Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014

“Gorbachev” Tàu đang xé nát Đảng Cộng sản

Gordon G. Chang
Phan Trinh dịch
“Tập Cận Bình, giống Gorbachev, muốn làm điều vĩ đại để cải cách một hệ thống bệnh hoạn. Nhưng cũng như lãnh tụ cuối của Liên Xô cũ, Tập vừa kích hoạt những chuyển biến mà ông không thể kiểm soát được.”
Giới thiệu của người dịch:
Lập luận của Gordon rất đáng chú ý, nhất là khi ông so Tập Cận Bình với Gorbachev, người vừa cố sửa vừa cố giữ, sao cho không đổ vỡ, một hệ thống đã không thể sửa. Thực ra, bài học của Gorbachev nôm na chính là: Sai không sửa không được, nhưng cứ sửa là sụp.
Hóa ra Tập không vô địch, mà đang “thọ địch”, Tàu không siêu cường muốn làm gì thì làm, mà là một pho tượng khổng lồ đứng trên bục đất bở. Và hóa ra Đặng Tiểu Bình nói quá đúng:“Nếu Trung Quốc rơi vào bất ổn, thì bất ổn sẽ xuất phát từ chính nội bộ Đảng Cộng sản”.
Nếu xâu chuỗi những ngày tháng nêu trong bài – Bộ Chính trị Tàu họp kín ngày 26/6, trong đó Tập tuyên bố không màng sống hay chết trong công cuộc chống tham nhũng, và ngày 29/7, ngày ra thông báo điều tra Chu Vĩnh Khang – thì có thể đặt thêm một giả thuyết, không phải không có lý, đó là: Trung Quốc rút giàn khoan 981 khỏi vùng biển Việt Nam ngày 15/7, sớm trước một tháng, thực ra cũng chỉ vì đấu đá nội bộ đang đến hồi quyết liệt. (Đó là chưa kể Chu Vĩnh Khang từng là một ông trùm dầu khí với nhiều tay chân trong ngành.) Và với Tập Cận Bình, có lẽ “thù trong” còn đáng sợ gấp trăm lần “giặc ngoài”.
Bài gốc đăng trên National Interest ngày 14/8/2014 có tên “China’s “Gorbachev” Is Tearing the Communist Party Apart”. Những tiêu đề nhỏ là của người dịch.
__________
Sống-chết, mất-còn
“Tôi không màng mình sẽ  sống hay chết, tiếng tăm mình sẽ còn hay mất, trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng này.” Tập Cận Bình đã mạnh miệng như thế, trong một phiên họp kín của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 26/6 vừa qua. Lãnh tụ nhiều tham vọng họ Tập cũng nhắc đến hai đội quân, một bên là đội quân “tham nhũng”, bên kia là đội quân “chống tham nhũng”, và hai lực lượng, theo ông, đang lâm vào thế “tiến thoái lưỡng nan.”
Những lời tuyên bố hùng hồn này, được một Ủy viên Trung ương Đảng tiết lộ, có vẻ chính xác và phù hợp với những thông tin trước đó rằng ông Tập đã đọc một diễn văn “gay gắt đến chấn động” về chiến dịch chống tham nhũng. Báo South China Morning Post tại Hongkong cho biết một nguồn tin liên quan đến bài diễn văn của Tập đã xác minh điều vừa kể. Rõ ràng, hiện đang diễn ra cuộc đấu đá nghiêm trọng giữa các phe phái cao cấp ở Bắc Kinh.
Mới gần đây thôi, phần lớn dư luận chỉ chú trọng đến việc ông Tập nhanh chóng củng cố vị thế chính trị sau khi trở thành Tổng Bí thư Đảng vào tháng 11/2012. Chẳng hạn vào năm 2013,trong đêm trước ngày diễn ra hội nghị thượng đỉnh thân mật giữa Chủ tịch Tập và Tổng thống Obama, tờ New York TimesWall Street Journal cho biết quan chức Nhà Trắng khẳng định Tập Cận Bình đã nắm được quyền kiểm soát các cơ quan quyền lực của Đảng và quân đội nhanh hơn họ dự báo rất nhiều.
Cũng vậy, từ đó đến nay, việc truy tố rộng rãi các quan chức từ cao đến thấp – từ “hổ” đến “ruồi” trong từ vựng Trung cộng – được xem như bằng chứng ông Tập đã nắm trong tay hệ thống chính trị. Đầu tháng này, nhà báo Andrew Browne, viết trên tờ Wall Street Journal rằng: “Ít nhất là cho đến bây giờ, gần như không có dấu hiệu chống đối.” Tuy nhiên, thời điểm bài báo của Browne xuất hiện quả là không may. Vì ngay khi bài báo “không có dấu hiệu chống đối” được đưa lên mạng thì thông tin về bài diễn văn mạnh miệng trước Bộ Chính trị của Tập Cận Bình bắt đầu được lan truyền tại Hoa lục.
Thời khắc quyết định
Những điều hùng hồn Tập Cận Bình nói ở trên làm người nghe nhớ đến tuyên bố đình đám năm 1998 của ông Chu Dung Cơ, về việc hãy chuẩn bị sẵn 100 cỗ quan tài cho bọn tham nhũng, nhưng cũng chuẩn bị luôn cho ông một cỗ vì ông sẵn sàng chết trong cuộc đấu tranh giành lại “niềm tin của nhân dân vào chính phủ”. Thế nhưng, tuy dùng ngôn ngữ đầy kịch tính, lời lẽ của ông Tập lại cho thấy tình trạng chống đối quyết liệt và sự bất mãn cao độ đang diễn ra trong giới lãnh đạo chóp bu.
Theo lời giáo sư Trương Minh (Zhang Ming) thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, vì đang có quá nhiều chống đối và bất mãn nên có thể xem đây chính là thời khắc quyết định mất-còn, được ăn cả ngã về không, của đồng chí Tập Cận Bình. Quả là một thời kỳ tế nhị vì việc chuyển giao lãnh đạo chính là nhược điểm lớn nhất của những hệ thống độc tài toàn trị, và Trung Quốc đang ở ngay trong một thời điểm rất dễ vỡ. Việc chuyển giao quyền lực từ Thế hệ Thứ tư Hồ Cẩm Đào cho Thế hệ Thứ năm Tập Cận Bình là lần chuyển giao quyền lực đầu tiên trong lịch sử Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc mà không được lãnh tụ tối cao Đặng Tiểu Bình dàn xếp. Đặng Tiểu Bình, sau khi hất chân nhân vật chuyển tiếp Hoa Quốc Phong, đã tự đưa mình lên ngôi cao nhất, và sau đó ông chọn Giang Trạch Dân kế vị mình và sau nữa chọn Hồ Cẩm Đào kế vị Giang. Dĩ nhiên, Đặng không còn ở thế có thể dàn xếp người vào ghế cao nhất trong thời hậu-Hồ.
Các chuyên gia về Trung Quốc, dù không thân thiện với chế độ, đã cho rằng việc chuyển giao gần đây được thực hiện theo đúng các quy trình, thể lệ của Đảng, và đã diễn ra “êm thắm”. Mặc dù được chuyên gia nhận định như thế nhưng thực ra đã có những vấn đề nghiêm trọng,vì trong một nhà nước độc đảng, kể cả một nước quan liêu nặng như Trung Quốc, mọi nội quy luật lệ đều có thể thay đổi tùy theo ngẫu hứng bất chợt của lãnh tụ.Và trong cuộc chuyển giao Hồ-Tập vừa rồi, một số điều bất ngờ đã xảy ra.
9 còn 7, và ghế đập lưng ông
Chẳng hạn, đã có sự cắt giảm ngoài dự đoán con số thành viên của Ban Thường vụ Bộ Chính trị, tức đỉnh cao quyền lực chính trị, từ con số chín người xuống còn bảy. Đây là bằng chứng cho thấy việc chuyển giao quyền lực là kết quả sự dàn xếp giữa các bên, chứ không phải là kết quả bầu chọn theo luật định. Thêm vào đó, vụ Tập Cận Bình biến mất trong hai tuần vào tháng 9/2012 – theo một bài trên tờ Washington Post,Tập bặt tăm hai tuần vì bị chấn thương khi một đồng nghiệp ném ghế trong một phiên họp cấp cao, và ghế đập trúng lưng Tập – được cho là dấu hiệu của sự bất đồng nghiêm trọng trong hàng ngũ lãnh đạo. Lại cũng có hàng loạt tin đồn về các cuộc đảo chính trước khi chuyển giao quyền lực diễn ra, có cả tin về vụ nổ súng tại trung tâm Bắc Kinh trong số những tin khác. Đặng Tiểu Bình từng dự báo: “Nếu Trung Quốc rơi vào bất ổn, thì bất ổn sẽ xuất phát từ chính nội bộ Đảng Cộng sản.”
Nhưng, có lẽ lý do quan trọng nhất cho thấy đây là thời khắc định đoạt mất-còn của Tập Cận Bình lại chính là tham vọng quá lớn của ông. Từ trước đến nay, lãnh tụ nào của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc cũng yếu hơn tiền nhiệm của mình, trừ Tập Cận Bình. Ông Tập rõ ràng là đã ấp ủ những hy vọng lớn và ước mơ vĩ đại kiểu Mao, và chính điều này đã khiến ông, hơn hẳn ba vị tiền nhiệm, tiến hành thanh trừng những đối thủ chính trị cản đường mình. Dưới vỏ bọc chống tham nhũng, ông đã thúc đẩy điều mà nhà bình luận John Minnich thuộc Viện Chính sách (think tank) Stratfor gọi là “nỗ lực rộng nhất và sâu nhất, kể từ khi Mao Trạch Đông chết năm 1976 và Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền hai năm sau đó, nhằm thanh trừng, tái tổ chức và chấn chỉnh lại vị thế của giới lãnh đạo Đảng Cộng sản.”
20 tháng 36 vị
Tính đến nay, cuộc chiến của Tập đã thực sự càn quét, hạ bệ ít nhất 36 quan chức ở vị trí thứ trưởng hoặc cao hơn trong 20 tháng đầu tiên nắm quyền.  Ủy ban Kỷ luật Trung ương Đảng cho biết năm ngoái họ đã kỷ luật 182.000 quan chức. Bộ sưu tập những con hổ sa bẫy có cả Bạc Hy Lai, một ủy viên Bộ Chính trị đầy sức hút, có cả Từ Tài Hậu, từng là một trong những vị tướng quyền lực nhất nước, và có cả Chu Vĩnh Khang, ông vua lực lượng an ninh nội chính, người phải phải rời ngôi vào năm 2012.
Thông báo về việc điều tra ông Chu Vĩnh Khang, đưa ra ngày 29/7/2014 vừa qua, đánh dấu điều một số người cho là “kết thúc giai đoạn quan trọng đầu tiên trong chiến dịch chống tham nhũng của Tập,” nhưng điều này còn có ý nghĩa sâu xa hơn nhiều. Việc truy tố chưa từng có rõ ràng đánh dấu những ngày cuối cùng của hai thập niên ổn định chính trị, một thời kỳ đủ dài để cho phép Trung Quốc phục hồi sức lực sau 27 năm thảm hại dưới sự cai trị của Mao Trạch Đông.
Phạm điều tối kỵ
Việc điều tra Chu Vĩnh Khang thực ra vi phạm điều tối kỵ từng được mấy thế hệ lãnh đạo tuân thủ, đó là không được truy tố ủy viên hay cựu ủy viên của Ban Thường vụ Bộ Chính trị. Nếu các lãnh tụ biết mình sẽ không bị truy bức đến cùng, như họ từng bị truy bức trong thời Cách mạng Văn hóa do Mao phát động, thì họ sẽ sẵn lòng rút lui êm thắm nếu thất bại khi tranh giành quyền lực. Nói cách khác, người kế vị khôn khéo của Mao, ông Đặng Tiểu Bình đã giảm thiểu tối đa nguy cơ các nhân vật chính trị quan trọng phải chiến đấu đến cùng và xé nát Đảng Cộng sản. Nhìn như thế thì việc cấm đụng đến các vị Ủy viên ban Thường vụ là một yếu tố quan trọng trong việc tái lập ổn định sau thời kỳ thanh trừng điên dại kéo dài hàng thập niên do Mao tiến hành.
Thế nhưng, Tập Cận Bình đã đảo ngược thế cờ và quy trình quen thuộc, và điều này thể hiện rất rõ qua vụ cho điều tra Chu Vĩnh Khang và án chung thân dành cho Bạc Hy Lai. Đây là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang trở lại thời kỳ mà nhiều nhà quan sát nghĩ là đã qua từ lâu, và Tập Cận Bình đang phủ nhận cách làm chính trị của thời kỳ do Giang-Hồ thống lĩnh. Suốt thời kỳ vuốt mặt phải nể mũi đương nhiên đó, những kẻ chơi trò quyền lực đã cố duy trì thế cân bằng mong manh giữa những phe kình chống nhau trong Đảng. Còn đến thời Tập Cận Bình, cuộc chiến mất-còn sống-chết tranh giành quyền lực đang biến thành chủ trương“Tao còn, mày mất” hoặc “Mày chết, tao sống” (“You die, I live.”)
Như giáo sư Trương Minh thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc nhận xét, “trận đánh” giữa Tập và những quan chức khác “đã ở mức nóng bỏng cực độ.” Câu hỏi đặt ra là liệu trong những tháng sắp tới, các cuộc đấu đá kia sẽ giảm cường độ hay lại càng nóng bỏng.
Thỏa thuận?
Theo quan sát viên kỳ cựu về vấn đề Trung Quốc, ông Willy Lam, thì giai đoạn tệ hại nhất đã qua. Ông trích một nhận định của Đặng Vũ Văn – nguyên Phó Tổng Biên tập tờ Học tập Thời báo (Study Times) của Trường Đảng Trung ương – đăng trên Đại Công báo (Ta kung Po), tờ báo Hongkong thường phản ảnh đường lối Bắc Kinh, số ra ngày 26/7: “Nhiều người muốn biết liệu những con “hổ lớn” hoặc “hổ già” có tiếp tục bị sa bẫy hay không. Và khả năng điều này xảy ra trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ năm năm lần thứ nhất gần như bằng không.” Ông tin rằng Tập Cận Bình đã đạt được một thỏa thuận nào đó với Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, và những tai to mặt lớn khác trong Đảng để họ cho phép Tập làm bất cứ những gì Tập muốn với Chu Vĩnh Khang, với điều kiện Tập sẽ không đụng đến họ hoặc con cháu họ.
Nhưng một thỏa thuận như thế là điều nhiều người còn hoài nghi. Hiện đang có rất nhiều dự đoán về những gì sẽ xảy ra, và tất cả dường như đều cho thấy suy đoán của Đặng Vũ Văn không đúng, ít nhất là với các lý do sau:
Con hổ lớn nhất & tà khí
Thứ nhất, Tập được cho là đang dùng chiến dịch chống tham nhũng – trên thực tế thì đây là một cuộc thanh trừng chính trị – để gạt ra ngoài những kẻ chống đối kế hoạch tái cấu trúc kinh tế sâu rộng. Nếu điều này đúng thì thỏa thuận mà Đặng Vũ Văn nhắc tới là sai. Xét cho cùng, nếu tìm cách thỏa thuận với phe bảo thủ thì phe bảo thủ, vốn chịu nhiều thiệt hại nhất nếu có thay đổi, sẽ ở vào thế có thể cản trở hầu hết các cải cách. Trong khi đó, Tập Cận Bình lại là tuýp người khát khao để lại một di sản đáng kể – Tập muốn được xem như người có công cứu sống Đảng Cộng sản và thực hiện được “Giấc mơ Hoa” – và ông cũng chẳng dại gì bán rẻ tiền đồ của chính mình nếu thỏa hiệp. Để làm được điều mọi người nói ông sẽ làm – hoặc ít nhất là nắm được quyền lực tối cao – Tập Cận Bình cần nhổ nanh mọi đối thủ, nhổ nanh mọi con hổ vẫn đang là chúa tể rừng rú.
Thứ hai, mọi người hầu như đang mất kiên nhẫn với Tập, hoặc đang gặp bất lợi vì các chính sách của ông. Điều này có nghĩa trên thực tế Tập đang có động lực rất chính đáng để tung một chiêu ngoạn mục nhằm lấy lại sự ủng hộ của xã hội, chẳng hạn như bủa lưới bắt luôn con hổ lớn nhất của bầy hổ là Giang Trạch Dân. Nhà bình luận thạo tin ở Bắc Kinh, ông Lý Vĩ Đông (Li Weidong) tin rằng Tập sẽ nhắm vào mạng lưới tay chân của Giang và từ đó đảm bảo rằng 19 vị cựu Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị sẽ vì sợ hãi mà phải tuân thủ mọi ý muốn của Tập.
Thứ ba, ngay cả khi có một thỏa thuận giữa Tập và các bác hổ già đi nữa, thì những thỏa thuận đó cũng không thể kéo dài. Tập chắc chắn hiểu rằng ông đã đẩy cao kỳ vọng của người dân Trung Quốc và giờ đây ông phải làm những gì mình hứa. Quần chúng đòi hỏi bọn tham nhũng và quan tham bị hạ bệ, quần chúng muốn thấy gió lành thổi bay “tà khí”, mượn lời người bạn thâm niên của Tập nói với nhà báo John Garnaut. Vì vậy, Tập sẽ không thỏa hiệp trong cuộc chiến chống tham nhũng, ngay cả khi đó là điều Tập muốn làm. Trong xã hội Trung Quốc phát triển ngày càng phức tạp, có những thế lực mới không thể nào xem thường.
Vượt tầm kiểm soát
Tập Cận Bình, giống Gorbachev, là người muốn làm điều vĩ đại để cải cách một hệ thống bệnh hoạn. Nhưng cũng như lãnh tụ cuối của Liên Xô cũ, Tập vừa kích hoạt những chuyển biến mà ông không thể kiểm soát được. Ông quyết định tấn công tham nhũng, nhưng tệ nạn này đã ăn quá sâu trong hệ thống chính trị cộng sản Trung Quốc, nên rất khó có thể quản lý những nỗ lực chống tham nhũng quyết liệt. Không may cho Tập, ông đã tạo ra những kỳ vọng lớn lao trong xã hội, và trong cả giới tinh hoa. Cũng vì vậy ông không thể nào ngưng chiến dịch chống tham nhũng, và điều này nghĩa là dù có ngầm thỏa thuận với những bác hổ già đi nữa, các thỏa thuận đó không sớm thì muộn cũng tan tành, bằng cách này hay cách khác.
Một hệ thống chính trị dễ vỡ không thể kiềm chế được những kẻ quyết chí chiến đấu đến cùng để tồn tại.
Chính trị Trung Quốc thời hiện đại có lẽ sẽ không man rợ như trong những năm đầu lập nước Cộng hòa Nhân dân, nhưng vẫn không thể cho phép một lãnh tụ chấp nhận tình thế bất phân thắng bại. Một lãnh tụ chỉ có thể hoặc thắng hoặc thua, nhất là với Tập Cận Bình, kẻ đã kích hoạt điều được xem như một cuộc chiến tranh hủy diệt mang động cơ chính trị.
Logic khốc liệt
Với những thử thách quá lớn trong những ngày này, không ai muốn thấy mình yếu kém, nhất là đối với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tập Cận Bình đã khởi động cuộc chiến sống-còn, và ông phải tiến hành đến khi kết thúc. Khác với những hệ thống pháp trị trong đó các cơ cấu có tính định chế sẽ kiềm chế những xung động và xung đột, hệ thống toàn trị ở Trung Quốc lại dễ dàng tưởng thưởng những hành động tồi bại nhất trong những thời kỳ căng thẳng nhất. Kiểu cách chính trị được ăn cả ngã về không của Tập Cận Bình trói ông vào một logic rất khốc liệt mà ông không thể thoát khỏi.
Trong tình hình đó, như nhận định của giáo sư Quách Ôn Lương (Guo Wenliang) thuộc Đại học Trung Sơn tỉnh Quảng Châu: “nguy cơ những con hổ sẽ liên kết để phản công là một nguy cơ rất, rất lớn” vì các quan chức cao cấp sẽ không thể ngồi chờ Tập đến tóm đi từng người một. Và Tập cũng không thể ngồi chờ họ tấn công phản kích.
Tập Cận Bình, một lãnh tụ cứng rắn đang định hình và tung hoành, đã thay đổi cục diện chính trị tại Trung Quốc Cộng sản – sự thay đổi này có thể tốt hay xấu hơn, nhưng điều chắc chắn là ông không thể quay ngược lại được nữa.
Nguồn: Gordon G. Chang, “China’s “Gorbachev” Is Tearing the Communist Party Apart“, The National Interest 14/8/2014

Đại cường không được nghỉ hưu: Thế giới sẽ nguy hiểm, nếu Mỹ từ bỏ vai trò lãnh đạo

Robert Kagan
Phạm Việt Vinh dịch
Trước hiểm họa Trung Quốc ngày càng gia tăng, nhiều người Việt đang đặt hy vọng vào sự “chuyển trục” sang châu Á của Mỹ và vai trò của Mỹ tại khu vực này. Tiểu luận sau đây có thể cung cấp một góc nhìn đáng tham khảo.
Tác giả Robert Kagan, 55 tuổi, là một cây bút và cố vấn chính trị người Mỹ. Là một nhân vật tân bảo thủ có thế lực và là một chuyên gia về chính trị quốc tế, ông viết nhiều cuốn sách, trong đó có quyển Sức mạnh và bất lực bảo vệ đường lối ngoại giao của Mỹ dưới thời George W. Busch. Victoria Nuland, vợ ông, làm việc tại Bộ Ngoại giao Mỹ chuyên trách các vấn đề Châu Âu và Á-Âu. Gần đây nhất, một cuộc điện đàm giữa bà và Đại sứ Hoa Kỳ tại Ukraine về những diễn biến căng thẳng ở Ukraine và vai trò của phương Tây bị nghe trộm và tung lên YouTube, trong đó bà dùng cụm từ “Fuck the EU” và cho biết Mỹ muốn nhân vật dân chủ nào sẽ đứng đầu chính phủ Ukraine mới. Theo cách phân định thường gặp, Robert Kagan đại diện quan điểm của phe được mệnh danh là “diều hâu” trong đường lối ngoại giao và quân sự Hoa Kỳ.
Người dịch
___________
I.
Các đây gần 70 năm, một trật tự thế giới mới đã hình thành từ đống hoang tàn của Thế chiến thứ hai. Trung tâm của trật tự mới này là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Ngày hôm nay, ở trật tự thế giới đó đã xuất hiện những vết nứt. Thực ra thì những khủng hoảng ví dụ như giữa Nga và Ukraine hay như ở Syria không phải là hy hữu và cũng chẳng phải là không kiểm soát nổi. Ngay cả những phản ứng rụt rè của Liên Hiệp Quốc trước các biến động tại Ukraine, rồi các vụ nổi dậy tại Trung Cận Đông, tại Bắc Phi, các chiến thắng của lực lượng Thánh chiến khủng bố tại Syria và Iraq, sự căng thẳng mang tính quốc gia chủ nghĩa ngày càng gia tăng giữa các cường quốc tại Đông Á hay là sự lấn lướt của toàn trị và sự thoái lui của dân chủ trên khắp thế giới cũng không là điều đặc biệt và bất khả kháng. Nhưng tất cả những điều đó gộp lại cho thấy một cái gì đó đã thay đổi; và sự thay đổi này diễn ra nhanh hơn chúng ta tưởng. Có vẻ như một trật tự thế giới mới đang xuất hiện.
Nếu thật sự là trật tự thế giới cũ sẽ bị sụp đổ, thì nguyên do không nằm ở sự suy giảm thế lực của Mỹ – sự cường thịnh và vai trò của nước Mỹ vẫn đủ lớn để nó có thể giải quyết thành công các thách thức của thế giới hôm nay. Nguyên do này cũng không nằm ở chỗ các vấn đề chính trị toàn cầu hiện nay ngày càng trở nên phức tạp và khó giải quyết hơn. Và nguyên do này cũng không đơn giản nằm ở sự mệt mỏi vì chiến tranh. Điều hy hữu là nguyên do này nằm trong đầu của (người Mỹ) chúng ta, đó là vấn đề về bản ngã và sự quyết đoán của người Mỹ.
Nhiều người Mỹ và các thủ lĩnh chính trị của cả hai đảng (Dân chủ và Cộng hoà), kể cả Tổng thổng Obama đã quên, hoặc lánh xa những cái đã làm nên thành công của ngoại giao Mỹ – trước hết, đó là ý tưởng về một trách nhiệm toàn cầu, trong đó quyền lợi của nước Mỹ được đặt ngang bằng với quyền lợi của nhiều nước khác trên khắp thế giới. Có vẻ như ngày hôm nay nguời ta lại quay về với những khái niệm lợi ích quốc gia được hiểu theo nghĩa hẹp. Điều này nhiều khi được gọi là “chủ nghĩa cô lập”. Nhưng cụm từ này không đúng. Thực chất, nó chính là một nỗ lực tiến tới sự bình thường. Đằng sau sự bức bối của người Mỹ muốn tiếp tục đảm đương vai trò cũ là lòng mong mỏi muốn rũ bỏ những gánh nặng trách nhiệm mà các thế hệ trước đã tự lãnh nhận trong Thế chiến thứ hai và trong toàn bộ tiến trình Chiến tranh Lạnh. Nước Mỹ muốn trở lại thành một quốc gia “bình thường”, muốn quan tâm nhiều hơn tới những nhu cầu riêng và cắt giảm sự chú ý tới những nhu cầu của thế giới.
Để có thể hiểu Mỹ và nhân loại có thể sẽ tiến tới đâu, chúng ta cần phải nhớ lại trong quá khứ  nguời Mỹ đã quyết định như thế nào, và đã tạo ra những biến đổi sâu sắc như thế nào cho thế giới. Cái đã xảy ra trước đây gần 70 năm là một cuộc cách mạng trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Trước đó, tức là trước Thế chiến hai, Mỹ luôn từ chối những đóng góp toàn cầu mang tính dài hạn. Đối với phần lớn người Mỹ, đó là sự trả lời hợp lý nhất cho thế giới trong những năm 20 (của thế kỷ trước). Khi đó, hầu như đe dọa không hiển hiện: người ta cho rằng nền Cộng hoà Weimar non yếu rồi sẽ nhanh chóng sụp đổ trước khi nước Đức một lần nữa tìm cách thống trị châu Âu. Nước Nga thì kiệt quệ vì nội chiến và khủng hoảng kinh tế. Và mặc dù đang theo đuổi những ý đồ to lớn thì ở Nhật Bản vẫn có một nền dân chủ mong manh.
Người Mỹ vẫn tiếp tục giữ đường lối bình thường ngay cả khi trật thứ thế giới khi đó bị tẩy xóa và sụp đổ: bắt đầu bằng sự tiến quân của Nhật Bản vào Mãn Châu năm 1931 cho đến khi nước Áo sáp nhập vào nước Đức của Hitler và tiếp theo là sự thâu tóm Tiệp Khắc năm 1938/1939 của nước Đức Quốc xã. Những sự kiện này làm cho người Mỹ kinh hoàng, nhưng họ vẫn không nhìn thấy sự cần thiết phải ra tay.
Ngay cả khi quân Đức tràn vào Ba Lan năm 1939 và Thế chiến hai bùng nổ, những sách lược gia Mỹ vẫn tuyên bố rằng nước Mỹ là bất khả xâm phạm, nước Mỹ được bảo vệ bởi hai đại dương và có trong tay một lực lượng hải quân hùng mạnh. Nhận thức này phổ cập đến mức một vị Tổng thống có đầu óc toàn cầu như Franklin Roosevelt cũng e dè trong ăn nói và phải hứa hẹn rằng nước Mỹ sẽ không tham gia chiến tranh. Trong một diễn văn nổi tiếng vào năm 1936, ông tuyên bố: “Tôi căm ghét  chiến tranh!” Nhưng hai năm sau đó, khi Hiệp ước München được ký kết, ông ta mới phát hoảng và bắt đầu cảm thấy rằng những cường quốc Tây Âu như Anh và Pháp đã mất hết quyết tâm đương đầu với Hitler. Chỉ khi đó Roosevelt mới bắt đầu cảnh báo người Mỹ về một hiểm họa đang bùng phát.
Quyết định tham chiến chỉ diễn ra sau vụ Trân Châu Cảng. Cuộc tấn công năm 1941 của Nhật vào Hạm đội Thái Bình Dương, tuyên bố chiến tranh của Hitler sau đó và cuộc tham chiến toàn diện của Mỹ vào các xung đột tại châu Âu và châu Á là một cú sốc với người Mỹ. Lòng tin của (người Mỹ) chúng ta rằng nước Mỹ vẫn ổn vững giữa một thế giới hỗn loạn đã vỡ vụn trong một ngày. Những sự kiện năm 1941 đòi hỏi phải có một định nghĩa mới cho khái niệm quyền lợi của nước Mỹ. Thêm vào đó, người ta hiểu ra rằng sự thịnh vượng và ngay cả an ninh của nước Mỹ cũng phụ thuộc vào một nền kinh tế toàn cầu lành mạnh.
Với nhận thức rằng nguồn gốc của Thế chiến hai nằm ở sự sụp đổ của trật tự thế giới trên các mặt chính trị, kinh tế và sách lược, ngay sau khi nhảy vào cuộc chiến, chính phủ Mỹ bắt đầu triển khai một trật tự thế giới lâu dài mới. Lần này, nó phải là một trật tự thế giới dựa trên sức mạnh kinh tế, chính trị và quân sự của Mỹ. Người châu Âu đã tự chứng tỏ rằng họ bất lực khi phải gìn giữ hòa bình. Mỹ đứng ra đảm lãnh vai trò quyết định trong việc chiếm đóng và chuyển hóa các nước bại trận. Tại các nước đó, Mỹ tự lãnh trách nhiệm phải tạo ra một chính thể dân chủ nào đó để thay thế chế độ độc tài đã lôi kéo các quốc gia đó vào cuộc chiến. Nước Mỹ phải có một sức mạnh áp đảo về quân sự, và khi cần thiết, phải có khả năng điều một lực lượng chiến đấu cần thiết đi bảo vệ sự ổn định và an ninh tại châu Âu, châu Á và Trung Cận Đông. Trong tính toán của Roosevelt và các cố vấn của ông, vũ lực quân sự đóng một vai trò trung tâm. “Hòa bình phải được gìn giữ bằng vũ lực”, Roosevelt tuyên bố như vậy. Ngoài ra, “không còn con đường nào khác”.
II.
Sách lược tổng thể như trên là một bước ngoặt dứt khoát của Mỹ đối với cái gọi là “sách lược bình thường”. Sách lược này không phải là vô tư hay không vụ lợi. Những người cầm đầu chính phủ Mỹ tin rằng, sách lược trên phục vụ tốt nhất cho quyền lợi của Hợp chúng quốc. Ngoại trưởng Mỹ (từ 1949 đến 1953, ND) Dean Ascheson từng tuyên bố: “Nước Mỹ phải học cách hành xử trong một liên đới trách nhiệm lớn hơn cả lợi ích của bản thân nước Mỹ”. Điều này là một cuộc cách mạng thực sự trong sách lược ngoại giao của Mỹ.
Vào cuối những năm 40 và trong những năm 50, Mỹ đã chi ra hàng tỷ Dollar để tái thiết châu Âu và lập liên minh quân sự với các cựu thù của mình như Đức và Nhật Bản cũng như nhiều nước châu Âu khác mà trước đây Mỹ không mấy tin tưởng. Thậm chí, người Mỹ còn mở rộng lá chắn hạt nhân để ngăn chặn khả năng tấn công thông thường của Liên Xô đối với Tây Âu; bằng cách này, người Mỹ đã tự nguyện đứng ra làm mục tiêu của vũ khí hạt nhân Liên Xô. Trong những năm 50 và 60, nhiều khi Mỹ đã chi ra 10 phần trăm hoặc cao hơn 10 phần trăm tổng thu nhập quốc gia cho quốc phòng. Mỹ cũng tiến hành hai cuộc chiến tốn kém tại Triều Tiên và Việt Nam.
Sau Thế chiến hai, vào những năm 50, Mỹ đã gây dựng và thúc đẩy sự phát triển của một trật tự thế giới tự do;  Mỹ đã tạo ra “thế giới tự do”, trong đó hòa bình và thịnh vượng đã có khả năng ra hoa kết trái ở một thời kỳ có một không hai trong lịch sử thế giới.
Mặc dù sự căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô có những lúc gia tăng đến mức nguy hiểm, nhưng về cơ bản, đây là thời kỳ được đánh dấu bởi nền hòa bình giữa các đại cường. Sự có mặt của Mỹ tại châu Âu và Đông Á kết thúc vòng xoáy chiến tranh đã hủy hoại nặng nề hai vùng đất này kể từ đầu thế kỷ 19. Trên thế giới, số lượng các nền dân chủ tăng lên nhanh chóng. Phần lớn thế giới được thụ hưởng một sự thịnh vượng chưa từng có từ trước tới nay. Mặc dù không thiếu những thảm họa và nguy cơ thảm họa cũng như đã xảy ra hai cuộc chiến tốn kém tại châu Á, nhưng về tổng thể, sách luợc trên đã thành công, và thành công đến mức là Đế chế Xô-viết cuối cùng đã sụp đổ cũng như đã phải tự động thoái lui trước những thành tựu về kinh tế và chính trị của Phương Tây. Tất cả những điều trên là kết quả của nhiều yếu tố, nhưng không một thành tích nào có thể hiển hiện nếu không có ý chí của Mỹ đảm trách vai trò bất bình thường của người gìn giữ và bảo vệ một trật tự thế giới vị tự do.
Sự công nhận rộng khắp thế lực của Mỹ, số lượng đông đảo các nước liên minh và thực tế là không có một cường quốc nào liên kết với Liên Xô để chống lại Mỹ đã tạo ra một tình thế có một không hai, đó là: trong lịch sử thế giới, chưa từng có một quốc gia nào đóng một vai trò toàn cầu to lớn như vậy, và cũng chưa từng có một quốc gia nào có khả năng như vậy. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu như Liên bang Xô-viết tan vỡ và sự đe dọa của chủ nghĩa cộng sản tiêu tan?
III.
Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nhiều người đã nghĩ rằng, cuối cùng thì nước Mỹ cũng được giải phóng khỏi cái trách nhiệm toàn cầu nặng nề mà nó đã mang vác hơn 40 năm. Thế giới vào đầu những năm 90 có vẻ như khá ổn vững. Liên bang Xô-viết hồi đó đang nằm trong tình trạng phá sản về chính trị và kinh tế; Trung Quốc bị cô lập về kinh tế và ngoại giao sau vụ thảm sát Thiên An Môn. Vậy thì có mối đe dọa nào bắt nước Mỹ phải tiếp tục gánh chịu vai trò bất bình thường trên thế giới? Liệu nước Mỹ có thể quay trở lại làm một quốc gia bình thường với một định nghĩa bình thường về lợi ích quốc gia?
Tháng Chín 1990, Jeane Kirkpatrick, nữ đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc dưới thời Tổng thống Ronald Reagan, đã tuyên bố một câu trong bài viết “A Normal Nation in a Normal Time”, rằng “không còn có nhu cầu cấp thiết về chủ nghĩa anh hùng và lòng hy sinh” nữa. Kirkpatrick đã nói ra điều mà nhiều người đã nghĩ sau khi bức tường Berlin đổ sụp. Với tiểu luận  “Sự cáo chung của lịch sử”, nhà nghiên cứu chính trị Francis Fukuyama khẳng định rằng, với chiến thắng của dân chủ thì bóng dáng của những thách thức về ý thức hệ và về địa chính trị cũng biến mất. Nỗi nguy hiểm lớn nhất cho tương lai sẽ là cái tẻ nhạt trống rỗng của sự tồn tại trong một chủ nghĩa tự do Tây phương thiếu vắng tinh thần và hủy hoại tâm hồn.
Điều đáng lưu ý là trong hai thập niên đầu  sau Chiến tranh Lạnh, nước Mỹ đã vẫn theo đuổi sách lược ngoại giao tổng thể có từ thời Roosevelt. Tháng Tám 1990, quân đội Iraq của Sadam Hussein tràn vào Kuwait và nuốt trọn xứ này chỉ trong có vài ngày. Cuộc xâm lược đã diễn tiến một cách tàn bạo, nhưng so với những sự kiến chấn động của thế kỷ 20 thì nó vẫn còn khá êm dịu. Mặc dù tiên liệu việc đánh đuổi quân Iraq ra khỏi Kuwait là “hao tốn và bất trắc”, nhưng chính phủ Bush lo rằng nếu được bỏ qua, thì cuộc xâm lăng của Iraq rất có thể sẽ là “một tiền lệ khủng khiếp cho thời đại sau Chiến tranh Lạnh”. Sự tha thứ cho việc lấn chiếm trong một khu vực sẽ kích thích chiến tranh xâm lược tại những khu vực khác. Tổng thống Bush còn nhớ rất rõ những điều này trong các năm 30. Lần này, ông viết trong hồi ký của mình: “Tôi không muốn luôn phải nhượng bộ trước những hành vi bành trướng”.
Vậy là trong vòng 10 năm sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, nước Mỹ đã tiến hành hàng loạt những chiến dịch quân sự: Panama (1989), Iraq (1991), Somalia (1992), Haiti (1994), Bosnia (1995), Iraq lần thứ hai (1998) và Kosovo (1999). Không một cuộc chiến nào trong số đó là phản ứng trước một cái gọi là đe dọa sống còn đối với lợi ích quốc gia. Tất cả đều nhằm mục đích bảo vệ và mở rộng trật tự thế giới vị tự do thông qua việc lật đổ các chế độ độc tài và dẹp các cuộc đảo chính.
Bill Clinton mở rộng khối Nato tới Ba Lan, Tiệp, và thúc đẩy hợp tác quân sự với các nước vùng Baltic. Với hàng tỷ dollar, ông tìm cách cứu vớt cuộc thí nghiệm dân chủ còn ngất ngư của Boris Yeltsin tại Nga, và tiến hành một chính sách ngăn chặn dứt khoát đối với Bắc Triều Tiên, Iran và Iraq – những nước bị gọi là “các nhà nước bất hảo” do đã khinh bỉ một trật tự thế giới vị tự do. Những xung đột tại các vùng xa xôi và bất ổn không phải là điều vô hại đối với lợi ích của nước Mỹ.
Theo nhận định thông thường thì người Mỹ hôm nay đã mệt mỏi với chiến tranh. Nhưng có lẽ sẽ chính xác hơn nếu cho rằng người Mỹ đã “mệt mỏi với thế giới”. Ngày hôm nay, hơn 50 % người Mỹ nghĩ là “trên trường quốc tế, nước Mỹ chỉ nên quan tâm tới các vấn đề của mình và phó mặc cho các quốc gia khác tự giải quyết công việc của họ” – đó là một tỷ lệ cao chưa từng có trong lịch sử thăm dò dư luận tại Mỹ.
IV.
Các sử gia thường nói đến quá trình trưởng thành của chính sách ngoại giao Mỹ kể từ thế kỷ 19. Nhưng nếu một quốc gia có thể học hỏi dần thì nó cũng có khả năng quên dần. Khi quan sát kỹ hơn đường lối ngoại giao của Mỹ hiện nay và các cuộc tranh luận về nó, dần dần người ta sẽ có cảm giác là những tiền đề của sách lược tổng thể thời Roosevelt đã bị lãng quên. Cũng có lẽ đó là điều không thể tránh khỏi. Ngày nay, Thế chiến hai đối với những người sinh vào thời kỳ chuyển tiếp thiên niên niên kỷ cũng xa xưa như cuộc Nội chiến Mỹ đối với thế hệ những năm 30. Một thế hệ không còn nhớ đến thời Chiến tranh Lạnh và chỉ trải qua các cuộc xung đột tại Iraq và Afghanistan sẽ có một cách nhìn khác về vai trò của Mỹ trên thế giới. Người Mỹ hôm nay không còn là những kẻ cô lập như thời những năm 20. Họ ủng hộ một trật tự thế giới tự do khi nào nó cho họ thấy một nguồn lợi trước mắt. Nhưng họ không còn muốn phải hy sinh nhiều để giữ vững trật tự thế giới đó. Như thần Atlas, người Mỹ đang phải vác nặng thế giới trên đôi vai của mình. Đó là một trách nhiệm vĩ đại. Số tiền khổng lồ  mà họ phải chi ra cho kinh phí quốc phòng lớn hơn tất cả số tiền của các quốc gia khác cộng lại. Vậy thì liệu những đồng minh của họ có thể sẽ có những đóng góp lớn hơn không?
Câu hỏi này đã được đặt ra từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nhưng câu trả lời luôn luôn là: Rất có khả năng không! Những nguyên do cho phép nước Mỹ bảo vệ trật tự thế giới tự do cũng lý giải vì sao những đồng minh của Mỹ luôn rụt rè và ít có khả năng làm việc này:  Họ không có sức mạnh và sự an toàn để có thể nhìn vuợt qua lợi ích quốc gia đã bị định nghĩa hẹp của họ và phản ứng một cách thích đáng. Vì thế, chỗ nào mà họ đã thất bại thì họ cũng sẽ lại thất bại. Ngay cả những người châu Âu của thế kỷ 21 với những thành tựu tuyệt vời của họ trong quá trình thống nhất chính trị có vẻ cũng hoàn toàn không có khả năng nắm tay nhau để chống lại một “con thú dữ”, và cũng như trong quá khứ, nếu cần thiết thì họ cũng sẵn sàng ném những kẻ ốm yếu cho “con thú dữ” đó xé xác để cứu vãn sự an toàn (cho túi tiền) của họ.  Đạo đức cũng có giá của nó.
Như phần lớn nhân loại, người Mỹ rất thích tin rằng họ sẽ hành xử đúng và đứng vào phía đúng. Họ cũng mong rằng những hành động của họ là chính nghĩa hay là hợp pháp.
Nhưng trên thế giới không tồn tại một cơ cấu đảm bảo trật tự có tổ chức và theo một luật lệ toàn cầu, đó là chưa nói đến việc nó không thể có một cơ cấu đảm bảo trật tự dân chủ mà tất cả các quốc gia phải tuân theo. Vấn đề chính nghĩa hay phi chính nghĩa không được phân định bởi một tiến trình tìm lẽ phải vô tư, mà hoàn toàn phụ thuộc vào sự phân chia quyền lực trong hệ thống. Về nguyên tắc, để hợp lý thì ngoài lòng tin của bản thân, người Mỹ phải sử dụng sức mạnh của mình để thực hiện những ý tưởng về chính nghĩa của mình mà không cần thêm sự công nhận của bên ngoài. Đó là một gánh nặng về đạo đức cho một xã hội dân chủ. Ở quốc gia của mình, người Mỹ đã quen với việc chia xẻ đều gánh nặng này cho những đôi vai khác nhau trong xã hội. Người dân tạo ra luật pháp, cảnh sát làm cho pháp luật có giá trị, thẩm phán và bồi thẩm ra phán quyết và nhân viên nhà tù thực thi bản án. Trong khi đó, trên trường quốc tế, nước Mỹ vừa là thẩm phán, bồi thẩm, vừa là cảnh sát, và khi có hành động quân sự thì nó đóng luôn cả vai đao phủ. Cái gì đã cho phép nước Mỹ hàng động nhân danh một trật tự thế giới vị tự do? Thực tế là không có cái gì như thế cả, ngoài lòng tin rằng trật tự thế giới vị tự do là một thực thể chính nghĩa nhất.
Nan đề đạo đức này có thể dễ dàng được bỏ qua vào thời Chiến tranh Lạnh; khi đó mọi hành động, ngay cả khi chúng được tiến hành ở những nơi xa xôi nhất, cũng có thể được biện hộ bởi quyền lợi quốc gia lành mạnh. Ngược lại, những biện pháp bảo vệ trật tự thế giới luôn làm bật ra những câu hỏi phức tạp về đạo đức. Mỹ và châu Âu khẳng định rằng chủ quyền của Ukraine là bất khả xâm phạm và người  Ukraine phải được quyền quyết định rằng họ có nên trở thành một thành viên của Liên minh châu Âu hay không. Vladimir Putin biện hộ việc sáp nhập Krym vào Nga bằng những ràng buộc lịch sử và lý giải sự kiện này là một phản ứng trước  việc Mỹ và châu Âu can thiệp vào một khu vực ảnh hưởng lịch sử của Nga. Vậy ai là người có khả năng vô tư để phân định đúng sai giữa những quan niệm đối chọi nhau về pháp lý như trên? Sẽ vô vọng nếu như mang cách nhìn được coi là có ưu thế về đạo đức của thế kỷ 21 đối chọi với  tiêu chuẩn đạo đức được coi là yếu thế của thế kỷ 19.
Thế kỷ hiện nay của chúng ta cũng chẳng có nhiều hơn cái gọi là đạo đức tuyệt mỹ như những thế kỷ đã qua. Và trong thế kỷ này các đại cường cũng không hề trong trắng hơn khi bị lôi kéo vào những xung đột như trong các thế kỷ khác. Tất cả đều ích kỷ, tất cả đều thoả hiệp về đạo đức. Thực tế là như vậy – một quốc gia càng hùng mạnh bao nhiêu thì càng dễ có xu hướng hành xử chẳng có gì là phù hợp với các giá trị đạo đức của Cơ đốc giáo hay là của thời Khai sáng.
Ai có thể khẳng định được rằng việc bảo vệ trật tự thế giới vị tự do là nhất thiết đúng đắn? Người ta chưa bao giờ cho nhân dân toàn thế giới bỏ phiếu tán thành hay phản đối một trật tự thế giới vị tự do. Trật tự này không phải là do Chúa tạo ra. Nó cũng không phải là điểm kết thúc của tiến bộ loài người. Nó chỉ là một trật tự thế giới tạm thời đáp ứng nhu cầu, lợi ích và trước hết là lý tưởng của một bộ phận đông đảo và hùng mạnh, chứ không nhất thiết phải là đòi hỏi và mong muốn của tất cả mọi người. Chủ nghĩa cộng sản có thể là đã phá sản, nhưng tư tưởng toàn trị và các nhà nước chuyên chế vẫn còn. Và không phải là dân chủ, mà chính sự chuyên chế mới là cái đã từng là thước đo trong lịch sử loài người.
Trong những thập niên vừa qua, dưới sự lãnh đạo của Mỹ và châu Âu, dân chủ đã có sức mạnh để xây dựng thế giới theo những ý tưởng của mình. Nhưng ai dám nói rằng Chủ nghĩa Putin ở Nga hay là dạng thái đặc biệt của chuyên chế tại Trung Quốc sẽ không có khả năng tồn tại lâu đúng như nền dân chủ châu Âu, cái mà ở ngoài nước Anh ra thì cho đến nay mới có nhỉnh hơn 100 năm tuổi? Đối với một quốc gia mệt mỏi về quyền lực thì điều này là một câu hỏi làm rối trí. Nhà nghiên cứu chính trị Hans Morgenthau có lần đã nhắc nhở rằng người Mỹ có lẽ “sẽ rất thích thú với ảo tưởng là một quốc gia… sẽ thoát khỏi sách lược quyền lực”, rằng sẽ đến lúc “tấm màn kết thúc sẽ được kéo xuống và trò chơi quyền lực sẽ không còn tiếp diễn”. Suy nghĩ trốn tránh thực tế này đã có một đồng vọng rộng lớn vào những năm cuối thời Chiến tranh Lạnh. Năm 1989 Fukuyama tuyên bố với người Mỹ rằng, với sự cáo chung của lịch sử thì “nền dân chủ vị tự do sẽ không còn đối thủ ý thức hệ nào cần phải chú ý”. Tiến bộ dân chủ là không thể tránh khỏi, và vì vậy, người ta không còn cần phải làm bất cứ gì để thúc đẩy và bảo vệ nó. Trong thời đại mới, cái mà nước Mỹ cần là cắt giảm quyền lực cứng (hard power) và tăng cường quyền lực mềm (soft power).
Đó là suy nghĩ chủ đạo, ít nhất là từ cuối thời Chiến tranh Lạnh cho tới năm 2008 và cho tới khi bắt đầu cuộc khủng hoảng tài chính. Đó là lúc xảy ra sự chuyển đổi mô hình. Bây giờ không phải là hồi kết của lịch sử, mà là hồi kết của nước Mỹ, hồi kết của phương Tây. Khúc khải hoàn đã nhường chỗ cho học thuyết thoái trào. Nếu như trước đó người ta cho rằng việc nước Mỹ dùng sức mạnh của mình để hướng dẫn thế giới vào một trật tự nhất định là không cần thiết, thậm chí là sai trái, thì ngày nay đột nhiên người ta thấy rằng điều đó không còn có khả năng xảy ra, vì Hợp chúng quốc đã không còn đủ sức. Các quan chức cao cấp trong chính phủ Mỹ, đặc biệt là giới trẻ, cho rằng trong cuộc xung đột tại Syria, Mỹ đã bị trói buộc chân tay quá nhiều. Đây là một bài học cho thế hệ của họ, bài học từ Iraq và Afghanistan: rằng Mỹ không còn sức mạnh, không còn sự hiểu biết, và cũng không còn cả khả năng giải quyết các vấn đề của thế giới.
Nhưng chính quan điểm cho rằng những hoạt động quốc tế chỉ là vô bổ lại cất giấu trong lòng nó một huyền thoại. Qua cặp kính màu hồng, chúng ta nhìn lại Chiến tranh Lạnh và tưởng tượng rằng nước Mỹ lúc đó đã dễ dàng thúc đẩy các quốc gia khác làm những gì mà Mỹ muốn. Nhưng nếu bỏ sang một bên những thành công, thì trong Chiến tranh Lạnh, sách lược ngoại giao của Mỹ cũng đã phạm phải hàng loạt những lỗi lầm, những xuẩn ngốc, nhiều tai nạn và cả một số thảm họa theo đúng nghĩa. Ngay từ đầu, các đồng minh của Mỹ đã tự chứng tỏ là họ thích gây rối, hay hờn dỗi và luôn bướng bỉnh. Phải chăng giới chiến lược gia của ngày hôm nay thật sự nghĩ rằng những người tiền nhiệm của họ trong các chính phủ trước đây có nhiều thuận lợi hơn họ?
Đường lối ngoại giao của bất kỳ quốc gia nào cũng thường thất bại nhiều hơn thành công. Ngay cả những cố gắng tác động vào hành xử của dân chúng trong nội địa cũng đã rất khó khăn. Vậy thì việc gây ảnh hưởng lên những dân tộc khác, quốc gia khác mà không lạnh lùng hủy diệt họ đương nhiên phải là một công việc khó khăn nhất của loài người. Điều chắc chắn trong ngoại giao –  nó cũng chắc chắn như sự tồn tại của loài người chúng ta, là tất cả những hành động giải quyết các vấn đề chỉ có thể làm nẩy sinh ra những vấn đề mới. Và điều này có giá trị cho mọi cuộc chiến tranh. Không có một cuộc chiến nào có kết cục hoàn hảo, ngay cả những cuộc chiến có những lý cớ tốt đẹp nhất cũng như vậy. Tiêu chuẩn cho một chiến thắng không nằm ở chỗ là kết quả cuối cùng có đáp ứng 100 % ước vọng ban đầu hay không, mà là liệu kết quả không ưng ý đã đạt được tốt hơn hay xấu hơn so với cái kết quả sẽ có nếu không có hành động. Việc chỉ chú tâm vào những kết quả phục vụ những mục tiêu tối đa với tốn phí tối thiểu là một biểu hiện của tâm thức trốn chạy thực tế.
Thực tế cho thấy người Mỹ ngày nay có vẻ như bị quá tải trước sự phức tạp của thế giới. Họ mong muốn được quay trở lại vị trí “vô tội của người vô trách nhiệm” như nhà thần học Mỹ Reinhold Niebuhr có lần đã nói, hay ít nhất cũng là có được một vị trí bình thường để nước Mỹ có thể giảm thiểu mức độ đóng góp cho thế giới. Với phương cách đó, nước Mỹ có thể sẽ quay trở về không khí của những năm 20. Tuy nhiên, ở đây có một điều khác biệt: Trong những năm 20 người Mỹ tin là Anh quốc và châu Âu có trách nhiệm bảo vệ cái trật tự thế giới mà họ đã tạo ra. Còn bây giờ, liệu người Mỹ có hiểu ra rằng lần này chỉ có họ mới có khả năng giữ vững trật tự thế giới đó?
Khi Tổng thống Obama mới nhậm chức, Peter Baker đã viết trên tờ New York Times rằng Obama muốn “tiếp nhận một thế giới như nó đang hiện hữu chứ không phải như người ta có thể mong muốn”. Đó chính là gốc rễ của cái điệp khúc mà các đại diện của nội các Obama luôn luôn đưa ra để giải thích tại sao Tổng thống lại chống việc tiến hành các hoạt động tại nơi này hay nơi kia trên thế giới để phấn đấu cho một “lý tưởng” đáng mơ ước nhưng khó thực hiện. Có vẻ như càng ngày càng ít người hiểu được rằng, đối với người Mỹ và nhiều người khác, 70 năm qua là một thời hạn ân huệ của chính cái thế giới “đang hiện hữu”.
Giai đoạn hòa bình và thịnh vượng có thể làm cho con người quên mất bản chất thật sự của cái thế giới  “đang hiện hữu”; nó cũng ru ngủ con người với lòng tin là loài người đã đạt đến một cấp bậc sinh tồn cao hơn. Người ta công bố những kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy đã đến “giai đoạn chuyển hóa của các quan hệ quốc tế”, và “sự thay đổi biên giới bằng vũ lực” đã giảm mạnh “kể từ năm 1946″.
Nhưng liệu có phải ngẫu nhiên mà trào lưu đáng phấn khởi như trên đã xuất hiện sau khi trật tự thế giới kiểu Mỹ được tạo dựng sau Thế chiến thứ hai? Thật ra thì thế giới – như nó “đang hiện hữu”, là một nơi đầy nguy hiểm và nhiều khi rất tàn bạo. Hành xử của con người, và cả các quan hệ quốc tế, về cơ bản cũng chẳng có nhiều thay đổi. Ngay cả trong thế kỷ 21, vũ lực vẫn là phương tiện cuối cùng. Vấn đề được đặt ra không phải là các quốc gia có sẵn sàng sử dụng vũ lực hay không, mà là các quốc gia đó nghĩ rằng, nếu sử dụng vũ lực thì họ có bị trừng phạt hay không. Khi Vladimir Putin thấy rằng không thể đạt được những mục tiêu của mình tại Ukraine bằng phương tiện chính trị và kinh tế, ông ta đã dùng đến vũ lực vì tin rằng mình có thể làm như vậy. Chừng nào vẫn còn tin rằng hiệu quả cao hơn cái giá phải trả khi dùng vũ khí, ông ta sẽ tiếp tục sử dụng vũ lực. Suy tính này cũng không có gì đặc biệt. Trong cách nhìn như vậy, liệu Trung Quốc sẽ làm tất cả những gì nếu như họ không bị ngăn cản bởi một hàng rào nhiều cường quốc được sự hỗ trợ của Mỹ? Và cũng trong mối liên quan này: Nhật Bản sẽ làm gì nếu như nó sẽ mạnh lên nhiều và ít phụ thuộc hơn vào nước Mỹ? Hiện tại chúng ta chưa phải tìm trả lời cho câu hỏi này vì với vị thế thống lĩnh của Mỹ, chiếc hộp thần tai họa của Pandora vẫn còn được giữ kín.
Hệ thống thế giới là một đan kết chặt chẽ của các tương quan sức mạnh, trong đó mỗi một quốc gia – từ lớn nhất cho tới nhỏ nhất, luôn phải ghi nhận một cách tinh vi những biến động và quấy rối. Từ 1945, và nhất là từ 1989, mối đan kết này đã được tạo ra để choàng vào nước Mỹ. Các đồng minh quan sát thái độ của Mỹ và tìm cách đánh giá độ tin cậy của nó. Các quốc gia cảm thấy bị Mỹ chèn ép hay đe dọa thì soi tìm những chỉ dấu tăng giảm về sức mạnh và quyết tâm của nó. Và khi nước Mỹ có vẻ như lùi bước, thì các đồng minh của nó an lòng trong khi các quốc gia khác hoan hỉ chờ cơ hội.
Trong những năm qua, thế giới đã tiếp nhận những tín hiệu cho thấy người Mỹ không còn muốn tiếp tục gánh vác trên vai sức nặng của trách nhiệm toàn cầu. Mới đây, khi nói về chuyện tiến quân vào Syria, Tổng thống Obama tuyên bố: “Đó không có nghĩa là việc này không đáng làm. Nhưng sau một thập niên chiến tranh, nước Mỹ đã tiến tới giới hạn của mình.”
Đến hôm nay thì những chỉ dấu sụp đổ của trật tự thế giới đã xuất hiện ở khắp nơi. Khi Nga tiến quân vào Ukraine và thâu tóm Krym, thì đây là lần đầu tiên kể từ sau Thế chiến hai, một quốc gia châu Âu đã xâm chiếm lãnh thổ của nước khác. Nếu Iran chế tạo bom nguyên tử, các nước khác bắt buộc phải làm theo. Iran, Saudi Arabia và Nga tiến hành chiến tranh uỷ nhiệm tại Syria, giết hại cho đến nay là 150.000 người và làm cho hàng triệu người phải phiêu bạt. Và những sự kiện mới đây tại Syria và Iraq đang làm tăng khả năng hình thành một nhà nước Thánh chiến Hồi giáo tại trung tâm Cận Đông, một nhà nước không chấp nhận biên giới. Nếu trào lưu này tiếp diễn thì trong tương lai gần, chúng ta sẽ có nhiều chiến tranh về lãnh thổ hơn, nhiều bạo lực vì sắc tộc và tôn giáo hơn, và sẽ nhìn thấy một thế giới vị tự do càng ngày càng thu hẹp.
Câu hỏi là nước Mỹ phải phản ứng ra sao. Liệu nước Mỹ sẽ còn sống sót khi Syria vẫn ở trong tay của Assad hay – có khả năng hơn, là Syria sẽ bị phân rã và trong vòng hỗn loạn,  quân Thánh chiến sẽ kiểm soát thêm nhiều vùng đất mới? Liệu nước Mỹ sẽ còn sống sót nếu như Iran có trong tay bom nguyên tử và để đáp lại thì sẽ xuất hiện những quả bom như vậy tại Saudi Arabia, tại Thổ Nhĩ Kỳ và tại Ai Cập? Liệu nước Mỹ sẽ còn sống sót trong một thế giới mà trong đó nước Nga thống lĩnh Đông Âu, không phải chỉ là ở Ukraine, mà ở cả vùng Baltic và có thể là cả Ba Lan?
Tất nhiên là nước Mỹ có thể còn sống sót. Có thể việc can thiệp thực tế là không bức thiết. Nước Mỹ vẫn có thể làm ăn buôn bán với một Trung Quốc nắm quyền thống lĩnh và cũng có thể tìm thấy một phương thức thỏa thuận chung sống với một đế quốc Nga tái hùng cường. Rồi sẽ như trong quá khứ, người Mỹ sẽ là những người cuối cùng phải chịu nỗi đau khi trật tự thế giới sụp đổ. Và khi họ thực sự cảm nhận được nỗi đau đó thì đã là rất muộn.
Nhà nghiên cứu chính trị Mỹ Robert Osgood, có thể được coi là tư tưởng gia chính trị thực tiễn thông minh nhất của thế kỷ vừa qua, khi nhìn lại thời kỳ trước Thế chiến hai đã phát hiện ra một điều kinh hoàng: Những định nghĩa thuần thực dụng về “lợi ích quốc gia” là hoàn toàn không đủ. Điều nghịch lý là chính những “người có lý tưởng” đã là những người phản ứng một cách “đặc biệt nhanh nhậy trước nguy cơ phát-xít đối với văn hóa và văn minh phương Tây”.  Lý tưởng chủ nghĩa là một “động cơ tinh thần không thể bỏ qua để con người có thể nhận ra những đòi hỏi bắt buộc của một chính sách quyền lực”. Điều này cũng chính là thông điệp của Roosevelt khi ông kêu gọi người Mỹ phải đứng lên bảo vệ “không những nhà cửa đất đai, mà cả lòng tin và tình người của họ”.
Có lẽ người ta lại phải khuyến khích người Mỹ làm như vậy ngay cả khi không có sự đe dọa của một Hitler mới. Nhưng lần này nước Mỹ sẽ không có một thời gian dài 20 năm để suy tính và quyết định. Thế giới biến chuyển nhanh hơn sức tưởng tượng của người Mỹ. Và sẽ không có một siêu cường dân chủ nào khác túc trực đằng sau sân khấu để cứu vãn thế giới nếu như nước Mỹ, siêu cường dân chủ duy nhất hiện nay, tỏ ra ngần ngại.
Nguồn: Robert Kagan: ”Die Welt wird zu gefährlichwenn Amerika den Führungsanspruch aufgibt“, Spiegel 26/2014

Sát thủ giấu mặt khiến lính Mỹ 'chết mòn' mỗi ngày

Các bác sĩ đã phát hiện ra bằng chứng về một loại bệnh nan y ở não mà một phần rất lớn các binh sĩ Mỹ mắc phải sau khi từ chiến trường trở về.

Đại tá Dallas Hack tuộc Trung tâm Nghiên cứu chăm sóc tai nạn chiến tranh của Quân đội Mỹ cho biết hội chứng Chronic Traumatic Encephalopathy (CTE- tạm dịch là chấn thương mãn tính ở não) không thể chữa khỏi hoặc điều trị một cách hiệu quả.
Các nhà khoa học cho rằng các tổn thương não xảy ra trong quá trình chiến đấu có thể khiến cho hội chứng CTE nảy sinh, mà dấu hiệu phát hiện là các đợt bùng nổ cơn tức giận hoặc suy nhược, và hội chứng này có thể ảnh hưởng tới các kỹ năng vận động và cả trí nhớ.


Con số thống kê các vụ tự tử của binh sĩ Mỹ đã lên tới mức báo động. Tính trung bình, mỗi ngày lại có một người tự tìm đến cái chết.
Với 2,5 triệu binh sĩ Mỹ sẽ trở thành 'cựu chiến binh' sau các cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq, điều này cũng đồng nghĩa là con số những người mắc CTE cũng tăng lên.
"Chúng tôi không hiểu hết được tỉ lệ mắc CTE cùng với việc xuất hiện tổn thương não"  - Trung tá Randall McCafferty thuộc Không lực Hoa Kỳ, trưởng khoa giải phẫu thần kinh tại trung tâm Y tế Quân sự San Antonio cho hay. "Nhưng chúng tôi có thể hiểu rằng việc điều trị sớm tổn thương não ngay từ ban đầu có thể tránh cho não bị CTE".
Trong một số trường hợp, các nhà nghiên cứu trong quân đội tin rằng CTE có liên quan tới các hành vi tự sát.
Cho tới nay, nghiên cứu chỉ ra rằng các trường hợp bị chấn thương não thường có nguy cơ bị nhiễm CTE cao hơn, và khiến cho các binh sĩ cũng như các vận động viên chuyên nghiệp có chiều hướng bị rối loạn hơn. Hơn 20 vận động viên bóng đá đã được điều trị CTE trong vài năm qua, ít nhất hai vận động viên của Mỹ - ngôi sao Dave Duerson và một người nữa - được cho là đã bị chứng CTE trước khi họ tự tử.
"Vụ tự tử của Dave Duerson thật bi thảm, nhưng điều rất ý nghĩa là anh ấy đã nhận ra hội chứng rối loạn - trong trường hợp này thì đó đã được xác thực" - Bác sĩ Ann McKee, một nhà giải phẫu thần kinh cho biết. Theo bác sĩ này, não của Duerson 'không có bất cứ bằng chứng nào về việc bị rối loạn'.
Tác giả  Chris Nowinski cho rằng trong nghiên cứu thực hiện vài năm qua cho phép các bác sĩ tìm thấy mối liên hệ giữa CTE với các vận động viên và những người bị 'giáng nhiều đòn vào đầu' trong công việc/ sự nghiệp của họ.
"Vậy là mọi người có thể thấy tự vẫn là một hành vi rất, rất phức tạp; tuy nhiên, chúng tôi có một số vận động viên bị hội chứng này và đã tự tử hoặc nhiều lần tìm cách tự sát" - tác giả Nowinski nói. "Và tự tử có liên quan tới chấn thương não. Cho nên chúng ta cần phải điều tra thêm nữa".
Nhưng do CTE chỉ mới được xác định vào những năm gần đây nên mối tương quan giữa các trường hợp trong quân đội Mỹ và các vụ tử tự vẫn chưa được phân tích thấu đáo. Trong khi đó, các số liệu công bố hồi đầu mùa hè này từ Bộ Quốc phòng Mỹ cho thấy tỉ lệ tự tử đối với các quân nhân tại ngũ trong năm 2012 ở mức mỗi ngày một vụ.
"Bốn năm trước đây chúng tôi không hề hiểu gì về loại tổn thương này" - Bác sĩ McKee nói với các phóng viên tuần qua khi công bố các phát hiện mới trong cộng đồng khoa học về CTE. "Giờ thì chúng tôi biết nó thực sự tồn tại. Chúng tôi hiểu đó là một vấn đề".
LÊ THU (VIETNAMNET)

Đột nhiên yêu đời - Dấu hiệu của bệnh tâm thần?

“Cuộc đời của các bệnh nhân hưng cảm đều có đặc điểm chung: trẻ, trí thức và ngập tràn ước mơ hoài bão”, BS. Tạ Thị Ngân, Trưởng khoa 3, Bệnh viện tâm thần Trung ương I chia sẻ.

Hiện nay, có không ít người trẻ đang bị rơi không trọng lượng trong căn bệnh mang tên hưng cảm. Hưng cảm cấp độ nhẹ, hưng cảm có loạn thần và thậm chí không biết mình mắc bệnh. Hưng cảm là một dạng rối loạn khí sắc, làm tăng tất cả các mặt hoạt động tâm thần của người bệnh, như: cảm xúc, tư duy, tri giác và hành vi tác phong, người bệnh bỗng yêu đời quá mức, tràn đầy năng lượng. Khi lên cơn, họ rất yêu đời, làm thơ, vẽ, viết lung tung trên tường, hát hò, túm lấy người khác nói chuyện và rất dễ bị kích động nếu bị ai đó ngăn cản những trò vui vẻ của họ.Trong đó, bệnh chủ yếu tác động lên cảm xúc của bệnh nhân và cảm xúc hưng phấn, yêu đời quá mức này sẽ chi phối các mặt còn lại.
“Bệnh nhân thường kèm theo những ý nghĩ hoang tưởng tự cao, nói nhiều, đứng ngồi không yên và thường xuyên xen vào những chuyện không phải của mình. Nguyên nhân của bệnh do yếu tố di truyền là chủ yếu, hoặc có thể các vấn đềgặp phải trong môi trường xã hội, các sang chấn tâm lý, stress kéo dài”, BS. Tạ Thị Ngân, Trưởng khoa 3 , BV Tâm thần TƯ 1 cho biết.
BS Ngân kể lại: “Trong khoa cũng đã có bệnh nhân hưng cảm đã từng viết thư cho tôi, bác sỹ cho em xin 30 cái BCS, em đi em nhờ người. Đây cũng là một trạng thái hưng cảm liên quan đến nhu cầu sinh lý của con người”. Bệnh nhân có ham muốn được yêu, không làm chủ được hành vi của mình.
Đa số các trường hợp bệnh nhân được đưa đi điều trị đều đã ở giai đoạn nặng, đã có những hành động gây tổn hại đến gia đình và những người xung quanh. Bởi lẽ người thân của họ không nghĩ sự yêu đời, hưng phấn đột ngột ấy là bệnh, thậm chí còn mừng khi thấy họ vui vẻ, tràn đầy sinh khí hơn so với ngày thường.
T.Đ.H.T. không chỉ xinh đẹp mà còn giỏi giang, vững chuyên môn (giáo viên ngoại ngữ của một trường Đại học ở Hà Nội), biết nhiều thứ tiếng. Là con gái của gia đình truyền thống gia giáo, T được bố mẹ tạo điều kiện tốt nhất cho việc học hành. Từ nhỏ, cô luôn học giỏi và rất ngoan hiền. Tốt nghiệp đại học xong cô được giữ lại trường làm giảng viên, con đường phía trước dường như đang rất rộng mở với một sinh viên mới ra trường như T. Nhưng sau khi đi giảng dạy được một thời gian, cô có hiện tượng tự cho mình là xinh đẹp, ăm mặc diêm dúa, nói nhiều, suốt ngày ca hát, nhảy múa.
Chuyện này khiến cả gia đình lo lắng, đưa T đến bệnh viện điều trị. Khi vào viện T. luôn nói là em được anh Tổng Giám đốc một tập đoàn yêu, lần này ra viện là em về em cưới chồng, cưới anh đấy. Như BS Ngân nói thì T. bị mắc bệnh hưng cảm được yêu, luôn có cảm giác mọi người xung quanh yêu mình, nghĩ mình là người xinh đẹp nhất, thích ăn mặc sặc sỡ, chải chuốt.
Hưng cảm cũng thay đổi theo cường độ từ nhẹ cho tới phát triển mạnh với các tính năng tâm thần, bao gồm ảo giác, hoang tưởng, đa nghi, hành vi căng trương lực, gây hấn, và lo lắng với những suy nghĩ hoặc mưu tính mà có thể dẫn đến tự bỏ bê.
H. T. V ( Bắc Ninh ) năm nay vừa tròn 25 tuổi nhưng đã ở trong viện gần 8 năm bởi vì căn bệnh hưng cảm. Đã từng phải xuất, nhập viện điều trị rất nhiều lần. V lúc nào cũng cười, nói nhiều, thích ca hát, thích được khen xinh đẹp và luôn có cảm giác mình được yêu. Theo như lời V tâm sự thì em đã từng bị cưỡng bức, có lẽ đây chính là nguyên nhân làm cho V. mắc căn bệnh hưng cảm này.
BS Ngân cho biết “Sự hưng phấn ấy khiến người hưng cảm ít có nhu cầu ăn uống, ngủ nghỉ mà chỉ chú tâm vào làm những điều mà họ hứng. Cho nên sau một thời gian, cơ thể bệnh nhân sẽ suy kiệt”.
Có những bệnh nhân hưng cảm lại tiêu xài vô độ, mua sắm hoang phí và sẵn sàng móc sạch túi ra cho những người không quen biết, mặc dù là không phải là giàu có.
Bệnh nhân hưng cảm thường chỉ điều trị dứt bằng thuốc hoặc sốc điện. Thường cơn hưng cảm kéo dài ít nhất là một tuần, lâu nhất là 6 tháng rồi tự hết. Tuy nhiên, việc dùng thuốc sẽ giúp rút ngắn cơn, giảm nhẹ các triệu chứng và ngăn chặn tái phát. “Bệnh này chữa được nhưng thường những người bị bệnh phải uống thuốc củng cố suốt đời. Trong thời gian đó, cần tránh sử dụng rượu bia cũng như hạn chế các chất kích thích khác”, BS Ngân cho biết.
Khi có những dấu hiệu của chứng hưng cảm gia đình nên đưa bệnh nhân đến các bệnh viện tâm thần, trung tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần, các bác sĩ tâm thần và các nhà trị liệu tâm lý để được hướng dẫn phương pháp vượt qua căn bệnh này càng sớm càng tốt./.
THANH HUYỀN (DÂN TRÍ)

Bí ẩn của bóng đè - trải nghiệm hãi hùng trong giấc ngủ

Bạn muốn mở mắt ra, kêu cứu hay cử động tay chân nhưng đều bất lực...
Đã bao giờ bạn tỉnh dậy giữa buổi đêm và thấy khó thở như có một vật gì đè nặng trên ngực? Bạn lờ mờ cảm thấy một ai đó đang chăm chú quan sát bạn trong bóng đêm? Bạn muốn mở mắt ra, kêu cứu hay cử động tay chân nhưng đều bất lực?
Những trải nghiệm đáng sợ trên được gọi là bóng đè hay còn gọi là ma đè. Theo các nhà khoa học, đây là một dạng rối loạn giấc ngủ không gây ra thương tổn và có khoảng 40% nhân loại đã ít nhất một lần trải qua nó như bạn.
Bức tranh của hoạ sĩ Henry Fuseli mô tả hiện tượng bóng đè (quỷ Mare ngồi trên nạn nhân).
Người Trung Quốc đã có những ghi chép về bóng đè từ năm 400 TCN. Hiện tượng này cũng được nhà sử học Herodotus của Hy Lạp cổ đại mô tả. Người châu Âu thời cổ tin rằng bóng đè do một con quỷ tên là Mare gây ra khi nó ngồi lên người nạn nhân trong lúc họ ngủ. Từ “mare” về sau phát triển ra từ “nightmare” (ác mộng) theo nghĩa hiện đại.
Không thể phủ nhận bóng đè là một trải nghiệm rất đáng sợ. Có người khi bị bóng đè cảm thấy như nghe được một giọng nói bí ẩn, có sự hiện diện của một ai đó đứng, ngồi bên cạnh hay cảm giác như bị xô ngã ra khỏi giường. Bóng đè có thể lặp lại vài lần trong một đêm.Về bản chất khoa học, khi bóng đè xảy ra, vùng vỏ não được kích thích rất mạnh khiến con người trở nên tỉnh táo, không khác gì lúc thức. Thế nhưng lúc đó những mối liên hệ thần kinh giữa não với các bộ phận cơ thể lại chưa được khai thông. Kết quả là người bị bóng đè cảm thấy tê liệt giống như có ai đang đè chặt tay chân mình vậy.
Bản chất của bóng đè đó là liên hệ thần kinh giữa não bộ và các cơ quan không được thiết lập.
Để hiểu sâu bản chất của bóng đè, các nhà khoa học đi vào nghiên cứu các giai đoạn của giấc ngủ. Ở các loài động vật có vú, giấc ngủ được chia làm hai khoảng thời gian: REM (rapid eye movement) và NREM (non-REM).
Trong REM, mi mắt của chúng ta cử động nhanh và đây là khoảng thời gian chúng ta nằm mơ. Giai đoạn này, mi mắt hoạt động như thể chúng ta đang “nhìn” những sự vật, sự việc trong giấc mơ của mình vậy. Còn ở giai đoạn NREM, chúng ta ít khi nháy mi mắt nhưng có thể trở mình trên giường, thậm chí mộng du và nói chuyện trong giấc ngủ. Mỗi khi bắt đầu một giấc ngủ, ta bước vào giai đoạn NREM trong 80 phút và nối tiếp sau là 10 phút ở giai đoạn REM. Chu trình 90 phút này cứ lặp đi lặp lại trong suốt giấc ngủ của chúng ta. Tại giai đoạn REM (mi mắt chuyển động nhanh), cơ thể tắt đi các liên hệ thần kinh giữa não bộ. Nếu như điều này không xảy ra, chúng ta có thể dùng tay chân lặp lại y hệt những hành động diễn ra trong giấc mơ của mình. Chẳng hạn, một người đàn ông từng mơ thấy mình bị quái vật tấn công và đánh trả lại chúng trong mơ. Nhưng trên thực tế, ông ta đang vô thức đánh người vợ nằm bên cạnh mình.Nếu bất ngờ tỉnh ngủ đúng vào giai đoạn REM, chúng ta sẽ bị bóng đè do các đường liên hệ thần kinh đang tắt. Vậy còn những hình ảnh và âm thanh ma quái? Các nhà khoa học cho rằng đó thực chất chỉ là những ảo ảnh tạo ra tại vùng vỏ não xử lý hình ảnh và âm thanh. Các nơron thần kinh bị kích thích đã tự động tạo ra những gì chúng ta tưởng là “nghe” hoặc “nhìn” thấy. Sự căng thẳng và lo lắng là nguyên nhân chính dẫn đến việc kích thích các nơron này.
Stress là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng bóng đè.
Nguyên nhân phổ biến dẫn đến bị bóng đè là những căng thẳng, phiền muộn trong cuộc sống không được giải tỏa. Việc sử dụng nhiều các chất kích thích cũng góp phần khiến cho não bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, tư thế ngủ sai cách cũng làm người ngủ cảm thấy khó thở, dễ dẫn đến bóng đè.
Tựu trung lại, bóng đè thực ra chỉ là một dạng rối loạn trong hoạt động của cơ thể. Chỉ cần duy trì một lối sống tích cực và lành mạnh, bạn sẽ chẳng còn phải lo bóng đè ghé thăm!
QUỐC TRUNG (PHÁT LUẬT & XÃ HỘI)

Những ngộ nhận về trẻ em tự kỉ

Trong thời gian gần đây, “tự kỉ” được sử dụng như vốn từ hàng ngày của giới trẻ. Từ này được dùng để miểu tả tâm trạng tức thời “quá cô đơn và cảm thấy mình không thể hòa nhập cũng như mở lòng với mọi người”.
Thực chất, tự kỉ là “một bệnh rối loạn phát triển thần kinh kéo dài suốt cuộc đời, có ảnh hưởng đến cách giao tiếp và quan hệ của một người đối với người xung quanh.” Việc sử dụng từ “tự kỉ” một cách bừa bãi và không đúng mục đích đã khiến nhiều người có người thân với bệnh tự kỉ cảm thấy không hài lòng và tổn thương, chính vì vậy, ta cần có sự hiểu biết và dùng từ này một cách hợp lý.
VIET Psychology giới thiệu bài viết giới thiệu về các hiểu nhầm phổ biến nhất về chứng tự kỷ.
  • Hiểu nhầm #1 Trẻ tự kỉ là do bố mẹ không tốt
Nhiều năm trước khi những kiến thức về tự kỉ chưa được phát triển hoàn thiện, người ta tin rằng tự kỉ được tạo bởi bạo hành tâm lí trẻ em, rằng trẻ bị tự kỉ là do những ông bố bà mẹ lạnh lùng, vô cảm. Ngày nay, ta hiểu rằng tự kỉ không phải là bệnh tâm lí mà là từ sinh học.
  • Hiểu nhầm #2 Trẻ tự kỉ không thể thể hiện tình cảm
Thực chất, trẻ tự kỉ thể hiện tình cảm theo cách riêng. Những người không hiểu chúng không thể nào nhận biết được dấu hiệu cảm xúc, yêu thương, buồn bực của trẻ. Qua thời gian, trẻ mắc hội chứng Asperger (cứng nhắc) sẽ học được cách thể hiện tình cảm mà ngay cả người ngoài gia đình chúng cũng có thể nhận ra.
  • Hiểu nhầm #3 Trẻ tự kỉ không thể cảm thông
Bởi vì người với tự kỉ gặp khó khăn trong việc diễn đạt cảm xúc và suy nghĩtới người khác, có vài người kết luận rằng họ không thể cảm thông. Điều này hoàn toàn không đúng. Trẻ tự kỉ có liên kết cảm xúc chặt chẽ tới gia đình và bạn bè, nhưng trẻ cần học cách nhận diện cảm xúc và thể hiện với mọi người xung quanh. Trái lại, những người không thể cảm nhận, hay gọi là “thái nhân cách”, chịu phải rối loạn tính cách tôn thờ bản thân, vốn không liên quan gì đến tự kỉ.
  • Hiểu nhầm #4 Người mắc trứng rối loạn phổ tự kỉ bị bệnh thần kinh
Rối loạn phổ tự kỉ là một rối loạn phát triển thần kinh chứ không phải bệnh thần kinh. Nghiên cứu cho thấy người tự kỉ có chỉ số thông minh ở mức trung bình. Tuy nhiên, trẻ tự kỉ thường gánh chịu những vấn đề tâm lí do phải đối phó với rối loạn này. Nhiều trẻ trải qua rối loạn lo âu, thất vọng, ám ảnh cưỡng chế và trầm cảm. Ngoài những liệu pháp đặc biệt dành cho bệnh tự kỉ, trị liệu tâm lí cũng mang đến nhiều lợi ích cho trẻ.
  • Hiểu nhầm #5 Trẻ phổ tự kỉ không thể giao tiếp bằng lời
Triệu chứng của bệnh tự kỉ thay đổi nặng-nhẹ khác nhau tuỳ trường hợp, vì vậy gồm nhiều mức độ chứ không chỉ là cực điểm. Mỗi trẻ tự kỉ có cách giao tiếp riêng, nhưng hiếm khi chúng hoàn toàn không nói năng gì. Đối với trẻ tự kỉ, mô hình diễn đạt có mức độ từ những âm thanh lặp đi lặp lại hay các cụm từ nhắc đi nhắc lại, tới ngôn ngữ cử chỉ và giao tiếp qua lời nói.
  • Hiểu nhầm #6 Trẻ tự kỉ là thiên tài
Thứ nhất, dựa vào Hướng dẫn chẩn đoán, không tồn tại thứ gọi là “hội chứng thiên tài”, kể cả trên lí thuyết. Thứ hai, cái được coi là hội chứng thiên tài, hay khả năng xuất chúng ở một lĩnh vực nào đó nhưng rất hạn chế ở một hoạt động khác, là một trong nhiều triệu chứng phổ biến ở trẻ mắc phổ tự kỉ. Cũng như một thiên tài trẻ tuổi vô cùng xuất sắc với toán học nhưng khó nắm bắt ngữ pháp, một trẻ tự kỉ có thể chiếm lĩnh kĩ năng nhận thức hình học không gian nhưng lại kém phát triển kĩ năng vận động tinh vi (fine motor development).
  • Hiểu nhầm #7 Trẻ mắc hội chứng Asperger, hoặc các dạng khác của tự kỉ, không thể duy trì những mối quan hệ lâu dài, lành mạnh
Đối với phần lớn trẻ tự kỉ, kết bạn luôn là một khó khăn. Trẻ tự kỉ thường gặp trắc trở khi giao tiếp bằng mắt, cảm thấy bị áp đảo trong đám đông, và phản ứng tiêu cực tới sự va chạm, ví dụ như ôm hôn. Trong nhiều trường hợp, trẻ tự kỉ học được những kĩ năng xã hội cần thiết cho việc xây dựng những mối quan hệ lành mạnh với người xung quanh. Kể cả những đứa trẻ không học được những kĩ năng này vẫn có thể trải nghiệm được những mối quan hệ thân thiết với gia đình, bạn bè, những người thấu hiểu những hành vi đặc biệt của trẻ.
  • Hiểu nhầm #8 Tự kỉ là bệnh truyền nhiễm
Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây lan đột ngột với số lượng lớn. Trái với những gì người ta nghĩ, trẻ tự kỉ thời nay không hề nhiều hơn 50 năm trước. Nếu có thay đổi gì đối với chứng tự kỉ thì đó là nhận thức và sự hiểu biết về rối loạn phổ tự kỉ trong vài thập niên qua. Tưởng chừng như có nhiều trường hợp mắc tự kỉ hơn nhưng thực chất đó là sự gia tăng trong chẩn đoán, bởi ta ngày càng nhận diện rõ hơn triệu chứng của tự kỉ và đưa ra liệu pháp đúng đắn.
  • Hiểu nhầm #9 Tự kỉ là bệnh chữa được
Không “phương thuốc” nào được thế giới công nhận có thể chữa tự kỉ, nhưng có rất nhiều liệu pháp hiệu quả có thể giúp ta đối phó với những triệu chứng của căn bệnh này.
CHI N (VIET PSYCHOLOGY)

Bàn về tâm lý tham nhũng

"Chúng ta đánh ngã một nhà độc tài và nghĩ rằng chúng ta đã tiêu diệt những tay chân của y. Thế mà với 4 Chính phủ sau đó, vấn đề tham nhũng và hối lộ tiếp tục gây tác hại cho đất nước chúng ta.


Trong viễn cảnh lịch sử tự lặp lại, một số người bắt đầu hỏi thay đổi Tổng thống có thật sự xóa bỏ tham nhũng?  Có lẽ không, nếu như chúng ta không hiểu lí do tại sao tham nhũng tiếp tục tồn tại ở nước ta và chúng ta phải làm một cái gì đó về tham nhũng".
Một công trình nghiên cứu gần đây về thái độ của người Philippines liên quan đến vấn đề tham nhũng và hối lộ đã soi sáng cho chúng ta hiện tượng tiêu cực trong xã hội này.

Ba nghiên cứu sinh Tanya Gisbert, Therese Posas và Karla Santos phỏng vấn 12 người và thăm dò ý kiến của 380 người từ 3 thành phần xã hội có thu nhập cao, trung bình, và thấp, tất cả đều là cư dân ở thủ đô Manila. Họ hỏi về định nghĩa thế nào là tham nhũng, hành động nào được xem là tham những, tại sao tham nhũng tồn tại, và có muốn dính dáng vào tham nhũng hay không. Những kết quả của nghiên cứu này có thể tóm lược qua các điểm sau đây:

    Tham nhũng là một hình thức ăn cắp

    Công trình nghiên cứu phát hiện rằng người dân định nghĩa tham nhũng là một hình thức ăn cắp. Tham nhũng được chia thành 2 loại theo qui mô: tham nhũng nhỏ và tham nhũng lớn. Tham nhũng nhỏ thường liên quan đến thường dân và thương gia cấp nhỏ.  Tham nhũng lớn thường xảy ra ở cấp Nhà nước và các “đại gia” trong thương trường.  Tham nhũng nhỏ bao gồm những hành động như đút lót cảnh sát để tránh bị phạt, bôi trơn các quan chức Chính phủ để công việc được trôi chảy. Trong môi trường kinh doanh, tham nhũng cũng bao gồm việc bòn rút tiền công ty bằng cách làm hóa đơn với số tiền chi nhiều hơn số tiền chi trong thực tế.

    Phổ biến

    Khi được hỏi tại sao tham nhũng tồn tại, thì nhiều người chỉ ra những “tấm gương” tiêu cực của quan chức Nhà nước. Một số người mô tả tình trạng tham nhũng ở Phi lippines như đã thấm vào máu.

Khi được hỏi tại sao lại can dự vào tham nhũng và đút lót, những người có thu nhập thấp cho biết đó chỉ là một cách để duy trì sự sống còn của gia đình. Nhưng những người có thu nhập cao thì cho rằng phải hối lộ cho quan chức Nhà nước để công việc được trôi chảy, tức là một cách vượt rào hay “đi tắt đón đầu”. Một người nói thẳng rằng: tại sao lại chuốc lấy phiền phức cho mình khi mà chỉ cần một một số tiền nhỏ là có thể giải quyết xong vấn đề.

Một phát hiện thú vị của công trình nghiên cứu là các đối tượng giàu có (thu nhập cao) thường chấp nhận tham nhũng và sẵn sàng đút lót, nhưng những đối tượng có thu nhập thấp và trung bình thì thường không chấp nhận tham nhũng. Giai cấp có mức thu nhập trung bình là giai cấp chống tham nhũng nhiều nhất. Nhiều người phàn nàn rằng tiền thuế họ đóng góp cho Nhà nước bị tiêu phí cho những dịch vụ vô hình và kém chất lượng. Một người phản ảnh rằng có lần một quan chức tuyên bố sẽ có dịch vụ khám sức khỏe và phát thuốc miễn phí, nhưng thật ra chẳng có gì miễn phí, mà sau đó người ta thấy vị quan chức đó có xe hơi mới và nhà của ông ta được xây dựng khang trang hơn.

Nên hiểu những phát hiện này như thế nào?  Dù tham nhũng có thể nhìn với nhiều quan điểm, nhưng nó có thể xem là một hiện tượng xã hội có nguồn gốc từ nhiều quan niệm tâm lí. Những yếu tố tâm lí đó có thể tóm lược như sau:

    Thiếu tấm gương tốt. Chúng ta học từ hành động của người khác, và người dân “đến” với tham nhũng qua những tương tác với chính quyền. Chúng ta thấy quá nhiều tham nhũng trên báo chí, quá nhiều hành động tham nhũng của các quan chức Nhà nước, nhưng có rất ít người có tấm gương sáng để đối chọi lại tham nhũng. Hệ quả là giới trẻ và những quan chức tương lai xem hành động tham nhũng là điều có thể chấp nhận được.

    Vô cảm. Mặc dù người dân chỉ trích tham nhũng trong chính quyền, nhưng người dân lại thấy những hành động đút lót và “bôi trơn” để đạt được mục tiêu của mình là một điều có thể chấp nhận được!  Vấn đề ở đây là làm sao có thể có một đường ranh để phân biệt đâu là tham nhũng nhỏ và đâu là tham nhũng lớn. Tham nhũng lớn ắt phải bắt đầu bằng tham nhũng nhỏ.

    Hợp lí hóa. Những người hành xử tiêu cực sẽ tìm cách biện minh cho hành vi xấu của họ để tự cảm thấy họ không có mâu thuẫn.  Họ từ chối trách nhiệm, và biện minh rằng họ tham nhũng vì tình thế bắt buộc chứ không còn lựa chọn nào khác. Kiểu giải thích "gặp thời thế, thế thời phải thế". Một biện minh khác là phủ nhận tai hại của tham nhũng, cho rằng tham nhũng chẳng làm hại ai, tức là một cách lí giải kiểu cứu cánh biện minh cho phương tiện!

    Củng cố vị trí xã hội. Sự khác biệt về thái độ đối với tham nhũng giữa các thành phần kinh tế có thể giải thích bằng khái niệm củng cố quyền lực. Đối với những người có thu nhập cao, chi phí cho tham nhũng chẳng là bao nhiêu so với lợi ích mà họ đạt được. Đối với người có thu nhập trung bình hay thấp, họ thấy tham nhũng là bòn rút đồng tiền mà họ làm làm lụn rất vất vả mới có được, và chi phí cho tham nhũng có khi còn nhiều hơn thu nhập của họ. Do đó, người giàu dễ dàng chấp nhận tham nhũng hơn là người nghèo.

    Bất lực. Mặc dù người dân nói chung bực tức trước tình trạng tham nhũng, nhưng người dân cũng cảm thấy bất lực, không làm gì được để cải tiến tình hình. Người dân thấy rằng khó mà diệt được tham nhũng, bởi vì chính những người có quyền lực cao nhất cũng chính là những kẻ tham nhũng.

Với những yếu tố tạo nên văn hóa tham nhũng mà chúng ta đã biết qua nghiên cứu này, câu hỏi đặt ra là chúng ta có thể làm gì?  Tham nhũng, như trình bày trong nghiên cứu này, là một hiện tượng phức tạp bắt nguồn từ tâm lí và văn hóa.  Nghiên cứu này cho thấy ngoài những hành động của giới lãnh đạo và cơ chế xã hội, chúng ta cần có niềm tin rằng có thể tiêu diệt tham nhũng. Một sự thay đổi về nhận thức như thế đòi hỏi nhiều thế hệ và cần một nỗ lực của nhiều thành phần – từ gia đình, trường học và các định chế xã hội.

NGUYỄN VĂN TUẤN (TẠP CHÍ TIA SÁNG)

Bí ẩn của những giấc mơ dự báo tương lai

Giấc mơ thường xuyên xuất hiện trong giấc ngủ của mọi người. Có những giấc mơ về điềm gở, tai họa, lại có những giấc mơ báo trước về bệnh tật.

Đã có rất nhiều nhà khoa học cùng biết bao máy móc hiện đại chỉ để tập trung khám phá bí ẩn của mộng mị, nhiều giả thuyết đã được nêu về ý nghĩa và mục đích sinh học của giấc mơ, tuy nhiên tất cả vẫn còn khá mơ hồ như chính bản chất của đối tượng cần giải quyết. Và điều kỳ lạ trong những giấc mơ vẫn khiến không ít người của cuộc sống thật phải trăn trở, suy nghĩ...

Ác mộng báo trước sự thật

Năm 1865, Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln kể cho bạn bè về một giấc mơ mà trong đó, ông nghe thấy những tiếng động của đám tang từ căn phòng phía Tây trong Nhà trắng. Trong đó có một cái xác quấn vải niệm với nhiều lính gác đứng xung quanh. Vì khuôn mặt cũng bị che kín nên khi được ông hỏi, một lính gác trả lời "Tổng thống". Lincoln bị ám ảnh vì giấc mơ và một tuần sau ông bị ám sát.

Năm 1912, một số người thoát chết trong thảm kịch Titanic nổi tiếng, khi họ kể nằm mơ thấy tàu sẽ chìm. Tình thế tương tự cũng xảy ra trong tai nạn ở Aberfan, xứ Wales, Vương quốc Anh (mưa gây trượt than đá làm chết 116 trẻ em và 28 người lớn tại Trường tiểu học Pantglas). Ít nhất 22 người Anh đã mơ thấy thảm kịch từ trước.

Ngày 28/5/1968, tâm linh gia Alan Vaughan gửi thư tới chuyên gia về giấc mơ Stanley Krippner, thông báo ông mơ thấy một người da đỏ bắn chết Robert Kennedy, ứng cử viên Tổng thống Mỹ. Rồi Vaughan mơ thấy cách bảo vệ nạn nhân; tuy nhiên trước khi nhận được lời cảnh báo, ngày 5/6 Kennedy bị ám sát.

Khuôn mặt bí hiểm trong giấc mơ

Tháng 1/2006, tại New York, khi một nữ bệnh nhân kể với bác sĩ tâm lý của mình rằng có một người đàn ông thường xuyên xuất hiện trong giấc mơ của cô. "Anh ta" đưa ra những lời khuyên về mọi điều trong cuộc sống cho cô. Tuy nhiên, cô gái than rằng chưa bao giờ gặp người đàn ông này một lần nào trong cuộc sống cả và tỏ ra khá sợ hãi. Sau đó cô ngồi vẽ lại chân dung người đàn ông bí hiểm này.

Chỉ vài ngày sau, khi một bệnh nhân khác đến khám bệnh, ông ta vô tình nhìn thấy bức chân dung đặt trên bàn, ông đã vô cùng ngạc nhiên bởi người đàn ông xuất hiện trong bức chân dung kia cũng đã nhiều lần “viếng thăm” vào giấc mơ của ông.

Sau sự việc bí ẩn trùng lặp này, vị bác sĩ đã quyết định gửi tấm chân dung cho một số đồng nghiệp của mình để điều tra vụ việc. Và thật bất ngờ, chỉ trong vòng một tháng, 4 bệnh nhân khác cho biết, họ cũng gặp người đàn ông này khi đang chìm trong giấc ngủ. Khi vừa giơ tấm chân dung ra, tất cả 4 người đều rất bất ngờ và nhận ra ngay khuôn mặt của người đàn ông bí hiểm.

Tính từ tháng 1/2006 cho đến nay đã có ít nhất khoảng 2.000 người thừa nhận, người đàn ông trong bức chân dung kia liên tục xuất hiện trong các giấc mơ của họ. Một điều kỳ lạ, tất cả trong số những người này đều đến từ nhiều thành phố khác nhau ở khắp mọi nơi trên thế giới như: Los Angeles, Berlin, Sao Paulo, Tehran, Bắc Kinh, Rome, Barcelona, Stockholm, Paris, New Dehli, Moskow... Không ai trong số họ có bất kỳ một mối quan hệ nào. Họ đều nhận ra ngay lập tức khuôn mặt của người đàn ông khi vừa xem bức chân dung. Đã có rất nhiều cuộc điều tra, tìm kiếm những người có khuôn mặt tương tự như người đàn ông bí hiểm này, nhưng đến nay vẫn chưa một ai có khuôn mặt như vậy.

Các nhà khoa học cũng... lơ mơ

Nhiều giả thuyết đã được nêu về ý nghĩa và mục đích sinh học của giấc mơ, tuy nhiên vẫn còn khá mơ hồ như chính bản chất của đối tượng cần giải quyết.

Cha đẻ của phân tâm học Freud cho rằng, giấc mơ là "con đường vương giả" dẫn đến vô thức, thành tố quyết định bản chất con người. Theo đó, bay trong mơ thể hiện sự khát dục; đào, táo, nho biểu tượng đôi nhũ hoa; súng, lửa, đạn, gậy, rắn biểu tượng bộ phận sinh dục nam, còn bếp lò, chai, lọ ứng với cơ quan sinh dục nữ. Thực tiễn không ủng hộ các suy đoán quá chủ quan này. Thống kê trên sinh viên năm 1958 cho thấy, thường gặp nhất trong mơ là bị rơi (84%) và bị săn đuổi (80%). Lẽ nào bị rơi và bị săn đuổi lại là ước vọng vô thức của con người? Mơ thấy đi mãi mà không tới phòng thi không phải là ước vọng vô thức, mà chính là dấu hiệu của sự chưa thuộc bài!

Crick (nhà vật lý đoạt giải Nobel vì cấu trúc ADN) và Mitchison lại nghiêng về giả thuyết mơ giúp loại bỏ thông tin vô ích, làm "vệ sinh" bộ não và dành ô nhớ cho thông tin có ích.

Theo Hopson và McCarley, bộ não sinh điện năng trong giấc ngủ REM để kích thích ngẫu nhiên các bộ nhớ khác nhau trong não. Và não sắp xếp các ký ức ngẫu nhiên đó thành mạch truyện có logic và bổ sung chi tiết cần để tạo nên bức tranh toàn cảnh hợp lý. Như vậy, giấc mơ là một trò chơi tự tổ chức của bộ não hơn là một hiện tượng tâm lý có mục đích tự thân.

Tiên tri hay chỉ là sự ám ảnh?

Dù nhớ hay không thì hàng đêm ta vẫn mơ hàng chục giấc mơ. Và người sống đến 70 tuổi sẽ có 150.000 giấc mơ trong cả cuộc đời. Với hàng trăm tỷ người từng sống trên trái đất, tổng các giấc mơ của loài người đạt tới con số 15 triệu tỷ! Trong đó các giấc mơ tiên tri chỉ chiếm một tỷ lệ vô cùng nhỏ, cho thấy chúng chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên.

Trên khía cạnh khoa học, nguyên lý bất định Heisenberg và tính ngẫu nhiên của các sự biến vũ trụ không cho phép tiên tri có thể xảy ra trong vũ trụ của chúng ta. Muốn có tiên tri, cần một vũ trụ khác, với thời gian trôi ngược từ tương lai về hiện tại.

Trong trường hợp Lincohn, ông có nhiều kẻ không ưa và luôn trong tình trạng đe dọa ám sát. Vì thế giấc mơ của ông phản ánh tâm trạng đầy âu lo về tình thế bất ổn vây quanh ông. Trong thảm họa Titanic, phần lớn linh cảm được thông báo sau sự kiện nên không đáng tin cậy. Trong tai nạn Aberfan, cư dân trong vùng nhiều lần cảnh báo mối nguy hiểm chết người nhưng nhà chức trách không quan tâm đúng mức. Trong trường hợp thượng nghị sĩ Robert Kennedy, nên nhớ rằng anh của ông, Tổng thống John Kennedy bị ám sát chỉ vài năm trước và mối nguy hiểm không lúc nào rời Robert khi ông ra tranh cử. Vì thế nếu có người mơ thấy ông bị bắn thì cũng không có gì lạ.

Một số ý kiến khác lại viết rằng, đằng sau hình ảnh người đàn ông bí hiểm là một âm mưu hoặc một kế hoạch nào đó của một tập đoàn lớn, có thể họ muốn thử nghiệm một thí nghiệm mới mà họ đã nghiên cứu ra. Khuôn mặt người đàn ông bí hiểm cho đến nay vẫn còn là một dấu hỏi lớn chưa có lời giải đáp.

Người ta vẫn chỉ có thể "bẻ gãy" những lý luận thiếu cơ sở, nhưng vẫn chưa có một câu trả lời thỏa đáng cho mọi giấc mơ.
Theo SỨC KHỎE & ĐỜI SỐNG