“…Trung
Quốc đang phải đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ tại một số dự án khi các
chính phủ mới được bầu lên tại Myanmar và Sri Lanka không thừa nhận
hoặc muốn đàm phán lại những dự án đã được phê chuẩn…”
Nhiều động cơ đằng sau chính sách đối ngoại chính
của Tập Cận Bình.
Vào
giữa tháng 5/2017, Tập Cận Bình đã đón tiếp 28 vị lãnh đạo nhà nước và
chính phủ tới Bắc Kinh cho một bữa tiệc mang tính “giới thiệu” nhằm chào
mừng sáng kiến ”Vành đai vàCon đường”, chính sách đối ngoại tham vọng
nhất của ông. Được bắt đầu vào năm 2013 với tên gọi “Một vành đai, một
con đường”, chính sách này liên quan đến việc Trung Quốc bảo lãnh hàng
tỷ đô la để đầu tư cho cơ sở hạ tầng ở các quốc gia dọc theo Con đường
Tơ lụa cổ nối liền quốc gia này với châu Âu. Tham vọng này là vô cùng
lớn. Trung Quốc đang chi khoảng 150 tỷ đô la mỗi năm ở 68 quốc gia đã
tham gia chương trình này. Cuộc họp thượng đỉnh (được gọi là diễn đàn)
đã thu hút số lượng lớn nhất các lãnh đạo cao cấp nước ngoài tới Bắc
Kinh kể từ Thế vận hội Olympic năm 2008. Tuy nhiên, chỉ có vài nhà lãnh
đạo Châu Âu xuất hiện. Phần lớn họ đã phớt lờ những hàm ý trong sáng
kiến này của Trung Quốc. Vậy những hàm ý đó là gì và liệu phương Tây
có đúng không khi làm ngơ sáng kiến này?
Sáng
kiến “Vành đai và con đường” là minh chứng rõ ràng nhất cho quyết tâm
của Chủ tịch Tập nhằm từ bỏ phương châm “giấu mình chờ thời” của Đặng
Tiểu Bình. Diễn đàn “Vành đai và con đường” (viết tắt là BARF) là sự
kiện thứ hai được chuẩn bị kỹ lưỡng trong năm nay mà qua đó chủ tịch Tập
đưa ra tuyên bố về vai trò lãnh đạo toàn cầu của Trung Quốc. (Sự kiện
đầu tiên là bài phát biểu chống chủ nghĩa bảo hộ tại Diễn đàn Kinh tế
thế giới ở Davos vào tháng 1 vừa qua). Năm 2014, Bộ trưởng Ngoại giao
Trung Quốc Vương Nghị nói rằng sáng kiến này là chính sách ngoại giao
quan trọng nhất của Chủ tịch Tập. Mục đích cơ bản của nó là biến khu vực
Á-Âu (do Trung Quốc chi phối) thành một khu vực kinh tế và thương mại
đối trọng với khu vực xuyên Đại Tây Dương (do Mỹ đứng đầu).
Đằng
sau nó là một loạt những động cơ thứ yếu, và chính số lượng và sự đa
dạng của những động cơ này đã tạo ra sự hoài nghi về sự gắn kết và tính
thực tiễn của sáng kiến. Chủ tịch Tập hy vọng việc đầu tư cơ sở hạ tầng
sẽ đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho khoản dự trữ ngoại tệ khổng lồ của
Trung Quốc, chủ yếu đang được sử dụng để mua các trái phiếu có lãi suất
thấp của Chính phủ Mỹ. Ông cũng hi vọng tạo ra một thị trường rộng lớn
cho các công ty Trung Quốc như các doanh nghiệp đường sắt cao tốc, và
giúp tiêu thụ các sản phẩm dư thừa như xi măng, thép và một số kim loại
khác. Ông cho rằng việc đầu tư vào những quốc gia Trung Á có thể mang
lại một khu vực láng giềng ổn định cho các tỉnh phía Tây Trung Quốc vốn
bất ổn là Tây Tạng và Tân Cương. Hơn nữa, việc khuyến khích các dự án
quanh khu vực Biển Đông có thể giúp Trung Quốc củng cố các yêu sách chủ
quyền của mình ở khu vực này. (Cấu phần “Con đường” trong sáng kiến là
để chỉ các con đường trên biển).
Vấn
đề là những tham vọng của Trung Quốc đang có mâu thuẫn với nhau. Liệu
việc đầu tư vào những dự án không đáng tin cậy ở Trung Á có tốt hơn việc
đầu tư vào trái phiếu chính phủ Mỹ? Và đi kèm với các động lực mâu
thuẫn là các lợi ích xung đột nhau. Đang có sự mâu thuẫn đấu đá giữa các
cơ quyền lực nhất của Trung Quốc liên quan tới sáng kiến, như Bộ Thương
mại, Bộ Ngoại giao, Uỷ ban kế hoạch và các tỉnh của Trung Quốc. Tồi tệ
hơn, Trung Quốc đang rất khó xác định được những dự án đầu tư có thể
mang lại lợi nhuận ở nhiều nước nằm trong sáng kiến “Vành đai và con
đường”. (Các doanh nhân Trung Quốc ở Trung Á đã gọi nó là sáng kiến “Một
con đường, một cái bẫy”). Cuối cùng, Trung Quốc đang phải đối mặt với
sự phản đối mạnh mẽ tại một số dự án khi các chính phủ mới được bầu lên
tại Myanmar và Sri Lanka không thừa nhận hoặc muốn đàm phán lại những dự
án đã được phê chuẩn bởi các chính phủ tiền nhiệm.
Sau
diễn đàn, mà trên bề mặt là một dịp để ăn mừng sáng kiến này, thực tế
Chủ tịch Tập sẽ phải cố gắng kiềm chế sự phản đối dữ dội chống lại nó.
Sự phản đối đó dường như giúp biện minh cho quyết định xa lánh sáng kiến
này của các nhà lãnh đạo Châu Âu. Nhưng sẽ là sai lầm khi nghĩ rằng
sáng kiến này sẽ thất bại. Chủ tịch Tập cần sáng kiến này vì ông đã dành
nhiều tâm huyết cho nó. Trung Quốc cũng cần sáng kiến này vì nó giúp
giải một số bài toán kinh tế hiện nay của Trung Quốc. Và châu Á cần nó
vì tình trạng thiếu vốn trầm trọng cho đầu tư cơ sở hạ tầng. Sáng kiến
“Vành đai và con đường” có nhiều vấn đề khó giải quyết, song Chủ tịch
Tập vẫn quyết tâm biến nó thành hiện thực.
The Economist, 15/3/2017
Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan & Lê Xuân Thuận | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
*****
Phiên bản tiếng Anh:
What is China’s belt and road initiative? (The Economist)
The many motivations behind Xi Jinping’s key foreign policy
OVER
the weekend Xi Jinping welcomed 28 heads of state and government to
Beijing for a coming-out party, which continues today, to celebrate the
“belt and road” initiative, his most ambitious foreign policy. Launched
in 2013 as “one belt, one road”, it involves China underwriting billions
of dollars of infrastructure investment in countries along the old Silk
Road linking it with Europe. The ambition is immense. China is spending
roughly $150bn a year in the 68 countries that have signed up to the
scheme. The summit meeting (called a forum) has attracted the largest
number of foreign dignitaries to Beijing since the Olympic Games in
2008. Yet few European leaders are showing up. For the most part they
have ignored the implications of China’s initiative. What are those
implications and is the West right to be sanguine?
The
project is the clearest expression so far of Mr Xi’s determination to
break with Deng Xiaoping’s dictum to “hide our capabilities and bide our
time; never try to take the lead”. The Belt and Road Forum (with its
unfortunate acronym, BARF) is the second set-piece event this year at
which Mr Xi will lay out China’s claim to global leadership. (The first
was a speech against protectionism made at the World Economic Forum in
Davos in January). In 2014, Wang Yi, the foreign minister, said the
initiative was Mr Xi’s most important foreign policy. Its ultimate aim
is to make Eurasia (dominated by China) an economic and trading area to
rival the transatlantic one (dominated by America).
Behind
this broad strategic imperative lie a plethora of secondary
motivations—and it is the number and variety of these that prompts
scepticism about the coherence and practicality of the project. By
investing in infrastructure, Mr Xi hopes to find a more profitable home
for China’s vast foreign-exchange reserves, most of which are in
low-interest-bearing American government securities. He also hopes to
create new markets for Chinese companies, such as high-speed rail firms,
and to export some of his country’s vast excess capacity in cement,
steel and other metals. By investing in volatile countries in central
Asia, he reckons he can create a more stable neighbourhood for China’s
own restive western provinces of Xinjiang and Tibet. And by encouraging
more Chinese projects around the South China Sea, the initiative could
bolster China’s claims in that area (the “road” in “belt and road”
refers to sea lanes). The trouble is that some of these ambitions
contradict others: is a dodgy project in central Asia a better place to
invest than American government securities? And with different
motivations go conflicting interests. There is infighting between the
most important Chinese institutions involved, including the ministry of
commerce, the foreign ministry, the planning commission and China’s
provinces. To make matters worse, China is finding it hard to identify
profitable projects in many belt-and-road countries (Chinese businessmen
in central Asia call it “One Road, One Trap”). To cap it all, China is
facing a backlash against some of its plans, with elected governments in
Sri Lanka and Myanmar repudiating or seeking to renegotiate projects
approved by their authoritarian predecessors.
As
a result the forum—on the face of it a celebration of the
initiative—will in reality find Mr Xi seeking to contain a backlash
against it. That may seem to justify Europeans in their decision to stay
away. But the suspicion that the project will fail could be misguided.
Mr Xi needs the initiative because he has invested so much in it. China
needs it because it provides an answer of sorts to some of its economic
problems. And Asia needs it because of an unslakeable thirst for
infrastructure. The belt and road initiative has plenty of problems but
Mr Xi is determined to push ahead with it.
Posted in: Chính Trị
Gửi email bài đăng này
BlogThis!
Chia sẻ lên Facebook
0 nhận xét:
Đăng nhận xét