Trong thời gian gần đây, “tự kỉ”
được sử dụng như vốn từ hàng ngày của giới trẻ. Từ này được dùng để
miểu tả tâm trạng tức thời “quá cô đơn và cảm thấy mình không thể hòa
nhập cũng như mở lòng với mọi người”.
Thực chất, tự kỉ
là “một bệnh rối loạn phát triển thần kinh kéo dài suốt cuộc đời, có
ảnh hưởng đến cách giao tiếp và quan hệ của một người đối với người xung
quanh.” Việc sử dụng từ “tự kỉ” một cách bừa bãi và không đúng mục đích
đã khiến nhiều người có người thân với bệnh tự kỉ cảm thấy không hài
lòng và tổn thương, chính vì vậy, ta cần có sự hiểu biết và dùng từ này
một cách hợp lý.
VIET Psychology giới thiệu bài viết giới thiệu về các hiểu nhầm phổ biến nhất về chứng tự kỷ.
- Hiểu nhầm #1 Trẻ tự kỉ là do bố mẹ không tốt
Nhiều năm trước khi những kiến thức về
tự kỉ chưa được phát triển hoàn thiện, người ta tin rằng tự kỉ được tạo
bởi bạo hành tâm lí trẻ em, rằng trẻ bị tự kỉ là do những ông bố bà mẹ
lạnh lùng, vô cảm. Ngày nay, ta hiểu rằng tự kỉ không phải là bệnh tâm lí mà là từ sinh học.
- Hiểu nhầm #2 Trẻ tự kỉ không thể thể hiện tình cảm
Thực chất, trẻ tự kỉ thể hiện tình cảm theo cách riêng.
Những người không hiểu chúng không thể nào nhận biết được dấu hiệu cảm
xúc, yêu thương, buồn bực của trẻ. Qua thời gian, trẻ mắc hội chứng
Asperger (cứng nhắc) sẽ học được cách thể hiện tình cảm mà ngay cả người
ngoài gia đình chúng cũng có thể nhận ra.
- Hiểu nhầm #3 Trẻ tự kỉ không thể cảm thông
Bởi vì người với tự kỉ gặp khó khăn
trong việc diễn đạt cảm xúc và suy nghĩtới người khác, có vài người kết
luận rằng họ không thể cảm thông. Điều này hoàn toàn không đúng. Trẻ
tự kỉ có liên kết cảm xúc chặt chẽ tới gia đình và bạn bè, nhưng trẻ
cần học cách nhận diện cảm xúc và thể hiện với mọi người xung quanh.
Trái lại, những người không thể cảm nhận, hay gọi là “thái nhân cách”,
chịu phải rối loạn tính cách tôn thờ bản thân, vốn không liên quan gì
đến tự kỉ.
- Hiểu nhầm #4 Người mắc trứng rối loạn phổ tự kỉ bị bệnh thần kinh
Rối loạn phổ tự kỉ là một rối loạn phát triển thần kinh chứ không phải bệnh thần kinh.
Nghiên cứu cho thấy người tự kỉ có chỉ số thông minh ở mức trung bình.
Tuy nhiên, trẻ tự kỉ thường gánh chịu những vấn đề tâm lí do phải đối
phó với rối loạn này. Nhiều trẻ trải qua rối loạn lo âu, thất vọng, ám
ảnh cưỡng chế và trầm cảm. Ngoài những liệu pháp đặc biệt dành cho bệnh
tự kỉ, trị liệu tâm lí cũng mang đến nhiều lợi ích cho trẻ.
- Hiểu nhầm #5 Trẻ phổ tự kỉ không thể giao tiếp bằng lời
Triệu chứng của bệnh tự kỉ thay đổi
nặng-nhẹ khác nhau tuỳ trường hợp, vì vậy gồm nhiều mức độ chứ không chỉ
là cực điểm. Mỗi trẻ tự kỉ có cách giao tiếp riêng, nhưng hiếm khi
chúng hoàn toàn không nói năng gì. Đối với trẻ tự kỉ, mô hình diễn đạt
có mức độ từ những âm thanh lặp đi lặp lại hay các cụm từ nhắc đi nhắc
lại, tới ngôn ngữ cử chỉ và giao tiếp qua lời nói.
- Hiểu nhầm #6 Trẻ tự kỉ là thiên tài
Thứ nhất, dựa vào Hướng dẫn chẩn đoán, không tồn tại thứ gọi là “hội chứng thiên tài”,
kể cả trên lí thuyết. Thứ hai, cái được coi là hội chứng thiên tài, hay
khả năng xuất chúng ở một lĩnh vực nào đó nhưng rất hạn chế ở một hoạt
động khác, là một trong nhiều triệu chứng phổ biến ở trẻ mắc phổ tự kỉ.
Cũng như một thiên tài trẻ tuổi vô cùng xuất sắc với toán học nhưng khó
nắm bắt ngữ pháp, một trẻ tự kỉ có thể chiếm lĩnh kĩ năng nhận thức hình
học không gian nhưng lại kém phát triển kĩ năng vận động tinh vi (fine
motor development).
- Hiểu nhầm #7 Trẻ mắc hội chứng Asperger, hoặc các dạng khác của tự kỉ, không thể duy trì những mối quan hệ lâu dài, lành mạnh
Đối với phần lớn trẻ tự kỉ, kết bạn luôn
là một khó khăn. Trẻ tự kỉ thường gặp trắc trở khi giao tiếp bằng mắt,
cảm thấy bị áp đảo trong đám đông, và phản ứng tiêu cực tới sự va chạm,
ví dụ như ôm hôn. Trong nhiều trường hợp, trẻ tự kỉ học được những kĩ
năng xã hội cần thiết cho việc xây dựng những mối quan hệ lành mạnh với
người xung quanh. Kể cả những đứa trẻ không học được những kĩ năng này
vẫn có thể trải nghiệm được những mối quan hệ thân thiết với gia đình,
bạn bè, những người thấu hiểu những hành vi đặc biệt của trẻ.
- Hiểu nhầm #8 Tự kỉ là bệnh truyền nhiễm
Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây lan đột
ngột với số lượng lớn. Trái với những gì người ta nghĩ, trẻ tự kỉ thời
nay không hề nhiều hơn 50 năm trước. Nếu có thay đổi gì đối với chứng tự
kỉ thì đó là nhận thức và sự hiểu biết về rối loạn phổ tự kỉ trong vài
thập niên qua. Tưởng chừng như có nhiều trường hợp mắc tự kỉ hơn nhưng
thực chất đó là sự gia tăng trong chẩn đoán, bởi ta ngày càng nhận diện
rõ hơn triệu chứng của tự kỉ và đưa ra liệu pháp đúng đắn.
- Hiểu nhầm #9 Tự kỉ là bệnh chữa được
Không “phương thuốc” nào được thế giới
công nhận có thể chữa tự kỉ, nhưng có rất nhiều liệu pháp hiệu quả có
thể giúp ta đối phó với những triệu chứng của căn bệnh này.
CHI N (VIET PSYCHOLOGY)
Posted in: Tâm lý
Gửi email bài đăng này
BlogThis!
Chia sẻ lên Facebook
0 nhận xét:
Đăng nhận xét