“Xét về trí tuệ hay đức hạnh tôi không thể nào cho rằng Đức Ki-Tô cũng cao cả như vài người khác được biết trong lịch sử. Tôi nghĩ rằng, về trí tuệ hay đức hạnh, tôi phải đặt Đức Phật và Socrates lên trên Đức KiTô.”
Nhận định như trên, Bertrand Russell quả đã đánh giá quá cao Giê-su khi so sánh với Socrates và Đức Phật, vì nghiên cứu kỹ về hai thuộc tính của Giê-su: trí tuệ và đạo đức, chúng ta thấy Giê-su không có gì có thể so sánh với Socrates và Đức Phật. Tại sao? Vì trí tuệ của Giê-su không thể gọi là trí tuệ, và đạo đức của Giê-su cũng không thể gọi là đạo đức. Chứng minh?
Có rất ít, nếu có, điều sáng tác độc đáo trong giáo pháp mà người ta cho là của Giêsu. Giống như chính huyền thoại về Giêsu, những quan điểm mà Giêsu diễn đạt chỉ là một mớ hổ lốn những ngụ ngôn và luân lý mà chúng ta có thể thấy trong những đạo cổ xưa của Ai Cập, Babylon, Ba Tư, Hi Lạp, Phật, Khổng, Ấn Độ… Một điều rõ ràng: Ki Tô Giáo, một tôn giáo sinh sau đẻ muộn trong lịch sử các tôn giáo, chỉ cóp nhặt những quan điểm, ý kiến của Do Thái Giáo và các tôn giáo gọi là dân gian. Trong cuốn “Nguồn Gốc Luân Lý Trong các Phúc Âm”, Joseph McCabe (Một Linh Mục Công giáo. TCN) đã trích dẫn những quan điểm luân lý trong Phúc Âm mà người ta cho là của Giêsu song song với những quan điểm luân lý tương đương và y hệt của các tác giả Do Thái và dân gian.
[Daleiden, Joseph L., The Final Superstition, p. 174: There is very little, if anything, that is original in the teaching attributed to Jesus. Like the myth of Jesus itself, the sentiments he expresses are a hodgepodge of aphorisms and moral convictions that can be found in the ancient Egyptian, Babylonian, Persian, Greek, Buddhist, Confucian, and Hindu religions… But one thing is certain: Christianity, a late-comer in the history of religion, merely plagiarized sentiments from Judaism and the so called pagan religions. In his book Sources of Morality in the Gospels, Joseph McCabe quoted the moral views attributed to Jesus in the gospels and in parallel columns gave exact moral equivalents from Jewish and pagan writers.]
Thật vậy, đọc Thánh Kinh và với một chút kiến thức về triết học và tôn giáo, chúng ta có thể thấy rõ là nhận định của Daleiden không phải là sai. Và chúng ta nên nhớ, Joseph L. Daleiden chỉ nói về những điều mà người ta cho là có ý nghĩa phần nào về đạo đức và luân lý, chứ không kể đến những điều vô đạo đức và phi luân lý của Giê-su trong Tân ước như tôi sẽ chứng minh trong một phần sau.
Trong cuốn sách có tên là Một Thời Để Cho Sự Ngay Thẳng Của Ki Tô Giáo [A Time For Christian Candor], Giám Mục Pike đã thảo luận về các niềm tin của tín đồ đối với Giê-su, và chứng minh rằng Giê-su chỉ là một người thường, trang 108, như sau:
“Cuốn Tân Ước thật là rõ ràng. Thật vậy, những sự kiện (trong Tân Ước. TCN) tự bao giờ vẫn luôn luôn rõ ràng cho bất cứ ai nhìn thấy chúng. Giê-su sinh ra ở một địa phương đặc biệt, vào một thời điểm đặc biệt. Mẹ và các em ông ta không cho rằng ông ta có một nhiệm vụ nào khác với nhiệm vụ của một con người.”
(The new Testament is clear enough. Indeed, the facts have always been clear enough for any man to behold. Jesus was born in a particuliar place at a particular time. His mother and brothers did not understand that He had more than a human role to perform.),
và Giê-su có những giới hạn về hiểu biết, trang 109:
“Giê-su có một đầu óc giới hạn – điều này cũng đúng cho mọi người. Thí dụ, giống như các thầy tu Do Thái cùng thời, Giê-su cho rằng David đã viết tất cả bộ Thi Thiên cho nên ông ta đã viện dẫn thi thiên số 110 mà ông ta cho là của Vua David (thực ra là bài thơ này được viết sau thời của David), khi tranh luận với người dân Pharisees. Và ông ta nghĩ, cũng như mọi người trong thời đó, là ngày tận thế đã sắp đến.
[He had a limited mind – as is true of every man. For example, like his fellow rabbis He thought that David wrote all the Psalms and hence He quotes as of Davidic authorship Psalm 110 (which in fact is of later date) in an argument with the Pharisees. And He thought, in accord with the apocalyptic temper of his day, that the end of the world is near].
Ngoài ra chúng ta cũng còn biết, Giê-su tin rằng Ngũ Kinh (trong Cựu Ước) là do Moses viết, nhưng tất cả các học giả nghiên cứu Thánh Kinh ngày nay đã chứng minh rằng Ngũ Kinh được viết trong nhiều thời kỳ khác nhau, bởi nhiều môn phái khác nhau, và sau khi Moses đã chết.
Qua vài tài liệu trên, chúng ta đã thấy về nhân vật Giê-su, trí tuệ là một cái gì không đáng để bàn tới vì, ngoài vài điều cóp nhặt từ các truyền thống Do Thái và dân gian, tất cả cái gọi là giáo pháp của Giê-su, đã được một số học giả nghiên cứu, nhận định rõ ràng. Sau đây là hai thí dụ điển hình:
a) “Tất cả những điều Giê-su nói, giáo lý, bài giảng đều đưa tới một đơn từ: “Ta””
(William Hirsch: All his sayings, his teachings, his sermons culminated in a single word: “I”)
Vậy thì chúng ta hãy thử xem những khẳng định về "cái Ta" của Giê-su là như thế nào. Chúng ta cũng nên biết là chính những khẳng định này đã được giáo hội khai thác, cho đó là những chân lý để cấy vào đầu tín đồ từ khi còn nhỏ, tạo nên một đức tin không cần biết không cần hiểu. Sau đây chỉ là vài trích dẫn những lời của Giê-su trong Thánh Kinh với vài lời phân tích của tôi dựa trên lô-gic.
John 6:35: Ta là thức ăn của đời sống. (I am the bread of life)
John 8:12, 9:5: Ta là ánh sáng của thế gian (I am the light of the world)
John 10: 11, 14: Ta là người chăn chiên chí thiện (I am the good shepherd)
John 11:25: Ta là Sự Sống Lại và là Sự Sống (I am the resurrection and the life)
John 14:6: Ta là Con Đường, là Sự Thật và là Sự Sống (I am the way, the truth, and the life)
John 10:30: Ta với Cha Ta là một. (I and My Father are one).
John 10:36: Ta là Con Thiên Chúa (I am the Son of God).
John 12:49: Ta không nói theo ý Ta; Chính người Cha sai Ta xuống đây đã cho lệnh Ta phải nói những gì và nói như thế nào. (I have not spoken on my own authority; the Father who sent me has himself given me commandment what to say and what to speak)
Những lời tự nhận trên, và nhiều lời tự nhận khác về cái "Ta" của Giê-su trong Tân Ước, rõ ràng là bắt nguồn từ một căn bệnh hoang tưởng như chúng ta sẽ thấy trong phần phân tích sau đây. Đó không phải là những lời dạy có tính cách giáo dục đạo lý. Trong lịch sử nhân loại, chúng ta không hề thấy bất cứ một nhân vật nổi danh nào như Đức Phật, Đức Khổng Tử, Lão Tử, Socrates v..v.. tự quảng cáo cho "cái Ta" của mình nhiều, huênh hoang, và hoang đường như Giê-su. Huênh hoang, hoang đường vì không phải là sự thật, vì mâu thuẫn, và vì chúng trái ngược với con người thực của Giê-su như được mô tả trong Thánh Kinh. Nó cũng huênh hoang và hoang đường như các ông giáo hoàng tự nhận là “đại diện của Chúa” trên trần, hay như các ông linh mục tự nhận là “Chúa thứ hai” trong khi “Chúa” hay “Chúa thứ nhất” chỉ có trong nền thần học của Ki Tô Giáo chứ không phải là một thực thể như chúng ta đã biết ngày nay, qua vô vàn những công cuộc nghiên cứu về chính nhân vật Giê-su của các học giả ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki Tô Giáo..
Những "cái Ta" của Giê-su đã đặt trước chúng ta khá nhiều vấn đề, và bắt buộc chúng ta phải có một sự chọn lựa dứt khoát, không thể nhập nhằng.
Thật vậy, Ta là Con Thiên Chúa khẳng định vai vế của Giê-su đối với Thiên Chúa, và lẽ dĩ nhiên hoàn toàn mâu thuẫn với Ta với Cha Ta là một. Dù chúng ta có nhắm mắt tin bừa thuyết điên rồ toán học (mathematical insanity) Chúa Ba Ngôi của giáo hội Công giáo đưa ra nhiều thế kỷ sau khi Giê-su đã qua đời đi chăng nữa thì các câu trên cũng còn đưa tới vài vấn đề khác. Thí dụ:
Chúng ta hãy xét đến câu John 12: 49 ở trên: Ta không nói theo ý Ta; Chính người Cha sai Ta xuống đây đã cho lệnh Ta phải nói những gì và nói như thế nào.
Thứ nhất, câu trên chứng tỏ Giê-su chỉ tự nhận, vì không có bất cứ bằng chứng nào chứng tỏ đó là sự thật, là một sứ giả của Thiên Chúa, được sai xuống trần để nói cho dân Do Thái, tuyệt đối không phải cho dân Việt, những gì mà Thiên Chúa muốn nói. Điều này hoàn toàn mâu thuẫn với lời tự nhận khác của Giê-su: John 10:30: Ta với Cha Ta là một.
Thứ nhì, nếu chúng ta chấp nhận câu John 12: 49 ở trên như là sự thực, thì những lời Giê-su nói đều là những lời của Thiên Chúa. Mà Thiên Chúa thì không thể sai lầm, vì Thiên Chúa, theo niềm tin của các tín đồ Ki-Tô, là bậc toàn năng, nghĩa là làm gì cũng được, và toàn trí, nghĩa là cái gì cũng biết, kể cả quá khứ vị lai, hai thuộc tính của Thiên Chúa có tính cách loại trừ hỗ tương (mutual exclusive), nghĩa là có cái này thì không thể có cái kia, mà giáo hội đã thành công cấy vào đầu óc tín đồ từ khi còn nhỏ, khi họ chưa phát triển về trí tuệ cũng như về thân xác. Điều này khiến chúng ta bắt buộc phải chọn một trong hai điều sau đây chứ không thể chọn cùng lúc cả hai.
- Nếu những lời Giê-su nói không hề sai lầm, đúng trong mọi thời đại, thì vai trò Thiên Chúa của Giê-su có thể tạm chấp nhận được.
- Nếu trong những lời nói và hành động của Giê-su có những sai lầm thì Giê-su không thể nào là Thiên Chúa.
Nhưng Thánh Kinh lại chứng tỏ rằng Giê-su có rất nhiều sai lầm. Vậy thực ra những lời nói của Giê-su cũng chỉ là những lời nói của một người thường, với sự hiểu biết giới hạn của một người thường, ở trình độ của một người dân thường trong vùng dân Do Thái cách đây 2000 năm, như Giám mục Pike đã nhận định ở trên.. Và như vậy, Giê-su đã phạm tội nói láo và lừa dối, vì ông ta khẳng định rằng những lời nói của ông là của Thiên Chúa không thể sai lầm. Kết luận: Giê-su chỉ có thể đóng một trong hai vai trò: Thiên Chúa hay một người thường phạm tội nói láo và lừa dối chứ không thể cùng lúc cả hai. Vậy vai trò nào là vai trò đích thực của Giê-su?
Điều này không khó, chúng ta chỉ cần mở Thánh Kinh ra đọc thì sẽ thấy ngay. Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ cũng như học giả Rubem Alves, dựa trên Thánh Kinh, đều viết rằng Giê-su tin và khẳng định rằng Moses (Môise) là tác giả của Ngũ Kinh trong khi thực sự thì Moses không viết. Huyền thoại về Moses được viết ra khoảng 3, 4 trăm năm sau khi Moses đã chết, trong 2 phẩm Xuất Ê-Díp-Tô (Exodus) và Dân Số (Numbers). Đây là kết quả nghiên cứu của những chuyên gia nghiên cứu Thánh Kinh mà chính giáo hội Công giáo cũng phải chấp nhận. Bằng chứng? Tên các vị Vua xứ Edom viết trong Sáng Thế 36 là những vị Vua sống trong những thời kỳ sau khi Moses đã chết từ lâu. Trong Phục Truyền 34 có kể cả chuyện Moses chết ra làm sao, chẳng lẽ Moses lại tả chuyện chính mình chết? Cho nên Moses không thể là tác giả của Ngũ Kinh. Vậy, nếu Giê-su đã sai lầm về một sự kiện lịch sử nhỏ nhặt như trên, không biết đến cả tác giả Ngũ Kinh là ai mà lại cho đó là Moses, thì làm sao chúng ta có thể tin được những lời nói về những chuyện trên trời, và nhất là những lời tự tôn của Giê-su, cho mình chính là Thiên Chúa toàn năng, toàn trí, và những lời đó chính là của Thiên Chúa? Kết luận, những câu khẳng định về cái "Ta" của Giê-su chẳng qua cũng chỉ là những điều hoang tưởng bệnh hoạn, không khác gì những hoang tưởng của David Koresh, James Jones và vô số người khác trong thời đại này.
Thứ ba, nếu Giê-su tự cho mình chính là Thiên Chúa, Thiên Chúa ở đây phải hiểu là Thiên Chúa trong Cựu Ước, thì Giê-su lại bị kẹt trong vấn đề đạo đức, vì ông ta đã tự nhận là xuống trần để hoàn thành những luật ác ôn của Thiên Chúa mà một chấm một nét cũng không thể thay đổi như chúng ta đã biết trong một phần trên.
Qua sự phân tích các vấn đề ở trên, chúng ta thấy rằng không có cách nào chúng ta có thể coi Giê-su là Thiên Chúa và những lời tự nhận về “cái Ta” của ông ta hoàn toàn vô giá trị. Ông ta tuyệt đối không phải là “ánh sáng của thế gian”, là “sự thật”, là “con đường”, là “sự sống” như những người Ki Tô Giáo không có đầu óc thường tin. Bây giờ chúng ta hãy sang một nhận định khác về những điều rao giảng của Giê-su.
b) Tất cả những điều rao giảng của Giê-su có thể nhận ra rõ ràng. Chúng nằm trong hai câu có ý nghĩa y hệt nhau: “Hãy thống hối, và tin vào Phúc Âm” hoặc, ở một nơi khác “Hãy thống hối, vì Nước Thiên Đàng sắp tới”
(Hermann Samuel Reimarus: What belongs to the preaching of Jesus is clearly recognized. It is contained in two phrases of identical meaning, “Repent, and believe the Gospel,” or, as it is put elsewhere, “Repent, for the Kingdom of Heaven is at hand”).
Đọc Tân Ước, chúng ta thấy rõ là Giê-su tin rằng mình sẽ trở lại trần gian trong một tương lai rất gần, ngay trong thời điểm của Giê-su, để thiết lập “nước trời” trên thế gian, dưới quyền cai trị của Cha ông ta, phù hợp với điều mong ước của dân Do Thái về một “nước thiên đường” tràn đầy sữ mật.. Thí dụ những đoạn sau đây đều được trích từ Thánh Kinh: Cựu Ước Và Tân Ước, Hội Quốc Tế xuất bản, 1994; và Holy Bible: The New King James Version, American Bible Society, New York, 1982:
Matthew 16: 27-28: “Ta (Con của Người: Giê-su) sẽ trở lại với các thiên sứ trong vinh quang của Cha ta để thưởng phạt mỗi người tùy theo việc họ làm. Ta cho các con biết: một vài người đang đứng đây sẽ còn sống cho đến khi nhìn thấy ta vào trong Nước ta”. (For the Son of Man will come in the glory of His Father with His angels, and then He will reward each according to his works. Assuredly, I say to you, there are some standing here who shall not taste death till they see the Son of Man coming in his kingdom.)
Matthew 24:34: “Ta quả quyết, thời đại này chưa chấm dứt, các biến cố ấy đã xảy ra rồi” (Assuredly, I say to you, this generation will by no means pass away till all these things are fulfilled)
Mark 9: 1: Chúa bảo các môn đệ: “Ta cho các con biết, một vài người đang đứng đây sẽ còn sống cho đến khi nhìn thấy nước trời thiết lập với uy quyền vĩ đại” (And He said to them, “Assuredly, I say to you that there are some standing here who will not taste death till they see the kingdom of God present with power.”)
Mark 13:30: “Ta quả quyết, thế hệ này chưa qua đi thì các biến cố đó (các biến cố xung quanh ngày tận thế và sự trở lại của Giê-su. TCN) đã xảy ra rồi”. (Assuredly, I say to you, this generation will by no means pass away till all these things take place.)
Luke 21: 27, 32: “Bấy giờ nhân loại sẽ thấy ta giáng xuống trong mây trời với vinh quang và uy quyền tuyệt đối.. Ta quả quyết: thế hệ này chưa qua, các biến cố ấy đã xảy ra rồi”. (Then they will see the Son of Man coming in a cloud with power and great glory.. Assuredly, I say to you, this generation will by no means pass away till all these things are fulfilled.)
John 14: 3: “Ta đi chuẩn bị chỗ ở cho các con. Khi chuẩn bị xong, ta sẽ trở lại đón các con về với ta để các con ở cùng ta mãi mãi.” (And if I go and prepare a place for you, I will come again and receive you to myself; that where I am, there you may be also).
Không những Giê-su tin như vậy, mà còn truyền cho các Tông Đồ đi rao giảng về một “Nước trời” sắp đến, và chỉ giảng cho người Do Thái mà thôi, như được viết rõ trong Tân Ước, Matthew 10: 5-7:
Chúa sai 12 tông đồ lên đường và ra lệnh cho họ: “Đừng đi đến các dân ngoại Gen-ti-le hoặc vào thành phố của người Sa-ma-ri, mà chỉ đi tới các con chiên thất lạc của nhà Israel, và trong khi đi hãy rao giảng cho họ biết Nước Trời đã đến gần.”
[These 12 Jesus sent out and commanded them, saying: “Do not go into the way of the Gentiles, and do not enter a city of the Samaritans. But go rather to the lost sheep of the house of Israel. And as you go, preach, saying, “The kingdom of heaven is at hand.”]
Đọc đoạn trên chúng ta khám phá ra vài điều rất lý thú. Thứ nhất là không làm gì có chuyện “Giáo hội Công giáo là do Chúa Giê-su thành lập rồi trao lại cho Phê-rô”. Tại sao? Vì những câu trích dẫn từ Tân Ước ở trên đã rất rõ ràng: Giê-su tin rằng ngày tận thế đã sắp đến, ngay trong thời mà vài tông đồ của ông ta còn sống, vậy thành lập Giáo hội để làm gì. Hơn nữa ông ta sai 12 tông đồ chỉ đi truyền đạo trong dân Do Thái mà thôi và về một Nước Thiên Đàng sắp đến. Vậy thành lập một Giáo hội kéo dài tới 2000 năm sau chỉ là chuyện bịp của Giáo hội Công giáo mà thôi. Cho nên, dựa theo một câu nói của Bertrand Russell: Dù cả tỷ người tin vào một chuyện bịp thì chuyện đó vẫn chỉ là chuyện bịp.
Thứ nhì, đó là sự truyền đạo của Ki Tô Giáo cho các dân không phải là Do Thái, thí dụ như dân Việt Nam, chỉ là mánh mưu thế tục của Ki Tô Giáo để tạo quyền lực vật chất cũng như tinh thần cho giới giáo sĩ trên những đám dân đầu óc yếu kém, không đủ khả năng để nhận ra rằng mình đã bị lừa bịp. Những tín đồ Ki Tô Giáo mà không phải là dân Do Thái thường mơ tưởng đến một “nước Cha trị đến” mà không hề biết rằng cái “nước Cha” đó chỉ để cho người Do Thái chứ không phải để cho người ngoại. Điều rõ ràng là Giê-su chỉ quan tâm đến người Do Thái và tin rằng “nước Cha trị đến” của dân Do Thái đã gần tới, ngay trong thời của ông ta. Cho nên các dân ngoại không phải là Do Thái về sau đều bị lừa bịp bởi một cái bánh vẽ trên trời (Theo từ của Mục sư Ernie Bringas: A-Pie-in-the-sky). Thật là tội nghiệp cho những người tình nguyện để bị bịp.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét