Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017

LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA LỄ HỘI HALLOWEEN


Bây giờ là 0:10 rạng sáng ngày 31/10/2015, ngày Halloween. Cả mấy chục năm ở Úc, không bao giờ tôi để ý đến ngày này, chỉ đến chiều hay chạng vạng tối, đám trẻ con hàng xóm qua gỏ cửa nhà, tụi nó ăn mặc như quỷ con hỏi: "Trick Or Treat" để đòi xin kẹo. Lúc đó tôi chỉ biết "sorry", rồi tụi nó bỏ đi.
Năm nay tôi nhớ rồi đấy, sáng ra tiệm sẽ mua một bao kẹo và nếu tụi nhỏ đến gỏ cửa năm nay sẽ có quà. Tôi tìm được một tài liệu vể ngày này nên xin chia sẻ cùng các bạn.

LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA LỄ HỘI HALLOWEEN

Lễ Hội Halloween
Ngày cuối cùng của tháng Mười dương lịch là ngày Halloween. Đây là một lễ hội bắt đầu vào buổi chiều tối ngày 31-10 cho tới 12 giờ đêm. Trong dịp này, trẻ em và thiếu niên được mặc "y phục Halloween" để đi đến từng nhà, gõ cửa để nhận kẹo và chúc tụng... Theo tục lệ, các em nhỏ thường cầm theo lồng đèn làm bằng vỏ quả bí ngô được đục theo hình mặt người để ánh sáng xuyên ra ngoài...
Những cuộc hội hè vui chơi trong đêm Halloween thường xoay quanh các đề tài như chuyện may rủi trên đời, các chuyện kể về ma quỷ và phù thủy...


Nguồn gốc chữ Halloween

"Trick Or Treat" Đây là sinh hoạt chính của hầu hết trẻ em và thiếu niên tại Hoa Kỳ trong đêm Halloween.
"Trick" nguyên nghĩa là: đánh lừa, trò chơi tinh ma nghịch ngợm: "Treat" là tiếp đón, đối xử tử tế, tiếp đãi. Các em nhỏ và thiếu niên, thanh niên hóa trang với áo quần và mặt nạ hình ma quỷ, rồi cầm lồng đèn đi từ nhà này sang nhà khác trong xóm, gõ cửa và nói "trick or treat." Câu này có nghĩa là: “Nếu muốn chúng tôi không chơi xấu thì hãy đãi chúng tôi cái gì đi.” Thông thường những người láng giềng luôn luôn muốn tránh việc "trick" nghĩa là chơi đòn đánh lừa nên thường tiếp đón (treat) chúng bằng kẹo và trái cây (theo tục lệ có nhét đồng tiền ở bên trong).
Biểu tượng chính của đêm "Halloween" là cái đèn lồng của chàng Jack - "Jack-ó-lanterns." Các biểu tượng phụ là phù thủy, ma quỷ và mèo đen.


Truyền Thuyết Về Halloween
Theo truyền thuyết của nước Ái Nhĩ Lan (Ireland) thì từ ngữ "Jack-ó-lanterns" đến từ một người có tên là Jack. Jack là một chàng thiếu niên đã chết nhưng linh hồn không được phép vào Thiên Đàng vì lý do: lúc sống, anh ta vốn là một người tham lam, bủn xỉn, thường cất giấu tiền bạc, keo kiệt không hề bố thí cho ai một chút gì. Thế nhưng anh ta lại cũng không thể vào Địa Ngục vì lúc còn sống anh ta đã từng chơi đùa với ma quỷ, nên quỷ không bắt anh.
Chuyện kể rằng: một hôm có con quỷ đến quấy phá một vùng dân cư, chẳng may bị báo động, người ta đến cầu cứu các vị tu sĩ đem các vật thánh đến "yểm" và "khóa các cửa" ra vào. Thế là con quỷ bị bắt... Jack đã nhận ra đó là con quỷ thường vui đùa với mình và Jack đã tìm cách gỡ vật "yểm ma quỷ" mở đường cho quỷ chạy thoát.
Để đền ơn cứu mạng, quỷ hứa với Jack là sẽ không bắt hồn Jack về Địa Ngục. Do đó, khi Jack chết vì một tai nạn, hồn Jack bị Thiên Đường từ chối. Jack liền tìm đến Địa Ngục, nhưng quỷ không cho vào... vì lời hứa trước. Thấy Jack lạnh lùng khổ sở, quỷ bèn lấy một ít than hồng ở Địa Ngục bỏ vào trong ruột một quả bí ngô và đưa cho Jack để sưởi ấm... trên đường trở lại trần gian. Để cho không khí thông vào nuôi lửa, Jack phải đục thủng quả bí ngô.. và ánh lửa từ trong đã chiếu ra soi sáng nẻo đường lang thang của Jack. Có lẽ Jack phải cầm đèn đi lang thang trên mặt đất cho đến ngày phán xét cuối cùng của nhân loại.


Ngày Halloween bắt nguồn từ đâu?
Lễ hội Halloween ngày nay bắt nguồn từ dân tộc Celt, là một dân tộc sống cách đây hơn 2,000 năm trên các vùng đất bây giờ là Anh quốc, Ái Nhĩ Lan và miền Bắc nước Pháp.
Dân tộc Celt bắt đầu năm mới vào ngày 1 tháng 11 Dương Lịch. Một lễ hội được cử hành vào đêm trước năm mới để vinh danh vị thủ lãnh đã quá cố là Samhain. Ngày lễ hội này báo hiệu sự bắt đầu của mùa lạnh, của những ngày tối tăm thường được liên kết với sự tàn tạ và sự chết của loài người. Dân tộc Celt tin rằng Samhain cho phép những linh hồn người chết được trở về nhà trên trần gian vào đêm hôm đó.
Vào năm 43 (Tây lịch kỷ nguyên), người La Mã chinh phục vùng đất của dân tộc Celt và cai trị khoảng 400 năm (vùng này bây giờ là Anh Quốc). Trong giai đoạn này có hai lễ hội Samhain của dân tộc Celt. Một trong hai lễ đó là FẺALIA được cử hành vào cuối tháng Mười để vinh danh những ngưòi đã chết, lễ thứ hai dành cho Pomona, nữ thần La Mã về cây và quả. Có lẽ vì nữ thần Pomona mà quả táo (apple) đã được kết hợp vào lễ hội Halloween. Sau ngày lễ Chư Thánh, tại Anh Quốc, còn có ngày "Các vong hồn" vào mồng 2 tháng 11. Tại Anh Quốc, Halloween đôi khi được gọi là Nutcrack Night or Snap Apple Night vì mọi người trong gia đình ngồi quanh lò sưởi kể chuyện và ăn đậu phụng rang hoặc nhai "táo".
Vào ngày "Các vong hồn," những người nghèo đi "khất thực cô hồn" (went-a-souling) và họ sẽ được bố thí bánh trái gọi là "soul cakes" (bánh vong hồn) để họ hứa là sẽ cầu nguyện cho "các vong hồn."


Halloween đến Mỹ do những di dân đầu tiên, đa số đến từ Anh Quốc và một số từ các vùng thuộc dân tộc Celt, họ đã đem qua Mỹ khá nhiều phong tục khác nhau. Nhưng vì nhiều lý do, mãi đến thập niên 1800 mới trở thành tục lệ được nhiều người hưởng ứng.
Vào giữa thế kỷ 19, tục lệ "trick or treat" chưa được phổ biến ở các thành phố lớn vì ở những nơi này "hàng xóm láng giềng" hầu như không có; nhiều người ở cạnh nhau mà không quen biết nhau, cho nên Halloween đôi khi gây ra những sự việc tai hại. Ngày nay, nhiều cộng đồng, nhiều tổ chức đã đứng ra bảo trợ các tục lệ vui chơi của ngày Halloween, nên nó đã trở thành một ngày lễ hội rất được chào đón của thiếu niên và một số thanh niên.
Ý Nghĩa Của Ngày Halloween
Ý nghĩa giáo dục
Hành động và cuộc đời của Jack đã trở thành những kinh nghiệm để tuổi trẻ rút ra một bài học làm người, đó là:
Sống không nên tham lam, bủn xỉn, keo kiệt
Phải có lòng bác ái, từ bi, biết giúp đỡ kẻ khó khăn
Không nên chơi đùa với ma quỷ. Ma quỷ hiểu theo nghĩa bóng là những trò lừa lọc, đe dọa, làm cho người khác sợ hãi, những việc làm tinh quái do trí thông minh và tưởng tượng của tuổi trẻ sáng tạo ra có khi làm hại đến người, đến xã hội... Chơi đùa, giao du với ma quỷ sẽ dễ bị cám dỗ đi vào đường tối tăm và tội lỗi.


Tuy nhiên, chuyện anh chàng Jack trong đêm Halloween cũng ghi nhận một thái độ sòng phẳng của quỷ, đó là "ân đền, oán trả" và "giữ lời hứa." Dù rằng sự "giữ lời hứa" này đã làm cho Jack rơi vào thân phận cô hồn lang thang vất vưởng.
Đối với các xã hội Âu, Mỹ Halloween đã trở thành lễ hội vui chơi hằng năm cho trẻ em và cả người lớn. Ít người quan tâm tìm hiểu ý nghĩa nhân bản của nó.
Ý Nghĩa Nhân Bản:
Nếu đào sâu hơn, có lẽ sẽ tìm thấy tính cách nhân bản trong câu chuyện. Thử đặt câu hỏi: tại sao dưới ánh sáng khoa học và kỹ thuật mà các nước Âu, Mỹ vẫn dành một ngày lễ hội cho người của "cõi Âm" mà đại diện là chàng Jack?
Jack là nhân vật tưởng tượng nhưng đã thực sự hiện thân trong cuộc đời, trong thân phận làm người... mà lại là một người cô đơn. Khi chết, Jack trở thành cô hồn, không chỗ dung thân... Thiên Đàng và Địa Ngục đều từ chối!


Truyền thống lễ hội Âu Mỹ đã dành cho Jack một ngày. Một ngày được trở lại với cõi dương. Trong ngày đó, Jack có thể sống vui chơi thoải mái, vì người sống đã hóa trang thành ma quỷ để linh hồn Jack có chỗ trà trộn vào cho đỡ cô đơn. Đây là ý nghĩa nhân bản của lễ hội Halloween.
Với ý nghĩa nhân bản này, ngày lễ Halloween và Rằm tháng Bảy Âm lịch của nước ta có thể xem như là ngày hai cõi Âm, Dương hội ngộ trong niềm thương cảm bao la...
(Sưu tần trên mạng)

Chủ Nhật, 29 tháng 10, 2017

MAI ĐÌNH, NGƯỜI TÌNH CHUNG THUỶ CỦA HÀN MẶC TỬ


Nhà thơ của trăng, của gió, của sóng gào, của bệnh tật và bất hạnh ấy, trong đời đã có những mối tình thơ, những cái bóng tình nhân ảo mộng đã gợi cho chàng trăm thương ngàn nhớ, để dệt nên những bản tình ca bất hủ, vần điệu còn lưu dấu mãi trên thi đàn, không những thời tiền chiến, mà cả thời đương đại thơ Hàn Mặc Tử vẫn chiếm ngự trong trái tim hàng triệu người yêu thơ...

MAI ĐÌNH, NGƯỜI TÌNH CHUNG THUỶ CỦA HÀN MẶC TỬ

HOÀNG HƯƠNG TRANG

Nhà thơ của trăng, của gió, của sóng gào, của bệnh tật và bất hạnh ấy, trong đời đã có những mối tình thơ, những cái bóng tình nhân ảo mộng đã gợi cho chàng trăm thương ngàn nhớ, để dệt nên những bản tình ca bất hủ, vần điệu còn lưu dấu mãi trên thi đàn, không những thời tiền chiến, mà cả thời đương đại thơ Hàn Mặc Tử vẫn chiếm ngự trong trái tim hàng triệu người yêu thơ.

Đầu tiên là bóng giai nhân Hoàng Cúc, tức Hoàng Thị Kim Cúc, một cô nữ sinh Đồng Khánh Huế đoan trang dung hạnh, Hàn chỉ chiêm ngưỡng từ xa mà chẳng dám ngõ lời từ khi quen biết ở đất Qui Nhơn. Cho đến khi nàng theo cha về nghỉ hưu ở thôn Vĩ Dạ xứ Huế, Hàn mới thấy nhớ nhung mà dệt thành bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ bất hủ đề tặng nàng, "Sao anh không về thăm thôn Vỹ ?" chỉ là lời mời gọi trong thơ của hồn thơ tương tư nàng, Hoàng Cúc vẫn chỉ là cái bống thơ xa vời chưa một lần mời gọi.

Rồi Thương Thương bé bỏng, mà từ đất Qui Nhơn mộng về xứ Huế, Hàn cứ ngỡ là người tình mười tám, đôi mươi, cái bóng thơ trong trẻo Thương Thương đã để lại dấu ấn trong thơ Hàn khá đậm.

Rồi người tình đối diện bằng xương bằng thịt với Hàn, phải kể Mộng Cầm, hai người đã thề non hẹn nước, đã cùng nhau đi chơi bao thắng cảnh, Lầu Ông Hoàng đất Phan Thiết đã từng  in dấu chân hai người. Thế mà… đến lúc nghe tin Hàn vướng bệnh nan y, nàng đã vội lấy chồng, để lại cho chàng biết bao đớn đau tan nát.

Rồi một người con gái khác đã đến với Hàn, lấp đầy khoảng trống vừa qua. Nàng tha thiết, đậm đà, biết Hàn không yêu mình bằng Mộng Cầm, nhưng nàng vẫn yêu Hàn bằng trái tim bỏng cháy. Biết Hàn mắc bệnh nan y, ai cũng tránh xa, nhưng nàng vẫn yêu, vẫn đến giúp đỡ chàng tận tụy, chí tình. Trước đó nàng đang là một cô giáo dạy nữ công ở Sài Gòn, nghe tin Hàn bệnh, nàng đã bỏ tất cả để về Qui Nhơn gặp Hàn. Hơn thế nữa, thực lòng xin Hàn coi mình như một người vợ, một người tình, nàng giúp đỡ Hàn không tiếc công, không tiếc của, bất chấp tất cả lời can gián của gia đình. Hàn cảm vì ơn vì nghĩa nhiều hơn là vì tình, nàng vẫn chấp nhận, đó là Mai Đình, người tình cuối của Hàn.

Cho đến lúc Hàn qua đời, mãi lâu sau, Mai Đình mới "bước đi bước nữa" vì sự ép buộc của gia đình. Nhưng tận cùng trái tim yêu, Mai Đình vẫn tôn thờ Hàn Mặc Tử là người yêu lý tưởng, là người chồng trong mơ ước, là người bạn tình duy nhất của nàng.

Đã có nhiều người hỏi: "Bà đã lấy chồng, có con, có cháu, vẫn thờ người tình, vẫn treo ảnh người tình, thế có phải là ngoại tình không? Và ông nhà không ghen tức sao?".

Mai Đình đã thẳng thắn trả lời: "Lúc tôi lấy chồng đã có giao hẹn, không được ghen với Hàn, phải chấp nhận cho tôi lập bàn thờ Hàn, và phải ghi nhớ Hàn là người yêu lý tưởng của tôi. Có bằng lòng những điều kiện ấy tôi mới chịu lấy ông ta. Chồng tôi đã phóng khoáng, độ lượng chấp nhận, nên suốt mấy chục năm trời, chúng tôi vẫn sống êm thấm, không ai vi phạm lời đã hứa, tôi rất cảm ơn chồng tôi".

Sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975), nữ sĩ Mai Đình từ miền Bắc vào sinh sống ở thành phố Hồ Chí Minh. Việc đầu tiên là bà trở lại Qui Nhơn, lên tận trại phong Qui Hòa thăm lại nơi Hàn đã dưỡng bệnh, nơi phòng lưu niệm Hàn đã qua đời, thăm lại nơi ngôi mộ cũ của Hàn, và thăm ngôi mộ cải táng ở Gành Ráng (do nhà thơ Quách Tấn phụng lập). Đi đến đâu bà cũng khóc đến lả người. Bà thả bộ dưới những hàng cây trong trại Qui Hòa, thì thầm đọc thơ cho Hàn nghe, tưởng chừng ngày xưa bà đã cùng Hàn đi dạo dưới hàng cây. Bà đã đọc thơ trong hai hàng nước mắt đầm đìa trước mộ Hàn, tưởng chừng trong gió khơi Gành Ráng, Hàn đã bay về nghe thơ Mai Đình đọc trước mộ chàng.

Mai Đình chưa bao giờ che dấu tình cảm của mình với Hàn Mặc Tử. Với bất kỳ ai, ở bất cứ nơi đâu, bà cũng thẳng thắn xác nhận bà yêu Hàn và luôn luôn coi Hàn là người tình trong mộng của bà.
Xưa nay có lẽ hiếm có người tình chung thủy như thế. Ở một thế giới xa vời nào đó, dù đã cách biệt với thế gian, chắc chắn nhà thơ Hàn Mặc Tử cũng vui sướng, tự hào rằng mình đã có một người tình chung thủy là Mai Đình nữ sĩ.

Khoảng ba, bốn năm nay bà dần yếu sức, trí nhớ mất hẳn, bà không còn nhận ra người thân quen đến thăm bà, nói năng không còn kiểm soát được, tuy nhiên nhắc đến Hàn Mặc Tử thì đôi lúc bà như tỉnh táo lại, gọi tên Hàn rất âu yếm, và đọc thơ Hàn như đọc từ cõi tiềm thức xa xăm nào…

Bà qua đời ngày 16 /10/1999, bà ra đi nhẹ nhàng như một vần thơ, hưởng thọ tuổi 83. Người gần gũi nhất là người chồng bằng xương bằng thịt đã hết lòng chăm sóc bà trong những ngày đau yếu cuối đời. Tên thật của bà là Lê Thi Mai, quê gốc ở Thanh Hóa.

                   
Tan Rã
Tặng hương hồn Hàn Mặc Tử
Đã trót hai năm em cố quên
Một hình ảnh cũ một người quen
Mà em tự thấy đời không xứng
Để được cùng người kết lứa duyên

Nhưng em khổ quá vì em tiếc
Cuộc gặp gỡ nhau đã muộn màng
Em đã dấn thân trong gió bụi
Còn mong chi nữa kết uyên ương

Những lời em hứa lúc anh đau
Là giải cho anh bớt khổ sầu
Trong lúc đời anh không thể sống
Nửa hồn thì chết nửa hồn đau

Hôm nay bỗng được tin anh mất
Khắp cả thân em lạnh rồi
Anh chết là hồn em đã chết
Não nùng chi lắm hỡi anh ơi!

Em khấn cùng anh thấu nỗi lòng
Xem tình em có phụ anh không
Tình em đã chết muôn năm trước
Nào có còn đâu để ước mong

Thôi nhé từ đây miền cực lạc
Hồn anh theo với cảnh tiêu diêu
Xác anh vùi lấp trong muôn kiếp
Để lại cho người hận mến yêu

Còn có khi nào nhớ tới nhau
Hồn anh hãy kiếm buổi ban đầu
Một người sắp chết trong tăm tối
Giữa lúc bầu trời vẫn đêm thâu.
                                                            Mai Ðình – 1940
Tìm Kiếm

Ta sẽ nhập hồn ta trong bóng nguyệt
Để bay lên cho đến tận ngàn khơi
Tình cho ra một bóng hình đã chết
Kẻo não nùng đau khổ cả hồn tôi

Lệ Thanh hỡi, Chàng thấu tình chăng hỡi?
Nhớ tới chàng lòng thiếp khổ sầu thay
Buồn hơn nữa trong những đêm mộng mi.
Mộng tan rồi, hồn thiếp cũng xa bay

Khắp trung gian thiếp đã đi tìm kiếm
Mong gặp chàng cho thỏa nỗi nhớ mong
Nhưng chỉ khổ sầu  thêm cho lòng thiếp
Chẳng gặp chàng thiếp đành trở về không

Bao ngày tháng trôi qua rồi đi hẳn
Biết bao giờ chàng mới trở lại đây?
Thiếp chỉ đợi trong một đêm im lặng
Thiếp theo chàng cho thoát nợ trần ai

Bên cõi thế chàng đã yên phận số
Trong giờ này chàng còn nhớ thiếp chăng?
Thiếp đã chết bởi tấm lòng đau khồ
Hận chung tình muôn kiếp vẫn chưa tan

Thiếp nhớ chàng, thiếp nhớ chàng khôn ta
Dẫu muôn ngày thiếp còn ở thế gian
Không phút nào thiếp quên chàng được cả
Một thiên tài đã ngủ giấc bình an

Lời chàng hứa thuở chàng còn bên thiếp
Dẫu không thành nhưng thiếp chẳng hề quên
Thôi từ đây đành ngàn thu vĩnh biệt
Mà bóng chàng thiếp đã khắc trong tim!
Mai Đình - Tháng 6/1941
Ảnh Người Xưa

Tặng hương hồn Hàn Mặc Tử
Cảm đề một buổi chiều chơi biển Quy Nhơn

Ta chỉ yêu thương có một người
Bên bờ cát trắng giữa chơi vơi
Mà nơi ấy chỉ chôn sầu thảm
Đầy vẻ đau thương với ngậm ngùi

Cảnh vật hôm nay trông khác lạ
Mà hồn ta cũng thấy nao nao
À thôi,  người ngọc đà tan mất
Nào thấy yên chi ở chốn nào?

Ảo não ta nhìn tận chốn xa
Trời ơi! Điên một buổi Quy Hoà
Nơi chôn tất cả niềm tâm sự
Để lại cho lòng những thiết tha

Kìa nơi nhà ngói cao cao ngất
Bức tượng Giê-su vẻ thảm sầu
Ta cố tìm ra trên bãi cát
Nấm mồ tưởng tượng của thương đau

Này hỡi thuyền ai ở góc trời
Hãy xin ghé lại chở dùm tôi
Đến bên bãi cát bên hồ ấy
Thêm hộ dùm cho một bóng người     

Tôi đang điên chết vì đau khổ
Trời cướp của tôi một nửa hồn
Giấc mộng năm xưa nào trở lại
Nửa hồn đây nữa, gửi theo luôn

Này kẻ qua đường hãy đứng im
Đừng thêm bước nữa để tôi tìm
Đừng cho mây gió xôn xao quá
Mà bóng người yêu phải đắm chìm

Trong mây như dấu hình ai đó
Có phải hình người mất đã lâu?
Hơn một năm trời tôi vẫn kiếm
Nhưng chưa hề gặp phút nào đâu…

Này thôi mây gió
Rung chuyển đi nào
Hình người rơi xuống
Ta hớp hình vào trong đáy hồn ta
A ha! A ha!
Ta là Tiên Nga
Được thu tất cả sơn hà
Vào lòng vào mắt vào xa tận trời
Lệ Thanh ơi! Lệ Thanh ơi!
Anh đã chết rồi
Nhưng anh chỉ chết với người
Với em anh vẫn sống hoài ngàn năm!

6/9/1941- Mai Đình

TẬP THƠ CỦA HÀN MẶC TỬ & MAI ĐÌNH" ĐÔI HỒN "




Những bài thơ trong tác phẩm Đôi Hồn là những khúc "xướng hoa" riêng của hai tâm hồn thi sĩ, tuy sống giữa nghịch cảnh, vẫn ngụp lặn dưới những ngọn triều của tình yêu say đắm, hay đúng hơn, của một thiên diễm tình có một không hai trong giới thi nhân Việt Nam.

Bản thân tập thơ ĐÔI HỒN đã nói lên cái đặc trưng của tập thơ, đồng thời tình yêu đặc biệt giửa hai thi sĩ, Hàn Mặc Tử và Mai Đình.

Hàn Mặc Tử mắc phải căn bệnh hiểm nghèo đày mình vào "một vũng cô liêu vạn đời", nhà thơ lại càng khao khát yêu đến mức tuyệt vọng. Nhưng cuộc đời lại dành cho Hàn Mặc Tử một tính yêu huyền diệu và nóng bỏng mà hôm nay, đã
hơn nửa thế kỷ vẫn còn nung nấu trong lòng người mộ điệụ Mai Đình xuất hiện trong lòng Hàn Mặc Tử với dáng một thiếu nữ trẻ trung, xinh đẹp, tài hoa, lại đang ôm ấp một tình yêu đến dại khờ với nhà thơ kiệt xuất.

Mai Đình táo bạo vượt qua mọi ngăn trở trước mắt để đến bên cạnh người thi sĩ bất hạnh nàỵ Rốt cuộc chàng thi sĩ chẳng những không tài nào cách ly nổi nàng mà còn bị nàng chinh phục đến tận xương tủỵ

Thế nhưng căn bệnh quái ác đã chặn đứng bước chân tình yêu ấỵ HMT phải dùng tất cả nghị lực để đè nén nỗi yêu đương sôi sục, không dám đụng vào người Mai Đính, ví sợ lây bệnh cho người yêu.

Mai Đính kể: những phút ấy, mặt HMT đỏ rần lên rồi tím đi, còn Mai Đính cũng chết cả ruột gan, không biết phải xử trí làm sao....

Tính yêu của hai người đã đạt ttới mức chín mùi về cả lý trí lẫn tính cảm, nhưng lại bị cấm kỵ về mặt thể xác.

Độc giả thân mến!

ĐÔI HỒN là khúc hòa tấu tình yêu của hai giọng thơ nam-nữ tài hoa, hai âm sắc khác nhau nhưng hòa quyện và ứng đáp với nhau, tạo nên một âm hưởng chung, khi thiết tha nồng cháy, khi tê tái bi thương, khiến chðng ta xúc động và thương cảm. Đó chính là vẻ đẹp tuyệt vời mang đày tính bi kịch của một tình yêu cao cả cộng với tài năng, giữa một cảnh ngộ éo le nghiệt ngã.






ANH HỨA ĐI ANH
Mai Đình

Em đã yêu anh đến dại người,
Lòng em ngày tháng dễ nào nguôỉ
Yêu anh trên hết tình yêu mến,
Và sẽ yêu anh suốt một đờị

Yêu anh trong lúc anh lâm chung
Mới thấy tình em yêu lạ lùng,
Rải hết bầu trời e chưa lấp,
Mong anh lành mạnh mới đang công

Anh lành anh sẽ tặng em chỉ
Tặng cả đời anh, cả hồn thi
Với tất những gì anh ước vọng,
Cả hồn, cả xác, cả tình sị

Anh hứa đi anh, hứa thế nghe!
Cho em tưởng tượng, em say mê,
Em quên ngày tháng, đời đau khổ
Để đón hồn anh lúc tái tệ



BIẾT ANH
Mai Đình

Em nhớ lần đầu em biết anh
Nhờ vần thơ mới dệt thêu tình
Lòng em rung động từ hôm ấy
Trong những đêm trăng tưởng bóng hình.

Còn anh, em đã gặp anh đâủ
Chỉ cảm vần thơ có những câu
Âu yếm, say sưa, đầy mộng đẹp
Xui lòng tơ tưởng suốt đêm thâụ

Rồi buổi chiều kia em tới thăm
Thăm người thi sĩ chốn xa xăm
Mà vần thơ mới làm rung động
Xa gọi hồn em mau tới gần.

Kịp nghĩ miệng đời hay mỉa mai
Tảng lờ ngừng bước và im hơi
Mộng hồn em gửi theo chiều gió
Để được gần anh ngỏ ít lờị

Rồi liền hôm ấy em xa anh
Với nỗi nhớ nhung, với hận tình
Với cuốn thơ văn anh gửi tặng
Với lòng tưởng tượng ảnh hình anh


BIỆT LY
Mai Đình

Em theo mây gió anh ơi,
Em đi đi mãi vào nơi vô hình.
Yêu anh trên bước phiêu linh,
Để lòng bớt khổ, để tình bớt đaụ

Lòng anh là một con tầu
Đón em giữa bến u sầu phải chăng?
Gặp anh em nhớ hôm rằm,
Mất anh em bắt chị Hằng thường em!

Đời em như giấc cô miên,
Mất anh là mất cả niềm yêu thương.
Thơ em anh ướp đầy hương
Tính em anh giữ về phương nào rồỉ

Đời em còn một anh thôi,
Nếu ngày ly biệt là đời em tan!
Thương hoa chớ để hoa tàn,
Yêu ai chớ để đoạn tràng riêng ai!


ĐÀN NGỌC
Hàn Mặc Tử

Điện Hàm Chương, Mai Hoa còn rớt ngọc
Xiêm nghê nàng ven vén để hương laỵ
Nốc đi cho làn phấn điểm màu say,
Cho rung động toàn thân người rớm khóc!

Rồi muôn xuân đã mơ chiều thổn thức
Đều run lên như thể tấm hồn mơ
Ai gieo chi thương tiếc giữa đường tơ
Cho lỡ dở vang lên từng tiếng nấc?

Nguồn sáng láng lờ đi trong sự thật
Trong ảo huyền và trong cả mê lỵ
Ai nỡ nào cắt nghĩa tới hàng mi
Là ứ lại, là trào ra nước mắt?

Bằng trăm tiếng vẽ ra trăm màu sắc
Với đôi tay, nàng trút hết đê mệ
Dạ lan hương bừng mở cánh e dè
Trong khúc nhạc rên đều hơn gió tớt

Đàn ngọc đã rít lên chiều nả nớt
Tôi kêu rên van khóc, lạy nàng thôi
Hãy uống đi, cốc rượu ngấm đầy hơi
Chan chứa vị nồng say đêm hiệp cẩn!

Nàng! Lạy nàng! Hãy nghe tôi cầu khẩn.
Hãy khoan tay, cầm lại trí tương tư
Đang chờn vờn như nguồn sáng ngất ngư
Đang lướt mướt trong muôn màu hoa lệ!

Trên cung bậc, hãm mau niềm ngọc kể
Với lòng rung, ngưng hết cả thanh âm,
Cho lửng lơ chới với điệu phong cầm
Cho tôi bớt bồi hồi trong một phút!


ĐIỆU ĐÀN ÊM ÁI
Mai Đình

Đắm đuối say sưa điệu nhạc vàng
Bên người yêu, gảy khúc tình tang
ĐÔI HỒN hô hấp làn hơi thở
Và sẽ đi chung một nẻo đường.

Chưa có bao giờ ta thấy say
Cho lòng ngây ngất tuổi thơ ngây
Mà sao nay bỗng như điên dại
Bởi khúc người đàn gẩy qúa haỵ..

Thôi chết, vô tình tôi đã quên
Ôm hình ảnh ấy giấu trong tim.
Trời ơi! Đến lúc ta hay được
Thì cả hồn ta đã đắm chìm.

Dại qúa mà lòng chẳng chịu khôn,
Đi tìm đau khổ để mà chôn,
Từ đây có lẽ hồn ta đã
Bị Trái tim người chiếm hẳn luôn

Này chàng nhạc sĩ của ta ơi!
Chớ thấy hồn ta chiếm được rồi
Mà bỏ khúc đàn không gảy nữa,
Cho lòng ta chết, lệ ta rơi!

Đêm vắng lòng ta vẫn đợi chờ
Khúc đàn êm dịu tự xa mơ
Gởi hồn ta nhập trong đàn ấy
Thu lấy dư âm khắp bến bờ...

Ta ở, lòng chàng sẽ ngất ngây
Khi đàn nắn phím lúc lên dây,
Ta như cô bé đầy ngoan ngoãn
Tùy cái tay chàng điểm đắm saỵ..


ĐỢI CHỜ
Mai Đình

Lệ Thanh ơi! vắng anh trong hai tháng,
Sáu mươi ngày dằng dặc nỗi nhớ nhung.
Những đêm thâu em sẽ nấp dưới bóng tùng,
Để hấp thụ lấy hồn anh đương chới với,
Cùng hồn anh đi khắp hết cõi không trung,
Tìm cho ra những lạc thú, những máu hùng,
Thu hết cả vào lòng cho khoan khoáị


ĐÔI TA
Hàn Mặc Tử

...Mà anh hay em, trong tim đều rạn
Đều chôn sâu hình ảnh một người mơ
Bây giờ đây quấy quýt hiện bây giờ
Chỉ biết có đôi ta là đang sống
Đang cho nhau ngọt ngào và đang mộng
Cố làm lơ không biết đến thời gian
Đến những tình duyên chung quanh thất vọng
-Nhiều hành tinh tan đi vì đã lỏng
Ôi muôn năm! Giấc mộng đã đời chưả
Lúc ấy sóng triều rên rỉ chưa bưa
Cứ nhắm mắt, cứ yêu nhau như chết.
Cứ sảng sốt, tê mê và rũ liệt
Đừg nghe chi âm hưởng địa cầu đang
Vỡ toang ra từng mảnh, cả không gian
Cả thời gian, từ tạo thiên lập địa
Đều trộn trạo, điều hòa và xí xóa
Thành hư không như tình ái đôi ta


GHEN TRĂNG
Mai Đình

Hôm nay sáng tỏ cung Hằng
Khiến lòng em nhớ hôm rằm bên anh
Hãi hùng em sợ trăng thanh.
Vắng em, anh lại tự tình cùng trăng.
Hôm xưa, anh đã nói rằng
"Chị Hằng, hẳn chị đã bằng em chưả"
Vì em là một nàng thơ
Của chàng thi sĩ ước mơ mộng vàng.
Em có điệu nhạc du dương,
Có đôi mắt ngọc để chàng say mệ
Nếu anh quên hết lời thề,
Em đòi tất cả những gì của em!
Ví lòng em đã qúa ghen
Chị Hằng, sao chị lại thèm duyên tả
Những đêm u ám trăng mờ,
Em buồn em sợ như là mất anh.
Cớ sao trăng lại ẩn hình
Hay là trăng ở bên anh lúc nàỷ
Có chăng anh hãy tỏ bày
Để em bớt sợ những ngày còn xạ


GHEN VỚI LỆ KIỀU
Mai Đình

Anh thất vọng vì anh vô hy vọng
Với người yêu duy nhất của anh kia,
Lấy mộng lòng mong gửi tấm tình si
Anh cố gỡ nó càng thêm buộc chắc.

Em như kẻ tha phương cầu thực
Tìm tình yêu với chất đẹp vô song.
Được yêu rồi em giữ chặt trong cung
Khóa cửa lại ngoài đề "cung cấm".

Em ghen lắm anh ơi, em ghen lắm!
Anh liệu chừng đừng tưởng đến em chi!
Để đời em mưa gió lấp vùi đi,
Thà như vậy mà không đau đớn mấỵ

Anh không chịu em cũng xin van lạy
Tha cho em, đừng vương vấn vào yêu
Để cho anh được tưởng đến Lệ Kiều
Người anh đã phô bày trên mặt báọ

Nói hết ghen là thiệt em nói láo
Anh đừng tin và cứ tưởng em còn...
Vì hiện giờ em lại thấy ghen hơn
Tim còn đập, còn yêu, còn ghen mãi



HẠNH PHÚC
Mai Đình

Buổi đầu xuân giữa mùa hoa nở rộ.
Đúng hẹn kỳ, ta về với tân lang.
Ngày vu quy ta mừng vui hớn hở
Tối tân hôn chàng đẹp đến mê hồn!

Rượu quỳnh tương chàng dâng ta uống cạn,
Đàn ngọc trao, ta dạo khúc nghê thường.
Chàng nói khẽ: anh yêu em vô hạn,
Phút tương phùng anh dâng trọn niềm thương.

Ta đã ở bên chàng nơi cõi tục,
Quyết không về điện ngọc sống cô đơn.
Bốn bàn tay cùng chung xây hạnh phúc,
Túp lều tranh hơn cả cõi thiên đường.

***

Bỗng một hôm có chiếu trời ban xuống
Hết nợ rồi, đòi ta lại non tiên.
Nhưng hôm qua ta cùng chàng mới uống
Chén rượu thề: trần tục ở cho yên

Ta vội bảo sứ thần mau trở lại
Tâu Ngọc Hoàng: ta chẳng chịu về đâu
Ta đã hưởng biết bao điều êm ái,
Xa chốn này ta sẽ phải sầu đaụ

Vì Thượng đế ngày đã ra lệnh cấm
Không cho người được hưởng thú thương
yêụ
Nếu ta về, ta sẽ mang theo hận
Tiếc cõi trần hạnh phúc để cho tiêụ

Ta thử hỏi: tục, tiên, đâu hơn đã?
Tiên là gì mà chẳng được ái ân?
Ta gửi tấu trên Ngọc Hoàng lượng cả
Xét cho ta uất ức của muôn tiên.

Sứ đi rồi, chàng nhìn ta âu yếm:
- Em của anh thiệt đã hợp lòng anh!
Ngâm thơ đi, ngâm cho hồn tê điếng
Theo điệu đàn êm ái giữa thời xanh!


HƯƠNG THƠM
Mai Đ`nh

Ta là tiên, ta là tiên thượng giới
Xuống hồng trần để ban những hương thơm.
Nhưng không đâu, kẻ phàm phu đừng đợi,
Đừng yêu cầu, ta chẳng chút lòng thương!

Hương ta chỉ ban cho người khác thế,
Những trích tiên rực rỡ ánh ban mai,
Vì lầm lỗi một hôm chầu Thượng đế
Rơi chén vàng nên đọa xuống trần aị

Rẽ mây gió, ta đi tìm cho khắp,
Luyện mắt thần ta liếc khắp năm châụ
Kìa đây thôi! Kìa đây đang tụ tập
Mảnh hồn thơ lai láng biển u sầụ

Ta vội gọi tên một chàng thơ ấy,
Này Lệ Thanh, chàng còn nhớ ta chăng?
Thiếp cùng chàng có nợ duyên kia đấy!
Ngọc nữ đây, và đó chính là Kim Lang

Căn nợ trước bởi chúng ta tội lỗi
Nên Ngọc hoàng ngài giận mới đày đi
Bắt xa nhau để đền cho xong tội
Em trở về trong một buổi vu quị

Này bình hương trời ban riêng ta hưởng
Cất đi chàng, cất cho kín chàng ơi!
Ta sẽ chờ trong một ngày vui sướng
Mở hương ra cho bay khắp trần aị

Thôi từ giã vì ta chưa hết nợ,
Sáu mươi ngày ta hãy trả cho xong.
Chỉ đầu xuân trong một mùa hoa nở
Em trở về trong một tối đầy trăng...


LƯU LUYẾN
Hàn Mặc Tử

Chửa gặp nhau mà đã biệt ly
Hồn anh theo dõi bóng em đi
Hồn anh sẽ nhập trong luồng gió
Lưu luyến bên em chẳng nói gí.

Thơ em cũng giống lòng em vậy
Nghĩa là thơm tho như ánh trăng,
Mềm mại như là tơ liễu rũ
Âm thầm trong áng gió bâng khuâng.

Anh đã ngâm và đã thuộc làu
Cả người rung động bởi thương đau,
Bởi vì mê mẩn, víkhoan khoái
Anh cắn lời thơ để máu tràọ..

Lời thơ ngậm cứng không rên rỉ
Mà máu tim anh vọt láng lai!
Thơ ở trong lòng reo chẳng ngớt
Tiếng vọng thiết tha dội khắp nơị

Em đã nghe qua em đã hay
Tình anh sao phải chứng mê saỷ
Anh điên anh nói như người dại,
Van lạy không gian xóa những ngàỵ

Những ngày đau khổ nhuốm buồn thiu,
Những sóng mây lam uốn dập dìu,
Những mảnh nhạc vàng rơi lả tả,
Những niềm run rẩy của đêm yêụ

Anh đứng cách xa hai thế giới
Lặng nhìn trong mộng miệng em cười,
Em cười anh cũng cười theo dõi
Để nhắn hồn em đã tới nơị


NHỚ THƯƠNG
Hàn Mặc Tử

Trầm ngán nghê bay trong lãnh cung
Xuân thơm bối rối ngọt vô cùng
Ôi chao, Thánh thượng vô tâm qúa,
Lòng thiếp buồn như một tấm nhung!

Ở đây châu báu vô tri hết
Pho sách quần phương lộ ý nhiều
Hãy tìm cho được hoa cung cấm
Xem thử trong hoa có mỹ miềủ

Ngoài kia xuân đã thắm duyên chưả
Trời ở trong đây chẳng có mùa
Không có miền trăng và ý nhạc
Có người cung nữ nhớ thương vuạ

Đừng ai nhắc nhở đến xuân trong
Vô số là xuân chiếm mọi lòng
Mỗi người đều có xuân riêng cả
Thiếp viết xuân lên mảnh lụa hồng.

RƯỢU TRĂNG
Hàn Mặc Tử

A ha! Ta rượt theo trăng
(Ta rượt theo trăng)
Trăng bay lả tả ngã trên cành vàng
Tới đây (là nơi) tôi được gặp nàng
Rủ rê, (rủ rê) hai đứa đi vào rừng hoang
Tôi lượm lá trăng làm chiếu trải
Chúng tôi kề đầu lên khối sao băng
Chúng tôi nói chuyện bằng hơi thở
Dần dần hoa cỏ biến ra thơ
Chúng tôi lại là người của ước mơ
Không xác thịt chỉ có linh hồn đang mộng.
Chao ôi! Chúng tôi rú lên ví kinh động
Vì trăng ghen, trăng ngã, trăng rụng xuống mình
hai tôị

Hoảng lên xong lại cả cười
Tôi toan níu áo, nàng thời theo trăng.
A ha! Ta đuổi theo trăng
Ta đuổi theo trăng, trăng, trăng, trăng!
Thả nàng ra, hãy thả nàng ra!
Nàng là châu báu của ta trong đờị
Đố trăng: trăng chạy đường trời!
Ta rú một tiếng, trăng rơi tức thì!


TAN RÃ
Mai Đình

Trên đường vô định dẫn em đi
Đem lạị cho anh những mộng gì?
Đem lại cho em bao ý chết
Bao tình tuyệt vọng lúc chia lỵ

Anh chỉ như là mây gió thôi,
Em ghì sao được gió mây trôỉ
Ngậm ngùi nhìn cảnh đời hiu quạnh
Tê tái cõi lòng lệ ứa rơị

Em biết yêu anh đã muộn màng
Mà lòng sao vẫn thấy càng thương
Tim em ngừng đập từng cơn một
Khi cõi lòng em đã tỏ tường

Em trách sao anh chẳng thiệt tình
Để em xây đắp mộng yêu anh
Rồi anh lại phá bao nhiêu mộng
Em đã ví anh đắp mộng thành.

Thôi nhé, từ rày đã biệt ly
Trên đường hiu quạnh dẫn em đi,
Món qùa "cô độc" em nâng lấy
Tạo hóa ban kia nghĩ ngợi gì?

Một khi anh ở chốn xa xăm
Đã với người yêu đắp mộng vàng,
Nhìn cõi hư vô anh hãy nghĩ
Đời em đã chết, mộng em tan.

THAO THỨC
Ý thơ của Mai Đình,
lời Hàn Mặc Tử


Lạnh qúa ánh trăng không sáng mấy
Cho nên muôn dặm ở ngoài kia
Em đang mong mỏi, em đang nhớ
Bứt rứt lòng em muốn trở về.

Nhưng xa xôi qúa biết làm saỏ
Lấy trí tương tư đo được nàỏ
Em cứ vùng vằng, em thở dốc
Tình Thương trong dạ mãi xôn xaọ

Thôi em chán qúa, em buồn qúa
Anh của em giờ, cười với aỉ
Nói những gì đâủ Tức tối lạ!
Em hồ nghi mãi, giận không thôị

Lạnh qúa, ánh trăng không sáng mấy
Cho nên chăn chiếu vẫn so le
Nếu hay thương nhớ là thương nhớ
Em dại gì đâu, ngủ thiếp đị


TRƯỜNG TƯƠNG TƯ
Hàn Mặc Tử


Hiểu gì không, ý nghĩa của trời thơ,
Của hương hoa trong trăng nhờn nhợt bấy
Của lời câm muôn vì sao áy náy
Hiểu gì không, em hỡi hiểu gì không?

Anh ngâm nga để mở rộng cõi lòng
Cho trăng sao tràn trề say chới vớị
Cho nắng hường vấn vương muôn ngàn sợi
Cho em buồn trời đất ứa sương khuyạ

Để em buồn, để em nghiệm cho ra
Cái gì kết lại mà thành tinh tú?
Và uyên ương bởi đâu không đoàn tụ?
Và tình duyên, sao lại dở dang chi ?

Và vì đâu gió gọi giận lời đi ?
Lời đi qua một chiều trong kẽ lá.
Một mùi hương mới nửa chừng sa ngã
Anh nếm rồi ý vị của hồn mợ

Mai Đình ơi! Em còn giữ ý thơ
Trong đôi mắt mùa thu trong leo lẻo
Ở xa xôi lặng nhìn anh khô héo
Bên kia trời đang chụp cả hồn anh

Hãy van lơn ở dưới chân Bàn Thành
Cho yêu ma muôn năm vùng trỗi dậỵ
Náo không gian cho lửa lòng bùng cháy
Để làm cho rung động đến người tiên

Đang say sưa trong thế gới ảo huyền
Đang trửng giỡn ở trên sông Ngân biếc.
Anh biết trước sẽ có ngày cách biệt
Ngó như gần song vẫn thiệt xa khơị

Lau mắt đi đừng cho lệ đầy vơi,
Hãy mường tượng một người thơ đang sống
Trong im lìm, lẻ loi trong dẫy động
Cũng hình như, em hỡi, động Huyền Không

Mà đêm nghe tiếng nấc, ở đáy lòng
Ở trong phổi, trong tim, trong hồn nữạ
Em cố nghĩ ra một chiều vàng úa
Lá trên cành héo hắt gió ngừng ru

"Một mối tình nức nở giữa âm u
Một hồn đau rã lần theo hương khói
Một bài thơ cháy tan trong nắng rọi
Một lời run hoi hóp giữa không trung
Cả niềm yêu, ý nhớ, cả một vùng
Hóa thành vũng máu đào trong ác lặn".

Đấy là tất cả người anh tiêu tán
Cùng trăng sao bàng bạc xứ Say Mơ
Cùng tình em tha thiết như văn thơ
Ràng rịt mãi cho đến ngày tận thế.

(12-1939)


TUYÊN BỐ
Mai Đình

Tôi chẳng sợ cảnh nghèo hèn đói khó,
Tôi không kiêng thứ da thịt khác người,
Vì lòng tôi, tôi chỉ biết yêu thôi
Và thân thể có phải đâu châu ngọc?

Tôi yêu chàng đã khắc sâu vào tim óc,
Tôi thờ chàng như một vị thần linh,
Dẫu vì chàng đời tôi phải hy sinh
Tôi chấp nhận không so đo tính tóan.



SÁNG LÁNG
Hàn Mặc Tử

Sông Ngân đã im lìm không tiếng sóng,
Mà lòng anh rào rạt mãi không thôi!
Ở tầng cao khúc nghê thường đồng vọng,
Nghe gì đâu em hỡi, ráng mây trôi!

Anh đã thoát hồn anh ngoài xác thịt
Để chập chờn trong ánh sáng mông lung,
Để tìm em đưa hai tay ràng rịt,
Mảnh tình thiêng ngả ngốn giữa không trung.

Anh đã gặp hồn em đương chới với,
Bến Mê hà trên dải nước mênh mang,
Anh đã đón tình em bay phấp phới
Như hương trăng đằm thắm cõi không gian.

Chúng ta biến, em ơi, thành thanh khí,
Cho tan ra hoà hợp với tinh anh
Của trời đất, của muôn vàn ý nhị,
Và tình ta sáng láng như trăng thanh! 


:Hàn Mặc Tử:::
DUYÊN KỲ NGỘ



Tiếng Suối Reo

Đâu gió lên tầng mây che mắt lạ
Ta muôn năm len lỏi ở Đào Nguyên
Nước trong sáng lòng ta thơm vô giá
Sao không ai đi lạc tới non tiên?

Để ta dâng, ta mời ai giải khát
Nếm cho bưa mùi vị nước trường sinh
Ồ tiếng tiêu đâu bay ra man mác
Khiến nao nao nguồn thanh tịnh quanh mình.


Lời Chim Phụ Họa

Tiếng tiêu nao từ phương xa bay vẳng
Tiếng thanh thanh mà rất mực tương tư
Xuân đây rồi lan tràn như bóng nắng
Ta nên bay cho khỏi vướng sầu u.


Tiếng Tiêu

Vàng bay theovàng đuổi theo vàng bay
TIếng vàng này vừa mê vừa say
Dồn qua phương đông mặt trời chưa nóng
Dồn qua phương tây màu sắc hây hây

Ta là khúc Phượng Cầu Hoàng năm trước
Đem ân tình rải khắp cả trời duyên
Cho Quân Thụy lấy nàng Thôi thuyền quyên
Xuân vô cùng đến ngàn năm ơn phước.

Song le Nàng vẫn luôn luôn cách biệt
Bến Ô Giang lành lạnh khúc thầm thương
Ta vẫn còn ngân bao lời tha thiết
Trong nắng mai dìu dịu mối sầu vương.


Chàng

Mải vui tìm cành hoa trên cánh bướm
Ai đưa ta lạc đến nước non này
Mùi cỏ lạ thơm như mùi nhụy chớm
Cùng tiếng tiêu đồng hợp chất nồng say

Đến đây rồi ta mơ niềm hận cũ
Đã bao năm nào thấy bóng giai nhân
Hoa lá bỗng xôn xao tìm lấy thú
Trong khi này lừng lẫy nhạc tường vân.


Lời Suối Reo

Ồ sự lạ muôn đời thế kỷ
Đất Linh Sơn in dấu vết phàm nhân
Ta reo lên với đàn thông thủ thỉ
Cho lay bay tình ý ở xa xăm
Xin mời chàng tài hoa thi sĩ đó
Ngồi xuống đây bên thảm ngọc vườn châu
Hai tay chàng thử vốc vào nước nọ
Mát tê đi như da thịt nàng dâu.


Lời Chim Hót

Ôi chàng kia, thực ra chiều phong vận
Hãy nghe ta cao hót khúc bình an
Này mặt nhựt tròn vo đương sáng láng
Gió đương lên vươn quyện tấm lòng ngây
Ta đã nghe danh chàng cao vời vợi
Như thơ ra đồng vọng cả thinh gian


Chàng

Nắng càng cao, lòng ta càng hừng hực
Thơ lên rồi bay quá dải nhàn vân
Mùi hương đâu trong lời ca sực nức
E hư vô rung động cả phong trần
Ôi chao, mê toàn thân như khoái cảm
Như đêm xuân uống phải rượu quỳnh tương
Không đâu mà, có điều chi vừa chạm
Đến tâm linh - để báo hiệu phi thường.
Ta hãy giấu tiếng tiêu trong cụm lá
Đừng cho ra nghe lờ lặng trời mây
Ta hãy ẩn mình ta trong kẹt lá
Để chờ xem sự lạ đến gần đây


Nàng (ra)

Mây bay theo với mây bay
Mình sao ra nước non này mà chơi
Sáo ơi, dìu dặt khơi vơi
Buông mau âm điệu để mời nhân gian
Nắng cao ý muốn lan tràn
Ở đây vắng vẻ cây ngàn suối reo
Chim ơi hót khúc tương giao
Có người thục nữ lần vào Thiên Thai
Không gặp ai, chửa gặp ai
Duyên còn ngậm kín, tình hoài miên man
Tiêu tao đến nỗi bẽ bàng
Đi trong hiu quạnh gặp toàn bơ vơ


Lời Suối Reo

Ở đây có suối đoàn viên
Có cây Phối hợp, có duyên Ngọc vàng
Nước ta trong trắng ơ Nàng
Đọ xem trinh tuyết có phần thanh cao
Cởi xiêm cởi áo ra nào
Xuống đây nàng tắm cho rạt rào thơ ...


Nàng

Ôi chao thơ ngầm bay theo dải nắng
Lộng vào trong xiêm áo mỏng mành sao!
Tiếng ai cười vang trong im lặng
Khiến lòng ta hồi hộp biết dường bao!


Chàng (ở lùm cây ra)

Tiếng tiêu vương vấn vào nhau mãi
Ta cho Nàng đây, gẫm lạ kỳ
Không duyên hồ dễ mong theo nắng
Xin dâng nàng nụ cười với đôi mi.


Nàng (kinh ngạc)

Ở đâu chàng ở đâu ra
Xem trong cốt cách mới ra tính tình
E khi mình chửa iết mình
Nói câu kỳ ngộ in hình hổ ngươi
Chàng ôi, thốt chẳng nên lời
Không quen sao lại lả lơi chuyện trò?


Chàng

Phải quên Nàng ở Đào Nguyên
Bởi chưng sắc đẹp lại thêm đa tình
Xuống đây tìm nợ ba sinh
Không hay trời khiến ta mình gặp nhau.


Nàng

Em là Trần Thương Thương
Ngụ ở bến Tầm Dương
Đi tìm chàng thi sĩ
Trong pho sách Kim Cương
Đi tới Tương tư xứ
Tìm không ra người thương


Chàng

Em là Trần Thương Thương
Anh là Hàn Mặc Tử
Không phải cách âm dương
Còn có khi hội ngộ
Em là hoa mười phương
Anh là mây tứ xứ
Gặp nhau ở cạnh đường
Nói sao cho bằng khóc.


Lời Chim Hót

Hỡi ôi người tục khách tình
Đến đây nhìn sững cho mình thêm ghen
Má ơi, má núm đồng tiền
Môi sao ướt đỏ ta thèm biết bao!
Nắng ơi, nắng có lên cao
Làm sao da thịt hồng hào thế kia?


Nàng

Người mộng hỡi từ nay ta mới biết
Sao thơ anh nhuộm toàn màu ly biệt?
Kêu không thôi, và nức nở cả ban đêm
Nhạc thanh bai hòa trong cung cầm nguyệt
Với bao màu sang sáng ửng duyên thơm
Em mê quá thi nhân Hàn Mặc Tử.
Người trai tơ thùy mị như tình duyên.


Chàng

Thương Thương em, trời cho ta kỳ ngộ
Nói cho ta thần điệu của vàng bay
Đôi nhụy thắm in trên màu rực rỡ
Đây đôi chim gù gật với niềm say
Anh van em cho anh quỳ san sát
Cho mùa xuân ngầm ngấm tận hồn anh
Thơ anh sẽ như trầm hương ngào ngạt
Tỏa lên cao lồng lộng giữa trời xanh.


Nàng

Tất cả em là trân châu vô giá
Dành cho anh rîêng hưởng hạnh phúc này
Em kết tinh ở bao thanh sắc lạ
Tòa thiên nhiên đúc sẵn để mê say
Sao trời hỡi không cho em nguyền ước
Em theo anh mà hứng lấy sao rơi
Vẻ đài các còn nguyên trong khăn, lược
Để làm chi, tình hỡi, khi xa xôi.


Chàng

Chỉ có em làm thơ anh mãnh liệt
Tình anh vang như luồng gió van lơn
Chỉ có em, lòng anh yêu tha thiết
Yêu điên cuồng không một phút nào hơn
Bây giờ đây khóc than niềm ly hận
Hỡi Thương Thương người ngọc của lòng anh
Ta nhìn em với bao lời ta thán
Khiến hoa chim nghe được cũng không đành.


Nàng

Tình quân hỡi, muôn năm em chỉ muốn
Sống bên anh cho thắm được tình yêu
Mùa xuân em sẽ rất nhiều hoa bướm
Bởi thơ anh tô điểm đẹp trăm chiều.


Chàng

Than ơi đời biệt ly chan chứa
Anh sắp đi với hai dòng lệ ứa
Cả đau thương dồn dập xót tâm bào
Khi xa em đã bao lần vọng tưởng
Mơ trong mơ làm hoảng hốt đêm trăng
Khi gần em tâm thần anh sửng sốt
Mùi yêu đương vương vít cả tâm hồn
Em ở đó sao anh không thề thốt
Bao dòng châu đem hiến tối tân hôn.


Nàng

Nói làm chi những câu mê sướng quá
Nói những câu khờ dại cả người em
Phải chăng anh tài hoa cao trọng lắm
Đã bao lần khét tiếng ở đền vua
Bao người ngọc đắm say lời ngọc thắm
Bao giai nhân hâm mộ tấm tình thơ!


Chàng

Anh chỉ ngó say em trong chốc lát
Để hồn thơ rời rạc với mây bay
Gần em luôn để hưởng bao khoái lạc
Thưa em không, anh đâu dám mê say!
Một mai kia ở bên khe nước ngọc
Với sao sương, anh nằm chết như trăng
Không tìm thấy Nàng Tiên mô đến khóc
Đến hôn anh và rửa vết thương tâm.


Nàng

Em quyết níu với bao tơ nắng dịu
Níu thơ anh và níu cả hồn anh
Hoa cỏ sẽ làm ơn theo chứng kiến
Biệt ly nào dứt được mối thâm tình?


Chàng

Thôi chào em giờ không trở lại
Anh đi rồi mà hương phấn vẫn theo luôn (chàng biến mất)


Tiếng Suối Reo

Xin đừng vầy bàn chân trong suối ngọc
Hỡi giai nhân người lụa bến Tầm Dương
Xin Nàng đợi để đêm khuya sẽ vọc
Bao nhiêu trăng sáng dịu giữa hơi sương. 



_Mai Đình_

Hôm ấy cùng chàng dạo bến mơ,
Bên tôi chàng hứa: chẳng bao giờ
Trong hồn anh vắng hình em được,
Dù phải xa nhau vẫn đợi chờ.

Nhưng bỗng hôm nay đã mất chàng,
Chàng đà yên giấc mộng Vu San,
Để tôi luống chịu bao đau khổ,
Mối hận chung tình khó nỗi tan.

Tê tái lòng tôi những tối trăng,
Lệ tình đã thấm ướt bao khăn.
Còn đâu giấc mộng năm xưa nữa,
Thêm hận đời tôi kiếp lỡ làng.

Tôi muốn gặp chàng những tối mơ
Để cùng nhau nối những đường tơ,
Nhưng hồn chàng bị hồn ai chiếm
Nên với tình tôi đã hững hờ.


 Tâm sự Mai Đình
Lưu Vĩnh Hạ


Nhớ lắm thuở nào tuổi mộng mơ
Bút nghiêng dang dở cũng vì thơ
Anh buồn nhiều lắm nhưng không nói
Chỉ có Mai Đình biết mà thôi

Cùng với nỗi sầu dưới bóng trăng
Nàng thơ anh đó một chị Hằng
Lả lơi theo gió trên cành liễu
Chán cảnh thiên cung lén xuống trần

Nhớ lắm những ngày thuở hàn vi
Chẳng có tiền mua giấy,bút ghi
Sợ những áng thơ anh sẽ cạn
Hy sinh đập ống có là gì......

Ngày đó vẫn còn chưa có danh
Thơ anh ca tụng ánh trăng vàng
Mai Đình vào độ đôi tám tuổi
Yêu chàng thi sĩ tên Lệ Thanh

Cứ thế dòng đời lặng lẽ trôi
Khi anh thành danh lại bao người
Yêu anh với tên Hàn Mặc Tử
Giấc mộng Mai Đình nước cuốn trôi

Mộng Cầm,Kim Cúc cả Hồng Sương
Đã gửi vào tim những yêu thương
Mai đình chỉ có Nguyễn Trọng Trí
Và một bài thơ trăng não nùng

Tạo hóa thật là quá trớ trêu
Hồn anh tan vỡ một buổi chiều
Nhìn ánh trăng khuya lòng tự hỏi
Tìm đâu chung thủy một tình yêu

Tuổi xanh dành hết cho người ta
Buồn tủi riêng anh bệnh trầm kha
Chỉ có Mai Đình luôn tận tụy
Với tấm chân tình luôn thiết tha

Trở về quê cũ,phế nhân rồi
Chẳng ai giành giựt nữa người ơi
Chẳng lẽ Mai Đình tình mãi khổ
Cuộc đời,phút cuối cũng thiệt thòi

Trăng vàng ai nở bẻ làm đôi
Mộng ước từ đâY tan vỡ rồi
Còn ai thương tiếc Hàn Mặc Tử
Chỉ một Mai Đình lệ tủi rơi


Đây không phải là bài thơ của Mai Đình. Nhưng FF vẫn xin post bài thơ này vào topic này. Theo FF thì bài thơ này đã khái quát được hết tình cảm thầm kín của cô hàng xóm Mai Đình dành cho thi sĩ Hàn Mặc Tử.

Nữ sĩ Mai Đình kể về mối tình với Hàn Mặc Tử


Tác giả: Đắc Trung

(Sưu Tìm: Ông Gìa Sa Đéc)

28 tuổi “ra đi” giữa lúc tài năng đang rộ nở, thi sĩ Hàn Mặc Tử không chỉ để lại “những vần thơ có cánh” mà còn để lại mối tình tuyệt vời với nữ sĩ Mai Đình. Đã có người viết về mối tình đầy thi cảm và đẫm nước mắt này, nhưng tài liệu có đôi phần chưa chính xác. Rất may trong một dịp từ thành phố Hồ Chí Minh, nữ sĩ Mai Đình ra du ngoạn Hà nội, tôi có hân hạnh được tiếp kiến bà tại căn phòng nhỏ bé của mình ở số 64 Bà Triệu. Trong cuộc tri ngộ qúy giá ấy, tôi đã được bà kể cho nghe về mối tình của bà thời xuân sắc với nhà thơ nổi tiếng Hàn Mặc Tử…
Đã sắp qua tuổi 78, mà nữ sĩ Mai Đình vẫn giữ được những nét đẹp kiêu sa, qúy phái. Mái tóc dài bạc trắng chải rất mượt, búi rất gọn. Da hồng, mắt sáng, miệng tươi, khăn hoa, áo lụa hảo hạng. Giọng nhỏ nhẹ mà đầy âm hưởng.
– Tôi sinh ra trong một gia đình quan lại nhỏ, chính quán ở Nông Cống, Thanh Hoá, nhưng thân phụ tôi lại nhận chức tại Phan Thiết. Mười sáu tuổi tôi đã theo sống bên cha và được cha hết mực cưng chiều. Tôi mê đọc sách, đặc biệt Đường thi. Tâm hồn đẫm thơ văn. Một lần trên mục Văn chương tờ “Sài Gòn” tình cờ tôi đọc được bài “Thức khuya” của Hàn Mặc Tử. Chất thơ, hồn thơ, tâm trí lự của tác giả làm tôi say, tôi cảm. Không hiểu sao cái tên Hàn Mặc Tử cứ án ảnh tôi hoài và từ đó tôi cố ý tìm đọc hàng loạt những bài khác của thi nhân này. Bài nào tôi cũng cảm thấy hay, thấy xúc động và trong tôi bỗng thấy hình thành bóng dáng một thi sĩ Hàn Mặc Tử thật tuyệt vời. Cũng từ đấy dường như có sự kỳ diệu nào thôi thúc tôi quyết định gửi những bản thảo thơ của mình cho mục Văn chương của tờ “Sài Gòn” cùng những niềm huy vọng rất mơ hồ, rất khó giải thích, bởi tôi biết rằng trong Ban Biên tập của tờ báo đáng kính đó có Hàn Mặc Tử… Thế rồi tôi nhận được thư anh. Lời thư thật tao nhã cao sang. Anh nói rằng anh thật sự xao xuyến trước vẻ đẹp và sự tinh túy của những bài thơ tôi viết với một bút danh rất mới: Mai Đình và anh lần lượt cho đăng. Dường như tiền định, hai tâm hồn thơ gặp nhau cảm trọng, mến mộ nhau, chỉ qua thư từ trao đổi thôi chứ chưa hề gặp mặt, vậy mà đã rất ý hợp tâm đồng.
Năm 1937, trong chuyến đi từ Thanh Hoá vào Phan Thiết, ngồi trên ô tô, tôi nghe mấy người bạn đồng hành trò chuyện. Họ nói về Văn chương, đặc biệt nhắc nhiều tơi Hàn Mặc Tử. Qua câu chuyện của họ tôi được biết hiện tại Hàn Mặc Tử đang ở Quy Nhơn. Bỗng nhiên trong đầu tôi nẩy ra ý định ghé Quy Nhơn thăm anh. Nhưng mà… phần e ngại mình là thiếu nữ con nhà gia giáo lại tự tìm đến một người con trai. Mà người đó mình chưa hề gặp mặt. Biết anh ở chỗ nào trong cái thành phố rộng lớn đó? Chẳng lẽ làm quen rồi hỏi thăm mấy người trên xe ư? Đâu có được. Tôi chợt nhớ ra được ở Quy Nhơn có một người bạn thơ. Đó là anh Trần Thông. Vợ chồng anh rất mến tôi. Ghé qua thăm anh chị đó rồi tính… Vợ chồng anh Thông đón tiếp tôi niềm nở. Trong câu chuyện tôi làm như đã quen biết Hàn Mặc Tử lắm và hỏi anh chị đó rằng hình như Hàn Mặc Tử đang ở Quy Nhơn, tôi muốn tới thăm ảnh. Cả anh chị đều buồn bã . Chị nói rằng Hàn Mặc Tử đang bệnh nặng, không nên tới. Tôi hỏi anh bệnh gì, tại sao lại không nên, trong lúc anh hoạn nạn thế cần tới thăm mới đúng chứ. Lát sau chị nói cho tôi hay rằng Hàn Mặc Tử mắc bệnh cùi, hiện ở nhà riêng tại số 20 đường Khải Định, anh từ chối mọi người, không muốn tiếp xúc với ai. Tôi đắn đo. Nhưng chiều đó tôi vẫn một mình tìm đến nhà anh. Căn nhà nhỏ nằm khiêm tốn đến vắng lặng. Tiếp tôi là một thanh niên tên là Hiếu, em trai của Hàn Mặc Tử, biết ý định của tôi, Hiếu tỏ ra cảm thông, nhưng gương mặt đợm buồn. Hàn Mặc Tử nằm trong buồng kín, nghe Hiếu vào nói lại, anh bảo Hiếu ra cho tôi hay rằng, anh rất cảm động về việc tôi tới thăm, nhưng anh bệnh không ra tiếp được, mong tôi hiểu cho, hẹn dịp khác tri âm. Tôi ra về lòng ngùi ngùi thương cảm. Ngay chiều gần tối hôm đó, trước khi tôi lên tàu vào Nam thì anh Nguyễn Minh Vỹ tìm gặp. Anh Vỹ đưa tôi tập “Gái quê”, nói rằng Hàn Mặc Tử nhờ chuyển. Mở ngay ra coi và tôi rất xúc động về dòng chữ Hàn Mặc Tử đề tặng tôi. Lên tàu tôi liền đọc một mạch hết tập thơ của anh. Qua thơ anh, tôi càng cảm mến anh. Xúc động tôi viết ngay bài “Biết anh”.
Tàu đến Nha Trang tôi xuống, tìm đến thăm anh Quách Tấn, một nhà thơ có tiếng bấy giờ. Anh em lâu ngày gặp nhau mừng lắm. Tôi kể lại việc đến thăm Hàn Mặc Tử, tất nhiên khoe với anh tập thơ “Gái quê” Hàn Mặc Tử mới tặng tôi. Vốn là bạn thân với Hàn Mặc Tử, anh kể cho tôi nghe nhiều chuện về Hàn Mặc Tử. Chẳng hạn tên thật của Hàn Mặc Tử là Nguyễn Trọng Trí. Ngoài bút danh Hàn Mặc Tử anh còn những bút hiện khác như: Phong Trần, Lệ Thanh, Minh Duệ Thị. Về bút danh Hàn Mặc Tử nguyên trước là Hàn Mặc Tử có nghĩa bức rèm lạnh. Anh Quách Tấn có lần bảo: “Đã có rèm thì thêm bóng nguyệt vào. Hỏi còn cảnh nào nên thơ hơn”. Nhà thơ hiểu ra, gật đầu và thay chữ ả vào chữ a thành Hàn Mặc Tử, có nghĩa là Chàng Bút Mực. Nâng niêu tập “Gái Quê” trên tay. Anh Quách Tấn nói rằng Hàn Mặc Tử cũng tặng anh một tập nhưng một người bạn đang mượn. Anh muốn viết một bài về tập “Gái quê” của Tử mong tôi cho anh mượn vài ngày. Tôi bằng lòng đưa anh, nhưng bẳng quên trong đó có kẹp bản thảo bài thơ “Biết anh” tôi làm tặng tác giả “Gái quê”. Trong bài ấy có mấy đoạn:
Còn anh em đã gặp anh đâu Chỉ cảm thấy thơ có những câu Âu yếm say sưa đầy cả mộng Xui lòng tơ tưởng lúc đêm thâu… Mộng hồn em gửi theo chiều gió Để em gần anh ngỏ ít lời
Chẳng hiểu nghỉ cách nào mà Quách Tấn chép liền bài thơ đó gửi ra Quy Nhơn cho Hàn Mặc Tử. Đọc “Biết anh” của tôi, Hàn Mặc Tử làm đáp lại ngay bằng bài “Lưu luyến” (nữ sĩ Mai Đình nheo nheo mắt, cười rất tươi. Tôi thấy bà trẻ lại như thời con gái). Tôi “chết” ở bài “ Lưu Luyến” này đây:
Chửa gặp nhau mà đã biệt ly Hồn anh theo dõi bóng em đi Hồn anh sẽ nhập trong hồn gió Lưu luyến bên em chẳng nói gì
Thơ em cũng giống lòng em vậy Nghĩa là thơm tho như ánh trăng Mềm mại như lời tơ liễu rủ Âm thầm trong ánh gió băn khoăn…
Vậy là “Biết anh” và “Lưu luyến” đã nói lên nỗi lòng của hai chúng tôi, từ đó chúng tôi thư từ cho nhau, gắn bó với nhau như cặp tình nhân trong mộng.
Sau đó tôi rời Phan Thiết vào Sài Gòn. Hàn Mặc Tử vẫn ở Quy Nhơn. Đầu năm 1939 tôi mới có dịp ra thăm anh. Lại tìm đến nhà anh ở 20 Khải Định. Nhưng lần này lòng tôi ngậm ngùi buồm tê tái. Anh không còn ở đây nữa. Bệnh cùi tàn phá cơ thể anh, vi trùng đã ăn lên đến mặt. Gia đình khánh kiệt để lo chạy chữa, nhưng bệnh tình anh không giảm. Chính quyền thành phố bắt đưa anh vào bệnh viện cùi Quy Hoà. Thân mẫu anh mếu máo nói cho tôi hay, khiến tôi không cầm nổi nước mắt. Thương anh gia đình giấu anh ở một nơi kín đáo dưỡng bệnh. Đó lá Gò Bồi. Gò Bồi nằm phía Tây thành phố Quy Nhơn, một khu cát rộng, trên đó là những túp lều cỏ sơ sài của những người nghèo khổ bần cùng đói rách. Muốn ra đấy phải lội bi bõm nước ngập lưng bắp chân, rồi đạp trên cát bỏng dưới nắng hè chói chang. Tôi xin phép bà cụ ra thăm Hàn Mặc Tử. Cụ bằng lòng và một chú bé dẫn tôi ra Gò Bồi. Đến trước túp lếu tranh xơ xác xiêu vẹo, chú bé bảo tôi dừng lại. Vén tấm màn che cửa, chú bé ra hiệu tôi chui vào. Một người đàn ông nhỏ bé, gầy yếu ngồi trên chiếc giường chõng, cạnh bàn viết. Bàn là một tấm gỗ thùng đặt trên một khung chân cũ. Người đàn ông ngước đôi mắt đen sáng long lanh nhìn tôi dò hỏi. Tôi đứng lặng đi. Hàn Mặc Tử đấy ư. Thật xa lạ với một thi sĩ mà tôi hằng tôn thờ trong mộng tưởng. Anh ốm yếu, tàn tạ, da mặt sần sùi, chỉ có đôi mắt làm tôi sững sốt: sáng như hai ngôi sao, đầm thắm, thông minh và có sức cám dỗ diệu kỳ. Từ đôi mắt ấy toát ra thứ ánh sáng huyền diệu, khiến tôi bỗng thấy thương, yêu anh vô cùng. Tôi nhìn xoái vào mắt anh, khẽ nói nhỏ chỉ đủ anh nghe: “em là Mai Đình đến thăm anh đây… Vâng, Mai Đình đây”. Anh chằm chằm nhìn tôi không nói và từ đôi mắt ấy bỗng rưng rưng lệ. Tôi buớc đến gần định ngồi xuống bên anh, nhưng Hàn Mặc Tử vội lắc đầu xua tay. Tôi hiểu vì trên đường ra đây chú bé có kể cho tôi hay rằng từ khi lâm chứng bệnh nan y này. Hàn Mặc Tử hết sức giữ gìn. Anh không bao giờ bắt tay ai, không để ai đến gần, khi giao tiếp, luôn giữ khoảng cách xa để bệnh tình của anh không lây sang người khác. Phút xúc động lặng xuống, chúng tôi bình tĩnh ngồi tâm sự với nhau. Càng trò chuyện càng tâm đồng ý hợp, chúng tôi nói về những người bạn mà cả hai chúng tôi đều quen, nói chuyện văn thơ, chuyện đạo, chuyện đời…
Từ ấy cứ mỗi lần thu xếp được công việc tôi lại từ Sài Gòn ra thăm anh, cố gắng được gần anh nhiều hơn. Vốn liếng tư trang chẳng đáng bao nhiêu, tôi cũng bán đi để có chút tiền đem ra chăm sóc anh. Chúng tôi ngồi suốt ngày say sưa đàm đạo, làm thơ xướng họa, quên cả nắng nóng như dội lửa, quên đói, quên khát. Lúc ấy Hàn Mặc Tử rất vui. Những bài thơ xướng hoạ, những bài thơ chúng tôi cùng làm, bài nào cũng dạt dào xúc cảm. Tôi chép vào một tập. Hàn Mặc Tử bảo tôi đặt tên. Tôi đặt là “Đôi hồn”. Hàn Mặc Tử gật đầu bằng lòng. Có thể nói chúng tôi yêu nhau say đắm. Đó là mối tình hoàn toàn trong sạch. Trọng nhau về đức, về tài, cảm phục nhau về thơ mà yêu chứ thậm chí cầm tay nhau cũng không. Lần đó ra thăm bệnh tình anh càng nặng hơn, sức khoẻ suy sụp. Nhìn anh tôi không cầm nổi nước mắt. Tôi bảo anh hay là anh cứ đi bệnh viện Quy Hoà tôi sẽ nghỉ việc theo anh ra đó chăm sóc anh, không muốn tôi phải khổ vì anh. Hôm sau, tôi chia tay anh về Sài Gòn. Và, đâu có ngờ rằng đó là lần gặp cuối cùng giữa hai chúng tôi.
Nữ sĩ Mai Đình lặng đi, lát sau tôi dè dặt hỏi:
 – Thưa bác, vậy bản thảo tập “Đôi hồn” bác còn lưu giữ được không? – Còn, tôi vẫn giữ, vẫn thuộc nữa – Giá mà…
Hiểu ý tôi bà nói luôn:
– Đã có người đến mượn, đến xin, đòi mua với giá đắt nữa, nhưng tôi từ chối. Bởi với tôi đó là những kỷ niệm vô gía thiêng liêng với Hàn Mặc Tử, không muốn chia sẻ cùng ai.
(Nhân dân hàng tháng.- 1997.- Số 6 (tháng 10) (1358); KHPL: BĐ.04(91))

Chủ Nhật, 22 tháng 10, 2017

Nữ Nghệ sĩ Ngân Huệ, cô bé lọ lem của thế kỷ 21

Nữ Nghệ sĩ Ngân Huệ.
Nữ Nghệ sĩ Ngân Huệ.
Hình của Soạn giả Nguyễn Phương
Khi màn nhung kéo lên, dưới ánh sáng sân khấu, họ mặc những trang phục cổ xưa hay hiện đại để cảm thấy được sống dưới hình tượng nhân vật đó, sống trong tâm trạng của vua chúa, hoặc công nương, hoàng hậu, hoặc những người sang trọng quyền quý mà trong thực tế, họ không thể nào có được cuộc sống như vậy.
Gia đình nghèo
Một chút ảo tưởng đẹp hầu vui trong lòng để mà vượt qua cái đói nghèo, cái bất công của xã hội đang đổ ập trên đầu họ. Và khi mà họ sống một cuộc sống đầy ảo tưởng đó, họ cảm thấy tâm hồn họ được nâng cao lên. Có nhiều nghệ sĩ trở nên đẹp hơn về hình thể và sắc diện khiến cho nhờ đó mà biến đổi được cuộc đời của họ giống như một con bé lọ lem được phép thần kỳ của bà tiên để trở thành một nàng công chúa sinh đẹp, sang giàu và hạnh phúc. Nữ nghệ sĩ Ngân Huệ là một bé lọ lem mà nghệ thuật sân khấu đã ban phép thần kỳ để thay đổi cuộc đời của cô và giúp cho cô một cuộc sống ấm no và  hạnh phúc.
Nữ nghệ sĩ Ngân Huệ tên thật là Phan Thị Thu Sương, sanh năm 1971, quê tại Sông Bé tức tỉnh Thủ Dầu Một.
Về hoàn cảnh gia đình thì Thu Sương, còn cha mẹ, cô có ba người anh, một chị và hai em. Gia đình không có ai theo nghề hát và đang sống ở tỉnh Sông Bé.
Khi còn học văn hóa, nhờ có giọng trong trẻo, ngân vang mà Thu Sương được cha mẹ cho học ca cổ nhạc. Năm 1986, mười  lăm tuổi cô đã được đoàn Sông Bé nhận vào đoàn làm học diễn. Thu Sương lấy nghệ danh là Băng Sương.
Nữ nghệ sĩ Băng Sương tiến bộ nhanh, có thể đóng đào nhì và thế vai đào chánh nhưng một năm sau, Cô cảm thấy cái tên Băng Sương có vẻ lạnh lẽo quá, không hên nên nhân có giọng ca giống với nữ nghệ sĩ Thanh Kim Huệ và Linh Huệ là hai nghệ sĩ thần tượng của cô nên Băng Sương đỗi nghệ danh lại là  Ngân Huệ. Chữ Huệ là muốn giống như Thanh Kim Huệ hay Linh Huệ, còn chữ Ngân là có lẽ với ý khiêm tốn  cô là bạc( ngân ) kém hơn Kim là vàng của Thanh Kim Huệ, nhưng một ông thầy bói lóc cóc tử ở Sông Bé quả quyết cái chữ Ngân đó là mang về nhiều tiền của để cho Ngân Huệ giúp đở cha mẹ và các anh chị còn ở quê nghèo Sông Bé.
Lời thầy bói
Lời bói của ông thầy lóc cóc tử Sông Bé chưa thành hiện thực vì nữ nghệ sĩ Ngân Huệ đi hát đoàn cải lương Saigon 3, rồi về đoàn Minh Tơ, đoàn Sông Bé 2 và Dạ Lý Hương, cuộc sống còn nhiều cơ cực tuy rằng giọng ca và nghệ thuật diễn xuất của Ngân Huệ cũng thu hút được sự tán thưởng của một số lớn khán giả ở các vùng mà cô có dịp đi diễn qua.
Ngân Huệ sau nầy nhắc lại năm 1994, cô về Saigon kiếm đoàn hát để đi, vì quá nghèo cô không có tới hai bộ đồ dính da, gia đình riêng của cô tan vở, đứa con 7 tuổi phải gởi cho cha mẹ nuôi dùm. Ngân Huệ quyết không chịu thua số phận, cô quyết đeo đuổi theo nghề hát vì cô tin là giọng ca của cô cùng sắc vóc và kinh nghiệm diễn xuất sẽ giúp cho cô vượt qua cơn khủng hoảng để ổn định cuộc sống và có một sự nghiệp sân khấu rỡ ràng như hai nghệ sĩ thần tượng Thanh Kim Huệ và Linh Huệ.
Năm 1995, nữ nghệ sĩ Ngân Huệ dầu chưa hoàn toàn ổn định cuộc sống, cô vẫn được giới thiệu dự thi huy chương vàng giải Thanh Tâm, tuy không đoạt được huy chương nhưng nữ nghệ sĩ Ngân Huệ được các nam danh ca ưa thích, chọn ca chung vọng cổ với cô. Trong các chương trình Vầng Trăng Cổ Nhạc tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Long An và Đằm Sen, Ngân Huệ  từng ca vọng cổ chung với danh ca Châu Thanh, một nghệ sĩ nổi tiếng có giọng ca dài hơi rất êm và điêu luyện. Ngân Huệ cũng từng diễn cặp với Vũ Luân, Kim Tử Long, Linh Châu và cô được đoàn hát Kim Thanh ( tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) mời về hát vai chánh, đóng cặp với kép chánh Kim Tiểu Long.
Bây giờ thì lời thầy bói bói về chữ Ngân trong cái tên Ngân Huệ trở thành hiện thực. Một người có cơ sở kinh doanh nổi tiếng ở Saigon, từng say mê tiếng hát của Ngân Huệ trong nhiều năm qua, đã kiên tâm đeo đuổi theo cô giống như Ngân Huệ kiên tâm đeo đuổi theo nghề hát. Khi Ngân huệ lên được đỉnh cao danh vọng thì cuộc hôn nhơn của cô và người yêu cô cũng thành tựu. Ngân Huệ có một cuộc sống sung túc, giúp đở được cha mẹ, anh chị em của cô ở Sông Bé và quan trọng hơn hết là chồng của cô nhiệt tâm giúp đở và khuyến khích cô trên con đường sự nghiệp ca hát mà cô yêu thích.
Thưa quý thính giả, vừa rồi là giọng ca của nữ nghệ sĩ Ngân Huệ. Năm 1999, nhà hát Trần Hữu Trang mời nữ nghệ sĩ Ngân Huệ đóng vai chánh, hát cặp với nam nghệ sĩ Chiêu Hùng trong các tuồng Giũ Áo Bụi Đời của soạn giả Quốc Khánh, vở Của Trời Cho của soạn giả Đức Hiền.
Những vai diễn được gọi là để đời, được nhiều khán giả ưa thích và báo chí thường nhắc đến là các vai đào chánh trong tuồng Tiếng Sáo Tương Tư, Giấc Mộng Phù Hoa, Trọn Giấc Mộng Tình, Đứa Con Mồ Côi…
Trong các năm gần đây, nữ nghệ sĩ Ngân Huệ ít đi hát theo các đoàn tỉnh, cô được mời ca nhiều hơn trong các chương trình Vầng Trăng Cổ Nhạc ở Saigon và các tỉnh. Nữ nghệ sĩ Ngân Huệ cùng đóng chung trong tuồng Phận Làm Gái của soạn giả Quy Sắc, hát chung với các nghệ sĩ Phương Quang, Thanh Tuấn, Đức Lợi, Hề Sa, Trọng Phúc, Mỹ Hằng, Tuyết Ngân.
Nữ nghệ sĩ Ngân Huệ cùng với các nghệ sĩ Trọng Phúc, Ngân Tâm, Trinh Trinh, Thanh Nguyệt, Ngân Huệ , Hữu Tài tham gia đóng bộ phim Cuộc Đời Đức Phật.
Nhớ thuở cơ hàn
Từ khi có cuộc sống khá giả, Ngân Huệ nhớ thuở cô lâm cảnh cơ hàn nên cô chú tâm làm công tác từ thiện, giúp cho đồng bào nghèo yếu neo đơn và các nghệ sĩ kém may mắn hơn mình. Ngoài việc thường xuyên đóng góp cho Ban Ái Hữu Nghệ Sĩ, chùa Nghệ Sĩ, nhà Dưỡng Lão Nghệ sĩ, Ngân Huệ còn giúp cho 5 tấn gạo cho đồng bào nghèo ở Bình Dương, giúp nhiều tấn gạo cho các gia đình nghèo ở phường Nguyễn Thái Bình, một số chùa ở Thủ Đức, Đà Lạt, Nha Trang để chùa thực hiện chẩn bần cho bà con phật tử nghèo. Đặc biệt nữ nghệ sĩ Ngân Huệ còn tặng cho nghĩa trang nghệ sĩ 10 chiếc quan tài để giúp cho các gia đình nghệ sĩ nghèo có hòm chôn nghệ sĩ vắng số và cô giúp 100 triệu đồng để làm con đường dẫn vào chùa nghệ sĩ..
Ngoài ra Ngân Huệ cũng tham gia các xuất hát không nhận thù lao nhằm thực hiện qủy giúp xây dựng nhà tình nghĩa, quỷ học bổng giúp học sinh nghèo.
Ngân Huệ đi ca giúp trong các chương trình của Đoàn Từ Thiện Phật Giáo, ca vọng cổ, viếng thăm các trại tù các trại cai nghiện ma túy ở Bến Tre, ở Bà Rịa Vung Tàu.
Việc cứu trợ đồng bào nghèo yếu, neo dơn, bị thiên tai bão lục thì gần như năm nào cũng có Hội Tiừ thiện, Chùa Nghệ sĩ đứng ra tổ chức, nhất là giúp đồng bào các tỉnh miền Trung, miền Tây, những vùng thường bị lũ lụt, khi nào có tổ chức cứu trợ, làm việc từ thiện thì người ta đều thấy có sự đóng góp rất hào sản của nữ sĩ Ngân Huệ.
Ngân Huệ và chồng của Ngân Huệ rất tâm đắc với nhau trong việc làm từ thiện vì Ngân Huệ nghĩ là mình được lộc của Tổ Nghiệp, dđược ơn phước của trời nên sẳn sàng chia xẻ với những người đồng nghiệp, đồng bào kém may mắn hơn mình.
Thưa quý thính giả, chương trình cổ nhạc chấm dứt, Nguyễn Phương xin hẹn vào giờ nầy tuần sau.

Danh hề Bảo Chung, đệ tử danh hề Văn Chung!

Danh hề Bảo Chung.
Danh hề Bảo Chung.
Hình của Soạn giả Nguyễn Phương
Khi nhắc đến danh hiệu đặc biệt đó, người ta biết ngay là khán giả muốn nói đến nghệ sĩ nào. Về các danh ca vọng cổ, chúng ta còn nhớ những biệt danh như vua vọng cổ Út Trà Ôn, Vua vọng cổ hài Văn Hường, vua xàng xê Minh Chí, Hoàng Đế dĩa Nhựa Tấn Tài, giọng ca vàng Hữu Phước giọng ca sầu nữ Út Bạch Lan, giọng ca liêu trai Mỹ Châu, nữ hoàng sân khấu Thanh Nga,…
Về các vai hề, ta còn nhớ quái kiệt Ba Vân, hề té Văn Chung, hề râu Thanh Việt, hề nhựa Thanh Hoài…
Các nghệ sĩ trưởng thành sau năm 1975 thì không được may mắn có những mỹ danh do khán giả và báo chí kịch trường tặng cho như các nghệ sĩ thế hệ thứ nhất và thế hệ thứ hai Hữu Phước, Thành Được, Hùng Cường…Các nghệ sĩ thế hệ thứ ba, thứ tư cũng học theo đặc điểm của các thế hệ nghệ sĩ đi trước mình để gây ấn tượng, tạo cho mình một thương hiệu( nói theo cách nói hiện nay) nhưng tuy vẫn đạt được hiệu quả diễn xuất như các nghệ sĩ tiền bối nhưng họ không được khán giả tặng cho  mỹ danh như các sư phụ của họ.
Ví dụ: nghệ sĩ danh hài Bảo Chung, học theo lối cười dê của Văn Chung và lối diễu hình của Bảo Quốc nên anh lấy biệt danh là Bảo Chung, tức là ghép hai tên Bảo Quốc và Văn Chung thành ra tên Bảo Chung. Danh hài Bảo Chung có một lối cười đặc biệt, không nghệ sĩ hài nào bắt chước theo được. Khi nghe giọng cười của Bảo Chung, dù không nhìn thấy mặt , khán giả cũng biết đó là danh hài Bảo Chung, tuy nhiên Bảo Chung không được khán giả hay ký giả kịch trường tặng cho một mỹ danh nào kèm thêm giống như trước đây khán giả đã tặng cho sư phụ Văn Chung biệt danh hề té Văn Chung.
Danh hài Bảo Chung tên thật là Nguyễn Văn Lâm, sanh ngày 04 tháng 8 năm 1955, quê mẹ ở  Bình Chánh, ngoại thành Sàigon.  Khi lên 6 tuổi, em Lâm được cha mẹ gỡi vào chùa để học chữ, học kinh kệ. Chú tiểu Lâm học kinh kệ nhưng tâm tánh không thanh tịnh như một kẻ tu hành, trái lại tánh lý lắc vui đùa quậy phá lại phát triển nên chú Tiểu Lâm thích bôi mặt đóng tuồng, làm vua làm quan, múa kiếm ca vọng cổ, bắt chước các đám hát cúng đình ở xã. Năm 13 tuồi ( 1968 ) nhân dịp đoàn hát Đồng Ấu Hoa Thế Hệ của ông bầu Quang Phục đến hát tại chợ Bình Chánh, chú tiểu Lâm trốn chùa, xin gia nhập đoàn Đồng Ấu Hoa Thế Hệ.
Học hát cải lương là đúng sở nguyện của em Lâm nhưng khởi đầu bằng cách đóng vai quân sĩ, đánh võ, chạy hiệu đến khi đóng được các vai kép ba, kép nhì, học ca được một số bài bản cổ nhạc, em Lâm phải chịu đói chiụ khổ vì gánh hát nghèo, số doanh thu kém, có khi em Lâm chán nản định trở về nhà thì đoàn Đồng Ấu Hoa Thề Hệ rã gánh. Lại gặp đoàn hát khác, em Lâm như một dề lục bình nhỏ, thả trôi theo dòng sông lạch nước, qua ghềnh qua thác, qua nhiều đoàn hát, cuộc đời lưu lạc của em Lâm đã đưa em đi đến khắp các thôn, xã, tỉnh thành.
Năm 1975, em Lâm được 20 tuổi, theo đoàn hát đã 7 năm, đã đóng được vai kép chánh ở đoàn hát Sông Hậu 3 trong vai Lục Vân Tiên, hát với nữ nghệ sĩ Tuyết Thu trong vai Kiều Nguyệt Nga. Khi hỏi nghệ danh của em Lâm khi em làm diễn viên chánh của đoàn hát Sông Hậu 3, em cười, nói: Thôi, chú Phương cứ gọi cháu là Bảo Chung, khán giả biết tên nầy, chú gọi Bảo Chung, nói chuyện vui hơn. Nói xong Bảo Chung cười hề hề.

baochung250.jpg
Danh hề Bảo Chung. Hình của Soạn giả Nguyễn Phương Hình của Soạn giả Nguyễn Phương
Tôi hỏi Bào Chung trong trường hợp nào Bảo Chung không diễn kép mùi nữa mà lại chuyển qua diễn vai hề. Bảo Chung cho biết:Bảo Chung làm kép chánh qua nhiều đoàn hát, giữa năm 1979. Bảo Chung đang đi một đoàn hát miền Trung, đoàn thiếu một diễn viên đóng vai hề cho các vở Lâm Sanh Xuân Nương, Bên Cầu Dệt Lụa, ông trưởng đoàn nhờ nghệ sĩ Bảo Chung đóng giúp. Đang là kép chánh, Bảo Chung không nhận lời đóng vai hề nhưng vì đoàn bán dàn hát với một hợp đồng cao giá, không thể không hát. Nhiều nghệ sĩ trong đoàn cùng với trưởng đoàn năn nỉ Bảo Chung hy sinh cứu đoàn. Nghe bùi tai và vì sự sống của nhiều bạn nghệ sĩ trong đoàn, Bảo Chung hát vai hề trong chuyến bán dàn đó. Không ngờ khán giả cười quá mạng, nghệ sĩ trong đoàn cũng hoan nghinh tài nghệ và duyên chọc cười của Bảo Chung.
Vậy đó, sau đó tiếp theo nhiều lần Bảo Chung diễn hài, anh tự thấy thành công hơn khi hát vai kép chánh, số lương vẫn được trả cao như kép chánh nên từ năm 1985, vai hài đầu tiên với nghệ danh Bảo Chung được chính Bảo Chung và giới nghệ sĩ công nhận là vai Trần Lôi trong tuồng Chắp Cánh Chim Bằng, tác giả Thanh Kim Huệ, đạo diễn Thanh Điền và Đoàn Bá, đoàn cải lương Saigon 1.Vai hài nổi bậc nhất của danh hài Bảo Chung là vai ông trưởng ấp trong tuồng Tìm Lại Cuộc Đời của đoàn cải lương Saigon 2. Bảo Chung rất mê giọng cười của nghệ sĩ hài Văn Chung nên xem Văn Chung như người thầy trong nghề hát diễu của mình, Bào Chung đã gia công rèn luyện giọng cười dê kiểu Văn Chung, anh phải lấy hết ruột gan gân sức ra mới tạo được một tràng cười và cũng từ đó giọng cười đặc biệt không giống ai đó của Bảo Chung được khán giả và đồng nghiệp công nhận là giọng cười đặc sắc riêng của Bảo Chung.
Bảo Chung hát trên sân khấu đoàn cải lương Saigòn 1. Saigon 3, đoàn Trần Hữu Trang Năm 1992 nghệ sĩ Bảo Chung được khan giả và đọc giả các báo bỏ thăm bình chọn là một trong 10 danh hài được ưa thích nhất trong năm. Sân khấu cải lương ngày một mất dần khán giả, Danh hài Bảo Chung rời sân khấu cải lương , thành lập nhóm tấu hài Bảo Chung. Danh hài Bảo Chung nổi danh qua các vai tấu hài với nữ nghệ sĩ Tài Linh, Hồng Vân, Thanh Hằng và các nghệ sĩ hài Bào Quốc, Phú Quý… qua nhiều tiểu phẩm tấu hài trong chương trình video Mưa Bụi.
Nhóm hài của Bảo Chung có những tiểu phẩm hát rất thành công như vở Bao Công, vở Tiên Ông, vở Táo Quân, vở Giao Thông Vận tải… vân vân…
Đa số các tiểu phẩm không có nội dung gì đao to búa lớn. Châm biếm một chút những thói hư tật xấu của người đời, đá nhẹ một chút những tiêu cực, tham nhũng của xã hội, móc ngoéo sơ sơ những chuyện nghịch lý trong đời sống thường nhật, những chuyện cười vô thưởng vô phạt, cười thư giản sau những giờ làm việc mệt nhọc trong các công trường, tấu hài của nhóm Bảo Chung cũng như hơn bốn chục nhóm tấu hài đang hoạt động rầm rộ trên các tụ điểm văn hóa như Đầm Sen, Hồ Kỳ Hòa, công viên Lê Thị Riêng, sân khấu Trống Đồng, tụ điểm 135, rạp Hoàn Kiếm, đại nhạc hội Duy Ngọc, quán bar Điểm Hẹn Saigon, quán bar Champa …
Nhờ có giọng cười độc đáo, nhờ có duyên sân khấu, danh hài Bảo Chung chẳng những đắc show diễn ở trong nước mà anh cũng được mời diễn nhiều show ở Hoa Kỳ.
Nghệ sĩ Bảo Chung tâm sự về nghề nghiệp tấu hài của anh. Bảo Chung nói:”  Đến bây giờ tôi mới thấy diễn hài là khó. Hồi trước cứ ra sân khấu là diễn, còn bây giờ phải đau đầu nhức óc với mấy cái kịch bản tấu hài. Năm vừa qua, tôi khá thành công với hai tiểu phẩm “ Bao Công” và Tiên ông năm mới” nhưng cũng chính thành công đó đã gây khó cho tôi, vì nếu có cái nào mới, phải làm sao cho hay hơn, chớ dở hơn thì coi sao được?
Nói thì nói vậy chớ nhiều khi tấu hài, thấy khán giả cười quá mạng thì nhiều khi diễn viên tấu hài cũng sa đà, diễu tới tấp, cương ẩu, nếu nói những câu dung tục thì khán giả sẽ la ó phản đối, nếu cương mà nói những chuyện nhạy cảm thì Sở Văn Hóa bắt làm kiểm điểm, phạm lỗi nặng thì cấm hành nghề vài tháng. Nghệ sĩ hài muốn giữ vững nồi cơm của mình nên phải tránh không nói đến những chuyện nhạy cảm.
Về gia đình thì danh hài Bảo Chung đã một lần gảy đổ hạnh phúc gia đình. Nếu có ai hỏi đến thì anh cười hề hề, xin đừng nhắc lại chuyện cũ, nói chuyện mới vui hơn.
Chuyện mới mà Bảo Chung muốn nói tức là nói chuyện anh rất hạnh phúc với Bảo Uyên, người vợ tâm đầu ý hiệp của anh, người đã đem đến cho anh hạnh phúc trọn vẹn với hai đứa con gái mà anh rất yêu quý.
Bảo Chung nói:” Bảo Uyên là người mẫu minh họa cho các chương trình ca nhạc. Khi Bảo Uyên minh họa cho chương trình thu video tấu hài của Bảo Chung, Bảo Chung làm quen và chỉ một vài lần nói chuyện với nhau, Bảo Chung có cảm tình và thấy rằng đây là một nữa của mình. Vậy đó, Bảo Chung đeo riết, bày tỏ cảm tình, chân thành nóng bõng đến độ sắt thép cũng phải bị nung chảy ra…Kết quả là Bảo Chung và Bảo Uyên đã chọn đúng một nữa của mình. Chúng tôi làm lễ thành hôn. Bảo Uyên không làm người mẫu nữa mà chuyển qua kinh doanh bất động sản. Trong khi Bảo Chung thực hiện những chương trình tấu hài thì Bảo Uyên ở nhà chăm sóc con cái, lo lắng hậu phương cho Bảo Chung yên lòng  theo đuổi nghề nghiệp.
Hiện tại, Bảo Chung và Bảo Uyên có hai đứa con gái, một ngôi nhà, một chiếc xe hơi, đủ tiền bạc và cơ ngơi chung sống một cuộc đời ấm no và hạnh phúc.
Thưa quí thính giả, chương trình cổ nhạc kết thúc, Nguyễn Phương xin hẹn vào giờ nầy tuần sau.