thường. Trong khi giới chức chống nạn khói bụi ở Bắc Kinh đã bắt đầu đóng cửa các nhà máy và hạn chế việc sử dụng xe hơi, giới tai to mặt lớn ở Hà Nội vẫn chật vật ngăn cản người đi xe gắn máy đậu xe trên lề đường. Lòng căm phẫn âm ỉ đối với nạn ô nhiễm sẽ khiến CSVN vất vả đương đầu với các cú sốc chính trị hoặc kinh tế hơn.
Trong khi đó, triển vọng của Đồng Hới tùy thuộc vào việc du khách có trở lại vào mùa hè năm nay. Chính quyền nói rằng vùng biển này an toàn để có thể tắm trở lại, nhưng không phải ai cũng tin họ. Một ngư dân nói rằng ông đã hành nghề trở lại một thời gian, nhưng trong 5 hoặc 10 năm tới sẽ không cho mấy đứa con nhỏ của mình ăn những thu hoạch do chính ông đánh bắt.
The Economist
Trọng Khiêm dịch
Nguồn: economist.com/news/asia

Sự im lặng đắt đỏ

“…nó cũng không thể nguy hiểm bằng việc mỗi người trong chúng ta rồi sẽ đánh mất cảm giác ái ngại với chính bản thân mình mỗi lần thỏa hiệp, chúng ta quen với việc câm lặng trước điều xấu…”
 
 
be_a_nice_person
“Đây là giá gửi xe đêm muộn” - người trông xe nói và vội vàng xé đôi tờ vé.
Đó là bờ hồ Hoàn Kiếm lúc 10 giờ tối. Chị em tôi đang bị đòi 10.000 đồng cho một chiếc xe máy, gấp đôi giá niêm yết của thành phố. Cô em đã rút tiền ra trả, nhưng tôi cương quyết chỉ đưa đúng 5.000 đồng. Tôi đòi xem giá ghi trên vé. Đáp lại là thái độ bất hợp tác. Cuối cùng, tôi nói sẽ gọi điện đến đường dây nóng. Người đàn ông ấy hằn học, trả lại 5.000 đồng.
Sau này, có người biết chuyện đã trêu tôi: “Chỉ vì 5.000 đồng mà chẳng may mang vạ thì thiệt thân”. Tôi chỉ cười, không giải thích vì tin mình làm đúng. 5.000 đồng không lớn nhưng nếu không lên tiếng thì tôi không thoải mái. Tôi không đồng tình với việc tự tiện tăng giá mà không có bất kỳ lý do chính đáng nào. Những nơi như thế, thường sau này tôi sẽ không quay lại nữa. 
Nếu số tiền đó nhân lên 1.000 lần thì không còn là số nhỏ, càng không nhỏ nếu nó lặp đi lặp lại, ngấm ngầm trong sự lặng thinh chấp nhận như một lẽ tất nhiên của nhiều người. Và trong nhiều trường hợp khác, khi cái mà người đàn ông kia cầm không phải tấm vé xe, mà là một con dấu, thì cái giá phải trả của sự tặc lưỡi sợ phiền hà có thể lớn hơn gấp triệu lần.
Tôi vẫn nhớ vẻ mặt ngạc nhiên lẫn nụ cười bất đắc dĩ của cặp du khách nước ngoài trên chuyến xe buýt từ Đà Nẵng đi Hội An, khi người phụ xe tự tiện thu 30.000 đồng, dù giá vé đúng là 20.000 đồng. Họ rất ngạc nhiên, rồi lắc đầu cười khi trông thấy người đàn ông ấy giơ 3 ngón tay ra hiệu. Tôi lên tiếng đề nghị trả lại số tiền thu thêm của đôi trẻ. Phụ xe lúng túng giải thích “đó là tiền phí vì đeo balô to lên xe”.
Lúc nhận lại tiền, đôi trẻ cảm ơn. Còn tôi thì rất ngượng vì có thể hình ảnh đất nước, con người Việt Nam hiếu khách đã bớt đẹp trong mắt bạn bè. Tôi đoán trước lúc lên xe, cặp du khách đã biết giá vé là 20.000 đồng mỗi người nên cầm sẵn số tiền phải trả. Biết người phụ xe làm sai nhưng họ không nói gì. Buồn hơn là nhiều người trên xe buýt đều chứng kiến nhưng im lặng.
Những điều “chướng tai gai mắt” ấy, tôi gặp ngày càng nhiều và thấy sự im lặng cũng ngày một nhiều hơn.
Sự im lặng biến thành một sự thỏa hiệp kỳ quặc. Bạn tôi kể, vợ chồng anh đi mua sách ở phố Đinh Lễ, gửi xe ở điểm gần đó thì họ lấy 20.000 đồng và yêu cầu trả tiền trước. Lúc anh ra lấy xe gặp hai công an đang kiểm tra, nhân viên thu vé mặt méo xệch vì sợ. Nhưng khi công an hỏi họ thu bao nhiêu, anh liền buột miệng đáp “Năm nghìn”. Vợ thắc mắc sao không nói đúng, anh bảo chẳng biết, có lẽ quen rồi nên đáp vậy.
“Quen rồi” là một mệnh đề đáng sợ. Cũng chẳng khó hiểu vì sao nhiều dịp, gửi một chiếc xe máy mất 50.000 đồng hay ăn bát phở hết 100.000 đồng. Mỗi lần bị “móc ví” như vậy, liệu có ai thắc mắc vì sao họ có quyền tự ý nâng giá dù chất lượng sản phẩm hay cách phục vụ vẫn thế, thậm chí tệ hơn?
Và tất nhiên cái sự “quen rồi” ấy, không chỉ diễn ra với vé xe hay bát phở. Chúng ta sẽ phải nở nụ cười gượng gạo trước sự “xin đểu” của những người có quyền lực cao hơn anh trông xe, trước những món tiền có thể lớn gấp cả nghìn lần chiếc vé xe. Nếu như sự im lặng trở thành một thói quen.
Thực ra, nhìn vẻ mặt hằm hằm của những người bị bóc mẽ, tôi cũng sợ bị đánh, bị trả thù. Mỗi lần lên tiếng tôi cũng lấy hết can đảm. Nhưng điều tôi sợ nhất là im lặng một lần, hai lần… nhiều lần rồi thành thói quen, không dám phản ứng với những cái sai nhỏ nhất. Khi ấy, có lẽ thứ mất đi không phải là 5.000 đồng, 10.000 đồng… mà nhiều hơn, là niềm tin về lẽ phải.
Martin Luther King nói: “Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu, mà còn vì sự im lặng đáng sợ của người tốt”.
Chúng ta có thể trả những cái giá rất đắt cho cái sự “quen rồi” ấy. Cái giá mà thị trường phải trả cho những sự thỏa hiệp nhỏ nhặt - từ môi trường đầu tư cho đến chi phí cơ hội - tôi tin rằng rất lớn. Nhưng nó cũng không thể nguy hiểm bằng việc mỗi người trong chúng ta rồi sẽ đánh mất cảm giác ái ngại với chính bản thân mình mỗi lần thỏa hiệp, chúng ta quen với việc câm lặng trước điều xấu.
Và lúc ấy, liệu còn có thể tự nhận mình là “người tốt”?
Hoàng Phương
Nguồn: vnexpress.net/tin-tuc

Võ Kim Cự: "khôn" và "ngoan"

vokimcu_tuongvang00“…Chính vì thế mà 3 chữ "dê tế thần" quá chính xác trong trường hợp ông Cự. Rõ ràng thầy pháp còn đó, thần thánh cũng còn đó, chỉ có con dê chết toi…”


vokimcu_tuongvang01
Hình: Courtesy Vanews
Với việc lãnh đạo cho rò rỉ tin kỷ luật ông Võ Kim Cự cả vài ngày trước khi chính thức cho chú "dê tế thần" chạy lên mặt báo, nhiều người cho rằng số ông Cự đã tận. Các ô dù mà ông ôm chặt bao năm nay không chỉ quay ngoắt mặt lại buộc tội mà còn đang ngắm nghía cái núi tài sản của ông.
Hiện tượng này làm bật lên câu hỏi cắc cớ: ông Võ Kim Cự "khôn" và "ngoan", nhưng liệu ông có đủ "khôn ngoan" không?  
Rõ ràng ông Cự rất "khôn". Ông xét đúng cửa để đầu quân, rồi ông xét đúng người để đưa đúng quà, và đu liên tục từ cửa nhỏ qua cửa to hơn, từ cửa tỉnh về cửa trung ương. Vào năm 2007, ông Cự chỉ mới làm giám đốc một công ty khoáng sản ở tỉnh, nhưng đến năm 2017 ông đã đi qua các chức vụ Trưởng Ban Quản lý các Khu Kinh tế Hà Tĩnh, Phó Chủ tịch UBND Hà Tĩnh, Chủ tịch UBND Hà Tĩnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Thành viên Ủy ban Kinh tế Quốc Hội, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam. Có thể nói đại đa số cán bộ phải mất 20 năm chưa đi nổi một nửa đoạn đường của ông.
Nhưng để tiến thân thần tốc như thế, ông Cự chuyên dùng con đường "ngoan ngoãn", sẵn sàng làm cò cho cấp trên, mà rõ nhất là làm "mặt tiền" cho cựu Bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Thanh Bình (2007 - 2015). Ông Bình nay là phó Ban Tổ Chức Trung ương. Vào năm 2008, cả Bí thư tỉnh ủy và Chủ tịch UBND đều không đau ốm hay vắng mặt, nhưng vẫn núp phía sau để Phó chủ tịch UBND Võ Kim Cự làm chuyện "bút sa gà chết" ký giấy cho phép Formosa vào Việt Nam.
Rồi qua cánh cửa Nguyễn Thanh Bình, ông Cự tiến xa hơn, tình nguyện đứng thu tiền cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, TBT Nông Đức Mạnh, TBT Nguyễn Phú Trọng và chịu trách nhiệm đặt bút ký cho Formosa thuê 70 năm với nhiều khoản đối xử đặc biệt khác. Với những gì các cán bộ Hà Tĩnh biết về khả năng điều hành lẫn kiến thức của ông Cự thì không những ông không dám ký mà còn chẳng thực sự biết mình đã ký gì nữa.
Điều mà ông Cự tin tưởng là nếu phục vụ hết mình và đưa đủ, đưa đúng quà cho các xếp thì họ không bỏ rơi mình được. Thí dụ gần nhất là việc ông Cự chỉ vẽ cho Formosa đúc gấp bức tượng vàng ròng Hồ Chí Minh tặng TBT Nguyễn Phú Trọng. (Được mô tả rất chi tiết trong bức thư của ông Trịnh Xuân Thanh ngày 23/2/2017).
Kết quả là trong Lễ khởi công, Lễ khánh thành, và đến tận ngày đi vào hoạt động, xả thải cỡ lớn đầu tiên đều có các lãnh đạo tối cao đến tham dự, bao gồm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, và vô số các bộ trưởng, phó thủ tướng, tướng tá quân khu và quan chức tỉnh. Ai cũng bảo Formosa là sáng kiến tuyệt vời và ai cũng tìm cách "kiếm lộc".
Chính vì thế mà 3 chữ "dê tế thần" quá chính xác trong trường hợp ông Cự. Rõ ràng thầy pháp còn đó, thần thánh cũng còn đó, chỉ có con dê chết toi. Các lãnh đạo ăn nhiều hơn ông Cự chẳng ai nhả ra đồng nào mà còn nhận thêm trọn gói 500 triệu USD tiền phạt sau thảm họa Formosa.
Tư cách "dê tế thần" của ông Cự cũng rất rõ qua việc: Nếu thực sự xem việc làm của ông Cự là cực kỳ sai trái và nguy hại, lãnh đạo đảng đã phải lập tức khẳng định các ký kết với Formosa vô giá trị vì vi phạm luật pháp VN và được ký kết bởi người KHÔNG có thẩm quyền, rồi đóng cửa Formosa vĩnh viễn. Nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại, Formosa đang nhận thêm đất, xây thêm khu vực hoạt động.
Rõ ràng cái "khôn" và "ngoan" của ông Võ Kim Cự không đủ thành mức "khôn ngoan" như ông Trịnh Xuân Thanh - người đoán biết gió đã đổi chiều và lập tức biến mất khi nghe tiếng mài dao.
Câu hỏi còn lại là liệu ông Cự có ít là "khôn ngoan" được như ông Vũ Huy Hoàng  - người biết thủ trước và cất chỗ chắc chắn các bằng chứng nhận tiền của cấp trên, của toàn ban lãnh đạo?
Nếu trong thời gian tới, con dê Võ Kim Cự chỉ bị cháy xém một ít lông "danh dự" thì công luận có câu trả lời.
Vũ Thạch
Đọc thêm:
Võ Kim Cự sắp bị ‘sờ gáy’? (Lê Anh Hùng)
vokimcu04
Ông Võ Kim Cự
Lưới trời lồng lộng?
Võ Kim Cự là một nhân vật đã “nổi tiếng” từ nhiều năm nay. Ngay khi còn là Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh, “tiếng tăm” của ông ta đã vượt xa ra ngoài địa phận của cái tỉnh nghèo ở Miền Trung, trở thành một cái tên “hot” trên cả nước.
Một trong những sự kiện gây xôn xao dư luận và mang đậm “dấu ấn” độc tài, ngang ngược của ông ta là việc UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo các cơ quan ban ngành và huyện thị trên địa bàn ưu tiên sử dụng bia Sài Gòn, kèm theo đó là những chuyện khôi hài như việc vận động uống bia được đưa vào cả tiết mục văn nghệ hay vụ 7 cán bộ Sở Giáo dục - Đào tạo bị kiểm điểm vì không uống bia Sài Gòn trong một cuộc nhậu.
Và đến khi vụ đại thảm họa môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra ở Miền Trung từ tháng 4/2016 cùng những thông tin về trách nhiệm trực tiếp của ông ta được phơi bày trước công luận thì số phận chính trị của ông ta đã trở thành mối quan tâm của hàng chục triệu người Việt.
Tuy nhiên, mặc dù bị báo chí cả “lề đảng” lẫn “lề dân” liên tục công kích và vạch trần những sai phạm rõ ràng liên quan đến dự án Formosa Hà Tĩnh trong bối cảnh bản thân nhà cầm quyền CSVN cũng rất cần một “con dê tế thần” hầu xoa dịu cơn phẫn nộ của công chúng cả nước, nhưng ông ta vẫn cứ “bình chân như vại”, vẫn trở thành Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội khoá XIV và tái nhiệm vị trí Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam khoá V (2016-2020).
Sau một thời gian hứng chịu sự lên án của công luận, người ta có cảm giác như “tội đồ” Võ Kim Cự đã “tai qua nạn khỏi” khi những thông tin về ông ta trên báo chí cứ thưa thớt dần, thậm chí truyền thông nhà nước còn không ít lần đăng những phát ngôn rất dễ “đi vào lòng người” của ông ta.
Tuy nhiên mới đây, những ai quan tâm đến hiểm họa Formosa Hà Tĩnh nói chung và số phận của Võ Kim Cự nói riêng hẳn đều ít nhiều phấn chấn trước hai thông tin còn nóng hổi trên báo chí.
Trong buổi tiếp xúc với cử tri của Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng sáng 30/11 để báo cáo kết quả kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XIV, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh cho biết Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đang tiến hành kiểm tra dấu hiệu vi phạm của ông Võ Kim Cự và Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Hà Tĩnh trong việc xây dựng dự án Formosa Hà Tĩnh. Và ngày 2/12, Toà án Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã tuyên án cựu Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh Nguyễn Văn Bổng 12 năm tù giam trong phiên toà xét xử vụ án cố ý làm trái các quy định của Nhà nước để thu lợi bất chính liên quan đến việc thu hồi, giải phóng mặt bằng dự án Formosa.
Nguyễn Văn Bổng vốn là tay chân đắc lực của Võ Kim Cự trong dự án Formosa Hà Tĩnh, từng được coi là “có công lớn” trong việc giải phóng mặt bằng cho siêu dự án. Và việc ông ta bị tuyên một bản án khá nặng chỉ vài hôm sau khi Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh thông báo về việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương đang làm rõ trách nhiệm của Võ Kim Cự khiến không ít người vội coi đó là dấu hiệu cho thấy những sai phạm trong đại thảm họa Formosa Hà Tĩnh sắp được xử lý đến nơi đến chốn.
Bổn cũ soạn lại
Khi còn ở Hà Tĩnh, Võ Kim Cự được coi là một nhà lãnh đạo độc tài, bất kể trên cương vị Phó Chủ tịch tỉnh (6/2005-7/2010), Chủ tịch tỉnh (8/2010-10/2015) hay Bí thư Tỉnh ủy (1/2015-10/2015), quyền uy của ông ta không chỉ khuynh đảo cấp dưới mà còn lấn át cả cấp trên. Cũng như việc đến tận thời điểm này ông ta vẫn bình an vô sự trước búa rìu của dư luận trong bối cảnh đại thảm họa môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra vẫn là nỗi nhức nhối của hàng chục triệu người Việt. Điều đó có lý do hết sức dễ hiểu: ông ta bị dư luận nội bộ tố là đệ tử ruột của cựu Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế Hoàng Trung Hải, nhân vật đã trở thành Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội sau Đại hội XII vừa qua.
Cặp bài trùng Hoàng Trung Hải - Võ Kim Cự chính là “tác giả” của đại dự án Formosa Hà Tĩnh, theo một kịch bản mà nếu được cho là “đúng quy trình” thì người ta chỉ có thể gọi “quy trình” đó là “quy trình bán nước”: Ngày 16/1/2008, Phó Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự ký công văn số 102/UBND-CN2 gửi Thủ tướng Chính phủ về chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy liên hợp luyện thép tại Khu Kinh tế Vũng Áng và dự án cảng nước sâu Sơn Dương tỉnh Hà Tĩnh do tập đoàn Formosa làm chủ đầu tư, và ngày 4/3/2008 Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ký công văn hỏa tốc số 323/TTg-QHQT “đồng ý với chủ trương tập đoàn công nghiệp nặng Formosa - Đài Loan lập dự án đầu tư nhà máy liên hợp thép tại Khu Kinh tế Vũng Áng và cảng nước sâu Sơn Dương tỉnh Hà Tĩnh như đề nghị của UBND tỉnh Hà Tĩnh tại công văn nêu trên”; ngày 2/6/2008 Phó Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh ký công văn số 122/BC-UBND “Báo cáo thẩm tra Dự án đầu tư Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương của Tập đoàn Formosa (Đài Loan)” gửi Thủ tướng Chính phủ, và ngày 6/6/2008, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải ký công văn số 869/TTg-QHQT “đồng ý với việc Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa - Đài Loan thực hiện dự án đầu tư Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương tại Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh”.
Rõ ràng, nếu xử lý Võ Kim Cự thì không thể không xử lý Hoàng Trung Hải, bởi Võ Kim Cự chỉ là người đề xuất, trong khi viên cựu Phó Thủ tướng gốc Tàu mới là người quyết định.
Trước thực tế ông Hoàng Trung Hải suốt từ năm 2007 đến nay bị tố cáo đã phạm những tội ác đặc biệt nghiêm trọng như khai man lý lịch, giết người, phản quốc, buôn lậu ma tuý, trùm băng đảng… nhưng không những không bị xử lý mà còn tiếp tục “thăng quan tiến chức”, trở thành thành viên ban lãnh đạo tối cao của Việt Nam, việc “tội đồ” Võ Kim Cự vẫn tiếp tục nhâng nháo thách thức dư luận là điều không có gì quá khó hiểu. Và động thái mới nhất của Thường trực Ban Bí thư trên đây xem ra cũng chỉ là trò bịp bợm “bổn cũ soạn lại” của phường buôn dân bán nước.
05/12/2016
Lê Anh Hùng

Người Việt Nam không hèn

nguyenthituhuy001“…Người Việt Nam hiện nay chỉ cần làm một điều thôi : tìm lại sự can đảm của chính mình, tìm lại sự can đảm vốn là di sản của các thế hệ người Việt đi trước, sự can đảm vốn đã làm nên tính cách của dân tộc Việt…”
 
 
candam01
Khi quan sát và cố gắng tìm hiểu các nguyên nhân khiến cho tiến trình dân chủ hoá ở Việt Nam gặp khó khăn và tiến triển chậm chạp, tôi thấy có lẽ cần phải để cập đến một hiện tượng. Theo tôi hiện tượng này cũng giải thích phần nào sự chia rẽ, sự khó khăn trong việc gắn kết của người Việt hiện nay. Tôi gọi hiện tượng này là  «hiểu nhầm». Hiểu nhầm chính mình và hiểu nhầm lẫn nhau.
Người Việt Nam, trong tư cách là một cộng đồng, một dân tộc đang có những hiểu nhầm về chính dân tộc mình. Bài này đề cập đến một khía cạnh của sự hiểu nhầm chính mình : trong rất nhiều bài báo, bài blog, facebook… mà chúng ta đã đọc, trong nhiều cuộc hội thoại hàng ngày, chúng ta gặp mệnh đề này : «người Việt Nam hèn», cứ như thể «hèn» là thuộc về bản tính của người Việt.
Tuy nhiên, nếu như, vào những năm 1960, một nhà báo, một sử gia như Jean Lacouture mà nghe cái nhận định «người Việt Nam hèn» này thì ông ấy sẽ gân cổ lên cãi ngay lập tức, chắc chắn ông ấy sẽ đáp lại : «bạn nói thế thì chẳng hiểu gì về người Việt Nam cả». Jean Lacouture, khi bình luận về chiến dịch leo thang quân sự của người Mỹ vào năm 1965, đã viết như thế này : « …đó là một chiến lược nhằm bắt Miền Bắc Việt Nam quỳ gối (quỳ gối ư, đời nào những con người của Điện Biên Phủ chịu quỳ gối! » (Jean Lacouture, Ho Chi Minh, Seuil, 1967, tr. 238). Sự thật là như vậy. Người Việt Nam đã không chịu quỳ gối. Cho nên, giả sử có ai nói với Jean Lacouture rằng người Việt Nam hèn thì ông ấy sẽ phản đối.
Gần đây thôi, chưa đầy một tháng, một sinh viên Syria nói với tôi: “Các bạn Việt Nam, các bạn thật là mạnh, các bạn đã thắng người Pháp, và cả  người Mỹ ». Điều đó từng là sự thật. Chúng ta từng rất mạnh, chúng ta từng không hèn, chúng ta từng không chịu quỳ gối.
Nhưng đó là chuyện của gần nửa thế kỷ trước. Còn giờ đây… Hẳn chúng ta còn nhớ bài viết «Người việt nam hèn hạ» của tác giả Hân Phan. Bài viết đã gây sốt trên mạng một thời gian và nhận được sự đồng tình của số đông vì đã miêu tả đúng tình trạng của người Việt Nam hiện tại, tôi là một trong số những người đồng tình.
Nhiều người nghĩ rằng chế độ cộng sản đã làm cho người Việt Nam từ can đảm trở nên hèn hạ. Điều đó đúng, nhưng vấn đề không đơn giản. Nếu chúng ta thừa nhận rằng từ 1945 đến 1975, chế độ Miền Bắc cũng là chế độ cộng sản, nhưng người Việt Nam thời đó xứng đáng với tính từ « can đảm ». Không chỉ can đảm trong chiến tranh, mà can đảm cả trong những nỗ lực chống lại chính chế độ, ví dụ như đã từng xảy ra vụ nhân văn giai phẩm, đã từng xảy ra những phản kháng chống lại sai lầm của thời kỳ cải cách ruộng đất, dẫn đến việc chính phủ phải xin lỗi và sửa sai. Chúng ta cũng không thể không thừa nhận rằng lãnh đạo Việt Nam trong thời kỳ đó cũng rất can đảm. Hồ Chí Minh, khi trả lời phỏng vấn của nhà báo Pháp, hỏi rằng: « Việt Nam có chấp nhận làm vệ tinh của Trung Quốc không ? », đã không ngần ngại cao giọng : « Không bao giờ ! ». Chúng ta không thể phủ nhận rằng những năm đói nghèo, vô cùng thiếu thốn vật chất, Lê Duẩn vẫn cho tiến hành cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 chống Trung Quốc.
Nhưng trong những thập kỷ gần đây, chúng ta lại cũng không thể phủ nhận rằng lãnh đạo sống như đế vương nhưng quỳ gối và bắt cả nước quỳ gối trước sự leo thang của Trung Quốc trên biển Đông và trước sự xâm lấn của sức mạnh mềm của Trung Quốc trên đất liền, trong mọi lĩnh vực. Chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng, trừ một số rất ít người đứng ra phản kháng, đa số người Việt Nam đang quỳ gối để cho chính phủ muốn làm gì thì làm, để cho đất nước muốn ra sao thì ra, và tìm cách bỏ nước thoát thân, mặc cho biển chết, sông chết, cá chết và dân chết…
Vì sao như vậy, cũng là chế độ cộng sản, mà sao người Việt trong những thập kỷ gần đây lại khác trước đến như vậy ? Tôi nghĩ tôi có thể đưa ra một phần câu trả lời, nhưng xin hẹn một dịp khác. Điều mà tôi có thể nói ngắn gọn: đúng là thể chế chính trị đã làm biến đổi tính cách của người Việt.
Ở đây, tôi muốn kết thúc bài này bằng ý tưởng sau đây : Chúng ta đã chọn thái độ hèn trong suốt nhiều năm qua. Chúng ta đã để cho người khác nghĩ là chúng ta hèn, và chúng ta tưởng nhầm là mình hèn.
Nhưng không, chúng ta không hèn.
Người Việt Nam hiện nay chỉ cần làm một điều thôi : tìm lại sự can đảm của chính mình, tìm lại sự can đảm vốn là di sản của các thế hệ người Việt đi trước, sự can đảm vốn đã làm nên tính cách của dân tộc Việt. Sự can đảm đó không mất đi đâu cả. Nó vẫn ở đó, ở trong mỗi người chúng ta.
Khi chúng ta, mỗi người tìm lại được sự can đảm vẫn đang ẩn sâu trong bản ngã của mình, thì đó sẽ là cơ sở để khôi phục phẩm giá và các giá trị tốt đẹp, và là cơ sở để xây dựng một xã hội tốt đẹp. Chúng ta sẽ không còn phải bỏ nước ra đi, sẽ không còn phải là nạn nhân của các chính sách cấm nhập cư, bởi chúng ta sẽ có khả năng biến Việt Nam thành một nơi đáng sống.
Chúng ta cần dùng sự cản đảm của chính mỗi người để xây dựng Việt Nam thành một nơi đáng sống, đáng sống cho chúng ta và con cháu của chúng ta.
Paris, 23/2/2017
Nguyễn Thị Từ Huy