Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014
Sự tức giận tăng gấp đôi hiểm họa lên cơn đứng tim
14:26
Hoàng Phong Nhã
No comments
Kinh
nghiệm cho ta thấy đó là sự thực. Một cơn thịnh nộ có thể kết thúc bằng
CƠN ĐỨNG TIM. Đó là kết luận của những nhà dịch học (epidiomiologists)
tại đại học Havard (Hoa Kỳ). Nghe tới dịch học chắc quý bạn lấy làm lạ.
Dịch đây không phải chỉ là bệnh truyền nhiễm như bệnh gan viêm
(Hepatitis). Dịch là bất cứ bệnh nào có nhiều người mắc phải mà ở nước
Mỹ thì bệnh lên cơn đau tim quả thực có tính cách dịch vì số người mắc
phải lên tới mấy trăm ngàn mỗi năm, mặc dù trong những năm gần đây có
giảm nhiều vì sự hiểu biết nguyên nhân, sự thay đổi những yếu tố gây
bệnh (risk factors) trong đó có ngưng hút thuốc, bớt ăn chất béo
(cholesterol vàsaturated fats-chất béo từ động vật), ăn nhiều rau, trái
cây, năng tập thể dục, bớt uống rượu và giảm cân nặng.
Các
dịch học gia tại đại học Harvard sau khi phỏng vấn 1122 đàn ông và 501
đàn bà bị lên cơn đau tim nhận thấy rằng hiểm họa lên cơn đau tim tăng
gấp 2,3 khoảng hai tiếng sau khi người bệnh lên cơn thịnh nộ (temper
tantrum).
Tác
giả của cuộc nghiên cứu-Murray Mittleman- thuộc thông tấn xã Associated
Press cho biết đây là sự nghiên cứu có kiểm sóat (controlled study) đầu
tiên để xác nhận sự liên hệ giữa cơn giận dữ và cơn đau tim.
Những
câu hỏi mà người bệnh thường đặt cho bác sĩ của họ là: Lâu lâu tôi có
hay nổi giận, vậy tôi có dễ bị lên cơn đứng tim không? (I fly off the
handle occasionally, am i risking a heart attack?) Nếu tim và động mạch
của họ bình thường thì hiểm họa lên cơn đứng tim rất nhỏ và vẫn còn thấp
sau khi tăng gấp đôi, Mittleman cho biết như vậy. Nhưng nếu cơn thịnh
nộ thường xảy ra và có tính cách kinh niên, đặc biệt đối với người bệnh
tim mạch, thì hiểm họa đang rình rập người đó, ngay cả người trông bề
ngoài hoàn toàn khỏe mạnh. Người có thái độ loại A (Type A behavior): là
loại người thích ganh đua, thiếu kiên nhẫn, dễ nổi giận
(competitiveness, impatience, anger), cá tính này thường được gắn liền
với hiểm họa dễ lên cơn đứng tim.
Sau
khi cuộc nghiên cứu được tái xét, những điểm tiên đóan đáng tin cậy
nhất là sự giận dữ, hành vi thù nghịch và tính thích công kích (anger,
hostility, agressivity).
Để
giúp bệnh nhân kiểm sóat cơn giận, bác sĩ cần nhắc lại cho họ những
điều mà họ đã từng biết rồi, nếu họ cố gắng giữ được bình tĩnh trong
những tình trạng nóng bỏng (heated situations) họ sẽ làm giảm cơ nguy
lên cơn đứng tim.
Nên khuyên họ tự hỏi ba câu sau:
1. Vấn đề đó có thật quan trọng đối với tôi không?
2. Tôi có lý do chính đáng để nổi giận không?
3. Tôi có thể làm gì để tránh tình trạng đó?
Nếu
câu trả lời cho mỗi câu hỏi là không, thì người đó có thể tự mình lấy
lại sự bình tĩnh được. Ngược lại nếu câu trả lời đó là có, thì đó là dấu
hiệu sự giận dữ đã điều khiển hành động của họ.
Những
ý kiến trên là của bác sĩ nội khoa Redford Williams thuộc đại học Duke.
Trong cuốn nghiên cứu về những bệnh nhân bị lên cơn đau tim, ông nhấn
mạnh về quan trọng của sự tham thiền (meditation), cố gắng nghe những
người khác và tạo tình bằng hữu để tránh lên cơn giận. Những người có cá
tính hay thù nghịch không được nâng đỡ về phương diện tinh thần trong
xã hội.
TC.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét