Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

"Choáng ngợp" trước sự xa hoa của đại gia sở hữu ngôi biệt thự 300 tỷ tại Hà Nội


Sự xa hoa, lộng lẫy như cung điện của ngôi biệt thự khiến bất kỳ ai cũng phải choáng ngợp.
Theo lời một vị khách bạn của vợ chồng đại gia chủ nhà, ngôi biệt thự này tọa lạc tại Hà Nội, có trị giá lên đến 300 tỷ. "Cung điện" 9 tầng này có thang máy, được trang trí nguy nga lộng lẫy bằng vô vàn họa tiết phù điêu theo phong cách kiến trúc xa hoa của phương tây. Trên nóc nhà có 5 con gà bằng vàng ròng giá 20 tỷ, hầm rượu được chủ nhà sưu tập đủ các loại trong đó phải kể để bình rượu ngâm rùa vàng giá 3 tỷ.

Vẻ bề ngoài khang trang và lộng lẫy như cung điện.

Sản dẫn lối vào nhà.

Trong nhà có lắp đặt thang máy.

Tất cả mọi ngóc ngách trong ngôi nhà đều được trang trí phù điêu họa tiết tỉ mỉ.

Toàn bộ biệt thự mang tông màu nâu và vàng.

Phòng khách.

Đây có vẻ là căn phòng được trang trí nhẹ nhàng đơn giản nhất.

Chủ nhà có thú vui sưu tập rượu.

Có những bình rượu lên tới giá vài tỷ đồng.

Sự xa hoa và lộng lẫy của ngôi biệt thự khiến bất kỳ ai nhìn thấy cũng phải choáng ngợp.
Kim Tuyến

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2015

Hành trình đau đớn của người phẫu thuật chuyển giới


Để được sống với giới tính mong muốn, người chuyển giới phải trải qua khoảng 30 cuộc mổ lớn nhỏ, đối mặt với nguy cơ tai biến, không thể có con và ảnh hưởng tâm lý nặng nề.

Trước đây pháp luật Việt Nam chưa cho phép chuyển giới nên đa phần trường hợp phẫu thuật liên quan tới bộ phận sinh dục đều thực hiện ở nước ngoài như Thái Lan, Hàn Quốc, chỉ một số ca đơn giản như cấy hoặc cắt bỏ ngực mới thực hiện trong nước.
Ngày 24/11 Bộ luật Dân sự sửa đổi được Quốc hội thông qua trong đó công nhận quyền chuyển đổi giới tính. Theo đó, cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch, có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định. 
Bác sĩ Nguyễn Văn Phùng, Trưởng Khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ Bệnh viện Bình Dân, cho biết hiện bác sĩ Việt Nam hoàn toàn có khả năng thực hiện việc phẫu thuật chuyển giới tính. Hiện một số bệnh viện trong nước đủ khả năng chuyên môn và trang thiết bị y tế để phẫu thuật chuyển đổi giới tính cho người có nhu cầu nhưng các bác sĩ vẫn chưa được phép thực hiện vì luật chưa hợp pháp hóa quyền chuyển đổi giới tính. Thỉnh thoảng các bác sĩ cũng gặp những trường hợp đến nhờ tư vấn để phẫu thuật chuyển giới hoặc khám sau khi chuyển giới ở nước ngoài. 
Theo bác sĩ Phùng, một người muốn phẫu thuật chuyển đổi giới tính thì đã công khai sống theo giới tính mong muốn 1-2 năm, có sử dụng liệu pháp hormone và chứng nhận từ chuyên gia tâm lý. Như vậy quá trình chuyển đổi giới tính gồm điều trị về mặt tâm lý, liệu pháp hormone và can thiệp phẫu thuật. Chuyển đổi giới tính từ nữ sang nam thường phức tạp hơn từ nam sang nữ.
Liệu pháp hormone bao gồm loại bỏ nguồn sản xuất hormone giới tính gốc và cung cấp hormone theo giới tính mong muốn. Điều trị bằng hormone thực hiện trước mổ và duy trì sau mổ. Sau khi thực hiện chuyển đổi giới tính, người được chuyển đổi sẽ không còn chức năng sinh sản và phải duy trì việc sử dụng hormone.
Nữ ca sĩ chuyển giới Hương Giang Idol.
Nữ ca sĩ chuyển giới Hương Giang Idol.
Bác sĩ Cao Ngọc Bích, Phó Chủ tịch Hội Phẫu thuật Thẩm mỹ TP HCM cho biết kỹ thuật phẫu thuật chuyển giới ngày nay đã rất tiến bộ, mang lại cho người chuyển giới sự hài lòng với khả năng quan hệ tình dục và sinh hoạt theo giới tính mới. Tuy nhiên hệ lụy là không nhỏ. Ngoài việc phải chịu đau đớn với khoảng 30 lần mổ, bao gồm phẫu thuật cơ quan sinh dục và các phẫu thuật bổ trợ để làm đẹp theo giới tính, người chuyển giới phải được theo dõi sát sao ít nhất trong một năm sau đó để xử lý những biến chứng. Khi thực hiện phẫu thuật ở nước ngoài, người chuyển giới Việt Nam do khoảng cách địa lý và gánh nặng tiền bạc đã không thể ở lại nơi phẫu thuật để theo dõi hậu phẫu lâu dài nên gặp nhiều khó khăn và nguy hiểm cho sức khỏe.
Theo bác sĩ Bích, người đã phẫu thuật từ nam sang nữ phải nong âm đạo thường xuyên để chống co hẹp bằng dụng cụ vaginal stent là một phiền phức không nhỏ. Trị liệu hormone phải áp dụng kéo dài trong ít nhất một năm tiếp theo gây nhiều biến đổi cho cơ thể. Sự chịu đựng nhiều cuộc phẫu thuật và sử dụng hormone kéo dài ngoài sự tốn kém còn đưa đến những rủi ro cho sức khỏe.
Tập luyện những thói quen sinh hoạt theo giới tính mới cũng không hề đơn giản. Khó khăn trong thay đổi thói quen cảm nhận khoái cảm tình dục từ sự phóng thích ồ ạt của người nam sang cảm giác co thắt cơ thể của người nữ; đến thói quen tiểu ngồi, người chuyển giới nam sang nữ cũng phải trải qua một thời gian khá dài để tập quen với nhiều ức chế.
Một khó khăn lớn nữa là việc tái hòa nhập để được gia đình cùng cộng đồng thừa nhận và tôn trọng cũng là một thách thức, nhất là khi xã hội còn nhiều định kiến. Trở ngại lớn nhất của người chuyển giới nữ chính là thiếu khả năng làm mẹ để có được trọn vẹn hạnh phúc của một người phụ nữ thực thụ. Những điều này khiến một số người chuyển giới dù luôn khao khát được sống với giới tính thật của mình nhưng vẫn nuối tiếc và ân hận về cuộc phẫu thuật. 
Các bác sĩ khuyến cáo, chuyển đổi giới tính là một quá trình bao gồm nhiều bước can thiệp phẫu thuật, sử dụng liệu pháp hormone, vì vậy luôn đem đến nguy cơ tai biến, biến chứng trong quá trình thực hiện. Ngoài ra ảnh hưởng tâm lý là một vấn đề khá quan trọng. Vì vậy cần cân nhắc, xác định chính xác giới tính mong muốn thực sự trước khi phẫu thuật chuyển đổi. Quá trình phẫu thuật cần được thực hiện tại các bệnh viện có đủ khả năng về chuyên môn và trang thiết bị y tế, cũng như được sự cho phép của pháp luật.
Phẫu thuật chuyển đổi giới tính khác với phẫu thuật xác định lại giới tính. Tại Việt Nam, từ năm 2013 có 3 bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM), Hữu Nghị Việt Đức và Nhi Trung ương (Hà Nội) được phép can thiệp y tế xác định lại giới tính. Phẫu thuật được thực hiện khi "giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính”. Trường hợp này được phép xác định lại giới tính trong hộ tịch, được hoàn thiện những thủ tục nhằm công nhận giới tính và thay đổi những giấy tờ tùy thân cần thiết. 
Lê Phương

Đại gia khóc ròng vì thú chơi biệt thự

17:40 22/11/2015

Chiều cuối tuần, ông Đảnh, 56 tuổi, chủ nhân của căn biệt thự rộng hơn 3.000m2 ở xã Tân Đông Hội (Củ Chi) gọi điện trút bầu tâm sự. Gặp nhau tại thư phòng ở quận 1, ông Đảnh thở than: “Gần năm qua anh rao bán cái “của nợ” kia, chấp nhận lỗ hơn 2 tỉ nhưng vẫn không có ma nào nó mua. Em đi nhiều, coi có ông bà thầy nào mát tay coi cúng giúp anh để bán cho nhanh? Chứ kéo dài vầy, chắc anh chết!”.

LS. Trần Quốc Thuận: Vụ án Ba Sàm thiếu chứng cứ, có dấu hiệu vi phạm tố tụng nghiêm trọng


Ở Việt Nam, bệnh đổ thừa nặng quá”


17/11/2015 - 17:43 PM
TS. Nguyễn Thanh Mỹ, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty My Lan: “Trở về Việt Nam lần đầu tiên năm 2000, tôi có quá nhiều những câu hỏi “tại sao”.
“Ở Việt Nam, bệnh đổ thừa nặng quá”
Ông Nguyễn Thanh Mỹ (giữa) trong một lần chào mừng nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.
11 năm gây dựng một nơi được ví như “thung lũng Silicon” xanh, sạch ngay trên một tỉnh nghèo Việt Nam, đó là con đường lội ngược dòng của TS. Nguyễn Thanh Mỹ, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Mỹ Lan, một Việt kiều trở về từ Canada.

Nằm tại khu công nghiệp Long Đức, tỉnh Trà Vinh, Mỹ Lan là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, chuyên sản suất hóa chất và bảng kẽm phục vụ cho ngành in trong nước và xuất khẩu. Nơi đây đã sản xuất vật liệu hóa chất quang điện tử đầu tiên ở Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành nước thứ 12 trên toàn cầu sản xuất loại vật liệu này.

Ông Mỹ nói với BizLIVE:
- Trở về Việt Nam lần đầu tiên năm 2000, tôi có quá nhiều những câu hỏi “tại sao”.
Tại sao người Việt Nam thông minh mà thiếu sáng tạo? Tại sao vô vườn không thấy trái cây Việt Nam, toàn giống của nước ngoài? Tại sao mỗi lần vào, ra sân bay cũng bị vòi tiền? Tại sao nhà trường dạy đạo đức, trách nhiệm, mà xã hội lại thiếu minh bạch, thiếu trách nhiệm, ra đường không tuân theo luật giao thông, đâu cũng thấy rác rưởi?
Biết bao câu hỏi tại sao...
Tôi muốn gây dựng một thế giới xanh ở My Lan, để trả lời cho những câu hỏi này, hơn là chỉ để kiếm tiền. Mình thử tạo một môi trường mới ngay ở một mảnh đất nghèo của quê hương, để các em nhân viên có chỗ sáng tạo, có trách nhiệm với cộng đồng, xem có làm được hay không?
Biến thói quen xấu thành tốt là khó nhất
Ông đã làm thế nào để biến những chàng trai, cô gái chân quê thành những nhân viên có tác phong công nghiệp?
11 năm qua, để xây dựng một môi trường xanh hơn, đẹp hơn, hiện đại hơn quả không hề đơn giản. Ngay từ đầu tôi chủ trương nếu nghiên cứu sản phẩm không xanh hơn không làm.
Hàng năm My Lan có vài sáng chế mới rất thân thiện với môi trường, từ bản in dùng nhiều hóa chất, giờ chỉ cần nước với xà phòng thôi. Tập đoàn kinh doanh minh bạch, thông suốt, đóng thuế hàng đầu, trước ký hạn, không có ẩn số nào hết, đúng luật lệ.
Về con người, tôi chia thành hai đối tượng để tuyển dụng và đào tạo.
Thứ nhất là những người có tính năng động, cầu tiến, chuyên môn cao. Loại người thứ hai muốn cầu tiến nhưng chuyên môn yếu. Chuyên môn có thể dạy, nhưng tính cầu tiến, năng động không dạy được.
Làm thế nào ư? Tôi bắt đầu huấn luyện nhân viên từ cái… toa lét công ty! Đa số nhân viên là nông dân địa phương, đâu dùng toa lét hiện đại bao giờ. Phải dạy các em từ cách ngồi bàn cầu, rửa tay, chùi kiếng để người kế bước vô lúc nào cũng sạch.
Biến thói quen xấu thành thói quen tốt là khó nhất.
Bên cạnh đó, tôi có kế hoạch hợp tác lâu dài với Đại học Trà Vinh để sinh viên vừa học vừa làm ngay tại My Lan, có lương 2 triệu đồng/ tháng, cung cấp đồng phục, ăn uống đầy đủ. Riêng tôi đảm nhiệm luôn vai trò Trưởng khoa Hóa học ứng dụng tại Đại học Trà Vinh.
Lớp học của tôi không có ghế, tôi chủ yếu dạy các em đặt câu hỏi. Mỗi em phải có một câu hỏi mới được bước vào lớp.
Hiệu quả của những thay đổi này đến đâu?
Các em ngày càng tự hào hơn khi mặc đồng phục công ty, tự tin hơn với cuộc sống, chính các em lại là người mang văn minh công ty về làng xóm của mình, đó là động lực giúp tôi vượt qua mọi thử thách khắc nghiệt của môi trường làm ăn.
Mặc dù, cũng chính sự khác biệt đó đôi khi lại dẫn đến... hậu quả. Có nhiều nhân viên nữ làm ở công ty đã bỏ chồng, bỏ người yêu do không còn phù hợp với nhau nữa. Môi trường công ty văn minh hơn bên ngoài, có tiền lương cao hơn bên ngoài, được tôn trọng hơn, vệ sinh sạch sẽ hơn… đã khiến cho nhiều mối tình tan vỡ.
Cách giải quyết của tôi là khuyến khích các em cưới nhau. Hiện tôi đã tổ chức đám cưới cho 90 cặp, chỉ có một cặp sau một năm rưỡi trở lại với nhau đã ly thân, nhưng các em vẫn cùng nhau lo cho con. Hàng ngày thấy các em có cuộc sống ổn định hơn, khỏe mạnh hơn, tôi rất mừng.
Ở đây luôn duy trì chế độ khám chữa bệnh, khám chữa răng cho các em. Với những cháu bị bệnh mãn tính, tôi gửi đi khám ở bệnh viện Pháp Việt.
Nhiều doanh nghiệp lớn đã tới học cách quản lý của My Lan, tôi luôn mở cửa và chia sẻ hết những gì mình làm.
Công ty trở thành "showroom" cho tỉnh, nhiều người thắc mắc thấy mình đầu tư cảnh quan nhiều mà vẫn có lợi nhuận cao? Đơn giản là, hiệu quả, năng suất nhân viên cao hơn nhiều so với chỗ khác vì họ yêu thích môi trường làm việc.
Gần đây Viettel cũng vô học hỏi mô hình làm việc ở đây. Hy vọng My Lan là chỗ người ta nhìn thấy, để thay đổi cách vận hành văn minh hơn, giúp người Việt tự tin hơn với dân tộc mình.
Đó cũng chính là câu trả lời của riêng tôi. Rất mừng là bây giờ đôi khi Nhà nước cũng đã nghe người ta nói khác, nghĩ khác. Chắc thời bao cấp sẽ lần lần lui về quá khứ, cũng đỡ.
Đầu óc cũ làm người Việt không tin nhau
Khó khăn nhất trong 11 năm qua với ông là gì?
Với tôi kinh doanh bao giờ cũng thú vị, chỉ có những chuyện râu ria làm mình bực. Thời mở cửa rồi mà chúng ta cứ dạy học sinh tư bản là kẻ thù, tạo ra kẻ thù thì đất nước không phát triển được đâu.
Mấy năm đầu về Trà Vinh, tôi bị nghi ngờ "thằng này là tư bản", không tốt đâu. Đến khi mình làm tốt quá người ta cũng đặt nghi vấn, ông này trồng cây xanh nhiều quá có khi để… chôn hóa chất dưới đó!
Đôi khi cũng phát mệt với các cơ quan ban ngành. Cả tỉnh Trà Vinh chưa có nơi nào ăn ngon và sạch như công ty mình, vậy mà người ta cũng kiếm cách chê, tìm cho được một con muỗi. Nhiều khi cũng bị cảm xúc, tâm lý tưởng khó có thể vượt qua.
Mình đang làm ăn ở Canada, mọi thứ đều minh bạch, rõ ràng, về đây sao cực nhọc quá! Nhiều khi sang Canada, vợ tôi cản, bảo anh ở lại đi, về làm chi nữa? Tôi phải rất khó khăn mới thuyết phục được gia đình.
Cũng may bây giờ đỡ rồi, mình làm đàng hoàng, đúng hơn cái người ta cần nữa thì đâu có sợ gì.
Vậy thì theo ông, đâu là điểm yếu khiến cho Việt Nam chưa quy tụ được nhiều người tài từ thế giới về cống hiến cho đất nước?
Đầu óc cũ, lạc hậu làm người Việt mình không tin nhau.
Một doanh nhân như tôi hàng ngày phải quan hệ với cơ quan ban ngành Nhà nước, với doanh nghiệp xung quanh. Anh Alan Phan nói rất đúng, doanh nhân Việt Nam phải đối diện với những quan hệ rất phức tạp, đôi khi cũng nản chí.
Chẳng hạn, đụng với nhân viên quản lý môi trường, họ chẳng cần coi mình làm gì, mà chỉ kiếm phong bì.
Tôi nhớ năm 2006, sau một năm công ty vận hành, tổ chức tiệc tất niên, công bố doanh thu, tiền lời, tưởng được khen ngợi, ai ngờ chiều về, công an kinh tế bắt 5 nhân viên tra hỏi, tại sao mới một năm công ty đã có lời?
Cái gì mình làm khác mà tốt hơn người ta cũng bị nghi ngờ.
Nhưng mừng là càng ngày càng thấy khát vọng phát triển văn minh có ở rất nhiều người trẻ. Lớp trẻ đòi hỏi phải cho phép họ nghĩ khác để làm khác, cái khuôn nó trật sao cứ bắt người ta làm giống hoài, tại sao vậy?
Giờ hội nhập, đất nước càng ngày càng có quan hệ gần gũi hơn quốc tế. Từ Trà Vinh về Sài Gòn trước tốn 6 giờ giờ chỉ mất 3 giờ, đi đâu cũng vô Internet được, trong khi nhiều nước không vậy đâu. Đồng thời Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư cũng thoải mái hơn, tôi tin Việt Nam sẽ tốt hơn.
Ở Việt Nam, bệnh đổ thừa nặng quá
Là một nhà khoa học, con đường trở thành một nhà khoa học với 73 bằng phát minh, sáng chế được công nhận ở nhiều quốc gia khác nhau, với ông hẳn đầy chông gai?
Làm tại IBM, con đường khoa học của tôi dễ dàng lắm, vì tính mình đi vô chỗ nào cũng muốn sửa, đưa ra những sáng chế mới là chuyện bình thường, hàng ngày.
Nhưng con đường trở thành nhà khoa học mới chông gai. Tôi qua Canada không cha mẹ, không nghề nghiệp, nói tiếng không ai hiểu. Đi học đại học trở lại năm 1983, một mặt vừa lo kiếm tiền nuôi vợ con, vừa gửi về nước nuôi cha mẹ. Bảy năm trời học đại học, thạc sĩ, rồi tiến sĩ, ngày nào cũng chỉ được ngủ hai ba giờ thôi.
Mùa hè người Canada phơi nắng ngoài trời rất thong thả, trong khi mình phải thức dậy 2 giờ sáng để đi học, trưa phải đi làm thêm nhà hàng, tối đi dạy. Nhiều khi muốn bỏ cuộc, phải đấu tranh tư tưởng rất nhiều, đầu bên trái nói học để có tiền lương cao hơn, khá hơn thay vì làm bồi bàn. Nhưng đầu bên phải nói không học có chết đâu, vất vả quá thế này làm gì...
Cuối cùng ráng cố gắng, ý chí giúp mình vượt qua.
Tôi luôn khuyên những người trẻ ráng cố gắng tìm cách này cách khác, đừng bao giờ bỏ cuộc hết. Nếu bỏ cuộc không cách nào thành công.
Nhưng ở Việt Nam, bệnh đổ thừa nặng quá. Cái gì cũng đổ thừa tại cha mẹ nghèo, tại không có vốn, tại...

Nếu khởi nghiệp, cái vốn ngàn tỷ cha mẹ để lại chính là cái đầu nè, suy nghĩ để đào ra mà xài.

Theo ông, Việt Nam có thể làm nên kỳ tích giống như Ấn Độ, Trung Quốc trong lĩnh vực phát triển công nghệ cao, công nghệ thông tin?
Người Việt Nam sẽ hơn họ chứ. Nhưng có điều hãy đi từ 0 tới 1, chứ đứng vội từ 1 tới N, phải phát triển công nghệ thay vì ăn cắp, bắt chước.
Những nước đang phát triển đừng bắt chước các nước đã phát triển, Thượng Hải của Trung Quốc là một ví dụ. Phải nghĩ khác, làm khác mới được. Phải đặt câu hỏi có cách nào làm khác không, tốn ít năng lượng hơn không, chứ đừng bắt chước. Người Việt Nam đã có gien thông minh, vấn đề là có chịu làm hay không.
Vừa là nhà khoa học, vừa là doanh nhân, con người nghiên cứu trong ông có bao giờ mâu thuẫn với con người kinh doanh?
Doanh nhân đi từ người làm khoa học dễ hơn, hiểu về công nghệ, sản phẩm rõ ràng hơn, có suy nghĩ logic, khoa học hơn. Bản chất doanh nhân là không bao giờ chấp nhận làm thuê, chỉ làm việc cho chính mình. Không giả bộ làm doanh nhân được, làm doanh nhân phải là từ trong máu.
Cha tôi ngày xưa có nhiều vợ, ông bỏ mẹ con tôi khi tôi mới lên bảy tuổi. Tám tuổi tôi đã lăn lưng ra đường kiếm sống, bán kem, bánh mì để có đồng lời, máu kinh doanh thấm vào từ nhỏ.
Lớn lên, đi làm chỗ nào cũng thấy không hài lòng. Làm nhà hàng thấy cái bếp tại sao không sạch, thấy ông chủ đối xử với nhân viên không tốt. Tới chừng làm khoa học cảm thấy không đồng ý với cái mình đang có. Bất cứ chuyện gì cũng thấy là có thể làm tốt hơn.
Doanh nhân cũng bắt đầu bằng cái muốn làm tốt hơn cho chính mình, và cho cộng đồng xung quanh, tiền sẽ đi theo thôi. Còn muốn làm doanh nhân để có nhiều tiền hơn thì chỉ gặp cá sấu hay cá mập.

Người Việt mình giống cá hồi vậy đó

Nhưng, ông có sợ tốc độ phát triển quá nhanh của kinh tế, khoa học sẽ hủy hoại những giá trị cội nguồn của thiên nhiên, của văn hóa?
Tốc độ phát triển khoa học càng nhanh càng giúp cho trái đất tốt hơn, nhưng phải nằm trong tay người tốt, bắt đầu từ trái tim, linh hồn tốt đã.
Đốn gỗ đã đời ở đây rồi qua nước khác đốn, nuôi bò ô nhiễm quá người dân chịu không nổi, thì thử hỏi làm giàu để làm gì? Làm doanh nhân là muốn có nhiều tiền hay cũng muốn cả xung quanh tốt hơn?
Người ta có đủ cách để làm không tốt. Người nhiều tiền với người giàu khác nhau. Người giàu biết họ giàu, có tài sản, tiền bạc, biết chia sẻ tiền bạc tài sản. Việt Nam mình nhiều đại gia quá mà thiếu người giàu, còn người trẻ lại nhiều người giàu hơn, dù họ ít tiền hơn đại gia.
Nhưng mình cũng mừng vì đã có những doanh nhân trẻ thực sự tốt, phát triển doanh nghiệp dựa trên trí tuệ, bản lĩnh, không giống như thời trước.
Có bao giờ ông cảm thấy quá cô đơn?
Có chứ. Trong gia đình không cô đơn, nhưng về xứ mình lại nhiều khi cô đơn lắm, vì làm khác người ta quá.
Nhưng, dù sướng khổ thế nào ông vẫn ở lại quê hương?
Người Việt mình đẻ ra lớn lên vùng nào, đi đâu thì đi giống như cá hồi vậy đó, cũng bơi ngược dòng để chết tại quê hương.
Tại sao Trà Vinh phì nhiêu thế, có biển đẹp thế lại bị coi là tỉnh cùng, tỉnh nghèo?
Vấn đề là cái nhìn của mình thế nào thôi. Tôi muốn chứng minh điều ngược lại.
Kim Yến thực hiện

Tại sao Tân Hoa Xã "có thể hiểu" Obama không vui vì Tập Cận Bình thăm Việt Nam?

(GDVN) - Theo "tổng hợp" của Tân Hoa Xã, ông Obama "không vui" vì ông Tập Cận Bình - Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Trung Quốc sang thăm Việt Nam hôm 5, 6/11 vừa qua.

Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã ngày 12/11 có bài phân tích lý do Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama không thăm chính thức Việt Nam trong dịp công du Đông Nam Á dự hội nghị thượng đỉnh APEC và hội nghị thượng đỉnh Đông Á tại Philippines, Malaysia tháng 11 này. Bài phân tích do Lăng Đức Quyền và Lăng Sóc, hai nhà báo Trung Quốc làm việc tại mục Quốc tế của Tân Hoa Xã là đồng tác giả.
Tổng thống Mỹ Barack Obama, ảnh: AP/Times.
Tân Hoa Xã cho rằng, ngay từ đầu năm 2015 đã có một bộ phận người Việt Nam chờ đợi Tổng thống Obama sẽ thăm chính thức đất nước mình vào cuối năm. Đồn đoán và hy vọng điều này xảy ra càng gia tăng sau khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Hoa Kỳ.
Tuy nhiên cho đến nay Nhà Trắng đã công bố lịch trình công du của ông Obama trong tháng 11/2015, trong đó không nhắc đến Việt Nam khiến nhiều người trông đợi có cảm giác thất vọng. Theo sau đó là hàng loạt những đồn đoán và lý giải khác nhau.
Lý do ông Obama muốn thăm Việt Nam
Ngay sau khi lên nắm quyền, ông Obama đã thay đổi thói quen của người tiền nhiệm George Bush "coi thường" Đông Nam Á, ông tuyên bố xoay trục chiến lược sang châu Á - Thái Bình Dương. Đây là sự điều chỉnh chiến lược lớn nhất của ông Obama kể từ khi đặt chân vào Nhà Trắng.
Đông Nam Á do đó cũng trở thành trọng điểm trong chiến lược mới của Hoa Kỳ. Tân Hoa Xã thống kê, trong 7 năm nắm quyền Tổng thống Mỹ, tính đến cuối 2015 ông Obama đã có 9 lần công du châu Á. Trong đó ông đã thăm 3 nước Đông Nam Á một lần là Singapore 2009, Campuchia 2012, Thái Lan 2012.
Có 4 nước Đông Nam Á ông Obama đã hoặc sẽ thăm 2 lần tính đến hết 2015 gồm: Indonesia (2010, 2011), Myanmar (2012, 2014), Malaysia (2014, 2015) và Philippines (2014, 2015). Còn 3 nước Đông Nam Á ông Obama chưa đến thăm là Brunei, Việt Nam và Lào.
Trong 3 nước này theo Tân Hoa Xã, Bunei là nước "nhỏ như viên thuốc"?!, còn Lào và Việt Nam là hai nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Tân Hoa Xã nêu ra đặc điểm của 3 nước Đông Nam Á ông Obama chưa đến thăm rồi bỏ đó, phải chăng muốn ám chỉ đó là nguyên nhân? PV.
Các hoạt động bang giao quốc tế giữa các quốc gia là chuyện hết sức bình thường, dựa vào mức độ quan hệ cũng như các vấn đề, lợi ích hai bên cùng quan tâm. Trong quan hệ quốc tế, mọi chủ thể dưới mái nhà chung Liên Hợp Quốc đều bình đẳng như nhau, không có chuyện nước lớn nước nhỏ, hay vì anh "nhỏ" nên tôi không thăm anh!  
Về vấn đề chế độ chính trị thì càng không phải lý do, đặc biệt là đối với các quốc gia thực tế như Hoa Kỳ. Nếu ám chỉ chế độ chính trị khác biệt là lý do ông Obama chưa thăm Việt Nam và Lào thì Tân Hoa Xã nghĩ sao về việc Richard Nixon thăm Trung Quốc, bắt tay với Mao Trạch Đông năm 1972?
Việc Tổng thống Barack Obama mời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Hoa Kỳ tháng 7/2015, thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình bình thường hóa quan hệ với Cuba, cam kết thăm Việt Nam trong nhiệm kỳ và tuyên bố sẽ thăm Lào năm 2016 cho thấy, những đồn đoán ông Obama chưa thăm Việt Nam vì "thể chế chính trị" là hoàn toàn thiếu cơ sở - PV.
Quay trở lại Việt Nam, Tân Hoa Xã đánh giá: Việt Nam có dân số hơn 90 triệu người, mặc dù có nền kinh tế phát triển thấp hơn 6 nước trong Đông Na Á, nhưng xếp trên 4 nước khác, nhưng bất luận về quy mô dân số, diện tích, vị trí địa chính trị hay sức mạnh tổng hợp quốc gia, đặc biệt là sức mạnh quân sự, Việt Nam đóng vai trò vô cùng quan trọng ở Đông Nam Á.
Sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ năm 1995, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển nhanh chóng từ thù thành bạn đến đối tác toàn diện. Năm 2013 Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Hoa Kỳ, Tổng thống Obama khi đó nhận lời thăm chính thức Việt Nam. Tháng 7 năm nay khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Hoa Kỳ, ông Obama cũng nhắc lại cam kết trên.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Hoa Kỳ. Ảnh: Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam.
2015 là năm hai nước Việt - Mỹ kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, 20 năm bình thường hóa quan hệ với khá nhiều hoạt động kỷ niệm phong phú. Tân Hoa Xã cho hay, truyền thông và giới học giả Việt Nam hầu hết đều dự đoán ông Obama sẽ thăm chính thức Việt Nam tháng 11/2015 do tính chất quan trọng của 2 dịp kỷ niệm lớn.
Lý do Tổng thống Mỹ chưa thăm chính thức Việt Nam
Tân Hoa Xã cho rằng, việc ông Obama chưa chính thức thăm Việt Nam trong năm nay khiến giới quan sát chính trị, ngoại giao Việt Nam cảm thấy ngạc nhiên. Nhà Trắng lâu này chỉ công bố ông Obama sẽ đi đau chứ không hề giải thích tại sao ông không/chưa đi thăm quốc gia nào. Tân Hoa Xã "tổng hợp" một số vấn đề được xem là "nguyên nhân" khiến ông Obama chưa thăm Việt Nam.
Dẫn lời một học giả thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ CSIS, Tiến sĩ Murray Hiebert, Tân Hoa Xã nói rằng ông Obama hy vọng có thể thăm Việt Nam ít nhất 2 đến 3 ngày, nhưng hành trình công du Đông Nam Á lần này đã kín lịch, không đủ thời gian thăm Việt Nam.
Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc cho rằng điều này không thuyết phục được giới truyền thông Hoa Kỳ. Họ lập luận, "chỉ cần có thành ý muốn thăm Việt Nam thì dù hành trình có vội vã đến đâu, việc dành cho Việt Nam 2 đến 3 ngày là có thể sắp xếp được"?!
Việc thăm viếng bang giao của nguyên thủ các quốc gia, đặc biệt là Hoa Kỳ đâu phải chỉ cần thành ý là đủ. Ông chủ Nhà Trắng đã công bố trước dư luận nước Mỹ cũng như thế giới rằng ông sẽ sang thăm Việt Nam trong nhiệm kỳ của mình. Còn việc chuyến thăm diễn ra thời gian nào sẽ phải do 2 bên trao đổi, sắp xếp để tối đa hóa lợi ích cho cả khách lẫn chủ.
Ông Obama sang thăm Việt Nam đâu chỉ để đáp lễ, mỗi chuyến thăm của ông đều có mục đích, lợi ích cụ thể cần đạt được, Việt Nam bố trí đón tiếp ông cũng trên nguyên tắc đối đẳng, bình đẳng như vậy - PV.
Lý do thứ hai theo "tổng hợp" của Tân Hoa Xã, ông Obama "không vui" vì ông Tập Cận Bình - Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Trung Quốc sang thăm Việt Nam hôm 5, 6/11 vừa qua. Tân Hoa Xã bình luận: "Giải thích như vậy có thể hiểu được, nhưng có phải nguyên nhân thực sự hay không thì chỉ có Nhà Trắng mới biết rõ"?!
Với cách đặt vấn đề như vậy, dường như Tân Hoa Xã có xu hướng đồng ý với giả thiết này? Cái gọi là "có thể hiểu được" ở đây mang nhiều ẩn ý. Có lẽ một trong những ẩn ý mà Tân Hoa Xã muốn đề cập đến là thực trạng cạnh tranh ảnh hưởng giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ trong khu vực, Biển Đông và cụ thể là Việt Nam.
Đó là chuyện có thực, và Việt Nam khi nằm ở vị trí địa chiến lược, trung tâm cạnh tranh ảnh hưởng của 2 siêu cường toàn cầu thì việc ứng xử sao cho phù hợp, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như hòa bình, ổn định của khu vực thì cân bằng trong quan hệ với các nước lớn, đặc biệt là Trung Quốc và Mỹ là điều hết sức quan trọng. 
Theo nước này chống nước kia là tự sát. Với Trung Quốc, Hoa Kỳ hay bất cứ quốc gia nào khác Việt Nam đều nhất quán chủ trương hợp tác hữu nghị bình đẳng cùng có lợi trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Ông Obama và ông Tập Cận Bình đều là hai chính khách quốc tế hàng đầu, họ thừa hiểu điều này. Dù có cạnh tranh hay tìm cách đạt được mục đích riêng của các nhà lãnh đạo này trong hoạt động ngoại giao như thăm Việt Nam thì cũng không có chuyện "trẻ con" như cái gọi là "không vui" mà Tân Hoa Xã đề cập.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ảnh: Reuters.
Lý do thứ ba Tân Hoa Xã cho rằng nhiều người đồng tình, đó là việc đầu năm 2016 diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ sang thăm Việt Nam với hy vọng sẽ làm việc trực tiếp với các nhà lãnh đạo mới. Tân Hoa Xã bình luận: "Tư duy này phù hợp với phong cách ngoại giao nhất quán của Hoa Kỳ".
"Tuy nhiên 2016 cũng là năm cuối trong nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama, lúc đó ông thăm Việt Nam thì chuyến thăm cũng chỉ mang ý nghĩa tượng trưng mà thôi", Tân Hoa Xã nhận định.
Trong quan hệ quốc tế ngày nay, lợi ích quốc gia là động cơ chi phối các hành xử của quốc gia đó trong các vấn đề quốc tế mà Biển Đông là điển hình. Mỹ và Trung Quốc từng có cái bắt tay xuyên Thái Bình Dương với tuyên bố Thượng Hải năm 1972, và sau đó Hạm đội 7 Hoa Kỳ nhắm mắt làm ngơ cho hải quân Trung Quốc chiếm nốt nửa phía Tây quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam thời điểm đó đang do Việt Nam Cộng hòa quản lý chờ ngày Tổng tuyển cử theo Hiệp định Geneva.
Những gì đã và đang diễn ra trên Biển Đông hiện nay khiến dư luận không thể không đặt dấu hỏi về khả năng lặp lại "cú bắt tay xuyên Thái Bình Dương", một bài toán khó cho khu vực nói chung, Việt Nam nói riêng.
Việc Hoa Kỳ tuần tra tự do hàng không, hàng hải ở Biển Đông, thách thức yêu sách lãnh hải 12 hải lý cho các bãi cạn lúc nổi lúc chìm bị Trung Quốc chiếm đóng và bồi lấp thành đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam là việc làm hợp pháp và rất đáng hoan nghênh. Nhưng ngay cả Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ John McCain cũng đang yêu cầu Lầu Năm Góc làm rõ mục đích hoạt động này.
Trong khi  Lầu Năm Góc giấu kín thông tin về hoạt động của tàu USS Lassen gần đá Xu Bi hôm 27/10, đã có nhiều nguồn tin nói rằng Mỹ chỉ "qua lại vô hại" chứ không tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh đá Xu Bi. Một trong những nguồn tin ấy xuất hiện từ truyền thông Trung Quốc.
Nếu điều này là thật, vô hình chung Hoa Kỳ đã tiếp tay cho các hành động bành trướng, bất chấp luật pháp quốc tế, ngược lại hoàn toàn những gì Hoa Kỳ đã tuyên bố trước công luận quốc tế. Yêu cầu của Thượng nghị sĩ John McCain cũng là câu hỏi dư luận quốc tế, trong đó có Việt Nam đặt ra với Lầu Năm Góc, hy vọng những tin đồn chỉ là ngụy tạo của ai đó và người Mỹ nói được, làm được, PV.
Hồng Thủ

Điều gì làm cho nợ công trở nên rủi ro?

TBKTSG) - Thâm hụt ngân sách cơ bản cao và kéo dài là nguyên nhân chính dẫn đến nợ công tích tụ ngày càng lớn. Bài này phân tích mười rủi ro chính yếu của nợ công, đòi hỏi Chính phủ cần nhìn thẳng vào để có hướng giải quyết.
Rủi ro 1: Mất cân đối ngân sách nghiêm trọng
Theo dự toán, tổng thu cân đối ngân sách năm 2015 là 911.100 tỉ đồng. Số thu này sau khi trang trải chi thường xuyên 767.000 tỉ đồng (chiếm 84% số thu) chỉ còn 144.100 tỉ đồng. Trong khi đó, khoản nợ phải trả trong năm 2015 đã lên đến 150.000 tỉ đồng nên số dư còn lại là âm 5.900 tỉ đồng, tức thậm chí chưa trả đủ nợ. Điều này có nghĩa là tiền kiếm được sau khi chi “để sống và trả nợ” vẫn không đủ, chưa nói đến đầu tư phát triển và dự phòng. Để có vốn phát triển, Quốc hội cho phép bội chi ngân sách 5% GDP, tương đương 226.000 tỉ đồng, nhưng số tiền này sau khi trích dự phòng, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, chi cải cách tiền lương, và trả nốt số nợ chưa trả đủ ở trên, thì chỉ còn lại 185.000 tỉ đồng để dành cho đầu tư phát triển.
Trong bối cảnh đó, Chính phủ buộc phải vay nợ mới lên đến 436.000 tỉ đồng, tức nhiều hơn mức bội chi được Quốc hội cho phép đến 210.000 tỉ đồng. Một phần không nhỏ trong khoản vay này được dùng để đảo nợ và điều này cho thấy khả năng trả nợ của Chính phủ đang có vấn đề cả về cân đối lẫn thanh khoản.
Rủi ro 2: Nợ phân tán và ràng buộc ngân sách lỏng lẻo
Ràng buộc ngân sách của Việt Nam quá lỏng lẻo mà giới chuyên môn gọi là ràng buộc ngân sách mềm, là biểu hiện của kỷ cương, kỷ luật tài khóa yếu kém. Chính điều này làm cho các quyết định chi tiêu hay vay nợ dễ bị lạm dụng và tùy tiện. Biểu hiện rõ nhất là con số quyết toán ngân sách luôn cao hơn nhiều so với dự toán. Ngay cả con số trả nợ thực tế vẫn lớn hơn nhiều so với dự toán - mà lẽ ra các khoản nợ trong kỳ đã phải được tổng hợp trên cơ sở lịch trả nợ đã biết. Điều này đặt ra mối nghi ngại rằng Bộ Tài chính đã không thể quản lý và thống kê đầy đủ, kịp thời các khoản nợ hiện đang nằm phân tán ở nhiều bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp nhà nước (DNNN)... cũng như chưa có sẵn một kế hoạch hợp nhất các lịch biểu trả nợ làm cơ sở cân đối khả năng thanh toán cũng như lập dự toán ngân sách.
Rủi ro 3: Cơ sở thuế bị xói mòn nhanh chóng
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong nhiều năm bị chậm lại đáng kể và chỉ mới phục hồi nhẹ gần đây đã làm xói mòn cơ sở thuế nghiêm trọng. Nhiều doanh nghiệp ngưng hoạt động, giải thể, phá sản đã tác động trực tiếp đến nguồn thu ngân sách. Hơn nữa, một phần nguồn thu ngân sách được đóng góp nhờ nguồn thu từ dầu ngay cả trong bối cảnh giá dầu giảm mạnh song nguồn thu này sẽ còn không bền vững. Việc tham gia các hiệp định thương mại với các cam kết mở cửa thị trường cũng làm cơ sở thuế bị xói mòn nhanh. Trong khi đó, các cải cách thuế đến nay vẫn diễn ra khá chậm, đặc biệt là thuế bất động sản.
Rủi ro 4: “Ống bơ thủng” và hiện tượng chèn lấn tư nhân
Tình trạng “ống bơ thủng” trong đầu tư công đã được đề cập nhiều nhưng đến nay vẫn chậm cải thiện. Trong chừng mực các lập luận cho rằng Việt Nam là nước đang phát triển có nhu cầu đầu tư lớn nên cần phải đi vay để đầu tư được xem là điều tất yếu, có thể dẫn đến ngộ nhận rằng chúng ta vẫn phải chấp nhận tăng nợ công để phát triển mà không lưu ý đến tính hiệu quả và rủi ro đi kèm. Lập luận này còn vô hình trung chối bỏ vai trò của khu vực tư nhân. Việc Chính phủ tăng phát hành trái phiếu sẽ gây chèn lấn đầu tư tư nhân mà biểu hiện là mặt bằng lãi suất thường duy trì ở mức cao, khiến cho nỗ lực giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trở nên vô nghĩa.
Rủi ro 5: Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn tăng nhanh
Không chỉ Chính phủ vay mà bản thân doanh nghiệp nhà nước (DNNN) cũng đi vay nhưng hiệu quả kém khiến cho nghĩa vụ nợ tiềm ẩn của Chính phủ tăng lên. Mặc dù theo định nghĩa chỉ những khoản nợ DNNN được Chính phủ bảo lãnh mới tính vào nợ công, song có cơ sở để cho rằng cả những khoản nợ không được bảo lãnh cũng có thể biến thành nợ công. Tình trạng bảo lãnh ngầm của Chính phủ đối với các khoản nợ của DNNN (cả các dự án PPP) đang tạo ra tâm lý ỷ lại nguy hiểm. Trong thời gian dài, chính sách bảo hộ và trợ cấp vô điều kiện của Chính phủ đã nuôi dưỡng sự thụ động và làm thui chột động cơ sáng tạo cũng như cải thiện hiệu quả của khối DNNN, đặt gánh nặng lên vai ngân sách.
Rủi ro 6: Áp lực tỷ giá và rủi ro khủng hoảng tiền tệ
Trong cơ cấu nợ công thì nợ công nước ngoài chiếm 47% tổng nợ công và hơn 76% tổng nợ nước ngoài của quốc gia. Nợ công nước ngoài cộng với nợ tư nhân nước ngoài hiện chiếm trên 37% GDP. Nợ nước ngoài có rủi ro rất khác so với nợ trong nước. Chẳng hạn, khi đồng tiền mất giá nợ nước ngoài tính bằng nội tệ sẽ tăng lên khiến cho việc thanh toán nợ của Chính phủ trở nên khó khăn. Điều này cũng tạo thách thức rất lớn cho việc điều hành tỷ giá hiện nay. Hơn nữa, bản thân các DNNN cũng vay nợ ngoại tệ rất nhiều nên càng có động cơ để gây áp lực khiến cho NHNN khó điều chỉnh tỷ giá mà điển hình là đề nghị hạch toán lỗ tỷ giá vào giá thành sản xuất điện của các tập đoàn Than và Khoáng sản (TKV) hay Điện lực Việt Nam (EVN) vừa qua. Như vậy công cụ tỷ giá của NHNN vô hình trung bị biến thành công cụ quản lý rủi ro tỷ giá cho các DNNN. Khi chính sách tỷ giá bị trói buộc cũng khiến cho chính sách tiền tệ giảm hiệu lực và nguy cơ thường trực đối diện với rủi ro khủng hoảng tiền tệ.
Rủi ro 7: Rủi ro nợ thương mại và trò chơi Ponzi
Nợ công nước ngoài của Việt Nam chủ yếu vẫn là nợ ưu đãi nhưng vay thương mại cũng đã tăng nhanh mà một lý do là Việt Nam đã chuyển sang nước thu nhập trung bình. Ngay cả các khoản ODA thì loại ODA vốn vay đang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, từ mức gần 80% giai đoạn 1993-2000, lên 93% giai đoạn 2006-2010, và 95,7% giai đoạn 2011-2012. Trong khi đó, vay thương mại tăng lên cũng có nghĩa là lãi suất vay nợ cũng tăng lên. Lãi suất tăng lên cùng với mức nợ công cao sẽ làm tăng tốc độ gia tăng nợ công rất nhanh, có nguy cơ vượt ra ngoài tầm kiểm soát của trò chơi Ponzi (vay mới trả cũ).
Rủi ro 8: Tín nhiệm nợ quốc gia giảm
Nợ công tăng lên làm giảm độ tín nhiệm nợ của Chính phủ. Giảm độ tín nhiệm nợ có nghĩa là Chính phủ sẽ phải đi vay với lãi suất cao hơn. Khi Chính phủ vay nợ đắt đỏ thì tư nhân khó tìm được vốn giá rẻ. Nói khác đi, tư nhân cũng đang gánh một phần chi phí nợ chính phủ và do vậy làm giảm sức cạnh tranh của họ. Tính toán cho thấy các khoản nợ chính phủ có lãi suất trung bình thấp hơn so với khoản nợ do Chính phủ bảo lãnh. Tỷ trọng dư nợ Chính phủ bảo lãnh dù chỉ chiếm 21% nhưng tỷ trọng lãi và phí phải trả đã chiếm 35% tổng lãi và phí phải trả hàng năm. Ngoài ra, tỷ trọng nợ chính phủ bảo lãnh cũng đang có xu hướng tăng lên. Điều này đang đặt ra nhiều thách thức cho Chính phủ trong việc quản lý nợ công, đặc biệt là cơ chế phân cấp thẩm quyền vay nợ, cấp bảo lãnh cũng như nâng cao năng lực giám sát và kiểm toán các khoản nợ công.
Rủi ro 9: Đánh đổi giữa chi phí vay nợ với rủi ro tái tài trợ
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, bình quân 30% các khoản vốn huy động trong nước có kỳ hạn từ 1-3 năm. Trái phiếu chính phủ phát hành gần đây thường có kỳ hạn ngắn từ 2-5 năm. Mặc dù Bộ Tài chính có phương án tăng dần tỷ trọng trái phiếu kỳ hạn dài nhưng thực tế cho thấy các đợt phát hành thường không thành công. Để thành công buộc Chính phủ phải chấp nhận trả lãi suất cao hơn. Ngược lại, nếu vẫn theo đuổi mục tiêu giảm nhẹ chi phí nợ vay như hiện nay thì Chính phủ phải chấp nhận rủi ro thanh toán và rủi to tái tài trợ.
Rủi ro 10: Rủi ro nhân khẩu học của nợ
Nợ công xét cho cùng thì người dân vẫn phải chìa hầu bao để trả. Tăng thuế có nghĩa là Chính phủ sẽ lấy đi một phần thu nhập của chính người dân để trả nợ. Nếu lấy quy mô nợ công khoảng 110 tỉ đô la Mỹ chia cho dân số gần 92 triệu người thì mỗi người dân đang gánh số nợ công 1.200 đô la Mỹ, chiếm hơn 60% thu nhập của họ. Điều quan trọng là, cũng giống như câu hỏi nền kinh tế có tăng trưởng nhanh và bền vững hay không, liệu người dân có kiếm được thêm thu nhập để chi tiêu và tích lũy trả nợ hay không? Nhìn ở khía cạnh nhân khẩu học, Việt Nam vừa trải qua giai đoạn được gọi là dân số vàng nhưng nhanh chóng bước vào thời kỳ dân số già hóa với tốc độ nhanh hơn bất cứ quốc gia nào khác. Thách thức ở đây không chỉ là sự thiếu hụt lực lượng lao động cho chính sách công nghiệp hóa mà còn là gánh nặng nhìn ở phương diện chính sách hưu trí và an sinh xã hội - một nghĩa vụ nợ công rất lớn trong tương lai không thể không tính đến từ lúc này.

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015

Rúng động Bí thư Chi bộ nhà 3 tầng, 10 năm thuộc diện hộ nghèo




“Không ai muốn mình nghèo, nhưng vẫn có những người không nghèo mà vẫn muốn mang cái danh hiệu ấy. Vì họ không muốn bị tuột mất những hỗ trợ của Nhà nước dành cho những hộ nghèo thật sự. Điều chúng tôi bức xúc là vì còn bao nhiêu hộ khác xứng đáng hơn, sao họ không được?” – Một người dân thôn Tương Chúc cho hay.

Rúng động Bí thư Chi bộ nhà 3 tầng, 10 năm thuộc diện hộ nghèo - Ảnh 1
Ngôi nhà 3 tầng của Bí thư Chi bộ Vũ Văn Quy.

Thời gian qua, tập thể các hộ dân thôn Tương Chúc (xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội) xôn xao trước thông tin nhà ông Bí thư Chi bộ thôn Vũ Văn Quy (xã Ngũ Hiệp) thuộc diện hộ nghèo.
Thông tin người dân phản ánh, Bí thư Vũ Văn Quy có nhà 3 tầng, cơ sở tiện nghi trong ngôi nhà khá tươm tất gồm đầy đủ xe máy, tivi màn hình phẳng, tủ lạnh (gia đình có lắp cả camera chống trộm)… Đồng thời, con trai vị Bí thư này cũng có xe taxi kinh doanh. Tuy nhiên không hiểu vì lý do gì ông Quy vẫn được xét duyệt hộ nghèo dù trong thôn còn nhiều người khác khó khăn hơn.
Chia sẻ với PV, ông Trần Ch., người dân thôn Tương Chúc bức xúc: “Nhà Bí thư Quy được xây từ khá lâu, ngôi nhà ba tầng tọa lạc giữa thôn, trong làng ai ai cũng biết. Tuy nhiên mới đây chúng tôi được biết nhà ông thuộc diện hộ nghèo, điều này khiến chúng tôi thắc mắc”.
“Không ai muốn mình nghèo, ai chẳng mong muốn mình khá giả, có của ăn của để. Nhưng vẫn có những người không nghèo mà vẫn muốn mang cái danh hiệu ấy. Vì họ không muốn bị tuột mất những hỗ trợ của Nhà nước dành cho người nghèo thật sự. Điều chúng tôi bức xúc là vì còn bao nhiêu hộ khác xứng đáng hơn, sao họ không được?” – ông Trần CH. cho hay.
Một người dân khác còn đặt ra nghi vấn, phải chăng ông Quy là Bí thư Chi bộ thôn nên được chính quyền xã ưu ái cho làm hộ nghèo?
Cũng theo nhiều người dân thôn Tương Chúc, việc Bí thư Quy thuộc diện hộ nghèo đã diễn ra từ năm 2005, tuy nhiên mới đây người dân mới biết được sự việc.
Theo lời chỉ dẫn của người dân, PV tìm tới ngôi nhà của Bí thư Chi bộ thôn Tương Chúc để thực địa sự việc. Ngôi nhà 3 tầng tọa lạc giữa thôn được sơn màu xanh, xung quanh kín cổng, cao tường… Nhìn từ bên ngoài khó ai dám nghĩ đây là ngôi nhà của hộ gia đình được liệt vào hộ nghèo suốt 10 năm qua.
Liên quan tới sự việc, ông Dương Đức Vinh – Phó Chủ tịch xã Ngũ Hiệp cho biết: “Chúng tôi tiếp nhận thông tin báo chí phản ánh và sẽ làm việc cụ thể với bên thương binh xã hội để có được câu trả lời rõ ràng về sự việc”.
Trả lời về việc bình chọn và xét duyệt hộ nghèo trong xã, ông Vinh cho biết: “Tiêu chí xét duyệt hộ nghèo được chúng tôi xem xét dựa trên quy định của Nhà nước, khi đưa ra xem xét và bình bầu chúng tôi có mở hội nghị và đưa ra từng phần mục và xem xét”.
Vị Phó Chủ tịch xã chia sẻ thêm: “Có những trường hợp họ có nhà cao tầng thật, tuy nhiên có thể một thành viên trong gia đình đó mắc bệnh hiểm nghèo, hoặc tai nạn, VD như trường hợp mắc bệnh thận phải chạy máu… Như vậy, có thể hôm qua họ giàu, nhưng hôm nay khi họ gặp phải biến cố lớn như trên, họ lâm vào cảnh phải trả tiền viện phí rất khó khăn. Vì vậy, những trường hợp như này chính quyền xã có thể sẽ xem xét.”
PV liên hệ làm việc với ông Vũ Văn Quy, ông này xác nhận đã xin và được xét duyệt là hộ nghèo kể từ năm 2006.
“Gia đình tôi được chính quyền công nhận hộ nghèo từ năm 2006, ngôi nhà này chúng tôi xây dựng từ năm 1997) – ông Quy nói.
Ông Quy cũng cho biết thêm, mỗi tháng, ông nhận được 900.000 đồng tiền lương Bí thư Chi bộ thôn, còn vợ ông không có khả năng làm kinh tế.
Theo người dân trong thôn, ông Quy có vợ mắc bệnh thận đã lâu và phải lọc máu thường xuyên. Năm 2011, con trai ông cũng gặp phải tai nạn và bị cưa bàn chân.
Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo
Theo Quyết định 09/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015 như sau:
1. Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống.
2. Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống.
3. Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng.
4. Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng.’
(Còn nữa)
(Theo Đời Sống Pháp Luật)

Nguồn tiền nào để xử lý nợ xấu?

Nguồn tiền nào để xử lý nợ xấu?
Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng tính đến nay (nguồn: NHNN)


Theo TS Cấn Văn Lực, hiện có bốn nguồn tiền xử lý nợ xấu. Thứ nhất là ngân sách nhà nước với trị giá khoảng 2.000 tỉ đồng. Thứ hai là nguồn phát hành trái phiếu. Thứ ba, lấy “mỡ nó rán nó”, nợ xấu mua về để quay vòng vốn. Thứ tư là dùng phương pháp tận thu, bán tài sản đảm bảo, tái cơ cấu và thu lãi, xử lý khoản nợ còn lại”.


TS Cấn Văn Lực – chuyên gia kinh tế tài chính ngân hàng đề xuất về việc các tổ chức tín dụng (TCTD) và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nên có cơ chế chia sẻ khoản chênh lệch giá mua và giá bán khoản nợ xấu để tạo động lực cho các TCTD đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu.
Theo TS Cấn Văn Lực, hiện có bốn nguồn tiền xử lý nợ xấu. Thứ nhất là ngân sách nhà nước với trị giá khoảng 2.000 tỉ đồng. Thứ hai là nguồn phát hành trái phiếu. Thứ ba, lấy “mỡ nó rán nó”, nợ xấu mua về để quay vòng vốn. Thứ tư là dùng phương pháp tận thu, bán tài sản đảm bảo, tái cơ cấu và thu lãi, xử lý khoản nợ còn lại”.
Cần tư duy bán nợ theo thị trường
Tính đến hết ngày 30.9.2015, nợ xấu đã đưa về dưới mức 3% theo đúng kế hoạch đề ra. Theo đó, Cty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) đã xử lý được hơn 13 nghìn tỉ đồng (khoảng 6,3% tổng nợ xấu đã được mua). Tuy nhiên, TS Lực băn khoăn về việc nên có cơ chế chia sẻ khoản chênh lệch giữa giá mua nợ xấu và giá bán “Chúng ta cần tư duy thị trường hơn, lỗ cùng chịu, lãi cùng chia. Nếu mua nợ 70 đồng, bán được 75 đồng thì 5 đồng lãi kia cùng chia. Tương tự như vậy với các khoản lỗ. Đấy mới là cơ chế thị trường và là động lực cho các TCTD ”.
Để tận dụng mọi nguồn lực, nên khuyến khích nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư nước ngoài tham gia nhiều hơn nữa vào quá trình tái cơ cấu và xử ly nợ xấu.
Còn nếu để việc xử lý nợ xấu theo nguyên tắc thị trường và các TCTD phải gánh 100% khoản lỗ rủi ro thì sẽ xảy ra trường hợp các TCTD sẽ thiếu động lực khi bán nợ cho VAMC; Việc đạt được sự đồng thuận của TCTD và VAMC về giá bán cũng gặp khó khăn. Ví dụ, khi VAMC bán tài sản với giá 50 đồng, nhưng TCTD lại không đồng ý vì bị lỗ 20 đồng so với giá mua. Bên cạnh đó, nếu chỉ dựa vào nguồn vốn trích lập dự phòng rủi ro, thời gian để các TCTD trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ và có thể kéo dài từ 5 – 10 năm (tùy theo chấp thuận của VAMC). Vậy 10 năm sau mới xử lý được nợ xấu. Mà thực tế, nợ càng để lâu thì việc xử lý càng tốn kém và gây tắc nghẽn tín dụng.
Mới đây, Thông tư 14/2015/TT – NHNN sửa đổi, bổ sung quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC được NHNN ban hành đã giúp VAMC có thêm lựa chọn và lợi ích mới trong xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tài chính – tiền tệ, điều cần thiết và cấp bách hơn là cần có một thị trường mua – bán nợ để có thể giải quyết được tận gốc nợ xấu ngành ngân hàng.
TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính, ngân hàng cho rằng, Thông tư 14 của NHNN về cách xử lý nợ xấu của VAMC đã cụ thể hóa Nghị định 34/CP của Chính phủ, trong đó, VAMC từ nay có thể mua nợ xấu bằng giá thị trường, từ đó phát hành trái phiếu bên cạnh trái phiếu đặc biệt trước đó.
Cơ chế này tuy đã tháo gỡ một số vấn đề qua việc xử lý nợ của VAMC, nhưng theo TS Hiếu, vẫn chưa đáp ứng những yêu cầu của thị trường. Bởi hiện nay, Thông tư 14 vẫn chưa đưa ra cơ sở để xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm, đồng thời các quy định khác chưa trao cho chủ nợ mới quyền lực cần thiết để xử lý nợ xấu và tài sản đảm bảo như tại các nước tiên tiến.
TS Lực đề cập xử lý nợ xấu bằng trái phiếu. Tuy nhiên, Thông tư 14 cho phép các TCTD phát hành trái phiếu để trả cho các khoản nợ xấu mua từ các TCTD, nhưng trái phiếu này chưa được giao dịch một cách rộng rãi trên TTCK mà chỉ được chuyển nhượng giữa các TCTD và giao dịch với các ngân hàng để tái cấp vốn. Trái phiếu theo cơ chế Thông tư 14 vẫn chưa thể hoán đổi ra tiền mặt một cách nhanh chóng và vì thế chưa có tính thanh khoản cao. Vì vậy, dù việc xử lý nợ xấu cán đích về dưới mức 3%, nhưng để thực hiện một cách hiệu quả hơn, việc thay đổi quy định pháp luật liên quan đến quyền của chủ nợ và thanh lý tài sản bảo đảm là điều đang được xem cần thiết, cấp bách…
Gắn tái cơ cấu ngân hàng với 4 lĩnh vực
Có thể nói, công cuộc tái cơ cấu các TCTD giai đoạn 2012-2015 đã đạt được những thành công nhất định. Hàng loạt các TCTD yếu kém bị sáp nhập hoặc bị mua lại, trong đó NHNN đã mua lại 3 ngân hàng với giá 0 đồng. Nợ xấu toàn hệ thống dần được đưa về dưới mức 3% theo đúng kế hoạch đề ra. Thanh khoản hệ thống được đảm bảo.
Đặc biệt, quá trình tái cơ cấu không để xảy ra tình trạng đổ vỡ hệ thống ngân hàng, người dân tin tưởng tuyệt đối vào đề án tái cơ cấu các TCTD của NHNN nên đã không xảy ra tình trạng ồ ạt đi rút tiền gửi tiết kiệm. Tuy nhiên, TS Cấn Văn Lực nhấn mạnh, để tái cơ cấu các TCTD thực sự triệt để trong giai đoạn tiếp theo, cần thực hiện cùng lúc với việc tái cơ cấu DNNN, tái cơ cấu đầu tư công, và tái cơ cấu nông nghiệp.
Trong 4 lĩnh vực kể trên, theo nhận định của TS. Cấn Văn Lực, tái cơ cấu các tổ chức tín dụng đã đạt kết quả cụ thể và được đánh giá là thành công hơn, tạo tiền đề quan trọng cho giai đoạn tiếp theo.
Bên cạnh việc thực hiện đồng thời với những mục tiêu tái cơ cấu trên, TS. Cấn Văn Lực cho rằng để tái cơ cấu các TCTD thực sự hiệu quả cần sự phối hợp chặt chẽ giữa 3 bên: Chính phủ, NHNN, và các TCTD. Đối với Chính phủ, cần phải đặt tái cơ cấu các TCTD trong tổng thể tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế, bao gồm các trụ cột khác như tái cơ cấu và cổ phần hóa DNNN, tái cơ cấu đầu tư công và tái cơ cấu nông nghiệp.
Chính phủ cần chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc, xử lý nợ xấu, giải quyết dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản, tăng vốn điều lệ các ngân hàng thương mại nhà nước theo đúng lộ trình, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh 3 đột phá gồm thể chế, nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng… Bên cạnh đó, phải kiên quyết cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thông qua cải cách thuế, hải quan, thủ tục hành chính…Chỉ đạo phối hợp chính sách, nhất là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ hiệu quả hơn.
Chính phủ cũng cần chỉ đạo phát triển cân bằng thị trường tài chính, thúc đẩy phát triển thị trường vốn, quỹ đầu tư mạo hiểm để tạo thêm kênh huy động vốn, giảm tải hệ thống TCTD.
Xây dựng kế hoạch phát triển giai đoạn 2016 – 2020, tiếp tục tái cơ cấu mạnh mẽ gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; định hướng, hỗ trợ hệ thống các tổ chức tín dụng hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện tốt cam kết mở cửa hệ thống tài chính – ngân hàng.
Đối với vai trò của NHNN, theo nhiều chuyên gia thì NHNN ngoài việc cần sớm hoàn thành dứt điểm tái cơ cấu các TCTD giai đoạn 1, gắn với việc hoàn thiện khung pháp lý về cơ cấu lại các TCTD, tạo tiền đề cho giai đoạn 2.
Để tận dụng mọi nguồn lực, nên khuyến khích nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư nước ngoài tham gia nhiều hơn nữa vào quá trình tái cơ cấu và xử ly nợ xấu. Đồng bộ giải pháp, ổn định tỷ giá, lãi suất, tạo điều kiện ổn định kinh tế vĩ mô. Định hướng, hỗ trợ tổ chức tín dụng nhiều hơn trong hội nhập kinh tế quốc tế, xử lý vướng mắc trong thanh toán, áp dụng quản lý rủi ro theo chuẩn Basel II đúng lộ trình.
Xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2025 và tầm nhìn 2030, hướng tới một ngân hàng trung ương độc lập hơn và hiện đại; Tiếp tục kiểm soát chất lượng, hiệu quả tín dụng, đẩy mạnh triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm giảm nợ xấu (dưới 3%), đảm bảo kiểm soát nợ xấu mới.
Đồng thời xây dựng và thực hiện kế hoạch bán cổ phần cho các nhà đầu tư tài chính, cổ đông chiến lược, minh bạch hóa hoạt động theo thông lệ; tăng cường ứng dụng CNTT hỗ trợ tín dụng và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, các sản phẩm dịch vụ cạnh tranh; tăng cung cấp dịch vụ tư vấn cho khách hàng gồm: đầu tư, tái cơ cấu, quản lý rủi ro, chiến lược kinh doanh, cung cấp thông tin, đào tạo…; nâng cao chất lượng quản trị DN bằng việc áp dụng các thông lệ và chuẩn mực về quản trị DN và quản lý rủi ro theo chuẩn Basel II.
Để tái cơ cấu ngân hàng thực sự thành công, còn nhiều việc phải làm, đòi hỏi nỗ lực, phối kết hợp của cả hệ thống. Bởi kinh nghiệm cho thấy, tái cơ cấu các TCTD khó thành công nếu tái cơ cấu các lĩnh vực khác chậm, không đồng bộ…
Theo Phương Hà
Diễn đàn doanh nghiệP

Nao lòng với cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp như soi bóng nước gương hồ ở Hàn Quốc

Khung cảnh non xanh nước biếc dưới ống kính nghệ thuật của nhiếp ảnh gia Jaewoon U đã trở nên vô cùng sống động, nên thơ, mang lại nhiều cảm xúc cho bất cứ ai được chiêm ngưỡng các tác phẩm của anh.

Nhiếp ảnh gia Jaewoon U đã khiến mọi người không khỏi nao lòng khi chiêm ngưỡng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp với núi non trùng điệp, rừng cây, bóng cô gái với chiếc ô màu đỏ… tất cả được phản chiếu rõ nét trên mặt hồ phẳng lặng.
Cùng ngắm nhìn và thư giãn với bộ hình ghi lại cảnh sắc thiên nhiên lộng lẫy của đất nước Hàn Quốc dưới đây:













Phan Hạnh
Theo Bored Panda