Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Sáu, 17 tháng 11, 2017

Viên thuốc điện tử đầu tiên theo dõi lịch trình uống thuốc của bệnh nhân



Nhờ cảm biến, viên thuốc Abilify MyCite có thể gửi thông báo cho y bác sĩ cùng gia đình mỗi lần bệnh nhân uống.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) vừa phê duyệt Abilify MyCite, loại thuốc điện tử đầu tiên có chức năng theo dõi lịch trình uống thuốc của bệnh nhân, NPR đưa tina. Do Công ty Dược phẩm Otsuka (Nhật Bản) sản xuất, Abilify MyCite là tên thương mại của aripiprazole, dùng điều trị tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, trầm cảm.
Thuốc Abilify MyCite đi kèm băng dán và ứng dụng trên điện thoại.
Thuốc Abilify MyCite đi kèm băng dán và ứng dụng trên điện thoại. (Ảnh: NPR).
Bên trong viên Abilify MyCite gắn cảm biến nhỏ bằng một hạt cát. Khi tiếp xúc với dịch dạ dày, nó được kích hoạt và ghi lại thông tin về ngày, giờ uống thuốc. Cảm biến chuyển thông tin đến miếng băng dán kèm thuốc rồi đi tới ứng dụng trên điện thoại di động để chia sẻ với đội ngũ y bác sĩ hoặc gia đình bệnh nhân.
Nhà sản xuất kỳ vọng sản phẩm trên sẽ cải thiện tình trạng sử dụng thuốc không đúng chỉ dẫn. Tuy nhiên, dù chưa chính thức ra mắt ở Mỹ, Abilify MyCite đã làm dấy lên hàng loạt lo lắng.
Một số chuyên gia sức khỏe tỏ ra ngạc nhiên khi loại thuốc điện tử đầu tiên được FDA thông qua lại là thuốc chống loạn thần, bởi trên thực tế bệnh nhân tâm thần phân liệt thường bị ảo giác và hoang tưởng mình bị truy hại. "Nhiều bệnh nhân từ chối uống thuốc vì không thích tác dụng phụ, không nghĩ bản thân gặp vấn đề hoặc nghi ngờ ý định của y bác sĩ", tiến sĩ Paul Appelbaum từ khoa Tâm thần Đại học Columbia trao đổi với New York Times. "Hệ thống giám sát hành vi và báo tin cho bác sĩ không phải biện pháp thích hợp. Sẽ tốt hơn nếu bắt đầu với các loại thuốc khác".
Tiến sĩ Walid Gellad, đồng giám đốc Trung tâm Chính sách và Quy định Dược phẩm từ Đại học Pittsburgh nhận định Abilify MyCite không mấy hấp dẫn với bệnh nhân mà chủ yếu thu hút sự quan tâm của gia đình và người chăm sóc. Ông nói: "Với Abilify MyCite, bạn sẽ biết nếu ai đó uống thuốc, cho nó vào miệng và tiêu hóa trong dạ dày". Đặc biệt, tiến sĩ cảnh báo thông tin có thể rơi vào tay nhầm người, đặt ra nguy cơ lớn về bảo mật dữ liệu.
Cuối cùng, chi phí Abilify MyCite được dự đoán vô cùng đắt đỏ. Trước đây, phiên bản thường không cảm biến tiêu tốn của bệnh nhân ít nhất 891 USD một tháng.
Cập nhật: 17/11/2017 Theo VnExpress

Bí ẩn về thế giới phù thủy cổ đại




Người ta cho rằng buổi bình minh của văn minh nhân loại tràn ngập bởi ma thuật của các phù thủy, lễ hiến tế, các nghi thức cầu xin trời đất, ma quỷ. Đó là thời kỳ hoàng kim của các phù thủy.

Khám phá những bí ẩn về thế giới phù thủy cổ xưa trên thế giới

Quyền năng phù thủy

Các trò pháp thuật phù thủy rất thịnh hành ở các nước châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc. Trong một tài liệu cách đây hàng trăm năm của một du khách người A-rập mô tả rất kỹ buổi hành lễ ở Trung Hoa. Trước đám đông người, một phù thủy dùng một quả cầu gỗ có buộc dây thừng và ném nó lên trời. Quả cầu bay cao và biến mất hút, chỉ còn sợi dây treo lơ lửng. Phù thủy sai một cậu bé bám vào sợi dây để leo lên trời. Chỉ ít phút sau cậu bé cũng biến mất. Tộc trưởng suy nghĩ và nói một điều gì đó với phù thủy, lập tức phù thủy dùng dao cắt đứt dây, cắt rời từng phần cơ thể của cậu bé rơi xuống đất. Quang cảnh đẫm máu làm cho những người chứng kiến kinh hãi. Nhưng sau đó tộc trưởng lầm rầm khấn vái một điều gì đó, các bộ phận của cậu bé dính vào nhau và cậu ta sống lại như bình thường. Buổi hành lễ kết thúc trước sự kinh ngạc của những người chứng kiến.
Bí ẩn về thế giới phù thủy cổ đại
Kinh mật tông Phật giáo nói đến việc các pháp sư tạo ra những đám đông và làm biến mất họ từ hàng nghìn năm trước. Những người theo môn phái tu luyện này thừa nhận sức mạnh của bùa chú, pháp thuật và cho rằng chúng góp phần tạo nên niềm tin tôn giáo. Những tài liệu hàng nghìn năm ghi nhận vua Pàla (Ấn Độ cổ) "bằng pháp thuật của mình đã tạo ra thuốc trường sinh phân phát cho mọi người để những người già 100 tuổi có thể trẻ lại". Những lễ nghi của dòng mật tông thường được giữ kín nhưng không bao giờ thiếu việc niệm thần chú, biểu diễn màn nhảy múa tôn giáo và thiền định, trong đó các pháp sư (giống với vai trò của các phù thủy) sẽ cầm trịch các buổi hành lễ đó.
Người ta cho rằng, các bài thuốc chỉ có thể mang lại tác dụng khi được các pháp sư đọc thần chú gọi là mantra. Đó là tuyệt kỹ chỉ có các phù thủy mới làm được. Người ta cho rằng, khi nghe các âm thanh mantra sẽ làm ma quỷ sợ hãi, biến đi trong phút chốc và nếu gặp nguy hiểm thì sử dụng các thần chú này.

Màn ảo thuật hấp dẫn

Các buổi hành lễ của phù thủy không thể thiếu được những vũ điệu được gọi là múa phù thủy. Đó là các vũ điệu nhằm kích động thần kinh của những người tham gia. Người ta dùng các động tác tay, chân, lắc lư đầu và các đạo cụ như chuông, bát hương để tạo ảo giác với những người chứng kiến.
Bí ẩn về thế giới phù thủy cổ đại
Tại Ai Cập cổ đại người ta dùng các pháp thuật để chiếm được niềm tin của công chúng. Một pháp thuật gia nổi tiếng thời đó là westcar Papyrus (1.700 năm trước C.N) đã biểu diễn màn chặt đầu và nối lại nguyên vẹn cho nạn nhân. Những thầy tu cao cấp ở Hy Lạp thời đó trong các buổi hành lễ ở đền thờ thường dùng pháp thuật mở cửa đền và đốt sáng các ngọn đuốc mà không cần đến các công cụ.
châu Phi, phù thủy thường là phụ nữ già xấu xí, sống độc thân. Họ thường hoạt động bí mật vào ban đêm và cũng không ý thức được các hành động của mình. Họ bị coi là một mối đe dọa đối với cộng đồng vì người ta cho rằng các tai họa như ốm đau, đói kém mất mùa, thiên tai là do các phù thủy gây ra theo yêu cầu của kẻ thù. Tại Gana người ta làm một khu làng để giam giữ cách ly những người làm nghề phù thủy nhằm tránh tai họa. Ở Nam Mỹ, các bộ tộc da đỏ thường có các phù thủy để làm phép trị bệnh. Họ tổ chức buổi nhảy múa quanh đống lửa và dùng pháp thuật lấy trong miệng người bệnh ra các bộ phận bị mắc bệnh.
Thời xa xưa, các pháp thuật phù thủy đã xuất hiện tại Việt Nam. Thầy phù thủy có nhiều quyền năng kỳ lạ: có thể gọi âm binh, luyện bùa, ngải để biến người ta thành u mê. Phù thủy có thể sai khiến âm binh đi làm việc đồng áng ban đêm như tát nước, tấn công trả thù người khác. Những thầy phù thủy mỗi khi điều khiển âm binh xong phải có lễ khao quân, nếu không âm binh sẽ phản lại. Chỉ được sai âm binh vào buổi đêm và thu lại trước khi trời sáng nếu không sẽ gặp họa. Nếu làm lộ thiên cơ, âm binh sẽ đánh trả thầy.
Bí ẩn về thế giới phù thủy cổ đại
Đặc biệt, ở châu Âu thời cổ đại, con người khi ấy còn đổ lỗi dịch bệnh, chết chóc là do phép thuật của phù thủy hại người. Những quan điểm sai lầm này đã dẫn tới các cuộc truy sát, hành hình, tra tấn những người bị coi là phù thủy hết sức dã man. Trong tín ngưỡng châu Âu, phù thủy là những phụ nữ có liên quan đến nữ thần Diana và là kẻ thù của Kitô giáo thời Trung cổ. Những cuộc săn lùng phù thủy diễn ra hết sức gắt gao ở miền Nam nước Pháp và Thụy Sĩ trong thế kỉ 14 và 15.
Nhiều người châu Âu còn coi phù thủy là mối nguy hiểm lớn đối với nhân loại. Vì vậy, các chính phủ và xã hội tổ chức “săn” những người bị cáo buộc là phù thủy. Hàng ngàn người đã bị buộc tội và bị tra tấn hết sức dã man. Chủ trương “săn lùng phù thủy” cũng được giới Tin Lành áp dụng ở Mỹ thời bấy giờ. Cuộc truy lùng kéo dài từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 18 là một trong những trang sử đen tối và nhiều tội ác nhất trong 300 năm.
Ngày nay, nhờ sự phát triển của khoa học, người ta đã lý giải được nhiều pháp thuật của phù thủy chỉ là những màn ảo thuật hoặc cách tạo ra các tác động tâm lý. Nhưng dù sao, phù thủy và các pháp thuật của họ vẫn là một thế giới bí ẩn đầy hấp dẫn. Nó là chất liệu cho rất nhiều tác phẩm nghệ thuật, mà điển hình nhất là thế giới phù thủy của cậu bé Harry Potter.
Trên thế giới, duy nhất có lễ hội phù thủy được tổ chức vào ngày 1/5 hằng năm tại thành phố Gossnal (Đức). Có hàng trăm phù thủy ở khắp các châu lục về đây trình diễn những màn pháp thuật do họ luyện được. Ở đây có một viện bảo tàng về các dụng cụ của phù thủy qua các thời kỳ. Hà Lan có trường dạy các pháp thuật phù thủy, sau khi tốt nghiệp các phù thủy sẽ được cấp chứng chỉ. Giá của khóa học khá đắt, lên tới hơn 2.000 euro. Một trong những yêu cầu của các phù thủy là không được dùng pháp thuật để hại người và phải tuân thủ theo pháp luật.
  Tổng hợp

Tại sao các phù thủy lại bị săn lùng ráo riết?



Nhà kinh tế học Emily Oster cho biết, theo các ghi chép lịch sử trên toàn thế giới, các cuộc săn lùng phù thủy thường xảy ra nhiều hơn trong thời kỳ khí hậu lạnh giá.

Bởi vì khi thời tiết lạnh giá, người dân khó có thể có được con dê làm đồ lễ tế thần do mùa màng thất thu và kinh tế khó khăn. Qua nghiên cứu, điều này cũng đúng với thảm họa phù thủy tại Salem nổi tiếng xảy ra vào năm 1692, với hơn 200 người bị bắt giam và hàng chục người bị giết vì bị cho là phù thủy. Lúc đấy nhiệt độ trung bình ở Salem đang trong thời kỳ lạnh giá nhất của một kỷ băng hà nhỏ.
Một trong số các cô gái mắc chứng cuồng loạn tập thể bị quy kết là phù thủy ở Salem. Một trong số các cô gái mắc chứng cuồng loạn tập
thể bị quy kết là phù thủy ở Salem. (Ảnh: Livescience)
Trước đây, người ta thường giải thích rằng, nhiều cô gái ở Salem lúc đó bị cáo buộc là phù thủy do đúng vào mùa đông năm 1691-1692, con gái của Mục sư Samuel Parris là Betty bị bệnh qua đời do phù thủy ám. Nhiều cô gái trẻ đã bị dân làng cho là phù thủy lúc đó đã mắc phải một bệnh tâm lý là chứng cuồng loạn đại chúng.
Tuy nhiên, theo lý thuyết mới giải thích, sự cuồng loạn đó có thể do các điều kiện kinh tế thảm khốc gây ra. “Qua nghiên cứu các trường hợp liên quan đến phù thủy cho thấy, ngay cả khi xem xét các sự kiện và hoàn cảnh về tâm lý, văn hóa thì một động lực chủ chốt dẫn đến hiện tượng đó có liên quan chặt chẽ với hoàn cảnh kinh tế”, Oster nói.
Tuy nhiên, lý thuyết mới cho thấy sự cuồng loạn có thể nổi lên từ các điều kiện kinh tế thảm khốc. Khi thiếu nhiên liệu đốt có thể làm cho các căn nhà trở nên u ám và làm cho người ta dễ có cảm giác nhìn thấy phù thủy. "Các thử nghiệm phù thủy cho rằng, ngay cả khi xem xét các sự kiện và hoàn cảnh được cho là tâm lý, văn hóa, động lực chủ chốt cơ bản có thể có liên quan chặt chẽ với hoàn cảnh kinh tế", Oster.
Sự biến đổi về thời tiết ở Châu Phi cũng gây ra những vụ cáo buộc phù thủy tại nhiều nơi với nhiều vụ giết người hành nghề phù thủy vẫn tồn tại. Theo phân tích năm 2003 của nhà kinh tế học Edward Miguel Berkeley, lượng mưa cực đoan (quá nhiều hoặc quá ít) ở đây lại trùng hợp với sự gia tăng đáng kể trong số các vụ giết phù thủy ở Tanzania. Trong đó, nạn nhân thường là phụ nữ lớn tuổi nhất trong một hộ gia đình.
Tham khảo: Livescience

Tranh cãi quanh dấu vết nghi của tàu Noah vượt đại hồng thủy


Tuyên bố về tàn tích của con tàu Noah trên núi Ararat của các nhà khảo cổ gây nhiều nghi ngờ trong giới khoa học.
Các nhà thám hiểm Thổ Nhĩ Kỳ và Hong Kong, Trung Quốc thuộc tổ chức Liên vụ Quốc tế Tàu Noah (NAMI) năm 2007 tuyên bố phát hiện 7 khoang tàu lớn làm bằng gỗ bị chôn vùi ở độ cao 4.000m so với mực nước biển trên núi Ararat, Thổ Nhĩ Kỳ, theo National Geographic. Họ quay trở lại địa điểm khảo cổ cùng với một đoàn làm phim vào tháng 10/2009.
"Chúng tôi không dám chắc 100% đây là con tàu Noah, nhưng chúng tôi nghĩ rằng 99,9% chính là nó", Yeung Wing-cheung, một nhà làm phim đi cùng với đoàn thám hiểm, cho biết.
Theo Man-fai Yuen, thành viên của tổ chức NAMI, cấu trúc con tàu gỗ trên núi Ararat được chia thành nhiều khoảng trống khác nhau. "Chúng tôi tin rằng đây là con tàu Noah. Nó có đặc điểm giống như mô tả trong các tài liệu lịch sử", Yuen nói.
Dựa vào phương pháp phân tích phóng xạ carbon gỗ của con tàu trên núi Ararat, nhóm nghiên cứu xác định con tàu khoảng 4.800 năm tuổi, trùng với thời gian xảy ra trận đại hồng thủy được ghi chép trong Kinh Thánh.
Các nhà thám hiểm tuyên bố tìm thấy con tàu Noah nằm ở gần đỉnh của ngọn núi Ararat, Thổ Nhĩ Kỳ.
Các nhà thám hiểm tuyên bố tìm thấy con tàu Noah nằm ở gần đỉnh của ngọn núi Ararat, Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: National Geographic).
Theo Kinh Thánh, con tàu Noah đã bảo vệ Noah cùng gia đình ông và các loài động vật trên Trái Đất trong trận đại hồng thủy tiêu diệt gần hết nhân loại. Nhiều người theo đạo Cơ đốc tin rằng sau trận lụt, tàu Noah dạt về núi Ararat và bị chôn vùi bên dưới lớp tuyết và tro bụi núi lửa.
Tuy nhiên, phát hiện này của NAMI khiến nhiều chuyên gia khoa học và sử gia nghi ngờ. "Tôi chưa từng thấy đoàn thám hiểm nào đi tìm con tàu Noah mà không tuyên bố phát hiện ra nó", Paul Zimansky, nhà khảo cổ học chuyên về Trung Đông tại Đại học Stony Brook, Mỹ, nói.
Jack Sasson, giáo sư nghiên cứu về người Do Thái và Kinh Thánh tại Đại học Vanderbilt ở Tennessee, Mỹ, cho biết cuốn Sáng Thế Ký không hề nhắc tới núi Ararat, mà chỉ nói rằng con tàu dừng lại ở núi Urartu. Bởi vậy, kết luận cho rằng tàn tích trên núi Ararat chính là tàu Noah có thể là nhận định sai lầm.
Paul Zimansk tại Đại học Stony Brook, Mỹ, cũng đồng ý với cách phân tích này. Ông nói rằng không ai liên hệ ngọn núi Ararat với tàu Noah cho đến thế kỷ thứ 10 trước Công nguyên, và cũng không có chứng cứ nào về mặt địa chất cho thấy từng xảy ra một trận đại hồng thủy ở Thổ Nhĩ Kỳ cách đây 4.000 năm.
Ngay cả khi nhóm nghiên cứu NAMI tìm thấy cấu trúc bằng gỗ hoặc thậm chí một con tàu trên núi Ararat, vẫn có những cách giải thích về nó. Đây có thể là một ngôi đền được xây dựng bởi những người theo đạo Cơ Đốc đầu tiên để tưởng nhớ địa điểm con tàu Noah dừng chân, Zimansky cho biết.
Theo các chuyên gia, gỗ trên tàu Noah nếu có thật cũng không thể tồn tại qua hàng nghìn năm. Nếu tàu Noah thực sự mắc kẹt trên đỉnh Ararat, nó sẽ bị những đợt vận động mạnh mẽ của băng hà đẩy xuống vùng thấp hơn từ rất lâu và đã vỡ nát trong quá trình này, không thể để lại dấu tích còn nguyên vẹn.
Thổ Nhĩ Kỳ và NAMI từng tuyên bố sẽ nộp hồ sơ lên UNESCO để được công nhận dấu tích "tàu Noah" này là di sản thế giới, nhưng đến nay Liên Hợp Quốc vẫn chưa nhận được bất cứ đề nghị chính thức nào như vậy.
Cập nhật: 17/08/2017 Theo VnExpress

Kho báu của Salomon và Hòm ước vàng


Solomon sinh vào khoảng năm 974 trước Công nguyên. Solomon là vị vua thứ 3 của Israel. Là con trai của Vua David, Solomon đã thống trị đế chế trải dài từ Euphrates tới mỏm Bắc của Vịnh Aqaba. Vua Solomon thành lập vương quốc Edom và được mệnh danh là "nhà thống trị vĩ đại nhất của Israel".

Bí ẩn kho báu của vua Salomon

Ông là người xây dựng Ngôi đền Đầu tiên của người Do Thái ở Jerusalem, sở hữu một lượng vàng lớn và là tác giả của cuốn Book of Proverbs, Ecclesiastes và The Song of Songs. Solomon trị vì Israel trong gần 40 năm trước khi băng hà vào năm 931 trước Công nguyên. Không những vậy ông còn là người giàu nhất trong lịch sử.
Theo truyền thuyết lịch sử và văn hóa cổ đại, Salomon thường được gọi là một Quốc Vương lý tưởng, một Ông Vua thánh hiền.
Thực ra ông ta là một bạo chúa, ông ta đánh thuế nặng nề, thực thi cưỡng bức lao động, bắt thần dân phải xây dựng một cung điện và miếu thần vô cùng tráng lệ trên núi Jerusalem. Trong Kinh Thánh đã ghi lại chân thực câu chuyện Salomon xây dựng cung điện cho thần Jéhova: "Salomon cho là cần phải xây cho Thần Jéhova một cung điện thờ, cho mình một cung điện. Thế là Salomon cho tuyển 8 vạn phu khuân vác, 8 vạn thợ đục đá và 3600 đốc công đến xây dựng".
Kho báu của Salomon và Hòm ước vàng
Theo Kinh Thánh viết: Salomon ra lệnh 20 vạn người xây dựng miếu thần đều không phải là người Israel. Ông ta lại chọn trong người Israel được 5 vạn nhân công làm lao dịch. Công trình đó kéo dài đến 7 năm. Điện thần này hướng từ Đông sang Tây dài 250m, rộng hơn 90m được xây dựng cẩn trọng chặt chẽ, nguy nga tráng lệ, phía bên trong trang trí vô cùng hoa mỹ. Thật là một tác phẩm kiến trúc tuyệt vời. Điện thần này đã trở thành trung tâm tôn giáo và hoạt động chính trị của người Do Thái Cổ, đồng thời cũng là biểu tượng của họ.
Hàng ngày, các giáo đồ đến đây để bái yết và hiến tế thần linh. Đá Thánh A La được đặt giữa điện thần. Đá Thánh cao 20m rộng 15m, là một tảng đá hoa cương, được dỡ bởi hai trụ đá cẩm thạch tròn. Phía dưới Đá Thánh là Nham Đường cao 35m, bên trong có bàn thờ, trên bàn thờ đặt một hòm thánh có khắc dòng chữ "Maxi Thập giới" còn gọi là "Mười lời răn của Thánh Jéhova", Jéhova là giáo chủ của Đạo Do Thái. Trong hòm thánh, ngoài những điều răn của Thánh còn có Tây Nại pháp điển.
Hòm Thánh được làm bằng vàng ròng, gọi la Hòm của Jéhova cũng còn gọi là Hòm ước vàng. Nó được người Do Thái cổ đại coi là Bảo vật giữ nước liên quan đến việc tồn vong hưng thịnh của dân tộc Do Thái. Ở phía dưới Đá Thánh A La, Salomon cho xây một căn hầm và một đường hầm bí mật. Theo truyền thuyết Salomon đã cất giấu ở căn hầm và đường hầm này rất nhiều châu báu và các đồ vật quý giá. Đó chính là kho báu của Salomon mà cả thế giới đều đã được nghe nói tới.
Kho báu của Salomon và Hòm ước vàng
Suốt hơn 2000 năm, các hoạt động tìm kiếm kho báu của Salomon và Hòm ước vàng chưa bao giờ ngừng. Vào hồi đầu thế kỷ, có một số nhà thám hiểm người Anh đã vào Thành Jerusalem. Đầu tiên, họ dùng tiền vàng hối lộ người gác đêm. Khi đêm đã về khuya, đoàn người lặng lẽ vào điện thần, cậy tấm đá bên cạnh Đá Thánh lên, rồi đào đất xúc đổ ra bên ngoài tường. Khi trời đã sáng, họ lại khuân tấm đá đậy lại như cũ, tuyệt nhiên không để lại dấu vết gì, rồi lặng lẽ rút ra ngoài. Cứ như vậy, họ bí mật đào suốt 7 đêm liền, cái hố ngày một sâu, mà không một ai biết. Đến sáng ngày thứ 8, họ bị một thầy tu Do Thái vô tình phát hiện ra. Các tín đồ gần đấy được thậy tu khua dậy, tay dao tay gậy kéo tới vây bắt. Mấy nhà thám hiểm thấy vậy sợ quá vội vàng chạy mất. Về sau, các tín đồ phát hiện ra là người gác đêm đã bị mấy nhà thám hiểm người Anh mua chuộc, và là họ lấy đá đập chết ông ta. Từ đó, các tín đồ càng tăng cường bảo vệ điện thần về ban đêm hơn nữa.
Cũng có một số người cho rằng kho báu của Salomon và Hòm ước vàng có thể có cách đây 2000 năm. Vào năm 586 trước Công Nguyên trước khi quân của Vương quốc Babylon vào Thành Jerusalem kho báu đã được chuyển đến cất giấu ở Đường hầm bí mật Uanbu.
Hầm ngầm Uanbu có một lai lịch rất cổ xưa. Theo truyền thuyết vào hơn 3000 năm trước (khoảng Thế kỷ XI trước Công Nguyên). Jerusalem bị người Ibux xâm lược. Bố của Salomon là David chỉ huy bộ lạc vây đánh người Ibux ở Thành Jerusalem. Do Thành Jerusalem cao hiểm trở, người Ibux lại canh phòng cẩn mật, nên David mãi không hạ được thành. Một đêm, một viên tướng của David tên là Uanbu thấy khát nước quá, ông ta rời doanh trại đi xuống dưới khe suối bên thành, phát hiện ra một cái hang có dòng nước chảy ra, lại nghe thấy trong hang phát ra những tiếng như thể tiếng gầu đang múc nước. Ông ta thấy lạ quá bèn chui vào xem, chỉ thấy một chiếc gầu có sợi dây ngược lên phía trên. Nghĩ một lát ông ta hiểu rằng: Do trong Thành Jerusanlem rất thiếu nước, người Ibux sống ở đấy đã đào một đường hầm dài ra tận khe suối ngoài thành. Hàng đêm, người Ibux thường lấy nước qua đường hầm này. Uanbu lập thức báo cáo với David: Ông ta đã phát hiện ra một đường ngầm để vào thành và sau đó ông ta dẫn một toán quân ra phía hang đó rồi theo đường ngầm vào trong thành mở toang cổng thành đón đại quân của David vào đánh tan người Ibux. David nhanh chóng chiếm được Jérusalem và quyết định lấy đó làm Thủ đô của Isarel - Vương quốc của người Do Thái.
Bởi vì đường ngầm ấy là do Uanbu tìm ra, lập được công lớn nên sau này người ta gọi đó là đường hầm Uanbu. Trong Thánh Kinh cũng có nói tới câu chuyện Uanbu vào thành qua đường ngầm đánh tan người Ibux, nhưng lại không thấy nói rõ đường ngầm ấy nằm ở đâu. Hơn hai nghìn năm, mọi người vẫn ôm mối hoài nghi: Rất có thể Đường hầm Uanbu đang cất giấu kho báu của Salomon và Hòm ước vàng. Nhưng đường hầm Uanbu nằm ở đâu cũng không có ai biết.

Kho báu của Salomon và Hòm ước vàng


Đến năm 1868, viên Thượng úy Holan, sỹ quan Anh trong lúc đi vãn cảnh ở ngoại ô Jérusalem đã vô tình phát hiện ra một cái hang sâu khúc khuỷu. Ông ta liền chui vào trong hang, tiến thẳng, leo qua rất nhiều bậc đất do con người đục nên. Khi đến bên một hồ nước, Holan lại nhìn thấy một dòng suối. Ông ta ngẩng đầu lên đột nhiên nhìn thấy trên đỉnh mỏm đá có một cái lỗ tròn, theo đó, ông ta bèn leo lên lỗ hòn đá bằng một sợi dây leo núi, rồi tiếp tục đi theo đường ngầm, lại leo qua một cầu thang nữa. Lên cao khoảng 40m, Holan phát hiện ra một đường ngầm sâu khúc khuỷu dẫn vào động núi tối mò. Đi ra khỏi cái động đó cuối cùng ông ta vào tới thành Jérusalem. Holan tự hào cho rằng Đường hầm Uanbu cổ đại đã được chính ông tìm ra. Nhưng ông ta không hề tìm thấy kho báu của Salomon và Hòm ước vàng trong đường hầm mà người xưa đã kể. Vì vậy mà có một số người không đồng ý với phán đoán suy luận của Holan. Họ cho rằng, cái mà viên Thượng úy tìm thấy không phải là Đường hầm Uanbu cổ đại, mà là một đường hầm khác không nổi tiếng chưa được mọi người biết tới mà thôi.
Cũng có một số người tin rằng kho báu của Salomon và Hòm ước vàng vẫn ở trong đường hầm bí mật của thành Jérusalem. Vào những năm 30 của thế kỷ XX, hai nhà thám hiểm người Mỹ - Hêlibatti và Matăngxtơ, lặng lẽ chui vào đường hầm mà trong truyền thuyết là do Uanbu tìm ra. hai người với đèn pin, xẻng và một số đồ dùng thiết yếu cùng một nỗi sợ hãi, mò mẫm đi vào đường hầm âm u ma quái. Ở trong đó, họ bắt đầu tìm thấy một nơi có cả đất và những thứ gì đó, họ phát hiện ra có 2 đường hầm khúc khuỷu sâu tối. Hai người đoán: môt đường có thể là đường ngầm cũ của người Ibux cổ ra ngoài thành lấy nước, còn đường kia có lẽ là hầm ngầm bí mật thông với Đá Thánh A La. Và 2 người quyết định đi theo một trong hai con đường đó. Nhưng đi được khoảng 150m thì hết đường ngầm, họ gặp những bậc đá ăn lên trên đều đã bị bùn cát lấp tịt, không thể đi tiếp được nữa. Hai người lấy xẻng ra xúc cát.
Cát xúc ra lại đánh đóng vào đường ngầm phía sau và đường ngầm dường như bị bùn cát lấp lại nên cát ở trên bậc đá vẫn cứ chảy xống không ngừng, như thể có ai đó đang cố tình phá hoại, làm cho 2 nhà thám hiểm không thể có cách nào hót sạch chỗ cát cứ chảy ùn ùn trên bậc đá. Hai người cảm thấy, trên bậc đã có một uy lực vô biên, không thể chống lại sức mạnh thần bí đang tác quái, họ càng xúc, cát chảy xuống càng nhiều, nếu dừng thì cát cũng không chảy nữa. Hai người vô cùng sợ hãi, vội vàng theo đường cũ trở ra ngoài. Sau khi ra ngoài họ ra sức tô vẽ, thêm nếm cái nỗi sợ hãi trong đường hầm làm cho người nghe phát sợ, sởn cả tóc gáy. Sau này Hêlibatti đi thuyền buồm vượt Thái Bình Dương, gặp phải cơn bão lớn, thuyền chìm, chôn thân dươi đáy biển. Từ đó về sau, không còn người nào biết về đường ngầm thần bí đó, lại càng không có ai đi tìm nó nữa.
Lại có một số nhà khảo cổ cho rằng, Salomon thường xuyên phái các đoàn thuyền ra khơi xa, mỗi lần quay về thì vàng đều chất đầy khoang. Vì vậy, họ mạnh dạn suy đoán rằng, rất có thể ở ngoài biển xa xôi ấy nhất định phải có một hòn đảo châu báu. Đó là nơi Salomon đã cất giấu kho báu của mình, chỗ vàng kia là từ hòn đảo châu báu đó ùn ùn chuyển về không dứt. Nhưng câu chuyện vẫn là một bí mật cho tới nay chưa ai có thể làm sáng tỏ hơn.
Năm 156 sau Công nguyên, nhà hàng hải Tây Ban Nha dẫn một đoàn thám hiểm đến hòn đảo châu báu nọ thì thấy thổ dân trên đảo đeo các đồ trang sức đều lấp lánh ánh vàng. Họ đã vô cùng kinh ngạc cho rằng đã tìm thấy kho báu của Salomon, nên liền đặt tên cho nơi này là Quần đảo Salomon, đó là nguyên do vì sao hòn đảo này có tên gọi là Quốc đảo Salomon. Từ đó về sau, người châu Âu cứ kéo nhau đến quần đảo Salomon để tìm "Kho báu của Salomon". Do vị trí của quần đảo Salomon nằm ở phía Tây Nam Thái Bình Dương, bao gồm 6 đảo lớn và gầm 1000 đảo nhỏ nằm rải rác trên diện tích đất biển là 60.000km2, rừng rậm phủ kín 90% diện tích đảo, nên rất khó khăn trong việc tìm kho báu. Mấy trăm năm trở lại đây, hàng ngàn hàng vạn lượt người tìm kho báu đã không tìm kiếm được gì ở quần đảo này. Có người cho rằng, trên quần đảo Salomon làm gì có kho báu của Salomon, đó chẳng qua chỉ là tin đồn nhảm nhí.
Sự thật về kho báu của Salomon và Hòm ước vàng cho đến tận ngày nay vẫn là một bí ẩn.
Cập nhật: 12/10/2015 H.T (Theo Nền văn minh cổ thế giới)

Các phát minh lỗi lạc của nhân loại

Bánh xe, cúc áo, thìa, đĩa là những phát minh quan trọng của xã hội loài người. Chúng hầu hết bắt nguồn từ thời cổ đại và phát triển dần đến ngày nay.
Bánh xe

Những phát minh vĩ đại nhất của nhân loại

Bánh xe

Bánh xe là một trong những phát minh tối quan trọng của loài người, giúp cải thiện vượt bậc sản xuất, giao thông cũng như nhiều mặt khác của đời sống con người. Bánh xe ra đời khi nào? Cho đến nay, đó vẫn còn là một câu hỏi lớn đối với các nhà sử học. Các nhà khảo cổ tìm thấy chiếc bánh xe cổ xưa nhất tại khu vực Lưỡng Hà có niên đại khoảng 3.500 trước Công nguyên. Trên các bức vẽ cổ của người Sume có khắc họa một loại xe chở hàng có gắn bánh tròn bằng gỗ cưa từ thân cây.
Bánh xe có nan hoa đầu tiên được tạo ra trên bán đảo Tiểu Á (ngày nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ) vào khoảng 2.000 năm trước Công nguyên và lập tức được du nhập sang khu vực châu Âu và Trung Quốc, Ấn Độ qua các lái thương. Bánh xe loại này chủ yếu được dùng trong các loại xe chở người, riêng người Ai Cập thì dùng để vận chuyển hàng hóa, vật liệu xây dựng. Bánh xe được sử dụng rất rộng rãi tại Hy Lạp cổ đại và sau đó tại La Mã cổ đại. Ở châu Mỹ, bánh xe được các nhà hàng hải châu Âu du nhập vào khi họ tìm ra châu Mỹ.
Cúc áo.

Cúc áo

Thời xưa tổ tiên chúng ta đã biết tết những sợi đay, sợi vỏ cây làm quần áo và họ dùng xương thú, gai cây thay cho cúc áo. Người Ai Cập và La Mã cổ đại thì khoét lỗ trên một đầu tấm vải dùng làm áo rồi luồn đầu kia qua, hoặc buộc thắt nút. Người Trung Quốc dùng dây rút trong nhiều thế kỷ.
Không ai biết cúc áo do ai phát minh ra. Một số nhà sử học khẳng định cúc áo có từ thời La Mã, một số khác cho rằng từ thời Hy Lạp cổ đại, trong khi một nhóm nhà khoa học khác đưa ra những dẫn chứng về nguồn gốc châu Á của cúc áo.
Những chiếc cúc đầu tiên được đưa vào sử dụng từ thế kỷ 8 và mãi cho tới tận thế kỷ 18, cúc áo được xem là vật xa xỉ mà chỉ có nhà giàu mới dám dùng. Vua chúa thì dùng cúc bằng vàng, bạc. Người nhà giàu dùng xương voi làm cúc. Còn dân thường thì vẫn buộc thắt nút, hoặc dùng dải rút. Đầu thế kỷ 18, người châu Âu bắt đầu sản xuất cúc bằng thép và đồng. Tới tận cuối thế kỷ 19, cúc áo vẫn còn là đồ vật đắt tiền nên người ta khi may áo mới thường tháo cúc từ áo cũ đơm sang.
Bao cao su

Bao cao su

Khoảng 3.000 năm trước, một vị vua đã nghĩ ra cách bảo vệ bản thân khỏi bị lây nhiễm các bệnh hoa liễu trong khi đi "vi hành tình dục". Ông đã dùng bong bóng cá trong quan hệ chăn gối.
Từ "condoms" (bao cao su) được ra đời vào thế kỷ 17, do khi đó quan ngự y của Vua Anh Carl II có tên là Condom đã nghĩ ra cách cải tiến chiếc bao nhằm giúp cho vua ngăn ngừa sinh con ngoài ý muốn và tránh bệnh hoa liễu khi quan hệ với gái. Vị quan ngự y này đã dùng ruột cừu cắt khúc cán mỏng ra và khâu một đầu lại làm thành chiếc bao cho Vua dùng. Về sau nhân dân cũng học theo phương pháp này, song dùng ruột cừu cũng khá tốn kém nên người ta thường phơi khô để tái sử dụng vài lần nữa.
Tới năm 1839, công nghệ lưu hóa ra đời, cho phép chế tạo cao su thô thành một dạng vật liệu mới - cao su tinh chế, có khả năng đàn hồi tốt. Công nghệ này tạo nên một đại cách mạng đối với bao cao su. Năm 1844, loại bao đầu tiên bằng cao su ra đời và tới năm 1919 người ta đã sử dụng chất liệu latex làm bao cao su. Đây là loại chất liệu có độ đàn hồi rất tốt, có thể cán rất mỏng và không có mùi cao su. Loại bao cao su này được sử dụng cho tới ngày nay.
Diêm.
Thời xa xưa con người đã có rất nhiều cách để tạo ra lửa. Từ cách chà xát hai tấm vỏ cây vào nhau hàng giờ liền đến khi phát lửa, cho đến cách dùng đá lửa đập vào nhau... Rồi khi tạo ra được ngọn lửa thì phải duy trì ngọn lửa khá là công phu.
Năm 1830, nhà hóa học 19 tuổi người Pháp Charles Soria đã phát minh ra diêm phốt pho, tạo ra từ hợp chất muối bertollete, phốt pho trắng và keo. Loại diêm này rất dễ sử dụng, khi chà xát với bất cứ bề mặt cứng nào đều có thể phát ra lửa. Cho nên trong nhiều phim ta thường thấy những chàng cao bồi quẹt diêm vào gót giày để châm thuốc hút. Diêm phốt pho không có mùi khó chịu, song có hại cho sức khỏe do chất phốt pho trắng chứa độc tố gây hại.
Tới 1855, nhà hóa học Johan Lunstrom làm một thử nghiệm với chất phốt pho đỏ, đồng thời ông tráng một lớp mỏng chất này lên bề mặt giấy nhám. Kết quả là ông đã tạo ra một loại diêm mới dễ đánh lửa và ít gây hại hơn cho sức khỏe người dùng. Đây chính là loại diêm chúng ta đang sử dụng ngày nay.
Giấy vệ sinh.

Giấy vệ sinh

Người La Mã cổ đại dùng một chiếc bàn chải có cán để làm vệ sinh cá nhân sau khi đi đại tiện. Chiếc bàn chải này sau đó được ngâm vào hũ nước muối để sử dụng tiếp. Người Viking chùi bằng khăn, trong khi người thổ dân châu Mỹ thì dùng các loại lá cây trong tầm với tay, hoặc dùng lõi ngô. Các vị vua Pháp thì cao cấp hơn, họ dùng giẻ bằng vải lanh.
Người Trung Quốc đi tiên phong trong việc sử dụng giấy làm vệ sinh cá nhân. Nhưng chỉ có hoàng đế mới được phép dùng. Mãi tới sau này, khi kỹ thuật in phát triển, giấy mới được sử dụng rộng rãi cho việc vệ sinh cá nhân (giấy báo cũ, sách cũ...).
Năm 1857, một người Mỹ tên là Joseph Hayetti đã nghĩ ra cách cắt giấy thành từng tờ vuông vắn và đóng thành gói. Ông rất tự hào với sáng tạo của mình nên đã in tên mình lên từng tờ giấy. Không rõ sau này ai đã nghĩ ra cách cuộn tròn giấy vệ sinh như ngày nay, chỉ biết rằng năm 1890 xưởng giấy "Scott Paper" ở Mỹ đã sản xuất hàng loạt loại giấy vệ sinh này.
Kim khâu.

Phát minh ra Kim khâu

Con người biết may vá đã hơn 20.000 năm nay. Người tiền sử đã lột da thú, may chúng lại bằng những dụng cụ thô sơ như gai cây, đá nhọn. Họ dùi lỗ trên các dụng cụ ấy và xâu gân thú vào để khâu quần áo. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy những chiếc kim bằng đá hoặc xương thú tại những bãi khai quật có niên đại 17.000 năm ở Tây Âu và Trung Á. Tại châu Phi, con người đã dùng gân lá dừa làm kim và sợi cây khô làm chỉ.
Chiếc kim khâu bằng kim loại đầu tiên được làm tại Trung Quốc và cũng chính tại nước này, vào thế kỷ 3 trước Công nguyên, con người đã sáng tạo ra cái đê khâu. Những phát minh này sau đó được đưa sang châu Âu qua các lái buôn.
Cái kéo đầu tiên do người Ai Cập cổ đại làm ra vào thế kỷ 16 trước Công nguyên. Tuy nhiên, nó được chế tạo từ một tấm kim loại liền, chứ không phải là hai thanh kim loại bắt chéo nhau. Loại kéo mà chúng ta dùng ngày nay do Leonardo da Vinci sáng tạo nên.
Thìa, dĩa và dao.

Thìa, dĩa và dao

Từ thời La Mã cổ đại, con người đã sử dụng nhiều bát đĩa bằng gốm sứ tinh xảo phục vụ cho bữa ăn. Nhưng họ ăn bốc. Những chiếc thìa đầu tiên đã được phát minh ra và sử dụng cách đây tới 5.000 năm. Người khu vực Lưỡng Hà đã biết nặn đất sét thành hình một chiếc gáo nhỏ để múc thức ăn. Chiếc thìa bằng kim loại đầu tiên là bằng bạc do Vua Nga Vla-đi-mia Mặt Trời Đỏ đặt chế tác riêng.
Còn với dĩa, vào khoảng thế kỷ thứ 10 tại châu Á đã xuất hiện một loại dụng cụ ăn mang dáng dấp của dĩa, nhưng có nhiều răng, trông như cái bàn cào của Trư Bát Giới thu nhỏ. Một trăm năm sau, phát minh này được du nhập vào châu Âu và tới thế kỷ 16, dĩa được sử dụng rộng rãi và có hình dạng gần giống ngày nay, với 2 răng có đầu nhọn dùng để đâm thức ăn.
Tới cuối thế kỷ 18, những con dao to và dài như mã tấu vốn được sử dụng để cắt thức ăn đã được thay thế bằng loại dao nhỏ gọn và có mũi cong tròn. Lý do của sự cải tiến này rất đơn giản: do không còn cần dao nhọn và dài để đâm thức ăn nữa vì đã có dĩa thực hiện chức năng này.
Băng vệ sinh

Phát minh ra Băng vệ sinh

Ngay từ thời đồ đá, con người đã bắt đầu có những phát minh sáng tạo độc đáo nhằm giải quyết vấn đề hàng tháng của phụ nữ, sử dụng cỏ khô, lá khô, thậm chí là rong biển. Người Ai Cập cổ đại đã sáng tạo ra một loại băng vệ sinh mà ngày nay người ta gọi đó là tampone, tuy nhiên tại Ai Cập ngày đó loại tampone này làm bằng sợi cói. Người Hy Lạp cổ đại cải tiến tampone, dùng vải quấn quanh một cái que nhỏ. Tại La Mã cổ đại, phụ nữ dùng vải lụa làm băng vệ sinh, tại Nhật họ dùng giấy, trong khi phụ nữ châu Phi dùng bó cỏ khô làm bằng vệ sinh.
Tới đầu thế kỷ 19, người ta bắt đầu dùng những tấm giẻ lau cũ khâu thành cái túi nhỏ, bên trong nhồi bông. Những chiếc băng vệ sinh tân tiến này được giặt, phơi khô và dùng đi dùng lại nhiều lần. Cuối thế kỷ 19, đã từng có một doanh nghiệp châu Âu sản xuất hàng loạt loại băng vệ sinh giẻ lau này, tuy nhiên do không quảng cáo nên dây chuyền sản xuất này đã thất bại.
Đầu thế kỷ 20, phụ nữ bắt đầu dùng vải màn, vải xô. Vào những năm 1920, loại băng vệ sinh làm bằng vải màn bắt đầu được bày bán tại cửa hàng bách hóa và quảng cáo trên tạp chí. Băng vệ sinh loại này được gài vào quần lót bằng kim băng, hoặc nối với dây thắt trên eo.
Bàn chải răng.

Bàn chải răng

Cách đây 5.000 năm, con người đã biết chăm sóc răng lợi. Tại các bãi khảo cổ Ai Cập, các nhà khoa học đã tìm thấy những chiếc bàn chải răng thời cổ, được làm từ cành cây có sợi tơ ở đầu.
Tuy nhiên, phải đến năm 1498, hoàng đế Hoằng Trị nhà Minh (Trung Quốc) mới sáng tạo ra loại bàn chải mà chúng ta dùng ngày nay. Chiếc bàn chải của vua Hoằng Trị được làm từ xương thú, còn sợi chải răng thì làm từ lông lợn rừng Siberia.
Năm 1937, con người phát minh ra nylon. Một năm sau đó, bàn chải bắt đầu được làm từ sợi nylon nhựa, tuy nhiên chưa phổ biến vì sợi nylon thời đó còn khá cứng, dễ dàng gây tổn thương cho nướu. Lông lợn rừng do mềm mại hơn nên tiếp tục được sử dụng tới tận giữa thế kỷ 20.
Cập nhật: 17/11/2017 Theo VNE

Những bộ phận cơ thể không có cũng chẳng sao

Trải qua quá trình tiến hóa và chọn lọc tự nhiên, một số cơ quan trong cơ thể con người xuất hiện thêm hoặc biến mất để tạo thành một bộ máy cơ thể hoàn chỉnh. Tuy nhiên có một số bộ phận bất chấp quy luật chọn lọc tự nhiên này và tiếp tục tồn tại trong cơ thể mặc dù chúng không thực hiện chức năng chính nào.
Mặc dù các bộ phận này không quan trọng nhưng vì cơ thể con người là một hệ thống nên chúng vẫn phải được giữ khỏe mạnh vì nếu gặp trục trặc sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe nói chung.
Người Vitruvian - bức vẽ nổi tiếng về mặt giải phẫu  học của Leonardo Da Vinci.
Người Vitruvian - bức vẽ nổi tiếng về mặt giải phẫu
học của Leonardo Da Vinci. (Ảnh: Public domain)

1. Ruột thừa

Ruột thừa
Đó là cái túi nhỏ gắn với ruột già, không hề có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và cứ 20 người thì lại có 1 người phải cắt bỏ. Tuy nhiên, ở những loài động vật có xương sống chuyên ăn cây cỏ thì nó lại là một phần không thể thiếu của hệ tiêu hóa. Một nghiên cứu năm 2009 chứng minh ruột thừa không hẳn là vô dụng khi được cho là nơi quan trọng chứa các loại vi khuẩn có lợi ngăn chặn cơ hội phát triển của bệnh tiêu chảy.

2. Xương cụt

Xương cụt
Tổ tiên loài người từng có một cái đuôi, tuy vậy nó đã biến mất từ rất lâu. Trải qua quá trình tiến hóa, hiện dấu tích còn sót lại chính là phần được gọi là xương cụt. Đối với nhiều loài động vật có vú, đuôi có tác dụng giữ thăng bằng cho cơ thể. Vì vậy, khi con người bắt đầu tập đi bằng 2 chân thì đuôi cũng từ đó mà trở nên vô dụng.

3. Núm vú nam giới

Núm vú nam giới
Có thể bạn sẽ ngạc nhiên nhưng sự thật là núm vú nam giới hình thành ngay từ những ngày đầu trong bụng mẹ. Lúc này, giới tính thai nhi vẫn chưa rõ ràng vì về cơ bản, mỗi bào thai ban đầu đều mang giới tính nữ và sẽ dần phát triển thành bé trai hay bé gái phụ thuộc vào lượng testosterone. Đó là lý do tại sao một số nam giới lại có khả năng tiết ra sữa và nguy cơ ung thư vú cũng không hề nhỏ.

4. Lớp sợi cơ mỏng erector pili và lông

Lớp sợi cơ mỏng erector pili và lông
Với nhiều loài sinh vật, khi cần thiết, các lớp cơ sợi mỏng erector pili sẽ khiến lông dựng đứng lên, làm chúng trông có vẻ to lớn hơn. Tuy nhiên, điều đó chỉ thực sự tác dụng với những loài thú có lông chứ không phải là con người.

5. Mí mắt thứ 3

Mí mắt thứ 3
Đây là một nếp gấp nhỏ của các mô nằm trong mắt. Các nhà khoa học tin rằng nó là dấu tích của mí mắt thứ 3. Ngày này, nó giúp nước mắt thoát và đẩy các dị vật lọt vào mắt ra ngoài.

6. Răng khôn

Răng khôn
Tuy cũng có vai trò cụ thể chứ không hề vô dụng nhưng nhắc đến răng khôn là người ta nghĩ ngay đến những cơn đau đớn. Theo thời gian, quai hàm ở người trở nên nhỏ hơn và vì thế mà răng khôn không có chỗ để phát triển. Ngoài ra, việc vệ sinh răng miệng cũng là một phần nguyên nhân bởi khi còn nhỏ, con người từng phải nhổ đi khá nhiều răng, răng vĩnh cửu mọc lên sau đó đã chiếm hết “đất sống” của răng khôn.

7. Cơ quan Jacobson

Cơ quan Jacobson
Cơ quan Jacobson hay còn gọi là vomeronasal organ. Đây là cơ quan khứu giác mà động vật dùng để phát hiện ra kích thích tố. Chúng ta cũng có rất ít, nhưng nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nó không có vai trò gì đối với cơ thể con người.

8. Amidan

Amidan
Nằm ngay phía sau lưỡi, trên xương vòm miệng, amidan là một phần của hệ bạch huyết. Amidan được cho là có tác dụng ngừa bụi và vi trùng xâm nhập vào trong cơ thể qua đường miệng. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn không tìm ra các chức năng chính xác và lý do cần thiết cho sự tồn tại của cơ quan này.
Cập nhật: 13/11/2017 Tổng hợp

Lịch sử tình dục của loài người



Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Những mốc lịch sử của tình dục

Lịch sử tình dục của loài người
Tình dục gắn liền với sự tồn tại của nhân loại, nó là phương thức sinh học giúp loài người nhân giống và tiến hóa. Mô tả đầu tiên về chiếc bao cao su đã xuất hiện cách đây 15 ngàn năm. Sự hiểu biết của loài người dần dần thay đổi, nắm rõ điều gì thực sự xảy ra và lịch sử chứng kiến sự thay đổi chóng mặt trong thời kỳ Phục Hưng.
Lịch sử tình dục của loài người
Nhà triết học gia Hi Lạp Aristotle (384 – 322 BC) đã có những đóng góp lớn cho thuyết sinh học và giống nòi. Chẳng hạn như, lý thuyết của ông chỉ ra rằng sự thụ thai bắt nguồn từ giống nam giới, cấy ghép vào cơ thể nữ giới – đã trở thành cơ sở cho những triết lý sau này.
Lịch sử tình dục của loài người
Những người La Mã cổ đại tổ chức các buổi tiệc, lễ hội ca ngợi Bacchus – thần rượu vang - được coi là những buổi “thác loạn, dâm dục”. Những bữa tiệc này được tổ chức dưới danh nghĩa của thượng viện La Mã khoảng năm 186 trước công nguyên.
Lịch sử tình dục của loài người
Ở phương Đông, nhà triết gia và cũng là một tu sĩ Vatsyayana người Ấn độ đã sáng tạo ra một cuốn sách về nghệ thuật tình dục nổi tiếng “Kama Sutra”, với mục đích đem lại cho con người một cuộc sống đầy hưởng thụ và khoái lạc.
Lịch sử tình dục của loài người
Vào thời Trung Cổ, các giáo hội Châu Âu kiểm soát các hành vi tình dục ngoài hôn nhân và lễ kết hôn đã trở thành một buổi lễ tôn giáo dưới sự giám sát của linh mục.
Lịch sử tình dục của loài người
Bệnh giang mai xuất hiện lần đầu ở các binh lính trong cuộc chiến giữa Pháp và Naple năm 1494. Căn bệnh lây lan nhanh chóng và được biết đến với cái tên “bệnh Pháp”, nó đã làm dấy lên những quy định nghiêm ngặt chống lại nạn mại dâm.
Lịch sử tình dục của loài người
Johann Gutenberg là người đầu tiên thử nghiệm việc chuyển Kinh thánh sang các bản in vào năm 1430, đặt nền móng cho việc in ấn. Đến giữa 1670s, Rochester John Wilomt đã lần đầu tiên xuất bản cuốn sách mang nội dung khiêu dâm “Sosom”
Lịch sử tình dục của loài người
Năm 1677, Anton Leewenhok đã nghiên cứu tinh dịch bằng việc sử dụng kính hiển vi. Ông đã khám phá ra rằng tinh dịch thực chất bao gồm tinh trùng trộn lẫn với các chất dịch. Bản thân tinh trùng là một loại tế bào sinh sản vô cùng nhỏ bé nên không thể quan sát bằng mắt thường, còn tinh dịch là chất dịch chúng ta có thể nhìn thấy khi chúng được xuất ra khỏi cơ thể.
Lịch sử tình dục của loài người
Cuộc cách mạng công nghiệp 1760 – 1850 là một bước ngoặt quan trọng dẫn đến sự thay đổi lớn trong quan hệ hôn nhân và tình dục.
Lịch sử tình dục của loài người
Chính xác 150 năm sau khi Anton Leeuwenhoek nghiên cứu tinh trùng, tiến sĩ phôi học Karl Ernst von Baer đã khám phá ra sự tồn tại của trứng trong cơ thể nữ giới.
Lịch sử tình dục của loài người
Khái niệm “ tình dục khác giới”“ đồng tính” thực chất không phải là một cách nói khoa học. Vào năm 1886, một nhà hoạt động giấu tên người Phổ đã đặt ra cái tên này cho nhưng người “gay” để chống lại các điều luật của luật hình sự.
Lịch sử tình dục của loài người
Hơn 2000 năm sau khi Aristotle khẳng định rằng nam giới là nguồn gốc của sự sinh sản, Tiến sĩ Martin Berry đã tìm ra rằng điều đó phải cần đến sự đóng góp của cả 2 giới, và sự hình thành nòi giống bắt đầu khi tinh trùng thụ tinh với một trứng.
Lịch sử tình dục của loài người
Trong thập kỉ 1880, điện đã mở ra phương thức chữa trị mới cho chứng điên lọan ở phụ nữ - được Hipocrate mô tả vào khoảng 450 BC. Máy rung đã được sử dụng để chữa trị cho các nữ bệnh nhân bị lo lắng, mất ngủ, ham muốn tình dục quá mức... Đến năm 1902, Hamilton Beach đã nộp bằng sáng chế cho thiết bị này.
Lịch sử tình dục của loài người
Vào năm 1882, Tiến sĩ Wilheim Mensinga đã phát minh ra màng tránh thai và nó nhanh chóng trở thành một phương thức hiệu quả giúp ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn.
Lịch sử tình dục của loài người
Năm 1886, nhà tâm thần học Sigmund Freud đã tiến hành những nghiên cứu của mình tại Áo. Sau đó ông đã đưa ra các thuyết về tình dục - trở thành cơ sở của thuyết phân tâm học suốt thể kỉ 20.
Lịch sử tình dục của loài người
Năm 1905, trong khi nghiên cứu ấu trùng của loài bọ, nhà sinh học Netttie B.Steven đã khám phá ra rằng giới tính được quyết định bởi nhiễm sắc thể X và Y. Dù vậy, các nhà khoa học đương đại lại phủ nhận học thuyết của cô.
Lịch sử tình dục của loài người
Năm 1916, Margaret Sanger mở phòng khám thai đầu tiên tại Brooklyn, New York, tuy nhiên 10 ngày sau đó, cảnh sát đã đóng cửa nó. Sau đó, cô phải ra tòa và bị ngồi tù vì đã vi phạm luật Comstock.
Lịch sử tình dục của loài người
Năm 1919, Frederick Killian đã đặt nền móng cho việc sản xuất bao cao su hiện đại. Thay vì sử dụng chất liệu bằng da động vật hay vải, ông đã sử dụng cao su lỏng, đem lại hiệu quả cao.
Lịch sử tình dục của loài người
Đến thập kỉ 1920, các nhà khoa học đã có thể theo dõi chu kỳ sinh sản hàng tháng của phu nữ. Dựa vào thông tin đó, các nhà khoa học Nhật và Úc đã phát mình ra phương pháp hô hấp giúp ngăn ngừa mang thai.
Lịch sử tình dục của loài người
Năm 1947, Đại học Indiana mở ra viện Nghiên cứu Tình dục, nơi đào tạo ra nhà tình dục học nổi tiếng Alfed Kinsey. Ông đã cho xuất bản “Hành vì tình dục ở nam giới” đưa ra những lời chỉ trích cho hành vi cũng như những hiện tượng bất thường ở nam giới.
Lịch sử tình dục của loài người
Bác sĩ phụ khoa người Đức Ernest Gräfenberg đã cho xuất bản “ vai trò của niệu đạo trong sự cực khoái ở nữ giới” trong tạp chí Giới tính quốc tế chỉ ra sự tồn tại của tuyến tiền liệt ở nữ hay còn gọi là điểm G.
Lịch sử tình dục của loài người
Năm 1953, Hugh Hefner đã cho ra đời ấn phẩm đầu tiên “Playboy” và nó nhanh chóng trở thành cuốn tạp chí khiêu dâm được yêu thích nhất, tẩu tán 1 triệu bản trong 5 năm.
Lịch sử tình dục của loài người
Ngày 11 tháng 5 năm 1960, Cục quản lý dược phẩm Mỹ đã chứng nhận cho loại thuốc tránh thai đầu tiên được thương mai hóa.
Lịch sử tình dục của loài người
Những cuốn sách như “ Cơ thể của chúng ta “ hay “ Niềm vui của Sex” được xuất bản vào năm 1971 và 1972 đã phản ánh sự cởi mở ngày càng tăng của xã hội Mỹ với vấn đề tình dục. Sau đó, những đạo luật hạn chế phá thai cũng như kiểm soát vấn đề sinh sản ở phụ nữ chưa kết hôn đã được ban hành.
Lịch sử tình dục của loài người
Năm 1998, Cục quản lý Dược phẩm Mỹ đã thông qua đạo luật cho phép bán sản phẩm sildenafil citrate – được biết đến như Viagra.
Lịch sử tình dục của loài người
Năm 2000, Hà Lan trở thành nước đầu tiên chấp nhận việc hôn nhân đồng giới. Năm 2003, Bỉ là nước thứ hai thông qua đạo luật này.
Tính đến nay đã có 19 quốc gia trên thế giới hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới – gồm Argentina, Bỉ, Bồ Đào Nha, Brazil, Canada, Đan Mạch, Iceland, Ireland, Luxembourg, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Nam Phi, Phần Lan, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Uruguay, và Vương quốc Anh (trừ Bắc Ireland). Một số tiểu bang của Hoa Kỳ và Mexico cũng đã công nhận hôn nhân đồng giới.
Cập nhật: 17/11/2017 Tổng hợp