Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2017

Năm thứ Marx muốn xóa bỏ (bên cạnh sở hữu tư nhân)

Jonathan Miltimore

Phạm Nguyên Trường dịch


Tất cả chúng ta đều biết Marx muốn xóa bỏ tư hữu, nhưng ông còn rất thẳng thắn khi nói về việc muốn xóa bỏ năm thứ sau đây nữa.

Một trong những đặc điểm nổi bật của Tuyên ngôn Cộng sản là tính trung thực của nó.

Karl Marx có thể không phải là một cực kì tốt, nhưng ông là người ngay thẳng khi nói về mục đích của chủ nghĩa cộng sản. Có thể khẳng định rằng thái độ quyết liệt như thế đã ăn sâu vào tâm lý của những người cộng sản.

Marx nói rõ trong bản tuyên bố của mình:“Những người cộng sản coi là điều đáng khinh bỉ nếu giấu giếm những quan điểm và ý định của mình. Họ công khai tuyên bố rằng mục đích của họ chỉ có thể đạt được bằng cách dùng bạo lực lật đổ toàn bộ trật tự xã hội hiện hành. Mặc cho các giai cấp thống trị run sợ trước một cuộc Cách mạng cộng sản chủ nghĩa!” (tất cả các trích dẫn ở đây đều lấy từ Tuyên ngôn của Đảng cộng sản: https://www.marxists.org/vietnamese/marx-engels/1840s/tuyen/phan_02.htm)

Tương tự như cuốn Cuộc đấu tranh của tôi (Mein Kampf) của Hitler, độc giả thấy một tầm nhìn tinh khiết, không bị pha loãng của ý thức hệ của tác giả (dù nó rất đen tối).

Tuyên ngôn của Marx nổi tiếng vì nó đã tóm tắt lý thuyết về chủ nghĩa cộng sản của ông bằng một câu duy nhất: “Bãi bỏ tư hữu”. Nhưng đây hầu như không phải điều duy nhất mà nhà triết học này tin rằng sẽ phải bãi bỏ trong cuộc diễu hành của giai cấp vô sản từ xã hội tư bản sang xã hội không tưởng. Trong bản tuyên ngôn của mình, Marx nhấn mạnh năm tư tưởng và thiết chế cần phải xóa bỏ.

1. Gia đình

Marx thừa nhận rằng phá hủy gia đình là chủ đề gai góc, ngay cả đối với những người cách mạng. “Xoá bỏ gia đình! Ngay cả những người cấp tiến cực đoan nhất cũng phẫn nộ về cái ý định xấu xa ấy của những người cộng sản”, ông viết.

Nhưng ông nói rằng những người chống đối tư tưởng này không hiểu được sự kiện quan trọng nhất liên quan tới gia đình.

“Gia đình tư sản hiện nay dựa trên cơ sở nào? Dựa trên tư bản, trên lợi nhuận cá nhân. Gia đình dưới hình thái hoàn toàn phát triển của nó, chỉ tồn tại đối với giai cấp tư sản thôi”, ông viết tiếp.

Tốt nhất là xóa bỏ gia đình tư sản sẽ diễn ra một cách tương đối dễ khi tài sản tư nhân bị xóa bỏ. “Gia đình tư sản dĩ nhiên là sẽ tiêu tan cùng với cái vật bổ sung đó của nó, và cả hai cái đó đều mất đi cùng với sự tan biến của tư bản”.

2. Tính cá nhân

Marx tin rằng tính cá nhân là phản đề của chủ nghĩa bình quân mà ông ta mường tượng. Vì vậy, “cá nhân chắc chắn cần phải thủ tiêu”.
Tính cá nhân là một cấu trúc xã hội của xã hội tư bản và gắn bó chặt chẽ với tư bản.

“Trong xã hội tư sản, tư bản có tính độc lập và cá tính, còn cá nhân người lao động lại mất tính độc lập và cá tính,” ông viết. “Và chính việc xoá bỏ những quan hệ như thế, là việc mà giai cấp tư sản cho là xoá bỏ cá tính và tự do! mà cũng có lý đấy. Vì quả thật, vấn đề là phải xoá bỏ cá tính tư sản, tính độc lập tư sản và tự do tư sản.”

3. Những chân lý vĩnh cửu

Marx dường tin rằng ngoài đấu tranh giai cấp thì không còn sự thật nào hết.
“Những tư tưởng thống trị của một thời đại bao giờ cũng chỉ là những tư tưởng của giai cấp thống trị”, ông khẳng định. “Khi thế giới cổ đại đang suy tàn thì những tôn giáo cũ bị đạo Cơ Đốc đánh bại. Vào thế kỷ XVIII, khi tư tưởng của đạo Cơ Đốc nhường chỗ cho những tư tưởng tiến bộ thì xã hội phong kiến đang giao chiến trận cuối cùng với giai cấp tư sản, lúc bấy giờ là giai cấp cách mạng”.

Ông nhận thức được rằng độc giả sẽ coi tư tưởng này cấp tiến đến mức nào, đặc biệt là khi Chủ nghĩa Cộng sản không tìm cách thay đổi chân lý, mà tìm cách vứt nó đi. Nhưng ông khẳng định rằng những người này không thấy được bức tranh rộng lớn hơn.

Có người sẽ nói:"Cố nhiên là những quan niệm tôn giáo, đạo đức, triết học, chính trị, pháp quyền,... đã biến đổi trong tiến trình phát triển lịch sử. Nhưng tôn giáo, đạo đức, triết học, chính trị, pháp quyền, vẫn luôn luôn được bảo tồn qua những biến đổi không ngừng ấy.

Vả lại, còn có những chân lý vĩnh cửu như tự do, công lý,... là những cái chung cho tất cả mọi chế độ xã hội. Thế mà chủ nghĩa cộng sản lại xoá bỏ những chân lý vĩnh cửu, xoá bỏ tôn giáo và đạo đức chứ không đổi mới hình thức của tôn giáo và đạo đức; làm như thế là nó mâu thuẫn với toàn bộ tiến trình phát triển lịch sử trước kia”.

Lời buộc tội ấy rút cục lại là gì? Lịch sử của toàn bộ các xã hội, từ trước đến nay, đều diễn ra trong những đối kháng giai cấp, những đối kháng mang hình thức khác nhau tuỳ từng thời đại”.

4. Quốc gia, dân tộc

Những người cộng sản, Marx nói, bị chỉ trích vì muốn xoá bỏ các quốc gia. Những người này không hiểu bản chất của giai cấp vô sản.
“Công nhân không có tổ quốc. Người ta không thể cướp của họ cái mà họ không có. Vì giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp lãnh đạo của dân tộc, phải tự mình giành dân tộc, tuy hoàn toàn không phải theo cái nghĩa như giai cấp tư sản hiểu”.

Hơn nữa, chủ yếu là vì chủ nghĩa tư bản, mà ông đã nhận thấy lòng hận thù giữa những người có nguồn gốc khác nhau đang giảm dần. Khi giai cấp vô sản nắm quyền, sẽ không còn cần quốc gia dân tộc, ông viết.

“Với sự phát triển của giai cấp tư sản, tự do buôn bán, thị trường thế giới sự đồng đều của sản xuất công nghiệp và những điều kiện sinh hoạt thích ứng với nền sản xuất ấy thì những sự cách biệt dân tộc và những sự đối lập giữa nhân dân các nước cũng ngày càng mất đi”.

5. Quá khứ


Marx coi truyền thống là công cụ của giai cấp tư sản. Bám vào quá khứ là làm sao lãng công cuộc tìm kiếm sự giải phóng và quyền uy tối thượng của giai cấp vô sản.

“Trong xã hội tư sản”, Marx viết, “quá khứ chi phối hiện tại; còn trong xã hội cộng sản thì chính hiện tại chi phối quá khứ”.

Jonathan Miltimore là biên tập viên cao cấp của web Intellectual Takeout.

Đã đăng trên Dân Luận

https://fee.org/articles/5-things-marx-wanted-to-abolish-besides-private-property/

0 nhận xét:

Đăng nhận xét