Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

Cá Tôm Muốn Biết: Tổ Quốc Đã Lâm Nguy Chưa?


2016 APR 30 FORMOSAKhông có nước nào trên Thế giới khi gặp đại họa môi trường gây thiệt nặng nề kinh tế và đe dọa mạng sống của hàng triệu người dân mà đảng cầm quyền lại đủng đỉnh vô cảm và vô trách nhiệm đáng lên án như nhà nước Cộng sản Việt Nam.
Sau đây là những bắng chứng:
Thứ nhất, người có trách nhiệm cao nhất là Tổng Bí thư đảng, ông Nguyễn Phú Trọng thì đã đi thăm khu liên hiệp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh ngày 22/4/2016, đúng 18 ngày sau khi xẩy ra nạn cá chết hàng loạt dạt vào bờ biển Hà Tĩnh.
Nhưng đến nay, dù thảm trạng môi trường vẫn tiếp diễn trong tòan vùng miền Trung, từ Hà Tĩnh vào tận Bình Thuận đã gần hai tháng mà ông Trọng vẫn chưa chịu nói nửa lời. Chẳng nhẽ cấp lãnh đạo Hà Tĩnh không báo cáo, hay ông Trọng chỉ muốn “cỡi ngựa xem hoa” ở Formosa và coi chuyện cá chết cũng “nhậy cảm” như xung đột với Trung Quốc ở Biển Đông nên ông muốn tránh cho an thân?
Thứ hai, từ Chủ tịch nước Trần Đại Quang đến Chủ tịch Quốc hội bà Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc Nguyễn Thiện Nhân cũng miệng ngậm tăm không dám hé răng.
Thậm chí các Đại biểu Quốc hội của vùng lãnh thổ bị nạn cũng không thấy ai dám nói năng nửa lời hay dám xông mình đi giúp cử trị !
Như vậy thì Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất của hệ thống lãnh đạo, có là bù nhìn hại dân không ?
Duy nhất chỉ thấy có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, quê qúan Quảng Nam tiếp cận với cá chết ở quê hương và Đà Nẵng, đã chỉ thị tiếp cứu dân vùng bị nạn. Ông ra lệnh bảo đảm tiêu hủy cá chết và điều tra cho ra manh mối tại sao cá và nhiều sinh vật biển đã bất ngờ bị chết.
Bộ Công an cũng nhận lệnh điều tra cho ra cá nhân hay tổ chức nào đã gây ra đại họa môi trường để trừng phạt.
CÓ ĐƯA ỐNG LÊN KHÔNG ?
Tuy nhiên, những lời hứa và làm của các Bộ liên hệ vẫn còn trên giấy.
Vì cá chết bắt đàu từ vùng Vũng Áng, nơi có ống dẫn chất thải độc hại của dự án gang thép chôn sâu dưới đáy biển nên mọi nghi vấn đã tập trung vào Formosa là nguồn gốc gây ra đại họa ô nhiễm cho miền Trung.
Báo Đời sống Pháp luật (ĐSPL) ngày 25/04/2016 viết: “ Một trong những người tham gia lặn xuống biển Vũng Áng truy tìm đường ống xả thải của KCN Formosa là anh Nguyễn Xuân Thành (36 tuổi), trú tại phường Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Sau nhiều thời gian săn lặn trên vùng biển Vũng Áng, anh Thành bất ngờ phát hiện một đường ống xả thải cắm sâu xuống lòng biển đang phun ra thứ nước vàng đục, có mùi hôi thối.”
“Anh Thành mô tả, đường ống có đường kính khoảng 1,1m được làm bằng sắt rất chắc chắn, phía cuối đường ống có nối với 3 ống nhỏ, mỗi đoạn đường ống nhỏ dài 2m, đường kính khoảng 40cm. Điểm cuối của ống nhỏ này được bịt bằng van cao su kiểu lưỡi gà (nước trong ống chỉ có thể chảy ra, nước ở ngoài không thể chui vào). Ống này kéo dài vào bờ biển, được vùi dưới cát và nối với khu công nghiệp.”
Cuộc điều tra của ĐSPL cho biết thêm:” Vào thời điểm phát hiện, anh Thành thấy đường ống này phun nước rất mạnh. Nước phun từ đường ống ra có màu vàng đục, nhừa nhựa, có mùi hôi thối, ngửi cảm thấy rất ngạt thở.
Sau khi phát hiện ra đường ống trên, anh Thành đã thông tin cho Đồn Biên phòng Đèo Ngang (thuộc Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh); đồng thời vẽ lại hồ sơ cùng vị trí của đường ống dưới lòng biển.
Cũng từ những thông tin ấy, nhiều người đã đặt ra các giả thuyết và nghi vấn chính đường ống xả thải có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến cá chết hàng loạt tại các vùng biển thuộc tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.”
Đáng chú ý là thời điểm anh Thành phát giác ra chất hôi thối, khó chịu thải ra từ ống dẫn là ngày 4/4/2016, hai ngày trước khi nhiều loại cá bị chết dạt vào bờ.
Anh Thành nói với ĐSPL:”Thực tế trước đó 2 năm tôi đã bắt gặp đường ống này rồi nhưng lúc đó chưa thải gì cả. Ngay trước đó nửa tháng tôi cũng lặn xuống chỗ ống nước này nhưng không phát hiện. Vào khoảng ngày 4/4, tình cờ trong lúc lặn tìm săn bắt hải sản thì tôi bất ngờ phát hiện một đường ống đang xả thải dưới lòng biển.”
Nhưng đến nay, nhà nước CSVN vẫn không có thông tin nào về phát giác của ông Thành.
Chỉ biết Bộ trưởng Tài Nguyên và Môi Trường Trần Hồng Hà, sau khi đi thị sát Formosa để tìm nguyên nhân gây cá chết (28/4/2016), đã nói với báo Tuổi Trẻ (30/04/2016):” Tôi khẳng định pháp luật VN không cho phép vì điều 101 Luật bảo vệ môi trường có hiệu lực từ năm 2015 đã thể hiện, trong đó quy định: bất cứ đường ống nào – nhất là đường ống xả thải – đều phải tạo điều kiện cho quá trình giám sát, tiếp cận, kiểm tra một cách dễ dàng.”
Nhưng tại sao Formosa lại được phép đặt ống ngầm dưới đất từ năm 2014 với sự chấp thuận của nhiều cơ quan nhà nước ?
Ông Hà nói:”Tôi đang chỉ đạo kiểm tra và làm rõ việc này. Trước mắt những cái gì chưa phù hợp phải sửa ngay. Còn việc kiểm tra, rà soát xem vì sao thời điểm trước chấp thuận, trách nhiệm thế nào, lý do vì sao chấp thuận, tôi đã chỉ đạo làm rõ và sẽ tiếp tục xem xét trong thời gian tới.”
Tất nhiên chuyện Formosa xẩy ra thời ông Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng, vậy ông này có trách nhiệm gì chăng, hay đã nghỉ hưu mà ở Việt Nam gọi quen thuộc là “hạ cánh an tòan” thì trách nhiệm thuộc về ai đó không biết ?
Để sửa đổi khuyết điểm đặt ống dẫn, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã chỉ đạo Formosa phải đưa ống lên cho dễ kiểm soát.
Ông nói:” Tôi nhìn ra vấn đề nếu để đường ống ngầm thì rất khó giám sát, rất khó kiểm tra. Vì vậy, trước mắt tôi đã chỉ đạo rõ, ngay tới đây Formosa phải đưa đường ống ngầm này lên để thuận tiện cho việc theo dõi, giám sát. Luật quy định đường ống phải đảm bảo thật sự thuận lợi cho các cơ quan kiểm tra, như vậy không thể để ngầm được.”
Cho đến khi bài này được viết (18/05/2016), chuyện đưa ống lên của Formosa vẫn chưa thấy nhúc nhích.
CÓ RỒI SAO CÒN GIẤU ?
Vậy cuộc điều tra của cán bộ khoa học hàng đầu của nhà nước CSVN về nguyên nhân cá chết đã ra cơm cháo gì chưa ?
Theo lời Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Công Tạc thì cuộc điều tra của các Bộ, ngành liên quan đã phân tích mẫu hải sản chết ở miền Trung.
Ông Tạc nói với báo chí ở Việt Nam ngày 14/05/2016:”Có thể nói, tất cả lực lượng các tổ chức Khoa học và Công nghệ, nhà khoa học trong nước với những chuyên ngành có liên quan đã tham gia vào quá trình phân tích, đánh giá và xác định nguyên nhân của hiện tượng hải sản chết hàng loạt này.”
Ông Tạc cũng khoe:”Với tính chất là vấn đề phức tạp liên quan đến nhiều ngành: hải dương học, địa chấn thủy văn, động học dòng chảy, hóa học, sinh học, bệnh học, sinh thái…việc xác định nguyên nhân thực sự là một vấn đề lớn, phức tạp và đặt ra yêu cầu tiếp cận, xử lý bài bản, khoa học, khách quan, chặt chẽ và đúng pháp luật.
Các nhà khoa học đã được tạo mọi điều kiện để trả lời bằng luận cứ khoa học của mình một cách độc lập và khách quan nhất.”
Ông nói:”Thực chất đã có sự hợp tác chặt chẽ với các nhà khoa học nước ngoài (Nhật Bản, Đức, Pháp, Mỹ, Israel) để bổ sung dữ liệu đánh giá, tăng cường độ tin cậy, tính chính xác và tính khách quan.
Các nhà khoa học nước ngoài khi được trao đổi tham vấn với Hội đồng chuyên gia Khoa học và Công nghệ quốc gia đã khẳng định về việc tiếp cận và đi đúng hướng của các nhà khoa học trong nước để từng bước xác định nguyên nhân.”
Cuộc họp báo của ông Tạc khá dài và có qúa nhiều chi tiết như thế ông muốn làm cho bộ não các nhà báo bị quay cuồng muốn vỡ ra mà vẫn chưa trả lời được câu hỏi : Vì sao cá, cua, tôm, sò v.v… đã chết.
Ông chỉ nói úp mở : “ Cho đến nay, các kết quả phân tích mẫu, kết quả đối chứng đã cơ bản thể hiện sự hội tụ và phù hợp với những quy luật và diễn biến thực địa. Kịch bản nguồn phát sinh tác động, lan truyền ra sao, ảnh hưởng đến cá và sinh vật biển kể cả san hô như thế nào đã dần được sáng tỏ.
Trao đổi trực tiếp với các nhà khoa học cho thấy hơn một tháng qua chúng ta đã nỗ lực và cũng đã đi một chặng đường dài đến giai đoạn nước rút cuối cùng thực hiện mục tiêu đề ra.”
Vậy đâu là “trung tâm” của chuyện cá chết mà cứ phải nói loanh quanh cho mất thời giờ ?
Ông đáp:” Như vậy có thể nói đã đủ cơ sở để khẳng định sẽ có được câu trả lời với căn cứ khoa học thuyết phục, được quốc tế thừa nhận. Bộ Khoa học và Công nghệ đang nỗ lực cùng với Hội đồng chuyên gia Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành liên quan để đưa ra kết luận cuối cùng sớm nhất,báo cáo Thủ tướng Chính phủ và nhân dân.”
Chừng nào thì có kết luận cuối cùng để bạch hóa cho dân biết ? Tại sao chuyện khẩn trương như thế mà ông Tạc cứ thủng thẳng là làm sao?
Chẳng nhẽ dân cứ há hốc mồm ra để chờ ăn bánh vẽ mãi ?
CHẾT MẶC BAY
Cũng liên quan đến chất độc từ Formosa thì người dân cũng muốn hỏi nhà nước tại sao không thử nghiệm xác thợ lặn Lê Văn Ngày đã chết khi ông thi công xây dựng đê chắn sóng ở cảng Sơn Dương thuộc KCN Formosa – Vũng Áng (huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh)?
Báo chí Việt Nam tường thuật:”Sau nhiều lần lặn biển, thấy trong người khó thở, mệt mỏi nên chiều 24-4, ông Ngày xin phép nghỉ, ở ký túc xá của công ty. Đến chiều cùng ngày, ông Ngày có biểu hiện trẹo hàm, tức ngực, đau bụng, đau lưng dữ dội và khi đưa đến Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình thì ông tử vong. Cái chết của ông Ngày làm gia đình hết sức bất ngờ, không hiểu lý do vì sao.”
Theo lời kể của ông ông Lê Văn Giờ (em ruột ông Ngày) thì : “ Tại khu vực cảng Vũng Áng, khoảng 3-4 tuần trước khi ông Ngày tử vong, nước biển vẩn đục bất thường. “Thời gian nước đục trùng với thời gian cá chết hàng loạt và trùng luôn thời điểm các thợ lặn cảm thấy ngứa ngáy, mỏi mệt, nhiều người ho sặc sụa khi lặn ở vùng biển này. Thời điểm nước vẩn đục cũng trùng với việc anh tôi phát bệnh và chết đột ngột sau đó”.
Bên cạnh những chuyện thiệt hại, lo âu và thương tâm của người dân trong vùng bị nạn còn có chuyện nhiều cá tôm nuôi trong hồ ở Quảng Bình và Qủang Trị cũng bi nhiễm độc chết vì người nuôi nghe theo lời lãnh đạo bảo “nước an tòan” nên cứ bơm nước biển vào hồ.
Như vậy tòan cảnh của người dân miền Trung sẽ tiếp tục bị khốn khó, không chỉ cho những người còn sống bây giờ mà còn cho cả các thế hệ tương lai ở vùng đất nghèo khổ này.
Bởi vì, từ biển người dân đã sống và tồn tại hàng ngàn năm với cá tôm, hải sản, nước mắm và muối. Bây giờ cá chết, nước mắm sẽ khan hiếm và hết còn ai dám làm muối thì dân miền Trung và cả nước Việt Nam sẽ sống bằng gì?
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đảng CSVN có giỏi thì trả lời cho cá tôm biết Tổ quốc đã lâm nguy chưa?
Phạm Trần

THÁNG TƯ ĐỌC LẠI “MỘT CƠN GIÓ BỤI” CỦA TRẦN TRỌNG KIM

Năm 1945 Thế Chiến II kết thúc. Đầu năm này, Nhật đảo chánh Pháp ở Đông Dương.  Sau cuộc đảo chánh, Nhật tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam và tiếp tục cho hoàng đế Bảo Đại tại vị.
Ngày 17/4/1945 nội các Trần Trọng Kim thành lập. Đây là chính phủ dân chủ đầu tiên của Việt Nam.  Tuy chi tại chức có 4 tháng nhưng thủ tướng họ Trần và nội các của ông đã thực hiện được một số việc trọng đại cho đất nước.
Thành tích quan trọng nhất mà chính phủ Trần Trọng Kim đã thực hiện được là thâu hồi độc lập cho tổ quốc : ngày 20/7/1945 toàn quyền Nhật Tsuchihachi đồng ý trả lại ba thành phố Hà Nội, Hải Phòng,  Đà Nẵng  và ngày 8/8/1945 trao trả Nam Bộ cho chính quyền trung ương.
Thủ tướng Trần trọng Kim đã thu hồi trọn vẹn lãnh thổ của tổ quốc từ tay phát xít Nhật mà không tốn một giọt máu. Nhưng ngay sau khi được thu hồi, nền độc lập này đã bị Việt Minh phá hỏng và hậu quả là đất nước đã bị điêu linh trong chiến tranh, chết chóc, thù hận và tụt hậu, như mọi người đều đã thấy.                                                                   
*
Thủ tướng Trần Trọng Kim sinh năm 1883 tại Hà Tĩnh.   Năm1905 ông sang Pháp du học tại trường sư phạm Melun.  Năm 1911 ông về nước làm nghề dạy học.  Năm 1942 ông giữ chức thanh tra tiểu học miền Bắc. Ngày 2/4/1945  ông được vua Bảo Đại vời ra Huế.  Ngày 16/4/1945  ng chấp nhận đề nghị của vua Bảo  Đại, đứng ra lập chính phủ.
Mười một ngày sau khi Nhật trao trả toàn bộ lãnh thổ do Pháp chiếm giữ cho Việt Nam thì Viêt Minh đã phá hỏng nền độc lập và thống nhất ấy và thay thế vào đó bằng một cuộc chiến 30  năm “nồi da xáo thịt”. 
Ngày 2/9/1945 chính phủ Trần Trọng Kim ra lệnh cho công chức tổ chức một cuộc biểu tình ủng hộ chính phủ. Lợi dụng cuộc biểu tình này. Việt Minh phát động một cưộc tổng nổi dậy cướp chính quyền.  Quân đội Nhật ngỏ lời giúp đàn áp Việt Minh, nhưng  thủ tướng họ Trần, vì thương dân, không đồng ý.  Sau đó ông đã giải tán nội các và khuyên vua Bảo Đại thoái vị.  Chính vì vậy mà Việt Minh đã thành công trong việc cướp chính quyển và đã làm cho nhân dân Việt Nam khốn khổ từ ngày đó cho đến ngày nay, khổ nạn này vẫn chưa chấm dứt.
Cho nên nếu nói vể “cách mạng mùa Thu” ở Việt Nam thì phải nói đến cuộc cách mạng dân chủ ngày 8/8/1945 của chính phủ Trần trọng Kim, còn cuộc đảo chánh ngày 19/8/1945 của Việt Minh chỉ là một cuộc phá hoại.
Di huấn Trần Trọng Kim

Năm 1949 thủ tướng Trần Trọng Kim đã cho xuất bản một cuốn hồi ký mang tên “Một Cơn Gió Bụi”.  Đây là một cuốn lịch sử qúy gía gồm  12  chương mà tất cả chúng ta đều phải đọc và không những chỉ đọc không thôi mà cỏn phải nghiền ngẫm qua thời gian, để thấu triệt lịch sử dân tộc.
Đặc biệt chúng tôi xin giới thiệu Chương số 7 mà đã là người Việt Nam thì ai cũng nên học thuộc lòng. Chương này mang tên “Tôn Chỉ Và Sự Hành Động Của Đảng CSVN”.
Chúng tôi xin được viết bằng chữ nghiêng để qúy vị dễ theo dõi trong những đoạn viết sau đây . Xin qúy vị đọc tiếp. 
Cộng sản đảng theo cách tổ chức và hành động của họ là một thứ tôn giáo mới, giống như các tôn giáo cũ lấy sự mê tín mà tin, chứ không hoài nghi hay đi trệch ra ngoài.  Song các tôn giáo cũ nói có cõi trời, có thiên đường là nơi cực lạc.  Cộng sản giáo ngày nay hoàn toàn duy vật tất không ai thờ phụng thần thánh nào khác nữa mà nhât thiết phải sùng ái những người như Karl Marx, Lenin, Stalin để thay những bậc thần thánh cũ bị truất bò.

Đã mê cái đạo ấy và đã coi lý thuyết ấy là chân lý tuyệt đối thì ngoài cái lý thuyết ấy ra, là tà giáo, là tà đạo. Ai  không tin và phản đối những người đứng  đầu đảng, tức những bậc giáo chủ, thì là những người phản đạo, tất phải nghiêm trị.  Vì vậy mới có sự tàn sát những người cộng sản theo Trotsky (cộng sản Đệ Tứ Quốc Tế) là một chi cộng sản phản đối chủ nghĩa cộng sản Đệ Tam Quốc Tế.

Vậy tín đồ cộng sản phải là những người cuồng tín chỉ biết có đời sống vật chất mà thôi, ngoài ra không có gì nữa. Về đường thực tế, các đặc sắc của cộng sản là không nhận có luân thường đạo lý, không biết có nhân nghĩa đạo đức như người ta vẫn tin tưởng.
Người cộng sản cho cái điều đó là hủ tục của xã hội phong kiến thời xưa, đặt ra để lừa dối dân chúng nên họ tìm cách bỏ hết. Vì có tư tưởng như thế nên cha con anh em, bạn bè, không có tình nghĩa gì cả, chỉ biết tôn trọng chủ nghĩa cộng sản và phục tùng những người cầm quyền của đảng, ngoại giả giết hại lẫn nhau, lừa đảo nhau. Hễ ai làm những việc mà có lợi cho đảng thì là người giỏi, người tốt.  Gia đình, xã hội, phong tục, chế độ cũ, đều bỏ hết, bỏ đến tận cỗi rễ để hành lập xã hội mới.

Cái xã hội mới ấy không đấu tranh cho quốc gia hay cho dân tộc. Dù có nói tình đầu cho quốc gia hay cho dân tộc nữa thì cũng chỉ là phương pháp dùng tạm thời trong một cơ hội nào đó để cho được việc mà thôi, chứ mục đích cốt yếu là tranh đấu cho giai cấp vô sản.

Khi ở đâu sự tranh đấu cho giai cấp ấy được thắng lợi thì cứ tranh đấu mãi để bảo vệ quyền lới cho giai cấp ấy và xóa bỏ hết cương giới giữa nước nọ với nước kia để thực hiện một thế giới đại đồng đặt dưới quyền chỉ huy của giáo chủ cộng sản ở bên Nga. Nước nào không theo chế độ cộng sản thì bị trục xuất ngay ra khỏi hệ thống cộng sản.

Cái phương thuật của đảng cộng sản Nga không khéo ở chỗ ấy. Tuy nói rằng bài trừ đế quốc và tiêu diệt độc tài nhưng lại áp dụng độc tài tàn ác hơn thời xưa và gây ra một thứ đế quốc theo một danh hiệu khác để tự mình thống trị hết thiên hạ. Chẳn khác gì thời xưa  bên Tàu các chư hầu phải phục tùng mệnh lệnh thiên tử. 

Thì ra thế gian này chẳng có gì mới lạ : chế độ cộng sản ở nước Nga chẳng  khác gì chế độ nhà Tần bên Tàu thời Chiến Quốc.  Có khác chỉ là những phương tiện khoa học và những mánh khoé hiện thời mà thôi, còn thì cũng tàn bạo gian trá, cũng dùng những âm mưu qủy quyệt để thống trị hết các nước.  

Về hành động thì đảng cộng sản chyên dùng những âm mưu xảo trá, nên tuy có thắng lợi thì cũng được ít người trí thức đi theo. Vì thế mà họ bài trừ trí thức và chỉ ưa dùng đàn bà trẻ con và những người lao động là những người dễ khuyến dụ, dễ lừa dối. 

Người cộng sản khi đã hành động hay dùng đến hai chữ “giải phóng”. Cần phải hiểu rõ nghĩa của hai chữ ấy.  Có phải trước kia có cái cũi giam người, bây giờ họ đem cái cũi mới để bên cạnh rồi bảo người ta chạy sang  cái cũi mới ấy, đó là giải phóng theo kiểu cộng sản.

Các chế độ cộng sản giống như in các chế độ chuyên chế thời xưa. Ai nói xấu và công kích thì bị đầy bị giết. Ai không sốt sắng thì bị tình nghi phải chịu mọi điều phiền khổ.  Cả nước bị chính quyền theo dõi bởi những toán trinh thám tố cáo hết người này đến người khác. Thành ra nhân dân trong xã hội không biết ai là bạn ai là thù, mất hẳn sinh thú ở đời.

Trong những lời tuyên truyền của Việt Minh thấy luôn luôn nào là hạnh phúc nào là tự do nào là bình đẳng nhưng thực sự thì là trái ngược tất cả. Tất cả chỉ là nói dối và lừa bịp, giết hại. tàn phá, miễn sao làm cho người ta mắc lừa hay sợ sệt theo mình là được.  Đó là cái thủ đoạn của Việt Minh.  Dân tình thấy thế lấy làm ngao ngán nhưng không dám nói ra. Cho nên trong dân gian đã có câu nói như “Vẹm”.  Vẹm là do hai chữ viết tắt VM đọc nhanh mà thành ra”. ( hết trích).

Những đoạn văn bằng chữ nghiêng nói trên là di huấn của thủ tướng họ Trần truyền lại cho con cháu. Từ nhiều thập kỷ qua những người cộng sản đã gây ra những điều di hại lâu dài cho đất nước Việt Nam.  Chẳng cần nhắc lại thì ai cũng biết là sau hơn 70 năm cầm quyền, Việt Cộng đã gây ra những điều ác độc như thế nào, những điều ác độc mà thủ tướng họ Trần đã báo động trong di chúc của người.
Tương lai của Việt Nam sẽ ra sao ?

Tương lai của Việt Nam có bi quan lắm hay không ? Câu trả là không.
Đất nước ta đang đứng trước môt vận hội mới vì đảng cộng sản và chế độ đương quyền đang phải chịu một cơn bão lớn của lịch sử. Cơn bão đó đang xóa sạch chế độ độc tài toàn trị trên địa bàn thế giới, và do đó, đất nước ta, dân tộc ta sẽ sớm phục hồi và đi vào một tương lai tươi sáng.  Đó là một thực tế đang mỗi ngày được khẳng định.

Phải nói rằng. trên thế giới hiện nay, chủ nghĩa cộng sản đã cáo chung. Số phận này sẽ nhanh chóng đến với Việt Nam.  Yếu tố thực tiễn này, chúng ta cần nắm bắt và tin tưởng. Vấn đề còn lại chỉ là thời gian sớm hay muộn, và với tình hình chính trị quốc tế hiện nay thì có thể là rất sớm.
Sau hơn 70 năm kiên trì đấu tranh cho lý tưởng tự do dân chủ, người Việt tự do đang buộc Việt Cộng phải sửa sai, phải từng bước mỗi ngày một tiếp cận gần hơn với phía dân chủ và trả lại cho dân tộc các nhân quyền căn bản.
Có thể nói là CSVN đang ở trên quá trình tiêu vong và đang bước vào giai đoạn cuối cùng. Thật vậy, vì tham nhũng, cán bộ đảng viên cộng sãn đang được tư sản hóa, nhà nước cộng sản đang được tư bản hóa, còn chế  độ cộng sản thì đang phải dân chủ hóa.  Đó là con đường phát triển tất yếu và không còn con đường nào khác.
NGUYỄN CAO QUYỀN
Tháng 4 năm 2017

Abe: Bắc Triều Tiên Có Khả Năng Bắn Phi Đạn Chứa Sarin


Một chương trình truyền hình đưa tin về vụ phóng phi đạn của Bắc Triều Tiên, tại Nhà ga Xe lửa Seoul, Hàn Quốc, ngày 6 tháng 3, 2017.
Một chương trình truyền hình đưa tin về vụ phóng phi đạn của Bắc Triều Tiên, tại Nhà ga Xe lửa Seoul, Hàn Quốc, ngày 6 tháng 3, 2017.
“Có khả năng Bắc Triều Tiên đã có năng lực phóng phi đạn với đầu đạn sarin,” ông Abe nói trước một ủy ban quốc hội về an ninh quốc gia và ngoại giao.
Ông Abe khi đó đang trả lời câu hỏi về tính sẵn sàng của Nhật Bản vào lúc căng thẳng trong khu vực gia tăng. Một hàng không mẫu hạm của hải quân Mỹ đang hướng về bán đảo Triều Tiên trong khi Bình Nhưỡng đang chuẩn bị lễ kỷ niệm 105 năm ngày sinh của lãnh tụ lập quốc Kim Il Sung vào cuối tuần này. Và với những cuộc tập trận Mỹ-Hàn Quốc đang diễn tiến, Bắc Triều Tiên đưa ra những lời lẽ cứng rắn hơn cảnh báo rằng họ sẽ giáng trả quyết liệt bất kỳ hành vi gây hấn nào.
Hàn Quốc từ lâu đã nói họ tin rằng Bắc Triều Tiên có thể tiến hành vụ thử hạt nhân thứ sáu vào bất cứ khi nào họ lựa chọn. Website 38 North chuyên theo dõi tình hình ở Bắc Triều Tiên nói rằng, hình ảnh vệ tinh chụp khu vực thử nghiệm hạt nhân Pyunggye-ri của nước này cho thấy nó đã “được chuẩn bị sẵn sàng” cho một vụ nổ.
Bắc Triều Tiên, chưa bao giờ ký kết Công ước Vũ khí Hóa học Quốc tế, được cho là có tới 5.000 tấn vũ khí hoá học, theo bạch thư quốc phòng của Hàn Quốc, mặc dù Bắc Triều Tiên chưa bao giờ thừa nhận điều này.
Các chuyên gia nói rằng nếu Bắc Triều Tiên tấn công Hàn Quốc thì họ có thể nó sẽ nhắm mục tiêu vào hệ thống phòng thủ của Seoul bằng vũ khí hoá học và sinh học được thả khỏi máy bay hoặc được đưa tới bằng phi đạn, pháo kích và lựu đạn.
Ông Abe dẫn ra Syria, nơi mà hàng chục người chết hồi gần đây trong một cuộc tấn công bị cáo buộc là bằng khí độc thần kinh, như một ví dụ mà Nhật Bản cần cân nhắc nghiêm túc, nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường khả năng răn đe đối với Bắc Triều Tiên.
Nhật Bản đã thực hiện một số bước trong tuần này để trấn an công chúng về nỗ lực bảo vệ công chúng. Hôm thứ Ba, Bộ Ngoại giao đưa ra cảnh báo du hành cho cư dân và du khách Nhật Bản ở Hàn Quốc, nhắc nhở họ về căng thẳng đang gia tăng. Tuy nhiên Chánh Văn phòng Nội các Yoshihide Suga phủ nhận bất kỳ “mối nguy hiểm sắp sửa xảy tới,” theo AP.
Sau đó trong ngày thứ Năm, ông Abe kêu gọi tổ chức một cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia để phân tích những diễn biến mới nhất ở Bắc Triều Tiên và những cách ứng phó trong trường hợp có sự “khiêu khích” từ Bình Nhưỡng, theo lời ông Suga, một thành viên của hội đồng. Ông nói thêm Bắc Triều Tiên đã tích lũy được một lượng lớn vũ khí hoá học được sản xuất tại một số cơ sở, nhưng không dẫn nguồn.
TQ Liu Có Giúp M Kim Chế Tham Vng Ht Nhân Bc Hàn?

Quân đội Bắc Hàn trong một buổi lễ ở Bình Nhưỡng
 Quân đội Bắc Hàn trong một buổi lễ ở Bình Nhưỡng
Trước đó, ông Trump nói với tờ The Wall Street Journal rằng khác với những tuyên bố đưa ra trong chiến dịch tranh cử trước đây, ông không nghĩ Trung Quốc là một quốc gia thao túng tiền tệ. Chuyên gia về Trung Quốc Bonnie Glaser thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS) nói với phóng viên Victor Beattie của VOA rằng hội nghị thượng đỉnh “rất tích cực” ở Florida giữa hai nhà lãnh đạo dường như đang mang lại kết quả.
Bà Bonnie Glaser nói bà vẫn chưa thấy một sự thay đổi trong chính sách của Trung Quốc đối với Bắc Hàn. Nhưng bà cho rằng việc Trung Quốc từ chối không cho tàu chở than của Bắc Hàn cập cảng Trung Quốc là một dấu hiệu tốt.
Theo bà, vấn đề quan trọng hơn là liệu Bắc Kinh có tiếp tục với hướng hành động này hay không và siết chặt việc tuân thủ tất cả các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an LHQ đối với Bình Nhưỡng, ngay cả đóng cửa các ngân hàng và các công ty trá hình đã cho phép Bắc Hàn tiếp cận hệ thống tài chính toàn cầu.
Nhà nghiên cứu nói một động cơ có thể là lời khuyến cáo của ông Trump rằng Mỹ sẽ đơn phương đối phó với Bắc Hàn mà không cần sự hợp tác của Trung Quốc để chấm dứt mối đe dọa hạt nhân từ Bắc Hàn. Trong các biện pháp này có các biện pháp chế tài phụ trội nhằm trừng phạt các ngân hàng và công ty Trung Quốc có liên quan.
VOA Tiếng Việt

Bắc Hàn Thử Thách Tổng Thống Nixon Và Trump Phản ứng Thế Nào?


 

Lãnh tụ Bắc Hàn Kim Il Sung trong thập niên 1960. (Hình: Getty Images)
Chưa tới ba tháng sau khi nhậm chức, Tổng Thống Nixon đã phải trực diện với cuộc khủng hoảng quốc tế đầu tiên của ông. Ông bị lãnh đạo Bắc Hàn Kim Il Sung khiêu khích trên mặt biển Nhật Bản. Lịch sử hay tái diễn: bây giờ lại một tổng thống Cộng Hòa nữa bị thử thách vào ngay đầu nhiệm kỳ: Tổng Thống (TT) Trump bị cháu nội của ông Sung, ông Kim Jong Un thử thách, cũng trên mặt biển Nhật Bản.
Ngày giờ xảy ra những biến cố lại sát nhau: đó là vào Tháng Tư năm đầu của hai ông tổng thống:
 
Ngày 7 Tháng Tư 1969, Bắc Hàn bắn rơi một máy bay trinh thám Mỹ;
Ngày 5 Tháng Tư 2017, Bắc Hàn bắn một tên lửa tầm trung mới sản xuất tới sát Nhật Bản, chỉ một ngày trước khi Tổng Thống Trump gặp Chủ Tịch Tập Cận Bình.
Ðây là tiếp theo việc Bắc Hàn tuyên bố hồi đầu năm nay rằng nước này đang trong giai đoạn cuối cùng của việc phát triển tên lửa tầm xa-tên lửa xuyên lục địa (intercontinental missile) với đầu đạn nguyên tử. Sau đó phóng tên lửa Pukguksong-2 tới 200 dặm cách Nhật Bản. Tên lửa này là mới lạ đối với các nhà quân sự theo dõi Bắc Hàn.
Ðể tiên đoán hành động của chính phủ Trump trong những ngày tháng sắp tới, ta hãy nhìn lại diễn biến thách đố TT Nixon vào năm 1969.
***
Bắc Hàn bắn rơi máy bay Mỹ
Vào lúc 07:00 giờ địa phương ngày Thứ Ba, 15 Tháng Tư năm 1969, chiếc máy bay Constellation loại EC-121M, một phi cơ trinh thám, không vũ trang của Ðệ Thất Hạm Ðội cất cánh từ phi trường NAS Atsugi, Nhật Bản với sứ mệnh thu thập thông tin trong khuôn khổ công tác tình báo có mật mã là Deep Sea 129. Từ NAS Atsugi, EC-121M bay về phía Tây Bắc, xuyên qua mặt biển Nhật Bản trước khi hướng về phía Ðông Bắc để tiến tới Liên Xô.
Vừa qua biển Nhật Bản, EC 121M bị hai chiếc MiG-21 của Bắc Hàn bắn rơi trên lãnh hải quốc tế, cách bờ biển Bắc Hàn 90 hải lý. Tất cả phi hành đoàn là 31 người (30 nhân viên và 1 thủy quân lục chiến) tử nạn. Ðây là biến cố gây thiệt mạng lớn nhất cho Mỹ trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh.
Vừa mới dọn vào Tòa Bạch Ốc, TT Nixon chưa kịp quan tâm đến vấn đề Bắc Hàn nên ông đã hết sức ngạc nhiên, không hiểu sao bỗng nhiên lại bị ông Kim Il Sung khiêu khích. Chính phủ Mỹ và Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia (NSC) cũng không hiểu được vụ tấn công này.
Những biện pháp đề nghị để phản ứng
Ngay sau biến cố, có những đề nghị của chính phủ Nixon để phản ứng nhưng lại không đồng thuận. Bộ Ngoại Giao do Ngoại Trưởng William Roger lãnh đạo thì đề nghị nên bỏ qua, không phản ứng mạnh, nhưng tại Quốc Hội lại có ý kiến phải trả đũa cho thật mạnh vì máy bay Mỹ đang bay trên không phận quốc tế, không vi phạm lãnh thổ Bắc Hàn và cũng không có dấu hiệu khiêu khích. “Như vậy, chúng ta còn để cho một nước nhỏ bé, chư hầu của Cộng Sản, không quan trọng, đẩy đất nước này tới chỗ bị cả thế giới chê cười như vậy còn bao lâu nữa?” Dân Biểu Mendel Rivers đặt câu hỏi.
Ngày 16 Tháng Tư, Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia cân nhắc và đề nghị với TT Nixon những lựa chọn như sau: Dùng Không Quân và Hải Quân để biểu dương sức mạnh; Cứ tiếp tục các phi vụ EC-121 với lực lượng hộ tống; Lựa chọn một vài hành động quân sự sau đây: Bắn rơi máy bay Bắc Hàn trên biển; Không kích một đối tượng quân sự chọn lọc; Bắn phá từ ngoài khơi những mục tiêu quân sự; Tấn công xuyên qua vùng DMZ; Dùng đại bác hoặc tên lửa bắn phá những mục tiêu quân sự gần DMZ; Dùng tầu ngầm tấn công những chiến hạm của Bắc Hàn trên biển; Phong tỏa Bắc Hàn (blockade); Thả mìn/đe dọa thả mìn lãnh hải Bắc Hàn; Tịch thu tất cả tài sản của Bắc Hàn ở ngoại quốc.
Ngoài các ý kiến của NSC, Ban Tham Mưu Liên Quân còn chuẩn bị một số kế hoạch ném bom phi trường tại Sondok (sân bay Sông Dong Ni) và tại Wonsan.
Bắc Hàn thử thách: Tổng Thống Nixon và Trump phản ứng thế nào?
Tổng Thống Mỹ Nixon, năm 1969, năm Bắc Hàn bắn rơi máy bay do thám của Mỹ. (Hình: Getty Images)
Quyết định sau cùng
Vừa mới nhậm chức, TT Nixon bị hai giới hạn: thứ nhất, ông e ngại nếu dùng biện pháp quân sự nhanh chóng và mạnh mẽ sẽ dẫn tới nguy cơ của một cuộc chiến lan rộng. Nếu trả đũa mạnh thì có thể Trung Quốc sẽ nhảy vào và tái diễn chiến tranh Triều Tiên. Lúc ấy hai nước còn là thù nghịch, lãnh đạo không thể gặp nhau hay có đường dây nóng trao đổi để bên này cho bên kia biết rõ ý định của mình mỗi khi có khủng hoảng. Thứ hai, ông đang bắt đầu tập trung vào việc giải quyết chiến tranh Việt Nam.
Cho nên ông đã chọn giải pháp thứ hai. Trong một cuộc họp báo tại Tòa Bạch Ốc ngày 18 Tháng Tư, TT Nixon thông báo ông đã ra lệnh cứ tiếp tục các phi vụ EC-121, nhưng với lực lượng hộ tống. Các phi vụ này đã liên tiếp trinh sát trong vòng một tuần lễ để thách đố Bắc Hàn. Ðồng thời, ông Nixon tránh được hành động trả đũa. Nhiều nghị sĩ, dân biểu đã khen ngợi sự kiềm chế của ông.
Tổng Thống Nixon vô cùng hối hận
Tuy nhiên, sau đó ông đã phản hồi về việc ông không hành động cấp thời để trả đũa. Ông nói với Cố Vấn Henry Kissinger: “Lần này bỏ qua, nhưng chúng sẽ không bao giờ thoát khỏi một lần nữa.”
Ðây là một lầm lỡ mà TT Nixon đã hối hận nhất trong sự nghiệp của mình. Như chúng tôi đã viết lại trong cuốn The Palace File (Hồ Sơ Mật Dinh Ðộc Lập) xuất bản năm 1986 (khi cả TT Nixon và Tướng Alexander Haig còn sống): trong một cuộc phỏng vấn ngày 14 Tháng Giêng 1986 của chúng tôi và Jerrold Schecter (nguyên chủ bút tuần báo TIME) với Tướng Haig (Chánh Văn Phòng TT Nixon, sau lên Ngoại Trưởng thời TT Reagan) ông đã tiết lộ rằng sau này khi phản hồi về cuộc đời, TT Nixon nói với ông:
“Không trả đũa cho nhanh chóng và mạnh mẽ về vụ Bắc Hàn tấn công máy bay EC-12 đã là sự quyết định sai lầm nghiêm trọng nhất trong thời gian tôi làm tổng thống, còn sai lầm hơn cả vụ Watergate” (The Palace File, trang 31).
Nghe vậy tôi thật ngạc nhiên vì cứ tưởng Watergate là sự sai lầm lớn nhất vì đã làm ông phải từ chức.
Theo Tướng Haig, trong những lựa chọn về biện pháp trả đũa, TT Nixon, Kissinger và ông đã bàn là có thể theo kinh nghiệm của TT Eisenhower sau khi ông lên chức tổng thống vào năm 1953: đó là đe dọa sẽ leo thang rất nhanh nếu Bắc Hàn không đồng ý đình chiến. Khi nghiên cứu để viết cuốn sách “Khi Ðồng Minh Nhảy Vào,” tôi mới biết rằng TT Eisenhower đã định dùng bom nguyên tử như ở Hiroshima (KÐMNV, trang 171).
Vì TT Nixon không trả đũa cho nên Bắc Hàn cứ tiếp tục phát triển vũ khí nguyên tử và tên lửa với mục đích có được đầu đạn nguyên tử tuy nhỏ nhưng tinh vi, và một tên lửa xuyên lục địa với khả năng đưa nguyên tử tới Mỹ.
Tháng Tư 2012, Bắc Hàn thử tên lửa tầm xa, tuyên bố có khả năng tấn công chính Mỹ, nhưng TT Obama không phản ứng.
Thách đố Tổng Thống Trump
Bây giờ đến lượt tân Tổng Thống Trump. Hai ngày trước cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-Trung, Bắc Hàn đe dọa: quân đội của họ đã được phép tấn công Hoa Kỳ, sử dụng vũ khí hạt nhân “nhỏ hơn, nhẹ hơn và đa dạng hơn.”
Ngày 5 Tháng Tư, Bắc Hàn bắn một tên lửa nữa ngay trước cuộc họp Donald Trump và Tập Cận Bình tại Mar-a-Lago, Florida. Tên lửa đã cất cánh từ Sinpo, một thị trấn trên bờ biển phía Ðông của Bắc Bắc Hàn, bay 37 dặm trước khi rơi xuống biển.
Ðây là tiếp theo việc Bắc Hàn đã thử tên lửa tầm trung vào ngày 11 Tháng Hai, trong khi Tổng Thống Trump đang tiếp Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe, cũng tại Mar-a-Lago. Tên lửa này gọi là Pukguksong-2, sử dụng nhiên liệu rắn, một bước tiến kỹ thuật đáng kể. Các chuyên gia Mỹ cho rằng nó sẽ có thể được dễ dàng cất giấu trong nhiều đường hầm, nhưng nó có thể được phóng đi rất nhanh. Loại tên lửa này là loại KN-15, một tên lửa tầm trung loại mới, có khả năng chứa nguyên tử.
Sau đó, vào ngày 6 Tháng Ba, Bắc Hàn phóng bốn tên lửa nữa vào mặt biển gần Nhật Bản. Bằng cách bắn bốn tên lửa cùng lúc, Bắc Hàn phô trương khả năng phóng nhiều tên lửa vào các căn cứ Mỹ ở Nhật và hàng không mẫu hạm Mỹ cùng một lúc, các quan chức quốc phòng Nam Hàn cho hay.
Bắc Hàn thử thách: Tổng Thống Nixon và Trump phản ứng thế nào?
Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson được lệnh tiến về vùng biển Triều Tiên. (Hình: Getty Images)
Ngày 20 Tháng Ba, Bắc Hàn lại thử nghiệm sau khi Ngoại Trưởng Tillerson cảnh cáo rằng chính quyền Trump có thể có hành động quân sự đánh phủ đầu (premetive attack) nếu Bắc Hàn nâng cao mối đe dọa vũ khí “đến một mức độ được coi là không thể chấp nhận được.”
Sau lần bắn tên lửa mới nhất (ngày 5 Tháng Tư), ông Tillerson tuyên bố: “Hoa Kỳ đã nói đủ về Bắc Hàn rồi, chúng tôi không còn gì để nói thêm nữa.” Ðây là ám chỉ “chúng tôi sẽ hành động.”
Phản ứng của Tổng Thống Trump
Có câu nói “hành động còn nói to hơn lời nói” – “actions speak lounder than words.”
Nhìn vào phản ứng của ông Trump ở Syria thì ta thấy giai đoạn hành động đã tới. Chỉ trong vòng 2 ngày ông đã đảo ngược lập trường hòa hoãn với Assad, và chỉ sau một ngày khi tuyên bố Assad đã “crossed the red line” – vượt qua làn ranh giới đỏ (dùng lời tuyên bố của TT Obama) ông đã ra lệnh oanh kích Syria. Ứng cử viên tổng thống Donald Trump đã từng chỉ trích TT Obama rằng cứ hăm dọa ông Assad đừng vượt qua làn ranh giới đỏ nhưng không hành động gì khi Assad vượt qua làn ranh này.
Ông Trump thích yếu tố “bất ngờ,” cho nên, ngay trước khi ngồi vào bàn tiệc với ông Tập, ông đã ra lệnh oanh tạc.
Ta có thể chắc chắn được rằng: ông Trump sẽ không phải hối hận như ông Nixon. Ông cũng có một điều thuận lợi hơn ông Nixon (người không có đường dây nóng với Bắc Kinh), đó là ông có thể trực tiếp giải thích cho lãnh đạo Trung Quốc về hành động của mình nếu như phải trả đũa Bắc Hàn, rằng Mỹ không có ý khiêu khích Trung Quốc. Vì vậy, rất có thể là trước khi hành động, ông muốn gặp ông Tập để thuyết phục Trung Quốc (đồng minh thân cận nhất của Bắc Hàn, chiếm khoảng 90% thương mại và là nhà cung cấp dầu lửa lớn nhất cho Bắc Hàn) là nên ngăn chận nước này ngừng những hoạt động chế tạo vũ khí nguyên tử và tên lửa xuyên lục địa.
Ðây có thể là giải mã tại sao ông Trump đã vội vã gặp ông Tập. Thông thường thì các cuộc họp thượng đỉnh phải được chuẩn bị cả năm hay mấy tháng trước. Lần này, cuộc họp chỉ mới được sắp xếp vài tuần trước.
Dấu hiệu sẽ hành động đã rất rõ: trước cuộc họp, Ngoại Trưởng Tillerson đã đi thăm viếng Nhật Bản, Nam Hàn và Trung Quốc. Tại mỗi nơi dừng chân ông đều bình luận về Bắc Hàn. Ông cảnh cáo, “Cuộc tấn công quân sự của Hoa Kỳ để ngăn cản Bắc Hàn có thể sẽ cần thiết nếu chương trình nguyên tử của nước này đạt tới mức ‘đòi hỏi phải hành động.’ Ðây là chuẩn bị dư luận quốc tế?”
Phát biểu tại Seoul vào ngày thứ hai của chuyến thăm, ông Tillerson tuyên bố, “Tất cả các lựa chọn đều nằm sẵn trên bàn.” Trong một cuộc họp báo chung với Ngoại Trưởng Nam Hàn Yun Byung-se, ông Tillerson thêm: “Hãy để tôi nói rõ ràng: chính sách kiên nhẫn chiến lược của Mỹ đã kết thúc. Chúng tôi đang tìm một loạt các biện pháp ngoại giao và an ninh mới.”
Như vậy là ông cho rằng chính sách dùng chế tài để áp lực lãnh đạo Kim Jong Un ngừng sản xuất vũ khí nguyên tử để đổi lấy viện trợ và đầu tư đã không thành công. “Tôi nghĩ điều quan trọng là ta phải nhận thức rằng những nỗ lực chính trị và ngoại giao trong 20 năm qua để đưa Bắc Hàn trở thành ‘phi nguyên tử’ đã thất bại,” ông nói trong chuyến thăm Tokyo. “Ðó là khoảng thời gian mà Hoa Kỳ đã cung cấp tới 1.35 tỷ đô la để hỗ trợ như một động lực để Bắc Hàn đi một con đường khác.”
Trước cuộc họp tay đôi, ông Trump đã áp lực Trung Quốc, rằng đã đến lúc Bắc Kinh phải kìm hãm ông Kim Jong Un. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Financial Times vào Chủ Nhật, ngày 2 Tháng Tư, ông nói: “Nếu như Trung Quốc không giải quyết được vấn đề Bắc Hàn, chúng tôi sẽ giải quyết một mình.”
Ông Trump không nói giải quyết như thế nào. Ông đã từng chỉ trích hành động của TT Obama ở Mosul: chính quyền Obama đã tuyên bố cả năm trước khi cho tấn công ISIS ở Mosul. Như vậy các lãnh đạo của họ đã có đủ thời giờ để chuẩn bị và trốn đi hết. Ông Trump đã quyết định oanh kích Syria ngay trước khi ngồi xuống bàn tiệc với Chủ Tịch Tập Cận Bình. Ðây cũng là một dấu hiệu để chứng minh điều ông nói: “Tôi không phải là Mỹ ngày hôm qua.” Ý nói ông không phải TT Obama.
Theo như vậy ta có thể tiên đoán được rằng ông Trump đang chờ đợi một cơ hội thuận lợi sắp tới (như ở Syria) để hành động mạnh mẽ và bất ngờ.
Ngoài 9 biện pháp quân sự như Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia đề nghị với TT Nixon, còn có thêm những biện pháp mới. Tin tức ngày 8 Tháng Tư cho hay – “Theo một báo cáo mới, Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia đã đề nghị với TT Trump rằng các lựa chọn của ông để đối phó với đe dọa nguyên tử của Bắc Hàn còn bao gồm cả việc nhắm vào chính nhà độc tài Kim Jong-un, và đặt khí giới nguyên tử ở Nam Hàn.”
NBC, trích dẫn các quan chức tình báo và quân đội Mỹ, cho biết hai kịch bản này đã được đề nghị trước cuộc họp của TT Trump với Chủ tịch Tập Cận Bình.
***
Rất nhanh, ngay sau khi cuộc họp kết thúc, ngày 9 Tháng Tư, đội hàng không mẫu hạm Carl Vinson Strike Group đã được lệnh di chuyển về phía Bán đảo Triều Tiên. Ðây là một phần của Ðệ Tam Hạm Ðội, mạnh mẽ nhất của nước Mỹ, thường thả neo ở các đại dương khác chứ không phải ở Thái Bình Dương (trách nhiệm của Ðệ Thất Hạm Ðội). Ở Trung Ðông, năm 2011, xác của ông Bin Laden đã được đưa tới sân tàu Carl Vinson để chôn cất trên biển. USS Carl Vinson thuộc loại “siêu mẫu hạm,” chở tới 6,062 thủy thủ và 90 máy bay khu trục và trực thăng.
Như vậy là TT Trump đã đi bước đầu bằng cách áp dụng biện pháp thứ nhất trong 11 biện pháp do Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia đề nghị với TT Nixon năm 1969, đó là: “Dùng Không Quân và Hải Quân để biểu dương sức mạnh của Hoa Kỳ.” Dường như ông muốn chứng minh cho Bắc Hàn, Trung Quốc và cả thế giới về lập trường của ông: “Nếu như Trung Quốc không giải quyết được vấn đề Bắc Hàn, chúng tôi sẽ giải quyết một mình.”
Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng

Gương Sáng Dân Chủ : Khi Dân Pháp Dám Phá lệ (bài 3) –Tổng Thống Macron DÁM Lập Một Nội Các Mở Rộng : Quả Tim Xã Hội Bên Tả, Cái Bóp Tiền Bên Hữu.

Chiều ngày thứ tư, 17 tháng năm ba ngày sau khi nhậm chức, hai ngày sau khi đã bổ nhiệm ông Edouard Philippe, một dân biểu thuộc phái hữu, thị trưởng một thành phố hải cảng làm Thủ tướng, tân Tổng thống Macron đưa hướng cho tân Thủ tướng cùng thành lập tân Nội các. Táo bạo, đánh đẹp, chơi đẹp ! Táo bạo vì trong 22 người kể cả Thủ tướng, chỉ có 4 người có kinh nghiệm đã là cựu Tổng Bộ trưởng. Thật tình chỉ có ba thôi, François Bayrou, lãnh đạo Đảng MoDem, trung phái, thật có làm Tổng trưởng đó, nhưng cũng đã 20 năm qua rồi… Táo bạo là DÁM giao một phân nửa nội các, 11 Tổng Bộ hay Thứ trưởng cho các tay tuy chuyên ngành, nhưng chưa bao giờ làm chánh trị, gọi là thế giới của Xã hội Dân sự-La Société Civile !
 1. Một Sắc Thái Quản Trị, Kinh Tế Phái Hữu, Xã Hội Phái Tả :
Tân nội các của tân Tổng Thống phản ánh rõ tinh thần dung hòa, trung dung, trung tâmcentral (chứ không phải trung phái-centriste như những người chống đối đánh giá lầm) ! Thật vậy, với một Thủ tướng, người của phái hữu, cựu cánh tay phải của ông Alain Juppé, một cựu Thủ tướng, một cựu Tổng trưởng, một cựu ứng viên vòng loại ứng cử viên bầu cử Tổng thống của đảng Cộng hòa, nhơn vật duy nhứt phái hữu mà chúng tôi cùng nhiều cựu đồng nhiệm giáo chức chuyên ngành đều đồng ý kiến : ông Alain Juppé thực sự là một Yếu nhơn Chánh trị-un Homme d’État, với chữ H viết hoa. Tân Thủ tướng Édouard Philippe cũng là một trong những sáng lập viên Đảng Tập họp các Phong trào Bình dân – Union des Mouvements Populaires được thành lập để ủng hộ ông Jacques Chirac năm xưa.
Nội các do một Thủ tướng hữu phái, thuộc đảng Cộng hòa, giao chức năng kinh tế và quản trị công quỹ cho hai nhơn vật phái hữu ông Bruno Lemaire, dân biểu thuộc đảng Cộng hòa, phái hữu, cựu Bộ trưởng của nội các Fillon, ứng cử viên về thứ ba vòng loại, trong cuộc bầu lựa chọng ứng viên đại diện cuộc bầu Tổng thống vừa qua ; và ông Gérald Moussa Darmanin, 34 tuổi, cựu dân biều, cựu phát ngôn viên của cựu Tổng thống Sarkozy, ứng viên bầu cử vòng loại ứng cử viên bầu cử Tổng thống của đảng Cộng hòa, phái hữu. Gérald Moussa Darmanin, hãnh diện với cái tên thứ hai, Moussa, hãnh diện với hai giòng máu, hãnh diện với ông ngoại tirailleur algérien-lính khinh binh an-gê-ri, đã đổ bộ cùng quân đồng minh chống quân Đức quốc xã, giải phóng miền nam nước Pháp năm 45. Trong bài nói chuyện nhậm chức, ông cám ơn nước Pháp, với chương trình giáo dục cộng hòa, đã đưa đứa con một bà chùi nhà-femme de ménage, đến tốt nghiệp Khoa học Chánh trị-Sciences Po và Luật khoa. Và bà mẹ, mặc dù đứa con ngày nay, đã là dân biều, đã là Phó Chủ tịch Vùng, và nay Bộ trưởng, vẫn tiếp tục công việc chùi nhà ở Ngân hàng Quốc gia, để chờ ngày hưu trí. Đáng phục ! Nhứt nghệ tinh, nhứt thân vinh. Có công mài sắt có ngày nên kim. Cộng đồng người Việt tỵ nạn chống cộng sản chúng ta ở hải ngoại và ở Pháp, nên chớ vội cất tiếng gáy, rằng phe ta ngon lành ! Các cộng đồng khác cũng lắm gương sáng – hãng nhớ gương sáng bà cựu Tổng trưởng Tư pháp của Tổng thống Sarkozy, nay Thị trưởng-Maire, quận 7 Paris, bà Thẩm phán Rachida Dati, con gái một ông thợ hồ người maroc và một bà chùi nhà người algérie, với một gia đình 11 anh chị em. Bà là người gốc thợ thuyền, hoàn toàn gốc dân nhập cư đầu tiên có một chức vụ cao như vậy ! Và bà Rama Yade, gốc sê-nê-ga-le, cũng là cựu bộ trưởng ! Chưa thấy hậu duệ gốc Việt Nam chúng ta làm Tổng hay Bộ trưởng… tuy nhiên ở vùng Bretagne, tỉnh Finistère đã có một hậu duệ Việt, ông Gwenegen Bùi, đang là dân biểu trẻ – sanh năm 1974 – đã một nhiệm kỳ qua và đang là ứng cử nhiệm kỳ nầy. Gwenegan đẻ ở Vitry sur Seine, cha việt, mẹ pháp gốc bretonne nên có tên breton, – cụ Bùi cha đã sanh sống và quen biết nhiểu với bà con cộng đồng Việt Nam vùng Val de Marne, nổi tiếng chống cộng. Nhắc đến cộng đồng Val de Marne, lại nhớ hai đàn anh, hai đại tá, Hồ Minh Châu và Nguyễn Phúc Tửng.
Bốn vị Tổng trưởng, hàng Quốc vụ khanh, – Ministre d’État : Bộ Ngoai giao cho ông Jean-Yves Le Drian, đảng Xã hội, cựu Tổng trưởng Quốc phòng của Tổng thống tiền nhiệm tạo một hướng tiếp tục trong công việc ngoại giao và đặc biệt xây dựng lại Liên Âu và chống Daech, Hồi giáo quá khích. Bộ Nội vụ cho ông Gérard Collomb, một đại lãnh tụ cựu trào của đảng Xã hội. Bộ Tư Pháp cho ông François Bayrou, Chủ tịch đảng MoDem, trung phái. Và ngon lành nhứt là Bộ Môi sanh cho ông Nicolas Hulot, một nhà báo đấu tranh cho Sinh thái, Môi trường, trường kỳ từ bao nhiêu năm nay, nổi tiếng. Bao nhiêu đời Tống thống mời mọc, ông luôn luôn từ chối, hôm nay ông chấp nhận, chỉ vì do nhơn vật Emmanuel Macron thuyết phục.
Hữu nắm Kinh tế, Tả nắm Ngoại giao, Nội vụ, Trung nắm Tư Pháp, Trung cũng nắm Quốc phòng với bà Sylvie Goulard, một cựu dân biểu Quốc hội Âu châu, đa ngữ, bà nói thành thạo anh, đức, ý ngữ, chuyên viên về vấn đề Quốc phòng, cũng gốc đốc sự hành chánh, Khoa học chánh trị và Luật.
Ba hướng chánh trị, Hữu Trung Tả, đề huề. Và hay hơn nữa, nếu cái bóp Kinh tế nằm túi áo mặt, nếu Ngoại giao, Tư Pháp, Xã hội nằm phía trái, nơi của con tim, thì Trí tuệ cái đầu, nắm các chức năng, các phần hành chuyên môn. 11 Bộ chuyên môn đều do các chuyên viên của Xã hội Dân sự nắm, thí dụ Bô Giáo dục do một cựu Giám đốc Học vụ, Bộ Y tế do Giáo sư Bác sĩ chuyên ngành nghiên cứu nổi tiếng bà Agnès Buzin hay Bộ Khoa học và Nghiên cứu bà Khoa trưởng Viện Đại học Nice Frédérique Vidal …
Nội Các gồm 22 Vị : 11 Nam/11 Nữ, Cân bằng. Nhưng vẫn có kẻ xấu mồn vẫn chê là đàn ông nắm các Bộ quan trọng hơn đàn bà ! Nhưng thử hỏi giữa Ngoại giao và Quốc phòng cái nào quan trọng hơn cái nào ? Y tế và Giáo dục ai ngon hơn ai ?
Sở dĩ chúng tôi viết nhiều về hướng chánh trị mới của nước Pháp vì chúng tôi nghĩ rằng đây CÓ THỂ là một hướng chánh trị mới chẳng những góp phần hữu hiệu các quốc gia già nua như Pháp, như Ý như Anh…như cũng có thể là một gương sáng cho các quốc gia kém phát triển, hay đang trên đường, hay đang tìm đường phát triển như nước Việt Nam chúng ta. Có được một tuổi trẻ dấn thân như Emmanuel Macron là một sự hiếm. Dấn thân, DÁM làm là một sự may mắn, và quan trọng hơn CÓ người dân, CÓ quần chúng DÁM giao trọng trách là quá may mắn !
Chúng tôi người viết, vẫn tha thiết từ bao năm nay, ngay từ thời còn làm việc, thời còn chuyển tâm tình, chuyển hiểu biết cho tuổi trẻ của nghề dạy học, luôn luôn giữ tin tưởng vào tuổi trẻ, tin cậy vào sáng tạo của tuổi trẻ…Các quốc gia già nua, người già nua chúng ta  vướng víu trong truyền thống, vướng víu trong giai cấp, trọng nam khinh nữ…gia đình trị, cha truyền con nối … đảng phái, trường phái, ý thức hệ, kinh tế phải hữu phải tư bản chủ nghĩa… chủ là chủ, thợ là thợ, đấu tranh giữ quyền lợi… thế giới tuổi trẻ ngày nay chánh trị, quản trị là nó, là bàn, là nghiên cứu, thương thuyết, nói chuyện. Không có thù muôn đời, bạn muôn kiếp ! Chỉ có người ngu không biết thay đổi thôi. Phải lắng nghe lời dân ! Cầm quyền là ý dân. Vox populi, vox dei ! Ý dân là ý trời !
Và ngày nay, chánh trị cầm quyền phải biết hòa hợp, đồng thuận giữa chuyên nghiệp chánh trị và chuyên nghiệp quản trị. Phải có mặt các Xã hội Dân sư ! Vì các Xã hội dân sự phục vụ ý dân, vì do dân thành lập, vì quyền lợi người dân !
Một quốc gia ngày nay phải là một quốc gia Dân chủ. Người dân bầu đại diện, là Dân chủ. Nhưng khi cầm quyền, khi quản trị phải luôn luôn quản trị với người dân. Một hệ thống đối thoại thường trực phải được chú ý và chăm sóc. Đó là :
2. Dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện (Démocratie directe, démocratie représentative) :
Khái niệm Dân chủ là một khái niệm trong sáng, nhưng dễ bị lạm dụng khi áp dụng những phương cách thực hiện, trong những thể chế ngày nay.
Định nghĩa của Abraham Lincoln “Dân chủ là do Dân cầm quyền, cho Dânvì Dân”, bởi thế, chúng ta gọi là Dân chủ trực tiếp. Nghĩa là:
   –  Người Dân phải cầm quyền trực tiếp, không qua một trung gian nào cả,
   – Người Dân cũng vừa là Người Cầm quyền và cũng là Người bị trị (Gouvernant et gouverné),
Nói như vậy, những người xử dụng công quỷ cũng là những người quyết định thâu thuế, và trả thuế. Về mặt lý thuyết thì tạm hiểu, nhưng làm sao áp dụng trên mặt thực hành. Hiện nay, một vài thị xã, hay làng xã của Thụy sĩ, vẫn áp dụng cách thức “Trưng cầu dân ý trực tiếp” về một vài tài khoản thuế vụ có tính cách địa phương.
Những quốc gia tiên tiến ngày nay, đa số áp dụng Dân chủ dưới hình thức Dân chủ đại diện (démocratie représentative). Một tấm bình phong cách ly người dân và người cầm quyền (tạm gọi là quan chức cầm quyền, hay gọi chung là nhà cầm quyền): đó là những đại diện dân, do dân bầu, và phát biểu thay dân về những nguyện vọng của người dân.
Đó là một Dân chủ gián tiếp, người dân không có những quyết định hành xử, quản lý đất nước, người dân chỉ tham dự bầu những đại diện thay mình. Thực tiển, dễ thực hiện, nhưng rất có nhiều hạn chế nguy hiểm, càng ngày càng lộ rõ. Do đó :
3. Một nền dân chủ tham dự.
Nếu “quyền lực chánh trị” đã vượt khỏi phạm vi hoạt động, nếu “nền dân chủ” đã bị tướt đoạt bởi một nhóm người chánh trị toàn quyền, một hệ thống quan liêu, cửa quyền toàn trị hay những nhóm thế lực độc tài; hoặc quan điểm, tư tưởng về nền tảng của “các xã hội tự do”, của “các xã hội công dân” đã bị lãng quên, hay bị tước đoạt, thì sự thờ ơ với “việc công cộng”, “việc chung” (la chose publique) của các công dân đã mặc nhiên giao phó “đời sống công cộng” cho một nhóm “người làm chánh trị”, đó là vô tình quên đi trách nhiệm “cộng hòa” – Cộng hòa từ quan niệm “Res Publica”, nghĩa là pour la chose publique, tức là “làm cho việc chung”, việc công cộng.
Cũng dễ hiểu thôi, người công dân ngày nay, đứng quá xa trong hệ thống tổ chức quyền lực. Người công dân nhận thấy những quyết định về thuế má, những luật lệ hành chánh, những đặc quyền và cả những xì – căng – đan đã vượt qua tầm tay của mình. Dân chủ ư ? Quá trễ rồi. Làm sao thay đổi tâm lý và tập tục để có một Quốc hội mới, một Chánh phủ mới ? Hiện tượng bỏ mặc việc chung, việc công cộng, xem “việc chánh trị là việc ở trển” rất phổ thông ! Chúng ta hiểu tại sao, bỏ phiếu trằng, không đi bầu, là điều rất tự nhiên ở các nước tiên tiến, như Huê kỳ, Pháp, Anh, Đức…
Khi “nền Dân chủ CHỈ định nghĩa bằng lá phiếu” (La Démocratie réduite au bulletin de vote) như Yves Cannac đã định nghĩa, người dân có cảm tưởng rằng họ chỉ có quyền công dân trước vài tuần có bầu cữ, khi những ứng cữ viên nhớ đến họ, bằng những hứa hẹn.
Chúng ta có thể phá vỡ quan niệm ấy bằng những sanh hoạt cộng đồng, bằng những sanh hoạt hội đoàn. Hãy nhìn xem, rất nhiều công dân nhận xét như chúng ta. Tại sao chúng ta không tập trung những suy nghĩ, những nhận xét ấy lại rồi biến thành hành động chung để ảnh hưởng đến “việc chung” ? Và những hành động cho “việc chung” trong một “xã hội cộng đồng” sẽ đem “xã hội dân sự” và “xã hội cộng đồng” đi vào quản lý “cái việc chung”. Đó là “dân chủ tham dự”.
Nhà nước Cộng sản Việt Nam muốn đưa quốc gia Việt Nam đi vào con đường Phát triển, muốn đưa dân tộc Việt Nam vào con đường văn minh, hãy biết soạn mình để chứng tỏ mình là những người lãnh đạo văn minh. Hãy nhìn kỹ và tự xét mình tại sao ngày nay, có những phiền hà, khiếu nại, đòi hỏi của rất nhiều từng lớp nhơn dân trong xã hội Việt Nam như vậy ? Hãy lắng tai nghe những đòi hỏi ấy. « Tự kiểm thảo và kiểm thảo » là một sanh hoạt Đảng cộng sản. Tại sao không làm ? Trái lại, đàn áp, trù dập người dân đòi dân  chủ để làm gì ? Hay là đây là một phương pháp « Đàn áp để Dạy dân ».     
Giáo dục công dân bằng đàn áp, bằng CôngAn cũng không phải là một giải pháp. Người dân ngày nay không còn « mê » chủ nghĩa cộng sản nữa, người dân ViệtNam ngày nay không còn « sợ » Công An cộng sản nữa.
Giải pháp tốt là : hãy biết đối thoại, hãy biết lắng tai nghe, mặt nhìn mặt, hãy biết chào đón những lời chỉ trích, đúng thì phải biết nhận và sửa sai, sai hãy chứng minh, nhưng hãy biết nói chuyện với nụ cười, hãy tôn kính người dân. Dân chủ là đối thoại với dân, dân chủ là đối thoại với đối lập ; dân chủ tham dự là đón nhận tiếng nói của người dân, của đối lập, và chấp nhận đối lập ; chấp nhận chỉ trích là chấp nhận dân chủ…
Và quan trọng hơn.
Hãy biết cám ơn những nhà đấu tranh dân chủ Việt Nam ngày nay đã biết lựa chọn đấu tranh ôn hòa để sửa sai cái quản lý kém của nhà cầm quyền hiện tại, vì những nhà đấu tranh dân chủ Việt Nam nầy đã biết quan tâm đến sự sanh tồn của đất nước và dân tộc.
Hãy biết cám ơn những nhà đấu tranh dân chủ Việt Nam ngày nay đã biết tạo ra những xã hội công dân để đối thoại, để tạo đối tác chánh trị, để tham dự vào chánh trị, để làm phận sự công dân, lo cho việc chung, tiến tới một nền dân chủ tham dự, pháp trị và hiến định.
Hãy lắng nghe tiếng nói của công dân,
Hãy trả quyền công dân lại cho công dân !
(còn tiếp)
Hồi Nhơn Sơn, tháng năm đầy hy vọng cho nước Pháp.
TS Phan Văn Song

CẨM NANG LUẬT PHÁP HOA KỲ: LY THÂN & LY HÔN (SEPARATION & DIVORCE)

CẨM NANG LUẬT PHÁP HOA KỲ

LỜI MINH ĐỊNH: Mọi chi tiết trong Cẩm Nang này chỉ có tính cách thông tin nhằm giúp độc giả có thêm kiến thức về luật pháp Hoa Kỳ qua hình thức tóm lược và chuyển ngữ sang tiếng Việt những ý niệm căn bản về pháp chế Hợp Chúng Quốc.
Hữu sự, người gặp khó khăn về luật pháp, có nhu cầu cần được bảo vệ, hoặc bị thiệt thòi về mặt pháp lý, cần tham khảo luật sư nhiệm cách có đủ khả năng chuyên môn và được phép hành nghề tại tiểu bang liên hệ tới nội vụ.
IMPORTANT NOTE: This Publication and any forms in it are intented for informational and educational purposes only.  Nothing in this document is to be considered the rendering of any legal or professional advice.  Readers are responsible for obtaining advice from an attorney or other qualified professional. 
INTERNATIONAL LEGAL AID & FINANCIAL CENTER [ILAF]
TRUNG TÂM TRỢ DẪN LUẬT PHÁP & TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
3111 Cranleigh Ct., Fairfax, VA 22031
Tel. [703] 876-2620
Lưu Nguyễn Đạt, PhD, LLB/JD, LLM
Herman M. Sawyer, JD, LLM

LY THÂN & LY HÔN TẠI HOA KỲ
(SEPARATION & DIVORCE)
LY THÂN
1. ĐỊNH NGHĨA LY THÂN (SEPARATION)
  • Ly thân (separation) là tình trạng hai vợ chồng sống riêng rẽ (ăn riêng/ở riêng/hai nơi khác nhau, dù trong cùng một nhà);
  • Trong giai đoạn ly thân, hai bên sống tự do, nhưng hôn thú vẫn còn, nên các đương sự không thể kết hôn với người khác;
  • Trong thời kỳ ly thân, tài sản hôn nhân (marital property) tạm chấm dứt, mọi việc mua bán, nợ nần, thuế má đều có tính cách riêng rẽ;
  • Sau giai đoạn ly thân, đương sự có thể lập thủ tục xin ly hôn trước tòa.
2. LY THÂN PHÁP ĐỊNH (LEGAL SEPARATION)
  • Ly thân pháp định (legal separation) là tình trạng hai vợ chồng sống riêng rẽ sau khi có án lệnh toà thụ lý cho ly thân.
  • Lý do xin ly thân pháp định có thể là: hành hạ, ngược đãi (abuse, crualty); trốn bỏ (abandonment); tù đầy (imprisonment); ngoại tình (adultery); bỏ bê gia đình (failure to support).
  • Đương sự có quyền chọn ly thân trước khi ly dị. Nhưng ly thân sẽ không cần thiết, nếu đương sự có lý do chính đáng (như liệt kê trên) để xin ly dị ngay.
3. THUẬN TÌNH LY THÂN (SEPARATION BY MUTUAL CONSENT)
  • Hai bên hôn phối có thể thuận tình ly thân. Họ chỉ cần có nhân chứng (họ hàng, bạn bè) xác nhận tình trạng và thời điểm ly thân;
  • Họ có thể hợp thức hóa tình trạng thuận tình ly thân khi hai bên thuận nhận ký kết khế ước ly thân và phân chia tài sản (Property Settlement Agreement/PSA). Khế ước này ấn định tình trạng tài chính, phân chia của cải và trách nhiệm riêng rẽ của hai bên đương sự, đồng thời ấn định trách nhiệm nuôi dưỡng và quyền giữ, thăm con cái của họ.
  • Nếu một bên không thi hành đúng khế ước PSA, bên kia có quyền kiện đối phương bội ước.
LY DỊ
4. ĐỊNH NGHĨA
  • Ly dị hay ly hôn (divorce) là tình trạng chấm dứt hôn nhân (dissolution of marriage) khi có án lệnh toà (decree) xác định hôn thú không còn nữa và hai bên đương sự có quyền kết hôn lại và lập gia thất khác.
  • Đa số (95%) các vụ ly dị thuộc loại không viện lỗi (no-fault divorce) hoặc thuận tình ly hôn (divorce by mutual consent).
5. LY DỊ TRANH CHẤP (CONTESTED DIVORCES)
Chỉ độ 5% các vụ ly dị kết thúc bằng tranh chấp (contested trial), căn cứ vào các lý do ly hôn được ấn định như sau tại các Tiểu Bang:
  • CALIFORNIA: Điên khùng; sung khắc trầm trọng (irreconcilable differences) làm cuộc hôn nhân đổ bể, bất khả hàn gắn [irrevocable breakdown].
  • MASSACHUSETTS: Bất lực, liệt dương; độc ác; không trợ giúp; ngoại tình; phạm tội đại hình.
  • CONNECTICUT: Ngoại tình; lập hôn thú gian trá; trốn bỏ cơ sở hôn nhân; thất tung; nghiện rượu; độc ác; phạm tội đại hình; điên khùng.
  • MICHIGAN: hôn nhân đổ bể, bất khả hàn gắn.
  • FLORIDA: Điên khùng; bất lực tâm trí; sung khắc trầm trọng, hôn nhân đổ bể, bất khả hàn gắn.
  • NEW JERSEY: Ngoại tình; trốn bỏ cơ sở hôn nhân; độc ác; điên khùng; phạm tội đại hình; loạn dâm.
  • GEORGIA: Điên khùng, lập hôn thú gian trá, ép hôn; ngoại tình; chửa hoang; trốn bỏ cơ sở hôn nhân; thất tung; nghiện rượu; phạm tội đại hình; hôn nhân đổ bể, bất khả hàn gắn.
  • NEW YORK: Ngoại tình; trốn bỏ cơ sở hôn nhân; độc ác; phạm tội đại hình; ly thân pháp định/ước định quá 1 năm.
  • LOUISIANA: Ngoại tình; trốn bỏ cơ sở hôn nhân; tại đào; phạm tội đại hình; công khai mạ lỵ, bỏ bê gia đình.
  • TEXAS: Ngoại tình; trốn bỏ cơ sở hôn nhân; độc ác; điên khùng; phạm tội đại hình; ly thân 3 năm; hôn nhân đổ bể.
  • MARYLAND: Bất lực, liệt dương; điên khùng; song hôn; ngoại tình; phạm tội đại hình; loạn luân.
  • VIGINIA: Ngoại tình; bỏ cơ sở hôn nhân; loạn dâm, độc ác; phạm tội đại hình; ly thân 1 năm.
6. LY DỊ KHÔNG VIỆN LỖI (NO-FAULT DIVORCES)
  • Đa số (95%) các vụ ly dị trên khắp Hợp Chúng Quốc thuộc loại không viện lỗi (no-fault divorces) căn cứ trên tình trạng “khác biệt bất khả hoà giải” (irreconcilable differences) hoặc “hôn nhân bất khả cứu vãn” (irretrievable marriage break-down).
  • Đó cũng là trường hợp “ly hôn hoán chuyển” (conversion divorces) tiếp nối cuộc ly thân pháp định, hoặc “thuận tình ly hôn” (divorce by mutual consent) tiếp nối các thủ tục thuận tình ly thân có trước. Bên nguyên đơn xin toà thụ lý chuẩn chấp những điều khoản ước định của khế ước ly thân và phân chia tài sản (Property Settlement Agreement/PSA) mà hai bên đã ký kết trước đây. Khế ước này có tính cách cưỡng bách khi được sát nhập vào lệnh công bố ly dị (decree) cũa toà thụ lý.
7. PHÂN CHIA TÀI SẢN (DISSOLUTION OF PROPERTIES)
  • Trong trường hợp “thuận tình ly hôn” (divorce by mutual consent), hai bên đương sự căn cứ vào khế ước ly thân và phân chia tài sản (Property Settlement Agreement/PSA) để ấn định việc phân chia của cải thuộc khối tài sản hôn nhân (marital property) gồn có tài sản thu hoạch trong thời kỳ hôn thú và của cải tuy trước riêng, sau này kết nhập (commingled) phần thu hoạch mới vào khối tài sản hôn nhân.
  • Mỗi bên ly dị có quyền giữ tài sản riêng mà họ có trước khi thành lập hôn nhân (gồm bất động sản mỗi bên có trước và vẫn đơn phương đứng tên sở hữu chủ; của cải hưởng thừa kế và các tặng dữ do đệ tam nhân trao tặng trong thời kỳ hôn thú).
  • Tại các tiểu bang theo chế độ Tài Sản Chung (Community Property system), mỗi bên ly hôn tự động [a] hưởng một nửa số tài sản chung [ngoại trừ trường hợp họ ký kết “khế ước tiền hôn nhân” trong đó có những khoản trái ngược với chế độ Tài Sản Chung]; [b] đồng thời cũng chịu một nựa tổng số nợ chung có trong thời kỳ hôn thú.  
8. PHÂN CHIA THEO CÔNG BẰNG (EQUITABLE DISTRIBUTION)
  • Trong trường hợp hai bên xin ly hôn không thuận tình phân chia tài sản, toà thụ lý có thể phân phối tài sản hôn nhân (marital property) cho họ theo công bằng [Equitable Distribution], một cách hợp tình, hợp lý.
  • Toà sẽ chia phần tài sản hôn nhân nhiều hơn (theo tỷ lệ 60/40, 70/30 v.v.) cho người hôn phối nào (1) có ít của riêng; (2) thiếu kém kế sinh nhai; (3) trước đây đóng góp nhiều vào khối của cải hôn nhân; (4) lạm lụng hy sinh trong cảnh nội trợ để người hôn phối kia trau dồi nghề nghiệp; (5) thu vén cằn cù trong khi người kia có lỗi phá của (economic fault) gây cảnh thất thoát tài sản chung; hoặc (6) người này già yếu, lâm bệnh nan giải, tàn tật, mất khả năng làm việc.
9. TIỀN CẤP DƯỠNG VỢ CHỒNG (ALIMONY OR SPOUSAL MAINTENANCE & SUPPORT)
  • Toà thụ lý có thể ra lệnh bắt bên ly hôn có nhiều khả năng tài chính cấp dưỡng bên ly hôn túng thiếu, dù là đàn ông hay đàn bà.
  • Người ly hôn cấp tiền nuôi dưỡng cho đối phương có thể khai khoản chi tiêu này để khai giảm thuế lợi tức trong năm trợ cấp.
  • Trong trường hợp một bên lạm lụng hy sinh trong cảnh nội trợ để người hôn phối kia tu nghiệp, toà thụ lý có thể ra lệnh bắt người có sự nghiệp vưng chắc “phát tài” phải trả tiền “cấp dưỡng bồi hoàn” (reimbursement alimony) cho người xuất lực đầu tư trước đây vào sự phồn thịnh của gia đình.
10. QUYỀN GÌN GIỮ TRÔNG NOM & THĂM VIẾNG CON CÁI (CHILD CUSTODY & VISITATION RIGHTS)
  • Vợ chồng ly thân hoặc ly dị được quyền ước định hoặc pháp định đơn phương (sole custody) hoặc song phương giữ con cái vị thành niên (dual custody), căn cứ vào “[a] nhu cầu thuận lợi nhất” của con cái (best interest of the child), [b] phương diện sức khoẻ, cá tính của đứa trẻ, [c] mối liên hệ tình cảm với bố hoặc mẹ, [d] khả năng và luân lý của bố hoặc mẹ có ảnh hưởng tới đời sống con cái.
  • Người cha hoặc mẹ ly thân hoặc ly dị không được giữ con (noncustodian parent) vẫn có quyền thăm viếng chúng, được tham khảo và có quyền quyết định về việc học vấn, tình trạng sức khoẻ, thủ tục y khoa liên can tới con cái vị thành niên.
  • Mọi hình thức vi phạm quyền gìn giữ hoặc thăm viếng con cái trên đều bị coi là bất tuân lệnh toà (contempt of court), có thể bị phạt vạ [fine/bằng tiền] hoặc phạt tù (jail term).
  • Người cha hoặc mẹ ly thân hoặc ly dị giữ con có quyền di chuyển sang tỉnh hoặc tiểu bang khác nếu thật tâm có lý do chính đáng (good-faith reasons) như công ăn việc làm tốt hơn, đoàn tụ đại gia đình để có thêm giúp đỡ v.v., dù tình trạng này có thể gây khó khăn cho việc thăm viếng của đối phương không được giữ con cái. Toà cũng cho phép di chuyển như vậy nếu người thăm viếng lơ là, thiếu bổn phận, kém tư cách.
11. TIỀN CẤP DƯỠNG CON CÁI (CHILD SUPPORT)
  • Theo luật pháp hiện hành, toà thụ lý thường ra lệnh bắt bên ly hôn không giữ con cái (noncustodian parent) phải cung ứng một khoản tiền tương xứng căn cứ vào bảng hướng dẫn cấp dưỡng nuối con cái chung (child support guidelines). Người này thường phải đóng góp khoảng từ 20% tới 40% số tiền lợi tức để cấp dưỡng từ 1 tới 4 đứa con.
  • Tiền cấp dưỡng con cái sẽ thay đổi căn cứ vào khả năng kiếm thêm tiền của người cung cấp. Số tiền cấp dưỡng được trao cho người giữ và trông nom đứa trẻ để người này tiêu dùng trong việc nuôi dưỡng đứa trẻ.
  • Tiền cấp dưỡng con cái chấm dứt sau khi con cái thành niên, hoặc mãn học và bắt đầu đi làm để tự nuôi thân.
  • Chính quyền tiểu bang và liên bang có những biện pháp đôn đốc và cưỡng bách thi hành cấp dưỡng con cái, như khấu trừ lương lậu, tiền thuế thặng dư, thu bằng lái xe, xiết nợ trên bằng khoán v.v. của đương sự không chiụ cấp dưỡng.
Lưu Nguyễn Đạt, PhD, LLB/JD, LLM
Herman M. Sawyer, JD, LLM