Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2018

Minds đang trở thành mạng xã hội được nhiều người dùng Việt Nam quan tâm

Số lượng tài khoản của người Việt tại đây tăng đột biến trong mấy ngày qua.

Gã sẽ đăng bài từ Minds và share qua FB.

Tại sao ư?

Nhiều tài khoản trên mạng xã hội Facebook (FB) có số lượng người theo dõi đông đã bị tạo tài khoản giả, khi chính chủ báo với quản trị FB thì tất cả bị xóa.

Cô bạn Khánh Mai của gã sau khi bị công an bắt trong ngày 17-6 vì tội dám chụp hình. Sau đó Khánh Mai đã có một bài viết tả lại sự việc này một cách trung dung thu hút được hàng chục nghìn lượt like, hàng nghìn chia sẻ.

Với bài viết này vợ chồng cô tiếp tục bị công an đòi rút bài xuống và gây khó dễ trong công việc. Khánh Mai không thực hiện theo yêu cầu phi lý của phía công an. Cô đã bị một ai đó tạo tài khoản tên trung với tên Khánh Mai và hình đại diện cũng là cô và gởi yêu cầu kết bạn với nhiều người. Phát hiện sự việc này Khánh Mai báo cho FB về sự giả mạo này thì cả hai đều bị xóa.

Gã tin đây là một thủ đoạn mới của an ninh Việt Nam cùng lực lượng 47 – tạo tài khoản giả, khi bị phát hiện vào báo cáo với FB thì bị xóa cả hai.

Mới đây bài viết của sinh viên Trương Thị Hà, sinh viên khoa ngôn ngữ Anh, trường ĐH Khoa học Xã Hội và Nhân văn TP.HCM gởi cho tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, phó hiệu trưởng và trưởng phòng đào tạo của trường này cũng bị FB xóa vì lý do, “Không phù hợp với tiêu chí của FB”. Dù đây là một bài viết chân tình nêu ra những câu hỏi, nỗi đau, thất vọng về một người gọi là thầy giáo.

Trước đó nhiều bài viết liên quan đến vụ việc cướp đất sai quy hoạch của khu Thủ Thiêm, tại Sài Gòn đã bị xóa một cách phi lý.

Chưa biết đây là chủ trương của FB toàn cầu làm điều này hay của cô Lê Diệp Kiều Trang đại diện FB Việt Nam? Nếu là chủ trương của Kiều Trang thì cộng đồng mạng nên phản ứng trực tiếp với FB toàn cầu để bứng cô này đi. Được biết Trang là con nhà có truyền thống cộng sản, bản thân đi học nước ngoài và được đánh giá là học giỏi cũng mê một số tổ chức của đảng cộng sản.

Cũng có thể đây là chủ trương của FB toàn cầu đã trao cho các nhà nước độc tài các thỏa thuận ngầm như một bài báo trên New York Times vào tháng 11-2-16. Với VN thỏa thuận ngầm này cũng có thể có sau cuộc gặp gỡ giữa Monika Bickert, giám đốc chính sách quản lý toàn cầu của Facebook với ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông vào ngày 26-4-2017 tại Hà Nội.

Gã có cơ sở để nghi ngờ về điều này, vì trong khoản nữa năm lại đây nhiều tài khoản FB của các cá nhân như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), Nguyễn Thông, linh mục Lê Ngọc Thanh… thu hút lượng người theo dõi lớn đã bị xóa, FB tên của các tổ chức không được nhà nước Việt Nam ưa thích cũng trong hoàn cảnh tương tự.

Gã nghĩ những cá nhân, tổ chức có tài khoản bị xóa, bị xóa bài cùng làm đơn trực tiếp lên FB toàn cầu phản ánh sự việc này.

Đỉnh điểm phải kể đến ngày 12-6, Quốc hội nước Việt Nam đã thông qua dự thảo luật an ninh mạng và Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng đã ký sắc lệnh ban hành. Thực chất luật này không mang lại những hiệu quả nào khác biệt về kỹ thuật để đảm bảo an ninh mạng cho quốc gia, mà chỉ là bịt miệng các tiếng nói độc lập, lên tiếng cho sự thật. (bài của kỹ sư Dương Ngọc Thái, đang làm việc tại thung lũng Silicon nói rõ trong bài viết phổ biến trên mạng).

Theo luật này thì Việt Nam yêu cầu FB, Google phải lưu thông tin người dùng Việt tại Việt Nam. Một yêu cầu phi lý trong thời đại công nghệ và hướng tới cộng nghệ 4.0. Đây cũng chỉ là cách để nhà nước cộng sản Việt Nam kiểm soát FB, Google như một tờ báo đảng.

Do đó, gã những người Việt không muốn bị chính quyền cộng sản Việt Nam kiểm duyệt thông tin nên đã, đang, sẽ tạo tài khoản ở Minds.

Chúng ta cần lên tiếng cho FB hiểu người dùng Việt cần gì.

Với những hiểu biết lúc này Minds tạo đơn giản, bảo mật cao và nhà nước cộng sản Việt Nam cũng không mong gì chặn được mạng xã hội này, trừ cắt với internet toàn cầu.

Tuy nhiên trang mạng này cũng có nhiều hình ảnh không tốt, có thể rác với nhiều người… chúng ta là những người dùng hiểu biết chọn người kết bạn, tìm thông tin tốt để đọc.

Gã và nhiều người dùng không tin chuyện tự do ngôn luận được đảm bảo ở các nhà nước cộng sản, nhà nước độc tài và những tổ chức bắt tay với các nhà nước này.

Vũ Ngọc Ánh

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2018

CNXH nào cũng man rợ giống nhau :Ngăn cản cưỡng chế thu hồi đất, ông lão bị máy múc cán chết

Không đồng ý với quyết định cưỡng chế thu hồi đất của chính quyền, một ông lão 78 tuổi ở Trung Quốc đã đứng trước máy múc để ngăn cản nhưng bị cán chết ngay tại hiện trường.

Trung Quốc, máy múc, Cưỡng chế thu hồi đất,
Ảnh Internet.
Vào 9h50 ngày 26/6/2010, tại thôn Trung Phong huyện Tài Nguyên thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, trưởng thôn Trình Ngọc Hồng dẫn theo 6 nhân viên, 4 lao động phổ thông và máy múc đến cưỡng chế thu hồi đất của gia đình ông Vương Khánh Bách, 78 tuổi.
Trung Quốc, máy múc, Cưỡng chế thu hồi đất,
Ảnh Internet.
Không đồng ý với quyết định trên, ông Vương đã đứng trước bánh xe của máy múc ngăn không cho san lấp đất nhà mình.
Sau một hồi tranh cãi gay gắt, trưởng thôn nói, nếu ông Vương không tránh ra thì sẽ cho máy múc cán lên người. Nhưng ông Vương vẫn cố thủ và bị máy múc cán chết ngay tại hiện trường.
Trung Quốc, máy múc, Cưỡng chế thu hồi đất,
Ảnh Internet.
Tuy nhiên, sau đó chính quyền địa phương lại quy sự việc này vào dạng tai nạn lao động, chỉ giải quyết bồi thường cho gia đình nạn nhân mà không hề xét xử những người có liên quan.
Cho đến nay, người dân trong thôn Trung Phong vẫn rất bất bình về sự việc này, gia đình nạn nhân vẫn theo kiện, nhưng chính quyền địa phương lại phớt lờ không giải quyết.

Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2018

Vậy là đã bán rồi và nhận tiền hết rồi. Luật đặc khu chỉ là mị dân thôi.


Báo của Trung Quốc " xinhuanet.com " bản tin ngay 12.9.2016 đăng lên cho biết. Chính phủ Việt Nam CÙNG KÝ và ĐỒNG Ý về bán 3 đặc khu kinh tế, sẽ được xây dựng trên toàn quốc, bao gồm Vân Đồn ở phía bắc tỉnh Quảng Ninh, Vân Phong ở trung tâm tỉnh Khánh Hòa và Phú Quốc ở phía nam tỉnh Kiên Giang. Dự án xây đặc khu hoàng thành trong năm 2030
http://www.xinhuanet.com/english/2016-12/09/c_135892998.htm

Tập đoàn FLC tự đẩy mình dính vào “bẫy nợ” của Trung Quốc, Việt Nam đối mặt với rủi ro cao về mất chủ quyền?





Việc làm ăn với Trung Quốc đã nhiều lần được cảnh báo luôn đầy rẫy nguy cơ và hậu quả đắng ngắt so với những cam kết tốt đẹp được vẽ ra ban đầu. Ấy vậy mà ở Việt Nam không ít doanh nghiệp vẫn cố tình xòe tay nhận những đồng Nhân Dân Tệ của những doanh nghiệp gốc Hoa với tham vọng kiếm lợi từ việc triển khai hàng loạt các dự án trên khắp cả nước. FLC của Trịnh Văn Quyết cũng nằm trong số đó. Điều này lý giải tại sao FLC từ một công ty cỏn con nhanh chóng lớn mạnh và đang lộng hành khắp cả nước bằng cách cướp đất dân nghèo, phá hoại tài nguyên, môi trường,… Cùng một chiêu bài của kẻ đang toan tính hãm hại đất nước và con người Việt Nam là Trung Quốc.

Tập đoàn FLC tự đẩy mình dính vào “bẫy nợ” của Trung Quốc?

Với số vốn điều lệ năm 2008 chỉ vỏn vẹn 18 tỷ đồng, đến năm 2014 VĐL đã tăng lên 3.140 tỷ, năm 2015 tăng lên 8.400 tỷ… sau 7 năm vốn tăng lên gấp hơn 465 lần, một mức tăng siêu tưởng, mờ ám, nhờ đâu mà Tập đoàn FLC lớn nhanh như thổi vậy? Chưa kể, với số vốn ban đầu chỉ vỏn vẹn 18 tỷ, liệu FLC có thể mua nổi những miếng đất vàng trị giá hàng chục nghìn tỷ hay không? Chúng ta từng chứng kiến Quyết cố tình chây lỳ không trả nợ, thậm chí là “qua cầu rút ván” cả các đối tác nhỏ lẻ, hay “chơi trò mèo” khi bán chui cổ phiếu chỉ để đút túi vài tỷ đồng, vài trăm triệu, thì liệu tay đại gia siêu nổ này có đủ tiền để đầu tư hết dự án nghìn tỷ này đến dự án triệu USD khác? Chúng ta cũng chứng kiến các dự án của Quyết rất nhiều lần bị “đứng hình” do thiếu vốn, nhưng rất nhanh sau đó liền có một dòng tiền cấp vốn để Quyết tiếp tục “hà hơi thổi ngạt” cho các dự án này. Vậy ai là kẻ đã âm thầm bơm tiền cho Quyết?
Hồi tháng 3/2017, theo thống kê tài sản trên sàn chứng khoán Việt Nam, người nhiều tiền nhất chính là Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC, vào khoảng 44.000 tỷ đồng, tương đương gần 2 tỷ USD. Thị trường từng bán tín, bán nghi về khối tài sản tỷ đô của ông Trịnh Văn Quyết, năng lực đầu tư bất động sản vô biên, vốn thực,… hay chỉ là chiêu “nâng bi tên tuổi”? Đi tìm hiểu sự thật, người ta mới té ngửa phát hiện, đây thực chất chỉ là “dòng vốn ảo” được ông Quyết “hút” từ khắp các kênh ngân hàng, người mua nhà, cổ đông và cả những đối tác bị quỵt tiền như đã kể ở trên.
Được biết, ông Quyết hiện nay đang là con nợ của nhiều ngân hàng khác nhau: BIDV, Vietinbank, Vietcombank, Phương Đông, PVCombank,…, với tổng giá trị các khoản vay ngắn, dài hạn khoảng 4.500 tỷ đồng. Đáng chú ý trong các khoản vay gần đây của FLC có 105 tỷ đồng từ ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC). Nợ ngân hàng Việt Nam thì không nói, nhưng nợ ngân hàng Trung Quốc thì hệ quả sẽ thế nào?

TQ đang được xem là “đế quốc chủ nợ”

Trung Quốc gần đây đang được thế giới nhắc tới như là một “đế quốc chủ nợ”. Bằng cách sử dụng nợ chính phủ để “uốn cong” đường hướng của các nước khác theo ý muốn của họ mà không cần súng ống. Hầu hết các con nợ của Trung Quốc hiện nay đều đang đối mặt với rủi ro cao về mất chủ quyền. Năm 2015, một công ty Trung Quốc đã bỏ ra 388 triệu USD để thuê 99 năm đối với cảng nước sâu Darwin của Úc – nơi đóng quân của hơn 1.000 thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Tương tự, sau khi cho quốc gia châu Phi Djibouti vay hàng tỷ đô đến mức ngập nợ, Trung Quốc đã thiết lập căn cứ quân sự ở nước ngoài đầu tiên của nước này trong năm 2017, chỉ cách căn cứ hải quân Mỹ vài km. Một số quốc gia khác như Argentina, Namibia hay Lào đều bị rơi vào “bẫy nợ” của Trung Quốc, buộc những nước này phải đối mặt với những quyết định “đau đớn” để ngăn chặn tình trạng vỡ nợ.
Còn nước ta thì sao? Kinh nghiệm từ rất nhiều dự án có bàn tay dơ bẩn của Trung Quốc nhúng vào đều gây ra những tác động tiêu cực không thể nào “sửa chữa” nổi: vụ ô nhiễm môi trường của Formosa khiến cá chết hàng loạt vẫn còn ám ảnh người dân các tỉnh miền Trung cho đến tận bây giờ (cá tại Kỳ Anh, Vũng Áng cứ cách vài tháng lại chết hàng loạt); dự án đường ống nước sông Đà vỡ đến lần thứ 18 liên tiếp vì dùng nguyên liệu Trung Quốc; vấn nạn đội vốn khủng cùng ô nhiễm môi trường trầm trọng tại dự án Boxit Tây Nguyên và dự án Nhà máy thép Thái Nguyên,…
Điểm đặc biệt là, cái cách FLC đang làm giàu cũng na ná với cái âm mưu mà Trung Quốc đang muốn sử dụng đối với nước ta. Được biết, hiện nay tập đoàn FLC đang bị các tổ chức Quốc tế theo dõi về nạn tàn phá rừng phòng hộ, lấy những bãi biển của ngư dân gọi là “quy hoạch dự án” và những miếng đất đẹp nhất làm dự án và khoác lên cái áo danh hiệu “dự án đầu tư”. Các dự án làm sân golf, khu resort, khách sạn, biệt thự sinh thái của Cty CP Tập đoàn FLC đã ôm trọn các vùng đất ven biển, và nhiều dự án đất vàng khác đi kèm với thành tích là: dự án đi tới đâu thì xóa sạch rừng phòng hộ tới đó, nhất là rừng phòng hộ ven biển. Tập đoàn này cướp hết các bãi biển đẹp nhất, nơi mà lâu nay ngư dân mấy đời làm bãi neo đậu thuyền bè đánh cá. Cùng một điểm chung: phá hoại thiên nhiên, cướp đất dân, đẩy dân vào cảnh cùng quẫn, chiếm các vị trí chiến lược quan trọng (đồn biên phòng ở Quảng Ngãi),… việc Tập đoàn FLC hợp tác làm ăn với Trung Quốc là đều hiển nhiên xảy ra.

Bản quy hoạch tổng thể dự án quần thể du lịch nghĩ dưỡng và đô thị FLC Bình Châu – Lý Sơn bao gồm cả đồn Biên phòng ở Quảng Ngãi

Thực chất cái gọi là vay vốn Ngân hàng Công thương Trung Quốc mà FLC đang vay, đều là vốn do chính Chính phủ Trung Quốc cung cấp chứ không phải của bất kỳ doanh nghiệp nào. Chính phủ nước này có chính sách hỗ trợ mua các dự án bất động sản của các nước khác, mục đích sau cùng là làm rối loạn nền kinh tế và đưa người Trung Quốc xâm nhập vào lãnh thổ. Nhìn Nha trang, Đà Nẵng, Vũng Tàu,… là hiểu. Không chỉ thế, hiện tại thành phố HCM các doanh nghiệp Trung Quốc cofn ra yêu cầu UBNDTP cho người nước ngoài sở hữu nhà 100 năm, thử chờ xem 100 năm đó còn có phải là nước VN hay không hay toàn dân Trung Quốc?
Với kiểu kinh doanh chỉ dựa vào “vốn ảo” như Trịnh Văn Quyết hiện nay, thì trong tương lai gần sẽ có một ngày FLC dần dần phải bán hết vốn cổ đông để có thể trụ tiếp. Trong trường hợp không còn tài sản nào để thể chấp các ngân hàng trong nước, FLC đành lòng phải bán hết vốn cho Trung Quốc, khi đó chuyện gì sẽ xảy ra? Há chẳng phải là toàn bộ các dự án rộng hàng ngàn hecta sẽ lọt vào tay Trung Cộng? Toàn những vị trí đắc địa, thậm chí là liên quan đến an ninh quốc phòng. Bài học từ các quốc gia khác và các dự án có yếu tố Trung Quốc khiến chúng ta không thể nào ngó lơ một chuyện hết sức nguy hiểm này.
Sau cùng, tự hỏi liệu có hay không chuyện Việt Nam sẽ mất nước từ những âm mưu thâm độc có sự tiếp tay của chính những doanh nghiệp hại dân như Trịnh Văn Quyết?
(Zing / The Leader / Dân Việt)

Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2018

6 loại người không hợp tác, 7 loại người không kết giao, 4 loại người nên kết thân

Chọn bạn mà chơi! Ông bà ta vẫn luôn khuyên bảo con cháu như vậy. Nghĩa là chúng ta không nên tùy tiện chọn người để hợp tác hoặc kết giao. Biết suy nghĩ kỹ trước khi quyết định, bạn sẽ tránh được những sai lầm không đáng có.

6 loại người không nên hợp tác

1. Không hợp tác với người có tham vọng riêng quá lớn, vì họ không nhìn thấy được sự hy sinh của người khác mà chỉ quan tâm đến kết quả và cái được mất của mình.
2. Không hợp tác với người không có tinh thần sứ mệnh, vì họ lấy việc kiếm tiền làm mục đích.
3. Không hợp tác với người không có tình người, vì làm việc cùng họ sẽ không vui vẻ.
4. Không hợp tác với người tiêu cực, vì họ sẽ làm tiêu hao năng lượng tích cực của bạn.
5. Không hợp tác với người không có nguyên tắc sống, vì họ cho rằng kiếm được lợi ích cho mình chính là nguyên tắc sống.
6. Không hợp tác với người không có lòng biết ơn, vì người vong ơn thì chắc chắn sẽ phụ nghĩa.
7 loại người nên không kết giao

1. Người không có hiếu với cha mẹ không nên kết giao.
2. Con người quá khắt khe không nên kết giao: Nói chuyện không khiêm tốn, nói năng tùy tiện không suy nghĩ, không phải quân tử, làm việc không thể thấu hiểu cho người khác. Người này luôn luôn làm tổn thương người khác, đâu thể làm bạn?
3. Người tính toán chi li không thể kết giao.
Người mà chuyện gì cũng tính toán chi li, lúc sống sợ bản thân mình bị thiệt thòi, người luôn giành giật cơ hội, toan tính hẹp hòi, hầu như phải chiếm được lợi ích từ người khác mới cảm thấy vui lòng… đâu thể kết giao được?
4. Người không biết kính trọng người khác thì không nên kết giao.

Tục ngữ nói: Có qua mà không có lại là vô lễ. Chuyện gì cũng phải có qua có lại, bạn kính tôi một thước, tôi kính bạn một trượng. Dù bạn mang ơn nhỏ như giọt nước cũng phải báo đáp người bằng dòng suối to lớn. Người chỉ biết nhận lấy mà không biết cho đi, cũng không nên kết giao.
5. Người giỏi a dua tâng bốc thì không nên kết giao.
Người này luôn luôn chạy theo lợi thế, ham lợi quên nghĩa, ích kỷ chỉ biết đến mình, là nhân vật vô cùng nguy hiểm trong đời người. Tuyệt đối không thể mất cảnh giác với loại người này, bởi kết giao với họ đâu biết là phúc hay họa?
6. Không có nguyên tắc đối với quyền quý thì không thể kết giao.
Làm người phải có tôn nghiêm và nhân cách của chính mình. Quan lớn hay bình dân, đại gia hay người nghèo đều là cơ thể bằng da bằng thịt như nhau. Người này không thể nể sợ khúm núm dưới chân người khác, cũng không được khinh miệt người khác bắt họ phải khom lưng quỳ gối trước mình. Người có khoảng cách quá lớn thì không cần phải kết giao.
7. Người không có lòng thương xót thì không nên kết giao.
Làm bạn với kiểu người không có lòng thương xót hoặc là người có tâm địa độc ác hoặc là người ích kỷ vô cùng khác gì làm bạn với sói, tuyệt đối không nên kết giao.
4 loại người nên kết giao thân thiết

1. Kết giao với một người biết trân trọng bạn, họ sẽ an ủi và giúp đỡ bạn trong lúc bạn khó khăn gục ngã.
2. Kết giao với một người có năng lượng tích cực, họ sẽ ở bên cạnh khích lệ bạn khi tâm trạng bạn tồi tệ nhất.
3. Kết giao với một người dẫn dắt bạn, họ sẽ bằng lòng làm đá lót chân cho bạn, đưa bạn vượt qua vũng lầy và màn sương mê ảo.
4. Kết giao với một người chịu phê bình bạn, luôn luôn nhắc nhở bạn, giám sát bạn để bạn luôn phát hiện ra sự thiếu sót của mình.
Gần mực thì đen gần đèn thì sáng, hãy cẩn trọng khi chọn bạn. Hãy chia sẻ bài viết để mọi người cùng biết nhé.
Châu Yến lâm

Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2018

Hỏi thẳng : Việt Nam độc lập hay đã trở thành chư hầu phương Bắc ?


Mai V. Phạm
Bạn đọc ắt hẳn sẽ khó chịu với câu hỏi kỳ lạ của tôi vì tin rằng Việt Nam vẫn là một đất nước độc lập, có chủ quyền, chắc chắn không phải là một khu tự trị thuộc Trung Quốc. Tuy nhiên, hãy bình tĩnh cùng tôi điểm qua vài sự việc, rồi mỗi người tự trả lời câu hỏi đó một cách thành thật, thẳng thắn và nghiêm túc nhứt.
chuhau1
Biểu tình chống lệ thuộc Trung Quốc - Ảnh minh họa
Đảng cộng sản Việt Nam muốn là nô lệ của đảng cộng sản Trung Quốc
Kể từ năm 1950 cho đến nay, quan hệ Việt – Trung trải qua nhiều thăng trầm khác nhau : ngọt ngào, cay đắng, thù ghét, xung đột, và cuối cùng là "16 chữ vàng và 4 tốt".
Có nhiều dữ liệu về mối quan hệ Việt – Trung được xem là "bí mật quốc gia" và được các chóp bu hai phía giấu nhẹm. Tuy nhiên, dựa trên những sự kiện lịch sử, chúng ta vẫn có thể nhìn thấy sự thần phục gần như là tuyệt đối của Đảng cộng sản Việt Nam trước Trung Quốc.
Sự kiện đánh dấu sự thay đổi từ "đối đầu" sang "quỳ gối cúi đầu" của chóp bu Việt Nam trước Trung Quốc là cuộc xâm chiếm đảo Gạc Ma – Trường Sa vào tháng 2/1988 của Trung Quốc.
Ngày 14/3/1988, Trung Quốc bắt đầu xây dựng căn cứ tại Đảo Gạc Ma (Fiery Cross Reef) và 3 tàu của Hải quân Việt Nam đã đến đây nhằm ngăn cản kế hoạch của Trung Quốc. Khi phía Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rời khỏi Đảo Gạc Ma, lực lượng hải quân Trung Quốc đã nổ súng khai chiến. Cuộc chiến chỉ kéo dài 28 phút, nhưng khiến ít nhất 70 chiến sĩ Việt Nam thiệt mạng và 3 chiếc tàu bị cháy và hư hỏng nặng.
Ngày 23/3/1988, lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam đề nghị đàm phán với Trung Quốc về tranh chấp ở Trường Sa, nhưng Trung Quốc đã từ chối. Ngay sau đó, chóp bu cộng sản Việt Nam lại tiếp tục đề nghị đàm phán với Trung Quốc, nhưng lại bị từ chối.
Năm 1989, chóp bu cộng sản Việt Nam quyết định trao trả lại quyền kiểm soát Cambodia, đổi lấy "bình thường hóa quan hệ quốc tế và xây dựng kinh tế" với Trung Quốc.
Tháng 9/1990, chóp bu cộng sản Việt Nam có cuộc họp bí mật tại Thành Đô, Trung Quốc để thảo luận về việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Có nhiều chi tiết về cuộc hội quan trọng này vẫn chưa được công khai. Tuy nhiên, nhìn chung, phía Việt Nam đồng ý hợp tác với Trung Quốc và điều phối các vấn đề ngoại giao của Việt Nam trong tương lai thông qua Bắc Kinh. Trung Quốc cam kết hỗ trợ kinh tế cho Hà Nội và hai bên nhất trí thiết lập giao dịch thương mại qua biên giới (1).
Dấu hiệu sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản tại Liên Xô từ đầu năm 1990 đã đẩy Việt Nam sát lại gần Trung Quốc. Tháng 11/1991, Việt – Trung tái thiết lập quan hệ ngoại giao sau gần một thập kỉ xung đột. Đảng cộng sản cần sự trợ giúp về kinh tế và chính trị của Trung Quốc để duy trì quyền lực cai trị tại Việt Nam.
Chúng ta dễ dàng thấy rằng kể từ sau Hội nghị Thành Đô năm 1990 bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt – Trung, thì sự thần phục của nhà nước cộng sản Việt Nam với Trung Quốc ngày càng rõ rệt và gần như là tuyệt đối.
Các văn kiện bán nước "Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc"
Đọc và ngẫm các bản tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc năm 2015 và năm 2017 sẽ thấy được kế hoạch "nhượng địa" của bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam với Trung Quốc.
Điểm đáng chú ý trong các Tuyên bố chung này là việc mở cửa biên giới cho phép người Trung Quốc dễ dàng qua Việt Nam cũng như Việt Nam sẽ tăng cường sử dụng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc trong các giao dịch thương mại. Hiểu một cách giản dị đó là Trung Quốc được tự do thực hiện những kế hoạch chiến lược trên toàn lãnh thổ Việt Nam mà không gặp bất kỳ khó khăn, trở ngại nào.
Trong cả hai bản tuyên bố chung năm 2015 và năm 2017, Việt – Trung "nhất trí tiếp tục thực hiện toàn diện, hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), trên cơ sở hiệp thương thống nhất… giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông". Trong thực tế, những cam kết này chỉ được áp dụng đơn phương bởi chính quyền Việt Nam vì cho đến nay Trung Quốc vẫn không công nhận phán quyết của Tòa án quốc tế về tranh chấp Biển Đông và đơn phương cấm Việt Nam khai thác dầu mỏ tại vùng biển tranh chấp vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Phẫn nộ hơn là trong những năm gần đây, hải quân Trung Quốc đã liên tiếp bắn hoặc đâm chìm tàu cá Việt Nam, khiến nhiều ngư dân phải thiệt mạng trong sự im lặng đớn hèn của cả quân đội lẫn chính quyền. Nhục nhã nhứt là khi cả Bộ ngoại giao lẫn Đảng cộng sản ra lệnh cho báo chí đồng thanh gọi những chiếc tàu mang quốc kỳ Trung Quốc, đâm chìm tàu cá Việt Nam, là "tàu lạ". Đảng cộng sản tự nhận là chính quyền đại diện dân tộc Việt Nam, nhưng lại sợ hãi, hèn nhát, chớ dám hé môi phản đối bọn đánh, giết dân Việt. Cường quyền khốn nạn như thế chắc chắn không xứng đáng để tồn tại.
Tuyên bố chung năm 2017 nhấn mạnh việc tăng cường hợp tác và trao đổi Việt – Trung ở mọi lĩnh vực : kinh tế, nông nghiệp, ngân hàng, cơ sở hạ tầng giao thông, quốc phòng, giáo dục và văn hóa. Vô số hàng giả, sản phẩm độc hại cũng như máy móc, thiết bị lạc hậu, gây ô nhiễm nghiêm trọng của Trung Quốc được nhập khẩu vào Việt Nam một cách dễ dàng.
Nguy hiểm hơn, Việt Nam vẫn tiếp tục gửi các sĩ quan quân đội và cán bộ đảng viên sang Trung Quốc học tập và huấn luyện chuyên môn. Đội ngũ an ninh quốc gia của một đảng cầm quyền mà phải qua một đất nước khác để học tập và nâng cao kỹ năng, thì có lạ lùng và nguy hiểm hay không ? An ninh quốc gia có thực sự là trách nhiệm của Đảng cộng sản Việt Nam hay đích thực của Trung Quốc ?
Cuối tháng 5/2018, Bộ chính trị còn ra lệnh cho Quốc hội bù nhìn – lập pháp với hơn 95% là đảng viên, phải thông qua dự luật đặc khu, cho thuê 3 vị trí quan trọng là Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) – Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) – Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) với thời hạn là 99 năm. Vấn đề cần nhấn mạnh không phải là thời hạn đặc khu bao nhiêu năm, mà là sự bất tín và bản chất dối trá của đảng cầm quyền. Dự luật là "cho thuê" nhưng nếu có chuyển sang "nhượng địa" thì làm sao người dân biết được ? Với phụ thuộc quá rõ ràng của nhà nước Việt Nam vào Trung Quốc, thì chủ tương lai của cả 3 đặc khu chắc chắn sẽ là những người có gốc rễ Trung Quốc. Luật đặc khu chắc chắn sẽ thông qua. Rồi Vân Đồn và Bắc Vân Phong sẽ về tay Trung Quốc bởi vì Tập Cận Bình cần hai địa thế đó để giúp Trung Quốc đạt được mục tiêu của chiến lược Vành đai & Con đường.
chuhau2
Chiến lược Vành Đai và Con Đường
Chưa hết, quốc hội bù nhìn Việt Nam cũng sắp thông qua dự luật An ninh mạng, với nhiều quy định tương tự Luật An ninh mạng Trung Quốc. Trọng tâm của Luật An ninh mạng Trung Quốc là kiểm duyệt, bóp nghẹt và kiểm soát tiếng nói bất đồng chính kiến và trọng tâm đó cũng được nhà nước Việt Nam "sao y bản chính" cho dự luật An ninh mạng Việt Nam.
Việc đàn áp và bắt giam liên tục những nhà hoạt động có tiếng nói mạnh mẽ chống sự bành trướng của Trung Quốc như Mẹ Nấm, Hội Anh Em Dân Chủ... từ đầu năm 2017 cho đến nay, chứng tỏ được sự thần phục vô điều kiện của chính quyền Việt Nam trước Trung Quốc.
Có đất nước nào trên thế giới mà người dân bị chính quyền đàn áp và tống giam vì dám chống đối và tỏ thái độ không ưa thích Trung Quốc, như người dân Việt Nam hay không ?
Có đất nước nào như Việt Nam, mà chính quyền ra lệnh bắt bớ, đánh đập, bịt miệng người dân vì biểu tình phản đối lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình hay không ?
Có đất nước nào trên thế giới mà người dân đi đến đâu cũng thấy "rõ như ban ngày" sự lệ thuộc quá đáng của chính quyền vào Trung Quốc ?
Có đất nước nào như Việt Nam, mà chính quyền tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Trung Quốc, trong khi chẳng mấy quan tâm doanh nghiệp tư nhân nước nhà ?
Có đất nước nào như Việt Nam, mà chính quyền tìm cách phá hoại những cuộc tưởng niệm ngày Trung Quốc cướp Hoàng Sa – Trường Sa và giết hại dã man quân lính Việt Nam hay không ?
Tôi tin chắc những ai quan tâm đến thực trạng đất nước đã có câu trả lời cho mình. Hãy dành cho mình một phút thinh lặng. Ngẫm. Để thấy Việt Nam làm gì có Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc nữa.
Mao Trạch Đông với câu nói nổi tiếng : "Every Communist must grasp the truth : Political power grows out of the barrel of a gun". (Tạm dịch : "Mỗi một người cộng sản phải nắm vững được chân lý : Quyền lực chính trị lớn mạnh từ một khẩu súng").
Đảng cộng sản Việt Nam không dám bóp còi khẩu súng quyền lực của mình, bởi nỗi khiếp sợ kinh hoàng trước Trung Quốc. Nỗi sợ Trung Quốc đã ăn sâu vào não bộ và xương máu của các tầng lớp chóp bu đảng cộng sản, làm tê liệt mọi giác quan và khiến họ chỉ biết phục tùng Trung Quốc. Khi mà quyền lực chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam bị điều khiển và chi phối toàn diện bởi chóp bu Trung Quốc, thì vai trò của đảng cộng sản không phải là đảng cầm quyền, lãnh đạo Việt Nam, mà là một phân bộ của đảng cộng sản Trung Quốc và là một chư hầu phương Bắc.
Chúng ta phải làm gì ? Thoát đảng để thoát Trung !
Mỗi một năm có hơn ít nhứt là 10 ngàn người rời bỏ quê hương để tha phương cầu thực tại các nước khác. Từ tháng 2/2017 đến nay, gần 100 ngàn người Việt đã sang các tỉnh gần khu vực biên giới Việt – Trung để làm việc vì nhà nước Việt Nam thất bại trong việc tạo ra việc làm (2).
Tại sao Việt Nam ngày càng lụn bại, nhưng đảng cộng sản vẫn ngang nhiên tồn tại để "quỳ gối, cúi đầu" trước Trung Quốc mà không gặp phải bất kỳ phản kháng đáng kể nào ?
Đảng cầm quyền chấp nhận sự điều khiển và chi phối gần như là tuyệt đối của Trung Quốc. Như vậy, Việt Nam hiện có phải là một đất nước thực sự độc lập hay không ? Tự do – Hạnh phúc ở đâu khi dân không được quyền phản đối chính quyền lẫn sự bành trướng của Trung Quốc ?
Chán chường. Mệt mỏi. Thất vọng. Và rất bất lực. Đó là những cảm xúc hiện tại của đại đa số người dân, nhắc nhở chúng ta tổ quốc Việt Nam đang tan rã. Rất nhiều người muốn thay thế chế độ cộng sản bằng thể chế dân chủ đa nguyên, nhưng họ vẫn đang chờ đợi sự dẫn dắt của một tổ chức đáng tin cậy.
Đất nước hơn 90 triệu người nhưng là 90 triệu người cô đơn và lẻ loi trong khi đảng cộng sản lại chấp nhận liêt kết lại với nhau để tồn tại. Vì thế, 90 triệu người Việt vẫn đang rất bất lực trước đảng cộng sản, chỉ vỏn vẹn vài triệu người. Câu hỏi quan trọng là tại sao những người yêu chuộng dân chủvẫn không hình thành được một lực lượng chính trị lớn mạnh, tạo áp lực buộc đảng cộng sản phải chấp nhận bầu cử tự do và công bằng ?
Âm mưu thôn tính và đồng hóa Việt Nam của Trung Quốc vốn đã có từ ngàn năm nay. Có lẽ chúng ta chỉ tập trung vào hiểm họa Trung Quốc mà quên vấn đề quan trọng hơn : vai trò tích cực của Đảng cộng sản Việt Nam trợ giúp Trung Quốc chiếm đóng Việt Nam, mà không cần tốn một viên đạn.
Vấn đề nguy ngập là nguy cơ tan rã quốc gia. Hãy thinh lặng để quan sát kỹ và lắng nghe nỗi thất vọng và chán chường của quốc dân trên khắp mọi miền, để thấy Việt Nam hiện đang rất nguy ngập và chia rẽ sâu sắc. Hậu quả kinh khủng này không phải do Trung Quốc trực tiếp gây ra, nhưng là hệ quả từ ách cai trị độc tài của Đảng cộng sản Việt Nam. Chế độ cộng sản "không cần dân chúng tin yêu mình, mà chỉ cần người dân đừng gắn bó với nhau để không có sức đề kháng. Không gì thỏa mãn các tập đoàn độc tài hơn là sự thờ ơ và vô cảm của một quần chúng bất lực vì chia rẽ".
Một đất nước mà không xây dựng được dù chỉ là một lực lượng dân tộc có tầm vóc, có tổ chức, thì tầng lớp trí thức phải chịu trách nhiệm nhiều nhứt. Sẽ có bạn nói với tôi : Trách nhiệm phải của toàn dân, chứ không chỉ riêng trí thức. Tôi chia sẻ quan điểm đó, nhưng không hoàn toàn đồng ý.
Theo học thuyết Thang bậc nhu cầu (Maslow’s Hierarachy of Needs), con người phải thỏa mãn được các nhu cầu cơ bản, thì họ mới nghĩ đến các nhu cầu cao cấp hơn : nhu cầu về an toàn (safety needs) và nhu cầu về xã hội (belonging and love needs). Nhu cầu cơ bản là các nhu cầu tối thiểu và mạnh mẽ nhứt của con người, như không khí để thở, thức ăn, nhà cửa, ngủ nghỉ, các nhu cầu làm cho con người thoải mái. Rất nhiều dữ liệu chứng minh phần lớn dân số Việt Nam vẫn còn nghèo. Nghĩa là, nhiều nông dân, công nhân, ngư dân phải lao động vất vả để chăm lo các nhu cầu tối thiểu cho bản thân và gia đình. Miếng ăn lo chưa xong, còn bị nhồi nhét bởi chính sách ngu dân quanh năm suốt tháng, thì làm sao có thể trách họ không quan tâm đến đất nước ?
Trong khi đó, rất nhiều người Việt Nam được coi hoặc tự nhận mình là "trí thức" đã đạt được các nhu cầu cơ bản "đủ ăn, đủ mặc" vì điều kiện kinh tế tương đối khá. Những "trí thức" này hiểu và biết được đảng cộng sản là gốc rễ của mọi lụn bại và kém cỏi của đất nước, nhưng thay vì phản kháng, họ chọn im lặng và thậm chí thỏa hiệp với cường quyền cộng sản.
Lịch sử thế giới đã chứng minh trí thức là kiến trúc sư và lực lượng nòng cốt của các cuộc tranh đấu thay đổi thể chế. Napoleon từng nhấn mạnh : "Quần chúng chỉ là con số không dài vô tận, giá trị chỉ là con số đầu". Những con số đầu là vai trò lãnh đạo vô cùng quan trọng của tầng lớp trí thức hoặc các tổ chức với đường lối, cương lĩnh rõ ràng.Bằng cấp cao hoặc kiến thức chuyên môn không làm nên trí thức, nhưng phải là thái độ. Trí thức đúng nghĩa bày tỏ thái độ chính trị, sẵn sàng phản kháng bất công, suy nghĩ độc lập và luôn thao thức tìm ra giải pháp cho những vấn đề chung của đất nước.
Với khá nhiều người, Việt Nam hiện tại chỉ là ngôi nhà tạm, không phải là một quốc gia đúng nghĩa. Nhiệm vụ quan trọng của tầng lớp trí thức là tập trung xây dựng lại ý niệm quốc gia, gầy dựng lại lòng yêu nước để có thể hình thành được ít nhất một lực lượng dấn thân chính trị, bằng những tư tưởng đúng đắn. Lực lượng này sẽ dẫn dắt và lãnh đạo quần chúng, kết hợp thành một khối sức mạnh chính nghĩa, yêu sách Đảng cộng sản Việt Nam phải tổ chức bầu cử tự do, công bằng.
Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên là một tổ chức chính trị, đã và đang nỗ lực xây dựng một kết hợp dân tộc lớn mạnh, bằng vũ khí của lẽ phải và tư tưởng dân chủ đa nguyên, bất bạo động, và hòa giải & hòa hợp dân tộc.
Dân tộc Việt Nam cần một kết hợp dân chủ lương thiện, có khả năng, và đủ quyết tâm, dựa trên nền tảng lòng yêu nước và bao dung, để thay thế đảng cộng sản vốn đang trực tiếptàn phá và tiếp tay cho giặc hủy hoại tổ quốc.Tôi tin chắc vẫn có một bộ phận nhỏ các đảng viên muốn đưa đất nước thoát khỏi sự lệ thuộc quá đáng vào Trung Quốc. Hãy vượt qua nỗi sợ, liên kết với các tổ chức chính trị đối lập, tạo áp lực buộc đảng cộng sản phải chấp nhận bầu cử tự do và công bằng.
Việt Nam có đủ điều kiện để vươn mình trở thành một quốc gia độc lập và tự cường đúng nghĩa. Việt Nam dân chủ đa nguyên với nền kinh tế vững mạnh và phát triển, sẽ nhanh chóng loại bỏ sự phụ thuộc vào Trung Quốcvà có được sự kính sợ tự nguyện của Trung Quốc.
"Chúng ta là người Việt Nam, và tương lai của chúng ta gắn liền với tương lai của đất nước Việt Nam. Chúng ta không có chọn lựa nào khác hơn là xây dựng một tương lai Việt Nam chung" (Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai).
Mai V. Phạm
(07/06/2018)
THDCĐN - "Chung Một Giấc Mơ Việt Nam"
Tham khảo :
(1) David Wurfel, Between China and ASEAN : The Dialectics of Recent Vietnamese Foreign Policy, NY, 1999.

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2018

GIẶC ĐANG Ở TRONG NHÀ CHÚNG TA . GIẶC ĐANG HUỶ DIỆT DÂN LẠC HỒNG . VÌ LỢI ÍCH CÁ NHÂN CHÚNG KHÔnG NGẠI BẤT CỨ ĐIỀU GÌ MIỄN VƠ ĐẦY TÚI THAM . CHÚNG TÔI TUYÊN ÁN NHỮNG BỌN TAY SAI TRÁ HÌNH .

Phát hiện bản đồ của Trung Quốc không có Hoàng Sa- Trường Sa, đề nghị khẩn cấp chia sẻ

Phát hiện bản đồ của Trung Quốc không có Hoàng Sa- Trường Sa, đề nghị khẩn cấp chia sẻ


Tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ”do Trung Quốc xuất bản năm 1905 chỉ rõ lãnh thổ Trung Quốc dừng lại ở đảo Hải Nam. Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.
Một thanh niên Việt Nam chia sẻ bản đồ cổ Trung Quốc không có Trường sa, Hoàng Sa trên mạng xã hội
Chử Đình Phúc từng ra thăm quần đảo Trường Sa.
Thạc sĩ Chử Đình Phúc, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, một thanh niên sinh năm 1984 đang thực hiện việc chia sẻ hơn 10 tấm bản đồ cổ của Trung Quốc trên mạng xã hội, mà theo những tấm bản đồ này Hoàng Sa, Trường Sa không nằm trong lãnh thổ Trung Quốc.
Chử Đình Phúc từng là sinh viên ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, hiện đang công tác tại Viện khoa học xã hội Việt Nam. Công việc của anh có liên quan trực tiếp đến hoạt động thu thập thông tin, tài liệu về lịch sử Trung Quốc. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên Thạc sĩ Chử Đình Phúc có trong tay những tấm bản đồ cổ của Trung Quốc, Nhật Bản có thể chứng minh được rằng Hoàng Sa, Trường Sa không thuộc về Trung Quốc.
Hiện nay, trên trang cá nhân của Chử Đình Phúc có hơn 10 tấm bản đồ với chú thích đầy đủ, thể hiện rõ phân vùng lãnh thổ Việt Nam – Trung Quốc, đặc biệt những tài liệu cổ này cho thấy Hoàng lãnh thổ Trung Quốc không bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa.
Xem “kho bản đồ” do Chử Đình Phúc chia sẻ trên trang cá nhân:
Bản đồ tỉnh Quảng Đông với cực Nam của nó là tỉnh Hải Nam (năm 1850)- trích trong sách “1850 Thanh nhị kinh thập bát tỉnh dưa địa đồ” (1850清二京十八省舆地图)
Bản đồ tỉnh Quảng Đông của nước Trung Quốc năm 1935 bao gồm cả đảo Hải Nam khi đó còn thuộc tỉnh này, không thấy cái gọi là Tây Sa, Nam Sa
Bản đồ TQ có tên “Trung Hoa dân quốc toàn đồ” (中華民國全圖), vẽ trong khoảng thời gian 1911-1949, ko có Hoàng Sa, Trường Sa
Bản đồ do người Nhật vẽ năm 1911 có tên “Thanh quốc đại địa đồ Cánh mạng (Tân Hợi) động loạn địa điểm chú”, vẽ rất chi tiết, hình ảnh sắc nét và tất nhiên là ko có Hoàng Sa, Trường Sa trong cương vực nước Trung Quốc.
Tấm bản đồ trong sách “Đại Thanh đế quốc toàn đồ, Tuyên Thống nguyên niên (1908)” (大清帝国全图 宣统元年)
Tỉnh Quảng Đông nước Trung Quốc với đảo Hải Nam năm 1908, trích “Đại Thanh đế quốc toàn đồ, Tuyên Thống nguyên niên” (大清帝国全图 宣统元年), Thương vụ ấn thư quán xuất bản năm 1908.
Bản đồ 2 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây – nước Trung Quốc năm 1903 với đảo Hải Nam, trích “Đại Thanh đế quốc phân tỉnh tinh đồ” (大清帝國分省精圖).
“Đại Thanh đế quốc phân tỉnh tinh đồ” (大清帝國分省精圖) – Bản đồ vẽ nước Tàu năm 1903 do người Nhật Bản ấn hành
Bản đồ nước Tàu có tên là “Chính trị khu vực đồ”, in tận năm 1936 không có Hoàng Sa, Trường Sa và đường lưỡi bò
Bản đồ Trung Quốc năm 1911 bằng chữ Hán không có Hoàng Sa, Trường Sa.
Mạng xã hội tràn ngập hình ảnh tấm bản đồ Trung Quốc năm 1905, được xem như một bằng chứng thuyết phục rằng Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam.
Bức ảnh chụp bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ (theo Thanh niên)
Tấm bản đồ do Tiến sĩ Mai Hồng lưu giữ trong nhiều năm qua và mới được đưa ra trước công chúng trong sự kiện ông tặng lại Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ cho Bảo tàng lịch sử quốc gia Việt Nam ngày 25/7. Thông tin về tấm bản đồ do chính Trung Quốc xuất bản không chỉ củng cố lý lẽ pháp lý cho Việt Nam trong cuộc đấu tranh khẳng định chủ quyền, lãnh thổ đất nước mà còn khiến dư luận Trung Quốc trở nên hỗn loạn .
Nắm bắt tình hình thời sự, cư dân mạng Việt Nam hiện đang tích cực chia sẻ hình ảnh, thông tin về tấm bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa với khẩu hiệu “Vì chủ quyền đất nước, vì Trường Sa, Hoàng Sa, hãy chia sẻ”.
Huy Khánh
theo Infonet.vn