Do Thái giáo (tiếng Hebrew יהודה, Yehudah)[1][2] là một tôn giáo gắn liền với Kinh Thánh Do Thái và lịch sử dân tộc Israel, như đã được giải thích và nói rất rõ trong sách Talmud và các sách thánh khác. Do Thái giáo xem mình là mối quan hệ giao ước giữa Con cái Israel (sau này là, nhà nước Do Thái) vớiThiên Chúa. Và như thế, nhiều người xem đây là tôn giáo thờ độc thần đầu tiên. Nhiều phương diện của Do Thái giáo tuân theo các khái niệm về đạo đức và Luật Dân sự của
phương Tây. Do Thái giáo là một trong những tôn giáo cổ xưa nhất mà vẫn
còn được thực thi cho đến ngày hôm nay, và có rất nhiều sách thánh và
truyền thống của đạo này là trung tâm của các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham. Như vậy, lịch sử và những luân lý đạo đức của Do Thái giáo có ảnh hưởng ít nhiều đến các tôn giáo khác, bao gồm cả Kitô giáo và Hồi giáo.
Vì đại đa số người theo Do Thái giáo là người Do Thái nên tín đồ tôn giáo này cũng còn được gọi là người Do Thái, và gọi như thế là đang nói đến nhóm tôn giáo-dân tộc, vì các lý do trong sách thánh đã xác định họ là một quốc gia, chứ không chỉ riêng những người theo đạo. Năm 2007,dân số Do Thái ước tính khoảng 13.2 triệu người, trong đó có 41% sinh sống ởIsrael.[3]
Trong Do Thái giáo hiện đại, uy quyền không được trao cho một người riêng lẻ hay một cơ quan nào cả mà nó ở trong sách thánh, giáo luật,
và các thầy giảng (Rabbi) là những người diễn dịch Kinh Thánh thư Giáo
luật. Theo những lời truyền của người Do Thái, Do Thái giáo khởi nguồn
bằng Giao ước giữa Thiên Chúa và ông Abraham(khoảng năm 2000 trước Công nguyên), tổ phụ và quốc tổ của nhà nước Do Thái. Qua nhiều thời đại, Do Thái giáo gắn liền với rất nhiều luân lý tôn giáo, mà quan trọng nhất là đức tin vào một Thiên Chúa duy nhất là đấng toàn năng, rất nhân từ, thông biết mọi sự, Người đã tạo dựng vũ trụ và
tiếp tục thống trị nó. Theo tục truyền Do Thái, Thiên Chúa thiết lập
giao ước với con cái Israel và hậu duệ của nó và cho chúng biết lề luật
và giới răn của Người thông qua ông Moses trên Núi Sinai. Do Thái giáo trân trọng việc học hỏi Cựu ước và tuân giữ các điều răn đã ghi trong Cựu ước như đã được dẫn giải chi tiết trong sách Talmud.
Học thuyết và tín điều đức tin
Do Thái giáo là một tôn giáo độc thần[4][5] dựa
trên những nguyên tắc và đạo đức đã được nói đến trong Kinh Thánh Do
Thái, và cũng được giảng giải kỹ hơn trong sách Talmud và các sách thánh
khác. Theo người Do Thái, Do Thái giáo khởi nguồn từ Giao ước giữa
Thiên Chúa và ông Abraham.
Trong thực tế, Do Thái giáo hầu như không đồng
nhất nhưng trong lý thuyết thì luôn luôn là tôn giáo độc thần - mặc dù
sách Tanakh có ghi lại những giai đoạn quan trọng của việc bội giáo giữa
những người Israel từ Do Thái giáo.
Theo lịch sử, Do Thái giáo xem niềm tin vào sự mặc khải [6] và
sự chấp nhận sách Torah (sách Ngũ Kinh) là cốt lõi căn bản của đức tin,
nhưng Do Thái giáo lại không có một cơ quan trung ương để hướng dẫn các
giáo điều. Việc này làm phát sinh nhiều nghi thức khác nhau tuỳ vào
niềm tin thần học cụ thể vốn gắn liền với sách Torah và Talmud. Trong
khi một số thầy rabbi chấp nhận một nghi thức, số khác lại bất đồng,
nhiều người lại chỉ trích những nỗ lực như thế là giảm thiểu sự tuân
phục toàn bộ sách Torah.[7] Đáng
chú ý, trong sách Talmud một số nguyên tắc đức tin lại được xem là rất
quan trọng mà những ai phản kháng lại đều có thể bị xếp vào loại "apikoros" (dị giáo).[8]
Qua nhiều thế kỷ, rất nhiều nghi thức của
nguyên tắc đức tin Do Thái giáo đã xuất hiện rõ, mặc dù chúng có thể
khác biệt ở vài điểm cụ thể nào đó, chúng vẫn biểu lộ sự tương đồng của
nền tảng đức tin. Trong những thể thức ấy, một thể thức vô cùng quan
trọng là 13 nguyên tắc đức tin của triết gia Maimonides hình
thành từ thế kỷ XII. Những nguyên tắc này đã gây nhiều tranh cãi khi
lần đầu được đưa ra, làm dấy lên chỉ trích bởi hai triết gia Hasdai Crescas và Joseph Albo. Mười ba nguyên tắc đức tin của Maimonides đã bị cộng đồng Do Thái phớt lờ trong vài thế kỷ tiếp theo.[9]
Joseph Albo và Abraham ben David đã
phê bình các nguyên tắc của Maimonides chứa quá nhiều điều mặc dù đúng
nhưng vẫn không phải là cơ bản của đức tin và do đó làm cho nhiều người
Do Thái bị liệt vào loại "dị giáo" trong khi những người này chỉ phạm
lỗi đơn thuần.
13 nguyên tắc của đức tin:
- Đức Chúa Trời thực hữu.
- Đức Chúa Trời có một và khác biệt với muôn vật.
- Đức Chúa Trời không có thân thể vật chất.
- Đức Chúa Trời là vĩnh cửu.
- Chỉ cầu nguyện cùng một mình Đức Chúa Trời mà thôi.
- Lời của các tiên tri là chân thật.
- Những lời tiên tri của Môi-se là chân thật và Môi-se là tiên tri vĩ đại nhất trong số các tiên tri.
- Bộ Torah được ghi chép thành văn tự và
bộ Torah khẩu truyền (về sau được chép lại thành bộ Talmud) đều do Đức
Chúa Trời phán truyền cho Môi-se.
- Sẽ không có một bộ Torah nào khác hơn là bộ Torah truyền thống.
- Đức Chúa Trời biết hết các ý tưởng và việc làm của loài người.
- Đức Chúa Trời sẽ thưởng người tốt và phạt người xấu.
- Đấng Mê-si sẽ đến.
- Người chết sẽ được sống lại.
Sách thánh
Văn chương Rabbin
Do Thái giáo luôn đề cao nghiên cứu thánh kinh
cũng như các sách thánh khác. Sau đây là bảng các sách được xem là
trọng tâm của Do Thái giáo để thực hành cũng như suy niệm.
Sách luật
Nền tảng của luật và các truyền thống ("halakha") trong Do Thái giáo là sách Torah (còn gọi là Ngũ thư Kinh thánh hoặc Ngũ kinhMoses). Có tất cả 613 điều răn trong
sách Torah. Trong đó, một số điều răn chỉ được áp dụng cho nam giới
hoặc nữ giới, một số điều chỉ dành cho các thầy tế lễ thời xưa - thầy tư
tế (kohen) và thầy Lêvi, một số điều răn dành riêng cho nông dân trong
vùng đất Israel. Nhiều điều răn chỉ được áp dụng khi Đền thờ Jerusalem còn tồn tại, và ngày nay người ta chỉ phải tuân theo chưa tới 300 điều răn trong sách này.
Đức tin của một số nhóm Do Thái giáo như nhóm
Sađốc, nhóm Karaite là chỉ dựa vào các bản văn của sách Torah, nhưng hầu
hết các tín hữu Do Thái giáo đều tin vào "khẩu luật". Những
truyền thống này được truyền miệng trong phái Pharisêu ở thời kỳ cổ xưa
của đạo, sau đó được ghi chép lại thành văn bản và được các thầy Rabi
loan truyền rộng rãi.
Các thầy giảng Do Thái giáo thường cắt nghĩa
một điều trong sách Torah (các luật được chép lại thành văn bản) song
song với một truyền thống được truyền miệng. Khi trong sách có những từ
ngữ chưa được giảng giải, những nghi thức không có hướng dẫn thì người
Do Thái giả định rằng họ đã biết thông qua kiểu truyền miệng. Cách giải
thích song song này dần dần trở thành khẩu luật.
Trước thời của thầy Rabi Judah haNasi (năm 200 trước Công nguyên), sau sự sụp đổ Đền thờ Jerusalem, nhiều phần trong khẩu luật được biên soạn lại thành sách Mishnah. Hơn bốn thế kỷ tiếp theo, nhiều bàn luận và tranh cãi giữa hai cộng đồng Do Thái giáo lớn nhất thế giới (ở Israel và Babylon) và các chú giải về sách Mishnah giữa hai cộng đồng này cuối cùng cũng được tập hợp lại và biên soạn thành hai sách Talmud.
Halakha, cách sống đạo hàng ngày, là sự kết
hợp của ba việc, đó là đọc sách Torah, các truyền thống truyền miệng -
sách Mishnah và chú giải, sách Talmud và chú giải. Sách luật Halakha dần
được hình thành. Việc ghi chép lại các câu hỏi với thầy Rabi và các câu
trả lời của thầy được gọi là sách Responsa (sách Hỏi đáp, tiếng Hebrew Sheelot U-Teshuvot.) Theo thời gian, bộ giáo luật Do Thái giáo được ghi chép lại, chủ yếu dựa vào sách responsa; sách luật quan trọng nhất là Shulchan Aruch, mà ngày nay Chính thống giáo dựa vào để cử hành các nghi thức phụng vụ.
Triết học Do Thái giáo
Triết học Do Thái giáo là sự kết hợp giữa các
nghiên cứu triết học và thần học Do Thái giáo. Có thể kể đến các triết
gia Do Thái giáo nổi tiếng là Solomon ibn Gabirol, Saadia Gaon,
Maimonides và Gersonides. Những thay đổi chính yếu xảy ra trong Thời đại ánh sáng(cuối
những năm 1700 đến đầu những năm 1800) dẫn đến việc xuất hiện các triết
gia thời kỳ hậu Thời đại ánh sáng. Triết học Do Thái giáo hiện đại bao
gồm cả triết học Do Thái giáo chính thống và Do Thái giáo phi chính
thống. Các triết gia Do Thái giáo chính thống nổi bật là Eliyahu Eliezer
Dessler, Joseph B. Soloveitchik, và Yitzchok Hutner. Các triết gia Do
Thái giáo phi chính thống nổi tiếng là Martin Buber, Franz Rosenzweig,
Mordecai Kaplan, Abraham Joshua Heschel và Emmanuel Lévinas.
Lễ nghi Do Thái giáo
Y phục
- Kippah (tiếng Hebrew:
כִּפָּה) là một chiếc nón không vành, hơi tròn để trùm đầu. Nón này
được đàn ông Do Thái trùm đầu khi cầu nguyện, ăn uống, đọc lời chúc lành
hoặc đọc sách thánh, một số người luôn luôn đội nón này bất kể dịp nào.
Ở một số cộng đồng Do Thái giáo phi chính thống, một số phụ nữ cũng
dùng nón trùm đầu. Kích thước nón cũng rất khác nhau, từ cỡ nhỏ chỉ che
được phần gáy đến cỡ lớn có thể trùm nguyên đầu.
- Tzitzit (tiếng Hebrew: צִיציִת) là những tua hay quả tua được kết đặc biệt để trang trí vào bốn góc của tallit (tiếng
Hebrew: טַלִּית) có nghĩa là "khăn choàng cầu nguyện". Khăn này được
dùng trong các buổi cầu nguyện cho cả nam lẫn nữ. Độ tuổi để choàng khăn
có thể khác nhau. Trong cộng đồng Sephardi, trẻ em trai choàng khăn khi
lên tuổi 13 (bar mitzvah). Trong một số cộng đồng Ashkenazi, người ta
chỉ choàng khăn sau khi kết hôn. Tallit katan (khăn choàng nhỏ)
là một dải vải có tua được choàng dưới áo suốt ngày. Một số cộng đồng Do
Thái giáo chính thống, khăn có thể choàng tự do phía ngoài áo.
- Tefillin (tiếng Hebrew:
תְפִלִּין) là những hộp hình vuông bằng da để đựng các câu trích từ Kinh
thánh đeo ở trước trán và quấn quanh tay trái bằng các sợi dây da.
Người ta đeo nó trong các buổi cầu nguyện ban sáng mỗi ngày.[11]
- Kittel là áo vải trắng, dài tới đầu gối thường được các chủ tế hoặc tín hữu mặc trong các dịp Lễ trọng. Theo truyền thống, gia trưởng sẽ mặc áo này trong bữa tối Lễ Vượt qua, một số chú rể cũng bận áo này dưới áo cưới. Khi qua đời, đàn ông Do Thái được choàng khăn tallit hoặc mặc áo kittel, đó là y phục tachrichim (đồ tang lễ).
Cầu nguyện
Theo truyền thống, tín hữu Do Thái giáo cầu nguyện ba lần mỗi ngày và bốn lần trong ngày lễShabbat hoặc các ngày lễ khác của Do Thái giáo. Trọng tâm của mỗi buổi cầu nguyện làAmidah (tiếng Hebrew: תפילת העמידה ) hay còn gọi là Shemoneh Esrei, đây là lời nguyện chính bao gồm 19 lời chúc lành . Một kinh nghiệm quan trọng khác là tuyên xưng đức tin, đó làShema Yisrael (tiếng Hebrew: שמע ישראל ) hoặc gọi tắt là Shema. Kinh Shema là trích dẫn lại các lời đã ghi chép trong sách Torah (Sách Đệ nhị luật 6:4): Shema Yisrael Adonai Eloheinu Adonai Echad, tạm dịch "Này hỡi dân Israel! Thiên Chúa là Chúa chúng ta! Là Thiên Chúa duy nhất!"
Hầu hết các tín hữu đều có thể cầu nguyện
riêng mặc dù cầu nguyện nhóm được ưa chuộng hơn. Để cầu nguyện nhóm cần
phải có 10 tín hữu trưởng thành, gọi là minyan. Đại đa số cộng
đồng Do Thái giáo chính thống và một số cộng đồng Do Thái giao bảo thủ
chỉ chấp nhận nam giới để tạo nhóm cầu nguyện minyan; Ngược lại, hầu hết cộng đồng Do Thái giáo bảo thủ và các hệ phái Do Thái giáo khác, nữ giới cũng tạo nhóm cầu nguyện được.
Ngoài các buổi cầu nguyện chung, người Do Thái
còn cầu nguyện và đọc kinh tạ ơn cho các hoạt động khác trong ngày. Cầu
nguyện khi thức dậy vào buổi sáng, cầu nguyện trước khi ăn hoặc uống,
đọc kinh tạ ơn sau bữa ăn...v.v.
Cách thức cầu nguyện của các hệ phái Do Thái
giáo cũng khác nhau. Các khác biệt có thể kể đến là kinh đọc, mức độ
thường xuyên của các buổi cầu nguyện, số lượng kinh cầu trong các buổi
phụng vụ, cách sử dụng nhạc cụ và thánh ca, các lời kinh cầu theo ngôn
ngữ tế lễ truyền thống hoặc tiếng địa phương. Nhìn chung, các giáo đoàn
Do Thái giáo chính thống và Do Thái giáo bảo thủ tuân thủ chặt chẽ các
truyền thống còn Do Thái giáo cải cách và Do Thái giáo tái thiết thì sử
dụng các bản dịch và các bản văn đương đại khi cầu nguyện. Thêm vào đó,
trong hầu hết các cộng đoàn Do Thái giáo bảo thủ, và toàn bộ các giáo
đoàn Do Thái giáo cải cách và tái thiết, phụ nữ cũng được tham gia các
nghi thức phụng vụ như nam giới, bao gồm cả những nghi thức mà trước đây
chỉ dành riêng cho nam giới như là đọc sách Torah. Trong các đền thờ Do Thái giáo cải cách còn sử dụng cả đàn và hợp xướng.
Các ngày lễ
Shabbat
Shabbat (tiếng
Hebrew: שַׁבָּת) , là ngày nghỉ hàng tuần, bắt đầu từ lúc trước khi mặt
trời lặn ngày thứ sáu và kết thúc sau khi mặt trời lặn vào ngày thứ
bảy, tưởng nhớ ngày nghỉ của Thiên Chúa sau sáu ngày tạo dựng vũ trụ.[13] Ngày
lễ này rất quan trọng trong việc thực hành đạo và được quy định trong
giáo luật. Lúc mặt trời lặn ngày thứ sáu, người phụ nữ trong gia đình
đón ngày Shabbat bằng cách thắp hai hoặc nhiều cây nến và đọc lời chúc
lành. Bữa tối bắt đầu với Kiddush, lời chúc lành trên chén rượu, và Mohtzi, lời chúc lành trên bánh mì. Ngoài ra, trên bàn ăn còn có thể bày thêm challah,
hai ổ bánh mì xoắn. Trong ngày Shabbat, người Do Thái bị cấm làm những
việc như đã quy định trong 39 danh mục hoạt động bị cấm trong ngày
Shabbat. Những hành động bị cấm bao gồm: đốt lửa, viết lách, sử dụng
tiền bạc hoặc mang vác ở nơi công cộng. Việc cấm đốt lửa trong thời kỳ
hiện đại là cấm lái xe (vì có đốt cháy nhiên liệu) và sử dụng điện.
Ba lễ hành hương
Các ngày lễ thánh (haggim),
để kỷ niệm các mốc trong lịch sử Do Thái giáo, như việc thoát khỏi đất
Ai Cập, sự mạc khải của Thiên Chúa trong sách Torah, hoặc đôi khi đánh
dấu sự chuyển mùa hoặc lúc giao mùa giữa các chu kỳ trồng trọt. Có ba lễ
chính, đó là Lễ Vượt qua, Lễ Ngũ Tuần và Lễ Lều tạm. Trong ba dịp lễ
này, các tín hữu thường hành hương về Jerusalem để dâng sự hy sinh trong
Đền Thánh.
- Lễ Vượt qua là ngày lễ nghỉ kéo dài một tuần, bắt đầu vào chiều tối ngày thứ 14 của Nisan (tháng thứ nhất theo lịch Do Thái), để tưởng nhớ ngày thoát khỏi Ai Cập.
Các nước khác ngoài Israel, Lễ Vượt qua được mừng trong tám ngày. Thời
xưa, lễ này trùng vào mùa gặt lúa mạch. Đây là lễ duy nhất tập trung cho
các nghi thức được thực hiện ngay tại nhà, đó là "Bữa tối lễ Vượt qua".
Thực phẩm có men (chametz) được mang ra khỏi nhà trước ngày lễ và suốt
tuần sẽ không dùng thực phẩm có men. Nhà cửa được dọn dẹp sạch sẽ để bảo
đảm không còn bánh mì trong nhà và vào buổi sáng của ngày lễ, người ta
sẽ đốt tượng trưng chiếc bánh có men cuối cùng trong nhà. Bánh không men
(Matzo) sẽ được dùng thay cho bánh mì.
- Lễ Ngũ Tuần (Shavuot) kỷ niệm sự mạc khải của sách Torah cho Con cái Israel trên
núi Sinai. Đây còn được gọi là Lễ Bikurim, (Hoa quả đầu mùa), lễ này
trùng với mùa thu hoạch lúa mì. Trong ngày lễ Shavuot, người ta tổ chức
học suốt đêm (Tikkun Leil Shavuot), ăn thực phẩm làm từ sữa (bánh
phô-mai và bánh kếp mỏng được đặc biệt yêu thích), đọc Sách Ruth (tiếng
Hebrew: מגילת רות), trang trí nhà cửa và đền thờ thành màu xanh lá cây,
mặc quần áo trắng, tượng trung cho sự thanh khiết.
- Lễ Lều tạm (Sukkot) tưởng nhớ Con cái Israel phải mất 40 năm đi qua sa mạc để trở về miền Đất Hứa. Lễ này kỷ niệm việc dựng các lều tạm (sukkot)
khi dân Israel lưu đày trên đất Ai Cập. Lễ này trùng với mùa thu hoạch
hoa quả và đánh dấu sự kết thúc một chu kỳ trồng cấy. Người Do Thái khắp
nơi trên thế giới ăn ở trong sukkot trong 7 ngày 7 đêm. Lễ Lều tạm kết thúc bằng lễShemini Atzeret (tiếng Hebrew: שמיני עצרת), (lễ người Do Thái cầu mưa) và lễ Simchat Torah (tiếng Hebrew: שמחת תורה), là lễ đánh dấu sự kết thúc của sách Torah và bắt đầu một chu kỳ sách mới.
Lễ trọng
Lễ trọng (Yamim Noraim) là các lễ về sự phán xét và tha thứ.
- Rosh Hashanah, (còn gọi là Yom Ha-Zikkaron ("Ngày tưởng niệm,") và Yom Teruah("Ngày
tiếng kèn Shofar"). Rosh Hashanah là lễ Năm mới của Do Thái giáo, mặc
dù nó là ngày thứ nhất của tháng thứ 7 Tishri, theo lịch Do Thái. Rosh
Hashanah đánh dấu bắt đầu thời gian 10 ngày để đền bù tội lỗi chuẩn bị
cho lễ Yom Kippur, trong thời gian này, người Do Thái sửa soạn tâm hồn,
sám hối và làm việc đền bù tội lỗi đã phạm một cách vô tình hay cố ý
trong suốt năm qua. Trong ngày lễ này, người ta thổi kèn shofar (kèn
sừng cừu), trong đền thờ, người ta ăn táo và uống mật ong, đọc các lời
chúc lành trên thực phẩm tượng trưng như quả lựu chẳng hạn.
- Yom Kippur,
("Ngày đền tội") là một trong những lễ trọng của Do Thái giáo. Đó là
ngày cộng đoàn tụ họp lại và cầu nguyện xin tha thứ tội lỗi đã phạm. Các
tín hữu cầu nguyện suốt ngày trong đền thờ, đọc kinh từ sách Mahzor, thỉnh thoảng có nghỉ một tí vào buổi chiều. Vào đêm lễ Yom Kippur, trước khi thắp nến, người ta ăn nhẹ (suhoor).
Nghi thức trong các đền thờ vào đêm lễ Yom Kippur bắt đầu với lời kinh
Kol Nidre. Vào dịp lễ này có thể mặc quần áo trắng nhưng không được mang
giày da. Ngày tiếp theo, người ta cầu nguyện từ sáng đến tối. Khi buổi
cầu nguyện kết thúc ("Ne'ilah,") người ta thổi một hồi dài kèn shofar.
Các ngày lễ khác
Hanukkah, (tiếng Hebrew: חנוכה ), còn gọi là Lễ hội Ánh sáng,
là lễ kéo dài tám ngày bắt đầu từ ngày thứ 25 của tháng Kislev theo
lịch Do Thái. Trong dịp lễ này, người Do Thái sẽ thắp thêm một ngọn đèn
theo số tăng dần của mỗi đêm lễ, đêm thứ nhất thắp một ngọn đèn, đêm thứ
hai thắp hai ngọn đèn...cho đến đêm cuối cùng là tám ngọn đèn.
Lễ Hanukkah có nghĩa là "dâng hiến" vì nó đánh dấu việc tái dâng hiến Đền thờ sau khi đền thờ bị vua Antiochus IV Epiphanes báng bổ. Trong đức tin, Hanukkah nhằm tưởng nhớ "Dầu kỳ diệu". Theo sách Talmud, khi tái dâng hiến Đền thờ Jerusalem sau chiến thắng của phong trào Macabê đối với Đế chế Seleucid, chỉ còn đủ dầu thánh
để đốt lửa vĩnh cửu trong Đền thờ trong một ngày. Kỳ diệu thay, lửa đã
cháy trong tám ngày - đó là thời gian đủ để ép, chuẩn bị và thánh hoá
dầu mới.
Hanukkah
không được đề cập đến trong Kinh thánh và cũng chưa bao giờ được xem là
lễ chính của Do Thái giáo nhưng lễ này đã được mừng rộng rãi ở nhiều
nơi, chủ yếu là do lễ cũng trùng vào dịp Lễ Giáng sinh.
Purim (tiếng Hebrew: פורים Pûrîm) là lễ mừng, tưởng nhớ việc giải thoát dân Do Thái gốc Iran (Persian Jews) khỏi bị truy sát của Haman, người đã tìm để tiêu diệt họ, theo như Sách Esther đã
ghi chép. Trong ngày lễ này, người ta đọc Sách Esther ở nơi công cộng,
trao tặng nhau thực phẩm và thức uống, làm việc từ thiện cho người
nghèo, và ăn mừng (Esther 9:22). Các tập tục khác bao gồm uống rượu, ăn
bánh "hamantash", mang mặt nạ, tổ chức diễu hành (carnival) và tiệc
mừng.
Purim được kỷ niệm hàng năm vào ngày thứ 14 của tháng Adar theo lịch Do
Thái, tương đương với tháng hai hoặc tháng ba của Dương lịch
Posted in: Do Thái
Gửi email bài đăng này
BlogThis!
Chia sẻ lên Facebook
0 nhận xét:
Đăng nhận xét