“Tính từ tháng 9 Năm 1862 là ngày bản thỏa ước đầu tiên được ký kết cho đến 9 tháng Ba 1945 là ngày Pháp bị Nhật đuổi khỏi Đông Dương, tổng cộng thời gian Việt Nam bị Pháp đô hộ là 83 năm. Trong thời gian này, thực dân Pháp đã triệt để khai thác tài nguyên và sức lao động của dân chúng, thi hành chính sách ngu dân, bác bỏ những yêu cầu được đối xử công bằng và thẳng tay đàn áp những hành động chống đối hay nổi loạn.”[i]
Có lẽ vì một lý do nào đó không tiện nói ra, cho nên Giáo Sư Lê Xuân Khoa mới không đề cập đến vai trò của Giáo Hội La Mã, một thế lực đã có chủ trường muốn chiếm đoạt Việt Nam làm thuộc địa, rồi mới vận động Pháp liên minh với Giáo Hội xuất quân tấn chiếm nước ta để cùng cướp đoạt tài nguyên, cùng thống trị, cùng chia nhau lợi nhuận và cùng nô lệ hóa dân ta trong thời gian này. Vấn đề này đã được trình bày khá đầy đủ trong Mục VII, Phần III trong bộ sách Lịch Sử và Hồi Sơ Tội Ác cua Giáo La Mã, cho nên xin miễn bàn ở đây. Nhưng dù sao đi nữa, Giáo-sư Lê Xuân Khoa cũng đã xác nhận rằng chính quyền liên minh này đã thi hành các chính sách (cũng gọi là độc kế):
1.- Cướp đoạt tài nguyên của đất nước và bóc lột nhân dân ta cả về vật lực (bị cưỡng bách phải đóng nhiều thứ thuế trong đó có những thứ thuế dã man như thuế thân, thuế muối, v.v…) lẫn nhân lực (sức lao động).
2.- Đàn áp các phong trào chống đối của nhân dân ta và từ chối những yêu cầu của dân ta đòi được đối xử công bằng. Như vậy có nghĩa là dân ta bị kỳ thị (bị khinh rẻ và bị ngược đãi) cho nên mới phải đòi chính quyền bảo hộ phải chấm dứt chính sách kỳ thị này đối với dân ta.
3.- Thi hành chính sách ngu dân (và giáo dục nhồi sọ.)
Thực ra, từ ngàn xưa, đế quốc thực dân xâm lược nào cũng áp dụng các chính sách:
1.- Dùng bạo lực đàn áp nhân dân bị trị để duy trì quyền lực.
2.- Bóc lột nhân dân bằng chính sách thuế khóa và sưu dịch để vơ vét cho đầy túi tham, để xây các dinh thự, đền đài hay nhà thờ và tất cả những gì mà chúng muốn có.
3.- Thi hành chính sách ngu dân nhằm mục đích làm cho người dân không còn khả năng thông minh và kiến thức để nhìn ra những thủ đoạn thâm độc và tham tàn trong chính sách cai trị của chúng, và cũng là để cho nhân dân không còn khả năng tìm mưu tính kế tổ chức chống lại chúng.
4.- Chia để trị bằng cách xé nhỏ quốc gia bị trị ra làm thành nhiều mảnh nhỏ, biến những mảnh nhỏ này thành những tiểu quốc theo biên giới địa lý, sắc tôc, tôn giáo rồi dùng bọn vong bản phản dân tộc, phản quốc làm tay sai để cai trị các tiểu quốc này. Đây là một thủ đoạn vô cùng thâm độc với dã tâm để làm cho nhân dân bị trị tại thuộc địa rất khó đoàn kết để cùng nhau chiến đấu giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc họ.
Về chính sách này Đế Quốc Vatican tức Giáo Hội La Mã còn thâm độc hơn và đi xa hơn nữa. Vatican không những triệt để thi hành cả bốn chính sách như đã nêu lên ở trên, mà còn tiến hành thêm mấy độc kế dưới đây một cách cực kỳ thâm độc, vô cùng tinh vi và hết sức dã man:
1.- Hủy diệt lòng yêu nước trong lòng tín đồ,
2.- Đánh phá và diệt tận gốc, trốc tận rẽ tất cả các tôn giáo khác và các nền văn hóa khác.
3.- Dùng vật chất hay chức vụ trong chính quyền để câu nhử hay dụ khị, những phường tham lợi, háo danh hoặc thèm khát quyền lực chạy theo bắt mồi rồi theo đạo.
4.- Bằng nhiều thủ đoạn, hãm hại hay chèn ép những người thuộc các tôn giáo khác nhất quyết không theo đạo Da-tô.
5.- Thay thế tình yêu lứa đôi trai gái và lòng yêu thương gia đình bằng “Tình yêu Thiên Chúa”, để mập mờ tạo nên tình yêu đối với Giáo Hội La Mã, và cũng là tạo nên lòng tuyệt đối tin tưởng vào Giáo Hội La Mã và trung thành với Tòa Thánh Vatican.
Như vậy, so với các đế quốc Trung Hoa, Nhật Bản, Pháp và Hoa Kỳ, thì Đế Quốc Vatican (Giáo Hội La Mã) thâm độc nhất, dã man nhất, tham tàn nhất và quỷ quyệt nhất. Không những thế, Vatican còn bám chặt lấy Việt Nam như loài đỉa đói, dù cho các đế quốc thực dân xâm lược đã từng cấu kết với Vatican trong quá trính đánh chiếm và thống trị Việt Nam như Pháp và Mỹ đã cuốn gói ra đi và công nhân chủ quyền độc lập của dân tộc ta, nhưng Vatican vẫn còn tiếp tục tìm cách đánh phá đất nước chúng ta, vẫn còn mưu đồ dùng nhóm thiểu số tín đồ bản địa lật đổ chính quyền của dân ta để thiết lập chế độ đạo phiệt Da-tô làm tay sai cho Vatican.
Vì giới hạn của bài này, chúng tôi chỉ nói sơ qua về di lụy của độc kế ngu dân và di lụy của toàn bộ độc kế chia để trị của Giáo Hội đã thi hành ở Việt Nam trong những năm 1885-1945 và ở miền Nam trong những năm 1862-1975. Các chính sách bóc lột nhân dân, độc kế hủy diệt tình yêu nước trong lòng tín đồ, và độc kế thay thế tình yêu trai gái và tình yêu gia đình bằng tình yêu Thiên Chúa sẽ được trình bày đầy đủ trong Mục IV, Phần II trong bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã.
Định nghĩa: Theo Hán Việt Tự Điển của học giả Đào Duy Anh thì:
"Ngu dân có nghĩa là nhân dân dốt nát – làm cho trí thức cúa nhân dân thành bế tắc." và "Ngu dân chủ nghĩa là cái chủ nghĩa của cường quyền làm cho dân thành ngu dốt nhu nhuợc để thống trị cho dễ (obscurantisme)".
Theo The American Heritage Dictionary Of The English Language thì:
"Obscurant: 1.- One who opposes intellectual advancement and political reform; an enemy of rationalism. 2.- An enemy of the enlightenment in the 18th century." "Obscurantism: The principles or practice of the obscurants, opposition to the diffusion of the enlightenment". Tạm dịch: Nguời chủ trương ngu dân (người chống sự khai hóa) là kẻ chống lai sự tiến bộ về trí thức và cải cách chính trị, một kẻ thù của chủ nghĩa duy lý. 2.- Một kẻ thù của Thời Kỳ Khai Sáng trong thế kỷ 18". "Chính sách hay chủ nghĩa ngu dân là những nguyên tắc hay việc thực hành của những người có chủ trương chống lại mọi sư tiến bộ về trí thức và chống lại mọi cải cách chính trị."
Những đặc tính của độc kế ngu dân Của Giáo Hội La Mã: Nói chung,độc kế ngu dân và giáo dục nhồi sọ của Giáo Hội La Mã có những đặc tính như sau:
1.- Nhồi nhét vào đầu óc tín đồ hàng rừng những chuyện hoang đường mà Giáo Hội gọi là tín lý Ki-tô. Đây là những chuyện huyễn hoặc nhảm nhí về ông Chúa Bố Jehovah và Chúa Con Jesus do bọn thày cúng người Do Thái bịa đặt ra và những chuyện hoang đường nhảm nhí khác do chính Giáo Hội bịa đặt ra từ khi Hội Nghị Nicaea khởi nhóm vào ngày 20/5/325. Vấn đề này đã được trình bày khá đầy đủ ở trong hai Chương 3 và 4, Mục II, Phần I trong bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã.
2.- Nhồi nhét vào đầu óc tín đồ hàng rừng những giáo luật vô cùng chuyên chế, độc đoán, phản tiến hóa và không biết bao nhiêu tập tục lễ nghi cực kỳ phong kiến làm mất hết cả liêm sỉ và nhân phẩm con người.
3.- Trong chương trình học ở bậc trung học, môn sử thế giới bị Giáo Hôi coi như là một thứ cấm kị. Vì thế, chỉ có một số bài tượng trưng đã được chọn lọc đưa vào chương trình, và loại bỏ hết những bài có liên hệ đến:
a.- Những việc làm tội ác của Giáo Hội,
b.- Đời sông bê bối thối tha của các giáo hoàng và các vị chức sắc trong giáo triều Vatican.
c.- Những vụ các ông chức sắc cao cấp tranh chấp, thanh toán và tàn sát lẫn nhau để tranh giành ngôi vị giáo hoàng và chiếm ưu thế quyền lực trong giáo triều Vatican. Những chuyện này thường xẩy ra công khai trong thời Trung Cổ. Từ đầu thế kỷ 17 cho đến ngày nay, tình trạng này vẫn còn xẩy ra, nhưng được bưng bít rất kỹ. Cái chết đầy bí ẩn của Giáo Hoàng John Paul I (1978) vào đêm khuya ngày 28/9/1978 là bằng chứng rõ ràng nhất nói lên sự thật này:
“Giáo Hoàng John Paul I được bầu làm giáo hoàng vào tháng 8 năm 1978 lúc Ngài 65 tuổi. Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên lấy danh hiệu bằng hai tên thánh John Paul. Ngài luôn luôn cười vui vẻ nên được giới ký giả quôc tế tặng danh hiệu là Đức Giáo Hoàng Di Lặc Công Giáo (Smiling Buddha Pope). Ngài bị đầu độc chết sau khi uống một ly cà phê vào lúc 11 giờ tối 28/9/1978. Người mưu sát Ngài là Hồng Y Villot, quản nhiệm địa phận Lyon (Pháp), lúc đó làm Quốc Vụ Khanh Tóa Thánh (tương đương thủ tướng).” [ii]
d.- Thuyết tiến hóa của nhà bác học Charles Robert Darwin (1809-1882). Thuyết này có liên hệ đến bầy người đầu tiên của loài người (nằm trong thời Tối Cổ hay Cổ Thạch) và đụng chạm đến tín lý Chúa Jehovah tạo nên con người theo hình ảnh của Chúa, và cũng là đụng chạm đến tín lý tội tổ tông và tín lý Chúa Ki-tô Jesus, tức là đụng chạm đến cái đạo cứu rỗi mà Giáo Hội thường cao rao để lừa bịp người đời. Nói cho rõ hơn là thuyết tiến hóa của nhà bác học Charles Robert Darwin đụng chạm trực tiếp đến cái cốt lõi của nghiệp vụ buôn thần bán thánh của Tòa Thánh Vatican.
Như vậy là gần như toàn bộ lịch sử thế giới từ thời Tối Cổ, Thượng Cổ và Trung Cổ cho đến thời cận đại và hiện đại đều có đụng chạm đến tín lý Ki-tô và những việc làm tội ác của Giáo Hội cũng như đời sống bê bối thối tha của các giáo hoàng, các vị chức sắc cao cấp trong giáo triều Vatican và các tu sĩ. Đây là nguyên nhân chính, Giáo Hội La Mã có chủ trương phải loại bỏ môn sử thế giới ra khỏi chương trình học.
4.- Giới hạn và bóp méo sự thật hay xuyên tạc những sự kiện lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại.
5.- Chỉ sử dụng phương pháp độc thoại, bắt các học sinh học thuộc lòng những bài học đã được biên sọan sẵn, giống như các ông giáo sĩ Da-tô giảng dạy tín lý Ki-tô cho tín đồ ở trong nhà thờ hay khi đi truyền đạo.
6.- Không dùng phương pháp dạy học đối thọai và thảo luận như ở các nước dân chủ tự do.
7.- Không dạy cho học sinh ở bậc trung học biết cách viết điểm sách (book report).
8.- Không dạy cho học sinh trung học và sinh viên bậc cử nhân biết về phương cách viết một bài khảo luận. Người viết đã tiếp xúc và phỏng vấn một số khá nhiều bạn đã tốt nghiệp các Trường Đại Học Văn Khoa, Trường Luật Khoa Sàigòn và Quốc Gia Hành Chánh, trong đó có vài người có bằng Cao Học Văn Khoa và Cao Học Hành Chánh. Tất cả những người này đều nói rằng trong thời gian theo học ở bậc cử nhân cũng như ở bậc Cao Học (thạc sĩ) không hề được giáo sư giảng dạy yêu cầu phải viết một bài khảo luận (term paper hay thesis) nào cả. Tình trạng này đã khiến cho những lớp người tiếp nhận nền học vấn của họ ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 dù đã có bằng cử nhân hay cao học cũng không biết gì về phương pháp viết một bài khảo luận hay viết sách sử theo phương cách khảo luận. Điển hình cho trường hợp này là chuyện ông trí thức Da-tô cựu luật sư Nguyễn Văn Chức. Vì không hiểu biết gì về phương pháp viết khảo luận hay viết sách theo phương pháp viết khảo luận, cho nên ông Da-tô Nguyễn Văn Chức mới viết ra những lời lẽ tự tố cáo tình trạng thấp kém về trình độ kiến thức phổ thông của ông ta như sau:
“Đúng hơn, nó (cuốn Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi) là một tạp ghi, cóp nhặt quan điểm của nhiều người khác và nhiều tác giả. 93 cuốn sách và 52 tạp chí được trích dẫn. Bản thân ông Đỗ Mậu chỉ là chỉ xuất hiện đó đây như một loại giây leo còm cõi sống bám vào những chất liệu cóp nhặt.” [iii]
9.- Không dạy hoc sinh trung học và sinh viên đại học hiểu rằng một tác phẩm lịch sử phải là một tác phẩm được biên soạn theo phương cách viết sử “nói có sách, mách có chưng”.
10.- Bưng bít lịch sử bằng cách không cung ứng tài liệu về môn khoa học xã hội liên quan đến lịch sử thế giới và lịch sử Giáo Hội La Mã. Mục đích của việc làm thiếu lương thiện này là không cho học sinh, sinh viên hiểu biết được những bước tiến của loài người từ thuở con người còn ở trong tình trạng bán khai trong thời Cổ Thạch (Old Stone Age) cách đây khoảng hai triệu năm qua các:
Thời Tân Thạch (New Stone Age) cách đây khoảng 6 ngàn năm,
Thời Đồ Đồng (cách đây khỏang 4 ngàn năm),
Thời Trung Cổ (476-1500)
Thời Kỳ Phong Trào Nhân Dân Âu Châu Đòi Cải Cách Tôn Giáo (1309-1648),
Thời Đại Lý Trí (1500-1789)
Thời cận và hiện đại từ 1789 cho tới thời đại nguyên tử và tin học như ngày nay.
11.- Không dạy cho học sinh, sinh viên biết sử dụng lý trí vào việc phân tách và lý luận để tìm hiểu sự việc. Lý do: Giáo Hội sợ rằng nếu học sinh hay tín đồ biết lý luận thì sẽ tìm hiểu những tín lý Ki-tô và những lời dạy của Giáo Hội, rồi sẽ nhìn ra những thủ đoạn bịp bợm, phỉnh gạt người đời trong những tín lý Ki-tô cũng như trong những lời dạy của Giáo Hội, và cũng sẽ nhìn thấy rõ tính cách chuyên chế, áp bức và bóc lột tín đồ trong các giáo luật của Giáo Hội. Hậu quả của hành động bất lương nàyđã làm những lớp người tiếp nhận nề học vấn ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 và tín đồ Da-tô người Việt không biết phân sự khác nhau giữa một bên là ý kiến (opinions) và một bên là sư kiên (facts). Vì thê, mỗi khi tranh.luân về vấn đề có liên quân đến lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại, những người này luôn luôn đưa ý kiến của họ hay của các đấng bề trên đã mớm cho họ và coi đó là sự kiện lịch sử. Chúng ta có thể nhận ra tình trạng này ở trong các cuốn Tổ Quốc Ăn Năn của ông Da-tô Nguyễn Gia Kiểng, Xóm Đạo của ông Da-tô Nguyễn Ngọc Ngạn, Việt Nam Chính Sử của ông Da-tô Nguyễn Văn Chức, Những Bí Ẩn Lịch Sử Đàng Sau Cuộc Chiến Việt Nam và Những Bí Ẩn Đàng Sau Các Cuộc Thánh Chiến tại Việt Nam của ông Da-tô Lữ Giang, Việt Nam: Cuộc Chiến Tranh Quốc Gia - Cộng Sản của các ông Dương Diên Nghị, Nguyễn Châu, Lương Văn Toàn, Lê Hữu Phú và Hoàng Đức Phương, Việt Nam Tôn Giáo Chính Trị Quan của Linh- mục Vũ Đình Hoạt, Trần Lục của các ông Da-tô Nguyễn Gia Đệ, Lê Hữu Mục, Bằng Phong, Phạm Xuân Thu và Trần Trung Lương, Việt Nam Ba Mươi Năm Máu Lửa của ông Da-tô Cao Thế Dung, v.v…
Ai cũng biết rằng, dụng cụ làm bằng sắt nếu không được sử dụng trong nhiều ngày và không được bảo trì đúng mức thì sẽ bị sét dỉ, và nếu tình trạng này kéo dài trong nhiều năm thì các dụng cụ đó sẽ hư hại, không còn sử dụng được nữa. Trí óc người ta cũng tương tự như vậy. Nếu lâu ngày không vận dụng trí óc vào việc suy nghĩ, phân tách và lý luận, thì các tế bảo lý trí trong não bộ sẽ bị èo ọt, còm cõi hư hại. Những người ở vào tình trạng này sẽ trở nên lười suy nghĩ, nếu cố gắng suy nghĩ thì họ sẽ bị nhức đầu rồi bỏ cuộc, và chỉ còn biết nghe theo và tuân hành những lệnh truyền của những người chỉ huy họ, giống như một con chó được nhà bác học Pavlov sử dụng làm con vật thí nghiệm. Những người ở vào tình trạng này được gọi là những người “bị điều kiện hóa”.
Nếu con chó bị điều kiện hóa bằng một phương pháp thí nghiệm của nhà bác học Pavlov, thì những tín đồ Da-tô cũng bị điều kiện hóa giống y như con chó Pavlov bằng một phương pháp riêng của Giáo Hội La Mã. Các nhà sử học và các nhà giáo dục gọi phương pháp này của Giáo Hội là chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ. Cũng nên biết rằng “bị điều kiện hóa” có nghĩa là bị biến thành hạng người cực kỳ ngu xuẩn.
Tất cả những lời dạy hay khuyên răn này cúa Giáo Hội đều được thi hành theo sách lược “Tăng Sâm giết người” (nhắc đi nhắc lại nhiều lần, hàng ngày hay hàng tuần) và sách lược “cả vú lấp miệng em” (ồ ạt bằng nhiều phương tiện truyền thông: Trong các giờ lễ ở nhà thờ, trong những giờ họp của tín đồ thuộc các đoàn thể mà Giáo Hội đã đoàn ngũ hóa như đã nói ở trên, báo chí, các kênh truyền thanh và tuyền hình). Vì vậy mà tất cả tín lý Ki-tô và những lời dạy hay khuyên răn của Giáo Hội đã thấm nhập vào từng tế bào trong cơ thể của các tín đồ Da-tô. Cũng vì thế mà họ luôn luôn tuyệt đối trung thành với Tòa Thánh Vatican và triệt để tuân hành những lệnh truyền của các các đấng bề trên của họ. Hơn thế nữa, họ còn tâng bốc, nịnh bợ và tôn vinh Toà Thánh Vatican lên đến tận mây xanh mà không biết ngượng với lương tâm và vô liêm sỉ, vô liêm sỉ đến độ “có những linh mục nói rằng“Tòa Thánh đánh rắm cũng khen thơm.” [iv]
Vì đã thi hành được những độc kế trên đây, cho nên Giáo Hội đã thành công trong việc cấy vào đầu óc tín đồ những tín điều Ki-tô nhảm nhí, vô lý, và đặc biệt là những lời dạy nặng tính cách bịp bợm như:
”Niềm tin tôn giáo không cần đến lý trí”.
"Phúc cho ai không thấy mà tin",
“Chỉ cần có một niềm tin bằng hạt cải thì có thể bê cả trái núi quăng xuống biển”
“Phải tuyệt đối tin tưởng và trung thành với Tòa Thánh Vatican””
“Phải triệt để vâng lời và tuân hành lệnh truyền của các đấng bề trên” ,v.v….
“Phải giấu kín những chuyện tội lỗi, dù có thật, xẩy ra trong giáo xứ, không nên để cho người ngoại đạo được biết”.
“Cha (linh mục) là đại diện của Chúa”. “Phải coi Cha như Chúa”. Những gì Cha nói và hành động là nói và hành động theo ý Chúa, hay nói theo ý Chúa và hành động theo ý Chúa”.
“Nếu các Cha có làm gì sai trai, thi đã có Chúa phán xét”, là giáo dân ngoan đạo, không được bàn tán và nói hành nói tỏi các Cha.
“Bàn tán, nói hành nói tỏi hay nói xấu các Cha, tức là bàn tán, nói hành nói tỏi hay nói xấu Chúa và sẽ Chúâ trừng phạt đàng xuống gỏa ngục đời đời”.
“Chỉ công nhận quyền lực của Tòa Thánh Vatican, chỉ công nhận các chính quyền Liên Minh với Tòa Thánh Vatican và các chính quyền bù nhìn làm tay sai cho Vatican hay các thế lực liên minh với Vatican.”
12.- Thâm độc hơn nữa, Giáo Hội La Mã và các chế độ Da-tô đạo phiệt tay sai của Giáo Hội còn cấy vào đầu óc non dại của học sinh cái tư tưởng quái đản là khi viết sử hay viết về bất cứ một đề tài nào có liên hệ đến Giáo Hội La Mã hay các chính quyền đạo phiệt tay sai của Giáo Hội, thì phải viết theo nguyên tắc “Tốt khoe ra, xấu xa đậy lại”. Sự kiện này được một văn nô Da-tô tuyên bố công khai như sau:
“Một sử gia có lương tri, hãy tôn trọng lời khuyên của các bậc tiền bối răn dạy con cháu: “Tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại.”. Tôn trọng sự thật là một lẽ, mà cái sự thật đó viết ra bởi người ngoại bang đáng tin, hay bởi người cùng chủng tộc đáng tin?”[v].
Trên đây là đại lược 12 đặc tính của độc kế ngu dân và giáo dục nhồi sọ mà Giáo Hội La Mã đã thi hành ở các xóm đạo và các giáo khu trên toàn lãnh thổ Việt Nam từ 1885 cho đến 1954, và riêng ở miền Nam Việt Nam từ năm 1862 cho đến khi chính quyền miền Nam tan rã vào tháng 4 năm 1975.
Độc kế Ngu dân và giáo dục nhồi sọ này còn để lại khá nhiều dị lụy cho dân tộc Việt Nam ta. Người viết không biết rõ ngày nay, những dị lụy này còn tồn tại ở Việt Nam hay không. Theo dõi những nếp sống sinh họat của người Việt hải ngọai, chúng ta thấy những di lụy này còn thể hiện ra rõ ràng qua những suy tư, thái độ và hành động của họ.
1.- Hạn chế thời lượng: Chính quyền chỉ dành cho môn sử địa và môn công dân, mỗi môn có một giờ trên tổng số khoảng gần 30 giờ học trong một tuần. Trong khi đó ở Hoa Kỳ, thời lượng dành cho môn học này (được gọi là Social Studies) ở cấp II (Middle Schools) chiếm tới 1/6 trong tổng số 30 giờ học mỗi tuần. Học sinh bị đòi hỏi phải theo học 6 giờ (học 6 môn học khác nhau) trong một ngày và môn Social Studies là một trong 6 môn học đòi hỏi này và cũng chiếm một giờ trong một ngày và 5 ngày trong một tuần, giống như các môn học khác.
2.- Quy định môn sử địa và công dân xuống thành môn học phụ với hệ số 1. Tại miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975, các môn toán, lý hóa, khoa học thực nghiệm, sinh ngữ (ngoại ngữ) và Việt văn được quy định là môn chính với hệ số từ 3 đến 5.
Tình trạng này hoàn toàn khác hẳn chương trình học ở bậc trung học tại Hoa Kỳ. Tại Hoa Kỳ, ở các cấp II (Middle Schools) và cấp III (Senior High Schools), tất cả các môn học đều được coi ngang hàng nhau. Cấp II đã được nói rõ ở trên. Riêng ở cấp III, trong tổng số 46 tín chỉ (lục cá nguyệt) đòi hỏi để tốt nghiệp bậc trung học, có 31 tín chỉ bắt buộc (requirement) học sinh phải học và 15 tín chỉ gọi là elective (để cho học sinh tùy ý chọn lựa). Trong số những tín chỉ bắt buộc, có 6 tín chỉ về Social Studies (2 sử Mỹ, 1 sử tiểu bang, 1 civics, 1 sử thế giới và 1 địa lý thế giới (world geopaphy), nghĩa là được coi như một trong những môn chính và thời lượng cũng bằng 1/5 trên tổng số thời lượng của các tín chỉ mà học sinh bị bắt buộc phải học. Toàn bộ lịch sử thế giới đã được đưa vào chương trình học ở cấp II. Tại Cấp III (bậc Trung học Đệ Nhị Cấp),trong số 15 tín chỉ elective, học sinh có thể ghi danh học môn sử ở cấp cao hơn gọi là Advanced Placement (AP). Lớp học này có thể là sử thế giới hay sử Mỹ ở một trình độ cao hơn tương đương với năm thứ nhất và năm thứ nhì ở bậc cử nhân (Đại Học). Ngoài việc dành thời lượng cho môn sử địa và công dân bằng 1/6 (ở Cấp II) và 1/5 (ở Cấp III) tổng số thời lượng và coi hai môn học này là môn chính trong chương trình học ở bậc trung học, tại bất cứ trường trung học nào ở Hoa Kỳ cũng đều một thư viện trong đó có rất nhiều bách khoa tự điển, sách sử thế giới và sử Mỹ để cho giáo viên và học sinh đến tham khảo. Tại các trường học mà người viết đã từng dạy như Abraham Lincoln, Stadium và Woodrow Wilson thuộc Tacoma Public Schools, luôn luôn có ít nhất 5 bộ bách Khoa tự điển khác nhau và có rất nhiều sách toàn bộ lịch sử thế giới. Xin kể ra đây một số những bộ lịch sử này: Living World History biên soạn bởi T. Walter Wallbank & Arnold Schrier, Story Of Mankind của Thomas P. Neil, Men And Nations – A World History của Anatole G. Mazour & John M. Peoples , Exploring World History – A Global Approach của Sol Holt & John R. O’ Connor, Civilization Past And Present của T. Walter Wallbank & Alastair M. Taylor, A World History của Bertram Linder, Edwin Selzer & Barry M. Berk, World History – Patterns of Civilization của Burton F. Beers, World History – The Story of Man’ s Achievements của William Habberton, Lawrence V. Roth & William R, Sprars, A global History Of Man biên soạn bởi Leften S. Stavrianos, Loretta Kreider Andrews, Geroge I. Blansten, v.v …
Trong khi đó, ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975, tại các trường trung học, nếu có thư viện, cũng rất khó có một bộ bách khoa tự điển và chắc chắn không có sách toàn bộ lịch sử thế giới bằng tiếng Việt cũng như bằng tiếng Pháp hay bằng tiếng Anh. Cũng nên biết là bộ sách Lịch Sử Thế Giới do học giả Nguyễn Hiến Lế và ông Thiên Giang biên soạn được phát hành vào niên học 1955-1956, tác giả Nguyễn Hiến Lê “bị một giáo dân mạt sát là đầu óc đầy rác rưởi chỉ vì có nhắc qua đến thuyết của Darwin về nguồn gốc loài người ”, “bị một linh mục ở miền Trung yêu cầu bộ Giáo Dục cấm bán và tịch thu bộ sách đó vì trong cuốn II viết về thời Trung Cổ có nói đến sự bê bối của một vài giáo hoàng”, và “bị mật vụ theo dõi.” ngay tại gia. [vi]. Sự kiện này cho chúng ta thấy rõ TẠI SAO ở miền Nam trong những năm 1954-1975, sách sử nói về toàn bộ lịch sử thế gì bị coi là đồ quốc cấm, không cho lưu hành và môn học này trở thành một thứ cấm kị, không cho vào trong chương trình trung học, nếu có thì chỉ là một số bài đã được kiểm duyệt rất kỹ.
3.- Đặt ra các kỳ thi viết và thi vấn đáp:. Ngoài việc chia các môn học ra làm các môn học chính và môn học phụ với thời lượng của các môn học phụ chỉ có 1 (một) giờ một tuần, các môn học phụ (trong đó có môn sử địa và môn công dân) còn bị loại bỏ hoàn toàn trong các kỳ thi viết, và chỉ phải qua kỳ khảo hạch miệng.
Tình trạng này khiến cho các học sinh Ban A (Khoa Học Thực Nghiệm) và Ban B (Khoa Học Toán) không học môn sử nữa. Các em để dành thì giờ nghiền ngẫm (gạo) những môn học chính. Đặc biệt là ở miền Nam trong những năm 1954-1975, có tới khoảng 90% hay nhiều hơn học sinh theo học các Ban A và Ban B. Như vậy là gần như tất cả học sinh ở miền Nam trong những năm này kể như là không học môn sử.
Ngoài ra, trong các lớp luyện thi Trung Học Đệ Nhất Cấp cũng như Tú Tài I và Tú Tài II, chỉ dạy các môn học chính. Các môn học phụ (trong đó cxó môn lịch sử và công dân) bị loại bỏ ra khỏi chương trình học.
Một sự kiện quan trọng khác nữa là trong những năm 1954-1975, tại các thành phố lớn, chỉ có vào khoảng từ 20 đến 50% học sinh (tùy theo thành phố lớn hay nhỏ) được thâu nhận và các trường công lập vì chính quyền không mở thêm trường để đáp ứng cho nhu cầu tăng trưởng của học sinh. Tại thủ đô Sàigòn, có tới hơn 80% học sinh theo học các trường trung học tư thục vì các em không thể lọt qua các kỳ thi tuyển vào các trường công lập sau khi học xong bậc tiểu học, hay sau khi đã hoàn tất các lớp bậc Đệ Nhất Cấp. Không biết tình trạng này là do ngân sách thiếu hụt khiến cho chính quyền không thể mở thêm các trường học, hay là chính quyền cố tình làm như vậy với mục đích tạo cơ hội cho Giáo Hội mở các trường tư thục vừa để kinh tài, vừa để nắm lây cơ hội giáo dục thanh thiếu niên theo ý muốn của Giáo Hội. Cũng nên biết là sách sử ghi lại rõ ràng rằng, “Giáo Hoàng Pius IX (1846-1878) lên án các trường công lập” Nguyên văn: “Public Schools condemned by Pope IX.”[vii], và trong cuốn Tôn Giáo và Dân Tôc, giáo-sư Lý Chánh Trung cũng viết::
“Giáo Hội cần có một nền giáo dục công giáo độc lập như một môi trường thiết yếu, không những để truyền bá giáo lý mà còn để đào tạo thanh thiếu niên theo tinh thần công giáo.”[viii]
Căn cứ vào tài liệu lịch sử trên đây, chúng ta có thể khẳng định rằng, trong những năm 1954-1975, với bàn tay đạo diễn của Giáo Hội La Mã ở hậu trường sân khấu chính trị, các chính quyền miền Nam có chủ tâm không mở thêm các trường trung học công lập để đáp ứng cho nhu cầu tăng trưởng của học sinh với mục đích tạo cho Giáo Hội có cơ hội mở thêm các trường tư thục vừa để kinh tài, vừa để giáo dục thanh thiêu niên theo ý muốn của Giáo Hội. Người viết được biết, tại Trại Định Cư Dốc (quận Kiệm Tân, tỉnh Long Khánh), có khoàng mười (10) ngàn dân Bắc Kỳ Da-tô di cư nằm dưới quyền quản nhiệm của Linh-mục Trần Đình Vận. Trại này có một vài trường tiểu học và một trường trung học. Giáo dân trong trại không được phép gửi con em theo học tại các trường công lập ở ngoài (một địa điểm gần đó) vì Nhà Thờ (xin hiểu là lệnh của Cha Vận) nói rằng, các trường công lập không dạy giáo lý. Cha sở đã nói như vậy, thì giáo dân phải răm rắp tuân lệnh. Các em đã học xong bậc tiểu học, chỉ có thể theo học bậc trung học tại Dốc Mơ của Cha sở hay các trường đạo khác của các cha sở mà cha Vận biết đích xác. Nếu học sinh nào muốn theo học một trường trung học khác không phải là trường đạo, thì sẽ không được cấp học bạ tiểu học hay các lớp học đã học ở bậc trung học tại trường học ở Dốc Mó. Đây là trường hợp người cháu ruột (con người anh) của người viết.
Tại Sàigòn, Chợ Lớn và Gia Định, Giáo Hội làm chủ tới khoảng từ 70% đến 80% các trường tư thục. Ai đã từng sống ở thủ đô Sàigòn trong những năm 1954-1975 và có quan tâm đến việc học hành của các em học sinh trung học đều biết rằng có rất nhiều trường tiểu và trung học do Giáo Hội làm chủ. Đó là các trường La San, Nguyễn Bá Tòng, Lê Bảo Tịnh, Thánh Thomas (Nhà Thờ Ba Chuông), Đẵ Lộ, Nguyễn Duy Khang (Thị Nghè), Trần Hưng Đạo, Bác Ái, Saint Paul, Taberd, v.v…
Môn sử thế giới đã bị Giáo Hội kiểm sóat gắt gao đến độ hầu như không còn có sách giáo khoa về môn học này lưu hành ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975. Như đã nói ở trên, bộ sách Lịch Sử Thế Giới do học giả Nguyễn Hiến Lê và ông Thiên Giang biên sọan được phát hành vào năm 1956 bị cấm, không cho lưu hành, rồi biến mất ngay trong niên học 1956-1957 cũng vì lý do này.
Đồng thời, môn sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại trong chương trình học, có nhiều sự kiện bị cắt xén tức là bị bưng bít, và nhiều sự kiện khác hoặc là bị sửa lại hoặc là bị xuyên tạc bằng cách diễn dịch sai lệch với mục đích làm cho học sinh và độc giả không nhìn thấy vai trò của Giáo Hội hay của tín đồ Da-tô trong những hành động cặp kè với Đế Quốc Thực Dân Pháp chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam. Vì thế, khi tiến hành biên soan môn sử đưa vào trong chương trình học ở bậc trung học, Giáo Hội đã điều nghiên rất kỹ lưỡng và ra lệnh:
1.- Loại bỏ những sự kiện lịch sử bất lợi cho Giáo Hội ra khỏi chương trình học, và
2.- Giữ nguyên một số sự kiện, nhưng phải diễn dịch sai lạc (xuyên tạc hay bóp mép) với mục đích làm cho học sinh và độc giả không nhìn thấy vai trò của Giáo Hội hoặc các nhà truyền giáo hay hay tín đồ Da-tô ở trong đó.
1.- Việc Giáo Hội La Mã chủ trương đánh chiếm Việt Nam rồi mới cho người đi vận động chính quyền Pháp liên kết với Giáo Hội và xuất quân đánh chiếm Việt Nam làm thuộc địa để cùng thống trị, cùng nô lê hóa dân ta, cùng cướp đoạt tài nguyên và cùng chia nhau lợi nhuận. Chủ trương này nằm trong chính sách chung của Giáo Hội qua việc ban hành Sắc Chỉ Romanus Pontifex vào ngày 8 tháng 1 năm 1454 trong thời Giáo Hoàng Nicholas (1447-1455).
2.- Việc Tòa Thánh Vatican đã ba lần gửi người đến kinh thành Paris uốn lưỡi Tô Tần vận động chính quyền Pháp liên kết với Giáo Hội xuất quân đánh chiếm Việt Nam làm thuộc địa như đã nói trong tiểu mục 1 ở trên.
3.- Việc Giáo Hội liên kết chặt chẽ với Pháp trong tiến trình đánh chiếm và thống trị Việt Nam từ năm 1858 cho đến mùa thu năm 1954.
4.- Những sự kiện nói về sự hiện diện của các nhà truyền giáo và tu sĩ Da-tô trong đoàn quân viễn chinh Pháp với nhiệm vụ dẫn đường đưa lối cho đoàn quân viễn chinh của Liên Minh Pháp - Vatican trong các chiến dịch tấn chiếm Việt Nam từ năm 1858 cho đến khi Hiệp Ước Giáp Thân 1884 ra đời.
5.- Vai trò các tín đồ Da-tô được Giáo Hội đưa đến chủng viện Pénang ở Mã Lai để huấn luyện kỹ thuật chống phá tổ quốc Việt Nam rồi đưa họ về Việt Nam để phục vụ cho Liên Minh Pháp – Vatican. Những người này được sử dụng làm các công việc thông ngôn, chỉ điểm, đưa đường dẫn lỗi cho Liên Quân Xâm Lăng Pháp – Vatican trong các chiến dịch tấn công các cứ điểm phòng thủ của quân dân ta cũng như trong các chiến dịch tấn công và tiêu diệt các lực lượng nghĩa quân kháng chiến Việt Nam trong suốt thời kỳ từ năm 1858 cho đến 1945. Trong số những tên Da-tô Việt gian này có Ngô Đình Khả, Nguyễn Hữu Bài, Đỗ Hữu Phương, v.v..
6.- Việc đoàn ngũ hóa tín đồ Da-tô trong các xóm đạo và tổ chức họ thành những đạo quân thứ 5 nằm tiềm phục tại địa phương chờ nhận lệnh của các đấng bề trên để nổi lên tiếp ứng khi Liên Quân Xâm Lăng Pháp – Vatican tiến đến tấn công một vị trí nào đó ở các vùng gần bên.
7.- Vai trò của Linh-mục Trần Lục dẫn 5 ngàn giáo dân Phát Diệm có võ trang đi tiếp viện cho đạo quân Pháp dưới quyền chỉ huy của Trung-tá Metzinger và Đại Úy Joffre trong chiến dịch tấn công và tiêu diệt lực lượng nghĩa quân kháng chiến tại Chiến Lũy Ba Đình (Thanh Hóa) dưới quyền chỉ huy của cụ Đinh Công Tráng vào những năm 1886 và 1887.
8.- Vai trò của tên Da-tô Việt gian Ngô Đình Khả (phụ thân của Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn, Ngô Đình Luyện) cùng với Nguyễn Thân trong chiến dịch tấn công và tiêu diệt căn cứ nghĩa quân kháng chiến của nhân dân ta dưới quyền chỉ huy của nhà ái quốc Phan Đình Phùng. Ngô Đình Khả và Nguyễn Thân là hai người chủ động trong việc đào mả cụ Phan lấy hài cốt đem đốt thành tro, lấy tro trộn với thuốc súng, rồi bắn xuống sông Lam Giang để trả thù cho những chiến dịch “Bình Tây Sát Tả” của nghĩa quân ta trước đó. Cái truyền thống đào mả kẻ thù đã chết để trả thù là của đạo Da-tô đã có ở Âu Châu từ thời Trung Cổ.[ix]
9.- Việc tên Da-tô Việt gian Ngô Đình Khả được Liên Minh Thánh Pháp - Vatican gài vào triều đình Huế để theo dõi thái độ và hành động của ông vua gỗ Thành Thái rồi báo cáo với chính quyền bảo hộ.
10.- Việc Vatican cấu kết với chính quyền Pháp Charles de Gaulle trong việc bổ nhậm cựu Linh-mục Thierry d’ Argenlieu (vừa là người của Giáo Hội La Mã vừa là người của Pháp) nắm giữ chức vụ Cao Ủy Đông Dương từ ngày 17/8/1945 cho đến ngày 15/3/1947.
11.- Vai trò của Giáo Hội La Mã và giáo dân Việt Nam đã liên tục chống lại tổ quốc Việt Nam qua những hành động chiến đấu bên cạnh đoàn quân xâm lăng Pháp suốt trong thời Kháng Chiến 1945-1954.
12.- Sự chuyển hướng mục tiêu tranh đấu của các lực lượng nghĩa quân kháng chiến Việt Nam (từ 1858 đến 1945) trong việc đánh đuổi Liên Minh Pháp-Vatican để giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc. Trong sự chuyển hướng này, có mục nói về chủ trương cúa các phong trào cách mạng ái quốc từ cuối thập niên 1910 phải loại bỏ chế độ quân chủ dưới mọi hình thức kể cả thể chế trung ương tập quyền lẫn thể chế quân chủ lập hiến. (Nếu đưa mục này vào trong chương trình sử ở bậc trung học, thì làm sao nhà cầm quyền miền Nam Việt Nam có thể giải thích được việc Liên Minh Pháp – Vatican chủ trương đưa ra “Giải Pháp Bảo Đại” để chống lại chính quyền Kháng Chiến dưới quyền lãnh đạo của Mặt Trận Việt Minh?)
13.- Cướp đọat những miến (khu) đất ngon lành nhất trong các thành phố trên toàn lãnh thổ để xây nhà thờ.
14.- Cướp đoạt các chùa chiền và đình miếu của dân ta rồi phá đi lấy đất xây nhà thờ chùa.
15.- Cướp đọat ruộng đất canh tác bờ xôi ruộng mật làm của riêng của Giáo Hội La Mã gọi là của Nhà Chung.
16.- Cướp đoạt những miếng ngon lành nhất trong các thành phố trong toàn quốc để xây cất các cơ sở như chủng viện, tu viện, trường học và các cơ sở kinh tài của Giáo Hội.
17.- Những khoản ruộng đất kếch sù do chính quyền Pháp cướp đoạt của dân ta để hiến cho Nhà Chung.
Tất cả những khoàn tài sản bất động sản do Giáo Hội đã ăn cướp được của dân ta trong thời kỳ 1862-1945 nêu lên trên đây đều được trình bày khá rõ ràng và đầy đủ trong Mục X, Phần III trong bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã.
18.- Những khoản tiền kếch sù mà chính quyền Pháp trích ra từ công quỹ nhà nước trợ cấp cho Giáo Hội để đền ơn cho công lao Giáo Hội đã giúp cho người Pháp đánh chiếm và củng cố quyền lực ở Đông Dương.
19.- Những bài học về Hội Nghị Genève và Hiệp Định Genève 1954.
20.- Những hành động của chính quyền Ngô Đình Diệm vi phạm điều khoản trong Hiệp Định Genève 1954 quy định việc tổng tuyển cử thống nhất đất nước vào tháng 7/1956.
V..v…
II.- Một số những sự kiện không thể loại bỏ được, nhưng bị diễn dịch lươn lẹo hay bị bóp méo .- Ngoài những sự kiện lịch sử đã bị cắt xén như đã nói ở trên, còn có rất nhiều sự kiện khác bị diễn dịch sai lạc (lươn lẹo) rồi mới được đưa vào chương trình học ở bậc trung học. Như đã nói ở trên, mục đích của việc làm bất chính này là nhằm để làm cho học sinh không nhận ra có sự liên hệ khắng khít giữa những sự kiện đó với Giáo Hội hay tu sĩ hoặc tín đồ Da-tô. Một trong những sự kiện này là chuyện Tòa Thánh Vatican cấu kết với đế quốc thực dân Pháp trong việc bơi ngược dòng lịch sử, đưa ra Giải Pháp Bảo Đại để phục hồi cái vương quyền đã lỗi thời của nhà Nguyễn với dã tâm sử dụng nó làm bức bình phong che đậy cho mưu đồ bất chính dùng người Việt đánh người Việt và dùng tín đồ Da-tô để cai trị đại khối dân tộc thuộc tam giáo cổ truyền.
Tiếp theo đó, bộ máy tuyên truyền của Giáo Hội lại khua chiêng gióng trống tô vẽ cho ông vua gỗ này và bọn Việt gian phản quốc bán nước cho Pháp và cho Vatican bằng những luận điệu bịp bợm với những cụm từ “chính quyền quốc gia”, “chính nghĩa quốc gia”, “người Việt quốc gia” chiến đấu dưới “lá cờ vàng ba sọc đỏ”. Dĩ nhiên là khi tô vẽ cho bọn phong kiến phản động và Việt gian phản quốc như trên, Giáo Hội La Mã hết sức lúng túng trong việc giải thích về những hành động cấu kết với Liên Minh Xâm Lược Pháp - Vatican chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam. Tình trạng lúng túng này đưa đến nhiều lúng túng khác tiếp theo đó như những chiếc vòng khoen móc nối với vòng khoen gốc (việc đưa Bảo Đại lên cầm quyền) và móc nối với nhau trong một sợi giây chuyền mà khởi đầu là:
A.- Lúng túng không thể giải thích được việc tái lập vương quyền cho nhà Nguyễn bằng cái gọi là “Giải Pháp Bảo Đại”. Đây là một hành động bơi ngược dòng lịch sử, nghĩa là đi ngược với trào lưu tiến hóa của nhân dân thế giới mà từ đầu thập niên 1910, các tổ chức ái quốc nêu cao trong mục tiêu đánh đuổi Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lượcg Pháp – Vatican là để:
1.- Giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc,
2.- Đập tan cái ách quân chủ phong kiến bất công lỗi thời coi nhân dân như chó ngựa đã đè nặng lên đầu lên cổ dân tộc ta từ mấy ngàn năm qua bằng cách thiết lập chính quyền dân chủ tự do dân chủ, vì dân và bởi dân,
3.- Thực hiện một cuộc cách mạng xã hội, xóa bỏ hết tất cả những bất công xã hội, thủ tiêu hết tất cả những tàn tích đế quốc, thực dân và phong kiến còn rớt lại,
4.- Thực hiện một cuộc cách mạng ruộng đất để đem lại công bằng về kinh tế cho người dân ở nông thôn và mang lại phúc lợi cho toàn dân theo đà tiến hóa của nhân loại. Muốn đạt được mục đích này, tất nhiên là phải có một chương trình cách mạng ruộng đất với những biện pháp mạnh giống như chính quyền Cách Mạng Pháp 1789 và tất cả các chính quyền Cánh Mạng chống lại Giáo Hội La Mã tại các nước khác đã làm như tại Anh vào thập niên 1530, tại Ý Đại Lợi vào năm 1870, v.v... Đó là việc tịch thu ruộng đất của Giáo Hội La Mã và của bọn đia chủ đã dựa vào chính quyền Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican để ăn cướp tài nguyên và tài sản của dân ta trong thời gian 1862-1945..
B.- Lúng túng trong việc biện minh sao cho thuận lý về cái chính nghĩa khi chúng khoác cho chính quyền bù nhìn Bảo Đại cái danh xưng "chính quyền quốc gia" và "chính nghĩa quốc gia".
C.- Lúng túng khi phải gọi những tên Việt gian vốn đã có thành tích chống lại tổ quốc Việt Nam qua những hành động làm tay sai cho Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp Vatican từ trước năm 1945 và trong thời Kháng Chiến 1945-1954 là "những người Việt quốc gia chân chính". Ai cũng biết rằng gọi những tên Việt gian này là “những người Việt quốc gia chân chính” quả thật là không ổn, vì rằng:
1.- Làm sao những tên quan lại làm tay sai cho chính quyền bảo hộ Liên Minh Pháp Vatican trong thời kỳ từ tháng 3/1945 trở về trước lại có thể được gọi là những người quốc gia chân chính yêu nước?
2.- Làm sao có thể gọi những tên Việt gian như Lê Văn Hoạch, Nguyễn Văn Xuân, Nguyễn Văn Tâm, Phan Văn Giáo, Trần Văn Hữu, Lê Văn Viễn, v.v…, là những người quốc gia chân chính yêu nước tranh đấu cho quyền lợi tối thượng của dân tôc?
3.- Làm sao có thể gọi những tên Việt gian bán nước cho Liên Minh Pháp – Vatican đã nêu lên trong hai tiểu mục a và b trên đây là những người đã quyết tâm liều thân tranh đấu cho quyền lợi tối thượng của dân tộc?
Chẳng lẽ những tên Việt gian khét tiếng làm tay sai đắc lực cho liên minh giặc Pháp – Vatican như Trần Bá Lộc, Nguyễn Hữu Độ, Ngô Đình Khả, Nguyễn Hữu Bài, Lê Hoan, Linh-mục Trần Lục, Nguyễn Thân, Hoàng Cao Khải, Hoàng Trọng Phu, Ngô Đình Khôi, Hoàng Gia Mô, Giám-mục Nguyễn Bá Tòng, Giám-mục Ngô Đình Thục, Cung Đình Vận, Vi Văn Định, Nguyễn Duy Hàn, Ngô Đình Diệm, v.v…lại có thể được gọi là những người quốc gia yêu nước hay sao?
Nếu như vậy, thì những tên Việt gian ác ôn làm tay sai cho Liên Minh Pháp – Vatican trong thời Kháng Chiến 1945-1954 như Lê Văn Hoạch, Nguyễn Văn Xuân, Nguyễn Văn Tâm (cọp Cai Lậy, nhân sĩ Bắc Hà đã từng mắng thằng vào mặt là “Chó Tâm bồi Tây” bằng cụm từ “đại điểm quần thần”), Trần Văn Hữu, Phan Văn Giáo, Lê Văn Viễn, Giám-mục Lê Hữu Từ, Giám-mục Phạm Ngọc Chi, Linh-mục Hoàng Quỳnh (Phát Diệm), Linh-mục Nguyễn Gia Đệ (Ninh Bình), Linh-mục Lương Huy Hân (Nam Định), Linh-mục Nguyễn Kim Điền (Phát Diệm), Linh-mục Mai Đức Tín (Thái Bình), Linh-mục Nguyễn Quang Ân (Thái Bình), Linh-mục Vũ Đức Luật (Thái Bình), Linh-mục Mai Ngọc Khuê (Bùi Chu), v.v… và những sĩ quan người Việt trong đạo quân đánh thuê cho Liên Quân Pháp – Vatican trong thời Kháng Chiến 1945-1954 cũng được gọi là những người Việt Quốc Gia yêu nước hay sao?
Nếu như vậy, thì những tên Việt gian bán nước cho Liên Minh Mỹ – Vatican trong những năm 1954-1975 cũng có thể được gọi là "những người Việt quốc gia chân chính" hay sao?
[ii] Charlie Nguyễn, Công Giáo Huyền Thoại Và Tội Ác (Ga rden Grove, CA: Giao Điểm, 2001), tr. 291.
[iii] Nguyễn Văn Chức, Việt Nam Chính Sử (Fall Church, VA: Alpha, 1992), tr. 1.
[iv] Nhiều tác giả, Tại Sao Không Theo Đạo Chúa - Tuyển Tập 2 (Spring, TX: Ban Nghiên Cứu Đạo Giáo, 1998), tr. 116.
[v] Bùi Hoàng Thư.“Bạn Đọc Góp Ý.” Nghệ Tiền Phong số 548. 16 đến 30/ 11/998:.44,45, và 86
[vi] Nguyễn Hiến Lê, Đời Viết Văn Của Tôi (Wesminster, CA: Văn Nghệ, 1986), tr 99-101.
[vii] Loraine Boettner, Roman Catholicism (Phillipsburg, New Jersey: Presbyterian and Reformed Publishing Company, 1962), p, 9.
[viii] Lý Chánh Trung, Tôn Giáo Và Dân Tộc (Sàigòn: Lửa Thiêng, 1973), tr. 66.
[ix] Trần Quý, Lòng Tin Âu Mỹ Ðấy! (Wesminster, CA: Văn Nghệ, 1993), tr. 132-133.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét