Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015

Trung Quốc: Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi

Trung Quốc: Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi
Nhàn Đàm (theo Bloomberg) – Một Thế Giới – 27 Jan 2015
het-com-het-ruou_EYMS
 “Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử. Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi”, câu nói này đang trở nên đúng với tình trạng hiện tại của Trung Quốc hơn bao giờ hết, khi sự chững lại của quốc gia này trong năm qua đã báo hiệu cho cả thế giới thấy rằng Trung Quốc đã không còn là miền đất hứa hái ra tiền. 
Điều này đang đồng nghĩa với những hệ lụy nghiêm trọng đang đe dọa nền kinh tế số hai thế giới, trong số đó nghiêm trọng nhất phải kể đến xu hướng thoái vốn đầu tư nước ngoài từ một dòng suối đang dần dần trở thành một ngọn thác.
Sự chững lại của kinh tế Trung Quốc trên thực tế đã được dự báo trước khi nó chính thức xảy ra một khoảng thời gian không phải là ngắn. Từ những năm 2011, 2012 giới phân tích đã dự báo về một sự giảm dần tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc sau khi đã đạt đến đỉnh cao trong giai đoạn trước đó một vài năm.
Việc cường quốc kinh tế số hai thế giới đạt tốc độ tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1990 là 7,4% trong năm 2014 chỉ là sự kiện chính thức đánh dấu cho thực tế đó mà thôi. Quá trình dịch chuyển xu hướng đầu tư nước ngoài vì thế cũng đã bắt đầu từ trước đó khá lâu.
Theo thống kê mới nhất, tập đoàn tài chính Goldman Sachs cho biết khoảng 63 tỷ USD đã được giới đầu tư rút ra khỏi Trung Quốc trong quý 3 năm 2014 và đang có xu hướng tiếp tục gia tăng trong thời gian gần đây. Dòng chảy vốn đầu tư ra khỏi Trung Quốc là điều đã được báo trước khi nền kinh tế nước này tăng trưởng chậm lại, tổng cầu giảm trong khi các ưu thế về nhân công giá rẻ và ưu đãi đầu tư từ phía chính quyền đã không còn thì gần như không còn gì có thể níu chân các nhà đầu tư quốc tế.
Giờ đây ở lại Trung Quốc ngày nào là thiệt hại ngày ấy, và phản ứng dây chuyền theo kiểu Domino đang thực sự diễn ra trong giới đầu tư nước ngoài, một người rút vốn sẽ dẫn tới sự rút vốn hàng loạt.
Đây được coi là thách thức nghiêm trọng đối với nền kinh tế và chính phủ Trung Quốc. Đầu tư nước ngoài là một trong những con át chủ bài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm cho người dân Trung Quốc, nạn thất nghiệp thấp ở nước này trong những năm qua phần lớn là do hiệu suất đầu tư quốc tế vào Trung Quốc rất cao, trong khi các tập đoàn nhà nước chỉ giải quyết được một phần điều này.
Một khi các nhà đầu tư thoái vốn với tốc độ cao, thì một cú sốc kinh tế là điều không tránh khỏi, khi không chỉ ngân sách nhà nước sẽ sụt giảm nghiêm trọng, mà tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội Trung Quốc sẽ tăng vọt.
Tình cảnh “Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi” có vẻ như đang ngày càng tồi tệ hơn khi dòng thoái vốn đang tiếp tục phình ra trong khi Bắc Kinh chỉ còn biết đứng nhìn. Ngân hàng Mỹ Corp ước tính dòng vốn các nhà đầu tư quốc tế rút ra khỏi Trung Quốc trong quý 4 năm 2014 đã lên tới 120 tỷ USD. Gần gấp đôi con số trong quý 3, một tốc độ kinh khủng và gần như không thể ngăn chặn. Và chỉ trong chưa đầy 3 tuần kể từ năm mới 2015, con số vốn rút khỏi Trung Quốc đã lên tới 21 tỷ USD.
Một phần trong số này là do chính sách duy trì mệnh giá đồng Nhân dân tệ thấp của Bắc Kinh, đây được xem là chiến lược quan trọng để thúc đẩy xuất khẩu của chính phủ Trung Quốc, nhưng giờ đây khi kinh tế đã chững lại và xuất khẩu suy giảm, thì việc đồng nội tệ có giá trị thấp đã thúc đẩy các nhà đầu tư bán tháo đồng tiền này để nắm giữ những đồng tiền mạnh hơn như USD. Tỷ giá đồng Nhân dân tệ so với USD đã đạt mức thấp nhất kể từ tháng 6 năm ngoái khi 1 USD = 6,2569 Nhân dân tệ.
Trong khi đó phản ứng của chính phủ Trung Quốc để giải quyết nguy cơ thoái vốn ngày càng tăng trên lại đang khiến giới phân tích quốc tế và học giả trong nước thất vọng. Gần như tất cả các dòng vốn nước ngoài rút khỏi Trung Quốc đều nằm trong giới tư nhân, thu hút một lượng lớn người lao động bản địa, và khoảng trống đầu tư thiếu hụt đang cần nhà nước bù đắp phần lớn là trong lĩnh vực này, nhưng gói kích thích kinh tế mới nhất trị giá 1,1 ngàn tỷ USD mà Bắc Kinh triển khai lại chủ yếu tạo điều kiện cho các tập đoàn quốc doanh.
Khá nhiều học giả Trung Quốc cho rằng chính phủ cần thúc đẩy đầu tư ở khu vực tư nhân để tạo việc làm cho số lao động đang thất nghiệp sau khi nhà đầu tư nước ngoài rút, chứ không phải tạo điều kiện cho các tập đoàn nhà nước vốn đang cần thu hẹp quy mô.
Không chỉ có khu vực tư nhân bị ảnh hưởng do kinh tế Trung Quốc chững lại, mà cả khu vực doanh nghiệp nhà nước cũng đang chịu ảnh hưởng tương tự. Quy mô của các tập đoàn nhà nước của Trung Quốc đã phình lên một mức quá cao để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nóng của nước này, và giờ đây nó đang lâm vào tình trạng quả bóng xì hơi.
Một số tập đoàn nhà nước cũng đang bắt đầu sa thải bớt công nhân viên để hợp lý hóa bộ máy và cân đối với khả năng kinh doanh. Tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc đang ngày càng tăng, và hiện tại số người thất nghiệp ở nước này do bộ lao động và bảo hiểm xã hội công bố đã lên tới trên 10 triệu người.

Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015

Tài sắc Võ Tắc Thiên thua xa 'ác nữ' Từ Huệ

Không chỉ trong phim ảnh mà sử sách cũng ghi nhận tài sắc vẹn toàn của mỹ nhân Giang Nam - Từ Huệ.

Từ Huệ mưu mô xảo quyệt bậc nhất hậu cung trên phim ảnh
Trong Võ Mỵ Nương truyền kỳ đề cập đến Từ Huệ (Trương Quân Ninh) và Như Ý (Phạm Băng Băng) cùng nhập cung một đợt. Cả hai tuổi tác tương đồng lại cùng hoàn cảnh nên rất quý mến nhau và coi như chị em. 
Như Ý và Từ Huệ gắn bó với nhau, có chuyện gì Như Ý cũng mang kể cho người chị em nghe. Thậm chí, chiếc vòng ngọc của mẹ tặng Như Ý cũng không tiếc mà tặng lại cho Từ Huệ.
Vì cùng yêu một người đàn ông, Từ Huệ trở mặt với bạn thân
Vì cùng yêu một người đàn ông, Từ Huệ trở mặt với bạn thân
Chỉ vì cả hai cùng yêu một người đàn ông nên Từ Huệ sinh đố kỵ, trở thành một người đàn bà nham hiểm, độc ác nhất chốn hậu cung. Ngay đến những "siêu ác nữ" như Vi Phi (Trương Đình) hay "mặt bồ tát, lòng rắn độc" như Dương Thục Phi (Chu Hải Mỵ) cũng phải "giã đám" trước một Tài Nhân thấp bé nhưng đa mưu túc kế và xảo quyệt như Từ Huệ.
Tài trí của Từ Huệ cũng chứng tỏ sự vượt bậc hơn hẳn so với Võ Mỵ Nương. Mới vào cung, cả hai tỉ muội đều được Lý Thế Dân (Trương Phong Nghị) phong làm Tài Nhân. Nhưng nhờ sự đa mưu nên Từ Huệ "lên chức" nhanh chóng, từ Tài Nhân lên Tiệp Dư, Sung Dung và Từ Hiền Phi. 
Tước vị của Từ Huệ lên nhanh chóng nhờ được sự sủng ái của hoàng thượng.
Tước vị của Từ Huệ lên nhanh chóng nhờ được sự sủng ái của hoàng thượng.
Trong khi đó, Võ Mỵ Nương không những giậm chân tại chỗ mà còn thụt lùi, từ Tài Nhân bị giáng xuống làm cung nữ sau khi bị nghi oan vụ thông đồng với thái tử Thừa Càn tạo phản bức vua, để rồi khi được minh oan mới trược phục lại chức Tài Nhân.
Tuy vậy, đường dài vẫn thuộc về Võ Mỵ Nương. Lịch sử vẫn ghi nhận một nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên sau khi "đè bẹp" người chị em thâm độc, nham hiểm Từ Huệ, người vẫn luôn âm thầm tạo mưu nhằm lật đổ "tình địch" Võ Mỵ Nương.
Từ Huệ thông minh xuất chúng bậc nhất hậu cung trong sử sách
Sử sách còn ghi, Từ Huệ ( 627 - 650) vốn là một mỹ nhân đất Giang Nam (nguyên quán Trường Thành, Hồ Châu nay là Trường Hưng, tỉnh Chiết Giang). Một mỹ nhân xuất chúng trong đám quần hồng chốn hậu cung nhà Đường, một phi tần tài hoa bậc nhất của vua Lý Thế Dân. 
Từ nhỏ Từ Huệ đã sớm hiểu biết, 4 tuổi đã đọc thông thạo những sách như Mao thi, Luận ngữ, 8 tuổi làm được thơ văn, được người đời phong tụng là "tiểu thần đồng".
>> Nhạc phim Võ Tắc Thiên làm xao xuyến lòng người
>> Hé lộ cảnh hôn bị cắt trong Võ Tắc Thiên khiến người xem vừa tiếc vừa phẫn nộ
Hình ảnh một Từ Huệ yêu thi ca, sách vở trong tranh.
Hình ảnh một Từ Huệ yêu thi ca, sách vở trong tranh.
Từ Huệ giỏi thi ca, cầm kỳ họa phẩm. Nhân vật này còn để lại cho hậu thế những tác phẩm có giá trị.
Năm Trinh Quan thứ 10 (năm 627), vị hoàng hậu hiền đức của Đường Thái Tông là Trưởng Tôn hoàng hậu lâm bệnh qua đời khiến nhà vua buồn rầu nhung nhớ khôn nguôi. Về sau ông nghe lời khuyên của các đại thần nhận tiến cung những mỹ nữ trẻ. Năm đó trong đám cung nữ tiến cung có Võ Mỵ Nương và một người đẹp kém nàng 3 tuổi là Từ Huệ. Cả hai đều được phong làm Tài Nhân vì nhan sắc hơn người.
Tài Nhân là cấp bậc thấp nhất trong số 27 cấp bậc mà các phi tần hậu cung nhận được từ hoàng thượng. So với đám cung nữ không được phong tước còn nhiều gấp bội, nhờ vậy khiến cả hai càng thêm khấp khởi và hy vọng vào tương lai tươi sáng hơn.
Dần dần sự sủng ái của Đường Thái Tông đã dành trọn cho Từ Huệ
Dần dần sự sủng ái của Đường Thái Tông đã dành trọn cho Từ Huệ
Võ Mỵ Nương được Đường Thái Tông sủng ái, được ngại ban tặng tên gọi yêu kiều thục nữ là "Mỵ Nương", một bước tiến khởi sắc của Võ Tắc Thiên từ khi nhập cung đến giờ. Tuy nhiên, không lâu sau Võ Mỵ Nương đã không còn được triệu kiến một lần nào nữa. Người "đánh bại" Võ Mỵ Nương khi đó và luôn nhận được sự sủng ái từ hoàng thượng chính là Từ Huệ.
Được ân sủng vì trí tuệ, uyên bác
Từ khi nhập cung, Từ Huệ luôn dành thời gian đọc sách, luyện chữ, do đó thơ văn ngày càng xúc tích, đạt đến đỉnh cao, học thức uyên bác, khi đặt bút thì có thể viết văn, viết thơ không cần suy nghĩ.
Đường Thái Tông là người tài năng xuất chúng nên các nữ nhân bên cạnh ông đều phải có học thức cao rộng. Vì vậy, Từ Huệ với tài năng, trình độ của mình rất được Đường Thái Tông ưu ái, nể phục.
Từ Huệ được Đường Thái Tông hết mực sủng ái và coi như hồng nhan tri kỷ.
Từ Huệ được Đường Thái Tông hết mực sủng ái và coi như hồng nhan tri kỷ.
Từ Huệ kém vua Thái Tông hơn 20 tuổi. Cách biệt về tuổi tác nhưng không ảnh hưởng đến tình cảm của hai người. Trong suốt 10 năm sau đó, Thái Tông luôn dành sự sủng ái tột cùng dành cho Từ Huệ.
Tham gia "chính trường" Không những vậy, Từ Huệ còn tỏ ra là người có tri thức, hiểu lễ nghĩa, quan tâm đến chuyện quốc gia đại sự, đồng thời giúp Đường Thái Tông trong việc bình dân trị quốc, từ bỏ được cuộc chinh phạt Cao Ly (nay là Triều Tiên).
Từ Huệ được Đường Thái Tông hết mực sủng ái và coi như hồng nhan tri kỷ.
Từ Huệ không những giỏi cầm kỳ thi họa mà còn chú ý đến việc quốc gia triều chính.
Bà can gián hoàng thượng không nên động binh, kiểm soát việc xây dựng cung điện, tiết kiệm ngân khố, trấn an dân chúng. Từ Huệ phân tích vô cùng tỉ mỉ, lí lẽ và thuyết phục.
Thái Tông đọc xong thấy liền khen ngợi và ban thưởng hậu hĩnh cho bà. Đây cũng chính là nét son chói lọi trong suốt cuộc đời của Từ Huệ và hậu thế đều đánh giá cao về hành động này.
Vua Thái Tông vốn là một anh hùng văn võ song toàn. Ông thích những người đẹp nhu mì, dịu dàng, đoan trang mềm mại. Trong khi Võ Mỵ Nương dù kiều diễm xinh đẹp nhưng tính tình cương nghị như sắt đá, mới đầu gặp đã khiến Thái Tông yêu mến, lâu dần ông phát hiện Mỵ Nương không phải một tri kỷ bên mình.
Từ Huệ được Đường Thái Tông hết mực sủng ái và coi như hồng nhan tri kỷ.
Khi Từ Huệ đã quyền cao vọng trọng thì Võ Mỵ Nương vẫn là một Tài Nhân.
Qua đời vì quá thương nhớ hoàng thượng
Năm 649 Đường Thái Tông qua đời, Từ Huệ vì quá đau lòng dẫn đến tâm bệnh, không chịu uống thuốc mà nói: “Ta cùng với Tiên đế phu thế tình thâm, ta hy vọng sau khi tạ thế được hầu hạ Tiên đế trong lăng tẩm của Ngài, đó là tâm nguyện cuối cùng của ta”. Sau đó bà liền viết 1 bài thơ thất ngôn biểu đạt tâm nguyện này.
Năm Vĩnh Huy thứ nhất ( 650 sau CN) Từ Sung Dung qua đời ở tuổi 24. Đường Cao Tông cảm thương, truy phong tước vị Hiền Phi và cho phép an táng trong cùng lăng tẩm Chiêu Lăng với Đường Thái Tông, theo như di nguyện của bà.
Nhất đại mỹ nhân Từ Sung Dung qua đời ở tuổi 24.
Nhất đại mỹ nhân Từ Sung Dung qua đời ở tuổi 24.
Có thể thấy, Võ Tắc Thiên và Từ Huệ tuy cùng có xuất phát điểm như nhau, thế nhưng tính từ khi Thái Tông qua đời, Võ Tài Nhân vẫn là Võ Tài Nhân. 
Từ Huệ từ khi nhập cung không lâu đã được phong chức, từ cấp vị ngũ phẩm là Tài Nhân lên hàng tam phẩm Tiệp Dư, rồi đến nhị phẩm làm một Từ Sung Dung. Đến khi qua đời còn được phong làm Hiền Phi.
Nhất đại mỹ nhân Từ Sung Dung qua đời ở tuổi 24.
Tuy  nhiên Võ Mỵ Nương cũng nhanh chóng bước lên vũ đài chính trị quyền lực.
Không lâu sau Võ Mỵ Nương đã trở lại, bắt đầu bước lên vũ đài chính trị mang tính lịch sử trong cuộc đời vị nữ hoàng đế gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử phong kiến Trung Hoa.
Một vài hình nhân vật Từ Huệ của Trương Quân Ninh trong Võ Mỵ Nương truyền kỳ:
Nhất đại mỹ nhân Từ Sung Dung qua đời ở tuổi 24.
Từ Huệ và Mỵ Nương nhập cung cùng thời gian
Nhất đại mỹ nhân Từ Sung Dung qua đời ở tuổi 24.
Cả hai gắn bó như chị em và cùng được phong làm Tài Nhân.
Không lâu sau thì Từ Huệ trở mặt.
Không lâu sau thì Từ Huệ trở mặt.
Từ Huệ nổi lên là một cung nữ xuất chúng, giỏi thi ca và trí tuệ hơn người. Cô nhanh chóng chiếm được sự sủng ái từ vua Đường Thái Tông.
Từ Huệ nổi lên là một cung nữ xuất chúng, giỏi thi ca và trí tuệ hơn người. Cô nhanh chóng chiếm được sự sủng ái từ vua Đường Thái Tông.
Tình cảm Từ Huệ dành cho Thái Tông khiến bà mang lòng thù ghét Mỵ Nương.
Tình cảm Từ Huệ dành cho Thái Tông khiến bà mang lòng thù ghét Mỵ Nương.
Đồng thời trở thành một phi tần nham hiểm.
Đồng thời trở thành một phi tần nham hiểm.
Từ Huệ luôn tính toán hòng hạ bệ người chị em Mỵ Nương.
Từ Huệ luôn tính toán hòng hạ bệ người chị em Mỵ Nương.
Điều này khiến Từ Huệ chiếm được sự sủng ái từ hoàng thượng.
Điều này khiến Từ Huệ chiếm được sự sủng ái từ hoàng thượng.
Theo Dân Việt

Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

Cả một gia đình ở tiểu bang Utah tự sát vì sợ… tận thế


VietEstore.com


Cập nhật: 27/01/2015 20:30



Cả một gia đình ở Utah tự sát vì sợ… tận thế

Theo cảnh sát thì họ còn viết thư từ biệt bạn bè thân thiết, để lại một vài món đồ qúy giá cho họ. Thậm chí còn có bải viết bằng tay dặn dò việc nuôi thú cưng cho họ và những việc cần làm khác. Cảnh sát phỏng vấn những người thân của gia đình này và biết rằng hai ông bà rất lo sợ về điều ác trong thế giới và muốn thoát khỏi ngày tận thế đang gần kề.

 
Photo courtesy: Fox
Cali Today News – Hôm nay, giới chức chính phủ tại Utah đã kết luận rằng nguyên nhân mà một cặp vợ chồng cùng 3 đứa con bị chết vì dùng thuốc quá liều vào mùa thu rồi là vì hai vợ chồng sợ tận thế, nên tự sát.
Người ta đã tìm thấy hai ông bà Benjamin và Kristi Strack cùng ba đứa con 11, 12 và 14 tuổi đã bị chết vào tháng 9 năm rồi, khi nằm chung với nhau trong phòng ngủ khóa kín lại tại một căn nhà ở Springville. Springville là một thành phố có khoảng 30 ngàn dân nằm gần Provo, cách Salt Lake City khoảng 45 dặm.
Họ chết trong tư thế các đứa nhỏ nằm đắp chăn quanh bố mẹ.
Trong buổi họp báo hôm nay, cảnh sát trưởng Springville đã kết luận sau khi điều tra rằng các thành viên gia đình này đã chết vì dùng thuốc quá liều. Họ dùng methadone hay heroin, hay kết hợp cả hai. Cảnh sát kết luận họ tự sát.
Theo cảnh sát thì họ còn viết thư từ biệt bạn bè thân thiết, để lại một vài món đồ qúy giá cho họ. Thậm chí còn có bải viết bằng tay dặn dò việc nuôi thú cưng cho họ và những việc cần làm khác.
Cảnh sát phỏng vấn những người thân của gia đình này và biết rằng hai ông bà rất lo sợ về điều ác trong thế giới và muốn thoát khỏi ngày tận thế đang gần kề.
Báo cáo kết luận của cảnh sát không làm cho người thân của nạn nhân ngạc nhiên chút nào, dù họ vẫn còn thương xót gia đình đã khuất.
Người thân biết là tâm thần của họ có vấn đề.
Cảnh sát tin rằng ông chồng là người chết cuối cùng vì ông ta là người duy nhất không có đáp mền khi chết. Thuốc methadone để tự sát là bác sĩ cho toa cho người chồng.
Sự tin tưởng vào tận thế và vì thế tự sát không phải là chuyện gì mới, dù cho đây là chuyện mới nhất xảy ra.
Trần Thị Sông Dinh

Vì sao kinh tế Ấn Độ sẽ phát triển mạnh hơn Trung Quốc?

Vào cuối những năm 1940, Trung Quốc và Ấn Độ thực ra đã bắt đầu tranh đua phát triển kinh tế, khi Ấn Độ đoạt được độc lập từ tay người Anh và Trung Quốc lần lần bị Đảng Cộng Sản chinh phục.
 
Trong những năm tiếp theo kinh tế Ấn Độ sẽ phát triển mạnh hơn. Photo Courtesy: Dhiraj Singh/Bloomberg
 
 
Cali Today News – Đến cuối năm 2013, kết quả đã rõ rệt, chỉ số GDP của Trung Quốc đạt được đã lớn gấp 4.5 lần so với chỉ số GDP của Ấn Độ. Nhưng gió cũng đổi chiều khi Ngân hàng Thế Giới dự đoán đến năm 2017, tốc độ phát triển kinh tế của Ấn Độ sẽ nhanh hơn Trung Quốc.
 
Đầu tiên do hệ thống ngân hàng Ấn Độ làm việc hữu hiệu hơn, nhất là việc kiểm soát lạm phát. Tân chính phủ Modi đặt nặng việc nâng cao cơ cấu hạ tầng để ưu tiên phát triển kinh tế.
 
Ngân Hàng Thế Giới tiên đoán đến năm 2017, mức độ phát triển kinh tế của Ấn Độ sẽ đạt 7%, so với con số 5.5% trong năm 2014, trong khi đó kinh tế Trung Quốc sẽ từ 7.4% trong năm 2014 giảm còn 6.9% trong năm 2017.
 
Về lâu dài, kinh tế Ấn Độ sẽ phát triển mạnh và bền vững hơn Trung Quốc. Cả hai quốc gia Châu Á đã thoát ra tình trạng cô lập, dân trí được nâng cao và tiếp cận kỹ thuật khoa học cũng hữu hiệu hơn.
 
Theo Martin Wolf, chuyên gia kinh tế của báo Financial Times, thì trên đường dài, Ấn Độ sẽ có ưu thế vì dân số tăng còn dân TQ lại giảm, chế độ dân chủ sẽ khiến doanh nghiệp Ấn Độ phát triển bền vững hơn.
 
Đào Nguyên (Bloomberg)

Ngân hàng Âu châu cứu kinh tế


Gần đây, ông Chủ tịch Ngân hàng Âu châu tuyên bố sẽ bỏ ra hơn 1 000 tỷ Euros để cứu kinh tế Âu châu đang trong tình trạng chưa thóat khỏi khủng hoảng. Biện pháp này có rất nhiều người hoan hô, nhưng cũng có người chống, tiêu biểu là Bà Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Cali Today News - Chúng ta hãy cùng nhau khảo sát vấn đề, để đánh giá khả thế thành công hay thất bại của biện pháp.
 
I. Phương pháp kích thích kinh tế:
 
Phương pháp ông Mario Draghi tuyên bố ngày 22/01/2015 vừa qua cũng chi là những biện pháp nhằm kích thích kinh tế, mà có người cho rằng đây là một liều thuốc mạnh nhằm vực dậy kinh tế Âu châu, đã bị trì trệ từ cuộc khủng hoảng năm 2008 vừa qua. Cuộc khủng hoảng này bắt đầu từ Hoa kỳ, nhưng kinh tế Hoa kỳ đã được vực dậy, bắt đầu tăng trưởng mạnh vào ba tháng cuối năm 2014, tăng trưởng Hoa kỳ là 5%, tỷ lệ thất nghiệp xuống thấp.
 
Về kinh tế, người ta nói đến nhiều trường phái, nhưng thực ra chỉ có 2 trường phái chính:
 
Trường phái Kinh tế Cổ điển hay tự do (classique ou libétale) của Adam Smith (1723 – 1790). Theo Trường phái này thì kinh tế cũng như tất cả những sinh hoạt bình thường của con người đều đi theo một trật tự tự nhiên (ordre naturel), như có nắng thì có mưa, như có ngày thì có đêm. Kinh tế cũng vậy, theo luật tự nhiên cung (l’offre), cầu (la demande) của thị trường. Như việc một hãng A sản xuất trên thị trường, nếu số hàng nhiều quá, thì đi đến chỗ giá rẻ, một khi giá rẻ, thì người mua dùng (la demande) sẽ mua nhiều, đi đến chỗ hai đường biểu diễn cung cầu sẽ gặp nhau, cho ra giá quân bình trên thị trường.
 
Vì đi theo luật tự nhiên như vậy, nên trường phái kinh tế tự do hay cổ điển chủ trương nhà nước không nên can thiếp vào đời sống kinh tế.
 
Tuy nhiên một hiện tượng kinh tế lớn xẩy ra là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào năm 1929 – 1930.
Quan sát hiện tượng kinh tế thị trường vào những năm này, John M. Keynes (1883 – 1946) thấy rằng luật cung cầu tự nhiên không tuân hành như người ta nghĩ. Chẳng hạn thị trường lao động, số người thất nghiệp tăng, giá lương giảm, thế mà những hãng xưởng vẫn không mướn thợ.
 
Từ đó ông chủ trương cần phải có sự can thiệp của chính phủ để kinh tế trở lại bình thường, theo luật tự nhiên. Chính vì vậy mà người ta đã gọi tư tưởng của Keynes là Tân Cổ điển hay tân tự do (Néo – Classique hay Néo Libérale), và chính Keyns cũng tự nhận như vậy, vì ông chủ trương có sự can thiệp, nhưng là một sự can thiệp có giới hạn để điều chỉnh kinh tế để trở thành tự nhiên.
 
Tư tưởng kinh tế của Keynes được thâu tóm trong 2 lãnh vực:
 
- Lãnh vực chính trị ngân sách quốc gia, theo đó một chính quyền có thể tiêu xài quá 3% ngân sách quốc gia đã định và dùng tiền này để can thiệp vào đời sống kinh tế. Chẳng hạn ngân sách của một quốc gia là 100 tỷ $, thì chính quyền có thể tiêu xài 103 tỷ. Với 3 tỷ thêm này chính quyền có thể mở mang đường xá, xây trường học v.v…, tạo them việc làm, giúp khả năng mua bán của dân tăng, để kích thích kinh tế.
 
- Lãnh vực tiền tệ: Chính quyền qua ngân hàng nhà nước trung ương có thể tăng hay giảm tiền lời chính (taux d’escompte) để làm cho số lượng tiền ở trên thị trường kinh tế tăng hay giảm để kích thích kinh tế hay giảm lạm phát (l’inflation) hoặc tránh giảm phát (la déflation).
 
Tư tưởng kinh tế của Keynes đã được Tổng Thống Hoa kỳ Franklin Roosevelt (1932 – 1945) áp dụng đầu tiên và đã thành công. Và người ta có thể nói từ đó đến nay phần lớn những quốc gia đều áp dụng tư tưởng của Keynes, ngoại trừ những nước cộng sản chủ trương nhà nước hoàn toàn can thiệp vào đời sống kinh tế.
 
Chính Tổng thống Obama cũng đã áp dụng tư tưởng của Keynes để phục hồi kinh tế Hoa kỳ qua cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 vừa qua và đã thành công, qua chính sách vừa kích cung (relance par l’offre), như việc giúp đở hãng xe Général Motor, đang bị phá sản, trở lại bình phục, vừa kích cầu (relance par la demande), giúp những gia đình có thể trả góp tiền nhà bằng cách thương thuyết giữa họ và ngân hàng, giảm lãi xuất hay gia hạn tiền nợ.
 
Kinh tế Hoa Kỳ ngày hôm nay đã phục hồi và còn tăng trưởng. Tăng trưởng vào những ngày cuối năm 2014 lên tới 5%, số thất nghiệp giảm mạnh, ngành địa ốc đã trở lại sinh hoạt bình thường.  

II) Phương pháp của ngân hàng Âu châu:
 
Kinh tế Khối Âu châu từ năm 2008 đến nay vẫn trì trệ, năm 2014 vừa qua mức tăng trưởng cao nhất của Âu châu là nước Đức, 3%; nước thứ nhì là Anh với 2%, thứ 3 là Pháp với không đầy 1%.Đấy là chưa nói đến một số nước như Hy lạp, Tây ban nha, Bồ đào nha gần như bị khủng hoảng.Tăng trưởng của toàn Khối là ở vào số âm (- 0,4 năm 2013). Lấy thí dụ điển hình, dễ hiểu vì ngày hôm nay người ta đang nói nhiều đến nước Hy lạp, mà cuộc bầu cử vào chủ nhật 25/01, đưa đảng phía tả lên nắm quyền, và người ta nói đến việc nước này rút khỏi Khối Âu châu. Hy Lạp có vào khoảng 11 triệu dân, Tổng sản lượng quốc gia là 241,7 tỷ $, sản lượng tính theo đầu người hàng năm là 24 389 $, nợ quốc gia lên đến 320 tỷ $, hơn 100% tổng sản lượng quốc gia, trong khi đó Keynes khuyên là nợ quốc gia không qưá 50% tổng sàn lượng, và thâm thủng ngân sách không nên quá 3%.Nên nhớ thâm thủng ngân sách của Hy lạp lên đến hơn 10%.Có những chính phủ đã làm ngân sách giả, che mắt dân và ngoại quốc để vay tiền.
 
Chính vì Khối Âu châu như vậy, mà ông Draghi tuyên bố dùng 1140 tỷ euros để kích thích kinh tế.
 
Có người cho rằng đây là một cuộc tấn công tiền tệ vô tiền khoáng hậu.
 
Thật vậy, những biện pháp mà ông Chủ tịch Ngân hàng Trung ương khối Âu châu đề ra cũng nằm trong đường lối của Keynes, nhưng trong chính sách tiền tệ.
 
Theo đó, Ngân hàng Trung ương Khối Âu châu bắt đầu từ tháng 3 này sẽ bỏ ra mỗi tháng 60 tỷ euros, trung bình mỗi ngày 2 tỷ, để mua trái phiếu tư và công, làm như vậy, về kinh tế là giúp những chính phủ, hãng xưởng, tư nhân bán ra trái phiếu để lấy Euros, với Euros này, họ có thể có những hoạt động kinh tế, mua bán thêm hay xây cất hãng xưởng, về mặt tài chánh, thì làm cho số lượng tiền trên thị trường tăng thêm, mà người Hoa kỳ gọi là “Quantitative Easing”, xin tạm dịch là “Nới lỏng số lượng.” 
 
Hành động này nhắm 2 mục đích: 1) Giúp những tác nhân kinh tế có thêm tiền để dễ hoạt động; 2) Nhưng đồng thời cũng làm cho đồng Euros bớt mắc mỏ so với đồng $.
 
Theo quan niệm Trường phái “Quantitative” (Số Lương), nếu lấy toàn tổng số euros Me, trên thị trường vào một thời điểm nào đó, chia cho toàn tổng số dollars Md, theo công thức Me:Md = Giá euros so với gia đolars. Nếu Me tăng, Md giữ nguyên hay giảm, thì euros sẽ xụt giá.
 
Quả đúng như vậy, giá Euros từ xưa đến nay cao so với dollars, có lúc 1 euro ăn 1,52 dolar, có lúc 1,32 dolar. Nhưng khi ông Draghi tuyên bó sẽ tung ra 1140 tỷ euros để mua trái phiếu, thì ngày hôm trước hôm sau, giá euro chỉ còn 1,1389 dolar.
 
Thực ra đây cũng chỉ là nằm trong trường phái của Keynes.
 
Ông Paul Krugman, Giáo sư trường đại học Princeton, Giải Nobel kinh tế năm 2008, có viết một quyển sách đặc biệt cho Âu châu, năm 2013, mang tựa đề “Sortez – nous de cette crise. Maintenant” (Hãy làm cho chúng tôi ra khỏi cuộc khủng hoảng này . Ngay bây giờ), có viết:
 
“Cái gì có thể cứu Âu châu ?….: Đó là: 1) Bớt chính sách thắt lưng buộc bụng man dại (austorité sauvage) trong những nước bị nợ; 2) Một liều lượng nhỏ tăng thêm ngân sách trong những nước chủ nợ; 3) và một chính sách tiền tệ mạnh mẽ hơn của Ngân hàng Trung ương Âu châu, nhằm cho phép có một sự lạm phát tương đối hơi cao so với tình trạng giảm phát hiện nay trên toàn cõi Âu châu. “(Sách đã dẫn – Nhà xuất bản Flammarion – 2013 – Préface de l’Edition de Poche).
 
Tuy nhiên để tránh những tai nạn xấu xẩy ra, như một quốc gia có thể bỏ ra rất nhiều trái phiếu để mua euros, thì ông Draghi đã làm ra hai hàng rào ngăn cản:
 
1) Đó là bất cứ quốc gia nào cũng chỉ có thể bán trái phiếu mua euros vào thuận theo phần đóng góp của mình ở Ngân hàng Trung ương Khối Âu châu : đó là Đức 25,6%, Pháp 20,1%, Ý 17,5%, Tây ban nha 12,6% v.v…
 
2) Thêm vào đó còn một hạn chế là nếu có một biến cố tài chánh nào xẩy ra thì Khối Âu châu chỉ chịu trách nhiệm 20% , 80% còn lại do ngân hàng quốc gia trung ương của nước gây ra biến cố chịu trách nhiệm.
Những người hoan hô, ủng hộ :
 
Những nước hoan hô chính sách tài chính trên phần lớn là những quốc gia phía nam Âu châu, đang bị chính sách kinh tế thắt lưng buộc bụng trói buộc và ngay cả một số người trước kia thận trọng, như nhà kinh tế Đức Henn Enderlein, người sáng lập ra Viện Jacques Delors, ở Berlin, cũng viết :
 
“Quyết định của Ngân hàng Trung ương Âu châu là rất tốt. Tôi chỉ giản tiện hi vọng rằng đó là cái gì và nhất là nước Đức không phải chịu những nguy hiểm. Đồng Euro sẽ hạ giá và điều đó chỉ có lợi cho nước Đức, một nước muốn trở thành vô địch về xuất cảng…. “Le Quantitative Easing” (Chính sách tăng dễ dàng lượng tiền tệ) là một phương thuốc chữa trị cho những kết quả không chắc chắn, nhưng đồng thời cũng là một trong những phương tiện để kích thích tăng trưởng kinh tế.” 
 
Những người chống hay nói đúng hơn là những người thận trọng, trong đó phải kể đến bà Thủ tướng Đức Angela Merkel.
 
Phát biểu trong Diễn đàn kinh tế toàn cầu Davos, ở Thụy sỹ, vào ngày 22/01, Bà có nói rằng điều quan trọng là những vị lãnh đạo các quốc gia Âu châu nên chú trọng vào việc cải tổ cơ cấu thay vì hy vọng vào chính sách tài chính. Chính sách tài chính không thể thay thế cơ cấu kinh tế, một quốc gia có một cơ cấu kinh tế xấu, thâm thủng ngân sách quá cao, nợ nhà nước cũng vậy, không có cơ cấu để huấn nghiệp và luật lệ lao động không uyển chuyển, hợp thời, thì dù chính sách tài chính nào chăng nữa cũng không mang đến kết quả. 
 
Khả thế thành công hay thất bại của những biện pháp nêu ra bởi ông Draghi :
 
Tất nhiên chính sách tài chánh của ông Draghi sẽ mang lại một số kết quả. Tuy nhiên chúng ta cũng đừng nên quá lạc quan. Trường hợp điển hình là nước Hy lạp.
 
Khối Âu châu và Quĩ Tiền tệ thế giới đã cho nước này vay tới 240 tỷ $, bằng tổng sản lượng quốc gia, cộng thêm với nước này vay ở những cơ quan tài chính khác, tổng số lên tới 320 tỷ $. Thế mà kinh tế Hy lạp vẫn bị khủng hoảng. Tiền bạc không thiếu, nhưng dùng tiền bạc này như thế nào, đó mới là quan trọng.
 
Vì vậy lời cảnh báo của bà Angela Merkel không phải là không có lý.(1)
 
Paris ngày 27/01/2015
Chu chi Nam và Vũ văn Lâm
(1) Xin xem thêm những bài về kinh tế về Keynes, trên http://perso.orange.fr/chuchinam/

Bệnh tiềm ẩn ở người đỏ mặt khi uống rượu

Ảnh minh họa: InternetẢnh minh họa: Internet
Theo các nhà khoa học, đỏ mặt sau khi uống rượu bia là một “hội chứng” và đặt tên nó là “Hội chứng đỏ mặt châu Á”, vì phần lớn “nạn nhân” của hội chứng này là người châu Á. Các nhà khoa học cảnh báo, đây cũng là dấu hiệu tiềm ẩn bệnh tật.
Nguyên nhân gây đỏ mặt
Rượu chứa chất ethanol, khi vào cơ thể ethanol sẽ khiến hoạt chất acetaldehyde tăng cao và tích tụ trong máu. Trong các hoạt chất chuyển hóa của rượu thì acetaldehyde độc hại nhất vì có khả năng gây đột biến ADN và gây ung thư, đặc biệt là ung thư thực quản.
Khi acetaldehyde tích tụ trong máu sẽ gây nóng bừng, đỏ mặt, nôn mửa và tim đập nhanh ở một số người. Ngoài ra, acetaldehyde cũng là thủ phạm gây ra những cơn nhức đầu vào buổi sáng sau mỗi trận “chè chén”.
Ngoài ra, mỗi người đều có mức độ phản ứng đối với nồng độ cồn trong máu khác nhau. Nồng độ cồn cao cũng sẽ làm mao mạch giãn trên toàn cơ thể, khi đó đối với người có ngưỡng đáp ứng thấp, những nơi tập trung mao mạch dễ thấy như mắt và các vùng da mỏng như mặt, cổ, lưng, mắt… dễ bị đỏ lên.
Các mao mạch ở mắt hiện rõ màu đỏ. Việc giãn mao mạch này cũng là một tín hiệu để người uống bia rượu biết dừng đúng lúc. Các nhà khoa học cũng cảnh báo, việc đỏ mặt sau khi uống rượu bia cũng là dấu hiệu tiềm ẩn bệnh tật.
Dấu hiệu của các bệnh khi uống rượu đỏ mặt
1. Bệnh gan
Gan là bộ phận bị tác động nhiều nhất bởi bia rượu làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh gan. Càng uống nhiều rượu và uống trong thời gian dài thì càng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho gan, đặc biệt là bệnh xơ gan mãn tính.
Dấu hiệu của bệnh này là buồn nôn, sưng khớp, đau bụng, mệt mỏi. Rượu là thủ phạm gây xơ gan đứng hàng thứ 2 chỉ sau virus viêm gan B. Bệnh nhân xơ gan thường tử vong do các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, suy kiệt nặng, ung thư gan …
Đáng chú ý, đối với những người uống rượu thường đỏ mặt thì đấy có thể là dấu hiệu của bệnh gan .
2. Bệnh huyết áp cao
Những người thường bị đỏ mặt sau khi uống rượu bia có khả năng bị cao huyết áp hơn gấp 2,27 lần những người uống mà không đỏ mặt. Càng uống rượu bia nhiều, nguy cơ cao huyết áp càng tăng.
Huyết áp cao do uống rượu bia là nguyên nhân chính gây nên bệnh đau tim và đột quỵ vì chúng kéo giãn các mạch máu.
Ung thư thực quản
Giáo sư Philip J. Brooks thuộc Viện Nghiên cứu quốc gia Mỹ về nghiện rượu và lạm dụng đồ uống có cồn đã khuyến cáo, những người uống rượu hay bị đỏ mặt là dấu hiệu của nguy cơ mắc ung thư thực quản.
Theo giáo sư Brooks, nhờ có enzyme trong gan, rượu sẽ được chuyển hóa từ hóa chất acetaldehyde mang tính độc hại - một dạng có thể gây ung thư sang chất acetate vô hại.
Những người có phản ứng đỏ bừng mặt có sự thiếu hụt mang tính di truyền enzyme chuyển hóa rượu ALDH2, có thể dẫn đến sự tích tụ các chất acetaldehyde độc hại.
Đặc biệt, những người có thể enzyme không hoạt động nếu uống 33 ly rượu (594ml) mỗi tuần sẽ có nguy cơ ung thư thực quản cao gấp 89 lần những người không uống.
3 “không” khi uống rượu
- Không tắm ngay sau khi uống rượu: vì sẽ làm tiêu hao một lượng lớn đường glucose có trong cơ thể, dẫn tới hạ đường huyết đột ngột, giảm thân nhiệt có thể gây đột quỵ, trụy tim mạch.
- Không dùng trà ngay sau khi uống rượu: trong trà có thành phần tanin kích thích quá trình thẩm thấu của cồn vào dạ dày nhanh hơn và gây hại cho dạ dày nhiều hơn.
- Không uống rượu khi đói: Khi bụng đói, lượng axít trong dạ dày tăng lên, khi kết hợp với chất cồn trong rượu, bia sẽ làm bạn dễ say hơn, kèm theo đó là cảm giác nôn nao, khó chịu.
Theo Tiền Phong

Ý nghĩa tục phóng sinh cá chép ngày Tết ông Công ông Táo

.

Mặc dù Tết Táo Quân đã quá quen thuộc với mỗi người dân Việt nhưng không phải ai cũng biết được hết truyền thuyết, ý nghĩa hay những tập tục trong ngày này.

 

Tại sao ông Táo cưỡi cá chép về trời
Những ngày này các bà, các mẹ đi chợ đều không quên mua một hoặc ba con chép để cúng ông Táo. Người Việt tin rằng, hàng năm đến ngày 23 tháng Chạp Âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo chuyện bếp núc và mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng.
Cá chép vàng là một loài động vật sống ở trên Thiên Đình, trước sống trên trời, do phạm phải lỗi, nên bị Thượng Đế đày xuống trần gian để Tu Hành, chuộc lại tội lỗi của mình gây ra. Sau khi Tu Hành có chính quả, thì cá chép sẽ hóa thân thành rồng và bay lên trời. Còn Ông Táo là do Thượng Đế phái xuống trần tục để theo dõi loài người, xem ai là người Thiện, người Ác. Sau đó ông Táo bay về Thiên Đình để tâu lên Thượng Đế những việc ở dưới trần gian nhưng mà muốn bay lên Trời, thì ông Táo phải nhờ đến cá chép mới lên được.
cachep470
Sự tích ông Công ông Táo
Tương truyền có hai vợ chồng vì quá nghèo khổ nên phải bỏ nhau để đi tha phương cầu thực. Người vợ may mắn nên lấy được một anh chồng giàu, có của ăn của để. Còn người chồng thì trở thành kẻ hành khất kiếm sống qua ngày.
Năm ấy vào đúng ngày 23 tháng Chạp, người vợ đang lúi húi đốt vàng mã ngoài sân thì có một người ăn xin ăn mặc tả tơi, nhem nhuốc bước vào, nhận ra đó chính là người chồng cũ mà mình từng yêu thương người vợ động lòng. Nhanh chóng vào nhà lấy tiền bạc, cơm gạo ra cho.
Người chồng mới nhìn thấy, biết chuyện, nổi cơn ghen nghi ngờ vợ. Khó xử, tuyệt vọng vì không giải thích cho chồng mới hiểu, người vợ lao vào bếp lửa tự vẫn. Người chồng cũ vì vẫn còn yêu thương, đau xót cũng nhảy vào chết theo. Người chồng mới vì ân hận nên cũng nhảy vào đám lửa đỏ rực.
Lúc ấy, trời xanh trên cao cảm động bởi tình nghĩa sâu nặng của 3 người nên phong làm vua bếp. Và từ đó, dân gian mới có câu ca rằng:
"Thế gian một vợ một chồng
Chẳng như vua bếp hai ông một bà"
cachep1.jpg
Ý nghĩa của tục phóng sinh cá chép
Theo tín ngưỡng cổ truyền, cứ đến ngày Tết ông Công ông Táo là người Việt lại làm lễ cúng và thả phóng sinh cá chép để đưa ông Táo về trời.
Người Việt tin rằng, hàng năm đến ngày 23 tháng Chạp Âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo chuyện bếp núc, và mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Đến Giao thừa, Táo quân trở lại hạ giới để tiếp tục công việc của mình.
Từ ngày xửa ngày xưa, khi con người vẫn còn sống theo lối du mục, rồi định cư trồng lúa, làm nương, tức là lúc con người biết nấu nướng, làm chín thức ăn, con người đã tin rằng luôn có một vị thần bếp canh giữ, và ban may mắn cho gia đình. Vị thần bếp đó chính là Táo Quân.
Vì Táo Quân quanh nằm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện xảy ra, dù chuyện tốt hay chuyện dở. Với mong muốn Thần Bếp sẽ “phù hộ” cho gia đình mình được nhiều may mắn, nên hàng năm Tết đến, người ta thường làm lễ tiễn đưa Táo Quân chầu trời một cách long trọng.
Cá chép là phương tiện duy nhất có thể đưa Táo Quân về trời. Bởi thế, vào ngày này, sau khi làm lễ xong, các gia đình đều cúng con cá chép rồi đem ra sông hay ra ao thả, ngụ ý “cá hóa long”, nghĩa là cá sẽ hóa rồng, vượt vũ môn, làm phương tiện cho Táo quân cưỡi về trời.
Cá chép được thả ra sông hay ra ao với ngụ ý “cá hóa long” đưa Táo Quân chầu trời
Ngoài ra, trong tâm thức người Việt, “cá vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp.
Phóng sinh cá chép ngày Tết ông Công ông Táo không chỉ là một nét đẹp văn hóa, đồng thời còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt Nam.
Theo Tuệ Linh Ngaynay

 

Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

Darwin - Ông hoàng sinh học

TOÀN VĂN thông điệp Liên bang "tuyệt vời nhất" của TT Obama


"Chúng ta đã đặt một nền tảng mới. Giờ nhiệm vụ của chúng ta là vẽ ra một tương lai tươi sáng hơn. Hãy bắt đầu chương mới này - cùng nhau - và hãy bắt đầu ngay bây giờ".

Trân trọng mời quý độc giả đón đọc.
Thông điệp Liên bang năm nay được chờ đợi vì đây là lần đầu tiên Tổng thống Obama trình bày các chương trình nghị sự và các đường hướng chính sách của chính phủ trước Quốc hội do đảng Cộng hòa toàn quyền kiểm soát.
Nó cũng hứa hẹn sẽ đề cập đến nhiều vấn đề lớn trong cả đối nội lẫn đối ngoại của chính phủ Mỹ năm 2015.
Chúng tôi sẽ tường thuật trực tiếp toàn bộ nội dung Thông điệp, kèm theo đó là các nhận xét, bình luận của nhiều chuyên gia, nhà ngoại giao tên tuổi của Việt Nam và Mỹ mà chúng tôi kết nối.
Thưa ngài Chủ tịch Hạ viện, Phó Tổng thống, các thành viên Quốc hội, cùng toàn thể công dân Mỹ:
Thế kỉ mới đã đi được 15 năm. Đó là 15 năm với những vụ khủng bố xảy ra tại chính quê hương chúng ta, 15 năm với 2 cuộc chiến tranh dài kì và nhiều mất mát mà thế hệ mới của chúng ta đã phải trải qua, 15 năm với một cuộc suy thoái kinh tế lan rộng khắp đất nước cũng như trên toàn thế giới. Đó là một khoảng thời gian đầy khó khăn đối với nhiều người.
Nhưng hôm nay, chúng ta sẽ bước sang trang mới.
Đêm nay, sau một năm đột phá với nước Mỹ, nền kinh tế của chúng ta đang phát triển và tạo công ăn việc làm ở mức cao nhất kể từ năm 1999.
Tỉ lệ thất nghiệp đã thấp hơn so với trước thời kì khủng hoảng. Trẻ em đi học có tỉ lệ tốt nghiệp ở mức cao nhất từ trước đến nay. Ngày càng nhiều người Mỹ đã có bảo hiểm đầy đủ.
Chúng ta đã thoát khỏi sự lệ thuộc vào nguồn dầu khí nước ngoài một cách tốt nhất trong hơn 30 năm qua.
Đêm nay, lần đầu tiên kể từ vụ khủng bố 11/9, nhiệm vụ quân sự của chúng ta tại Afghanistan đã kết thúc. 6 năm trước, gần 180.000 quân Mỹ đã có mặt tại Iraq và Afghanistan.
Đến thời điểm này, con số đó chỉ còn 15.000. Chúng tôi không quên sự dũng cảm và hi sinh của những người chiến binh của Thế hệ 11/9, những người đã chiến đấu để bảo vệ sự an toàn của chúng ta. Chúng tôi rất biết ơn các bạn.
Nước Mỹ, sau tất cả những gì chúng ta đã phải trải qua, sau sự kiên trì và chăm chỉ cần thiết để chúng ta có thể hồi phục, và với những nhiệm vụ phía trước, các bạn hãy nhớ lấy điều này:
Bóng ma của cuộc khủng hoảng đã ở lại phía sau, và nước Mỹ vẫn vững mạnh (the State of the Union is strong - câu nói "cửa miệng" của các vị Tổng thống trong các bài Thông điệp Liên bang hàng năm - PV).
Vào thời điểm này, với một nền kinh tế đang tăng trưởng, thâm hụt ngân sách đang giảm dần, một nền công nghiệp năng động, và một nền sản xuất năng lượng phát triển hơn bao giờ hết - chúng ta đã trỗi dậy từ cuộc khủng hoảng để tự kiểm soát lấy tương lai của chúng ta với một sự tự do mạnh hơn bất cứ quốc gia nào trên Trái đất.
Đây là lúc chúng ta quyết định số phận của mình trong 15 năm tới, và trong nhiều thập kỉ sau đó.
Liệu chúng ta có chấp nhận một nền kinh tế mà chỉ một vài người trong chúng ta được lợi lớn?
Hay liệu chúng ta nên tập trung công sức vào sự phát triển của một nền kinh tế sẽ đem lại thu nhập và cơ hội một cách công bằng đối với mỗi người?
Liệu chúng ta có nên tiếp cận với thế giới bên ngoài một cách sợ sệt và đối phó, bị cuốn vào những cuộc giao tranh khiến quân đội chúng ta suy yếu và làm giảm vị thế của nước Mỹ?
Hay liệu chúng ta nên tận dụng một cách khôn ngoan mọi nguồn lực nước nhà để đánh bại các thế lực thù địch và bảo vệ hành tinh của chúng ta?
Liệu chúng ta có nên để bị chia rẽ và đấu đá nội bộ? Hay liệu chúng ta nên tìm lại và nắm vững những giá trị cốt lõi đã tạo nên một nước Mỹ như ngày nay?
Trong hai tuần tới, tôi sẽ gửi lên Quốc hội một bản dự thảo với những bước đi thiết thực thay vì những dự định mang tính đảng phái chính trị. Và trong những tháng tới đây, tôi sẽ đi khắp nước Mỹ để thuyết phục các bạn ủng hộ những dự định đó.
Đêm nay, tôi không muốn đi quá sâu vào một danh sách các dự định tương lai, mà thay vào đó, tôi muốn tập trung vào những giá trị có liên quan trực tiếp đến những sự lựa chọn đang trước mắt chúng ta.
Đầu tiên là nền kinh tế.
7 năm trước, Rebekah và Ben Erler, hai công dân thành phố Minneapolis, đã lấy nhau. Rebekah làm nghề bồi bàn. Ben làm ngành xây dựng. Jack, người con đầu lòng của hai người, sắp chào đời.
Họ là những công dân Mỹ trẻ tuổi đang xây dựng mái ấm ngay trên quê hương họ. Còn gì tuyệt vời hơn thế?
Rebekah đã viết cho tôi mùa xuân năm ngoái: "Ước gì chúng tôi biết được những gì sẽ xảy ra với thị trường nhà đất và xây dựng."
Từ hệ quả của cuộc khủng hoảng, công việc của Ben gặp nhiều khó khăn. Anh phải làm những công việc không đúng với sở trường để đảm bảo thu nhập, kể cả khi những công việc này khiến anh phải xa gia đình trong thời gian dài.
Rebekah phải để lại khoản tiền đã vay để học đại học, tạm thời đi học cao đẳng cộng đồng, và phát triển sự nghiệp theo một hướng khác. Họ đã hi sinh vì nhau.
Và dần dần, công lao của họ đã được đền đáp. Họ đã có đủ tiền xây được một ngôi nhà mới. Họ có một người con thứ hai, tên Henry.
Rebekah có một công việc ổn định với thu nhập cao hơn. Ben đã trở lại với ngành xây dựng sở trường, và có thể về ăn tối cùng gia đình hàng ngày.
"Thật tuyệt vời, cái cảm giác trỗi dậy sau thời kì khó khăn. Gia đình chúng tôi giờ đã gần gũi và mạnh mẽ hơn sau những khó khăn trước đây" - Rebekah đã viết cho tôi như thế.
Nước Mỹ chúng ta cũng gần gũi và mạnh mẽ hơn sau những khó khăn trước đây.
Nhà báo David Maraniss của Washington Post ca ngợi đây là "bài phát biểu tuyệt vời nhất của Obama".


Các bạn ạ, câu chuyện của Rebekah và Ben cũng là câu chuyện của nước Mỹ chúng ta. Họ đại diện cho hàng triệu người Mỹ đã làm việc chăm chỉ, hi sinh, và làm mới mình.
Các bạn chính là lý do tại sao tôi tranh cử vào chiếc ghế Tổng thống này. Các bạn là những người trong tâm trí tôi vào 6 năm trước, trong những tháng ngày đen tối của cuộc khủng hoảng tài chính, khi tôi đứng trên thềm tòa nhà Quốc hội và hứa với các bạn rằng chúng ta sẽ xây dựng lại nền kinh tế trên một nền tảng mới.
Sự cố gắng và kiên trì của các bạn đã giúp nước Mỹ trỗi dậy mạnh mẽ được như ngày hôm nay.
Chúng ta đã có niềm tin vào việc giảm outsourcing và tạo công ăn việc làm tại thị trường nội địa. Và trong 5 năm qua, các doanh nghiệp của chúng ta đã tạo thêm được hơn 11 triệu công việc mới.
Chúng ta đã có niềm tin vào việc giảm lệ thuộc vào dầu khí nước ngoài và bảo vệ hành tinh của chúng ta.
Và hôm nay, nước Mỹ nắm vị trí số một thế giới trong ngành dầu khí.
Nước Mỹ nắm vị trí số một thế giới về phát triển năng lượng gió.
Sản lượng năng lượng mặt trời của chúng ta trong 3 tuần vào thời điểm này bằng với sản lượng năng lượng mặt trời chúng ta làm ra trong cả năm 2008.
Và nhờ giá dầu giảm và chất lượng xăng tăng, mỗi gia đình Mỹ năm nay tiết kiệm được trung bình 750 USD tiền xăng.
Chúng ta đã có niềm tin vào việc đào tạo lớp trẻ trong một thế giới đầy cạnh tranh.
Và hôm nay, những học sinh sinh viên trẻ của chúng ta đang có điểm trung bình hai môn chính là Toán và Đọc hiểu cao nhất từ trước đến nay. Tỉ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông của chúng ta đạt mức cao kỉ lục. Và lượng sinh viên tốt nghiệp đại học cũng tăng hơn bao giờ hết.
Chúng ta đã có niềm tin vào việc những bộ luật phù hợp có thể phòng ngừa một cuộc khủng hoảng mới, bảo vệ quyền lợi của các gia đình Mỹ, và khuyến khích cạnh tranh công bằng.
Và ngày hôm nay, chúng ta đã có trong tay những dự luật có thể ngăn chặn các lỗ hổng thuế quan, một cơ quan giám sát tiêu dùng để bảo vệ chúng ta khỏi những cá nhân tổ chức cho vay nặng lãi.
Và chỉ trong năm vừa qua thôi, gần 10 triệu người Mỹ đã được bảo hiểm y tế.
Trong mỗi bước tiến, người ta đã nói rằng những mục tiêu của chúng ta là quá sức, rằng chúng ta sẽ làm trầm trọng hóa thêm cuộc khủng hoảng.
Nhưng ngược lại, chúng ta đang chứng kiến sự phát triển về mặt kinh tế một cách mạnh mẽ nhất trong hơn một thập kỉ qua, các khoản nợ của chúng ta đã giảm 2/3, một thị trường chứng khoán đã hồi phục và tăng trưởng gấp đôi, và tình hình lạm phát do bảo hiểm y tế ở mức thấp nhất trong 50 năm qua.
Đã quá rõ ràng rồi.
Kinh tế lấy trọng tâm là tầng lớp trung lưu hoàn toàn có thể được áp dụng. Tăng cường cơ hội sẽ đem lại hiệu quả. Và những chính sách này sẽ tiếp tục phát huy tác dụng nếu như chúng ta có thể gạt những mục đích chính trị sang một bên.
Chúng ta không thể kìm hãm nền kinh tế qua việc đóng cửa chính phủ.
Chúng ta không thể để người Mỹ sống trong lo ngại bằng cách tước đi quyền được bảo hiểm của họ, hay ra những luật lệ mới tại Phố Wall, hay tiếp tục đấu đá xoay quanh các chính sách nhập cư trong khi chúng ta sở hữu một hệ thống có thể xử lý được điều đó.
Nếu Quốc hội đưa ra bất kì một dự luật nào liên quan đến những điều trên, tôi sẽ dùng quyền phủ quyết.
Ngày nay, nhờ có một nền kinh tế đang phát triển, đà phục hồi của chúng ta đã có tác động đến cuộc sống của nhiều người hơn. Mức lương đang tăng trở lại. Chúng ta nên biết rằng những ông chủ kinh doanh nhỏ đang có ý định tăng lương cho người lao động ở mức cao nhất từ năm 2007.
Có điều - những người trong chúng ta hôm nay, chúng ta nên nhắm đến cái đích cao hơn. Chúng ta cần làm nhiều hơn là chỉ "tránh không phá".
Đêm nay, chúng ta hãy cùng nhau nối lại mối liên hệ lâu đời giữa công sức bỏ ra và những cơ hội phát triển, một quyền lợi đặc trưng của mỗi người Mỹ.
Vì những gia đình như Rebekah vẫn cần sự giúp đỡ của chúng ta. Vợ chồng cô ấy đang làm việc chăm chỉ hơn bao giờ hết, nhưng họ không được đi du lịch, chưa được mua xe mới, để dành dụm tiền trả nợ và giữ cho đến khi về hưu.
Chỉ riêng chi phí chăm sóc cho hai đứa con của họ cũng đã hơn cả tiền thuế nhà đất, và hơn tiền học một năm ở Đại học Minnesota.
Cũng như hàng triệu người dân Mỹ chăm chỉ khác, Rebekah không ngửa tay xin viện trợ, mà cô ấy chỉ muốn chúng ta tìm ra những chính sách mới để giúp gia đình cô có thể vượt lên.
Trước đây, trong mỗi bước tái cơ cấu nền kinh tế trong lịch sử nước Mỹ, chúng ta đã có những bước đi táo bạo để phù hợp với thời thế, đồng thời đảm bảo cơ hội công bằng cho mỗi người dân.
Chúng ta đã có luật bảo vệ người lao động và các gói bảo hiểm y tế (Medicare, Medicaid) để bảo vệ người dân khỏi những khó khăn không ngờ tới.
Chúng ta đã trang bị cho người dân trường học, cơ sở hạ tầng và mạng internet, những công cụ sẽ giúp họ biến những cố gắng của mình ra thành quả.
Đây là bản chất của nền kinh tế trung lưu - nước Mỹ sẽ hoạt động hiệu quả nhất khi mỗi người trong chúng ta đều có cơ hội bình đẳng, đều bỏ ra công sức của mình, dưới một bộ luật công bằng cho mọi người.
Chúng ta không chỉ muốn tất cả chia sẻ sự thành công của nước Mỹ, mà tất cả chúng ta phải đóng góp cho sự thành công của nước Mỹ.
Thượng nghị sĩ John McCain: "Đối với các vấn đề an ninh quốc gia mang tính sống còn, bài phát biểu của Tổng thống Obama thật không may đã cho thấy giờ đây, chính quyền đang thiếu sức sống chiến lược như thế nào".


Vậy chúng ta cần những gì để phát triển một nền kinh tế trung lưu trong thời đại này?
Đầu tiên, kinh tế trung lưu sẽ phát huy tác dụng nếu chúng ta có thể giúp các gia đình cảm thấy bình tâm trong một thế giới nhiều đổi thay.
Cụ thể hơn, đó là giúp đỡ họ có thể có điều kiện nuôi con ăn học, có điều kiện đi học đại học, có bảo hiểm, có một mái ấm, và có lương hưu.
Những dự luật mới của tôi sẽ để tâm đến tất cả những điều này, đồng thời giảm thuế và giúp mỗi gia đình có thể giữ lại được cho mình hàng nghìn USD mỗi năm.
Tất nhiên không gì giúp đỡ các gia đình nói trên tốt bằng một mức lương cao hơn. Đó là lý do tại sao Quốc hội cần thông qua một bộ luật đảm bảo sự công bằng về mặt lương bổng cho cả nam lẫn nữ.
2015 rồi. Đã đến lúc làm như vậy. Chúng ta cần đảm bảo mỗi người lao động được nhận lương làm thêm giờ đúng với công sức họ bỏ ra.
Đối với những thành viên trong Quốc hội vẫn phản đối việc tăng mức lương tối thiểu, hãy lắng nghe điều này: Nếu các vị thực sự tin rằng một người làm việc 40 tiếng/tuần có thể chăm lo cho gia đình họ với mức lương 15.000 USD/năm, thử làm như vậy xem.
Nếu không, mong các vị hãy bỏ phiếu ủng hộ việc tăng lương cho những người Mỹ đang làm việc chăm chỉ hàng ngày kia.
Những thay đổi này sẽ không biến tất cả trở thành người giàu, hay xóa đi mọi khó khăn trước mắt. Đấy không phải nhiệm vụ của chính phủ.
Để mỗi gia đình đều có một cơ hội bình đẳng, các nhà tuyển dụng cần có một tầm nhìn xa hơn, họ cần phải nghĩ đến những lợi ích lâu dài của công ty mình thay vì chỉ đau đáu lo cho doanh thu của quý sắp tới.
Chúng ta vẫn cần những bộ luật tiếp thêm sức mạnh cho các tổ chức công đoàn, và cho họ một tiếng nói riêng.
Những quyền lợi như chăm sóc trẻ em, nghỉ ốm, hay một mức lương bình đẳng... sẽ tạo nên sự khác biệt trong cuộc sống của hàng triệu hộ gia đình nước Mỹ. Đây là sự thật.
Và đây cũng là những gì tất cả chúng ta, dù là đảng viên Cộng hòa hay Dân chủ, phải làm được.
Thứ hai, để đảm bảo việc người dân Mỹ có thể tiếp tục hưởng lương cao hơn trong tương lai, chúng ta cần phải làm nhiều hơn để giúp người Mỹ nâng cao trình độ.
Nước Mỹ có thể phát triển đến vậy trong thế kỉ 20 vì chúng ta miễn phí trường cấp 3, giúp một thế hệ các cựu chiến binh vào đại học, và đào tạo một tầng lớp lao động có trình độ cao nhất thế giới.
Nhưng ở thế kỉ 21 trong bối cảnh nền kinh tế tưởng thưởng cho sự hiểu biết nhiều hơn bao giờ hết, chúng ta phải làm được hơn thế.
Đến cuối thập kỉ này, cứ 3 đơn tuyển dụng thì 2 trong số đó cần bằng đại học. Vậy mà rất nhiều người Mỹ trẻ tuổi, thông minh, và năng động không thể có được điều đó vì lý do chi phí. Điều này không công bằng đối với họ, và không tốt cho tương lai của nước Mỹ.
Đó là lý do tại sao tôi sẽ gửi lên Quốc hội một dự luật miễn phí cao đẳng cộng đồng (Community College).
40% sinh viên Mỹ hiện nay chọn theo học tại các trường cao đẳng cộng đồng. Trong đó có người trẻ mới bắt đầu sự nghiệp cũng như những người luống tuổi hơn đang muốn tìm một công việc tốt hơn.
Hay đó cũng có thể là các cựu chiến binh và bố/mẹ đơn thân với ý định quay trở lại đi làm. Dù bạn là ai, dự luật này sẽ là cơ hội để các bạn sẵn sàng cho một nền kinh tế mới mà không bị gò bó bởi các món nợ. Nhưng các bạn phải hiểu rằng mình sẽ phải xứng đáng với điều đó...
Tôi muốn cùng Quốc hội đảm bảo rằng những người Mỹ đang bị những khoản nợ từ tiền học đại học đè nặng trên vai sẽ không bị những khoản tiền này can thiệp vào những hoài bão của họ.
Và với mỗi thế hệ cựu binh Mỹ trở về từ chiến trường, chúng ta nợ họ một cơ hội để thực hiện "Giấc mơ Mỹ", cái mà họ đã phải hi sinh xương máu để bảo vệ. Chúng ta đã có những bước tiến trong việc đảm bảo các cựu binh có được những quyền lợi họ xứng đáng được hưởng.
Chúng ta đang làm những gì có thể để họ có thể chuyển sang cuộc sống của một thường dân Mỹ một cách đơn giản nhất.
Thưa tất cả các CEO tại Mỹ, tôi xin nhắc lại: Nếu các bạn muốn một người có thể đảm bảo hoàn thành công việc được giao, hãy tuyển một cựu binh về làm.
Cuối cùng, để đào tạo lao động tốt hơn, chúng ta cần một nền kinh tế có thể tạo ra công ăn việc làm với thu nhập cao.
Từ năm 2010, số lượng người Mỹ thất nghiệp có việc làm trở lại nhiều hơn cả châu Âu, Nhật Bản và các nền kinh tế phát triển khác cộng lại.
Các nhà máy xí nghiệp của chúng ta đã tạo thêm hơn 800.000 việc làm mới. Nền công nghiệp sản xuất ô tô vốn là thế mạnh cũng đã phát triển trở lại. Ngoài ra, cũng có hàng triệu người Mỹ đang làm những công việc mà 10 hay 20 trước đây chưa hề xuất hiện, những công việc tại các công ty như Google, eBay, hay Tesla.
Không ai biết chắc được nền công nghiệp nào sẽ là đầu tàu trong việc tạo công ăn việc làm trong tương lai.
Nhưng có một điều chắc chắn, nền công nghiệp đó sẽ được chào đón tại Mỹ...
Các doanh nghiệp thế kỷ 21, bao gồm cả các doanh nghiệp nhỏ, cần xuất khẩu nhiều hơn các sản phẩm của Mỹ ra nước ngoài. Sản lượng xuất khẩu của chúng ta đang ở mức cao hơn bao giờ hết, và các nhà xuất khẩu có xu hướng trả lương cao hơn.
Nhưng lúc này đây, Trung Quốc lại muốn thay đổi luật lệ tại khu vực phát triển nhất thế giới. Điều đó sẽ khiến lực lượng lao động và các doanh nghiệp của chúng ta rơi vào thế bất lợi.
Tại sao chúng ta có thể để điều đó xảy ra? Chúng ta mới nên là người đặt ra những quy tắc đó.
Chúng ta phải tạo ra một sân chơi bình đẳng. Đó là lý do tại sao tôi yêu cầu cả hai bên giao cho tôi quyền xúc tiến thương mại để bảo vệ người lao động Mỹ, với những giao dịch thương mại bình đẳng từ châu Á đến châu Âu.
Tôi là người đầu tiên thừa nhận rằng những giao dịch thương mại vừa qua đôi lúc đã không được như ý muốn, và đó là lý do tại sao chúng ta kịch liệt chỉ trích những quốc gia đã phá vỡ quy tắc.
Nhưng 95% người tiêu dùng hàng Mỹ hiện đang sống bên ngoài biên giới chúng ta, và chúng ta không thể để những cơ hội đó tuột khỏi tay mình.
Hơn một nửa số giám đốc điều hành sản xuất cho biết, họ đang tích cực mang về Mỹ những việc làm trước đây chỉ thực hiện ở Trung Quốc. Hãy tin rằng họ có thể làm được điều đó.
...
Đó là lý do tại sao phần thứ ba của kinh tế trung lưu nhấn mạnh vào việc xây dựng một nền kinh tế cạnh tranh mọi lúc, mọi nơi, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
Giúp đỡ các hộ gia đình làm ăn chăm chỉ ổn định cuộc sống. Trang bị cho họ những công cụ cần thiết để có được việc làm trong nền kinh tế mới hiện nay. Duy trì những điều kiện hướng tới phát triển và cạnh tranh lành mạnh.
Đây là những bước đi mà nước Mỹ cần hướng tới. Tôi tin rằng đây cũng là những bước đi mà người Mỹ muốn hướng tới.
Nền kinh tế nước Mỹ sẽ mạnh hơn vào năm tới, hay 15 năm tới, và xa hơn là trong cả thế kỉ này.
Tất nhiên, nếu có một điều mà thế kỉ mới này đã dạy cho chúng ta, thì đó là việc chúng ta không thể quá tập trung vào công việc trong nước mà quên đi những thử thách đang chờ đợi chúng ta ở ngoài biên giới.
Sứ mệnh đầu tiên của tôi với tư cách là Tổng Tư lệnh là bảo vệ nước Mỹ. Để làm được điều đó, câu hỏi được đặt ra không phải là liệu nước Mỹ có nên là đầu tàu của thế giới hay không, mà là nước Mỹ làm như vậy bằng cách nào.
Khi chúng ta đưa ra những quyết định nóng vội, bị dư luận dẫn dắt mà không suy nghĩ thấu đáo, khi phản ứng đầu tiên của chúng ta trước mỗi thách thức từ bên ngoài là huy động quân đội, đó là lúc chúng ta bị cuốn vào những cuộc giao tranh không cần thiết, đồng thời bỏ qua một chiến lược ở tầm cao hơn mà chúng ta cần để hướng tới một thế giới an toàn và thịnh vượng hơn.
Phản ứng như vậy chính là điều mà những kẻ thù của chúng ta muốn.
Tôi tin vào một nước Mỹ khôn ngoan hơn trong những bước đi tiên phong của mình.
Chúng ta mạnh nhất khi kết hợp giữa quân sự và ngoại giao một cách đúng đắn, khi chúng ta biết cân bằng giữa sử dụng tiềm lực quân sự và xây dựng liên minh, khi chúng ta không để nỗi sợ lấy đi những cơ hội mà thế kỉ mới này đem lại cho chúng ta.
Đó chính là những gì chúng ta đang làm được vào thời điểm này - và nó đang tạo nên sự khác biệt trên toàn cầu.
Đầu tiên, chúng ta đồng lòng với những nạn nhân của khủng bố trên toàn thế giới - từ trường học ở Pakistan đến những con phố tại Paris.
Chúng ta sẽ tiếp tục truy lùng các phần tử khủng bố, phá hủy hệ thống của chúng. Chúng ta có quyền hành động đơn phương, vì những tên này là mối đe dọa trực tiếp đến an ninh Mỹ và các nước đồng minh, và chúng ta đã làm đúng như vậy kể từ khi tôi nhậm chức.
Cùng lúc đó, chúng ta cũng đã rút ra nhiều bài học đắt giá trong 13 năm qua.
Thay vì để lính Mỹ túc trực tại những ngọn đồi trên lãnh thổ Afghanistan, chúng ta đã đào tạo lực lượng an ninh cho chính họ, những người giờ đây đã trở thành tiên phong.
Thay vì phải đem quân sang nước ngoài, chúng ta đã liên minh với các nước từ Nam Á đến Bắc Phi để ngăn chặn các phần tử khủng bố xâm nhập.
Tại Iraq và Syria, quân đội đồng minh dưới sự lãnh đạo của Mỹ đang chặn đứng bước tiến của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Thay vì bị cuốn vào một cuộc chiến tại Trung Đông, chúng ta đang lãnh đạo một liên minh làm suy yếu thế lực đế tiến tới tiêu diệt hoàn toàn tổ chức này. Và đêm nay, tôi kêu gọi Quốc hội cho thế giới thấy được sự đoàn kết của các nước trong liên minh bằng cách thông qua nghị quyết sử dụng vũ lực chống lại IS.
Thứ hai, chúng ta đang thể hiện sức mạnh của Mỹ trong ngoại giao. Bằng việc ủng hộ nền dân chủ ở Ukraine và hỗ trợ đồng minh NATO, chúng ta đang duy trì nguyên tắc nước lớn không thể bắt nạt nước nước nhỏ hơn.
Năm ngoái, khi chúng ta và các nước đồng minh áp đặt các lệnh trừng phạt, có những ý kiến cho rằng cuộc xâm lược mà Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động là một sự kết hợp tuyệt hảo giữa chiến thuật và phô diễn sức mạnh.
Nhưng hãy nhìn xem, hôm nay, Mỹ mới là nước đang đứng hiên ngang trong sự đoàn kết với các nước đồng minh, trong khi Nga bị cô lập, với một nền kinh tế tan hoang.
Đó là cách nước Mỹ đi đầu trên trường quốc tế - không phải với sự hung hăng nhất thời, mà bằng những bước đi chậm rãi nhưng chắc chắn, kiên định.
Ở Cuba, chúng ta đang đặt dấu chấm hết cho một chính sách đã lỗi thời.
Khi bạn làm một việc trong suốt 50 năm mà không đi đến kết quả gì, đã đến lúc thay đổi. Chính sách mới của Mỹ đối với Cuba có tiềm năng đặt dấu chấm hết cho một thời kì mất lòng tin lẫn nhau giữa hai nước; xóa bỏ những cái cớ cho việc tiếp tục cấm vận Cuba; và chung tay nối lại tình hữu nghị với người dân Cuba.
Và năm nay, Quốc hội nên bắt đầu gỡ bỏ lệnh cấm vận. Như Giáo hoàng Francis đã từng nói, ngoại giao là một công việc đòi hỏi nhiều "bước tiến nhỏ". Những bước tiến nhỏ này dần dần đã gộp lại thành một thời đại mới đầy hi vọng cho đất nước Cuba...
Thứ ba, chúng ta đang nhìn xa hơn những vấn đề đã khiến chúng ta phải đau đầu trong quá khứ để hướng tới thế kỉ mới.
Không một quốc gia hay một tin tặc nào có thể phá hoại hệ thống mạng của chúng ta, đánh cắp những bí mật quốc gia của chúng ta, và xâm hại quyền riêng tư của người dân nước Mỹ.
Chúng ta cần đảm bảo rằng hệ thống tình báo quốc gia có khả năng dập tắt các cuộc tấn công mạng như việc chúng ta đã và đang làm đối với các phần tử khủng bố.
Và đêm nay, tôi kêu gọi Quốc hội thông qua bộ luật giúp chúng ta có được những trang bị cần thiết để chống lại mối đe dọa về an ninh mạng.
Nếu không làm vậy, nước Mỹ và nền kinh tế sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro. Nếu làm được, chúng ta sẽ có thể tiếp tục bảo vệ những công nghệ mới sẽ đem lại nhiều cơ hội cho tất cả mọi người trên thế giới...
Tại châu Á - Thái Bình Dương, chúng ta đang hiện đại hóa liên minh với các quốc gia trong khu vực đồng thời đảm bảo các nước khác tuân theo quy tắc trong trao đổi hàng hóa, trong các tranh chấp biển đảo, trong không phổ biến vũ khí hạt nhân, và trong công tác cứu nạn thiên tai, đồng thời kêu gọi họ tham gia vào công cuộc chống lại thay đổi khí hậu.
Không thách thức nào đem lại mối đe dọa lớn hơn thay đổi khí hậu đối với các thế hệ sau này...
Có một điều nữa về vị thế nước Mỹ mà tôi muốn nhấn mạnh - đó cũng là ví dụ về những giá trị của nước Mỹ.
Người Mỹ chúng ta luôn tôn trọng phẩm giá con người, ngay cả khi chúng ta đang bị đe dọa, đó là lý do tại sao tôi đã ra lệnh cấm tra tấn, và đảm bảo rằng việc sử dụng các công nghệ mới như máy bay không người lái là đúng lúc đúng chỗ.
Đó là lý do tại sao chúng ta kịch liệt chống lại các phong trào bài Do Thái đã xuất hiện trở lại ở một số nơi trên thế giới.
Đó là lý do tại sao chúng ta tiếp tục phản đối những định kiến về người Hồi giáo, vì phần lớn trong số họ cũng chia sẻ tình yêu hòa bình với chúng ta.
Đó là lý do tại sao chúng ta bảo vệ tự do ngôn luận, lên án đàn áp phụ nữ, hay phân biệt đối xử đối với các tôn giáo thiểu số, với cộng đồng người đồng tính, lưỡng tính, và chuyển giới.
Chúng ta làm những việc này không chỉ vì đó là những điều đúng đắn, mà còn vì những điều đó khiến chúng ta an toàn hơn.
Là người Mỹ, chúng ta có một cam kết phải bảo vệ công lý - vì vậy thật vô lý khi hàng năm chúng ta phải dành ra 3 triệu USD cho mỗi tù nhân tại một nhà tù bị thế giới lên án và bọn khủng bố lợi dụng để tuyển quân.
Kể từ khi nhậm chức Tổng thống, tôi đã có ý muốn cắt giảm một nửa số tù nhân tại Guantanamo. Bây giờ là lúc để hoàn thành sứ mệnh đó. Và tôi sẽ mạnh tay trong quyết tâm đóng cửa nhà tù này.
...
Hướng tới tương lai thay vì ngoái lại quá khứ. Đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa sức mạnh quân sự với ngoại giao, và sử dụng vũ lực một cách khôn ngoan. Xây dựng các liên minh để đáp ứng những thách thức và cơ hội mới. Đi đầu bằng các giá trị cốt lõi của chúng ta.
Đó là những giá trị khiến chúng ta khác biệt.
Đó là những giá trị giúp chúng ta mạnh mẽ.
Và đó là lý do tại sao chúng ta phải phấn đấu để bảo tồn những giá trị này, những giá trị của riêng chúng ta.
Hơn một thập kỷ trước, trong bài phát biểu tại Boston, tôi đã nói rằng không có một nước Mỹ của Đảng Dân chủ, hoặc một nước Mỹ của Đảng Cộng hòa; không có một nước Mỹ của người da đen hay da trắng, nhưng có một Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Tôi nói như vậy vì tôi đã nhận ra điều đó trong cuộc sống của chính tôi, trong một quốc gia đã cho một người như tôi một cơ hội.
Bởi vì tôi lớn lên ở Hawaii, nơi hội tụ của nhiều chủng tộc khác nhau.
Bởi vì tôi đã xem Illinois như quê hương - một bang của những thị trấn nhỏ, của những mảnh đất nông nghiệp trù phú; tôi đã nhìn thấy ở nó một mô hình thu nhỏ của đất nước mà đảng Dân chủ, đảng Cộng hòa, hay những người không theo đảng phái sống chung với nhau, với những người tốt đến từ mọi chủng tộc và tôn giáo, chia sẻ cùng nhau những giá trị nền tảng nhất định.
Trong 6 năm qua, các chuyên gia đã nhiều lần nói rằng nhiệm kì của tôi đã không mang lại tầm nhìn này.
Trớ trêu thay, họ nói rằng nền chính trị của chúng ta dường như đang có nhiều chia rẽ hơn bao giờ hết.
Nó được dùng như bằng chứng cho những sai sót không chỉ của riêng tôi - trong đó tôi thừa nhận tôi có rất nhiều - mà cũng là bằng chứng cho thấy tầm nhìn đó của tôi là sai lầm, là quá ngây thơ, và rằng có quá nhiều người đang hưởng lợi từ giao tranh đảng phái và sự bế tắc.
Tôi hiểu tại sao họ lại hoài nghi như vậy. Nhưng tôi vẫn nghĩ rằng họ đã sai.
Tôi vẫn tin rằng chúng ta là một dân tộc thống nhất.
Tôi vẫn tin rằng chúng ta có thể cùng nhau làm nên những điều tuyệt vời.
Tôi có niềm tin như vậy bởi vì trong hơn 6 năm nhiệm kì vừa qua, tôi đã thấy nước Mỹ ở trạng thái tốt nhất của nó.
Tôi đã thấy những khuôn mặt tràn đầy hy vọng của các sinh viên trẻ từ New York đến California; của những công chức mới được bổ nhiệm tại West Point, Annapolis, Colorado Springs, và New London.
Tôi đã chia buồn với các gia đình nạn nhân ở Tucson và Newtown; ở Boston, West, Texas, và West Virginia.
Tôi đã chứng kiến hôn nhân đồng tính đi từ một vấn đề chia rẽ chúng ta nay đã trở thành một biểu tượng của sự tự do trên đất nước này, một quyền dân sự hợp pháp tại các bang nơi 70% người dân nước Mỹ sinh sống.
Vì vậy, tôi hiểu sự tốt đẹp, rộng lượng, và lạc quan của người dân Mỹ, những người mỗi ngày vẫn đang sống trong lý tưởng rằng chúng ta luôn tôn trọng và bảo vệ lẫn nhau.
Và tôi biết họ mong đợi những người trong chúng ta ở đây làm gương cho họ tốt hơn.
Vậy câu hỏi cho những người chúng ta ở đây đêm nay là làm thế nào chúng ta, tất cả chúng ta, có thể phản ánh tốt hơn những kì vọng của nước Mỹ.
Tôi đã từng làm việc trong Quốc hội với nhiều người ở đây. Tôi hiểu rất rõ các vị. Có rất nhiều người tốt ở đây, ở cả hai đảng phái.
Và nhiều người trong các bạn đã nói với tôi rằng, tranh cãi trên các chương trình truyền hình, liên tục vận động gây quỹ, và những nỗi lo về đảng phái không phải là những gì các bạn muốn làm khi đặt chân vào Quốc hội.
Hãy thử nghĩ đến việc chúng ta thoát ra khỏi những khuôn mẫu cũ. Hãy thử nghĩ đến việc chúng ta làm một điều gì đó khác biệt.
Hãy hiểu rằng một nền chính trị tốt hơn không phải là một nơi mà đảng Dân chủ từ bỏ chương trình nghị sự của họ hay đảng Cộng hòa chỉ chăm chăm theo tôi.
Mà phải hiểu rằng một nền chính trị tốt hơn là khi chúng ta tuân theo những chuẩn mực đạo đức của nhau, thay vì xoáy vào những điểm yếu lớn nhất của nhau.
Phải hiểu rằng một nền chính trị tốt hơn là một môi trường tranh luận mà không phỉ báng lẫn nhau; nơi chúng ta nói ra các vấn đề, các giá trị và nguyên tắc, và sự thật, chứ không phải là xoáy vào những lỗi nhỏ nhặt, những scandal gây tranh cãi của nhau, những điều không có chút liên can nào đến cuộc sống hàng ngày của người dân.
Phải hiểu rằng một nền chính trị tốt hơn là nơi mà chúng ta không đắm chìm trong những khoản tiền quảng cáo vận động tranh cử mờ ám, mà thay vào đó dành nhiều thời gian hơn vào việc huy động những người trẻ tuổi, với một ý thức về mục đích và khả năng của bản thân, và kêu gọi họ tham gia vào sứ mệnh vĩ đại xây dựng nước Mỹ.
Nếu chúng ta có bất đồng, chúng ta hãy tranh luận - nhưng chúng ta phải làm sao cho những tranh luận này thật chính đáng với những vấn đề của đất nước...
Đó là một nền chính trị tốt hơn.
Đó là cách chúng ta bắt đầu xây dựng lại niềm tin.
Đó là cách chúng ta đưa đất nước này tiến về phía trước.
Đó là những gì mà người dân Mỹ muốn.
Đó là những gì họ xứng đáng được hưởng.
Tôi không còn chạy đua cho chiến dịch tranh cử nào nữa. Điều duy nhất trong đầu tôi trong 2 năm tiếp theo không khác gì so với những gì có trong tôi đã có kể từ ngày đầu tuyên thệ nhậm chức: đó là làm những gì tôi tin là tốt nhất đối với nước Mỹ.
Nếu các vị chia sẻ tầm nhìn tôi vạch ra tối nay, hãy cùng tôi tiến tới thực hiện nó.
Nếu các vị không đồng ý ở điểm nào, tôi hy vọng các vị cũng hãy ít nhất làm việc với tôi ở các điểm mà các vị tán thành.
Và tôi cam kết với tất cả các nghị sĩ đảng Cộng hòa ở đây tối nay rằng tôi sẽ không chỉ lắng nghe những ý kiến của các vị, mà tôi sẽ còn tìm cách để làm việc với các vị, vì một nước Mỹ giàu mạnh hơn.
Bởi vì hôm nay, tôi muốn tòa nhà này, thành phố này, phản ánh đúng sự thật - rằng mặc cho tất cả các thiếu sót của chúng ta, chúng ta là một tập thể có sức mạnh và lòng vị tha để nối lại những bất đồng, để đoàn kết trong nỗ lực chung, để giúp đỡ lẫn nhau, dù là ở những con phố trên nước Mỹ hay ở bất kì nơi nào trên thế giới.
Tôi muốn hành động của chúng ta có thể khiến trẻ em mọi nơi hiểu rằng mỗi người trong số các em quan trọng thế nào đối với chúng ta, và chúng ta là như cam kết sẽ cải thiện cuộc sống của các em như thể các em là con cháu ruột thịt.
Tôi muốn hành động của chúng ta có thể khiến các thế hệ tương lai hiểu rằng chúng ta nhìn nhận sự khác biệt của mỗi người là một món quà tuyệt vời, rằng chúng ta là một dân tộc coi trọng nhân phẩm và giá trị của mỗi công dân, dù nam hay nữ, trẻ hay già, da đen hay da trắng, người Latin hay gốc Á, người nhập cư hay bản xứ, đồng tính hay dị tính, người khuyết tật hay tâm thần.
Tôi muốn họ lớn lên trong một đất nước luôn thể hiện cho thế giới thấy một sự thật: rằng chúng ta không phải là tập hợp của bang xanh hay bang đỏ (bang xanh theo Đảng Dân chủ, bang đỏ theo đảng Cộng hòa - PV), mà chúng ta là Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Tôi muốn họ lớn lên trong một đất nước mà một người mẹ trẻ như Rebekah có thể ngồi xuống và viết một bức thư cho Tổng thống của mình để từ đó ông có thể tổng hợp lại câu chuyện về nước Mỹ trong 6 năm qua.
Hỡi những người dân nước Mỹ, chúng ta cũng là một gia đình gắn bó.
Chúng ta cũng đã cùng nhau vượt qua khó khăn.
15 năm đầu của thế kỷ mới này, chúng ta đã trỗi dậy và bắt đầu lại công việc tái thiết nước Mỹ.
Chúng ta đã đặt một nền tảng mới. Giờ nhiệm vụ của chúng ta là vẽ ra một tương lai tươi sáng hơn. Hãy bắt đầu chương mới này - cùng nhau - và hãy bắt đầu ngay bây giờ.
Cảm ơn tất cả các bạn, Chúa ban phước lành cho các bạn cũng như nước Mỹ mà chúng ta yêu quý.