Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014

Sự tha hóa của cái Tôi

Nguyễn Trần Bạt

Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult Group
 - Trích cuốn Cội nguồn cảm hứng, NXB Hội nhà văn

11:19' AM - Thứ hai, 24/02/2014
Khuyết tật của đời sống hiện đại (Phần 1)
Những gì đã và đang xảy ra trên thực tế cho thấy nặng nề không kém so với hình thức nô lệ trước đây, thậm chí nếu xét về quy mô và ảnh hưởng là lớn hơn, vì tính chất của nó phức tạp và tinh vi hơn rất nhiều biến của một bộ phận lớn của nhân loại trong thế giới hiện đại.
Dưới đây chúng ta sẽ lần lượt xem xét và phân tích về chúng. Những phân tích cho thấy những khuyết tật của đời sống hiện đại có thể có mặt bất cứ nơi nào nếu con người đánh mất tính chủ động đối với cuộc sống của chính mình, tức là chấp nhận cuộc sống bị áp đặt. Không thể phủ nhận rằng những khuyết tật này xuất hiện chủ yếu ở các quốc gia lạc hậu và phi dân chủ bởi đó là những nơi con người phải sống trong sự bủa vây của những giới hạn nhân tạo của tự do. Sự thiếu tự do là nguyên nhân dẫn đến những khuyết tật trong đời sống tinh thần của con người. Đã đến lúc các nước chậm phát triển phải nghiêm túc nhìn nhận lại vấn đề rằng họ là những dân tộc khu trú, lạc hậu, trạng thái tồn tại của họ là một trạng thái nô lệ hiện đại. Con người tồn tại lâu dài trong trạng thái nô lệ thì con người mất cân bằng, con người thoái hóa và đó là nguyên nhân gây ra sự khủng hoảng, sự bất ổn định và sự không phát triển.


Khuyết tật 1. Sự tha hoá của cái Tôi
Ở một bộ phận lớn của thế giới là khu vực chậm phát triển, hiện tượng cái Tôi tha hóa xảy ra rất phổ biến. Vậy có mối liên quan nào giữa sự tha hóa này với trạng thiếu tự do không? Theo quan điểm của tôi, chính sự thiếu tự do đã khiến cho đời sống tinh thần của con người trở nên mất cân bằng và do đó tạo ra sự tha hóa của cái Tôi.
Tại sao lại như vậy? Bởi vì Tự do là nguồn gốc sự phát triển của con người. Khi con người không có các quyền tự do thì dần dần con người sẽ đánh mất những kinh nghiệm về tự do, mất ý chí đòi tự do cũng như mất cảm hứng sử dụng tự do như là phương tiện để phát triển các giá trị tinh thần của mình. Nếu không có tự do thì con người không có tiền đề không có không gian tinh thần đầy đủ, không có sự sạch sẽ tâm hồn để tiếp nhận tất cả các khả năng để phát triển, tức là không có năng lực. Sự hạn chế của không gian tự do bên ngoài và bên trong đã làm cho cái Tôi tha hoá mà biểu hiện rõ rệt nhất của nó là sự mất mát năng lực. Tôi cho rằng đây là một vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu nếu không chúng ta vẫn tiếp tục xây dựng xã hội bằng những viên gạch hỏng mà không lý giải được tại sao xã hội không phát triển. Thực tế ở nhiều quốc gia lạc hậu cho thấy, sự tha hoá của cái Tôi là kết quả của một đời sống tinh thần phát triển không lành mạnh dưới tác động của sự ràng buộc của tư tưởng, sự bao vây của văn hóa lạc hậu, sự níu kẻo của nghèo đói và trên hệ là sự cai trị của nhà nước. Tất cả, những yếu tố như vậy xuất hiện trong mọi mặt của đời sống, từ kinh tế, văn hóa, chính trị cho đến giáo dục, làm cho con người trở nên lệch lạc và kết quả là con người không còn đủ các năng lực để thích nghi với cuộc sống.
Bài viết trích trong cuốn Tiểu luận mới "Cội nguồn cảm hứng" của tác giả Nguyễn Trần Bạt, NXB Hội nhà văn.
"Khi đặt bút viết quyển sách này, tôi như con chim hót những tiếng hót được khích lệ bởi âm thanh tự do của các bậc tiền bối như John Locke, Baron de Montesquieu, Voltaire, Jean Jacques Rousseau, John Stuart Mill... Những tiếng hót ấy còn mang âm hưởng của dân tộc Việt Nam, một dân tộc có lịch sử lâu dài, quyết liệt trong việc giành tự do. Những tiếng hót ấy chất chứa tình yêu đối với con người và thân phận con người. Những tiếng hót ấy là sự trăn trở trong quá trình đi tìm những nhân tố ảnh hưởng đến đời sống con người và sự hình thành các giá trị con người. Tôi viết bằng cả tấm lòng của mình, bên ngoài mọi động cơ, kể cả động cơ hàn lâm..."
Trên phương diện kinh tế có thể thấy nền kinh tế chịu sự áp đặt của các quan điểm chính trị, được mô hình hóa bằng tiêu chuẩn chính trị mà không phải bằng các tiêu chuẩn, hay các đặc thù kinh tế. Trong các mô hình kinh tế này, có không ít mô hình được lựa chọn dựa trên những quan điểm chính trị khác biệt, mâu thuẫn với sự phát triển tự nhiên của đời sống kinh tế. Sự lựa chọn mô hình kinh tế theo những tiêu chuẩn chính trị được dẫn hướng bởi một hệ tư tưởng cố định đã kéo theo hậu quả là trói buộc thân phận của các dân tộc vào những quan điểm chính trị cụ thể, làm mất tính năng động, tính tự do của các lực lượng kinh tế và ảnh hưởng sống còn đến đời sống phát triển. Hệ quả của nó là con người chuẩn bị toàn bộ các năng lực của mình theo tiêu chuẩn của nền kinh tế mà nhà cầm quyền định xác lập và khi mô hình kinh tế ấy sụp đổ, nhường chỗ cho một loại hình kinh tế khác thì toàn bộ năng lực đã chuẩn bị của con người trở nên không tương thích với những đòi hỏi mới. Nhìn trên phương diện chính trị, chúng ta có thê thấy rất rõ sự cai trị của các nhà nước. Tất cả các mặt đời sống của con người đều bị áp đặt theo một khuynh hướng được qui định bởi lý tưởng chính trị của những người cầm quyền. Chính việc bị áp đặt bởi một khuynh hướng và nhất là khi nhu cầu chính trị của khuynh hướng ấy có sự khác biệt với nhu cầu phát triển của đời sống đã gây ra hiện tượng mất mát năng lực, thiếu hụt năng lực chính trị của toàn xã hội. Hệ thống chính trị sử dụng tất cả những phương tiện có trong tay để hướng dẫn con người chuẩn bị những năng lực phù hợp với nhu cầu chính trị của nó, tức là những thứ mà hệ thống chính trị cần chứ không phải là những thứ mà cuộc sống đòi hỏi. Đây là một hiện tượng khá phổ biến ở các quốc gia chậm phát triển về mặt chính trị, những nước mà đặc trưng cơ bản của nó là thiếu dân chủ, không có dân chủ.
Một vấn đề nữa của các nước chậm phát triển là có nền văn hóa vừa lạc hậu vừa phi tự nhiên, do đó, nó ảnh hưởng đến sự phát triển về mặt tinh thần của con người. Văn hóa luôn có tính lạc hậu tương đối, nếu nó không cởi mở và tiếp nhận tự nhiên các yếu tố mới, nó sẽ tự xơ cứng và không thể trở thành môi trường tốt cho sự hình thành các giá trị cá nhân. Sự lạc hậu của văn hóa là do tính khép kín của nó, còn tính phi tự nhiên của văn hóa là do sự áp đặt chính trị của tập đoàn cầm quyền. Trong những nền văn hóa đó, con người được hướng dẫn, được tuyên truyền những tiêu chí đạo đức, tiêu chí năng lực, tiêu chí khoa học công nghệ, tiêu chí chính trị một cách máy móc và xem những tiêu chí ấy như những tiêu chí ấy hoàn toàn không thể thay đổi được, vừa có giá trị điều khiến, vừa có giá trị lãnh đạo. Nhưng khi thực tế chứng minh rằng sự tuyên truyền ấy là nhầm lẫn, lý tưởng chính trị đó là nhầm lẫn và những tiêu chí ấy hoàn toàn không có giá trị phục vụ cho đời sống phát triển thì những xã hội hưởng thụ sự tuyên truyền ấy bỗng nhiên mất toàn bộ năng lực. Thế giới luôn biến đổi không ngừng. Xu thế toàn cầu hóa cưỡng bức mọi nền văn hóa phải mở cửa và không ai còn cơ hội để sống biệt lập cả. Vậy con người sẽ ra sao khi phải sống bằng những năng lực đơn giản và được chuẩn bị sai trong những điều kiện mới của thời đại?

Khi chính trị, kinh tế và văn hóa lạc hậu, tất yếu giáo dục cũng sẽ lạc hậu. Giáo dục là khâu trực tiếp giúp con người chuẩn bị năng lực của mình nhưng do sự áp đặt của chính trị mà ở các nước chậm phát triển, con người không được trang bị những kiến thức để rèn luyện những năng lực mà cuộc sống cần. Hệ thống giáo dục chỉ trang bị cho con người những kiến thức mà hệ thống chính trị cần, nhưng những kiến thức này không những lạc hậu mà còn hoàn toàn không phù hợp với nhu cầu của cuộc sống. Xét về mặt triết học và chính trị học, chương trình giáo dục không có tính đa dạng cần thiết của khoa học nhận thức bởi vì nó chỉ dựa trên một loại triết học duy nhất, dựa trên một hệ tư tưởng cố định phù hợp với nhu cầu của hệ thống chính trị. Thời lượng trong chương trình giáo dục bị chiếm dụng một cách không thương tiếc cho những nguyên lý để duy trì sự ổn định của những khái niệm đã cũ. Người ta đã không xem người lao động như một thực thể con người với các quyền độc lập của nó. Đầu ra của hệ thống giáo dục này là lực lượng lao động thiếu năng lực hay có những năng lực không bán được trên thị trường lao động.

Sống trong những môi trường chính trị, kinh tế và văn hoá phi dân chủ, phi tự nhiên một cách lâu dài sẽ làm con người biến dạng, con người không có đủ cảm hứng và cũng không đủ năng lực để tạo ra giá trị, tạo ra cuộc sống của chính mình. Đó không phải là cuộc sống của sự tiến bộ mà là cuộc sống mất cân bằng hay bị tha hoá từ bên trong. Quan sát hàng ngày rất dễ thấy hiện tượng mất mát, thiếu hụt năng lực ở số đông con người trong các xã hội chậm phát triển. Có thể kể ra ở đây một số loại năng lực cơ bản, đó là:
Mất năng lực phản ánh sự thật:
Có thể nói sự tha hoá của cái Tôi chính là sự biến dạng, sự mất cân đối của hình ảnh cuộc sống trong tâm hồn mỗi con người thông qua nhận thức. Chúng ta đều biết, chất lượng của một tấm ảnh phụ thuộc vào chất lượng của máy ảnh, một cái máy ảnh tốt sẽ cho một tấm ảnh có chất lượng, một cái máy ảnh tồi sẽ cho một tấm ảnh hỏng... Tấm ảnh ấy bị hỏng tức là anh không chụp được một cách chính xác các cấu trúc của cuộc sống, anh có những dị tật mà vì thế anh nhận dạng cuộc sống một cách méo mó. Một trong những dị tật ấy chính là sự mất mát năng lực nhận thức và phản ánh cuộc sống trung thực như nó vốn có. Năng lực phản ánh sự thật là một trong những năng lực quan trọng nhất để xác lập ranh giới giữa cái Tôi lành mạnh và cái Tôi không lành mạnh.
Khi con người bị khuyết tật về mặt nhận thức thì mọi diễn biến cuộc sống bên ngoài khi phản ánh thông qua nó sẽ bị méo mó. Mặc dù trong con người luôn có bản năng phản kháng tự nhiên đối với những sức ép những biến dạng mà cuộc sống, xã hội, thể chế tạo ra nhưng do chịu sự áp đặt lâu dài nên khả năng đó không được rèn luyện và vì thế hệ miễn dịch của con người trở nên thoái hoá, còn người mất đi cả năng lực đề kháng trước những biến dạng mà văn hoá hay chính trị có thể gây ra. Sự mất năng lực đề kháng khiến con người trở nên bạc nhược, thiếu ý chí. Mất năng lực phản ánh sự thật nên con người cũng mất luôn cả năng lực rung động trên những đối tượng khác nhau. Những đòi hỏi của cuộc sống do đó được phản ánh một cách méo mó hoặc là không được phản ánh. Alfred de Musset, nhà văn lớn của Pháp từng thốt lên rằng tôi biết nhiều tác phẩm vĩ đại đôi khi chỉ là những tiếng nấc. Nhưng dường như ở những xã hội không tự do nơi con người tha hoá và lạc hậu về mặt nhận thức, không ai có thể nghe thấy những tiếng nấc, tiếng khóc của cuộc sống. Đó là một không gian tinh thần không có dấu hiệu con người.
Cái Tôi khi nhận thức sai sẽ gây hại cho chính nó, bởi vì, về cơ bản con người nhận thức và hành động cho những lợi ích của mình, cho nên, khi con người nhận thức sai, chụp ảnh cuộc sống sai thì con người tự dẫn mình đến những chỗ sai và tạo ra sự thất thiệt cho chính mình. Con người cố gắng sống một cách biệt lập, cố gắng không tương tác với thế giới bên ngoài, cố gắng đóng mọi cánh cửa để không có ánh sáng nào lọt vào, để không ai phát hiện ra tình trạng khuyết tật của mình. Việc đó diễn ra lâu đến mức con người không còn cảm thấy những khuyết tật của mình nữa. Chính điều đó đã tạo ra cái chết lâm sàng của đời sống tinh thần, tức là con người mất đi năng lực xúc động, năng lực nhận biết về cuộc sống, về chính bản thân mình, cũng như không nhận ra sự thoái hoá trong nhận thức của mình. Khi nhận thức sai, con người sẽ mắc phải sai lầm trong quá trình tương tác với xã hội. Những sai lầm đó sẽ tất yếu gây ra những thất thiệt cả về vật chất lẫn tinh thần cho con người.
Thiếu hụt năng lực xấp xỉ tương lai:
Nhận thức là sự phản ánh của chủ thể nhận thức về đối tượng nhận thức và trên một bình diện rộng lớn thì đấy chính là cuộc sống. Nhưng thông thường, trình độ nhận thức của con người không đo được ngay tất cả các khía cạnh của cuộc sống hay các giai đoạn, các trạng thái khác nhau của cuộc sống. Có những giai đoạn có những thành tố xuất hiện mà với kinh nghiệm tại thời điểm quan sát, con người chưa đủ năng lực để đánh giá đúng. Cho nên, trong nhận thức có một giai đoạn suy tưởng, tức là dùng trí tưởng tượng để hình dung về những đối tượng mới, những thành tố mới. Đấy chính là quá trình xấp xỉ tương lai của mỗi cá nhân. Con người luôn luôn cố gắng nhận thức một cách gần đúng tương lai của mình nhưng con người không đoán được hết tương lai mà luôn xấp xỉ tương lai và tương lai của con người phụ thuộc rất nhiều vào năng lực xấp xỉ ấy. Nghiên cứu sự lành mạnh của một xã hội cũng chính là nghiên cứu sự lành mạnh của quá trình hình dung hay xấp xỉ tương lai của mỗi cá nhân trong xã hội. Thiếu hụt năng lực xấp xỉ tương lai, con người sẽ trở nên mất phương hướng và tất nhiên họ sẽ không thể có sự cân bằng trong miền tương lai mà họ không có năng lực hình dung.
Ai cũng phải có một điểm nhìn, tức là phải nhìn thấy mình trong tương lai, khi con người không còn nhìn thấy mình nữa là con người đã chết về mặt tinh thần. Khi số đông nhìn thấy mình trong quá khứ thì xã hội không phát triển. Con người không có tương lai, quá khứ trở thành hình mẫu của tương lai; tương lai cấu trúc từ quá khứ, đấy chính là tha hoá. Quẩn quanh với những hình mẫu cũ, con người không có khả năng tưởng tượng hay không có khả năng sáng tạo thì đồng nghĩa với việc con người không phát triển. Tương lai là trạng thái ngày mai của con người mà hôm nào con người cũng phải có ngày mai của nó. Con người phải hình dung tương lai một cách liên tục mới là con người lành mạnh. Dấu hiệu quan trọng chứng minh sự không thoái hoá của cái Tôi là năng lực duy trì liên tục khả năng hình dung ra tương lai.
Mất năng lực hướng dẫn chính trị:
Ở những nước lạc hậu về chính trị, người ta mặc nhiên thừa nhận nhân dân là người được hướng dẫn, còn nhà nước là người hướng dẫn. Chính vì khẳng định rằng nhân dân là người có quyền được hưởng sự hướng dẫn chính trị và chỉ có mỗi quyền ấy thôi nên các nước này không có xã hội dân chủ. ở những quốc gia này, nhân dân không có quyền để phổ biến các quan điểm của mình. Việc hạn chế quyền tự do phổ biến các quan điểm để giành cho một quan điểm có toàn bộ các quyền tự do làm cho xã hội được hướng dẫn lệch. Theo lẽ tự nhiên, nhân dân cũng có những hướng dẫn chính trị, nếu sự hướng dẫn chính trị của hệ thống chính trị không được cân bằng bởi những hướng dẫn theo chiều ngược lại này tất yếu sẽ trở nên lệch lạc. Có thể thấy hiện tượng mất năng lực hướng dẫn chính trị biểu hiện rất rõ ở một tầng lớp rất quan trọng trong xã hội, đó là tầng lớp trí thức. Trí thức là một lực lượng tham gia vào quá trình hướng dẫn chính trị dưới hình thức các hoạt động khoa học, giới trí thức cũng là thành phần tạo ra sự hướng dẫn xã hội nhưng ở các nước chậm phát triển giới trí thức đang mất năng lực hướng dẫn xã hội. Đời sống chính trị của họ lệ thuộc hoàn toàn vào nhà cầm quyền, họ không có năng lực để độc lập về mặt nhận thức hoặc năng lực độc lập về mặt chính trị cho nên tiếng nói của họ là tiếng nói phụ họa. Điều đó có nghĩa là trí thức cũng tham gia vào sự hướng dẫn sai lệch về mặt chính trị. Độ không phù hợp hay độ mất mát năng lực ở giới trí thức là rất lớn vì họ trượt theo những sự hướng dẫn không còn giá trị khách quan nữa. Sự mất mát năng lực hướng dẫn của giới trí thức tạo ra sự mất mát năng lực hướng dẫn chính trị của xã hội, làm cho xã hội mất cả năng lực hành động. Sự mất năng lực hành động của xã hội là hệ quả tất yếu của sự mất năng lực hướng dẫn chính trị, mà sự mất năng lực hướng dẫn chính trị là hệ quả của sự không tự do về mặt chính trị. Cái logic ấy chặt chẽ một cách tự nhiên, vì đó là logic của cuộc sống.
Rõ ràng là sự mất mát năng lực hướng dẫn chính trị của xã hội xuất phát từ chỗ cả xã hội được hướng dẫn bởi một khuynh hướng duy nhất, xã hội không có quyền lựa chọn. Làm như vậy chính là tiêu diệt sự đa dạng tinh thần của xã hội. Các năng lực khác nhau là nguồn dự trữ để chuẩn bị cho xã hội khả năng ứng phó với những đòi hỏi khác nhau của cuộc sống, tiêu diệt sự đa dạng tinh thần chính là tiêu diệt nguồn dự trữ các giải pháp xã hội. Nhà nước không những hướng dẫn sai năng lực, tạo ra sự lệch pha giữa năng lực và đòi hỏi mà còn tạo ra cái không thể đúng được của xã hội khi chuẩn bị năng lực vì nhà nước đã làm mất nguồn dự trữ. Do đó, có thể kết luận rằng, chỉ riêng nhà nước có quyền hướng dẫn chính trị trực tiếp là trạng thái chậm phát triển về chính trị của những nước chậm phát triển. Sai lầm của các xã hội ở đó là vô tình cố định hoá những người cầm quyền là người hướng dẫn mà quên mất rằng những người có năng lực hướng dẫn mới có thể trở thành người cầm quyền. Đã đến lúc các xã hội chậm phát triển phải thức tỉnh về một thực tế rằng: Ai có năng lực hướng dẫn thì người đó có thể trở thành người cầm quyền, đấy chính là sự chuyển dịch hợp lý, chuyển dịch thuận của quá trình chính trị. Chỉ có được sự chuyển dịch thuận như vậy mới có thể đảm bảo để xã hội không rơi vào tình trạng mất mát năng lực trên qui mô lớn.

Trích cuốn Cội nguồn cảm hứng, NXB Hội nhà văn

Tham nhũng

Nguyễn Trần Bạt

Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult Group
 - Trích cuốn Cội nguồn cảm hứng, NXB Hội nhà văn

12:05' PM - Thứ bảy, 24/11/2012
Những gì đã và đang xảy ra trên thực tế cho thấy nặng nề không kém so với hình thức nô lệ trước đây, thậm chí nếu xét về quy mô và ảnh hưởng là lớn hơn, vì tính chất của nó phức tạp và tinh vi hơn rất nhiều biến của một bộ phận lớn của nhân loại trong thế giới hiện đại.
Dưới đây chúng ta sẽ lần lượt xem xét và phân tích về chúng. Những phân tích cho thấy những khuyết tật của đời sống hiện đại có thể có mặt bất cứ nơi nào nếu con người đánh mất tính chủ động đối với cuộc sống của chính mình, tức là chấp nhận cuộc sống bị áp đặt. Không thể phủ nhận rằng những khuyết tật này xuất hiện chủ yếu ở các quốc gia lạc hậu và phi dân chủ bởi đó là những nơi con người phải sống trong sự bủa vây của những giới hạn nhân tạo của tự do. Sự thiếu tự do là nguyên nhân dẫn đến những khuyết tật trong đời sống tinh thần của con người. Đã đến lúc các nước chậm phát triển phải nghiêm túc nhìn nhận lại vấn đề rằng họ là những dân tộc khu trú, lạc hậu, trạng thái tồn tại của họ là một trạng thái nô lệ hiện đại. Con người tồn tại lâu dài trong trạng thái nô lệ thì con người mất cân bằng, con người thoái hóa và đó là nguyên nhân gây ra sự khủng hoảng, sự bất ổn định và sự không phát triển.
Khuyết tật 2. Tham nhũng

Một trong những hiện tượng tiêu cực chủ yếu của đời sống hiện đại cần phải chỉ ra là hiện tượng tham nhũng. Tham nhũng đang trở thành một nguy cơ, một hiện tượng phổ biến ở những nước đang phát triển. Trong một buổi chiêu đãi của Bộ trưởng Bộ phát triển Hải ngoại của Chính phủ Liên hiệp Vương quốc Anh, có người đã hỏi Đại sứ Liên hiệp Vương quốc Anh về tình hình tham nhũng ở nước Anh. ông ta đã trả lời nửa đùa nửa thật rằng: Lâu quá nên tôi quên mất rồi, hình như nó đã chấm dứt từ thế kỷ XVI. Tất nhiên đó chỉ là cách nói vui của một nhà ngoại giao, nhưng rõ ràng các quan chức ở những nước phát triển, họ nói một cách khá tự tin về tình trạng hiếm hoi của tham nhũng ở nước mình. Trong khi đó, hiện tượng tham nhũng trở thành một nguy cơ, trở thành câu chuyện hàng ngày của đời sống chính trị, đời sống kinh tế ở các nước đang phát triển, thậm chí ở nhiều quốc gia nó còn trở thành quốc nạn. Nếu phân vùng và quan sát kỹ thì chúng ta sẽ thấy, ở những vùng chậm phát triển, hiện tượng tham nhũng rất phát triển. Có nghĩa là ở những nước phát triển thì tình trạng tham nhũng ít hơn còn những nước chậm phát triển thì hiện tượng tham nhũng nhiều hơn. Vấn đề đặt ra là vẫn có những quốc gia có hiện tượng tham nhũng phát triển nhưng lại là một nước phát triển về kinh tế, ví dụ Nhật Bản. Rõ ràng ngay tại các quốc gia phát triển về mặt kinh tế thuần túy hiện tượng tham nhũng cũng vẫn tồn tại, thậm chí có thể ở quy mô lớn. Do đó, cần phải đi sâu hơn để nghiên cứu xem trạng thái phát triển nào thì hạn chế được hiện tượng tham nhũng. Có thể nói rằng, chỉ ở những quốc gia phát triển toàn diện trong đó đặc biệt phát triển về mặt chính trị thì hiện tượng tham nhũng mới được khắc phục một cảm có hiệu quả.

Như đã phân tích ở phần trước, chính sự thiếu tự do đã tạo ra sự mất mát, thiếu hụt năng lực của con người và tôi cho rằng đó là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất hỗ trợ cho sự nở rộ của hiện tượng tham nhũng.

Mối quan hệ biện chứng giữa tham nhũng và sự mất mát năng lực

Ở hầu hết những quốc gia chậm phát triển cả về kinh tế lẫn chính trị, năng lực xã hội đầu tiên mà người ta thường nói đến là năng lực lao động. Con người phải bỏ ra một sức lực rất lớn để có thể kiếm được một khoản thu nhập chỉ vừa đủ để tái sản xuất sức lao động của mình, tức là con người rất vất vả để có thể tồn tại, để sống một cuộc sống đơn giản, cho nên, con người luôn luôn sẵn sàng làm những việc xấu.

Tại sao lại có tình trạng đó? Phải nói rằng, có rất nhiều nguyên nhân nhưng sự thiếu hụt năng lực là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất. Bởi vì năng lực con người thấp kém, hay nói cách khác, con người có những năng lực không phù hợp với đòi hỏi của thời đại nên họ không thể tìm kiếm được cơ hội cho mình, không thể bán một cách có hiệu quả sức lực, trí tuệ, tài năng của mình. Khi con người không phát triển được năng lực của mình thì chất lượng cuộc sống của họ kém và rất ít người chịu chấp nhận thân phận ấy, cho nên người ta bươn chải bằng những cách không chính đáng, không công bằng, tạo ra những dấu hiệu đầu tiên hay tạo ra cơ sở xã hội của hiện tượng tham nhũng. Sự mất năng lực thật làm cho con người không có năng lực để cung cấp các dịch vụ chân chính mà phải sử dụng năng lực giả, những năng lực giả ấy đương nhiên không thể tạo ra được giá trị gia tăng. Lao động không tạo ra giá trị gia tăng là lao động đã sử dụng một lượng nguyên liệu một cách vô ích, sử dụng một lượng nhiên liệu một cách vô ích, sử dụng một lượng năng lượng một cách vô ích, sử dụng thời gian vô ích. Việc cung cấp năng .lực một cách dối trá hay sự không tạo ra các giá trị gia tăng của năng lực đã kẻo lùi sự phát triển của xã hội, Từ trước đến nay, người ta vẫn nhìn nhận tham nhũng như là một vấn đề đạo đức nhưng tôi cho rằng đây là một vấn đề có khía cạnh đạo đức chứ không phải hoàn toàn chỉ là vấn đề đạo đức. Nếu như nhìn tham nhũng dưới góc độ xã hội học, chúng ta có thể thấy vấn đề một cách đa diện hơn. Khi quan niệm tham nhũng là vấn đề đạo đức chúng ta thường cho rằng những người lấy một cách có ý thức thì mới xấu, mới là tham nhũng. Nhưng chúng ta quên mất rằng không ý thức được' sự xấu xa của mình thì mới là xấu nhất, bởi vì vô tình làm việc xấu thì hậu quả của nó sẽ lớn hơn nhiều so với làm một cách có tính toán. Tôi lấy ví dụ, trong phòng làm việc người ta bật điều hòa lên nhưng không ai dùng, vào ra không tắt, họ không lấy cái gì nhưng họ để cho năng lượng của xã hội bị tiêu tốn một cách vô ích và hành động đó được gọi là lãng phí. Đó là tham nhũng, không thể là lãng phí được Không phải cứ bỏ vào túi một cái gì đó mới được gọi là tham nhũng, mà không làm gì để làm tiết kiệm hơn cho xã hội, để xã hội trở nên hợp lý hơn cũng là tham nhũng, bởi anh đã không làm đúng với chức năng của anh. Cho nên nói lãng phí là không đúng, từ lãng phí là một cách phân cấp theo quan niệm hành chính quan liêu để định nghĩa một loại tội phạm phổ biến đó là tham nhũng trách nhiệm. Tham nhũng ở góc độ này cũng là kết quả của sự mất mát năng lực bởi con người không có năng lực nhận thức về những trách nhiệm xã hội mà mình buộc phải làm. Xã hội cũng không đủ năng lực đưa ra những đòi hỏi về trách nhiệm của từng thành viên của nó và cũng không đủ năng lực để nhận ra sự phá phách của các thành viên ấy. Sự mất mát năng lực hay sự lạc hậu của năng lực là nguyên nhân nảy sinh tham nhũng còn bởi vì nó gây ra sự chênh lệch giữa khả năng cống hiến và nhu cầu Nhu cầu là một vấn đề của sự phát triển, nhu cầu mà không có tăng trưởng thì không thể có phát triển được hay nói cách khác nhu cầu là điểm đầu tiên của sự phát triển và chính nó cũng là một đòi hỏi của cuộc sống. Trước đây, chúng ta phấn đấu để ăn no, mặc đủ, nhưng bây giờ chúng ta phấn đấu để ăn ngon, mặc đẹp. Như vậy là đã có sự chuyển dịch của nhu cầu từ phạm trù "ăn no, mặc đủ" đến "ăn ngon, mặc đẹp". Người ta vẫn cho rằng đó là biểu hiện của sự lãng phí mà không giải thích nổi nó là hiện tượng của sự phát triển các nhu cầu, mà sự phát triển các nhu cầu là tiền đề của sự phát triển kinh tế. Con người bao giờ cũng thế, sau ăn ngon mặc đẹp là niềm kiêu hãnh chân chính về các giá trị tinh thần. Người ta chỉ có thể kiêu hãnh về các giá trị tinh thần của mình chừng nào người ta trung thực, hay là người ta chi trả cho sự "ăn ngon, mặc đẹp" của mình bằng những lao động hết sức trung thực. Con người không dối trá nếu không cần phải dối trá cũng có kết quả tốt. Vậy cái gì làm cho con người dối trá? Đấy chính là sự không tương thích giữa năng lực với nhu cầu. Vì không có năng lực sống trong miền triển vọng của mình nên. con người phải áp dụng những kinh nghiệm của quá khứ để có thể tồn tại được ở trong miền triển vọng. Tham nhũng hay những thói hư tật xấu là kết quả của việc không có sự tương thích thật sự giữa các điều kiện của miền triển vọng với các năng lực ở miền triển vọng. Lương thuộc về quá khứ nhưng nhu cầu tiêu pha lại thuộc về tương lai. Và con người buộc phải bù đắp sự chênh lệch giữa thu nhập theo kiểu quá khứ và tiêu dùng theo kiểu tương lai bằng cách thức buôn lậu trong đời sống dân sự, tham nhũng trong đời sống quan lại.

Trên thực tế, sự không tương thích giữa năng lực với đòi hỏi của thời đại không chỉ xuất hiện trong nhân dân mà nó cũng là một vấn đề của các chính phủ lạc hậu. Những quốc gia lạc hậu và chậm phát triển vừa có một nhân dân không đủ năng lực phù hợp với nhu cầu của thời đại, vừa có một chính phủ không có năng lực hướng dẫn và lãnh đạo. Chính phủ không đủ năng lực quản lý và hướng dẫn xã hội cho nên chính phủ không làm chủ được tiến trình chính trị của mình. Hệ thống chính trị không làm chủ được tiến trình chính trị của mình tức là không đủ năng lực kiểm soát chính mình. Những hệ thống chính trị này không có đủ năng lực để tự kiểm soát mình mà cũng không cho phép xây dựng một hệ thống xã hội khác để hỗ trợ quá trình kiểm soát quyền lực, kết quả là chính nó trở thành môi trường nuôi dưỡng tham nhũng. Khi hệ thống chính trị tỏ ra bất lực trước những vấn đề của chính mình và của xã hội, không xây dựng nổi tiêu chuẩn của mình thì có nghĩa là nó tạo điều kiện cho quyền lực bị đánh cắp đại trà trên quy mô toàn xã hội dưới mọi mức .độ, mọi hình thức. Con người luôn luôn phải dịch chuyển từ miền quá khứ sang miền triển vọng. Nếu trong quá trình ấy con người tự do và chủ động hoạch định miền triển vọng cho mình thì con người sẽ biết cần phải có năng lực gì để đáp ứng những đòi hỏi ở miền triển vọng. Nhưng trên thực tế, tự do của con người bị kìm hãm do các không gian quyền trong những xã hội có nền chính trị lạc hậu luôn luôn không ổn định nên tạo ra sự lệch pha và khiếm khuyết trong nhận thức, tức là con người không có năng lực nhận thức về những cơ hội phát triển. Điều đáng lên án hơn nữa là ở những không gian chính trị lạc hậu như vậy con người còn bị tuyên truyền, rủ rê đến một miền không có thực, con người được huấn luyện để chuẩn bị năng lực theo các tiêu chí của một xã hội không có thật. Nên nhớ rằng, không bao giờ được phổ biến một xã hội mà nó không có thật, bởi vì nó tạo ra cho con người một hiện tượng rất tiêu cực, đó là không có thông tin để chuẩn bị năng lực thật sự sống trong miền thật của nó. Khi con người rèn luyện đạo đức, rèn luyện tư cách, rèn luyện tâm hồn của mình để sống trong một xã hội không có thật thì con người sẽ mất hết vốn liếng trong xã hội thật mà nó dịch chuyển đến. Trong trạng thái như vậy, con người không đủ lòng tin vào địa vị đương nhiên mà mình có trong cuộc sống, tức là con người không làm chủ cuộc sống của chính mình, con người không có khát vọng để hình dung ra tương lai của mình, không có trách nhiệm để hoàn tất cuộc sống hiện tại của mình, thậm chí mất cả cảm hứng thưởng thức các thành tựu của quá khứ. Con người không có một hiện tại ổn định, xác định thì sẽ không có sức chú ý đến tương lai và quá khứ, tức là con người là một đối tượng bị cô lập, một đối tượng bị mất gốc rễ, mất triển vọng và mất dĩ vãng. Đấy chính là lúc con người dễ tham nhũng nhất.

Cơ sở giải quyết bài toán tham nhũng

Thật sai lầm khi cho rằng con người không biết kiềm chế nhu cầu của mình nên tham nhũng nảy sinh. Nhu cầu của con người là một đối tượng khách quan và mang tính bản năng, nhu cầu cũng là một vấn đề của sự phát triển. Nhu cầu mà không tăng trưởng thì không thể có sự phát triển, hay nói cách khác, nhu cầu là điểm đầu tiên của sự phát triển. Không thể điều chỉnh hay không thể sử dụng phương pháp đạo đức để tiết chế nhu cầu của con người, vì làm như thế là không nhân văn.

Các biện pháp để chống tham nhũng phải dựa trên khẳng định số một là: tham nhũng là hành vi thuộc về con người, là hiện tượng mang chất lượng / bản năng của con người. Chúng ta không thể kìm hãm nhu cầu của con người để chống tham nhũng được. Vậy cần bắt đầu từ đâu để chống tham nhũng đạt được hiệu quả cao nhất, từ thể chế hay từ năng lực con người? Tôi cho rằng cần phải tiếp cận từ cả hai phía. Tiếp cận từ năng lực con người là một chương trình xã hội quy mô và kiên nhẫn. Tiếp cận từ thể chế là công việc hàng ngày của chính phủ. Suy ra cho cùng thì chính phủ cũng là con người nhưng là những người có nghĩa vụ quản lý xã hội. Nếu nhà nước không hợp pháp, sự hình thành nhà nước không hợp pháp, những người có nghĩa vụ quản lý xã hội không đại diện cho ý nguyện của nhân dân và không có năng lực đại diện cho ý nguyện của nhân dân thì không thể nói đến chuyện hoàn thành nhiệm vụ của mình được. Về mặt nguyên tắc, một nhà nước như vậy bao giờ cũng mô tả một cách sai lạc toàn bộ nguyện vọng xã hội. Bởi vì xã hội khi được lựa chọn người đại diện cho mình thì họ sẽ lựa chọn những người có năng lực phản ánh nguyện vọng và có thiện chí để thảo luận. Nhưng một nhà nước không có năng lực phản ánh, và lại không có thiện chí phản ánh thì không đại diện cho nhân dân, tức là nhà nước không hợp pháp cả về mặt chính trị lẫn về mặt luật học. Cách thức tạo ra sự không hợp pháp của nhà nước về mặt luật học, ý chí tạo ra sự không hợp pháp về mặt chính trị và động cơ tạo ra sự bất hợp pháp về mặt đạo đức. Nhà nước nếu không hợp pháp thì vừa không có khả năng, vừa không có đạo đức càng không có giải pháp cho các vấn đề xã hội. Cho nên, một nhà nước hoạt động theo phương thức dân chủ là điều kiện tất yếu để có thể chống tham nhũng và các vấn đề xã hội tiêu cực khác. Không thể chống được tham nhũng nếu chỉ chống bằng nhà nước, thực thi bởi nhà nước và chỉ được kiểm soát bởi nhà nước. Cần phải xác định rõ nhà nước chỉ là người quản lý tài sản quốc gia, tức là tài sản của nhân dân. Nhân dân là người chủ của mọi tài sản quốc gia thì nhân dân phải là người chống tham nhũng chứ không phải là nhà nước. Nhà nước khẳng định mình là chủ thể của quá trình chống tham nhũng thì có nghĩa là nhà nước đã chiếm đoạt quyền sở hữu của nhân dân đối với đất nước của mình, tức là chiếm đoạt quyền lực của nhân dân. Tham nhũng, về mặt pháp lý, là vấn đề của đời sống dân sự, cho nên nhân dân mới chính là chủ thể của quá trình chống tham nhũng. Nhà nước là công cụ của nhân dân trong tất cả mọi việc, kể cả việc chống tham nhũng. Bàn về việc chống tham nhũng đòi hỏi phải xác lập lại vai trò của nhân dân và của nhà nước. Đây là một trong những nguyên lý rất quan trọng khẳng định chủ quyền của nhân dân. Tham nhũng không chỉ là vấn đề chính trị của người dân, mà tham nhũng còn thuộc về người dân. Thực tế, tham nhũng không chỉ phân hoá giàu nghèo mà tham nhũng còn phân hoá xã hội, phá hoại toàn bộ sự yên ổn dân sự. Chống tham nhũng chính là thống nhất xã hội bằng chính trị, thống nhất xã hội về mặt tinh thần, thống nhất xã hội về mặt đạo đức. Còn trước đó là thống nhất xã hội về mặt hành động chống tham nhũng. Chỉ có làm như vậy, chúng ta mới có thể kiểm soát và hạn chế được tham nhũng. Nguyễn Trãi nói: "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân" nhưng nay, tôi nhận ra rằng, nói đúng hơn là "Việc chính trị cốt ở yên dân".


Tham nhũng là căn bệnh của xã hội cho nên muốn chống tham nhũng thì phải sửa chữa, uốn nắn lại những sự phát triển lệch lạc của con người bằng cách tạo ra những không gian thuận lợi để con người có cơ hội bù đắp lại sự thiếu hụt năng lực của mình, nếu không con người sẽ tiếp tục chậm phát triển đến mức nó sẽ không lấy lại được các bản năng thông thường nữa. Vậy con người lấy lại các bản năng thông thường ở đâu? Ở trong những kinh nghiệm mà họ có hay ở trong sự đa dạng tinh thần của họ. Con người không thể khắc phục được sự mất cân đối giữa năng lực của con người và nhu cầu thời đại nếu không nhận ra tầm quan trọng của sự đa dạng tinh thần trong đời sống xã hội và không biết bảo vệ nó. Bảo vệ sự đa dạng tinh thần, tức là bảo vệ vườn ươm các khả năng khác nhau để đến lúc nào đó mỗi khả năng đều có cơ hội của mình, hay nói cách khác là con người luôn luôn có các khả năng thích hợp với từng cơ hội. Và đấy chính là sức mạnh của khái niệm đa dạng tinh thần.

Giải quyết bài toán mất năng lực là giải bài toán bảo vệ sự đa dạng tinh thần của con người. Sự đa dạng tinh thần là đòi hỏi tất yếu của sự phát triển bền vững và nhân văn nhất. Chúng ta bảo vệ sự đa dạng sinh học của đời sống tự nhiên như thế nào thì cũng phải bảo vệ một cách nghiêm ngặt như vậy sự đa dạng của đời sống tinh thần của con người, bởi vì đời sống tinh thần cũng là biểu hiện của đời sống tự nhiên. Các sự vật khách quan luôn luôn in dấu hình ảnh vào trong đời sống tinh thần của con người. Con người càng giao du, càng từng trải thì kinh nghiệm cũng như những hình ảnh của cuộc sống có trong nó càng phong phú. Do đó, cần phải tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển của tính đa dạng trong đời sống. Biến một thứ hệ tư tưởng, biến một thứ định kiến khuôn phép trở thành thước đo duy nhất hay trở thành tiêu chuẩn duy nhất là chống lại quy luật phát triển hay chính là chống lại sự phát triển.

Hơn nữa, con người còn phải giải quyết bài toán dịch chuyển một cách biện chứng, một cách chân thật, một cách chắc chắn giữa những năng lực quá khứ và năng lực triển vọng để con người có thể đáp ứng đòi hỏi của thực tế vào những thời điểm khác nhau. Đây cũng chính là cơ sở lý luận để giải quyết bài toán tham nhũng trên quy mô toàn xã hội bởi vì biện pháp chống tham nhũng hiệu quả nhất là nâng cao năng lực của con người, nói một cách chính xác nhất là làm cho năng lực của các cá thể phù hợp với đòi hỏi của thời đại. Nâng cao năng lực là cách phổ biến nhất để khắc phục hiện tượng tham nhũng. Không ai dạy con người chuẩn bị các năng lực được, trường học cũng chỉ là bộ phận hướng dẫn. Hơn nữa, năng lực sản xuất năng lực lao động trong thời đại của chúng ta là năng lực sáng tạo chứ không phải là năng lực lặp lại các yếu tố được hướng dẫn. Thời đại của chúng ta đòi hỏi tự do và tự do sinh ra sự phát triển hiện đại là bởi vì tự do giúp con người rèn luyện các năng lực và tạo ra năng lực sáng tạo - năng lực lao động của thời hiện đại Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, để sử dụng hợp lý toàn bộ nguồn năng lực sống của nhân loại bắt buộc con người phải sáng tạo. Sáng tạo chính là sự hướng dẫn quan trọng nhất cho chất lượng của sự cạnh tranh, chỉ có sáng tạo mới làm không xuất hiện hiện tượng mất năng lực hay hiện tượng không tương thích của năng lực với đòi hỏi phát triển.

Nghiên cứu sự sai lạc trong việc chuẩn bị năng lực có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó giúp con người nhận ra được vai trò của thể chế đối với sự phát triển của mỗi người và của xã hội. Mỗi người phải phấn đấu để trở thành một con người phát triển toàn diện, đó là những tế bào lành mạnh của một xã hội lành mạnh. Đồng thời, các xã hội lạc hậu phải hiểu rằng không thể tiếp tục khất lần cải cách xã hội toàn diện và sâu rộng để giải phóng năng lực con người. Nghiên cứu cải cách xã hội hay nghiên cứu sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế, chính trị và xã hội đòi hỏi phải rất thận trọng vì nếu không sẽ tạo ra cả một xã hội tham những. Cần nhận thức lại và nhận thức đúng về mối tương quan giữa sự hướng dẫn chính trị và sự chuẩn bị năng lực của đời sống xã hội để khắc phục hiện tượng tham nhũng cũng như rất nhiều tiêu cực xã hội khác.

Bóc lột

Nguyễn Trần Bạt

Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult Group
 - Cội nguồn cảm hứng, NXB Hội nhà văn

12:02' PM - Thứ sáu, 23/05/2014
Có thể nói, bóc lột là hiện tượng xã hội có quy mô rộng lớn và có tác động trực tiếp đến thân phận của con người. Từ trước đến nay bóc lột vẫn là một trong những vấn đề con người quan trọng nhất. Phân tích hiện tượng bóc lột trong bối cảnh thế giới hiện đại đòi hỏi phải có cách nhìn sâu sắc và khoa học vì tính chất của nó so với bóc lột bằng những phương thức cổ điển đã thay đổi rất nhiều.
Bóc lột không bao giờ đơn thuần chỉ là phạm trù kinh tế mà luôn luôn là phạm trù chính trị – xã hội. Hơn nữa, quá trình bóc lột không chỉ mang yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị mà mang cả yếu tố văn hoá. Con người lạc hậu về mặt tư tưởng trong một thời gian dài sẽ trở nên khô héo về tinh thần, trở nên tụt hậu với đời sống thực tiễn và kéo theo đó là sự lạc hậu của cả xã hội. Đến lượt mình, mới nền văn hoá lạc hậu đều cản trở quá trình nhận thức và tìm ra những giá trị mới, và do đó, nó thủ tiêu sức cạnh tranh và cả sự sáng tạo. Nói tóm lại, bóc lột hiện hữu không chỉ trong các quan hệ kinh tế mà còn trên tất cả các mảng khác nhau của đời sống. Chính vì thế, sẽ là phiến diện nếu trong thời đại ngày nay chúng ta chỉ xem xét bóc lột từ sự bóc lột đơn thuần của giới chủ. Có một hình thức bóc lột tinh vi và gây ra nhiều hậu quả hơn cả là sự bóc lột diễn ra trong quan hệ giữa nhà nước và xã hội. Hiện nay, ở các quốc gia lạc hậu với thể chế chính trị không minh bạch, thiếu dân chủ, nơi các quyền của con người về kinh tế, chính trị – xã hội bị hạn chế, quá trình bóc lột này vẫn đang diễn ra, mặc dù rất khó nhận ra. Sự bóc lột ấy thể hiện thông qua các phong trào chính trị phi hiện thực với đời sống con người. Chúng ta có thể gọi đó là bóc lột ngoài kinh tế. Lý thuyết bóc lột cổ điển chỉ xem xét đến hiện tượng bóc lột kinh tế mà không phát hiện ra, càng không giải thích được những vấn đề phức tạp của hình thức bóc lột ngoài kinh tế.
Bóc lột ngoài kinh tế chính là sự bóc lột của những nhà cầm quyền đối với chính đồng bào của họ. Nó đẩy con người vào trạng thái nô lệ hiện đại mà bản thân họ không thể nhận ra. ở đây, không phải chỉ một người hay một bộ phận người mà toàn bộ xã hội bị rơi vào vòng nô dịch và sự trói buộc của tầng lớp thống trị trong xã hội. Bóc lột ngoài kinh tế sử dụng các biện pháp chính trị, tác động trên quy mô toàn xã hội và kéo dài trong suốt quá trình phát triển của lịch sử, đã tàn phá toàn bộ đời sống xã hội. Nó được thể hiện dưới nhiều hình thức, trong đó phổ biến nhất nhưng có lẽ lại ít lộ mặt nhất là việc các nhà cầm quyền, thông qua quyền cai trị đối với dân chúng, đẩy cả dân tộc vào các cuộc phiêu lưu chính trị viển vông và vô cùng rủi ro, nhằm thoả mãn khát vọng cá nhân của nhà cầm quyền. Đó là nguy cơ có thật của bóc lột ngoài kinh tế hay trạng thái nô lệ hiện đại mà nếu không giải quyết thì có nghĩa là nhân loại vẫn bế tắc trước những vấn đề cơ bản liên quan đến thân phận con người.
Tôi cho rằng không nên kinh tế học hoá khái niệm bóc lột mà cần phải xã hội hoá và chính trị hoá khái niệm này để lên án nó như là một phương thức gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với đời sống xã hội. Người ta vẫn cho rằng chỉ có giới chủ mới bóc lột giá trị thặng dư mà quên mất các giới khác, không phải giới chủ, cũng làm như thế nhân danh các mục tiêu chính trị. Bất kỳ giới chủ nào cũng biết biến sức mạnh tài chính thành thế lực chính trị và ở đâu nhà nước được tổ chức một cách không dân chủ thì ở đó, quy mô bóc lột càng lớn. Nếu kinh tế học hoá khái niệm bóc lột thì tức là chúng ta đã vô tình di chuyển sự chú ý sang một đối tượng khác, trong khi đó nguồn gốc gây tội ác thông qua các hiện tượng bóc lột đã mở rộng trên quy mô không hề nhỏ là quy mô nhà nước và ít nhất là lớn hơn nhiều lần so với quy mô theo quan điểm bóc lột được kinh tế học hoá.
Nhân loại đã giải phóng mình ra khỏi sự bóc lột bằng dân chủ chính trị kết hợp với tự do kinh tế, đó là chìa khoá của sự giải phóng. Dân chủ về chính trị tạo ra tự do cho con người, cả tự do sáng tạo, cả tự do tìm kiếm, cả tự do bán sức lao động cũng như tự do dịch chuyển và sử dụng các sở hữu để có lợi nhất. Người lao động có một thứ sở hữu thuộc về chính họ, đó là lao động và giá trị của lao động ấy tăng thêm cùng với thời đại. Ngày nay, con người không ngừng sáng tạo và sự sáng tạo đồng nghĩa với phát triển, nền kinh tế cũng phát triển theo chất lượng của con người. Do vậy, lao động đơn giản không còn là động lực chính cho sự phát triển mà thay vào đó là lao động sáng tạo. Bản chất của lao động thay đổi làm cho giá trị chứa trong lao động cũng thay đổi và nó tạo ra sự phát triển của năng lực lao động. Năng lực lao động sẽ không phát triển nếu vướng phải sự thiếu tự do của chính trị. Nếu chúng ta hoàn toàn tự do thì chúng ta có thể mang những lợi thế của mình đến nơi mà tại đó tạo ra giá trị thặng dư nhiều nhất. Đòi hỏi về tự do chính trị là hoàn toàn hợp lý. Đó không phải là một khát vọng viển vông, đó là khát vọng có thật để tạo ra sự sống thật. Việc một sản phẩm không được sản xuất đã có thể gây ra một sự lãng phí nào đó, nhưng việc một sản phẩm đã được sản xuất rồi mà không được bán thì còn lãng phí hơn nhiều bởi lẽ nó là kết quả của những đầu tư nhất định. Do vậy, một trong những nội dung quan trọng của quyền tự do chính trị chính là quyền tự do bán lao động, bán sản phẩm của mỗi người và chính nó đã tạo ra giá trị cho cuộc sống. không chỉ giá trị vật chất mà cả giá trị tinh thần chính sự không tự do về mặt chính trị đã hạn chế quyền tự đo này của con người với tư cách là người lao động, do đó gây ra rất nhiều lãng phí. Sự không tự do về chính trị làm cho con người không phát huy năng lực sáng tạo và cũng không phát triển được năng lực của mình.
Xét về mặt sinh học, sự phát triển của con người là không đồng đều nên trình độ tư duy tất yếu sẽ không đồng đều. Do vậy, hiện tượng bóc lột vẫn tiếp tục diễn ra trong các không gian chính trị và pháp luật cho phép. Nhưng nếu con người không thức tỉnh về quyền và nghĩa vụ của mình thì không có đòi hỏi về sự tiến bộ xã hội và xã hội tiếp tục bị lãnh đạo, nô dịch bởi những hướng dẫn chính trị sai. Hướng dẫn sai về chính trị và kinh tế làm huỷ hoại những giá trị của xã hội thông qua sự huỷ hoại môi trường sinh thái tinh thần của xã hội. Bản thân quá trình hủy hoại những giá trị của xã hội cũng là một sự bóc lột, bởi nó làm suy giảm khả năng phát triển của xã hội Kết quả của bóc lột là giá trị thặng dư, kết quả của phát triển là giá trị gia tăng. Khái niệm giá trị gia tăng ngày nay rộng và toàn diện hơn rất nhiều so với khái niệm giá trị thặng dư. Giá trị thặng dư được tính trên một đơn vị lao động của một người lao động. Đây là kết quả của một quá trình sản xuất đơn giản. Nhưng trong quá trình thương mại toàn cầu thì sự gia tăng trong khu vực sản xuất hoàn toàn không quy định tính gia tăng về giá trị của toàn bộ hệ thống kinh tế Bản chất hay dấu hiệu của một nền kinh tế lành mạnh chính là các giá trị gia tăng trong quá trình hoạt động của nó. Gia tăng giá trị chính là động lực của mọi sự phát triển hay là chỉ tiêu tổng hợp của sự phát triển. Một khi nền kinh tế được điều hành bởi quan điểm chính trị thì xã hội không nhận thức được các giá trị gia tăng và tính hiệu quả trọn vẹn tổng thể của nền kinh tế. Và khi không nhận thức được tính hiệu quả trọn vẹn tổng thể thì không có sự phát .triển, tức là không có nền kinh tế, mà chỉ có nền kinh tế thành tích chính trị. Trong nền kinh tế đó, con người không còn là người lao động theo đúng nghĩa nữa vì mất hết năng lực lao động và lao động mà không tạo ra giá trị gia tăng.
Bóc lột ngoài kinh tế hay bóc lột trên phương diện chính trị – xã hội chính là sự nô dịch đời sống con người, khiến con người bị tiêu diệt tất cả các quyền tự do, không chỉ tự do về kinh tế, mà nguy hiểm hơn, nó còn tiêu diệt cả tự do chính trị, tự do sáng tạo và thậm chí cả tự do tinh thần của con người. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc tiêu diệt các giá trị nhân văn của nhân loại. Chúng ta cần phải chống lại không phải là sự bóc lột kinh tế theo nghĩa cổ điển mà là sự bóc lột ở quy mô nhà nước hay nói đúng hơn là chống lại sự nô dịch con người. Nói cách khác, chúng ta phải giải phóng con người ra khỏi đời sống kém phát triển và tạo không gian tự do để con người có thể phát huy hết năng lực sáng tạo của mình.
Những vụ kiện thời gian gần đây về bán phá giá đối với các quốc gia đang phát triển kinh tế như Trung Quốc có thể được nhìn nhận từ góc độ đang phân tích này. Các quốc gia bị kiện vẫn băn khoăn về sự bất công đối với họ mà không hiểu rằng nhìn từ quan điểm phát triển đó là biểu hiện của một mức sống bị suy giảm và một môi trường lao động thiếu sự hỗ trợ của các điều kiện vĩ mô. Những nguyên tắc về cạnh tranh bình đẳng không cho phép ai nhân danh cạnh tranh để bán lao động với giá rẻ mạt và đây chính là sức ép quốc tế của sự phát triển. Tôi cho rằng những vụ việc này không chỉ đơn thuần mang tính kinh tế mà nó còn mang tính nhân văn, bởi lẽ người ta đã không cho phép một sự bóc lột đơn giản đến vậy trên phạm vi toàn cầu. Cần phải giúp người lao động nhận thức rằng nếu không nhận được những đầu tư thoả đáng để phát triển chất lượng của lao động, thì đến một lúc nào đó con người sẽ không phải là người lao động nữa. Hướng dẫn và dắt dẫn con người đi đến những mục tiêu chính trị không được xác định rõ là làm mất năng lực của con người và làm cho con người không còn khả năng lao động. Đó chính là những vấn đề chúng ta cần nghiên cứu để giải phóng người lao động.
Theo tôi, có hai yếu tố cơ bản tham gia vào quá trình giải phóng người lao động, đó là dân chủ hoá chính trị và trả lại sự tự chủ cho giáo dục, trong đó bao gồm cả giáo dục về kỹ năng và giáo dục về nhận thức. Dân chủ hoá để con người có cơ hội tự do phát triển năng lực và tự chủ trong giáo dục để con người có thể rèn luyện và nâng cao năng lực của mình bằng cách tiếp nhận những tiến bộ của đời sống. Tất cả đều hướng tới mục tiêu cuối cùng là con người có đủ năng lực đáp ứng những đòi hỏi của đời sống phát triển.
Sự lành mạnh và dân chủ của hệ thống chính trị sẽ tạo ra những giá trị gia tăng trên mọi mặt của đời sống xã hội. Nếu như hệ thống chính trị không đạt được những tiêu chí như vậy thì tức là nó đang bóc lột, đang nô dịch cả một dân tộc. Đòi hỏi dân chủ hoá chính là đòi hỏi cần thiết nhất để bảo vệ quyền sống của con người nói chung và người lao động nói riêng.
Cội nguồn cảm hứng, NXB Hội nhà văn

Chính trị học của tự do

Tự do là cách thức giải phóng con người ra khỏi sai lầm, định kiến, quá khứ, tự do làm thay đổi một cộng đồng, một dân tộc, một quốc gia để bắt đầu chặng đường phát triển của chính nó. Khích lệ nhu cầu tự do của con người là một trong những khích lệ nhân văn nhất. Những ai ngăn cản tự do, những ai từ chối tạo điều kiện để con người tự do thì đó là kẻ chống lại loài người.
Xu thế của thời đại chúng ta đang mở ra những cơ hội khổng lồ cho bất kỳ ai, bất kỳ dân tộc nào muốn phát triển. Cơ hội lớn nhất mà toàn cầu hoá mang lại chính là tự do. Nhưng làm thế nào để không bỏ lỡ cơ hội? Làm thế nào để phát triển? Chỉ khi nào con người tự do thì con người mới phát triển. Hơn bao giờ hết, mỗi con người của thời đại phải nhận thức được rằng tự do không phải là thứ gì đó xa rời cuộc sống của con người, tự do không chỉ có ý nghĩa triết học. Tự do vô cùng cao quý, vô cùng thiết yếu đối với sự sống còn của con người. Tự do là thứ có thể "ăn được" và con người "ăn" tự do là để giải phóng mình ra khỏi trạng thái lạc hậu, chậm phát triển. Cần phải trao trả tự do để con người trở thành chính nó.
Sự trở về của tự do phải là một lộ trình được hoạch định tương xứng với những nhận thức của con người về tự do, nếu không, con người sẽ rơi vào trạng thái choáng ngợp trước những giá trị của tự do và sẽ sử dụng nó một cách liều lĩnh hay đúng hơn sẽ cống hiến tự do một cách thiếu chín chắn và đẩy mình vào những trạng thái không tự do khác. Cho nên, hiểu rõ về giá trị và những nội dung của tự do là đòi hỏi thiết yếu đối với mỗi con người. Từ trước tới nay, con người vẫn có thói quen tiếp cận tự do dưới góc độ một đối tượng triết học hay một đối tượng của thơ ca mà quên mất rằng tự do còn là một đối tượng của chính trị học. Nghiên cứu tự do dưới góc độ chính trị học sẽ giúp chúng ta tìm thấy giá trị, ứng dụng và địa vị của tự do trong các lĩnh vực quan trọng nhất của đời sống. Bằng cách đó, tự do được kéo xuống các tầng của đời sống hàng ngày để con người có thể sử dụng tự do, biến tự do thành công nghệ sống và phát triển.
I. Những không gian tự do cơ bản
Trong cuộc sống hàng ngày tự do có nhiều nội dung, nhưng ở đây tôi muốn đề cập đến tự do trong các không gian thuộc các lĩnh vực quan trọng nhất của đời sống, đó là: tự do kinh tế, tự do chính trị, tự do văn hoá. Tự do kinh tế đi trước để con người nếm được các thành quả của sự phát triển. Khi người ta cảm nhận được vị ngọt của nó rồi thì người ta mới nhận thức được giá trị của tự do chính trị. Tự do chính trị chính là nhu cầu đòi hỏi một thể chế nhà nước có năng lực pháp chế hoá hay thể chế hoá các quyền tự do. Nhưng chỉ có tự do kinh tế và tự do chính trị thôi thì chưa đủ, con người còn cần có cả tự do văn hóa. Bởi vì con người hình thành một cách liên tục, con người là sản phẩm của quá khứ nên nếu không tự do về văn hoá, con người không tìm được yếu tố bảo trợ tinh thần cho tự do kinh tế và chính trị. Nếu không có sự bảo trợ tinh thần thì quá trình đó sẽ tạo ra sự phát triển không ổn định vì bị níu kéo bởi sự lạc hậu về mặt văn hoá và không có được sự hưởng ứng đối với các hành vi tự do. Nếu không có tự do về chính trị, không có tự do về văn hoá thì tự do kinh tế không được bảo trợ về mặt pháp lý, không được bảo trợ về mặt tinh thần. Tự do chính trị và tự do văn hoá là những yếu tố bảo trợ tinh thần để xây dựng một cộng đồng mà ở đó chu kỳ sau của sự phát triển được đại diện bởi nhân sự có năng lực chèo lái đến trạng thái tự do cao hơn và ổn định hơn.
1. Tự do kinh tế để thoát khỏi đói nghèo
Trả lại quyền tự do kinh tế cho con người ở những quốc gia kém phát triển có ý nghĩa trước tiên và thiết thực là giải phóng con người khỏi đói nghèo và lạc hậu. Bản chất của hoạt động kinh tế là sự tìm kiếm lợi ích hay hoạt động kinh tế được hướng dẫn bởi lợi ích. Nếu không có sự hướng dẫn bởi lợi ích thì mọi hoạt động kinh tế đều không có mục tiêu. Hoạt động kinh tế chỉ diễn ra một cách tự nhiên và chỉ phát triển khi con người có tự do kinh tế. Nếu không tự do trong việc thực hiện các hoạt động kinh tế, con người sẽ không đạt được mục đích kiếm tìm lợi nhuận và như vậy các hoạt động này sẽ trở nên phi kinh tế.
Tuy nhiên, kinh tế có thể phát triển tự do một cách bản năng đến một ngưỡng nào đó sẽ vấp phải các giới hạn do chính trị tạo ra. Bởi vì chính trị là một hoạt động thuộc về thượng tầng kiến trúc của xã hội. Nó ảnh hưởng đến tất cả những mặt còn lại của cuộc sống. Nếu không có thể chế đúng đắn, rất dễ xảy ra tình trạng chính trị chi phối và thao túng hoạt động kinh tế, khiến cho hoạt động kinh tế không thể phát triển. Sự chi phối của chính trị đối với các hoạt động kinh tế ở nhiều quốc gia đã làm mất tự do kinh tế, kìm hãm sự phát triển của kinh tế. Bản chất của tất cả chương trình phát triển kinh tế là phát triển cả hai yếu tố thể chế và lực lượng kinh tế. Thể chế kinh tế một khi bị áp đặt, bị chi phối bởi những mục tiêu chính trị thì không thể hỗ trợ và đảm bảo hoạt động của lực lượng kinh tế, do đó không thể hỗ trợ sự phát triển kinh tế. Việc trói buộc kinh tế vào chính trị còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà rủi ro lớn nhất là làm con người mất mát năng lực trong đời sống kinh tế. Tự do tạo ra sự đa dạng tinh thần của con người và tạo ra sự cân bằng tự nhiên của cuộc sống. Một khi con người không tự do về mặt kinh tế cũng như chính trị thì con người không còn tính đa dạng nữa, con người sẽ phát triển lệch lạc và con người trở nên mất năng lực. Các lưc lượng kinh tế cũng như mọi lực lượng khác không thể phát triển trong điều kiện mất cân bằng của cuộc sống như vậy. Do đó cần phải trả lại cho con người tự do kinh tế. Đó cũng chính là nội dung của cải cách kinh tế. Trong lý thuyết về cải cách mà tôi nghiên cứu thì cải cách kinh tế ở các nước đang phát triển hiện nay là tạo quyền tự do kinh tế và quyền độc lập kinh tế cho con người.
Điều kiện tiên quyết để có tự do kinh tế là phải thừa nhận quyền sở hữu của mỗi cá nhân. Đây cũng là điều kiện phổ biến và căn bản để có thể tiến hành cuộc giải phóng con người lần thứ hai này. Nói đến quyền tự do là phải nói đến tập hợp các quyền và các quyền ấy có mức độ phát triển khác nhau cùng với sự phát triển của xã hội, trong đó quyền sở hữu là một trong những quyền thiết thân nhất của con người. Ở đây, tôi không nói đến giá trị tuyệt đối của sở hữu mà nói đến quyền tự do mỗi người phải có để định đoạt những thứ thuộc về mình, tức là tính chất của sở hữu. Con người buộc phải có không gian pháp lý để có sở hữu, khi có sở hữu con người sẽ tìm cách giữ. Con người có thể chưa có các quyền công dân theo đúng nghĩa nhưng phải tự giác về chúng và phải ý thức về cái mình cần. Ý thức được quyền đó là tiền đề cơ bản của quá trình tự giải phóng của mỗi người. Vấn đề quan trọng nhất đối với mỗi một cá nhân là anh biết rõ cái anh có để giữ và biết rõ cái anh cần để tìm. Khi nào con người bắt đầu có nhu cầu đi tìm kiếm cái mình cần và gìn giữ cái mình có thì lúc ấy con người bắt đầu thức tỉnh về giá trị, về cơ hội cũng như rủi ro của mình.
Quyền tự do kinh tế sẽ đem lại cho mỗi người sự tự chủ về mặt kinh tế. Tự chủ về kinh tế là điểm xuất phát để con người rèn luyện bản lĩnh và năng lực, đồng thời phấn đấu đạt được những phẩm chất vô cùng quan trọng của một con người là tự lập, tự chủ và tự trọng. Điều đó có nghĩa là, không gian kinh tế tự chủ là cơ sở cho các giá trị cá nhân phát triển. Trong không gian đó, con người có cơ hội để bảo tồn và phát triển các bản năng kinh doanh, bảo tồn và phát triển những khả năng làm xuất hiện các trị giá gia tăng. Tạo không gian tự do kinh tế cho mỗi cá nhân là gieo mầm cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Đó không chỉ là giải pháp nhằm mục đích phát triển kinh tế mà còn nhằm đảm bảo sự an toàn về chính trị. Những nhà chính trị nào không nhận thức được tầm quan trọng của tự do kinh tế thì nền kinh tế đó không thể phát triển, và quốc gia đó sớm muộn cũng rơi vào những cuộc khủng hoảng chính trị đồng thời đẩy xã hội đến tình trạng kiệt quệ.
Không có cách nào khác là các quốc gia kém phát triển phải trả lại cho người dân của mình quyền tự do kinh tế. Tự do kinh tế là tiền đề để con người nhận ra giá trị của tự do, đặc biệt là tự do chính trị. Sự bùng nổ kinh tế ở một số quốc gia chậm phát triển thời gian qua là những minh chứng cho điều này. Tự do kinh tế đòi hỏi phải được đảm bảo bởi tự do chính trị vì phát triển lực lượng kinh tế là hệ quả trực tiếp của sự phát triển thể chế chính trị, một thể chế chính trị đảm bảo được tự do chính trị sẽ đảm bảo cho sự phát triển của kinh tế. Có tự do thì các lực lượng kinh tế mới phát triển, và chính sự phát triển của các lực lượng kinh tế cũng sẽ là sức ép cho sự hoàn thiện của thể chế chính trị.
2. Tự do văn hoá để có môi trường tinh thần lành mạnh
Văn hoá, nhìn chung, hình thành từ sự tích lũy kinh nghiệm sống của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc, do đó văn hoá chính là cuộc sống. Quy luật hình thành của văn hoá cũng tự nhiên như chính đời sống con người. Chúng ta đã biết rằng, bản chất của cuộc sống chính là tính đa dạng tự nhiên và tự do là điều kiện quan trọng nhất để không chỉ đảm bảo mà còn phát huy tính đa dạng ấy. Tính đa dạng tự nhiên của cuộc sống tạo ra một sự cạnh tranh bình đẳng giữa các khuynh hướng của cuộc sống và sau khi trải qua quá trình sàng lọc một cách tự nhiên, những khuynh hướng còn lại là những khuynh hướng hợp lý.
Văn hoá bao giờ cũng thể hiện sự chấp nhận lẫn nhau và bình đẳng giữa các thành tố cấu tạo ra cuộc sống. Yếu tố đảm bảo sự hợp pháp của quá trình đấu tranh và hoà hợp giữa các thành tố của cuộc sống chính là tự do. Tự do đem lại cho con người sự phong phú về nhận thức và đến lượt mình, sự phong phú về nhận thức sẽ tạo ra sự đa dạng về khuynh hướng. Trong văn hoá cần có sự cạnh tranh lành mạnh giữa tất cả các khuynh hướng. Bởi thứ nhất, đó là điều kiện để văn hoá phản ánh một cách chính xác sự tồn tại đan xen cũng như những mâu thuẫn giữa các khuynh hướng. Thứ hai, để các khuynh hướng hợp lý trở thành các khuynh hướng trội và con người nhận thức một cách tự do trong khoảng không gian hợp lý của khuynh hướng hợp lý đã được xác nhận đó. Và cuối cùng, để khuynh hướng trội có thể bị thay thế bởi những khuynh hướng hợp lý hơn, từ đó con người luôn phát triển về mặt nhận thức và không trở thành nô lệ của bất kỳ khuynh hướng nào. Đó là một nền văn hoá lành mạnh, nền văn hoá là sản phẩm của tự do. Chỉ có nền văn hoá với tư cách là hệ quả của tự do mới có khả năng hỗ trợ cuộc sống và chính là môi trường tinh thần của tất cả những gì còn lại của cuộc sống. Nền văn hoá ấy đến lượt mình sẽ bảo đảm cho sự duy trì và phát triển của tự do.
Tự do văn hóa là điều kiện để một nền văn hóa có khả năng tiếp nhận các yếu tố văn hoá từ những miền khác nhau của cuộc sống, tạo ra những giá trị mới. Một nền văn hoá tự do được sự hỗ trợ của nền chính trị tự do sẽ làm gia tăng sự đa dạng tinh thần của con người bởi tính mở của nó. Bảo đảm các quyền tự do về mặt tinh thần cho con người lựa chọn các yếu tố văn hoá mình yêu thích chính là tạo ra tự do cho việc lựa chọn các khuynh hướng văn hoá, các giá trị văn hoá, và tạo ra sự cân bằng văn hoá, tạo ra tính mở, tính hấp dẫn về mặt văn hoá. Sự hấp dẫn về mặt văn hoá chính là bến đỗ của sự trôi dạt văn hoá trên quy mô toàn cầu. Trong quá trình tương tác giữa con người ở các quốc gia khác nhau, luôn có hiện tượng trôi dạt của các yếu tố văn hoá từ nền văn hoá này sang nền văn hoá khác. Con người, với bản năng tự nhiên, từ khi xuất hiện đến nay luôn sống trong những mối tương tác cá nhân với cộng đồng, cộng đồng này với cộng đồng khác. Muốn có đủ năng lực để sống và cạnh tranh một cách thành công đối với các cộng đồng khác thì con người phải có kinh nghiệm của các nền văn hoá khác. Chính những yếu tố văn hoá ngoại khi xâm nhập vào một nền văn hoá đã trở thành những nhân tố đầu tiên để tạo ra năng lực hay tạo ra kinh nghiệm của con người trong nền văn hóa đó đối với các nền văn hoá khác.
Các yếu tố văn hoá trôi dạt có hai dạng, có những cái đi qua và có những cái ở lại. Có những yếu tố vào một cách tự nhiên và ra một cách tự nhiên. Những yếu tố này không ở lại hoặc vì chúng không có năng lực ở lại hoặc vì nền văn hoá nội không có khả năng tiếp nhận chúng. Nền văn hoá khi hoan nghênh những yếu tố ở lại thì tức là đã biến những thành tựu của nhân loại trở thành yếu tố làm tăng cường năng lực của dân tộc. Sự cởi mở và thái độ vồn vã của một nền văn hoá chủ nhà đối với các nền văn hoá khác chính là mầm mống tạo ra một nền văn hoá có năng lực hội nhập, tạo ra một nền văn hoá lớn hơn. Chính sự trôi dạt của những yếu tố văn hoá khác nhau đến những vùng đất hẻo lánh đã tạo ra sự bừng sáng của những vùng đất vốn dĩ tăm tối. Nếu không đón chào những sự trôi dạt như vậy của những sản phẩm văn hoá từ những vùng đất phát triển thì con người không thể có cơ hội để thức tỉnh, để phát triển. Sự đón chào ấy chính là tín hiệu đầu tiên của việc phổ biến các nguyên lý phát triển.
Thế giới ngày nay chỉ có một điểm đến, đó là những giá trị, những tiêu chuẩn toàn cầu chứ không phải là những bản sắc, những giá trị văn hoá riêng biệt. Văn hóa chính là thông điệp chung sống, nó có giá trị chung sống. Sự chia rẽ về mặt địa lý do sự hạn chế của năng lực vượt cự ly làm cho con người có cảm giác mình biệt lập với người khác, giá trị của mình biệt lập với người khác và luôn luôn tự hào về giá trị biệt lập đó. Đó là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Cần phải hiểu rằng giá trị đáng tự hào là giá trị về tính hấp dẫn, tính phổ biến, tính hội nhập, tính chung sống và tính đa dạng của văn hóa. Năng lực để chung sống với các giá trị văn hóa khác nhau là đòi hỏi tất yếu của thời đại ngày nay và chỉ có tự do văn hóa mới tạo ra cho con người năng lực như thế.
3. Tự do chính trị để hoạch định tương lai chủ động
Chính trị là một loại hoạt động đặc biệt để tập hợp nhân dân hay cộng đồng, nhằm giải quyết các vấn đề xuất hiện trong quá trình sống và phát triển của nhân dân hay cộng đồng ấy. Trong một cộng đồng, mỗi cá nhân, tầng lớp hay giai cấp đều có những xu hướng hoặc đòi hỏi chính trị của mình với sự khác nhau nhất định. Tuy nhiên, không có quyết định xã hội nào bao gồm những quyết định của nhiều cá nhân gộp lại. Để đi đến quyết định, người ta phải thảo luận và thoả thuận với nhau để lựa chọn sự đúng đắn. Chính trị là hoạt động đi tìm sự thoả thuận, tìm sự đúng đắn mà mọi người cùng thừa nhận. Nói cách khác, hoạt động chính trị là hoạt động xúc tiến sự đồng thuận của xã hội - một phạm trù có nguồn gốc từ tự do.
Trong xã hội dân chủ, nhân dân có quyền tự do lựa chọn các khuynh hướng chính trị, các chương trình chính trị, các cương lĩnh chính trị bằng việc lựa chọn các đảng chính trị làm người đại diện cho mình. Về mặt hình thức, người dân bầu cho các đảng chính trị, nhưng về bản chất người ta bầu cho các khuynh hướng chính trị phù hợp với nhận thức của họ. Đảng chính trị nào đại diện cho khuynh hướng chính trị được đa số nhân dân ủng hộ sẽ trở thành đảng cầm quyền. Và sự cạnh tranh chính trị một cách tự do chính là cách thức mà xã hội dân chủ kiểm soát quyền lực.
Chính trị là các cảm hứng về nhận thức khác nhau đối với đời sống. Đã là con người khác nhau thì chắc chắn sẽ có những cảm hứng nhận thức khác nhau và do đó sinh ra các khuynh hướng chính trị khác nhau. Vì xem chính trị là thống soái, xem các quyền chính trị có vai trò to lớn nên nhà cầm quyền ở những quốc gia phi dân chủ không dám trao cho nhân dân quyền ấy. Họ quên mất rằng trong đời sống hàng ngày, các khuynh hướng, các bản năng chính trị, các tình cảm chính trị thể hiện rất tự do, nhưng do không được pháp chế hoá nên nó không trở thành các cảm hứng cá nhân, và chính vì thế không tạo ra các cảm hứng cộng đồng. Nếu không có sự đa dạng trong cảm hứng chính trị có tính chất cộng đồng thì không thể có xã hội dân chủ được.
Cần phải nhận thức một cách rõ ràng rằng chính trị không phải là sản phẩm của nhà nước. Nhà nước chỉ là những thực thể mang chất lượng vật lý để cấu tạo nên hệ thống chính trị. Tự do mới chính là yếu tố cấu thành nên cấu trúc của hoạt động chính trị. Nguồn gốc của chính trị chính là tính khuynh hướng về nhận thức của các thành viên và lực lượng trong xã hội. Tính khuynh hướng phong phú và tự nhiên như tính phong phú và tự nhiên của cuộc sống. Khi các khuynh hướng nhận thức phát triển đến một trình độ nhất định, khi tư duy mang tính định hướng đã trở nên chuyên nghiệp ở mức độ nhất định thì nó trở thành chính trị. Cái đảm bảo cho sự đa dạng tự nhiên của các khuynh hướng chính trị chính là tự do. Bởi vì tự do sinh ra con người, tự do tạo ra sự đa dạng tinh thần của con người và do đó tạo ra tính đa khuynh hướng của chính trị. Xã hội vốn được cấu thành bởi nhiều tầng lớp, nhiều giai cấp, với trình độ nhận thức, đặc thù dân tộc và văn hóa khác nhau, với những điều kiện kinh tế cũng khác nhau, do đó, trong xã hội luôn luôn có những nhận thức khác nhau, những lý giải khác nhau về cùng một vấn đề. Điều đó cho thấy tính đa khuynh hướng của chính trị là bản năng tự nhiên của đời sống. Phải tôn trọng sự đa dạng khuynh hướng của chính trị như tôn trọng sự đa dạng sinh học của cuộc sống hay sự đa dạng của đời sống tinh thần con người để đảm bảo tính cân bằng và khả năng phát triển của con người. Nếu tính đa dạng của đời sống chính trị không được bảo tồn thì sẽ không có tính phong phú về khuynh hướng, điều này có nghĩa là làm giảm năng lực thích nghi, năng lực tồn tại và năng lực cạnh tranh của xã hội. Bảo tồn sự đa dạng về nhận thức, và từ đó bảo tồn sự đa dạng của đời sống chính trị, chính là tạo điều kiện để phát triển tính chuyên nghiệp chính trị của xã hội.
Tự do chính trị không có nghĩa là vô chính trị. Con người không bao giờ vô chính trị. Bởi chính trị là gì nếu không phải là cách con người tác động để bảo vệ cuộc sống? Tác động vào cuộc sống và bảo vệ cuộc sống, đó vừa là năng lực vừa là phẩm hạnh quan trọng nhất của con người. Tự do chính trị là cách để con người bảo vệ chính mình. Con người có hai đối tượng để bảo vệ: công dân chính là nhân thân cộng với tài sản. Chính trị chỉ bảo vệ được tài sản, bảo vệ sở hữu, bảo vệ những cái liên quan đến con người còn tự do về chính trị mới bảo vệ được quyền hướng thiện của con người, bảo vệ được sự trong sáng tự nhiên của con người, tức là bảo vệ phẩm giá bên trong mỗi con người. Nhân thân chính là không gian ở đó con người có quyền tự do sống một cách trọn vẹn. Tự do ấy được đảm bảo bởi không gian chính trị lành mạnh, tức là bởi sự tự do về chính trị.
Tự do chính trị là hạt nhân cơ bản của tự do cá nhân vì tự do chính trị là con người không bị nô lệ bởi bất kỳ loại chính trị nào. Bản chất của cuộc sống là di chuyển sự chú ý, di chuyển nhận thức, di chuyển tình yêu của con người từ khuynh hướng này sang khuynh hướng khác. Đó cũng chính là bản chất của khái niệm tự do của con người. Tự do chính trị đảm bảo cho con người lựa chọn các khuynh hướng chính trị khác nhau dựa vào nhận thức của mỗi người về địa vị của các vấn đề chính trị. Vậy khi con người tự do trôi dạt giữa các khuynh hướng chính trị khác nhau thì các nhà chính trị tác động như thế nào để phổ biến khuynh hướng chính trị của mình vào cuộc sống xã hội? Bằng sự hấp dẫn của khuynh hướng chính trị mà họ đại diện. Hấp dẫn chính trị là cách quyến rũ con người đến với tự do. Không thể cưỡng bức con người được mà chỉ có thể hấp dẫn con người. Năng lực tạo ra sự hấp dẫn chính là một trong những năng lực quan trọng nhất của con người. Vì thế, có thể nói con người không chỉ trôi dạt giữa những khuynh hướng chính trị mà con người trôi dạt giữa những sự hấp dẫn khác nhau của đời sống chính trị.
Thế giới ngày nay luôn phải đối mặt với sự cạn kiệt của các nguồn năng lượng sống. Do đó, tiết kiệm đã trở nên một khái niệm triết học toàn cầu. Hoạt động chính trị cũng như các hoạt động khác của con người cũng phải đảm bảo tính tiết kiệm. Một không gian chính trị lành mạnh phải là không gian mà ở đó con người luôn có khả năng tái sinh trong các tiến trình khác nhau của đời sống chính trị, tức là con người hoàn toàn phải đủ điều kiện sống, điều kiện tinh thần để có thể là đầu ra của tiến trình trính trị này và là đầu vào của tiến trình chính trị khác. Trong xu thế của thời đại là hội nhập và toàn cầu hoá, tự do về chính trị còn phải được hiểu là không định kiến về chính trị để có khả năng tiếp cận, ứng phó uyển chuyển với mọi tình huống của đời sống quốc tế.
II. Khuynh hướng chính trị chủ đạo của thời đại
Sự hiểu biết về địa vị, giá trị và ứng dụng của tự do trong đời sống hàng ngày là điều kiện ban đầu để con người tiếp cận với tự do. Nhưng để sử dụng tự do, biến tự do thành công nghệ phát triển trong đời sống hàng ngày thì con người cần có thể chế xã hội thuận lợi cho quá trình đó, tức là một thể chế có khả năng pháp chế hóa các quyền tự do. Có thể khẳng định rằng không có thể chế nào khác ngoài thể chế dân chủ có khả năng đó. Xây dựng nền dân chủ là xây dựng một thể chế để đảm bảo quyền tự do cho con người. Chính vì vậy, phấn đấu xây dựng nền dân chủ là nhiệm vụ sống còn của mọi quốc gia, nhất là đối với các quốc gia chậm phát triển.
Trong thời đại hiện nay, toàn cầu hóa là một cơ hội vô cùng thuận lợi cho các quốc gia chậm phát triển để phấn đấu cho nền dân chủ. Chúng ta đều biết rằng, trong thời đại toàn cầu hoá, sức cạnh tranh của một quốc gia là năng lực chủ yếu để quốc gia ấy tồn tại và phát triển. Sức cạnh tranh của một quốc gia phải được xây dựng trên nền tảng sức cạnh tranh của mỗi cá nhân. Mà đối với mỗi cá nhân, các quyền tự do là những điều kiện vô cùng quan trọng để tạo ra năng lực, tạo ra sức cạnh tranh. Chính vì vậy, đây là thời đại mà đòi hỏi về dân chủ trở nên thúc bách hơn lúc nào hết và do đó, dân chủ hoá đã trở thành xu thế tất yếu không thể cưỡng lại trong đời sống chính trị toàn cầu hiện nay.
Cần phải thừa nhận một cách dứt khoát rằng công nghệ phát triển của thời đại chính là tự do, dân chủ. Các dân tộc kém phát triển phải thừa nhận tự do, dân chủ là khuynh hướng chính trị chủ đạo của thời đại toàn cầu hoá. Không thể có một lựa chọn nào khác cho các dân tộc này. Trước đây, người ta có thể an phận thủ thường hay dùng các phép thắng lợi tinh thần để giải thích sự nghèo khổ của mình nhưng ngày nay không thể tiếp tục sự giải thích như thế được.

Một sự lựa chọn khác chỉ có thể xảy ra trong thời đại mà các quan hệ toàn cầu không được xác lập hay không được cưỡng bức xác lập nên người ta có thể trốn tránh, tức là người ta có thể ngủ yên không phát triển hoặc không cần phát triển. Như đã phân tích, trong thời đại toàn cầu hoá, con người không thể an phận thủ thường được nữa vì họ sẽ bị kích động tâm lý trong sự so sánh với những cộng đồng khác và thậm chí, đối với những người lấy sự an phận làm giá trị cơ bản trong cấu trúc đời sống tinh thần thì sự an phận ấy cũng bị tước đoạt mất. Chính vì không thể trốn tránh sự phát triển nên con người không thể trốn tránh nền dân chủ. Trong thời đại này, dân chủ hoá không phải là những đòi hỏi chính trị nữa mà là những đòi hỏi phát triển. Những đòi hỏi phát triển không phải xuất phát từ ý muốn chủ quan rằng phát triển hay không phát triển mà nếu không phát triển thì sẽ suy thoái và tiêu vong.

Có thể thấy rằng càng ngày chu kỳ thay đổi các khuynh hướng chính trị trên thế giới càng ngắn lại, cho nên tính cơ hội chính trị trong các đảng cầm quyền ở các nước phi dân chủ ngày càng bộc lộ rõ hơn. Chính vì vậy, không còn bất cứ cơ hội nào cho những nhà chính trị cố tình khất lần không xây dựng nền dân chủ. Họ không thể không hiểu hậu quả của việc khất lần dân chủ, không thể không biết toàn bộ nền kinh tế sẽ bị tụt hậu như thế nào, không thể không biết nền văn hoá sẽ thoái hoá như thế nào nếu kéo dài quá lâu sự thiếu dân chủ. Các nhà chính trị đó cần hiểu rằng dân chủ hoá là cách duy nhất để chấm dứt sự chậm phát triển và nghèo khổ. Trong thời đại mà dân chủ đã là khuynh hướng thắng thế thì việc khất lần tiến trình dân chủ hoá sẽ đẩy nhân dân đến chỗ bần cùng trong con mắt của cộng đồng quốc tế, làm cho đất nước thua kém trong quá trình cạnh tranh. Nếu không tiến hành dân chủ hoá, các quốc gia này sẽ ngày càng đắm chìm vào tầng dưới của đời sống quốc tế, và đến một lúc nào đó khi ngẩng lên, họ sẽ thấy cả dân tộc mình biến thành kẻ tụt hậu của tiến trình phát triển, hay nói cách khác là đi giật lùi đến tương lai của mình.
Chúng ta không thể tìm lại tự do hoặc đấu tranh với những mặt tiêu cực một cách bản năng thông qua những cuộc bạo động hay những cuộc cách mạng bởi điều đó sẽ tạo ra tình trạng hỗn loạn và những sự trả giá không đáng có. Con người cần và phải thu xếp những hành động bản năng của mình một cách có giáo dục bằng những cuộc cải cách và đó cũng chính là sự phát triển của tự do. Điều đó cũng giống như con người cần và phải cố gắng giữ sạch từng phần trong không gian tinh thần của mình để tổ chức cuộc sống, bởi đó chính là sự phát triển.
Nguyễn Trần Bạt

Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult Group
Cội nguồn cảm hứng

Công ty Người Việt thắng kiện bà Hoàng Dược Thảo và Saigon Nhỏ $4.5 triệu



Tuesday, December 30, 2014 7:57:54 PM


Hà Giang/Người Việt
WESTMINSTER, Calif (NV) - Ba nguyên đơn gồm công ty Người Việt Daily News Inc., ông Phan Huy Ðạt, và bà Vĩnh Hoàng, hôm Thứ Hai, 29 Tháng Mười Hai, thắng vụ kiện hệ thống tuần báo Saigon Nhỏ và bà Hoàng Dược Thảo, chủ nhân hệ thống này, các tội phỉ báng và vu khống.
Phán quyết của bồi thẩm đoàn được đưa ra trong vòng chưa đầy hai giờ nghị án, theo sau một phiên xử kéo dài gần bốn tuần lễ tại Tòa Thượng Thẩm tiểu bang California, Quận Cam, dưới sự chủ tọa của Thẩm Phán Frederick P. Horn.


Một trang trong hồ sơ vụ công ty Người Việt Daily News kiện bà Hoàng Dược Thảo và hệ thống tuần báo Saigon Nhỏ. (Hình: Người Việt)
Bồi thẩm đoàn 12 người cùng bỏ phiếu thuận, xác định mức bồi thường cho các nguyên đơn $3,000,000, để đền bù các tổn hại về danh dự, uy tín, và tinh thần. Thêm vào đó, 10 bồi thẩm viên cũng bỏ phiếu xác định mức phạt thêm bị cáo $1,500,000 để làm gương (punitive damage), vì hành xử bị cho là có ác ý. Tổng số tiền bồi thường và phạt là $4.5 triệu.
Ngoài bồi thường thiệt hại, bồi thẩm đoàn cũng yêu cầu Tuần Báo Saigon Nhỏ đính chính về những câu viết có tính phỉ báng và vu khống trong bài viết “Những Bí Ẩn Của Nhật Báo Người Việt,” đăng ngày 28 Tháng Bảy, 2012, đồng thời xin lỗi ba nguyên đơn là công ty Người Việt Daily News Inc., ông Phan Huy Ðạt (Chủ Nhiệm kiêm Tổng Giám Ðốc), và bà Vĩnh Hoàng (Giám Ðốc Thương Vụ kiêm Phụ Tá Tổng Giám Ðốc). Lời đính chính và xin lỗi được bồi thẩm đoàn đề nghị đăng trên cả ấn bản nhật báo và tuần báo của công ty Saigon Nhỏ.
Trong bài báo nêu trên, bà Hoàng Dược Thảo, bút hiệu Ðào Nương, viết rằng Cộng Sản Việt Nam đã mua nhật báo Người Việt và để cho ông Phan Huy Ðạt đứng tên chủ nhân. Cũng trong bài viết ấy, bà loan tin đồn thất thiệt về đời tư của bà Hoàng Vĩnh.
Bên nguyên khởi kiện hệ thống tuần báo Saigon Nhỏ và bà Hoàng Dược Thảo vào đầu Tháng Chín, 2012, sau khi thư yêu cầu đính chính những thông tin sai lạc đã không được đáp ứng.
Phát biểu sau khi có phán quyết của Bồi Thẩm Ðoàn, ông Hoyt Hart, luật sư đại diện Người Việt, nói: “Trong lập luận kết thúc phiên xử, tôi hỏi bồi thẩm đoàn liệu họ có chấp nhận việc sử dụng tin bịa đặt và phao tin đồn thất thiệt làm phương pháp cạnh tranh không. Và trong phán quyết ngày hôm nay, bồi thẩm đoàn cho thấy họ không chấp nhận hành vi ấy.”
Về phán quyết, chủ tọa bồi thẩm đoàn, một luật sư không muốn nêu tên, cho biết ý kiến riêng của ông: Cách hành xử của bà Hoàng Dược Thảo đối với yêu cầu đính chính của nhật báo Người Việt khiến ông quyết định kết tội bên bị.
Ông nói: “Sau khi nhận thư yêu cầu đính chính, bị cáo không những đã không đính chính, không kiểm chứng kỹ hơn về những điều mình đã viết, mà còn đăng lại những câu phỉ báng ban đầu, rồi nêu đủ lập luận để biến những câu mà bà gọi là đặt câu hỏi trong bài viết nguyên thủy thành kết luận, đẩy sự phỉ báng đến mức độ trầm trọng hơn.”
Một bồi thẩm viên khác, bà Liz Diep nói về quyết định cá nhân của bà trong phán quyết đối với Saigon Nhỏ: “Tôi quyết định khá dễ dàng, vì các quyết định đã thành hình trong ý nghĩ tôi từ trước khi nghị án. Các video được sử dụng làm bằng chứng có tính thuyết phục đối với tôi. Về phía bị cáo, họ không có nhiều căn cứ để bào chữa. Họ không có bằng chứng để chứng minh luận cứ của mình.”
Cũng nói về các đoạn video được bên Người Việt đưa ra làm bằng chứng trước tòa, một bồi thẩm viên khác cho rằng đó là “chứng cớ then chốt.”
Bản Thông Cáo Báo Chí về vụ thắng kiện. (Hình: Người Việt)
Các đoạn video được đề cập gồm một đoạn cho thấy bà Hoàng Dược Thảo la lối lớn tiếng trước sự có mặt của đại diện Người Việt tại buổi tiệc Kỷ Niệm 10 Năm Thành Lập Tập Thể Chiến Sĩ Quân Lực VNCH. Ðoạn thứ hai là phần phát biểu của bà Hoàng Dược Thảo tại buổi họp báo do Luật Sư Nguyễn Xuân Nghĩa tổ chức.
Một bồi thẩm viên cho rằng lời phát biểu của bà Hoàng Dược Thảo tại buổi họp báo ấy cho thấy bà có “ác ý.”
Bồi thẩm viên Robert Wong, cư dân Westminster, một cựu kỹ sư đã nghỉ hưu của công ty Raytheon, nhận định: “Khi nghe các nhân chứng trình bày. Tôi đặc biệt để ý câu chuyện của ông Ðinh Quang Anh Thái. Qua đó, tôi biết được sự đáng tin cậy của những người làm việc cho tờ Người Việt.”
Rồi ông phân tích: “Sự kiện trong vụ kiện này vượt quá Tu Chính Án Thứ Nhất của Hiến Pháp Hoa Kỳ. Phía nguyên đơn thực sự đã bị vu khống. Quan trọng ở đây là hai chữ ‘Cộng Sản,’ và khi bạn sử dụng những từ này thì cần phải có bằng chứng. Nhưng ở đây, bị cáo hoàn toàn không có bằng chứng gì cả. Bị cáo đã có cơ hội để rút lại điều mình viết nhưng bà ta đã không làm điều đó. Trong suốt vụ xử, bị cáo cũng không đưa ra được nhân chứng nào đáng tin cậy.”
Hai nhân chứng phía bị cáo đưa ra là ông Ngô Kỷ và Luật Sư Nguyễn Xuân Nghĩa.
Nữ thẩm viên Jennifer Mendoza cho biết “quyết định trong các phán quyết của cá nhân tôi chỉ mất 30 phút, khá dễ dàng. Các video cho thấy sự giận dữ và ác ý của bị cáo.”
Một bồi thẩm viên khác cho rằng, bà Hoàng Dược Thảo, “qua những lời khai của chính mình, trước tòa, là người nói nhiều điều khó tin.”
Bồi thẩm viên này đưa ra ví dụ: “Bà ta nói báo Người Việt luôn làm bậy, đã bị biểu tình cả 50 lần. Ðến khi đưa chứng cớ thì chỉ nêu ra được ba vụ, là vụ chậu rửa chân, vụ lá thư Sơn Hào, và vụ in một cuốn sách nào đó [cuốn Bên Thắng Cuộc của tác giả Huy Ðức - NV]. Cách bà nói về những vụ biểu tình tại báo Người Việt cho tôi thấy bà đã nói quá. Thậm chí bà còn khai gian trước tòa.”
Vụ kiện kéo dài hơn hai năm giữa hai công ty Người Việt Daily News và hệ thống tuần báo Saigon Nhỏ, là sự kiện được nhiều người trong cộng đồng người Việt tị nạn hải ngoại theo dõi. Hai phía chuẩn bị vụ kiện kéo dài hơn hai năm. Vụ xử kéo dài gần một tháng, chính thức kết thúc vào ngày 30 Tháng Mười Hai, 2014.
–-

Hãy Trả Cho Satan Những Gì Của Satan!


Minh Hồ

Tôi có vài suy nghĩ muốn chia xẻ với các anh em.
Hãy Trả Lại Những Gì Của Satan Cho Satan!
Theo như trong kinh thánh do Chúa "mạc khải" hay ngay cả giáo hội và con chiên thì cặp bài trùng Satan + con rắn là 2 nhân vật bị thù ghét và là đại diện cho tất cả xấu xa và tội lỗi. Thậm chí, cung 1 hành động giết người thì Chúa giết người là đúng, bất kể già trẻ lớn bé bất kỳ ai Chúa muốn giết là giết dù chỉỉ là những lý do nhỏ nhặt nhất. Ví dụ như làm việc ngày thứ bảy (Num 15:32-35: Then the Lord said to Moses, “The man must die. The whole assembly must stone him outside the camp.”) hay là không cắt bao qui đầu (Sáng Thế Ký - Genesis 17_9)...
Họ luôn cho rằng: Chúa là luôn luôn đúng, là chân lý, là sự sáng, là bác ái, là toàn năng …ngay cả Chúa giết người dã man họ cũng cho là đúng (Luke 19:27: …giết người trước mặt mọi người. Psalm 137: 7-9: quật đầu những đứa trẻ dân Edom vào đá cho chết. Numbers 31: 1-18: giết hết đàn ông chỉ chừa lại trinh nữ dâng cho Chúa. Luke: 19: 25-27 chém ngươi trước măt mọi người, Malachi 2 : trét phân lên mặt …)
Ảnh của http://www.thegodmurders.com/
(Theo kinh thánh do Chúa Mặc Khải thì Chúa giết khoảng 3 triệu người còn Satan chỉ giết có 10 người. Trong bài Đây !! Thiên Chúa Của Những Người Theo Đạo Thiên Chúa của Giáo Sư Trần Chung Ngọc, những đoạn kinh "giét người" được nêu ra rất nhiều, và tóm lại như sau:
"Nhưng có một người có đủ kiên nhẫn để đếm số nạn nhân có thể đếm được trong Cựu Ước. Và ông ta đã đăng trên trang nhà: http://dwindlinginunbelief.blogspot.com/2009/01/who-has-killed-more-satan-or-god.html dưới đầu đề “Ai giết nhiều hơn, Thiên Chúa hay Satan?” (Who has killed more, Satan or God?)
Kết quả thật là bất ngờ, con số mà ông ta đếm được là, Thiên Chúa giết tất cả là 2,301,417 (2 triệu 300 lẻ 1 ngàn và 417 người) trong khi Satan chỉ giết có 10 người và được Thiên Chúa chấp thuận trong một cuộc thách thức với Satan trong vụ gia đình ông Job. Sau đó ông ta còn lập một bảng ước tính (estimate) các vụ giết người của Thiên Chúa hay theo lệnh của Thiên Chúa và con số ước tính là Thiên Chúa giết tất cả khoảng 33 triệu người (33 million)"
Ngạc nhiên thật, 1 bên là Chúa trời Đấng Cứu Thế toàn năng bác ái thương người đến nỗi giáng xuống trái đất để chịu tội cho nhân loại, và 1 bên là quỉ dử bị Chúa "toàn thiện" nguyền rủa. Nhưng thành tích giết người thì chứng tỏ ngược lại. Trái lại, hễ Satan giết người là sai (bây giờ mà giết người thì bất kỳ ai cũng bị trừng trị như nhau, nếu tàn sát nhiều người còn bị tội diệt chủng và bị thế giới kinh tởm và nguyền rủa).
Bây giờ chúng ta bàn về những gì thuộc Satan.
Giáo hội, cố đạo, con chiên, họ căm thù Satan và con rắn đến tận xương tủy, nhưng các bạn biết không, tất cả bọn họ đều đang xài “đồ của Satan ban cho” 1 cách thoải mái. Những thứ đó là gì? Đó là những thứ quí giá dùng để phân biệt con ngươì khác con vật, đó là: trí tuệ, sự hiểu biết, sự phân biệt đúng sai, . .. và cái quan trọng nhất, đó là: đôi mắt. Khỏi cần phải bàn, ai cũng biết những thứ này quan trọng như thế nào trong cuộc sống.
Gĩa sử cả thế giới đều đui mù trần truồng và ngu dốt giống đúng như phiên bản ADAM - EVA chính gốc mà do Chúa "tạo ra" thì chúng ta sẽ thấy thế giới của chúng ta như thế nào? Chúng ta có nhà cửa để ở, có tiến bộ khoa học trên mọi lỉnh vực trong cuộc sống, máy móc thuốc thang để chữa bịnh, … có văn minh tiến bộ như ngày nay không? Hay là chúng ta phải sống ngu dốt, hoang dã, trần truồng như con vật? (Sáng thế ký chương 3: )
Như thế có nghĩa là kitô giáo, họ ăn cháo đá bát, vừa chửi vừa sài đồ của người khác, thật là 1 việc là đáng xấu hổ. Giáo hội, cố đạo, con chiên... có thấy nhục không?
Họ căm thù nguyền rủa Satan và coi Satan như tội lỗi, độc ác … như thế thì họ còn nhận ơn huệ của Satan để làm gì? Vậy tại sao giáo hoàng, giáo hội, cố đạo, con chiên … hãy tự làm cho mình đui mù, ngu dốt, trần truồng … đúng theo nguyên bản của Chúa toàn năng tạo ra ban đầu.
Một câu kết mà tôi xin mượn 1 câu nói nổi tiếng của Cesar"
"HÃY TRẢ LẠI NHỮNG GÌ CỦA SATAN CHO SATAN ĐI "
Minh Hồ

Tổng thống Putin và chiến lược phá vây kinh tế hoàn hảo


Đăng Bởi -
kinh te

Tính đến thời điểm hiện tại, có vẻ như lời tuyên bố chắc như đinh đóng cột của Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov rằng kinh tế nước này đã vượt qua giai đoạn khó khăn và đã diễn ra đúng như vậy.

Bất chấp những khó khăn được dự báo sẽ còn đeo bám nền kinh tế Nga trong năm 2015 thì không ai có thể phủ nhận nước Nga vừa thoát hiểm một cách ngoạn mục, với chiến lược tận dụng tối đa các lợi thế của nước Nga của Tổng thống Putin.
Dù hầu hết các kênh truyền thông của phương Tây vẫn đưa ra những dự báo ảm đạm về nền kinh tế Nga ở thời điểm hiện tại và trong cả năm 2015 sắp tới, nhưng hầu hết đều đã thừa nhận rằng nước Nga vừa vượt qua một cuộc khủng hoảng kinh tế một cách thành công. 
Hầu hết giới phân tích trong giai đoạn cuộc khủng hoảng diễn ra đều dự báo một kịch bản xấu hơn rất nhiều, theo đó Nga sẽ buộc phải thả nổi để đồng Rup tiếp tục mất giá sâu thêm và một cuộc sụp đổ nền kinh tế quốc nội là điều sẽ xảy ra. Nhưng nó đã không xảy ra, thay vào đó Nga sẽ chỉ phải đối mặt với việc giảm tăng trưởng từ 3 đến 4% trong năm 2015 – một cái giá thấp hơn dự báo rất nhiều.
Trên thực tế, dù các phương tiện báo chí và truyền thông phương Tây vẫn tập trung đề cập đến những khó khăn của kinh tế Nga ở hiện tại và trong năm mới 2015, thì tất cả đều hiểu đó là điều khó tránh khỏi khi kinh tế Nga phải hứng chịu hai ngón đòn giáng mạnh trong năm 2014 là các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây và giá dầu giảm. Không thể nào vượt qua được tình thế khó khăn như vậy mà không phải trả giá. 
Cái giá mà Nga đã trả là giảm tăng trưởng để ổn định nền kinh tế, và quan trọng nhất là vẫn giữ nguyên sản lượng xuất khẩu dầu. Trong bối cảnh giá dầu có thể tăng trở lại bất cứ lúc nào do hoặc Mỹ hoặc OPEC không đủ sức chịu đựng mà buộc phải giảm sản lượng thì việc Nga giữ nguyên sản lượng rõ ràng là một lợi thế rất lớn.
Để đạt được thành tựu ấn tượng như vậy, người ta sẽ còn phải nhắc nhiều đến bà Elvira Nabiullina, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga, người được mệnh danh là người đàn bà thép với những quyết định cứng rắn nâng lãi suất lên mức không tưởng để ổn định tình hình. 
Nhưng tất cả sẽ còn phải nhắc nhiều hơn đến Tổng thống Putin, người được coi là CEO của chiến dịch giải cứu nền kinh tế Nga bằng một chiến lược tổng hợp, trong đó mọi ưu thế của Nga đều đã được ông Putin tập hợp để đưa kinh tế Nga ra khỏi khó khăn.
Hầu hết mọi ưu thế của nước Nga đều đã được Tổng thống Putin tập hợp lại trong chiến lược giải cứu nền kinh tế của mình. Ưu thế đối ngoại đã được khai thác triệt để bằng việc tăng cường hợp tác với các đối tác truyền thống để đưa ngoại tệ về Nga, ưu thế tập trung quyền lực cao độ ở trong nước dựa trên sự ủng hộ của đa số người dân Nga cũng được chính phủ của Tổng thống Putin sử dụng để đưa ra các giải pháp tổng hợp.
Giới phân tích nhắc nhiều đến việc Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nabiullina nâng lãi suất lên 17% mà vẫn đảm bảo duy trì ổn định của mạch máu kinh tế thông qua hệ thống ngân hàng bằng các hỗ trợ thanh khoản để giữ giá đồng Rup, nhưng kế hoạch đó sẽ không thành công đến thế nếu như đồng thời cùng lúc đó các tập đoàn lớn nhất nước Nga như Gazprom hay Rosneft đồng loạt bán ra thị trường một lượng lớn ngoại tệ nhờ việc Tổng thống Putin yêu cầu các tập đoàn này chuyển một phần doanh thu của họ sang đồng nội tệ. 
Chính việc các tập đoàn cỡ bự này bán một lượng lớn ngoại tệ ra thị trường đã làm giảm áp lực lên đồng Rup một cách đáng kể. Thế giới vẫn chỉ trích mối quan hệ chặt chẽ giữa chính phủ và giới tài phiệt ở Nga, nhưng đó lại đang là một phần quan trọng trong chiến lược giải cứu nền kinh tế của Tổng thống Putin. Điểm yếu vốn vẫn bị chỉ trích của kinh tế Nga giờ lại đang trở thành ưu điểm quý giá trong cuộc khủng hoảng.
Có thể thấy, ở thời điểm hiện tại, giá trị đồng Rup và nền kinh tế Nga đã tương đối ổn định, chính phủ Nga đã làm được điều đó mà không cần bơm thêm USD từ quỹ dự trữ để cứu đồng nội tệ như cách đây gần hai tháng. Nếu như trong tháng 10 và nửa đầu tháng 11, Nga vẫn phải liên tục tung ra những lượng lớn USD chỉ để giữ giá đồng Rup thì giờ đây đồng Rup vẫn ổn định mà không cần đến biện pháp đó. 
Khoản tiền duy nhất mà Nga chi ra vào lúc này là để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu và giúp hệ thống ngân hàng về thanh khoản, thượng viện Nga đã thông qua vào tuần trước cho phép chính phủ sử dụng 1.000 tỉ Rup (tương đương 18,5 tỉ USD) để ổn định hệ thống tài chính.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)