Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2017

Nước Nga của Putin không thể kỉ niệm quá khứ cách mạng

Catherine Merridale

Phạm Nguyên Trường


Cách mạng Nga là cuộc chiến đấu chống lại sự quá lạm của những người giàu có. Không có gì ngạc nhiên khi Vladimir Putin muốn bỏ qua lễ kỉ niệm 100 năm cuộc cách mạng này.

V. Lenin - Biểu tượng của CMT10 Nga

Tháng 11 luôn mang đến cho người Nga ngày lễ mà họ mong đợi. Ngày nghỉ là vì có sự kiện lịch sử lớn, nhưng hầu hết sử dụng để vui thú với gia đình. Ngày 7 tháng 11 năm 2017, là ngày kỉ niệm 100 cuộc cách mạng Bolshevik do Vladimir Lenin lãnh đạo, trước đây người ta thường kỉ niệm bằng cách hát hò, diễu hành và bắn pháo hoa.

Nhưng ngày lễ chính thức năm nay không phải là để tưởng niệm cuộc cách mạng, mà là tưởng niệm cuộc nổi dậy năm 1612, chống lại người Ba Lan. Ngày Thống nhất Quốc gia là một phát minh của chế độ Sa Hoàng mà chính quyền của Vladimir Putin khởi động lại vào năm 2005. Đấy là ngày 4 tháng 11 – được chọn thật là hợp thời. Sau ba ngày ngồi trên ghế sofa, còn ai nhận thấy không có lá cờ đỏ nào?

Sự im lặng tương tự như một giấc mơ mà người mơ bị ngộp thở. Kỉ niệm 100 năm là ngày lễ đặc biệt: ai cũng có thể đếm đến 100. Nhưng cho đến nay, Lenin và các đồng chí của ông chỉ được coi là một con tem kỷ niệm mà thôi. Ông ta vẫn còn nằm ở đó – mặc bộ đồ mới - trong Lăng trên Quảng trường Đỏ, nhưng không ai muốn nói ông ta thực sự đã làm những chuyện gì. Chính phủ Nga hiện nay sử dụng khá nhiều sự kiện lịch sử - trước hết không đứa trẻ nào có thể quên được cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, chống chủ nghĩa phát xít - nhưng không thể đưa Lenin vào.

Khá kỳ quặc là, các quan chức ở Moskva phải nghĩ rằng cách mạng Nga là cuộc nổi dậy của những người dân bình thường nhằm chống lại chế độ chuyên chế, là cuộc chiến đấu chống lại bất công và quá lạm của những người giàu có. Khi chủ nghĩa khủng bố đang là mối đe dọa thực sự, sẽ là dại dột nếu Điện Kremlin công khai ủng hộ cuộc nổi dậy đầy bạo lức đó. Nhưng Điện Kremlin cũng không thể phỉ báng con người vẫn đang nằm trong Lăng, còn tượng của ông ta là địa điểm nổi bật trong hàng trăm thành phố của đất nước này. Điện Kremlin còn có thể làm gì với chính quyền Xô Viết? Nếu Kremlin lên án cuộc cách mạng Nga, thì họ sẽ làm gì với Stalin và niềm vui chiến thắng của nhân dân?

Tổng thống Nga Putin

Cho đến nay, dường như câu trả lời là cứ để nguyên như thế. Nói cho cùng, mọi người đã quen với Lenin. Nếu ông ta cứ ở nguyên đó, nếu giới trẻ ít suy nghĩ đi, thì ngay cả ngày kỷ niệm khó chịu này rồi cũng sẽ qua. Có tin đồn rằng, năm nay cánh Tả mới của Nga có thể sẽ tổ chức các cuộc tuần hành trên đường phố để kỷ niệm ngày lễ này, nhưng hầu hết người Nga dưới 50 tuổi đều coi câu chuyện về Liên Xô như một di tích không hợp thời, một tàn dư của quá khứ, dễ làm người ta bối rối. Chính quyền muốn mọi sự cứ giữ nguyên như cũ, để cho những thế hệ kiên cường già nua – những người đang bán những quả táo cạnh các ga tầu điện ngầm – được ấm lòng. Chính từ “Liên Xô” cũng đã trở thành đồ cổ từ lâu. Nó phải thuộc về quá khứ, nó không có chỗ trong hiện tại, cũng như những người bất đồng chính kiến vậy.

Cách mạng Nga là thời khắc khi mặt nạ của nền văn hoá nhân văn bị xé tan thành từng mảnh. Đấy là thời khắc của niềm hy vọng đầy phấn khích, của cuộc thí nghiệm không tưởng kinh hoàng. Nó là cuộc thử nghiệm về độ bền vững của của những ảo tưởng về sự tiến bộ được hình thành trong thế kỷ XIX. Đấy là kết quả hoạt động của hàng chục ngàn con người đầy nhiệt huyết.

Nhưng, giờ đây, cháu chắt của họ cảm thấy chán. Tình hình như thế làm chính phủ của họ an tâm. Không khí chán ngắt bao trùm lên tất cả những cuộc họp chính thức nhằm thảo luận những vấn đề này. Hầu hết mọi người chọn cách diễn đạt an toàn nhất, mờ nhạt nhất. Ví dụ, một hội nghị bàn tròn được tổ chức ở Smolny - tòa nhà, nơi Lenin lãnh đạo cuộc cách mạng – thảo luận suốt cả ngày. Hội nghị được dự định vào cuối tháng 11 năm 2017, nhưng chủ đề sẽ không phải là cách mạng mà là một trăm năm ngày Phần Lan giành được độc lập.

Tôi tìm cách hỏi những người làm trong các viện bảo tàng. Nhà nước Nga giữ gìn tất cả các di vật của năm xảy ra cách mạng, trong đó có một chiếc gối của Lenin và bàn cờ của một người thân của ông. Bạn có thể chạm ngón tay vào bồn tắm của Stalin (nguyên văn viết như thế -ND), tức là cái bồn tắm mà chắc chắn là Lenin đã sử dụng trước khi chạy trốn mật vụ của chính quyền Kerensky. Nhưng không có sự chuẩn bị đặc biệt nào, không có sự kiện lớn, không có máy quay phim và máy ảnh. Bảo tàng tờ Pravda (Sự Thật), tờ báo của đảng Bolshevik, rõ ràng là không có tiền. Thời còn Liên Xô, có hàng ngàn học sinh tới thăm mỗi ngày – nó nằm trong chương trình học của họ - nhưng bây giờ phải dựa vào tiền bán vé cho du khách.

Muốn lôi kéo học sinh quay trở lại, các nhân viên ở đây buộc phải thích nghi. “Chúng tôi gọi đây là bảo tàng của lòng khoan dung”, hướng dẫn viên giải thích. “Coi này? Mọi thứ trong căn phòng này đều đến từ nước nào đó ở Châu Âu. Máy đánh chữ của Đức, còn cái bàn là của Pháp”.

Nhưng lảng tránh không phải lúc nào cũng giải quyết được vấn đề. Một người nào đó phải tổ chức lễ kỉ niệm một trăm năm sự kiện quan trọng này; phải có phản ứng chính thức. Cách đây mười tháng, nhà báo độc lập Mikhail Zygar lập một trang web nhằm theo dõi những sự kiện diễn ra trong năm 1917, từng ngày một. Muộn hơn, nhưng với ngân sách lớn hơn hẳn, kênh truyền hình Russia Today, được nhà nước trợ cấp, đã phản ứng với một trang rất đẹp trên Twitter, với những bức ảnh minh hoạ về một số nhân vật chính của năm 1917. Cả hai dự án đều là những nguồn tài nguyên hữu ích, mặc dù cả hai trang mạng này đếu không đả động đến câu hỏi: Cuộc cách mạng này có ý nghĩa gì? Tương tự như bóng ma của Lenin, câu hỏi đó vẫn lơ lửng trên Quảng Trường Đỏ.

V. Lenin trên Quảng trường Đỏ

Kremlin đang giữ sức cho buổi lễ kĩ niệm khác, sẽ diễn ra vào năm tới. Tháng 7 năm 1918, gia đình Romanov đã bị sát hại. Những bài học u ám của tội ác đó là cái mà ai cũng sẽ hiểu. Thông điệp được gửi đi là, nhân dân cần một nhà nước mạnh, và nhà nước Nga là trường hợp đặc biệt. Khác với các chế độ ở phương Tây, ở đây không chỉ có lòng yêu nước mà còn có chính thống giao. Đó là lý do vì sao hiện nay Nicholas II đã trở thành một vị thánh và vụ những người Bolshevik sát hại ông trở thành vụ tử vì đạo. Thông qua ông, những người Nga có tư duy đúng đắn có thể nhớ hết tất cả những người tử đạo trong cuộc cách mạng mà giờ đây, ơn Chúa, đã trở thành quá khứ.

Các nạn nhân gắn kết quốc gia, tất cả mọi người đều có thể đau khổ. Để tưởng niệm những người chết (hàng triệu, không xác định được chính xác là bao nhiêu), người ta đã cho xây ở Moskva một thánh đường mới: To lớn, choáng ngợp. Giám mục Tikhon Shevkunov, bạn thân của Putin, là nhà tài trợ chính cho công trình này.

Hiện nay, ở Nga, người ta không cổ vũ chính quyền của nhân dân hay công bằng xã hội, mà cổ vũ và dạy trong nhà trường chủ nghĩa dân tộc đã được lý tưởng hóa. Nước Nga là Byzantium mới, chứ không còn tự hào là ngọn cờ đỏ dẫn dắt thế giới như họ đã từng làm trong quá khứ.

Còn một ngày lẽ không thể bỏ qua nữa. Cheka, cảnh sát mật của Lenin, được thành lập ngày 18 tháng 12 năm 1917. Những tổ chức kế tục nó gồm có NKVD của Stalin và KGB, và hiện nay là FSB, tháng tới cơ quan này sẽ tổ chức kỉ niệm ngày thành lập với rất nhiều kỷ niệm chương và rượu champagne. Putin, từng là trung tá và sếp cũ của cơ quan này, ông ta có thể trở thành khách quý của buổi tiệc.

Sự kiện là nhiều người tử vì đạo trong cuộc cách mạng này đã chết trong tay của cảnh sát mật chỉ là chi tiết không ai quan tâm. Lenin chỉ đơn giản là hạ lệnh cho Cheka hành quyết hàng loạt các tu sỹ và những người thuộc cái gọi là giai cấp tư sản. Năm 1918, xác người xếp đầy trên đường phố. Nhưng những sự thật như thế có thể dễ dàng bị người ta lờ đi. Thánh đường mới của Shevkunov dành cho những người tử đạo trong cuộc cách mạng chỉ cách tổng hành dinh của FSB trên Quảng trường Lubyanka một con dao quăng mà thôi.

Nga không kỉ niệm, nhưng Việt Nam kỉ niệm. Có hề chi
Chỉ còn lại Lenin và bóng ma của ông ta. Khi còn sống, ông ta một chính trị gia hoạt động không ngừng nghỉ, một người nguy hiểm và có phản ứng nhanh chóng; còn hiện nay, ông nằm trên Quảng Trường Đỏ như một con cáo nhồi bông: cũ rích và rõ ràng là đã chết. Trung tâm của Moskva được cải tạo thành không gian chính thống và siêu Nga, Lăng của ông ta ngày càng tỏ ra là công trình không đúng chỗ. Nhưng, mặc dù không có ai muốn vinh danh ông này, cái xác ướp kia vẫn là “đối tượng rắc rối”, khó mà vất đi được. Một công dân Liên Xô cũ đã nói với tôi: “Chúng tôi chắc chắn đã học được cái gì đó từ lịch sử của chúng tôi, có phải thế không? Cần phải nhìn xem bạn đang ướp xác ai”.

Catherine Merridale là nhà sử học. Tác phẩm mới nhất của bà nhan đề Lenin on the Train, do NXB Penguin ấn hành

Đã đăng trên Việt Nam Thời Báo

Nguồn: https://www.theguardian.com/commentisfree/2017/nov/03/putin-russia-revolution-ignore-centenary

0 nhận xét:

Đăng nhận xét