Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

Vì sao kinh tế Ấn Độ sẽ phát triển mạnh hơn Trung Quốc?

Vào cuối những năm 1940, Trung Quốc và Ấn Độ thực ra đã bắt đầu tranh đua phát triển kinh tế, khi Ấn Độ đoạt được độc lập từ tay người Anh và Trung Quốc lần lần bị Đảng Cộng Sản chinh phục.
 
Trong những năm tiếp theo kinh tế Ấn Độ sẽ phát triển mạnh hơn. Photo Courtesy: Dhiraj Singh/Bloomberg
 
 
Cali Today News – Đến cuối năm 2013, kết quả đã rõ rệt, chỉ số GDP của Trung Quốc đạt được đã lớn gấp 4.5 lần so với chỉ số GDP của Ấn Độ. Nhưng gió cũng đổi chiều khi Ngân hàng Thế Giới dự đoán đến năm 2017, tốc độ phát triển kinh tế của Ấn Độ sẽ nhanh hơn Trung Quốc.
 
Đầu tiên do hệ thống ngân hàng Ấn Độ làm việc hữu hiệu hơn, nhất là việc kiểm soát lạm phát. Tân chính phủ Modi đặt nặng việc nâng cao cơ cấu hạ tầng để ưu tiên phát triển kinh tế.
 
Ngân Hàng Thế Giới tiên đoán đến năm 2017, mức độ phát triển kinh tế của Ấn Độ sẽ đạt 7%, so với con số 5.5% trong năm 2014, trong khi đó kinh tế Trung Quốc sẽ từ 7.4% trong năm 2014 giảm còn 6.9% trong năm 2017.
 
Về lâu dài, kinh tế Ấn Độ sẽ phát triển mạnh và bền vững hơn Trung Quốc. Cả hai quốc gia Châu Á đã thoát ra tình trạng cô lập, dân trí được nâng cao và tiếp cận kỹ thuật khoa học cũng hữu hiệu hơn.
 
Theo Martin Wolf, chuyên gia kinh tế của báo Financial Times, thì trên đường dài, Ấn Độ sẽ có ưu thế vì dân số tăng còn dân TQ lại giảm, chế độ dân chủ sẽ khiến doanh nghiệp Ấn Độ phát triển bền vững hơn.
 
Đào Nguyên (Bloomberg)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét