Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

CẤP CỨU NỘI THẦN KINH SỐ 7

Bác sĩ Nguyễn Văn Thịnh CO GIẬT (SEIZURES)
1/ THẾ NÀO LÀ MỘT CƠN CO GIẬT ?
Co giật (seizures) là kết quả của sự phóng điện quá mức hay hỗn loạn (excessive or chaotic discharge) từ các tế bào thần kinh não bộ. Mặc dầu hầu hết các nhà lâm sàng gọi hậu quả của sự phóng điện này (ví dụ : các cử động giật, nhìn trừng) là một cơn co giật (a seizure), nhưng cơn co giật tự bản thân là hoạt động của tế bào thần kinh (neuronal activity). Những biểu hiện quan sát được được gọi là hoạt động co giật (seizure activity).
Tầm quan trọng của các cơn co giật là rõ ràng. Cái gì đó cản trở sự hoạt động bình thường của một nhóm tế bào thần kinh. Những công trình nghiên cứu kiểm tra sự tạo nên các sản phẩm phụ chuyển hóa (metabolic by-products) cho thấy rằng chính hoạt động điện bất thường, chứ không phải là sự tích tụ các sản phẩm phụ chuyển hóa, gây nên sự thương tổn và chết tế bào. Vì những lý do không được biết rõ, thùy hải mã (hippocampus) dường như đặc biệt nhạy cảm đối với thương tổn này.
2/ LÀM SAO NHẬN BIẾT MỘT CƠN CO GIẬT.
Điều này không hiển nhiên như có vẻ như vậy. Các cơn co giật có thể biểu hiện bằng nhiều cách, tùy theo kích thước và định vị của vùng não bộ bị thương tổn. Nói chung, các cơn co giật được xếp thành 3 loại : cục bộ, toàn thể, và cục bộ với toàn thể hóa thứ phát. Một cơn co giật cục bộ (focal seizure) được giới hạn vào một vùng đặc biệt của não bộ và chỉ ảnh hưởng một vùng nào đó của cơ thể. Một cơn co giật toàn thể (generalized seizure) được biểu hiện bởi hoạt động co giật lên toàn bộ cơ thể. Một cơn co giật cục bộ với toàn thể hóa thứ phát (focal seizure with secondary generalization) khởi đầu chỉ ảnh hưởng lên một phần của não bộ nhưng sau đó lan rộng ra lên toàn bộ não. Biểu hiện khởi đầu được tách biệt vào một vùng đặc biệt của cơ thể nhưng lan ra ảnh hưởng lên toàn bộ cơ thể. Hoạt động co giật không điển hình (atypical seizure activity) khó nhận biết hơn nhiều. Nếu một cơn co giật đã xảy ra nhưng đã dừng lại trước khi khám bệnh nhân, phải tìm kiếm những dấu hiệu thứ phát, bao gồm sự lú lẩn sau co giật, són đái hay phân, và cắn lưỡi hay niêm mạc miệng.
XẾP LOẠI CÁC CO GIẬT
LOẠI BIỂU HIỆN
TOÀN THỂ
Co cứng-co giật (động kinh cơn lớn) (tonic-clonic) (grand mal) Mất tri giác, tiếp theo ngay sau bởi co cứng các cơ, sau đó co giật các cơ (jerkinh: giật), có thể kéo dài trong vài phút. Một thời kỳ mất định hướng (thời kỳ sau động kinh) xảy ra sau hoạt động co cứng-co giật
Cơn vắng ý thức (động kinh cơn nhỏ) (absence)
(petit mal)
Đột nhiên mất ý thức với dừng hoạt động hay kiểm soát tư thế. Thời kỳ thường kéo dài vài giây đến vài phút và được đi kèm theo bởi một thời kỳ sau động kinh tương đối ngắn
Mất trương lực (drop attacks) Mất hoàn toàn kiểm soát tư thế và ngã xuống đất, đôi khi gây chấn thương. Thường xảy ra nơi các trẻ em.
MỘT PHẦN HAY CỤC BỘ
Một phần đơn thuần (simple partial) Có thể có nhiều dạng tùy theo vùng não bộ bị ảnh hưởng. Nếu vỏ não vận động bị kích thích, bệnh nhân sẽ có co thắt của vùng cơ thể tương ứng. Nếu vùng không vận động của não bị kích thích, cảm giác có thể gồm có dị cảm, ảo giác, và déjà vu.
Một phần phức hợp (complex partiel) Thường cớ mất hoạt động vận động đang tiếp diễn, với hoạt động vận động nhỏ, như chắc lưỡi, và đi không có mục đích.
MỘT PHẦN VỚI TOÀN THỂ HÓA THỨ PHÁT Những triệu chứng khởi đầu cũng giống như động kinh một phần. Tuy nhiên, hoạt động tiến triển để ảnh hưởng lên toàn cơ thể, với mất kiểm soát tư thế và có thể có hoạt động cơ co cứng-co giật.
3/ THÁI ĐỘ XỬ TRÍ BAN ĐẦU ĐOI VỚI MỘT BỆNH NHÂN ĐANG CO GIẬT ?
Hãy bắt đầu với ABC (airway, breathing, circulation), nhằm tất cả các dấu hiệu sinh tồn. Trước hết nên hướng sự chú ý vào đường hô hấp (airway) của bệnh nhân. Có nhiều kỹ thuật để mở hoặc có được một airway. Nên cho oxy bổ sung bởi vì nhu cầu oxy gia tăng do sự co thắt cơ quá mức. Đánh giá tình trạng tim mạch với sự xác định huyết áp và capillary refill và điều chỉnh với dịch (nước muối sinh lý hay dụng dịch lactated ringer). Chú ý vào nhiệt độ và đáp ứng nhanh chóng với một bất thường là điều quan trọng.
Hầu hết can thiệp tích cực nơi bệnh nhân bị co giật nhằm vào ngăn ngừa chấn thương hay hít dịch. Bệnh nhân nên được kềm giữ (nhẹ nhàng) và, nếu có thể, nên được nghiêng về một bên để làm giảm khả năng bị hít dịch. Hút dịch miệng bệnh nhân nên được thực hiện trong lúc co giật. Điều quan trọng là không nên đặt bất cứ cái gì có thể bị hít hay bị cắn (kể cả các ngón tay của anh) vào trong miệng của bệnh nhân. Oxy bổ sung nên được cho bằng canun mũi (nasal cannula) hay mặt nạ, nhưng sự sử dụng thông khí bổ sung hiếm khi cần thiết nơi bệnh nhân với co giật không biến chứng.
4/ CƠN ĐỘNG KINH LIÊN TỤC (STATUS EPILEPTICUS) LÀ GÌ ?
– đó là một “ một cơn co giật động kinh (epileptic seizure) lập lại thường xuyên hoặc kéo dài tạo nên một tình trạng động kinh (epileptic condition) cố định và kéo dài ”.
– theo truyền thống được gọi là cơn động kinh liên tục (status epilepticus) nếu cơn co giật kéo dài hơn 30 phút hoặc các cơn co giật tái diễn nhưng bệnh nhân không tỉnh dậy giữa các cơn. Những khuyến nghị và mô tả hiện nay là hoạt động co giật kéo dài hơn 5 phút và không thể ngừng lại một cách ngẫu nhiên nên được xem là cơn động kinh liên tục (status epilepticus). Điều trị nên được bắt đầu trong vòng 5 phút này.
Những bệnh nhân với chẩn đoán cơn động kinh liên tục (status epilepticus) cần được đánh giá kỹ và sâu rộng. Điều này bao gồm một đánh giá hoàn chỉnh để nhận diện và điều trị bất cứ các nguyên nhân gây cơn động kinh liên tục có thể đảo ngược và can thiệp nhanh để chấm dứt hoạt động neurone bất thường. Điều trị hỗ trợ đầy đủ để ngăn ngừa những biến chứng do các cơn co giật và những điều trị chúng (ví dụ suy hô hấp, tan cơ vân, hay sốt) là quan trọng.
5/ CÁC CO GIẬT ĐƯỢC LÀM NGỪNG NHƯ THẾ NÀO ?
Nếu một cơn co giật kéo dài hơn 5 phút, cần phải can thiệp ngay. Trong y khoa truyền thống, chuỗi thông thường là chẩn đoán, sau đó mới điều trị. Thường trong y khoa cấp cứu, cần chẩn đoán và điều trị đồng thời. Đừng chờ đợi cho đến khi đã lấy xong bệnh sử, khám nghiệm vật lý hoàn chỉnh, cho y lệnh làm những xét nghiệm phụ, rồi mới điều trị co giật. Các co giật làm thương tổn não bộ; càng để các cơn co giật diễn biến liên tục, thì càng có nhiều tổn hại xảy ra.
Các benzodiazepine là những thuốc được lựa chọn đầu tiên để điều trị các cơn co giật kéo dài hơn 5 phút. Lorazepam (Témesta) là benzodiazepine tuyến đầu được ưa thích để điều trị các cơn co giật do tính hiệu quả gia tăng và thời gian bán hủy dài hơn trong việc giữ cho các cơn co giật khỏi bị tái phát so với diazepam (Valium). Liều lượng người trưởng thành của Lorazepam là 2-4 mg tiêm tĩnh mạch trực tiếp, với liều lượng tối đa 10-15 mg. Nếu không có lorazepam, có thể cho diazepam với liều lượng 5-10 mg tiêm tĩnh mạch trực tiếp, không vượt quá 30 mg trong một thời gian 8 giờ. Nếu nhiều liều benzodiazepine không làm ngừng co giật hay nếu benzodiazepines bị chống chỉ định nơi bệnh nhân, nên cho một liều lượng tấn công của thuốc chống động kinh nguyên phát (primary anticonvulsant).
Nếu không có đường tĩnh mạch, midazolam (Dormicum) có thể được sử dụng bằng tiêm mông hay bằng đường trực tràng. Mặc dầu diazepam và lorazepam không được khuyến nghị dùng bằng đường tiêm mông do sự hấp thụ thất thường, midazolam với liều lượng 0,05 mg/kg đã được sử dụng để điều trị thành công cơn động kinh liên tục (status epilepticus).
6/ KHI CO GIẬT ĐÃ DỪNG, LÀM SAO GIỮ CHO KHỎI TÁI PHÁT ?
Vấn đề này mang chúng ta đến một loại thuốc khác, các thuốc chống co giật (anticonvulsant). Các thuốc chống co giật không chỉ giữ cho các co cơn giật khỏi tái phát ở phòng cấp cứu mà còn được sử dụng để làm ngưng các cơn co giật đề kháng với benzodiazepines.
THUỐC CHỐNG CO GIẬT
TÊN THUỐC LIỀU LƯỢNG ĐƯỜNG CHO THUỐC BÌNH LUẬN
Phenytoin
(Dialantin, Diphantoine) ampoules 250mg/5ml
18-20 mg/kg Tiêm tĩnh mạch   Không nên cho nhanh hơn 50mg/phút; bệnh nhân nên được monitor tim; ngưng truyền nếu độc tính xuất hiện (QRS kéo dài hơn 50% căn bản, hạ huyết áp). Nếu động kinh liên tục tiếp diễn, có thể gia tăng liều lượng toàn bộ lên đến 30 mg/kg.
Fosphenytoin
(ProDilantin)
15-20 PE/kg Tiêm tĩnh mạch, Tiêm mông Đơn vị đo lường là PE (phenytoin equivalent), được ghi chú trên chai thuốc. Thuốc này là chất tiền thân của phenytoin, như vậy an toàn khi tiêm truyền nhanh mà không gây các tác dụng huyết động nghịch. Một nồng độ điều trị của thuốc này đạt được nhanh hơn nhiều so với dilantin
Phenobarbital
(Gardénal)
Flacons 40 mg và 200mg
lên đến 15mg/kg   Tiêm tĩnh mạch   Không nên cho nhanh hơn 100mg /phút; liều lượng có thể được nhắc lại một lần sau 30 phút nếu không có hiệu quả; liều lượng tổng cộng tối đa là 600 mg; coi chừng giảm áp hô hấp, đặc biệt là nếu bệnh nhân đã nhận diazepam
Pentobarbital 12mg/kg Tiêm tĩnh mạch Chỉ sử dụng khi những loại thuốc khác thất bại
Lidocaine 1-1,5 mg/kg Tiêm tĩnh mạch Đã được ghi nhận là làm ngưng tình trạng động kinh liên tục
Propofol
(Diprivan)
2mg/kg Tiêm tĩnh mạch Có những báo cáo về sự sử dụng propofol trong trường hợp cơn động kinh liên tục đề kháng. Nên được sử dụng với nội thông khí quản và thông khí cơ học. Coi chừng hạ huyết áp và chuẩn bị để điều trị
7/ KỂ NHỮNG NGUYÊN NHÂN THÔNG THƯỜNG NHẤT CỦA CO GIẬT
Những nguyên nhân có thể đảo ngược tức thời mà các thầy thuốc cần cảnh giác gồm có hạ glucose-huyết và giảm oxy-mô (thứ phát ngộ độc nha phiến).
Nhũ nhi Chấn thương sinh đẻ (giảm oxy mô, chấn thương nội sọ)
Nhiễm trùng (áp xe não, viêm màng não)
Các bất thường điện giải (giảm natri-huyết, giảm canxi-huyết, giảm magnesi-huyết)
Các dị dạng bẩm sinh (các nang trong não bộ, tràn dịch não)
Các rối loạn di truyền (sai lầm chuyển hóa bẩm sinh, thiếu hụt pyridoxine)
Trẻ em Co giật do sốt cao
Co giật không rõ nguyên nhân
Chấn thương
Nhiễm trùng (viêm màng não)
Thiếu niên Chấn thương
Co giật không rõ nguyên nhân
Ma túy hay rượu (ngộ độc hay cai cấp tính)
Dị dạng động-tĩnh mạch
Thanh niên Chấn thương
Rượu (ngộ độc hay cai cấp tính)
U não
Người trưởng thành lớn tuổi hơn U não
Đột quy
Xuất huyết trong não.
Nghiện rượu
Các rối loạn chuyển hóa (hạ natri-huyết, tăng natri-huyết, giảm canxi-huyết, hạ đường huyết, uremia, suy gan)
8/ BỆNH SỬ CÓ QUAN TRỌNG KHÔNG ? 
Bệnh sử vô cùng quan trọng ! Bạn có thể sử dụng COLD để chắc chắn rằng bạn đã hỏi các khía cạnh của hoạt động co giật :
Character (tính chất) : Loại hoạt động co giật nào đã xảy ra ?
Onset (Khởi đầu) : Co giật khởi đầu khi nào ? Trong khi bệnh nhân đang làm gì ?
Location (vị trí) : Hoạt động co giật bắt đầu ở đâu ?
Duration (thời gian) : co giật kéo dài bao lâu ?
Nói chung những co giật thật sự có khuynh hướng xảy ra đột ngột, có bài bảng (stereotyped) (những tính chất cơ bản của co giật được duy trì từ đợt này qua đợt khác), và không bị kích thích bởi những kích thích môi trường, được biểu hiện bởi những cử động không mục đích và không thích hợp, và, ngoại trừ nhưng co giật cỡ nhỏ, được tiếp theo sau bởi một thời kỳ lú lẩn và ngủ lịm (lethargy) (thời kỳ sau cơn vật). Những điểm quan trọng khác bao gồm tiền sử của bệnh nhân (đặc biệt là tiền sử co giật trước đây), sử dụng rượu và uống các độc chất khác, những thuốc đang sử dụng, và tiền sử các khối u hệ thần kinh trung ương, và tiền sử chấn thương mới đây hay đã lâu.
9/ NGOÀI KHÁM THẦN KINH, NHỮNG PHẦN KHÁC NÀO CỦA THĂM KHÁM VẬT LÝ LÀ QUAN TRỌNG VÀ TẠI SAO ?
Một thăm khám hoàn chỉnh từ đầu đến chân là quan trọng. Ngoài việc tìm kiếm các nguyên nhân của co giật, người thầy thuốc nên tìm kiếm chấn thương gây nên bởi co giật. Thăm khám thường bình thường nhưng đôi khi có thể cho các manh mối về vấn đề bên dưới. Đặc biệt, thăm khám da có thể phát hiện các thương tổn phù hợp với meningococcemia hay những vấn đề nhiễm trùng khác. Hãy khám đầu tìm các chấn thương. Nếu tìm thấy cứng cổ (nuchal rigidity), viêm màng não hay xuất huyết dưới màng nhện nên được nghi ngờ. Một tiếng tim thổi, đặc biệt nếu bệnh án chỉ rõ không hề được nghe trước đó, có thể chỉ rõ viêm nội tâm mạc bán cấp do nhiễm khuẩn (subacute bacterial endocarditis), với embolization là nguyên nhân của co giật.
Thăm khám thần kinh là quan trọng. Những dấu hiệu thần kinh khu trú, như liệt nhẹ khu trú (focal paresis) sau co giật (bại liệt Todd) có thể chỉ rõ một thương tổn não bộ khu trú (khối u, áp xe, đụng dập não) như là nguyên nhân của co giật. Sự đánh giá các dây thần kinh đầu và đáy mắt có thể chỉ rõ tăng áp lực nội sọ.
10/ NHỮNG XÉT NGHIỆM PHỤ NÀO NÊN ĐƯỢC THỰC HIỆN NƠI MỘT BỆNH NHÂN CO GIẬT ?
Nói chung, việc sử dụng những xét nghiệm phụ tùy thuộc bệnh sử và lâm sàng của bệnh nhân. Nơi bệnh nhân với bệnh sử trước đây có rối loạn co giật, chỉ có một cơn co giật đơn độc, xảy ra tự nhiên, thì xét nghiệm duy nhất hữu ích là nồng độ của thuốc chống co giật trong máu. Nếu nồng độ ở dưới mức điều trị, bệnh nhân nên được cho một liều tấn công thuốc này để đạt được nồng độ điều trị. Quyết định đánh giá bệnh nhân với những trắc nghiệm phụ khác (xét nghiệm và X quang) nên được căn cứ trên những dấu hiệu của bệnh sử và thăm khám vật lý. Nếu có nghi vấn không biết bệnh nhân đã có một cơn co giật vận động quan trọng hay không, nên xét nghiệm các chất điện giải và tính anion gap.
11/ Ý NGHĨA CỦA ANION GAP TRONG CHẤN ĐOÁN ĐỒNG KINH CƠN LỚN (GRAND MAL SEIZURE) ?
Một anion gap gia tăng tạm thời (thời gian 1 giờ) là bằng cớ tốt cho thấy rằng cơn động kinh cơn lớn (grand mal seizure) đã xảy ra. Điều này được xác nhận bằng cách lấy máu càng gần với lúc động kinh càng tốt. Lấy máu nơi xảy ra động kinh là lý tưởng cho khảo sát này. Nếu không có nhiễm toan anion gap, ta sẽ có thể giả định rằng bệnh nhân đã không có một cơn động kinh quan trọng.
12/ PHẢI LÀM GÌ NẾU TRƯỚC ĐÂY BỆNH NHÂN ĐÃ KHÔNG CÓ MỘT CƠN CO GIẬT ?
Nếu đây là một cơn co giật mới khởi ra (new-onset seizure), thì những xét nghiệm phụ quan trọng hơn. Tuy nhiên hiệu năng thường rất thấp. Một xét nghiệm tìm những rối loạn chuyển hóa (sodium, calcium, glucose, magnesium, BUN tăng cao, hay creatinine) là quan trọng. Những xét nghiệm độc chất (toxicologic screen) nhắm vào các chất được biết là gây co giật (cocaine, lidocaine, thuốc chống trầm cảm, theophylline, và các chất kích thích là trong số những chất thông thường nhất) nên được thực hiện nếu có chỉ định trên phương diện lâm sàng.
13/ CÓ PHẢI TẤT CẢ BỆNH NHÂN VỚI CO GIẬT ĐỀU CẦN LÀM CT SCAN Ở PHÒNG CẤP CỨU ?
Đây là một lãnh vực đang còn tiếp tục được nghiên cứu. Câu trả lời hay nhất có thể được cho vào lúc này là rằng sự sử dụng chọn lọc CT scan đầu là an toàn trong những tình huống thích đáng. Những bệnh nhân nên được chụp CT scan đầu ở phòng cấp cứu gồm có những bệnh nhân được nghi có một biến cố cấp tính trong sọ (ví dụ máu tụ dưới màng cứng, xuất huyết dưới màng nhện), những bệnh nhân có một trạng thái tâm thần bị biến đổi kéo dài (tình trạng sau vật kéo dài) hay một thăm khám thần kinh bất bình thường, và những bệnh nhân không thể đảm bảo một đánh giá theo dõi nhanh chóng bởi thầy thuốc tuyến đầu hay thầy thuốc chuyên khoa thần kinh.
14/ XỬ TRÍ THÍCH ĐÁNG MỘT BỆNH NHÂN VỚI CO GIẬT TÁI PHÁT ?
Nếu như không có những dấu hiệu bất thường trong bệnh sử hay thăm khám vật lý, bệnh nhân có thể được cho xuất viện với theo dõi bởi thầy thuốc gia đình hay thầy thuốc chuyên khoa thần kinh của bệnh nhân. Nếu nồng độ thuốc chống co giật bình thường hay bệnh sử gợi ý một sự thay đổi hoạt động (ví dụ tần số cơn gia tăng, loại động kinh khác), thì bệnh nhân nên được đánh giá như là một bệnh nhân với cơn co giật mới. Điều này có thể bao gồm sự nhập viện nếu việc theo dõi không được đảm bảo hay nếu các dấu hiệu lúc thăm dò cho thấy cần phải nhập viện
15/ SỰ VIỆC BỆNH NHÂN CÓ CƠN CO GIẬT LẦN ĐẦU CÓ KHÁC NHAU TRONG ĐIỀU TRỊ VÀ XỬ LÝ HAY KHÔNG ?
Những bệnh nhân với cơn co giật lần đầu (first-time seizure) có khả năng được nhập viện hơn sau khi đã đánh giá ở phòng cấp cứu. Nếu cơn co giật xảy ra ngắn ngủi, thăm khám vật lý và các xét nghiệm phụ tất cả đều bình thường, và sự theo dõi bởi thầy thuốc gia đình hay thầy thuốc thần kinh có thể được xếp đặt trước khi bệnh nhân được cho ra khỏi phòng cấp cứu, thì sự nhập viện có thể không cần thiết.
Cũng tương tự như vậy, không phải tất cả các bệnh nhân bị co giật lần đầu đều cần phải bắt đầu cho thuốc chống động kinh. Những lời khuyên đặc biệt về việc sử dụng các thuốc chống động kinh nơi những bệnh nhân này là khó. Nếu có thể theo dõi sát bởi thầy thuốc gia đình hay thầy thuốc thần kinh, và nếu bệnh nhân có thể tin cậy được, thì việc cho xuất viện mà không bắt đầu cho thuốc chống co giật có thể là thích hợp.
Những chỉ thị xuất viện nên nhấn mạnh với bệnh nhân rằng không được lái xe, vận hành máy móc, hoặc đi đến những chỗ ở cao và mở (ví dụ các platform xây dựng).
16/ CO GIẬT GIẢ (PSEUDOSEIZURE) LÀ GÌ, LÀM SAO CHẨN ĐOÁN ?
Những co giật giả (pseudoseizures) là những hoạt động giống co giật (seizure-like activity) nhưng không có hoạt động điện bất thường trong não bộ. Các co giật giả khó chẩn đoán được ở phòng cấp cứu. Những thủ thuật đã được chứng tỏ có tác dụng trong vài trường hợp bao gồm sự gợi ý với bệnh nhân rằng co giật chẳng bao lâu sẽ ngừng lại hay cố làm lãng trí bệnh nhân bằng những tiếng động lớn hay những áng sáng chói lòa trong khi hoạt động “co giật” đang diễn biến. Những dạng vẻ của hoạt động bất thường làm cho nó có khả năng là một co giật giả gồm có cử động chi không đồng bộ (asynchronous extremity movement), một cử động đẩy vùng chậu ra phía trước (a forward thrusting movement of the pelvis), và mắt bị lệch về phía đất, dầu cho đầu được đặt ở vị trí nào. Chẩn đoán có thể được thực hiện bằng điện nếu bệnh nhân được móc vào một máy điện tâm đồ. Trong co giật giả, hoạt động điện bất thường không được nhìn thấy. Tương tự, việc đo prolactin huyết thanh 20 phút sau “co giật” giúp gián biệt một co giật thật sự với một co giật giả. Trong những co giật thật sự, nồng độ prolactin tăng cao ít nhất hai lần, trong khi trong co giật giả, nồng độ prolactin vẫn trong giới hạn bình thường. Không có phương pháp nào trong hai phương pháp này có để sử dụng ở phòng cấp cứu. Các co giật cơn lớn giả (pseudogrand mal seizures) thường không gây nên nhiễm toan chuyển hóa với anion gap, và sự xác định này có thể làm ở phòng cấp cứu.
References : Emergency Medicine Secrets
BS NGUYỄN VĂN THỊNH (21/3/2010)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét