Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2018

Tập đoàn FLC tự đẩy mình dính vào “bẫy nợ” của Trung Quốc, Việt Nam đối mặt với rủi ro cao về mất chủ quyền?





Việc làm ăn với Trung Quốc đã nhiều lần được cảnh báo luôn đầy rẫy nguy cơ và hậu quả đắng ngắt so với những cam kết tốt đẹp được vẽ ra ban đầu. Ấy vậy mà ở Việt Nam không ít doanh nghiệp vẫn cố tình xòe tay nhận những đồng Nhân Dân Tệ của những doanh nghiệp gốc Hoa với tham vọng kiếm lợi từ việc triển khai hàng loạt các dự án trên khắp cả nước. FLC của Trịnh Văn Quyết cũng nằm trong số đó. Điều này lý giải tại sao FLC từ một công ty cỏn con nhanh chóng lớn mạnh và đang lộng hành khắp cả nước bằng cách cướp đất dân nghèo, phá hoại tài nguyên, môi trường,… Cùng một chiêu bài của kẻ đang toan tính hãm hại đất nước và con người Việt Nam là Trung Quốc.

Tập đoàn FLC tự đẩy mình dính vào “bẫy nợ” của Trung Quốc?

Với số vốn điều lệ năm 2008 chỉ vỏn vẹn 18 tỷ đồng, đến năm 2014 VĐL đã tăng lên 3.140 tỷ, năm 2015 tăng lên 8.400 tỷ… sau 7 năm vốn tăng lên gấp hơn 465 lần, một mức tăng siêu tưởng, mờ ám, nhờ đâu mà Tập đoàn FLC lớn nhanh như thổi vậy? Chưa kể, với số vốn ban đầu chỉ vỏn vẹn 18 tỷ, liệu FLC có thể mua nổi những miếng đất vàng trị giá hàng chục nghìn tỷ hay không? Chúng ta từng chứng kiến Quyết cố tình chây lỳ không trả nợ, thậm chí là “qua cầu rút ván” cả các đối tác nhỏ lẻ, hay “chơi trò mèo” khi bán chui cổ phiếu chỉ để đút túi vài tỷ đồng, vài trăm triệu, thì liệu tay đại gia siêu nổ này có đủ tiền để đầu tư hết dự án nghìn tỷ này đến dự án triệu USD khác? Chúng ta cũng chứng kiến các dự án của Quyết rất nhiều lần bị “đứng hình” do thiếu vốn, nhưng rất nhanh sau đó liền có một dòng tiền cấp vốn để Quyết tiếp tục “hà hơi thổi ngạt” cho các dự án này. Vậy ai là kẻ đã âm thầm bơm tiền cho Quyết?
Hồi tháng 3/2017, theo thống kê tài sản trên sàn chứng khoán Việt Nam, người nhiều tiền nhất chính là Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC, vào khoảng 44.000 tỷ đồng, tương đương gần 2 tỷ USD. Thị trường từng bán tín, bán nghi về khối tài sản tỷ đô của ông Trịnh Văn Quyết, năng lực đầu tư bất động sản vô biên, vốn thực,… hay chỉ là chiêu “nâng bi tên tuổi”? Đi tìm hiểu sự thật, người ta mới té ngửa phát hiện, đây thực chất chỉ là “dòng vốn ảo” được ông Quyết “hút” từ khắp các kênh ngân hàng, người mua nhà, cổ đông và cả những đối tác bị quỵt tiền như đã kể ở trên.
Được biết, ông Quyết hiện nay đang là con nợ của nhiều ngân hàng khác nhau: BIDV, Vietinbank, Vietcombank, Phương Đông, PVCombank,…, với tổng giá trị các khoản vay ngắn, dài hạn khoảng 4.500 tỷ đồng. Đáng chú ý trong các khoản vay gần đây của FLC có 105 tỷ đồng từ ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC). Nợ ngân hàng Việt Nam thì không nói, nhưng nợ ngân hàng Trung Quốc thì hệ quả sẽ thế nào?

TQ đang được xem là “đế quốc chủ nợ”

Trung Quốc gần đây đang được thế giới nhắc tới như là một “đế quốc chủ nợ”. Bằng cách sử dụng nợ chính phủ để “uốn cong” đường hướng của các nước khác theo ý muốn của họ mà không cần súng ống. Hầu hết các con nợ của Trung Quốc hiện nay đều đang đối mặt với rủi ro cao về mất chủ quyền. Năm 2015, một công ty Trung Quốc đã bỏ ra 388 triệu USD để thuê 99 năm đối với cảng nước sâu Darwin của Úc – nơi đóng quân của hơn 1.000 thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Tương tự, sau khi cho quốc gia châu Phi Djibouti vay hàng tỷ đô đến mức ngập nợ, Trung Quốc đã thiết lập căn cứ quân sự ở nước ngoài đầu tiên của nước này trong năm 2017, chỉ cách căn cứ hải quân Mỹ vài km. Một số quốc gia khác như Argentina, Namibia hay Lào đều bị rơi vào “bẫy nợ” của Trung Quốc, buộc những nước này phải đối mặt với những quyết định “đau đớn” để ngăn chặn tình trạng vỡ nợ.
Còn nước ta thì sao? Kinh nghiệm từ rất nhiều dự án có bàn tay dơ bẩn của Trung Quốc nhúng vào đều gây ra những tác động tiêu cực không thể nào “sửa chữa” nổi: vụ ô nhiễm môi trường của Formosa khiến cá chết hàng loạt vẫn còn ám ảnh người dân các tỉnh miền Trung cho đến tận bây giờ (cá tại Kỳ Anh, Vũng Áng cứ cách vài tháng lại chết hàng loạt); dự án đường ống nước sông Đà vỡ đến lần thứ 18 liên tiếp vì dùng nguyên liệu Trung Quốc; vấn nạn đội vốn khủng cùng ô nhiễm môi trường trầm trọng tại dự án Boxit Tây Nguyên và dự án Nhà máy thép Thái Nguyên,…
Điểm đặc biệt là, cái cách FLC đang làm giàu cũng na ná với cái âm mưu mà Trung Quốc đang muốn sử dụng đối với nước ta. Được biết, hiện nay tập đoàn FLC đang bị các tổ chức Quốc tế theo dõi về nạn tàn phá rừng phòng hộ, lấy những bãi biển của ngư dân gọi là “quy hoạch dự án” và những miếng đất đẹp nhất làm dự án và khoác lên cái áo danh hiệu “dự án đầu tư”. Các dự án làm sân golf, khu resort, khách sạn, biệt thự sinh thái của Cty CP Tập đoàn FLC đã ôm trọn các vùng đất ven biển, và nhiều dự án đất vàng khác đi kèm với thành tích là: dự án đi tới đâu thì xóa sạch rừng phòng hộ tới đó, nhất là rừng phòng hộ ven biển. Tập đoàn này cướp hết các bãi biển đẹp nhất, nơi mà lâu nay ngư dân mấy đời làm bãi neo đậu thuyền bè đánh cá. Cùng một điểm chung: phá hoại thiên nhiên, cướp đất dân, đẩy dân vào cảnh cùng quẫn, chiếm các vị trí chiến lược quan trọng (đồn biên phòng ở Quảng Ngãi),… việc Tập đoàn FLC hợp tác làm ăn với Trung Quốc là đều hiển nhiên xảy ra.

Bản quy hoạch tổng thể dự án quần thể du lịch nghĩ dưỡng và đô thị FLC Bình Châu – Lý Sơn bao gồm cả đồn Biên phòng ở Quảng Ngãi

Thực chất cái gọi là vay vốn Ngân hàng Công thương Trung Quốc mà FLC đang vay, đều là vốn do chính Chính phủ Trung Quốc cung cấp chứ không phải của bất kỳ doanh nghiệp nào. Chính phủ nước này có chính sách hỗ trợ mua các dự án bất động sản của các nước khác, mục đích sau cùng là làm rối loạn nền kinh tế và đưa người Trung Quốc xâm nhập vào lãnh thổ. Nhìn Nha trang, Đà Nẵng, Vũng Tàu,… là hiểu. Không chỉ thế, hiện tại thành phố HCM các doanh nghiệp Trung Quốc cofn ra yêu cầu UBNDTP cho người nước ngoài sở hữu nhà 100 năm, thử chờ xem 100 năm đó còn có phải là nước VN hay không hay toàn dân Trung Quốc?
Với kiểu kinh doanh chỉ dựa vào “vốn ảo” như Trịnh Văn Quyết hiện nay, thì trong tương lai gần sẽ có một ngày FLC dần dần phải bán hết vốn cổ đông để có thể trụ tiếp. Trong trường hợp không còn tài sản nào để thể chấp các ngân hàng trong nước, FLC đành lòng phải bán hết vốn cho Trung Quốc, khi đó chuyện gì sẽ xảy ra? Há chẳng phải là toàn bộ các dự án rộng hàng ngàn hecta sẽ lọt vào tay Trung Cộng? Toàn những vị trí đắc địa, thậm chí là liên quan đến an ninh quốc phòng. Bài học từ các quốc gia khác và các dự án có yếu tố Trung Quốc khiến chúng ta không thể nào ngó lơ một chuyện hết sức nguy hiểm này.
Sau cùng, tự hỏi liệu có hay không chuyện Việt Nam sẽ mất nước từ những âm mưu thâm độc có sự tiếp tay của chính những doanh nghiệp hại dân như Trịnh Văn Quyết?
(Zing / The Leader / Dân Việt)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét