(Quan hệ quốc tế)
-
Ba “chiêu” của Tổng thống Nga Putin là thái độ
cứng rắn, tài nguyên dầu khí và chủ nghĩa dân tộc đang bị đánh giá thấp.
Kể từ khi lên lãnh đạo nước Nga
vào năm 2000 đến nay, Tổng thống Putin đã trở thành một trong những nhân
vật quyền lực nhất thế giới. Các tạp chí uy tín hàng đầu liên tục bầu
chọn ông là nhân vật của năm, trong khi tỷ lệ ủng hộ của người dân trong
nước không ngừng gia tăng.
|
Tổng thống Nga Vladimir Putin |
Chưa
vội đề cập tới tài năng, bản lĩnh và phẩm chất lãnh đạo của Putin, hiện
giới phân tích đang đặt ra những câu hỏi đằng sau sự “thăng tiến” vượt
bậc của ông trong những năm qua. Theo đó, ngày càng có nhiều ý kiến cho
rằng ngoài yếu tố may mắn, Putin đã biết sử dụng nghệ thuật của một nhà
lãnh đạo phù hợp với điều kiện của nước Nga, trong đó nổi bật là việc
thể hiện thái độ cứng rắn, tài nguyên dầu khí và chủ nghĩa dân tộc.
Trở thành “anh hùng”
Ngày
18/3/2014, Crimea được sáp nhập vào Nga. Ngày 20/3/2014, số liệu thăm
dò dư luận của Trung tâm nghiên cứu dư luận xã hội toàn Nga cho thấy tỷ
lệ ủng hộ của Putin đã tăng thêm 15,1%, đạt 75,7%, cao nhất trong 5 năm
qua.
Trên 60% số người được hỏi cho rằng hành động
đáng được công nhận nhất trong thời gian gần đây của Putin là biện pháp
xử lý đối với vấn đề Ukraine. Trong mắt của rất nhiều người Nga, Putin
không chỉ là nhà lãnh đạo cứng rắn, mà còn là anh hùng dân tộc. Người ta
bắt đầu mơ về thời hoàng kim của nước Nga.
|
Những binh sĩ được cho là đặc nhiệm Nga tại Crimea |
Sau
khi tiếp nhận Crimea, Tổng thống Putin đã chứng minh sự khác nhau về
thực lực kinh tế giữa Nga và Ukraine bằng cách tăng tiền lương hưu của
khu vực Crimea lên gấp hai lần.
Kể từ khi lên cầm
quyền năm 2000 đến nay, được lợi từ giá dầu tăng cao, đến năm 2008, tỷ
lệ tăng trưởng bình quân hàng năm của kinh tế Nga đạt 7%, trở thành một
trong 5 nước BRICS nhận được sự quan tâm của toàn thế giới.
Dự
trữ ngoại hối của Nga không ngừng tăng lên, năm 2006 đã vượt lên đứng
thứ 3 thế giới. Tính đến ngày 1/1/2014, tổng mức dự trữ ngoại hối của
Nga là 509,595 tỷ USD, tuy có phần giảm bớt so với năm 2013, nhưng so
với mức thấp nhất là 10,7 tỷ USD của năm 1999, quả thực đã sung túc hơn
rất nhiều.
Già néo đứt dây
Theo
giới phân tích Tổng thống Nga một mặt cứng rắn đối với Mỹ và châu Âu,
xây dựng mình thành nhà lãnh đạo đối kháng với phương Tây, một mặt lợi
dụng lợi nhuận từ tài nguyên dầu khí để nâng cao phúc lợi xã hội, giành
lấy sự ủng hộ của dân chúng, xây dựng hình tượng nhà bảo vệ dân tộc Nga.
Thế nhưng, những khó khăn của kinh tế Nga hiện nay đang làm bộc lộ những điểm yếu từ chính các “chiêu” mà Putin sử dụng.
|
Máy bay ném bom Tu-95 của Nga tăng tần suất “tuần tra” |
Thứ
nhất, thái độ cứng rắng đối với phương Tây không phải lúc nào cũng mang
lại hiệu quả. Trên cơ sở kinh tế đang phục hồi, Putin ngày càng cứng
rắn đối với phương Tây, điều này đã có phần được thể hiện nhiều năm
trước, rõ ràng nhất là cuộc xung đột với Gruzia.
Tháng
8/2008, nhân dịp diễn ra thế vận hội Bắc Kinh, Gruzia bất ngờ phát động
tấn công nhằm vào Nam Ossetia, không ngờ bị Nga nhanh chóng phát động
phản công. Quân đội Gruzia tổn thất nặng nề. Nga được đánh giá là giành
chiến thắng hoàn toàn, tỷ lệ ủng hộ quốc tế của Putin tăng lên.
Đối
với cuộc khủng hoảng Ukraine, biểu hiện của Nga rất giống trong xung
đột với Gruzia. Moskva một mặt tỏ ra cứng rắn, một mặt phản ứng nhanh
chóng, đặc biệt là hành động bất ngờ sáp nhập Crimea.
Tuy
nhiên, ngay từ thời điểm đó, giới phân tích đã chỉ ra điểm yếu chết
người của nước Nga và Putin. Nhà bình luận nổi tiếng người Mỹ Thomas
L.Friedman cho rằng không cần phải dùng vũ lực để đối kháng với Nga. Chỉ
cần bị trừng phạt kinh tế, Nga chắc chắn sẽ không thể trụ nổi.
Dù
có những hoài nghi ban đầu về hiệu quả thực sự của các đòn trừng phạt
này, song tình hình hiện nay cho thấy chúng đang phát huy tác dụng và
khiến cho Nga khốn đốn.
Hết thời dầu khí?
Những
dự đoán về khó khăn của Nga được đưa ra trên cơ sở phân tích triển vọng
năng lượng. Theo đó, việc sử dụng năng lượng hóa thạch sẽ ngày càng bị
hạn chế. Thay vào đó là cuộc cách mạng năng lượng mới, cách mạng dầu khí
đá phiến. Sự tiến bộ của công nghệ sản xuất, giá cả của năng lượng tái
sinh sẽ không ngừng giảm xuống, xu thế năng lượng tái sinh sạch hơn,
hiệu quả cao hơn thay thế dầu mỏ đã rất rõ ràng.
Có
nhiều lý do khác nhau, song giới phân tích có chung nhận định rằng đợt
lao dốc của giá dầu lần này một phần là do các nước sản xuất dầu mỏ như
Saudi Arabia muốn cạnh tranh giá dầu đá phiến của các doanh nghiệp Mỹ.
Thông qua việc đánh tụt giá dầu sẽ gây khó khăn, dẫn đến việc đánh bật
họ ra khỏi thị trường năng lượng.
|
Giá dầu giảm đang “phủ bóng đen” lên kinh tế Nga |
Giá
dầu nhiều khả năng sẽ không thể duy trì ở mức thấp như hiện nay trong
thời gian dài. Tuy nhiên, chỉ cần có vậy, Nga đã bộc lộ điểm yếu nội tại
của mình. Xuất khẩu của Nga có khoảng 70% là dầu mỏ và khí đốt tự
nhiên, và chiếm tới 50% toàn bộ thu nhập tài chính của Nga. Việc đặt
hiện tại và tương lai của Nga vào nhiên liệu hóa thạch được coi là sự
thách thức của Putin đối với cuộc cách mạng năng lượng.
Trò chơi mạo hiểm
Ngày
18/12/2014, kết quả của một cuộc thăm dò dư luận do Hãng thông tấn
Associated Press (AP) và Trung tâm nghiên cứu các vấn đề dư luận NORC
cùng công bố cho thấy khoảng 80% người Nga vẫn ủng hộ Putin.
Bất
chấp những khó khăn về kinh tế, Tổng thống Putin vẫn khẳng định ngân
sách của Bộ Quốc phòng Nga sẽ tăng vào năm 2015, đạt 50 tỷ USD. Do tài
chính Nga dựa vào thu nhập dầu mỏ, và giá dầu lại đang giảm thấp, Chính
phủ Nga rất có thể sẽ phải giảm bớt chi tiêu dành cho phúc lợi xã hội
như giáo dục, nhà ở, y tế… Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến niềm tin
của dân chúng đối với tương lai và sự tín nhiệm của dân chúng đối với
Putin.
Có ý kiến cho rằng bài đối phó với khó khăn
kinh tế của Putin là khơi dậy chủ nghĩa dân tộc Nga theo mô hình thời
đại Sa Hoàng. Khi đó, người dân Nga sẽ chuyển sự chú ý từ tình hình kinh
tế không ngừng xấu đi sang những mục tiêu cao hơn.
Tuy
vậy, đây có thể sẽ là trò chơi nguy hiểm bởi khi người dân qua cơn phấn
khích, họ sẽ trở lại với những vấn đề sát sườn “cơm ăn áo mặc”. Hậu quả
khi đó sẽ ra sao nếu tình hình không được cải thiện.
|
Đời sống của người dân Nga không khỏi ảnh hưởng khi kinh tế suy yếu |
Trong
năm qua, giá dầu giảm gần 50%, đồng ruble cũng sụt giảm 50%. Bị phương
Tây bồi thêm bằng các đòn trừng phạt, lượng lớn nguồn vốn của Nga chảy
ra nước ngoài.
Theo đánh giá của Ngân hàng trung
ương Nga, lượng vốn chảy ra nước ngoài của Nga trong năm 2014 có thể lên
đến 134 tỷ USD, còn số liệu do Ngân hàng thế giới đưa ra là 150 tỷ USD.
Do lượng lớn nguồn vốn chảy ra nước ngoài, khiến
cho nhu cầu đầu tư và tiêu thụ của Nga giảm xuống, nên Ngân hàng trung
ương Nga dự báo tỷ lệ tăng trưởng GDP của Nga trong năm 2014 chỉ đạt 0,6
%. Số liệu này trong năm 2013 vẫn là 1,6%. Và nếu giá dầu vẫn thấp như
hiện nay, một số tổ chức quốc tế dự đoán GDP của Nga trong 2015 có thể
sẽ giảm thêm 5%.
Nợ nước ngoài của các doanh nghiệp
của Nga là 502 tỷ USD, tương đương 1/4 GDP, trong đó khoảng 130 tỷ USD
nợ nước ngoài phải trả vào năm 2015. Nếu buộc phải cứu trợ những doanh
nghiệp này, thì Nga sẽ dùng hết lượng dự trữ ngoại hối, khó có thể đối
phó được với những rủi ro trong tương lai. Nhưng nếu không cứu trợ những
doanh nghiệp này, thì việc các doanh nghiệp không thể trả nợ theo đúng
kỳ hạn là điều không thể tránh khỏi, một số doanh nghiệp có thể bị phá
sản.
Nước Nga đang gặp khó khăn, và Putin cũng
vậy. Phải chăng phương Tây đang “ra tay quá mức” như lời của chính Tổng
thống Putin trong bài phát biểu nhân sự kiện tiếp nhận Crimea?
Đông Triều
Posted in: Chính Trị
Gửi email bài đăng này
BlogThis!
Chia sẻ lên Facebook
0 nhận xét:
Đăng nhận xét