Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

Khám phá bí mật về gene của loài người




Bí mật về gen người luôn là một hấp dẫn kỳ lạ đối với những nhà khoa học. Những phát hiện về nó là chìa khóa quan trọng cho y học và cuộc sống. Đôi khi có những điều làm chúng ta ngạc nhiên đến khó tin.


xet-nghiem-ADN-kham-pha-bi-mat-tu-gen-loai-nguoi
Gen thông minh nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X
Đến nay các nhà khoa học đều thống nhất rằng trí thông minh là tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó có di truyền và những tác động từ môi trường. Về mặt di truyền, bác sĩ Horst Hameiste, trưởng nhóm nghiên cứu phát hiện các gen thông minh nằm rải rác trên chuỗi ADN, nhưng có tới 2/3 tập trung ở nhiễm sắc thể giới tính X. Như vậy, trong khi người cha chỉ có thể truyền cho con tính cách thì người mẹ lại truyền cho con toàn bộ trí tuệ. Phát hiện này giải thích vì sao các vĩ nhân đều có những bà mẹ rất thông minh.

Gen quyết định ‘bệnh’ thèm của lạ Chuyện “chán cơm, thèm phở” không còn thuộc phạm trù đạo đức, mà lại mang tính sinh học. Việc tìm kiếm bạn tình mới không đồng nghĩa với việc người đó không chung thủy, mà đó là do một “định mệnh” không thể tránh khỏi, vì nó đã được viết sẵn trong gen của mỗi người. Không chung thủy, có cả ở hai giới, chỉ khác biệt ở chỗ, đàn ông thích “số lượng”, còn phụ nữ lại ưa “chất lượng”. Đó là công bố của giáo sư Alberto Caputo, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà tình dục học và tâm lý học ứng dụng Ý (AISPA), người đứng đầu nhóm nghiên cứu này. Bản năng phản bội nằm trong một hormon có tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương. Đó là hormon “arginine vasopressin” (AVP) trong cơ thể nam và “oxytoxin” trong cơ thể nữ. Những hormon này điều chỉnh sự thỏa mãn lứa đôi. Nói một cách khác, nó là nhân tố chủ đạo về sinh học trong việc quyết định hạnh phúc gia đình.

Chứng ngủ ngày do gen
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản vừa xác định một loại gen liên quan đến chứng ngủ rũ, một triệu chứng làm cho con người thấy buồn ngủ ban ngày, thị lực kém và sự suy yếu của các cơ. Nghiên cứu này được dựa trên việc xét nghiệm ADN của 222 người Nhật Bản có triệu chứng buồn ngủ và 389 người khác không có triệu chứng đó. Kết quả được công bố trên tờ Nature Genetics, theo nhận định của giáo sư Katsushi Tokunaga từ phòng nghiên cứu chung về con người tại ĐH Tokyo cho thấy, 45% những người có chứng buồn ngủ ngày có loại gen khác so với những người không có triệu chứng này. Với kết quả về loại gen khác thường này, các chuyên gia sẽ tiếp tục nghiên cứu để tìm ra liệu pháp trị chứng buồn ngủ ngày.
Gene quyết định khả năng âm nhạc!
Nếu không có khiếu âm nhạc bẩm sinh, bạn có thể phải “đau khổ” chấp nhận rằng các bài học nhạc sẽ làm bạn mất rất nhiều thì giờ. Đó là kết luận của các nhà khoa học thuộc một cơ quan chuyên nghiên cứu về hiện tượng sinh đôi. Nhóm nghiên cứu này đã xác định rằng khả năng âm nhạc được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác qua gen.
Người ta áp dụng một bài thử nghiệm gọi là “Sai nhạc” - cho 568 cặp sinh đôi nghe 26 giai điệu âm nhạc nổi tiếng, so sánh phản ứng của họ. Kết quả cho thấy: 80% các trường hợp không nhận biết được giai điệu là do “tội” của gen di truyền, không phải do môi trường giáo dục. Một số bộ phận cụ thể trong não người có chức năng quyết định năng lực nhận biết độ cao thấp của âm thanh. Tất cả những bộ phận này đều do gen kiểm soát.
xet-nghiem-adn-hanh-phuc-do-gen
Hạnh phúc cũng do gen?
Một nghiên cứu mới đã lý giải vì sao một số người luôn cảm thấy bất mãn dù có cuộc sống sung túc, trong khi những người khác lại lạc quan kể cả trong những hoàn cảnh tồi tệ. Nhiều nhà tâm lý học tin rằng hạnh phúc đã được định đoạt trước bởi di truyền và những tính cách bẩm sinh cảm thấy buồn chán trong tương lai cũng chẳng khá khẩm hơn. Nhiều nghiên cứu cho rằng gen chiếm từ 1/3 tới 1/2 khả năng cảm thấy hài lòng hay không của một người. Những yếu tố còn lại bao gồm những biến cố trong cuộc đời và những biến động thường nhật như stress công việc, bị tắc nghẽn giao thông. Khoảng 1/3 niềm hạnh phúc của chúng ta là không thể thay đổi và do gen quy định, 1/3 là do các biến cố trong cuộc sống như hôn nhân, mất việc, 1/3 còn lại là những sự việc xảy ra hằng ngày như sức ép công việc, thời tiết và môi trường.

Cần gen “hạnh phúc” để thành công
Ngoài trí tưởng tượng và khả năng chú ý đến từng chi tiết nhỏ, các nhà khoa học cho rằng còn cần phải có “gen hạnh phúc” để thành công. Đó là khẳng định của 3 giáo sư đoạt giải Nobel Y học năm 2007 với nghiên cứu công nghệ gen. Trong lễ trao giải tại Stockholm, ông Mario Capecchi (người Mỹ gốc Ý), Martin Evans (Anh) và Oliver Smithies (người Mỹ gốc Anh) cùng chia sẻ về những kinh nghiệm trong cuộc sống. Theo Hãng tin AP, ông Smithies khẳng định những người có lòng đam mê với khoa học cần phải có thêm tính lạc quan, bởi trong khoa học phải trải qua rất nhiều thất bại mới có thể đến được với thành công.

Nghiên cứu xét nghiệm ADN trên 275.000 người cho thấy những người luôn hạnh phúc thường có xu hướng thành công trong cuộc sống và công việc. Điều quan trọng là niềm hạnh phúc của họ bắt nguồn từ những cảm xúc tích cực. Tạp chí Live Science dẫn lời chuyên gia Sonja Lyubomirsky thuộc ĐH California (Mỹ) cho biết: “Khi người ta hạnh phúc, họ thường cảm thấy lạc quan, tự tin, đầy nhiệt huyết khiến người khác thích họ và họ được hưởng lợi từ đó”. Theo nghiên cứu, hạnh phúc sẽ đem lại những cảm nhận tích cực về bản thân và người khác, thúc đẩy tính sáng tạo, hệ miễn dịch hoạt động mạnh mẽ hơn, và khả năng đối phó tình huống hiệu quả.
Theo SKĐS

0 nhận xét:

Đăng nhận xét