Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Những tên không nên đặt cho bé tuổi Dê 2015

Cái tên hay và tốt sẽ là bước khởi đầu đẹp, giúp con thuận lợi và gắn bó với bé trong bước đường sau này. Tuy nhiên, nếu không chú ý, rất có thể mẹ sẽ vô tình đặt phải những cái tên cấm kị, không hợp mệnh cho bé. Sau gợi ý về những tên hay hợp mệnh cho bé tuổi Mùi, mẹ hãy lưu ý không nên đặt cho Dê vàng những tên thuộc bộ sau:

Khi đặt tên cho con tuổi Mùi, cha mẹ nên tránh các chữ thuộc bộ Tý, Sửu, Khuyển vì Mùi tương xung với Sửu, tương hại với Tý, không hợp với Tuất.
Những cái tên cần tránh là:
Mâu, Long, Tự, Mạnh, Lý, Hưởng, Quốc, Mục, Sinh, Tồn, Tôn, Hài, Tuất, Hiến, Khiên, Khổng, Hiếu, Học, Du, Thành, Hoạch,...
mecon.jpg
2. Dê không ăn thịt, không hợp bộ Tâm, Nhục, Thuỷ
Dê là động vật ăn cỏ, không ăn thịt và không thích uống nước. Do vậy, những chữ thuộc bộ Tâm, Nhục, Thủy không nên đặt cho con.
Những tên kiêng đặt cho bé là:
Đông, Cầu, Chuẩn, Hàm, Nguyên, Chí, Trung, Tưởng, Hồ, Băng, Tân, Tuấn, Hán, Tất, Niệm, Hằng, Hào, Năng, Trị, Hải, Vĩnh, Hà, Nhẫn, Tính, Tình, Tư,...
3. Tránh những chữ thuộc bộ mang ý nghĩa Vương tôn quý tộc
Theo văn hóa truyền thống, dê là một trong ba loài thường được dùng làm vật hiến tế khi đã đủ lớn. Trước khi hành lễ, dê thường được làm đẹp bằng những sắc phục rực rỡ.
Để tránh điều đó, cha mẹ không nên dùng những chữ thuộc bộ như:
Đại, Vương, Trưởng, Cân, Y, Quân, Đế, Thị, Sam, Mịch
4. Một số tên không hợp tuổi Mùi khác
Những tên cần tránh để đặt tên cho con gồm:
Thiên, Thái, Phu, Di, Dịch, CHâu, Hiện, Linh, Chi, Phúc, Lộc, Tịch, Bạch Ngạn, Viên, Tư, Giáp, Mai, Cầu, Lang, Cầm, Chúc, Lễ, Thị, Sư, Đồng, Chương, Bùi, Thống, Hoán, Trân, San, Sâm, Kỳ, Tường, Hi, Đế, Thường, Hình, Ảnh, Biểu, Tông,....
Theo H.My
Khampha

Ngày vía Thần Tài mọi người nên làm gì để năm mới làm ăn thịnh vượng, phát tài, phát lộc?


Theo quan niệm dân gian, vào ngày mùng 10 tháng Giêng - ngày vía Thần Tàingười dân muốn năm mới nhiều tài lộc, làm ăn thuận lợi, tiền bạc rủng rỉnh thì nên mua vàng lấy may.
Thực tế cho thấy, nhu cầu mua vàng cầu tài lộc của người dân vào những ngày này là rất lớn. Tuy nhiên, mọi người chủ yếu mua những miếng vàng từ 5 phân đến nửa chỉ cầu may chứ không mang tính chất thương mại.
Ngày vía Thần Tài: Nên làm gì để đem lại may mắn, tài lộc? - Ảnh 1
Ngoài ra, vào i, mọi người cũng thường mua 1 bình bông, 1 con tôm, 1 con cá lóc nướng, 1 con cua, 1 miếng heo quay, 1 bộ giấy tiền vàng mã, 1 đĩa ngũ quả, chum rượu, để cúng lấy vía Thần Tài, cầu xin cho năm mới .
Theo chuyên gia Nguyễn Mạnh Linh, Trưởng phòng Phong thủy Kiến trúc Viện Quy hoạch và Kiến trúc Đô thị, thuộc trường Đại học Xây dựng chia sẻ trên Giadinh.net, việc làm lễ đón Thần Tài là rất quan trọng. Vì theo dân gian, có đón Thần Tài thì mới bổ sung thêm được tài lộc trong năm.
Người làm kinh doanh thờ nên làm lễ ở nơi kinh doanh chứ không nên làm ở đình, chùa. Người không kinh doanh có thể cúng ở nhà hay đình chùa đều được. Tốt nhất làm lễ cúng ở nhà riêng nên đặt mâm cúng trong nhà. Đồ lễ đơn giản, lễ không xa xỉ, chỉ cần hoa tươi, quả sạch, nước sạch là được.
Lưu ý khi cúng vía Thần Tài:
Ngoài ngày mùng 10 tháng Giêng, mọi người nên lau bàn thờ Thần Tài, tắm cho Thần Tài vào ngày 14 âm lịch hoặc ngày cuối tháng.
Ngày vía Thần Tài: Nên làm gì để đem lại may mắn, tài lộc? - Ảnh 2
Ngày vía Thần Tài: Nên làm gì để đem lại may mắn, tài lộc? - Ảnh 2
- Hương: Có nơi cho rằng thắp vào sáng, có nơi cho rằng cần thắp vào chiều tối, thực ra là không cần thiết và không có quy định cụ thể. Có thể chọn giờ tốt cho cúng lễ trong ngày hoặc chọn ngày giờ tốt có sao tốt đến để kích hoạt trường khí dễ hơn.
- Nước: Chén để nước cần rửa sạch trước khi lấy nước mới. Chỉ cần một chén nước là đủ, chứ không phải ba hay năm chén. Nước không để quá đầy, cần cách miệng chén khoảng 1 cm. Cẩn thận không để nước tràn ra hoặc đổ lên bàn.
- Hoa: Bình hoa có thể bằng thủy tinh, gốm sứ... đều được. Chỉ nên chọn hoa tươi, hoa có nụ và có hương thơm càng tốt. Không nên dùng hoa giả.
- Quả: Quả nên chọn loại tươi, ngon, nhìn nguyên vẹn, thường dùng táo, lê, chuối, cam, quýt... Cũng như hoa, không dùng quả nhựa, quả nhân tạo không ăn được.
- Đèn, nến: Đèn cúng là đèn thật như đèn dầu, nến. Không dùng đèn nhấp nháy, đèn điện... vì đều tạo ra trường khí xấu, ảnh hưởng đến việc thờ cúng.
- Gạo, muối thì cất lại dùng cho có lộc, không được rãi ra ngoài.
- Rượu hay nước thì đứng ngoài cửa tưới vào nhà, có ý nghĩa là đem lộc vào.
- Bộ tam sên hay bánh trái chia nhau trong nhà dùng không cho người ngoài.
- Tránh để các con vật chó mèo quậy phá làm ô uế bàn thờ Thần Tài.
Theo Hạ Vy Đời sống & pháp luật
.

Những con giáp đỏ vận nhất 6 tháng đầu năm 2015

Tuổi Ngọ, tuổi Mão, tuổi Dần, đặc biệt là những người tuổi Ngọ sẽ có vận khí tốt. Trong năm 2014 những người tuổi Ngọ phạm Thái Tuế nên vận kém nhưng đến nửa đầu năm 2015 vận của bạn sẽ chuyển biến càng ngày càng tốt hơn.
Ba con giáp này sẽ có chuyển biến nhiều về vận thế ở nửa đầu năm, nếu làm ăn buôn bán tài vận sẽ rất tốt, vạn sự hanh thông chỉ cần không sợ vất vả thì ngày càng phát tài.

Những con giáp có đuôi năm sinh số 3 như 1973, 1983, 1993, 2003 thì vận khí càng ngày càng tốt. Bởi vì số 3 trong đuôi năm sinh có thiên can là Quý, căn cứ theo vè về Nhâm Quý Mão Tỵ. Quý nhân là Tỵ Hỏa hòa Mão mà nửa năm đầu của 2015 chính là Tỵ Hỏa.

2015-AtMui.jpg
Hơn nữa đây còn là tài thần của Quý Thủy, chính là quý nhân mang tài đến cho bạn, vì thế sẽ đại lợi về tài vận, công việc và sự nghiệp sẽ có nhiều cơ hội, quý nhân nhiều hoặc những việc đang bị vướng mắc sẽ có cơ hội chuyển biến tốt. Đối với nữ giới nếu mang thai vào giai đoạn này cũng là một cơ hội tuyệt vời.

Những người có đuôi năm sinh có số 2 như năm 1972, 1982, 1992, 2002 bất kể là nam hay nữ thì vận thế nửa đầu của năm 2015 đều dần dần tốt lên.

Những ai đang yêu thì sẽ kết hôn, những ai đã kết hôn sẽ có tin vui. Đặc biệt là những người sinh năm này mà vào mùa xuân và mùa hạ thì vận thế của nửa đầu năm 2015 vô cùng tốt, tài vận vô cùng lý tưởng.

Những người có số cuối năm sinh là 0 như 1970, 1980, 1990 hay 2000 bất kể là ai là nam hay nữ trong năm ngoái là năm Kim Thủy thương quan nên cũng nhiều chuyện phiền não, làm việc gì cũng dang dở không được trọn vẹn.

Nhưng sang đến đầu năm 2015 tình hình sẽ được cải thiện triệt để, vận khí sẽ tươi sáng, quý nhân nhiều, làm việc gì cũng hanh thông

IS, Tòa án dị giáo, Thập Tự Chinh


Le Pigeon d'Obama et le Coq d'Hollande...
Trần Quốc Hoàn
(Nhóm Văn Thân Thế Kỷ 21)

21-Feb-2015
Giả thiết là con bồ câu Obama đang rất khí thế rất đàn ông can đảm như vậy, mà lại có con gà trống của ông Hollande cũng sùng cồ lên không kém để hổ trợ với Obama; một ông ở Mỹ, một ông ở Âu châu, có phải là toàn thế giới đã có được một bản song tấu thật tuyệt vời hay không ? (TQH)

Trong bữa ăn sáng cầu nguyện hằng năm do cơ quan Fellowship của Kitô giáo tổ chức, tổng thống Obama đã ca ngợi lòng từ bi của đức Đạt Lai Lạt Ma, đồng thời lại so sánh mức tàn bạo dã man của nhà nước Hồi giáo IS với những tòa án dị giáo, những cuộc Thập Tự Chinh đẫm máu do Thiên Chúa giáo phát động trong thời trung cổ. (xem Tổng Thống Obama “Sỉ Nhục” Đạo Kitô ?(1) )
▪ Lời phát biểu của TT Obama trong buổi Ăn Sáng Cầu Nguyện ngày 5 tháng 2, 2015
Sự kiện trên chả khác trái bom nặng ký được Obama ném giữa quãng trường Thánh Phêrô !
Jesse Flores tải hành lý vào một chiếc xe tải chở một bức tượng bán thân của Tổng thống Barack Obama 13 tháng 6 năm 2009 tại Morton Grove, Illinois. Tác phẩm do nghệ nhân Houston David Adickes điêu khắc, đã được vận chuyển đến Công Viên Tổng Thống nằm gần núi Rushmore ở Nam Dakota. (theo http://www.zimbio.com/)
Truyền thông Mỹ đang như đàn ông ong vỡ tổ không ngớt tấn công Obama trong lời so sánh lịch sử này, và Barack Obama, vị tổng thống da màu đầu tiên, đắc cử liên tục hai nhiệm kỳ, người làm dân da màu trên toàn thế giới không còn mặc cảm khi đứng trước một người da trắng, vị cha già của bảo hiểm y tế Obamacare thời danh, người chấm dứt hai cuộc chiến tranh Iraq và Afganistan, đẩy Mubarak ra khỏi chính trường Ai Cập, đích thân chỉ huy cuộc săn lùng và giết chết Bin Laden, liên minh với Âu châu tiêu diệt Moammar Gaddafi, cải thiện khuôn mặt diều hâu của Mỹ đối với thế giới, dẹp bỏ những phương thức tra tấn tù nhân trá hình được cho phép dưới thời Georges Bush, cùng với G20 cứu vãn kinh tế thế giới bằng cách bơm 500 tỉ USD vào quỹ tiền tệ quốc tế MFI trong cuộc khủng hoảng 2009-2010, hòa dịu với Iran và mở cửa cho Cuba, xoay trục sang châu Á Thái Bình Dương...
Có thể nói, Obama sẽ là vị tổng thống danh giá hàng đầu nhân loại, xứng đáng được tạc tượng ngang hàng với các vị tổng thống tiền nhiệm đã ghi sâu vào lòng dân tộc Hoa Kỳ như Washington, Jefferson, Lincoln, Roosevelt được khắc trên núi Mount Rushmore ở bang South Dakota.
Các Tổng Thống được chọn đại diện cho những cột mốc quan trọng: thành lập (Washington), tăng trưởng (Jefferson), phát triển (Roosevelt) và bảo quản (Lincoln) của lịch sử Hoa Kỳ. Ảnh http://www.wherearesueandmike.com/2012_11_01_archive.html
Nhắc đến các vị tổng thống khai quốc Hoa Kỳ, cũng nhân đó trích ra đây cái nhìn của họ về Thiên Chúa giáo như sau :
Thomas Jefferson (1743-1826), tổng thống thứ 3:
Trong mọi quốc gia và trong mọi thời đại, linh mục đều đã thù nghịch đối với tự do. (In every country and in every age, the priest has been hostile to liberty).
Thượng Đế là một nhân vật có những tính cực kỳ độc ác, bất khoan dung, đồng bóng , và bất công. (The God is a being of terrific character - cruel, vindictive, capricious, and unjust).
Đã tới 50, 60 năm từ ngày tôi đọc cuốn Khải Huyền, và từ đó tôi coi nó chỉ là những lời điên dại mê sảng của một kẻ cuồng điên (It has been 50 and 60 years since I read the Apocalypse, and I then considered it merely the ravings of a maniac).
James Madison (1751-1836), tổng thống thứ 4:
Trong gần 15 thế kỷ, cơ sở hợp pháp của Ki Tô giáo đã được phán xét. Hoa trái của Ki Tô giáo là gì ? Ở khắp nơi, không nhiều thì ít, sự lười biếng và hãnh diện của giới giáo sĩ, sự ngu tối và quỵ lụy của giới tín đồ, sự mê tín, cố chấp và bạo hành trong cả hai giới (During almost 15 centuries has the legal establishment of Christianity been on trial. What has been its fruits? More or less in all places, pride and indolence in the clergy; ignorance and servility in the laity; in both, superstition, bigotry, and persecution.)
Abraham Lincoln (1809-1865), tổng thống thứ 16:
Cả hai (Catô Rôma và Tin Lành) đều đọc cùng một cuốn thánh kinh, cầu nguyện cùng một Thượng Đế, và người này viện đến sự giúp đỡ của ngài chống lại người kia (Both read the same Bible, and pray to the same God; and each invokes His aid against the other.)
▪ Chiến tranh Nam Bắc và bức thư của mục sư Charles Chiniquy gửi TT Lincoln
Ngoài ra, nếu như lời nói Charles Chiniquy(2) đủ sức thuyết phục, người Mỹ còn phải xem Vatican là kẻ thù xâm lược đã tìm cách gây ra cuộc chiến Nam Bắc tương tàn của Hoa Kỳ hòng mưu đồ thực dân quốc gia trẻ trung này. Chính giáo hoàng Pius IX (1846-1878) đã ra lệnh ám sát vị tổng thống chủ trương xóa bỏ nô lệ Abraham Lincoln theo ông linh mục nổi loạn được mệnh danh là Luther của Canada chống Vatican này. Đây là những gì được Charles Chiniquy tiết lộ qua thư từ giữa ông và TT Lincoln, nếu so với lời thề của Dòng Chúa Cứu Thế (Dòng Tên giả dạng*) thì có rất nhiều điểm tương đồng, vì lúc bấy giờ, Vatican không ủng hộ Lincoln, mà ủng hộ cho Jefferson Davis, tổng thống duy nhất của cái gọi là ''Liên Bang các quốc gia Mỹ Châu'', lãnh tụ chính của phe ly khai:

Mục sư Charles Chiniquy (1809–1899)
"Cuộc chiến tranh này sẽ không bao giờ có thể xảy ra nếu không có những ảnh hưởng tàn hại của các tu sĩ Dòng Tên (cũng được gọi là Dòng Chúa Cứu Thế, TQH). Chúng ta nợ giáo triều La Mã để được thấy đất nước của chúng ta bị nhuộm đỏ bằng máu của chính những đứa con yêu quý nhất của mình. Mặc dù có sự dị biệt quan điểm lớn lao giữa hai miền Nam Bắc về vấn đề chế độ nô lệ, Jeff Davis hay bất kỳ ai trong số các lãnh tụ của Liên Bang sẽ không dám tấn công miền Bắc, nếu không dựa vào những lời hứa của các tu sĩ Dòng Tên, được ẩn núp dưới chiêu bài Dân Chủ, không dựa vào tiền bạc và vũ khí của CaTô Rôma, ngay cả những vũ khí được Pháp cung cấp thì làm sao họ dám tấn công chúng ta. Tôi thương hại các linh mục, các giám mục và các tu sĩ La Mã ở Hoa Kỳ, một khi mà nhân dân nhận ra rằng họ có một phần rất lớn trách nhiệm cho nước mắt và máu đã đổ trong cuộc chiến này, thì càng lâu, sự trả thù sẽ càng khủng khiếp hơn.
Tôi che giấu những gì tôi biết về vấn đề này, không cho quốc dân biết; Vì nếu người ta biết toàn bộ sự thật, cuộc chiến này sẽ biến thành một cuộc chiến tranh tôn giáo, và nó sẽ, cùng một lúc, có một sắc thái man rợ và đẫm máu gấp mười lần hơn, nó sẽ trở nên tàn nhẫn như tất cả các cuộc chiến tranh tôn giáo. Nó sẽ trở thành một cuộc chiến tranh hủy diệt cả hai bên. Tin Lành của cả hai miền Nam Bắc chắc chắn sẽ đoàn kết để tiêu diệt các linh mục và các tu sỹ, nếu họ có thể nghe thấy những gì Giáo sư Morse đã nói với tôi về âm mưu được chính thành La Mã tính toán để tiêu diệt nền Cộng hòa này, và nếu có thể biết được các linh mục, nữ tu, và các tu sĩ, hàng ngày cập bến vào đất nước chúng ta, với lý do giảng đạo, trao truyền kiến thức trong các trường học của mình, chăm sóc người bệnh tại các bệnh viện, không ai khác hơn là các sứ giả của Giáo Hoàng, của Napoleon, và các chế độ độc tài khác ở châu Âu, nhằm phá hoại các định chế của chúng ta, tách lìa nhân tâm ra khỏi hiến pháp và luật pháp của chúng ta, phá hủy các trường học của chúng ta, và chuẩn bị cho một tình trạng vô chính phủ ở đây như họ đã làm ở Ireland, ở Mexico, Tây Ban Nha, và bất cứ nơi nào có bất kỳ dân tộc nào muốn được tự do, vv. "
▪ Dòng Tên và Dòng Chúa Cứu Thế
(*) SH chú thích: Dòng Tên (Society of Jesus:Giáo Hoàng Paul III  chuẩn nhận ngày September 27, 1540. Năm 1773 GH Clement XIV , dưới áp lực của các chính phủ Pháp,  Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, đã ra sắc chỉ bãi bỏ Dòng Tên.
http://www.britannica.com/EBchecked/topic/302999/Jesuit
"Trong cuốn Dictionnaire grammatical Redemptoriste -- Jesuite déguise – (Dòng Chúa Cứu Thế là Dòng Tên giả dạng). Hồi ấy Dòng Tên đã bị bãi bỏ. Và trong cuốn Dictionnaire de Littre của nhóm Bách Khoa, danh từ Redemptoriste được giải thích Jesuite de campagné dépassé (linh mục Dòng Tên thôn quê đã lỗi thời!)" (trích LM. Hồng Phúc, TU SỸ DÒNG CHÚA CỨU THẾ NGƯỜI LÀ AI ?, http://www.cuuthe.com/ongoi/ogtusydcct.html)
(This war would never have been possible without the sinister influence of the Jesuits. We owe it to Popery that we now see our land reddened with the blood of her noblest sons. Though there were great differences of opinion between the South and the North, on the question of slavery, neither Jeff Davis nor any one of the leading men of the Confederacy would have dared to attack the North, had they not relied on the promises of the Jesuits, that under the mask of Democracy, the money and the arms of the Roman Catholic, even the arms of France, were at their disposal, if they would attack us. I pity the priests, the bishops and the monks of Rome in the United States, when the people realize that they are, in great part, responsible for the tears and the blood shed in this war; the later the more terrible will the retribution be.
I conceal what I know, on that subject, from the knowledge of the nation; for if the people knew the whole truth, this war would turn into a religious war, and it would, at once, take a tenfold more savage and bloody character, it would become merciless as all religious wars are. It would become a war of extermination on both sides. The Protestants of both the North and the South would surely unite to exterminate the priests and the Jesuits, if they could hear what Professor Morse has said to me of the plots made in the very city of Rome to destroy this Republic, and if they could learn how the priests, the nuns, and the monks, which daily land on our shores, under the pretext of preaching their religion, instructing the people in their schools, taking care of the sick in the hospitals, are nothing else but the emissaries of the Pope, of Napoleon, and the other despots of Europe, to undermine our institutions, alienate the hearts of our people from our constitution, and our laws, destroy our schools, and prepare a reign of anarchy here as they have done in Ireland, in Mexico, in Spain, and wherever there are any people who want to be free, ect.)(3)
Lời lẽ của Abraham Lincoln trong đoạn văn trên chính là những gì đã xảy ra tại VN: giảng đạo, dạy học, chăm sóc y tế, xây dựng nhà thờ và đường xá cầu cống, trước là để phục vụ cho chính nhà cầm quyền thực dân bản địa, sau là khiến dân An Nam hàm ơn khai sáng và sống mãi trong lòng con dân Chúa ho đến ngày nay.

Khóa Tập huấn kỹ năng Emmaus II của Caritas Việt Nam - Quận 9

Nhà nuôi trẻ mồ côi khuyết tật giáo phận Thanh hóa
Caritas Phan Thiết
Khám bệnh và phát quà Năm mới tại Giáo xứ Kim Ngọc
Song song với các công việc giả nhân nghĩa này là cả một âm mưu biến VN thành quốc gia Thiên Chúa giáo phục vụ cho quyền lợi liên minh Vatican-Pháp, từ việc cấp gạo cho người cải đạo đến việc cấm thờ cúng ông bà tổ tiên(4) , biến người Lương Giáo thành hai kẻ nội thù qua cuộc kháng chiến, và xa hơn nữa là tiêu diệt ngôn ngữ và tiếng nói trong mục tiêu mở rộng biên cương outre-mer (ở nước ngoài) của nước Đại Pháp, lúc đó là trưởng nữ của giáo hội (fille ainée de l'Eglise).
▪ Abraham Lincoln đã mơ ước điều gì khi ông còn sống ?
''Tôi không có tham vọng là một nhà tiên tri. Nhưng mặc dù không phải là nhà tiên tri, tôi thấy một đám mây rất tối nơi chân trời của chúng ta. Và đó là đám mây đen đang đến từ La Mã. Nó được tụ đầy với nước mắt bằng máu. Nó sẽ tăng lên và tăng cho đến khi hai cánh của nó sẽ bị tàn phá bởi một tia chớp, theo sau là một tiếng tràng sấm sét khủng khiếp. Sau đó, một cơn bão, như thế giới chưa bao giờ nhìn thấy, sẽ vượt qua đất nước này, gieo rắc đổ nát hoang tàn từ Bắc vào Nam. Sau khi nó kết thúc, sẽ có ngày dài của hòa bình và thịnh vượng: Bởi vì Giáo Triều La Mã, với các linh mục dòng Tên và những tòa án dị giáo man rợ, sẽ được vĩnh viễn quét sạch khỏi đất nước của chúng ta. Cả tôi lẫn bạn thì không được, nhưng con em của chúng ta sẽ nhìn thấy những điều đó. "

Abraham Lincoln
(I do not pretend to be a prophet. But though not a prophet, I see a very dark cloud on our horizon. And that dark cloud is coming from Rome. It is filled with tears of blood. It will rise and increase till its flanks will be torn by a flash of lightning, followed by a fearful peal of thunder. Then a cyclone, such as the world has never seen, will pass over this country, spreading ruin and desolation from north to south. After it is over, there will be long days of peace and prosperity: for Popery, with its Jesuits and merciless Inquisition, will have been for ever swept away from our country. Neither I nor you, but our children, will see those things.)(5)
Ngay cả Hoa Kỳ, khi còn là một quốc gia yếu kém vừa mới lập quốc, đã từng là nạn nhân của liên minh Vatican-Pháp thì nói chi đến các nước nhỏ bé như Việt, Miên, Lào !
Charles Chiniquy còn nói rằng, khi Vatican muốn giết ai thì ngưới ấy không thể nào sống sót. Lincoln và Kennedy đều chết bởi bàn tay của La Mã theo Eric Jon Phelps trong cuốn ''Vatican Assasins''.
Nếu Vatican có bàn tay vươn dài, quyền lực trùm khắp như vậy, và nếu Vatican muốn nhân loại quên đi những tội ác của nó trong quá khứ, thì đó cũng chẳng phải là một việc lớn lao gì. Vatican có thể mua đứt các cơ quan truyền thông hoặc các tác giả danh tiếng để có những bài báo hoặc sách vở ca tụng tòa Thánh, bôi nhọ những ai dám chống lại giáo hội. Những uẩn khúc của Abraham Lincoln   có thể đã bị Vatican tìm mọi cách làm lu mờ, xóa tan hình ảnh thâm độc của giáo hội bằng thế lực và tiền bạc giống như ngày nay giáo hội chấp nhận chi hằng tỉ dollars để ém nhẹm các vụ lạm dâm, ấu dâm mà cả thế giới, ngay cả Liên Hiệp Quốc, đều lên án.
Những lời nói khá hằn học của vị tổng thống lập quốc vĩ đại Hoa Kỳ, cha già của sự xóa bỏ chế độ nô lệ, cũng có thể là Chúa Cứu Thế của những ai được giải phóng khỏi kiếp nô lệ mà Thiên Chúa giáo lại chính là cha đẻ, qua Thánh kinh và qua lịch sử(6) , như muốn xóay vào lòng người VN yêu nước, vì nó rất giống với tâm trạng của những dân tộc từng bị bọn quạ đen tìm đến gieo rắc mối thù giữa anh em cùng một nòi giống :
«Chúng ta nợ giáo triều La Mã để được thấy đất nước của chúng ta bị nhuộm đỏ bằng máu của chính những đứa con yêu quý nhất của mình.»
Hình ảnh mà tổng thống Lincoln nhìn thấy qua cuộc chiến tranh Ly Khai (Civil war 1861-1865) của Hoa Kỳ không phải là điều mà chúng ta đã phải gánh chịu từ lúc Pháp xâm lăng VN và kéo dài mãi cho đến 1975 hay sao ?
Bao nhiêu xương máu con Rồng cháu Tiên đã đổ ra vì quyền lợi của liên minh Vatican-Pháp và liên minh Vatican-Mỹ ?(7)
Nhưng con dân người Việt có mơ ước như Abraham Lincoln từng mơ ước trước khi bị ám sát rằng ''...giáo triều La Mã, với các linh mục dòng Tên và những tòa án dị giáo man rợ, sẽ được vĩnh viễn quét sạch khỏi đất nước của chúng ta !'' không ?
Abraham Lincoln quả thực đã thấm thía tính cách hiểm độc của Giáo Hội La Mã, khi không còn nhiều quyền lực thì sử dụng bàn tay sắt bọc nhung để giết người, ông phải lãnh đạo đất nước trong cuộc nội chiến tương tàn, dù biết thực chất có La Mã đứng đằng sau các tiểu bang chủ trương nô lệ phương Nam, Lincoln cũng đành phải ngậm miệng mà chiến đấu, không dám tố cáo giáo hội, sợ bùng vỡ ra một cuộc chiến tranh tôn giáo, mà bất kỳ một nhà lãnh đạo sáng suốt nào cũng nên tránh.
Barack Obama có lẽ đã nhìn thấy cái hiểm họa chiến tranh tôn giáo như Abraham Lincoln thấy nên ông đã không ngại so sánh sự tàn ác thiêu sống người của IS với sự tàn ác tàn sát, tra tấn và thiêu sống người của các cuộc Thánh chiến hoặc tòa án dị giáo.
▪ Thế còn nhà cầm quyền VN?
Nhà cầm quyền VN chắc chắn thấy rõ hiểm họa của Vatican ở VN qua các cuộc hô hào đấu tranh đòi quyền này quyền nọ ở VN, nhưng đảng CSVN, cũng như Abraham Lincoln, đành phải giả vờ như không biết, vẫn cấm đoán việc bôi nhọ và hô hào bài xích tôn giáo, dù là cái tôn giáo theo chân giặc để xâm lăng dân tộc.
Sự ác tự nó là sự ác, không có thời gian và không gian, nó nằm trong cách suy nghĩ của con người và nó phát ra bên ngoài tùy theo nhu cầu và hoàn cảnh, dưới nhiều hình thức; nhưng sự ác không có biên giới, không trước hay sau; nó cần được lên án qua lịch sử, dù 1000 năm trước hay 1000 năm sau thì sự ác vẫn là bất chánh, là tà đạo. Nếu không nhận diện kịp thời, nó sẽ bùng nổ lớn, lúc đó muốn dập tắt nó e rằng phải tốn nhiều xương máu của nhân loại.
So sánh Obama đưa ra như trái bom nổ vào tòa Thánh La Mã, nhưng là trái bom lương tri, trái bom cảnh tỉnh, trái bom của sự thực; và có sự thực nào mà lại không làm mất lòng?
Đừng tưởng rằng ngày nay thế tục đang đánh nhau với thế tục ở Trung Đông, mà chính niềm tin tôn giáo ẩn núp đằng sau các lực lượng thế tục tàn bạo này; bên IS sử dụng cách thức giết người của kẻ nghèo và yếu, bên Âu Mỹ sử dụng vũ khí sát thương hàng loạt. Cả hai bên đều nhân danh nền văn minh gốc là Hồi Giáo và Thiên Chúa giáo. Đây là điều đã được thú nhận bằng chính miệng lưỡi của cựu thống đốc bang Virginia  Jim Gilmore(8) khi ông này cực lực lên án so sánh Obama như là sự xúc phạm mà cả đời chưa nghe tổng thống nào nói (“are the most offensive I’ve ever heard a president make in my lifetime.”) hoặc Obama đã xúc phạm mọi tín hữu Kitô ở Hoa Kỳ... Điều này đã đi quá xa đến mức rằng ông Obama không còn tin tưởng vào Hoa Kỳ và những giá trị chung của chúng ta (“He has offended every believing Christian in the United States,...This goes further to the point that Mr. Obama does not believe in America or the values we all share.”) và đặc biệt hơn cả là ý thức của Gilmore đối với cuộc chiến chống lại IS là cuộc chiến tôn giáo: Chúng ta đang có cuộc chiến tranh tôn giáo và tổng thống cần phải bày tỏ sự đoàn kết với tôn giáo của chúng ta (we’re in a “religious war” and the president needs to show solidarity with “our” religion).
Khi tôi đưa ra sự kiện rằng chính Giáo Hoàng Phanxicô đã yêu cầu Tây phương ''sử dụng một giải pháp quân sự'' (xem Pope Francis Endorses Use Of Force Against ISIS In Iraq, Historic First Time: Catholic Pontiff Pope Francis Supports Military Intervention Against ISIS In Iraq) để đối phó với IS, thì hầu như giáo dân cho rằng tôi bôi xấu 'giáo hội yêu chuộng hòa bình' của họ. Nhưng khi miệng lưỡi của con chiên có quyền lực trong tay như Jim Gilmore thì sự ngụy trang cho một khuôn mặt yêu chuộng hòa bình giả dối đã trở nên không cần thiết.
Khi các phi công Hoa Kỳ và đồng minh đang đánh trả các mục tiêu IS ở Trung Đông thì các con chiên ngoan đạo Kitô, tựa như bầy ong vò vẽ đang vù vù bay, cũng không ngưng bề hội đồng Obama tại Mỹ. Ở Trung Đông là một cuộc ''Thánh chiến'' (chiến tranh tôn giáo) theo Jim Gilmore thì tại Hoa Kỳ cũng là một cuộc Thánh chiến đánh Obama được điều động bỡi các tay giáo phiệt ẩn núp rất kín.
▪ Tổng Thống Obama Chúc Tết Nguyên Đán
Khi tôi viết bài này vào ngày mồng một Tết Nguyên Đán, tổng thống Obama lại chúc tết toàn thể công dân Mỹ và công dân thế giới (President Obama Sends Warm Wishes for the Lunar New Year) với thông điệp hòa bình, cởi mở và đa văn hóa. Có lẽ cũng là một lời nhắn với phe bảo thủ rằng Hoa Kỳ là quốc gia không chấp nhận chỉ theo Kitô giáo và muốn điều này được ghi vào hiến pháp như phe cánh Tea Party Mỹ ao ước.

SH: Lời chúc bắt đầu như sau: Michelle và tôi gửi lời chúc nồng nhiệt nhất đến tất cả mọi người chào đón năm mới âm lịch ở đây tại Mỹ và trên toàn thế giới. Tôi sẽ luôn nhớ những cuộc diễu hành, bắn pháo hoa, và các cuộc tụ họp chung quanh dịp Tết Nguyên Đán khi tôi lớn lên ở Hawaii. Và bây giờ với tư cách là Tổng Thống, lễ kỷ niệm này là một lời nhắc nhở hoàn hảo của nhiều nền văn hóa và tín ngưỡng đã tạo thành chúng ta, những người Mỹ.
....
Chúc mừng năm mới, tất cả mọi người.
Có một thú vị mà tôi muốn chia sẻ với các bạn ở đây là, trái với phản ứng cực đoan của báo chí Mỹ và Do Thái, Âu châu, nhất là giới độc giả bình thường, lại rất hâm mộ so sánh của Obama !
Trang nhà của nhật báo 20 phút (20 minutes) ngày 07.02.2015(9) đã chạy trang nhất với tiêu đề: Obama attaqué pour avoir comparé la violence djihadiste aux croisades (Obama bị tấn công vì đã so sánh sự tàn bạo của Thánh chiến Hồi giáo với Thập tự chinh). Bài báo chỉ tường thuật lại những búa rìu mà phe Cọng Hòa và bè nhóm báo chí cực hữu Mỹ thi nhau rủa sả vào  vị tổng thống Hoa Kỳ có một không hai này.
Bài báo không thu hút sự chú ý hơn các bài báo ở Mỹ, nhưng các bình luận của bài báo này lại là điều đã khiến cho bài viết này lên diễn đàn vào ngày đầu xuân Ất Mùi 2015.
Muốn xem phản ứng của dân Pháp, quốc gia mà các đời giáo hoàng từ trước các thấp niên 60 đều rất hãnh diện là Trưởng Nữ của giáo hội, hãy vào link facebook của trang nhà này(10) để thấy rằng chúng nó đã phản ! phản hết rồi !
Đọc các bình luận, ta thấy rõ ngay một điều mà không cần một nhà thống kê tôn giáo nào phải lên tiếng: đạo Chúa đã hết thời ở Pháp nói riêng và Âu châu nói chung ! Vì gần như hầu hết mọi người đều cho rằng TT Obama có lý!
Để mọi độc giả VN được hiểu, tôi xin trích một số những ý kiến ủng hộ ông Obama, và dĩ nhiên, một số những ý kiến chống đối, cho mọi người có một cái nhìn trung thực về tình hình phát triển của đạo Công Giáo bên Âu Châu như thế nào vào thế kỷ 21 (gọi vậy để làm vừa lòng con chiên VN chứ đạo Công Cộng không bao giờ có trên trái đất, người Âu Mỹ chả ai biết Public Religion là gì, họ chỉ biết đạo Roman Catholic mà giáo sư Trần Chung Ngọc thường phiên âm là Catô Rôma giáo)
▪ Các lời bình về phát biểu của TT Obama
Ý kiến thuận:
  • Pedro Gonçalves: Le voilà, un homme qui essaie de réagir, le pigeon d'Hollande devrait faire de meme. Đây đúng là một người đàn ông đang muốn hành động, con bồ câu của  Hollande (tổng thống Pháp) cũng nên làm một cái gì tương tự.
  • Belphé Gore: Il n'a fait qu'énoncer des évidences ! Si les chrétiens se sentent insultés c'est qu'ils n'assument pas leur passé ! Ông ấy chỉ đưa ra cái điều quá hiển nhiên mà thôi ! Nếu người Kitô giáo cảm thấy bị lăng nhục là vì họ không dám thừa nhận chính quá khứ của mình !
  • Kevin Morel: Si on pouvais arreter avec c'est probleme de religion le monde nen serais que meilleur ( Viết sai chính tả và văn phạm, nhưng có thể dịch như sau) : Nếu người ta có thể chấm dứt được các vấn đề tôn giáo thì nhân loại chỉ có thể tốt hơn.
  • Michelle Cagnol: C'est pourtant la vérité même si elle dérange. Mặc dù nó gây khó chịu, nhưng đó là sự thực.
  • Gabrielle Vaucan: Les guerres dites "saintes" toutes religions confondues ont apporté la mort, le pillage, la désolation.. Barack Obama même s'il a choqué, n'a fait que rappeler cette évidence. Cela fait partie de l'histoire, alors pourquoi ne pas en parler. Những cuộc chiến được gọi là ''thánh'' của tất cả các tôn giáo gom lại đã gây ra chết chóc, cướp bóc, tàn phá...Barack Obama dù rất nghịch lỗ tai, nhưng ông chỉ nhắc nhở lại một sự thực quá hiển nhiên. Điều đó đã là lịch sử, thì tại sao lại không thể được thảo luận ?
  • Guigui Watson: La religion fait plus de mort que le sida …Tôn giáo gây nhiều chết chóc hơn là bệnh SIDA...
  • Fred Content: Il ne faut en effet pas oublier que la chrétienté a fait subir des horreurs, contraint des populations entières a se convertir !!! Thực không nên quên rằng Kitô giáo đã gây thống khổ kinh hãi, bắt buộc hằng khối người phải cải đạo !!!
  • Floriane Guedon: Si ce qu'a dit Obama ne convient pas à certains, moi je lui donne raison. Les catholiques ont tué des milliers de personnes au nom de dieu. Certes nous vivons l'horreur . Mais il ne faut pas faire l'autruche. Moi je suis athée. Et en plus je suis Charlie. Nếu những gì Obama nói không hạp nhĩ một số nguời, tôi lại cho rằng ông ấy có lý. Người Công giáo đã giết hằng nghìn người nhân danh thượng đế. Chúng ta hẵn đã phải sống trong kinh hoàng, nhưng không phải vì thế mà không dám đối diện với sự thực. Tôi là người vô thần. Và hơn nữa, tôi là Charlie.
  • Dupond Andrée: Je suis d'accord , au temps des croisades ou même de l'inquisition , ils se sont passées des exactions pas très reluisantes , a cette epoque il est vrai que les esprits etaient fermés , maintenant nous sommes capables , de dire non pas de cela , dieu ou pas dieu chacun est maître de ses pensées , sans avoir a les imposer a autrui , respect des gens du pays et sans burqua en france s v, p. Tôi đồng ý (với TT Obama), vào thời đại của các cuộc chiến Thập Tự và ngay cả những tòa án dị giáo, có những vụ đòi tiền chẳng lấy gì làm đẹp mặt, vào lúc bấy giờ phải nói là đầu óc (con người) còn đóng kín, ngày nay chúng ta có bản lãnh để nói không với những thứ đó (bạo lực), thượng đế hay không thượng đế mỗi người tự làm chủ lấy tư tưởng của mình, mà không áp đặt người khác, tôn trọng người bản xứ (ý nói là người Pháp) và xin quý vi không mang khăn trùm mặt (Hồi giáo) ở Pháp.
  • Jacques Lafaye: Je trouve des similitudes, les Chrétiens ont fait peut-être pire lors des croisades. Tôi tìm thấy những đồng dạng, người Kitô có lẽ đã còn làm tệ hơn nữa trong các cuộc chiến Thập Tự.
  • Patricia Ravail: Les croisades etaient aussi au nom de dieu!!il faut arreter de faire les gens outres et apprendre l histoire!! Những cuộc Thập Tự Chinh đã nhân danh thượng đế !! Đừng có làm cho người ta trở nên trơ lì và nên học hỏi lịch sử !!
  • Lingat Philippe: C'est pourtant une realite. Les horreurs perpetrees par les chrtiens un peu partout dans le monde. Le nombre de crimes commis au nom de dieu. Đó lại chính là sự thực. Những thực tế kinh hoàng đã được thực hiện bởi người Kitô giáo tràn khắp thế giới. Những tội ác đã được phạm nhân danh thượng đế.
  • Patrick Labanane Gataleta: Je me fais le meme rapprochement...Tôi cũng có ý nghĩ y chang như vậy (so sánh tội ác IS với tội ác của Kitô giáo).
  • Snop Snop: Oui il a raison les religions ont fait beaucoup de mort enfin un président qui dit des vérités notre président devrait en prendre de la graine !!!! Phải rồi ông ta có lý,các tôn giáo đã làm chết rất nhiều người, ít ra cũng có một ông tổng thống dám nói sự thực, tổng thống của chúng ta nên lấy đó làm gương !!!
  • Gregoire Ducrocq: Depuis les tuerie sur paris, j'ai fais le meme comparatif, et oui, les djihadiste sont des barbare, mais il fut un temps ou nous faisions la meme chose. Từ khi xảy ra vụ giết người ở Paris, tôi đã làm một cuộc so sánh tương tự, đúng vậy, những chiến binh Hồi giáo là những kẻ man rợ, nhưng có một thời chúng ta cũng đã làm như vậy.
Ý kiến bất đồng thuận:
  • Riber Denis: Oui y a de ça … Mais les Islamistes ont 1000 ans de retard …Vâng có chuyện đó (chuyện man rợ của Kitô giáo)...Nhưng người Hồi giáo đã tụt hậu 1000 năm...
  • Philippe Tissier: Nous parlons de ce qui se passe actuellement, et pas de la préhistoire.... restons dans le contexte Mr président !!! Chúng ta nên nói những gì đang xảy ra, không nên nói chuyện thời tiền sử, hãy tôn trọng cảnh ngữ của thời đại thưa  tổng thống !!!
  • Eugene Jean: Il y en a toujours qui cherchent un mot dit de travers pour pouvoir en faire des critiques sinon ils sont tellement nuls qu'ils n'auraient rien à se mettre sous la dent. Luôn luôn có kẻ muốn vạch lá tìm sâu để chỉ trích nếu không họ cảm thấy mình vô tích sự chẳng lẽ ngồi im miệng hến.
  • Isabelle Charly: Il faudrait cesser de comparer le passé au present... les temps evoluent et il faudrait apprendre à agir autrement !!! pas d'excuses pour les djihadistes de tout poils ! Phải chấm dứt việc so sánh quá khứ với hiện tại...thời gian không ngừng tiến hóa và phải học hỏi để hành động đúng đắn hơn !!! Không có sự tha thứ nào có thể dành cho bọn thánh chiến Hồi giáo, chấm hết.
Tôi chỉ trích đăng rất ít những bình luận thuận với TT Obama, và nếu làm một cuộc thống kê, thì việc đầu tiên phải nói rằng: Kitô giáo đã hết thời ở Pháp, quốc gia từng là niềm hãnh diện của giáo hội, từng song song với Vatican đi chiếm đất và cướp bóc hay gây chiến tranh chia rẽ để trục lợi.
Lời comment thứ nhất của Pedro Gonçalves khá đặc biệt, xin đọc lại: Le voilà , un homme qui essaie de réagir, le pigeon d'Hollande devrait faire de meme. Đây đúng là một người đàn ông đang muốn hành động, con bồ câu của  Hollande (tổng thống Pháp) cũng nên làm một cái gì tương tự. Chữ nghĩa ở đây hơi bí ẩn một tí nếu không chú ý sẽ hiểu lầm rằng le pigeon Hollande với le Pigeon d'Hollande là lỗi chính tả. Thực ra cách dùng chữ lạ lùng này đòi hỏi phải có thâm ý để hiểu tác giả muốn nói rằng Obama là một người đàn ông đích thực, và Hollande cũng nên trương con bồ câu của mình lên mà gáy, dù rằng nước Pháp lấy con gà trống (le Coq) làm tiêu biểu, nhưng ngữ cảnh ở đây là đảng Dân Chủ Hoa Kỳ với biểu tượng là bồ câu, khi nó qua xứ Pháp thì lại cho cho ta thấy tại sao bồ câu mà oai phong thế trong khi gà trống mà chẳng ra thể thống đàn ông tí nào, dù Charlie Hebdo là sản phẩm biểu tượng cho tự do ngôn luận của Pháp ! Giả thiết là con bồ câu Obama đang rất khí thế rất đàn ông can đảm như vậy, mà lại có con gà trống của ông Hollande cũng sùng cồ lên không kém để hổ trợ với Obama; một ông ở Mỹ, một ông ở Âu châu, có phải là toàn thế giới đã có được một bản song tấu thật tuyệt vời hay không !
Paris, mồng một tết Ất Mùi 2015
_________
Ghi chú:
(1)  Tổng Thống Obama “Sỉ Nhục” Đạo Kitô ?
(2) Linh mục Công giáo người Canada sinh năm 1809 mất năm 1899, cải đạo sang Tin Lành.
(3)  Fifty Years in the Church of Rome - Charles Chiniquy
(4)  Mãi cho đến Cọng Đồng Vatican II năm 1965.
(5)  Sđd Charles Chiniquy
(6) Xem http://sachhiem.net/TTS/TG/TranTrongSy02.php
(7) Tôi xin mượn các cụm từ này của giáo sư sử học Nguyễn Mạnh Quang.
(8)    http://www.washingtonmonthly.com/....php
(9) http://www.20minutes.fr/... croisades
(10) https://fr-fr.facebook.com/20minutes/photos/... 8311/
______________________
Bài liên quan:
- Phản Ứng Về Tin IS Tung Video Thiêu Sống Phi Công Người Jordan (Trần Quốc Hoàn) http://sachhiem.net/THOISU_CT/ChuTr/TranQHoan.php

Một lỗ hổng cho Phán quan Tòa Dị Giáo ?

Sam Harris: Tận cùng của Ðức tin

Lê Quốc Tuấn chuyển Việt

Đặt ra các truy vấn về đạo lý trong các ý nghĩa của hạnh phúc và khổ đau có thể nhanh chóng dẫn chúng ta đến một khu vực xa lạ. Thử nghĩ đến trường hợp tra tấn vì công lý. Thoạt nhìn, dường như đó là một con quỷ không có tham vọng. Thế nhưng, lần đầu tiên trong ký ức đời sống, những người đàn ông đàn bà tử tế trong đất nước chúng ta đã bắt đầu công khai tái xét lại. Các lợi ích của đối tượng này xuất hiện dưới sự khêu gợi từ một thế giới quan đưa ra bởi Alan Dershowitz, một nhà vô địch cổ xưa về các quyền được vô tội cho đến khi có chứng minh là có tội, trên chương trình truyền hình CBS 60 phút. [32] Trong chương trình này, trước hàng triệu khán thính giả vốn nghĩ rằng khó có thể phục hồi quan niệm tra tấn khổ hình, Dershowitz đã trình bày trường hợp bom nổ chậm kiểu mẫu.
Tưởng tượng rằng một tên khủng bố quen thuộc đã cài đặt một trái bom to lớn trong trung tâm thành phố kế bên. Kẻ khủng bố này giờ đang ngồi trong nhà tù. Anh ta không chịu tiết lộ vị trí của trái bom, chỉ cho biết rằng đó là khu vực đã được lựa chọn để tạo hậu quả sát thương tối đa. Trong tình uống này, nhất là khi còn có đủ thời gian để ngăn ngừa một thảm họa sắp xảy ra- dường như sẽ không tổn thương một ai để phủi sách bụi bặm dụng cụ tra tấn kiểu đi tàu bay và đặt gả khủng bố đáng ghét này vào sức thuyết phục của dĩ vãng xa xưa.
Dershowitz đã tranh cãi rằng một tình huống như thế này có thể chia xẻ những ý nghĩa khiến đánh thức được vị phán quan của thời dị giáo trước mặt tất cả chúng ta. Nếu quả bom nổ chậm kia không lay chuyển được quý vị, hãy hình dung đứa con gái bảy tuổi của bạn đang bị ngạt thở từ từ trong một nhà kho cách đó chỉ năm phút, trong khi đó gã khủng bố trong tù đang cầm giữ cái chìa khoá nhà kho giam con gái bạn. Và nếu như con gái bạn chưa đủ để làm chênh các cân, hãy thêm vào những đứa con gái của tất cả các cặp vợ chồng trong một khu vực rộng một ngàn dặm- vì một số sơ suất ngang ngạnh về phía chính phủ của chúng ta, hàng triệu bé gái đang phải ở dưới sự điều khiền của tên thiên tài quỷ sứ hiện đang ngồi trong xiềng xích cùm trói trước mặt bạn. Rõ ràng là, hậu quả sự bất hợp tác của một con người có thể quá trầm trọng, và ác tâm cùng tội lỗi của y quá hiển nhiên, đến mức có thể quấy động đến cả giấc ngủ của những người tự oán ghét mình trong chủ thuyết tương đối về đạo lý.
Ta thường nghĩ rằng vấn nạn đạo lý ghê gớm nhất chúng ta phải đối diện trong sự phục hồi tra tấn là chúng ta sẽ buộc phải khảo tra một số những người đàn ông đàn bà vô tội. Hầu hết chúng ta muốn được đóng cái nắp tòa dị giáo vào trường hợp trên bắt đầu lúng túng trước những tình huống chi tiết của thực tế, khi tội lỗi của một con người đơn độc trở nên một sự thể của một số điều không chắc chắn. Và sự việc này xảy đến trước cả khi những môi lo lắng khác thu hút chú tâm của chúng ta. Chẳng hạn như chứng cớ đáng tin cậy nào có thể suy ra được dưới những đòn khảo tra ? Chúng ta không cần phải đặt ra những câu hỏi như thế vì chúng ta đã từng do dự trước hiểu biết rằng, trong thế giới thực này, mình không thể bảo một người là có tội chỉ bằng cách nhìn thấy.
Do đó dường như là chúng ta có hai tình huống khiến sẽ lay động những con người loạn trí và những con người tử tế nhất: trong tình huống thứ nhất, như đã được hình dung bởi Dershowitz, dường như cứ kiên quyết lo lắng cho quyền lợi của tên khủng bố khi bao nhiêu sinh mạng vô tội bị đe dọa; một đàng thực tế hơn, sự không chắc về tội phạm của một con người thường loại đi sự xử dụng đến khảo tra. Có phải đây là vấn đề của chúng ta ? Chắc là không phải.
Vấn đề cho thấy là những kềm chế xử dụng đến khảo tra ấy không thể hòa hợp với ý muốn gây chiến của chúng ta ngay tự khởi đầu. Vả lại, “những chết chóc tương tàn” các tra khảo tình cờ nhầm lên người vô tội ? Bất cứ khi nào chúng ta đồng lòng thả những trái bom, chúng ta hành động như thế với hiểu biết rằng sẽ có một số trẻ con bị mù lòa, phanh bụng, tê liệt, mồ côi và bị sát hại. Thật kỳ lạ là trong khi việc hành hạ chính bản thân Osama bin Laden có thể gây nên những biến động về lương tâm giữa các nhà lãnh đạo của chúng ta (dù hoàn toàn có thể tiên liệu, do đó chấp nhận được) trong khi việc sát hại trẻ con lại không .
Do đó giờ đây chúng ta có thể hỏi rằng nếu chúng ta sẵn lòng hành động trong một phương cách có thể bảo đảm một số giới hạn các đau khổ và chết chóc của những trẻ con vô tội thì cớ sao phải nương nhẹ với tên khủng bố ? Có khác biệt gì giữa sự việc theo đuổi một hành động khiến tình cờ tra tấn nhầm vào những người vô tội, và việc thực hiện một phương cách khiến tình cờ giết hại đến nhiều sinh mạng đàn ông, đàn bà trẻ em vô tội ? Hơn nữa, dường như rõ ràng là việc ứng dụng khảo tra nhầm sẽ mang đến ít tổn thương cho chúng ta hơn là những cái chết tương tàn: nói cho cùng, không hề có trẻ thơ bị giam giữ ở trại giam Guantanamo Bay, chỉ có những thiếu niên tương đối hư hỏng, đa số bị bắt quả tang khi đang tìm cách sát hại quân lính của chúng ta.[33] Khảo tra còn không hề mang đến một rủi ro đáng kể nào về sát thương hay thương tật vĩnh viễn trên nạn nhân; trong khi các tổn thương lẫn lộn thì hầu như là què quặt và tử thương. Bài toán chia có tính đạo lý được mở ra ở đây như để mang đến một đề nghị là những ai muốn thả những trái bom cũng có thể muốn bắt cóc luôn cả những kẻ thân thích lân cận của những tên bị tình nghi khủng bố - mẹ, vợ hoặc con gái chúng- để mà tra khảo với giả định là sẽ tìm được điều gì có lợi cho phe chúng ta từ cách khảo tra như vậy. Phải thú nhận rằng, đấy sẽ là một hậu quả ghê khiếp từng có thể đạt được qua tranh cãi có lý trí, và chúng ta muốn tìm cách nào đó để thoát khỏi được điều này.[34]
Trong nội dung này, chúng ta nên ghi nhận rằng nhiều ảnh hưởng khác nhau lên cảm tính của chúng ta về môt hành vi bạo lực trên thể xác, cũng như các trực giác của chúng ta về tình trạng đạo đức. Như Glover vạch rõ, “trong chiến tranh hiện đại, cái đáng kinh hãi nhất là một chỉ hướng nghèo nàn cho sự việc nào là tổn thương nhất”. Để biết được ông nội của một ai đó đang thực hiện một phi vụ thả bom ở Dresden hồi thế chiến thứ hai là một chuyện, biết được ông ấy đã sát hại năm bé gái và mẹ chúng bằng một cái xẻng là một việc khác. Chúng ta có thể chắc rằng ông có thể đã sát hại nhiều đàn bà, thiếu nữ hơn từ cách thả bom xuống ở những độ cao xa xưa ấy, và biết rằng có lẽ các nạn nhân đã chết trong những kinh hoàng tương tự như nhau, nhưng sự có tội của ông ấy chắc sẽ không như nhau. Thực ra, dường như chúng ta hiểu được, một cách trực giác, rằng phải cần đến một loại người khác hơn để mà gây nên loại bạo hành giết người bằng xẻng. Và như chúng ta sẽ nhận thấy, các ảnh hưởng tâm lý của việc dự phần vào những loại bạo hành này thường là khác biệt. Thử suy nghĩ tường thuật sau đây của một người lính Nga ở Afghanistan: “Giết người rất khó khăn và đáng sợ, nhưng chẳng lâu sau đó bạn nhận ra rằng những gì mình thực sự thấy khó chịu chính là bắn thẳng vào một ai đó. Giết hàng loạt, giết từng tốp một, mới thực sự phấn kích, và ngay cả –tôi đã tự mình nhìn thấy rằng- thật là thích thú” [35] Việc này không phải đến nói rằng chưa một ai từng được tận hưởng thú vui giết người ở ngay kề sát mình; mà để muốn nói rằng tất cả chúng ta đều nhận thấy rằng một thú vui như thế phải cần đến một mức độ nhẫn tâm khác thường để có thể làm người khác đau khổ được.
Có khả năng là chúng ta chỉ đơn giản không được trang bị để chỉnh sửa sự khác biệt này- trở thành, trong các ý nghĩ của Glover, chấn động bởi những gì thương tổn nhất. Không khó khăn gì để tìm một nhân tố cơ bản về sinh học , bởi vì hàng triệu năm ở thảo nguyên Phi châu đã không thể được lựa chọn cho một khả năng tạo nên một cảm giác xúc động cho nỗi kinh hoàng thế kỷ hai mươi. Rằng căn nguyên di truyền Paleolithic giờ có được các vũ khí hoá học, sinh học, và hạt nhân trong tầm tay nghĩa là, từ quan điểm tiến hóa của chúng ta, rất ít khác biệt với việc đem loại kỹ thuật này vào bàn tay loài vượn người. Khác biệt giữa việc giết hại một người và hàng ngàn người có vẻ như không nổi rõ ra như lẽ ra phải như thế. Và như là Glover đã nhận định, trong nhiều trường hợp chúng ta sẽ nhận thấy trường hợp giết một người đơn lẻ lại là đáng ưu phiền hơn. Ba triệu linh hồn có thể bị bỏ đói và bị sát hại ở Congo và những đôi mắt Argus của chúng ta hầu như không hề liếc nhìn đến. Trong khi có một công chúa chết trong một tai nạn giao thông thì cả một phần tư dân số thế gian lăn ra đau buồn. Có lẽ chúng ta không thể hiểu được cái gì cần phải cảm thương để mà thay đổi thế gian của chúng ta.
Ta sẽ cảm thấy như thế nào khi nhìn thấy ba ngàn người đàn ông đàn bà và trẻ em hỏa thiêu ra tro bụi trong không khí chỉ trong vài giây ? Bất cứ ai có được một màn ảnh truyền hình vào ngày 11 tháng Chín năm 2001 giờ đã hiểu được cảm giác ấy. Nhưng hầu hết chúng ta đều không hiểu được gì về những cảm giác ấy. Mục kích cảnh tượng tòa nhà thương mại thế giới nuốt hai chiếc phản lực vào lòng cùng hàng ngàn sinh mạng con người để cuối cùng còn lại là một sự không thể tin được nữa, cho thấy cần phải có một số hình thái hư hại về thần kinh. Rõ ràng là có một số giới hạn mà tâm trí con người có thể kham nổi để mang lại được những cảm giác - chỉ với cái cảnh tượng của một tòa nhà cao tầng, đầy những con người đang làm việc, tan biến thành đống gạch vụn. Có lẽ những điều này sẽ thay đổi.
Trong bất cứ trường hợp nào, nếu quý bạn nghĩ rằng sự tương đương giữa khảo tra và tổn thất chung không có giá trị, bởi vì khảo tra là sự việc có tính cá nhân và tiếp cận trong khi việc thả bom chùm thì không, là bạn đang bị kết tội không tưởng tượng nổi tối thiểu là hai trường hợp: trước tiên là một giấy phút phản tỉnh về những kinh hoàng chắc chắn đã đến với những con người Afghan và Iraq vô tội sẽ cho thấy là họ ngang hàng với các tội phạm trong bất cứ ngục tù nào. Một loại tưởng tượng như thế cần phải có mới mang đến được giá trị ngang nhau cho sự khảo tra và sự tổn thương chung cho sự tách biệt giữa cái đáng kinh sợ và cái gây nhiều tổn thương nhất mà Glover đã nhận xét. Điều này cũng minh chứng được mức độ mà chúng ta từng bị mê hoặc bởi các lối diễn đạt đầy uyển ngữ của chúng ta. Giết người trong một khoảng cách xa thì dễ dàng nhưng cũng không phải là dễ dàng đến mức ấy được.
Thứ hai, nếu như trực giác của chúng ta về cái sai của việc khảo tra sinh ra từ sự không thích nhìn thấy biểu lộ của con người thường xảy ra khi bị tra khảo thì chúng ta nên lưu ý rằng sự không may đặc biệt này có thể là một dược lý bị đánh lừa, bởi vì các loại thuốc làm tê liệt có thể khiến không nghe được tiếng kêu la, không nhìn thấy các đau đớn. Chúng ta có thể dể dàng nghĩ ra các phương cách tra khảo khiến người khảo tra như mù không thể nhìn thấy cái khốn khổ của nạn nhân cũng như người hoa tiêu thả bom ở độ cao ba mươi ngàn bộ. Hậu quả là, tính không ưa thích tự nhiên của chúng ta đối với hình ảnh và âm thanh của luyện ngục không mang lại điểm tựa cho những ai muốn tranh cãi chống lại việc khảo tra. Ðể minh chứng sự trừu tượng khó hiểu đến thế nào của nỗi đau đớn nơi người bị tra khảo, ta chỉ cần tưởng tượng ra một “viên thuốc hành hạ” lý tưởng. một dược liệu có thể mang lại cả hiệu quả cho sự đau đớn lẫn cho cả những dấu diếm sâu kín nhất.
VẬY cán cân sẽ nghiêng về bên nào ? Giả thử rằng chúng ta muốn duy trì một quan điểm đạo đức nhất quán về những sự kiện này, thì điều này có vẻ dẫn đến một trường hợp bắt buộc phải lựa chọn: nếu chúng ta muốn thả những trái bom hoặc ngay cả chấp nhận rủi ro rằng các tầm đạn bắn có thể đi lạc, chúng ta nên sẵn lòng để tra tấn một số loại tội phạm tình nghi và các tù binh; nếu chúng ta sẵn sàng để tra khảo, chúng ta sẽ sẵn sàng để phát khởi một cuộc chiến tranh kiểu hiện đại.
Các đối thủ chống lại việc tra khảo sẽ nhanh nhảu tranh cãi rằng các lời thú tội kết quả từ tra khảo thường nổi tiếng là không đáng tin. Tuy nhiên, với những điều đã nói ở trên, sự phản bác này dường như thiếu sức mạnh. Hãy cứ tạo cho những lời thú tội của quý vị càng không đáng tin đi – cơ hội khiến các yêu cầu tra hỏi của chúng ta sẽ đạt được trong bất kỳ giây phút nào của cuộc tra khảo chỉ cần cân bằng với cái hoàn cảnh mà chúng ta cần phải thả một trái bom xuống. Cơ hội nào sẽ đến khi ảnh hưởng của việc thả trái bom số 117 ở Kandahar sẽ ảnh hưởng đến sự suy tàn của Al Qaeda ? Cơ hội ấy chắc là rất mỏng manh. Thử tính đến kẻ bị bắt giữ đáng giá nhất của chúng ta trong cuộc chiến tranh chống khủng bố :Khalid Sheikh Mohammed. Ðây chính là một tính cách được cắt ra từ tấm vải Dershowitzian. Hiện nay các viên chức chính phủ Hoa kỳ tin rằng chính tay y đã cắt đầu Daniel Pearl, phóng viên tờ Wall Street Journal. Cho dù điều này đúng hay sai, tính cách thành viên của y trong Al Qaeda ít nhiều đã cho thấy y không hề là kẻ “vô tội” trong bất cứ ý nghĩa quan trọng nào, và vai vế của y trong tổ chức này cho thấy rằng các kiến thức của y về những kế hoạch tàn bạo phải là sâu rộng. Trái bom nổ chậm đang đếm ngược. Chỉ cần tính đến những thương tổn chúng ta đang sẵn lòng gây đến cho những tâm hồn và thể xác của các trẻ thơ vô tội ở Afghanistan và Iraq, thì sự chối bỏ việc xử dụng đến khảo tra trong trường hợp của Khalid Sheikh Mohammed dường như là một sự ương ngạnh. Nếu như chỉ có được một trong hàng triệu cơ hội khiến y có thể cho chúng ta biết được một điều gì thông qua khảo tra để dẫn được đến việc triệt phá Al Qaeda, dường như rằng chúng ta nên xử dụng đến tất cả phuơng tiện mà chúng ta có để khiến y phải nói ra.
GIỮA tất cả những điều có thể xảy ra, bất kể là tôi đã viết nhiều đến đâu và bạn đã bắt đầu đọc chương này, đã thuyết phục được rằng tra khảo là một điều thật xấu xa và chúng ta thật khôn ngoan đã tránh không thực hành đến phương cách ấy-thực ra, trong phạm vi rộng, là chúng ta đã văn minh bởi vì chúng ta không thực hành đến sự việc ấy. Hầu hết chúng ta cảm thấy tối thiểu bằng trực giác của mình là chúng ta không thể tập trung được một sự trả đũa vào Deshorwitz và quả bom nổ chậm của ông ấy, chúng ta có thể nương náu trong cơ sở lập luận là mô hình ấy có lẽ không bao giờ xảy đến. Từ viễn cảnh này, tô điểm cơ chế công lý của chúng ta với một dự phòng của công cụ tra khảo trông như vừa không cần thiết vừa nguy hiểm, vì một ngày nào đó sẽ nhìn thấy quy luật của những hậu quả không định trước được sẽ ném toàn bộ công trình vào sự xáo trộn. Bởi vì tôi tin sự giải thích ở trên là vững vàng thỏa đáng, tin rằng mình đã lập luận thành công cho sự xử dụng đếnkhảo tra trong bất cứ tình huống nào mà mình có thể có ý muốn gây ra những tổn thất tương tàn.[36] Ngịch lý thay, sự tương đồng này đã không tạo cho việc xử dụng tra khảo trở nên có thể chấp nhận được một chút nào cho tôi, cũng như, tôi tin rằng cho tất cả các độc giả. Tôi tin rằng ở đây chúng ta đi đến một thứ đại loại như ảo ảnh đạo đức – tương tự như các ảo ảnh tri giác vốn là mối quan tâm dai dẳng đối với các nhà khoa học nghiên cứu các đường thị giác trong não bộ. Vầng trăng tròn xuất hiện ở chốn chân trời không lớn hơn vầng trăng tròn xuất hiện ngay trên đỉnh đầu, nhưng nó trông to hơn, vì những nguyên nhân vẫn còn khó hiểu đối với những nhà khoa học về thần kinh học. Một cây thước giơ ngang bầu trời sẽ chỉ ra được một số điều mà nếu không chúng ta có thể không nhìn thấy được, ngay cả chúng ta hiểu rằng đôi mắt của chính mình có thể phản bội mình. Được lựa chọn giữa việc hành xử trên căn bản của các sự việc như trong thí dụ này, hay trên những gì mang lại từ cây thước đo của mình, hầu hết chúng ta sẽ sẵn lòng bỏ qua những ảo ảnh - đặc biệt khi đời sống của chính mình và tha nhân tùy thuộc vào lựa chọn đó. Tôi tin rằng hầu hết độc giả đã theo dõi đến đây sẽ tự thấy mình căn bản ở trong một quan điểm tương tự đối với tính đạo lý của việc tra tấn khảo cung. Nếu thêm vào những gì đa số chúng ta tin về tính khẩn trương của cuộc chiến tranh chống khủng bố của chúng ta, việc thực hành tra tấn, trong một số trường hợp, có lẽ không chỉ là được phép mà còn là cần thiết. Dù rằng, nó không thể được chấp nhận lắm, trong các ý nghĩa về đạo lý, hơn là trước đây. Nguyên nhân cho điều này, tôi tin, tất cả mọi điều nhỏ nhặt cũng có tính thần kinh học tựa những gì đã tạo nên ảo giác về ánh trăng. Thực tế, đã có một số những bằng chứng khoa học cho thấy rằng trực giác đạo lý của chúng ta bị tác động bởi một khối lượng đáng kể các loại tương cận và xúc cảm nổi bật mà tôi đã trình bày ở trên.[37] Rõ ràng, những trực giác này có thể là sai lầm. Trong trường hợp hiện tại, nhiều sinh mạng vô tội có thể bị mất đi kết quả từ sự bất lực của chúng ta để nhận thấy được một tương đương đạo đức nơi một tương đương đạo đức dường như có hiện diện ở đấy. Có lẽ đến lúc để chúng ta phải lấy thước đo của mình ra mà dương cao lên trên bầu trời. [38]

Sự Lựa chọn sai của Chủ nghĩa hòa bình
Chủ nghĩa hòa bình[39] thường được xem như chọn lấy một vị trí không gây hấn có tính đạo đức để đáp lại sự bạo động của con người. Ðiều dở nhất thường được nói đến về chủ nghĩa này chính là thường rất khó có thể duy trì được một vị trí như thế. Chủ nghĩa hòa bình hầu như chưa từng bị gán cho là rõ ràng kém đạo đức dù tôi tin rằng chính là như thế. Khi ít hiểm nguy, lập trường này biểu hiện sự cao quý, nhưng chủ nghĩa hòa bình rõ ràng không là gì hơn một sự hy sinh tự nguyện, và để cho người khác cùng hy sinh chết theo, trước sự thỏa mãn của bọn sát nhân trên thế gian. Cũng quá đủ để nhận thấy rằng chỉ cần một tên khủng hoảng tâm thần, trang bị không gì hơn với một con dao, có thể sát hại cả một ngôi làng của những người theo chủ nghĩa hòa bình. Chắc chắn một loại khủng hoảng tâm thần ấy có thể xảy ra và chúng thường là được vũ trang tốt hơn thế nhiều. Sợ rằng những phản ánh ở trên về sự khảo tra có thể đem đến một tiềm năng tranh cải cho chủ nghĩa hòa bình, tôi muốn khẳng định ngắn gọn nguyên nhân vì sao tôi tin rằng chúng ta cần phải chấp nhận thực tế là bạo động (hoặc các đe dọa của nó) thường là một sự cần thiết có tính đạo lý.
Có lần tôi đi bộ trên các đưòng phố ở Prague vào đêm khuya, tình cờ gặp một người đàn ông và một phụ nữ trẻ đang xô xát. Khi lại gần, tôi thấy người đàn ông đã say khướt và quá giận dữ, đang tìm cách lôi người phụ nữ vào trong một chiếc xe. Cô ta chống cự lại một cách mạnh mẽ và quyết liệt, nhưng ông ta một tay nắm được cánh tay cô ta còn tay kia dọa sẽ đánh vào mặt cô-và dường như y đã đánh cô ấy một lần trước khi tôi kịp đến. Cánh cửa sau của chiếc xe mở toang, và một người đồng phạm đã ngồi sẵn trên tay lái. Một số đàn ông khác đi qua lại chung quanh đó, nhìn cử chỉ, ánh mắt của họ, thảy như đều đồng ý với cuộc truy bức đang xảy ra này.
Không biết mình phải làm gì. Nhưng lập tức tôi như đứng về phía người phụ nữ để bênh vực cô ấy. Nhưng khi máu nóng mình dâng cao và khi kẻ tấn công cô ta xoay chuyển sự chú ý qua mìnhi, tôi nhận ra khả năng nói tiếng Anh của y quá tồi, hay hầu như là không hề có. Chỉ cái nỗ lực để hiểu được tôi cũng đã quá tốn kém khiến có thể dẫn đến một sự hiểu lầm hoàn toàn. Sự bất lực không thể giải bày được ý định của mình cũng có thể dẫn đến một cuộc va chạm thực sự trông thấy. Nếu y cùng nói được chung một ngôn ngữ hẳn chúng tôi đã lập tức đấm nhau và tôi đã có ý nghĩ không có gì can đảm hơn là việc yêu cầu y phải buông thả cô ta ra, và gã đàn ông ấy, để giữ thể diện, chắc sẽ đánh lại tôi. Vì tôi đã nhìn thấy hắn có một số đồng bọn của hắn (và những người cổ vũ cho hắn) trong đám đông, chắc buổi tối hôm ấy của tôi sẽ kết thúc rất là thảm hại. Ðến đó, khi nhận ra như thế, mục đích của tôi, đã là giữ một thái độ như không hiểu chuyện, không làm cho một kẻ nào trong bọn nóng giận, để người phụ nữ có đủ thì giờ chạy thoát.
“Xin lỗi” tôi nói "Cho tôi hỏi thăm" tôi bị lạc không tìm thấy đường về khách sạn, nơi tôi ở, có các đồ dùng tuỳ thân của tôi. Quý bạn có thể giúp tôi được không ? Ở chỗ nào nhỉ, ở chỗ nào ?”
“Tìm gái à ?” gã đàn ông hỏi với sự khinh bỉ ra mặt, như thể tôi đã tự khẳng định mình là một đồng loại với người phụ nữ bệnh hoạn y đang túm giữ. Giờ đây tôi thấy có lẽ người phụ nữ ấy là một ả điếm, và gã này chắc là một khách hàng ngang ngược.
“Không, không phải tìm gái. Tôi muốn tìm một căn cao ốc đặc biệt. Căn này không hề có các cửa nhôm hay kính màu gì cả. Mấy cái cửa sổ có thể bị trét đầy bột hạnh nhân. Quý bạn có biết căn nhà này ở đâu không. Chỉ dùm tôi, gấp lắm “
Trong khoảnh khắc, vẻ mặt gã đàn ông chuyển biến rõ ràng, từ giận giữ sang dễ chịu. Trong khi y tìm cách giải mã những điều tôi vừa nói, tôi ngầm liếc mắt qua người phụ nữ - kẻ phải nói rằng đang khá chậm để nhìn ra được cơ hội giải phóng của mình đang ở trong tay.
Gã đàn ông bắt đầu trao đổi với tôi bằng loại ngôn ngữ Tiệp trôi chảy với một trong những người bạn của y. Tôi tiếp tục nói như kẻ điên. Người phụ nữ cứ nhin tôi chừng chừng như nhìn một thằng khùng. Thế rồi, chực nhận ra cơ hội hiếm có của mình, như một con chim đang bị nhốt trong lồng quá lâu, cô ta vùng chạy thoát thân trên đường phố. Kẻ tấn công cô ta quá mải chăm chú suy nghĩ đến nỗi không kịp nhận ra cô ta đã thoát mất rồi.
Nhiệm vụ thành công, tôi cảm ơn cả nhóm xong tiếp tục đi tản bộ.
Dù cách giải quyết của tôi trong tình huống trên được sự đồng thuận của hầu hết mọi người, tôi muốn nhắc đến ở đây bởi vì tôi xem đó như một sự thất bại về đạo đức. Trước hết, tôi đã nói dối, và nói dối vì sợ hãi. Tôi đã chẳng hề bị lạc đường và chẳng hề cần đến những giúp đỡ như thế. Tôi vận dụng đến phương cách ấy bởi vì, rõ ràng là tôi muốn tránh đi việc đối đầu trực diện với một lũ những tên côn đồ ngoài đường phố như thế. Có người sẽ cho đó là sự khôn ngoan, nhưng đối với tôi, lúc đó chính là sự hèn nhát. Tôi đã chẳng hề cố gắng trao đổi với những gã đàn ông ấy để khêu gợi phần đạo lý ít ỏi nơi họ ra, dù sơ sài, hay là tạo nên nơi họ một ấn tượng nào đó…Tôi đã ý thức họ không phải như những giới hạn nơi chính họ, như những sinh loài có năng lực đối thoại, nhân nhượng, hay hướng dẫn được, mà chỉ nhìn họ thuần túy là một sự đe dọa trong ý nghĩa rõ rệt nhất. Sự thất bại về đạo lý của mình, như tôi tự nhận thấy, chính là ở chỗ tôi đã chưa hề trực diện với các hành vi của họ- từ đấy, họ không hề nhận được sự giáo dục nào từ thế gian. Họ chỉ hoàn toàn là bị lạc hướng trong một chốc, cho cơ hội của một người phụ nữ duy nhất. Người phụ nữ kế tiếp nào đó có thể đối tượng bị ăn thịt của họ sẽ không có lý do gì để cảm ơn tôi. Ngay một sự can thiệp ngắn ngủi cho người phụ nữ kia sẽ bảo đảm cho tương tích của tôi, bảo đảm cho một thông điệp rõ ràng sẽ được nhắn gửi ra: không phải mọi người xa lạ đều đứng trơ vô dụng khi bạn đánh đập và bắt giữ một người phụ nữ trên đường phố. Hành vi tôi đã làm không hề gửi đi được một thông điệp như thế. Thực ra, tôi nghi rằng ngay cả người phụ nữ thoát thân được kia cũng không hề hiểu được là tôi đến để giúp cô ta.[40]
GANDHI chắc chắn là người theo chủ thuyết hòa bình có ảnh hưởng nhất trong thể kỷ hai mươi. Sự thành công mà ông đạt được trong việc buộc đế quốc anh phải rút khỏi tiểu lục địa Ấn độ đã đem chủ thuyết hòa bình xuống từ chín từng mây của giáo huấn tôn giáo và mang lại một sự thích nghi chính trị mới. Chủ nghĩa hòa bình trong hình thái này chắc chắn cần đến một lòng can đảm đáng kể từ những người thực hành đồng thời hình thành một sự đương đầu trực tiếp với bất công. Như thế, chủ nghĩa hòa bình còn liêm chính tử tế hơn cả các mưu mẹo kể trên của tôi. Tuy nhiên, rõ ràng là bất bạo động của Ghandhi chỉ có thể áp dụng cho một số giới hạn của các xung đột con người. Một phương cách giải quyết của Ghandhi trong vụ Holocaust sẽ giúp ích cho chúng ta ở đây: ông đã tin rằng người Do Thái nên tự sát hàng loạt, bởi vì sự kiện ấy sẽ “thức tỉnh dân Đức và cả thế giới về tội ác của Hitler”[41] Chắc chúng ta phải tự hỏi một thế gian tràn ngập những người theo chủ nghĩa hòa bình sẽ còn làm được gì một khi đã trở nên “thức tỉnh” -cũng tự sát chết cả hay sao ?
Dĩ nhiên, Gandhi là một người giáo điều có tính đạo giáo, nhưng giải pháp của ông cho lò thiêu Holocaust dường như đáng bị nghi ngờ về mặt đạo lý Nếu chúng ta có được quy luật về nghiệp và tái sinh cho những gì mà Gandhhi tin vào, thì chủ nghĩa hòa bình của ông như vẫn còn rất thiếu đạo đức. Tại sao lại nên nghĩ là một sự hợp đạo lý để canh phòng cho đạo đức của riêng một ai (hay ngay cả hạnh phúc của tha nhân) trong đời sống kế tiếp bằng phí tổn của nỗi đau khổ hiển nhiên của con cái mình trong đời sống này. Thế giới theo Gandhi là một thế giới mà hàng triệu người có thể đã phải chết để cho những hy vọng rằng một ngày nào đó những người theo Ðức quốc xã sẽ ngờ vực đến cái tốt lành của Vương quốc nghìn năm của họ. Thế giới của chúng ta là một thế giới ở đấy bom đạn thỉnh thoảng phải được đổ xuống ở những nơi thiếu các mối nghi hoặc ấy. Chính ở đây chúng ta đi đến một khía cạnh kinh hoàng của cuộc chiến tranh thiếu cân xứng vể đạo lý: khi kẻ thù mình không ngần ngại thì sự ngần ngại của chính mình trở nên một khí giới khác trong tay chúng.
Cho đến nay, vẫn chưa biết được việc điều đó sẽ có ý nghĩa gì để chiến thắng cuộc chiến tranh chống “khủng bố” – hay chẳng biết những dã man tôn giáo vốn tạo được sinh khí cho kẻ thù của chúng ta cuối cùng có thể tẩy sạch đuợc khỏi thế gian hay không– nhưng thật cũng quá rõ ràng là sự thể sẽ như thế nào nếu như chúng ta thua. Tính sơ sơ bước đầu thì đời sống dưới ách Taliban là cái mà hàng triệu người Hồi giáo quanh thế giới này muốn áp đặt lên chúng ta. Từ lâu họ đã thiết lập một loại xã hội trong đó – khi thời cơ tốt xảy đến – đàn bà sẽ còn tiếp tục bị biến mất, không ai nhìn thấy được và bất cứ ai muốn hiến mình cho các tự do dục tình, tri thức, tâm linh sẽ bị sát hại bởi đám đông của bọn người sưng sỉa và thất học. Không cần phải nói thêm, sự việc này là một viển ảnh đáng để cả thế giới phải kháng cự lại. Chúng ta không thể để mối e ngại của mình về những loại tổn thất chung địch ta làm tê liệt chính mình bởi vì kẻ thù của chúng ta không hề có các thứ e ngại ấy. Chúng là loại giải pháp giết-trẻ-con-trước trong chiến tranh, và chúng ta thì bỏ qua đi sự khác biệt căn bản giữa bạo lực của chúng và bạo lực của mình trong mối an nguy của chính mình. Cứ nhìn vào sự tăng trưởng của vũ khí trên thế giới, chúng ta không còn được cái lựa chọn phát động cuộc chiến này bằng gươm giáo nữa. Và dường như, chắc chắn rằng các hình thái khác nhau của loại tổn thất tương tàn (collateral damages) sẽ trở nên một phần của đời sống chúng ta trong nhiều tháng năm sắp đến.


Chú thích:
[32] 60 Minutes , 26 tháng 9 năm 2002
[33] Dù sao, những người này đang bị cầm giữ vô thời hạn mà không hề được tìm kiếm đến các tham vấn về pháp lý, sẽ là một vấn nạn cho chính chúng ta. Xin đọc " Khủng bố và Cuộc Tấn công vào Quyền tự do Dân sự" của R. Dworkin mục New York Review of Books, số ngày 6 tháng mười một năm 2003, trang 37-41, một bài phân tích rất hay về các vấn đề liên quan đến đạo đức và pháp luật.
[34] Đối với tôi dường như rằng chúng ta có thể ngưng cái hình ảnh có tính phiên xử dị giáo này bằng cách trông cậy đến cuộc tranh cãi về "vũ khí toàn hảo" đả trình bày trong chương 4. Nói cho cùng, có một sự khác biệt, giữa ý định khêu gợi đau khổ của một con người vô tội và sự khêu gợi đau khổ một cách không cố ý. Tính cả đến một gia đình của kẻ bị tình nghi khủng bố trong các phương tiện tra khảo quả là một sự vi phạm trắng trợn nguyên tắc này.
[35] Trích dẫn từ Glover, Humanity, 55.
[36] Tôi ngờ rằng nếu như các phương tiện truyền thông của chúng ta đã không kiểm duyệt các hình ảnh gớm ghiếc hơn của chiến tranh thì các cảm tính đạo đức của chúng ta chắc đã tiếp nhận được các sửa đổi cả trên hai mặt trận: Trước tiên là, chúng ta có lẽ đã bị thúc đẩy hơn bởi các loại kinh hoàng mang đến cho chúng ta từ các kẻ thù: chẳng hạn, mục kích việc Daniel Pearl bị chặt đầu, chắc chắn sẽ kích động đến một cơn giận giữ ở tầm mức quốc gia nếu như không có cái hình ảnh ấy. Kế đó là, nếu như chúng ta không che dấu cái thực tế của những tổn thất chung (collateral damages) từ chính phiá chúng ta, chắc chúng ta sẽ khó có thể ủng hộ việc thả các loại bom "không thông minh", hoặc ngay cả các loại bom "thông minh". Trong lúc báo chí và truyền hình của chúng ta sẽ trở nên quá kinh khiếp để mà đọc và mục kích, tôi tin rằng chúng ta sẽ cảm thấy vừa thúc bách hơn và giới hạn hơn trong cuộc chiến tranh chống khủng bố của chúng ta.
[37] Xem J. D. Green et al., “An fMRI Investigation of Emotional Engagement in Moral Judgement”, Science 293 (Sept. 14, 2001): 2105-8, và J. D. Green, “From Neural ‘Is’ to Moral ‘Ought’: What Are the Moral Implications of Neuroscientific Moral Psychology ?” Nature Reviews:Neuroscience 4 (2003): 846-49.
[38] Để có đươc một giải thích rất sáng tỏ về sự xử dụng của “tình trạng bị ép buộc” của những điều tra viên Mỹ và Do Thái, hãy đọc M. Bowden, “The Dark Art of Intergoration” Atlantic Monthly, tháng Ba năm 2003, trang 51-77
[39] Nhiều hương vị của chủ nghĩa hòa bình có thể đưọc tìm thấy trong văn chương triết học. Ở đây tôi đang suy nghĩ đến cái được gọi là chủ nghĩa hòa bình "tuyệt đối"- nghĩa là, niềm tin rằng bạo lực không bao giờ có thể chấp nhận được một cách đạo đức, dù ở trong trường hợp tự vệ hay để bảo vệ tha nhân. Đây chính là loại chủ nghĩa hoà bình mà Gahndhi từng thực hành, và đấy có lẽ chính là hình thái duy nhất chứa đựng kỳ vọng vững chắc của đạo đức.
[40] Có phải tôi cho rằng công khai chống lại một điều sai trái là chuẩn mực của đạo đức ? Đúng thế, tôi cho là như vậy khi có một mối nguy cơ lớn. Người ta có thể luôn luôn tranh cãi rằng sự kháng cự công khai trong một tình huống đặc biệt nguy hiểm- nghĩa là khi sự phản đối công khai có thể thiệt hại đến tính mạng của một ai-chính là một tình huống đúng nhất. Những con người phi thường đã từng che dấu người Do thái trong hầm nhà mình hoặc che chở cho họ trong thời Đệ nhị thế chiến là những thí dụ đáng học hỏi về lãnh vực này. Hiển nhiên là họ đã thực hiện được những điều thuận lợi hơn bằng cách giúp đỡ người khác trong sự bí mật hơn là công khai chống lại Đức quốc xã và phải chết đi vì giữ gìn nguyên tắc đạo đức. Nhưng đấy chính là tình huống của họ chỉ vì rất ít người dám lộ ra sự chống đối của họ ngay tự khởi đầu. Nếu như từng có nhiều người hành động như thế, chắc đã có những người Đức quốc xã lẫn trốn trong các nhà hầm, viết các trang nhật ký đến Đấng thiên chúa từng lãng quên họ, chứ không chỉ có nhật ký của cô gái đáng thương sắp bị đưa đến lò thiêu. Do đó, như một nhu cầu bức thiết, việc đối đầu với cái ác có lẽ là sự bắt buộc tốt nhất mà chúng ta đã có. Lẽ tất nhiên, hình thái đương đầu này như thế nào, là một vấn đề còn phải bàn luận. Nhưng sự việc chỉ đơn giản tạo ra cơ hội cho cái ác của con người, hoặc tránh né chúng, chắc không phải là một chọn lựa thuận lợi về mặt đạo lý.
[41] Theo G. Orwell, “Reflections on Gandhi” trong The Oxford Book of Essays, ed. J. Gross (Oxford: Oxford Univ. Press, 1949), 506.

Yahoo : 9 điều bạn nghĩ rằng bạn biết về Chúa Giêsu rằng có lẽ là sai lầm

Nhìn điễm khởi đầu, nó không chắc rằng ông đã có mái tóc dài, phất phơi và ông không nhất thiết phải treo trên thập tự giá 

Valerie Tarico, AlterNet

 

Chủ đề: AlterNet, Chúa Giêsu Kitô, Kinh Thánh, Christopher Dodd, D-Conn, Thiên Chúa, Chính trị News.

9 things you think you know about Jesus that are probably wrong

9 điều bạn nghĩ rằng bạn biết về Chúa Giêsu rằng có lẽ là sai lầm (Ảnh: Wikimedia)Bài viết này ban đầu xuất hiện trên AlterNet.
AlterNet Chúa Giêsu đã được mô tả như những nhân vật nổi tiếng nhất trong lịch sử, và cũng được biết đến nhiều nhất. Nếu bạn đề cập đến tên "Jesus" và có người hỏi Chúa Giêsu, bạn có thể nhấp nháy. Hay cười. Ngay cả những người không nghĩ rằng Chúa Giêsu là Thiên Chúa chủ yếu là tin rằng họ biết một chút công bằng về anh ta. Bạn có thể ngạc nhiên rằng một số các giả định cơ bản nhất về Chúa Giêsu có thể là sai.Chúng tôi không có bất cứ văn kiện gì bị thuyết phục  viết về Chúa Giêsu bởi các nhân chứng hoặc người đương thời khác trong suốt thời gian Ngài từng sống, hoặc trong nhiều thập kỷ sau đó. Tuy nhiên, dựa trên các cuộc khai quật khảo cổ và các hiện vật, các bản văn cổ và nghệ thuật, và ngay cả khoa học pháp y, chúng ta biết khá nhiều về thời gian và văn hóa, trong đó Tân Ước được thiết lập. Bằng chứng này chỉ cho chúng ta biết một số kết luận đáng ngạc nhiên về  Chúa Giêsu như đã mô tả hoàn toàn thiếu cơ sở . 

 

1. Kết hôn, không phải độc thân. Khi một giấy cói phế liệu cổ xưa đã được tìm thấy vào năm 2014 đề cập đến vợ của Chúa Giêsu, một số người Công giáo và Tin Lành bị chướng tai gai mắt. Nhưng không giống như các Giáo Hội Công Giáo, người Do Thái không có truyền thống sống độc thân trong số các nhà lãnh đạo tôn giáo. Chúa Giêsu và các môn đệ của ông sẽ có được hành nghề người Do Thái, và tất cả các giáo sĩ Do Thái tuyệt vời mà chúng ta biết là kết hôn. Một giáo sĩ Do Thái là độc thân sẽ có được như vậy không bình thường mà một số nhà văn hiện đại đã lập luận của Chúa Giêsu hẳn phải là người đồng tính. Tuy nhiên, một số văn bản cổ đại, bao gồm cả kinh điển Tân Ước, điểm đến một mối quan hệ đặc biệt giữa Mary Magdalene và Jesus. Tin Mừng của Phillip nói, "[Chúa Giêsu] yêu cô ấy nhiều hơn tất cả các môn đệ, và được sử dụng để hôn cô ấy thường xuyên trên miệng cô."
 

2. Tóc cắt ngắn, người đàn ông không để dài.Người Do Thái  tại thời điểm Chúa Kitô không để tóc dài. Một ca khúc khải hoàn vòm của thời kỳ La Mã mô tả những người nô lệ Do Thái với mái tóc ngắn. Trong thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông Đồ gửi tín hữu Côrintô, ông phát biểu dài tóc nam. "Chính thiên nhiên không dạy cho bạn rằng nếu một người đàn ông để tóc dài, nó đang làm hư hỏng đến người ấy?" (1 Cor 11:14 NRSV). Trong những năm 1960, các Kitô hữu bảo thủ trích dẫn câu này để bày tỏ sự ghê tởm của họ chống lại các phong trào hippy và gắn nhãn nó chống Kitô giáo.

3. Treo lên một cột thẳng, không nhất thiết là một thập giá .Các học giả đã biết rằng các từ tiếng Hy Lạp Tân Ước "stauros", được dịch sang tiếng Anh là chéo, có thể tham khảo một thiết bị của nhiều hình dạng, thường là một cột thẳng đứng đơn, "tra tấn cổ phần" hoặc thậm chí cây. Người La Mã đã không có một cách tiêu chuẩn đóng đinh tù nhân, và Josephus nói với chúng ta rằng trong cuộc bao vây của Jerusalem, lính đóng đinh hoặc trói nạn nhân của họ trong một loạt các vị trí. Kitô hữu đầu tiên đã có thể tập trung vào các cột thẳng đứng với một thanh ngang vì nó lặp lại ankh Ai Cập, một biểu tượng của cuộc sống, hoặc những biểu tượng của người Sumer cho Tammuz, hoặc bởi vì nó chỉ đơn giản là nghệ thuật và biểu tượng đặc biệt, hơn các lựa chọn thay thế. Hãy tưởng tượng hàng triệu người đeo một miếng cột vàng gắn vào một dây chuyền trên cổ. 

 

4. Là ngưòi Lùn , không phải cao. Người đàn ông Do Thái điển hình tại thời điểm đế chế La Mã đã có chỉ cao hơn năm feet, điều này dễ làm ta có thể suy đoán tốt nhất cho chiều cao của Chúa Giêsu. Rằng ông thường được phác hoạ như một người cao ráo tạo một ấn tượng tầm thước so với chiều cao người thường . là người đàn ông tuyệt vời để  gọi là "người đàn ông vĩ đại " và "Phi thường hơn cuộc sống." Ngày xưa họ thường tô vẽ về Cha Mẹ Thánh Linh và những ý tưởng rằn và sự mang thai màu nhiệm . Chúa Giêsu là Thiên Chúa duy nhất đã tạo ra một hấp lực thôi miên mạnh mẽ theo thời gian để mô tả ông như là cao lớn và có những phép lạ . Một ví dụ tốt của việc này là tấm vải liệm thành Turin, đó chỉ là một trong nhiều ví dụ Jesus-vải -liệm mà lưu hành trong thời trung cổ và  mang hình ảnh của một người đàn ông gần hơn đến sáu feet chiều cao. 

 

5. Sinh ra trong một ngôi nhà, không phải ở trong hang . Câu chuyện sinh kỳ diệu của Chúa Giêsu là một, có thể bổ sung vào cuối thế kỷ thứ hai với Kinh Thánh, và nó chứa đựng nhiều yếu tố đặc thù và Huyền nhiệm . Nhưng ý tưởng rằng Chúa Giêsu được sinh ra trong một cái hang đã được thêm vào những câu chuyện Giáng sinh ngay cả sau này. Trong tường thuật ban đầu, Joseph và Mary có lẽ sẽ ở lại với người thân, và cụm từ "không có chỗ cho họ trong nhà trọ (gr: kataluma)" ". Không có chỗ cho họ trong căn phòng trên lầu" là tốt hơn dịch Sau đó người kể chuyện đã không hiểu rằng con người của thời gian có thể mang động vật vào tầng trệt của họ, như trong housebarns Thụy Sĩ, và họ cho rằng sự hiện diện của một máng cỏ ngụ ý một ổn định.6. Được đặt tên Giô-suê, không Jesus. Tên Joshua (trong tiếng Do Thái Y'hoshu'a nghĩa là "giải thoát" hay "sự cứu rỗi"), đã được phổ biến trong số những người Do Thái trong Ancient Near East như ngày nay. Joshua và Chúa Giêsu cùng là một tên, và được dịch khác nhau trong Kinh Thánh hiện đại của chúng tôi để phân biệt Chúa Giêsu từ Joshua của Cựu Ước, người dẫn đầu, người Do Thái đến Đất Hứa. Trong thực tế, mối quan hệ giữa hai nhân vật hấp dẫn và các học giả thông thái tin rằng các sách Phúc Âm trong Tân Ước có chủ yếu historicized và cập nhật các câu chuyện được kể lại về Joshua cổ xưa  hơn, với tập phim đan xen từ những câu chuyện của Elisha và Ê-li và Moses. A song song hiện đại có thể được tìm thấy trong các nhà văn cách Hollywood đã làm lại tropes và yếu tố cốt truyện của Shakespeare vào hàng chục bộ phim hiện đại (mặc dù cho một mục đích rất khác nhau).

7. Số lượng của các tông đồ (12) từ chiêm tinh, không phải lịch sử. Cho dù Chúa Giêsu đã có 12 đệ tử mà là trên những tín đồ khác của ông là một câu hỏi mở. Số 12 được coi là tốt lành bởi nhiều dân tộc cổ đại, và ơn thông hiệp của 12 môn đệ, những người được mô tả trong The Last Supper của Da Vinci, rất có thể có được số của họ từ các nguồn giống như 12 cung hoàng đạo và 12 tháng của năm. Astrotheology hay sao thờ trước các tôn giáo Do Thái, và định hình cả Kinh Thánh và tôn giáo phương Tây một cách rộng rãi hơn. Người ta có thể trỏ đến các vị thần Olympian 12 hoặc 12 người con trai của Odin, hoặc 12 ngày kể từ ngày Giáng sinh hay 12 người kế nhiệm "chính đáng" để các nhà tiên tri Mohammed. Nhưng kể từ khi các sách Tin Mừng vang vọng những câu chuyện của Joshua, 12 tông đồ song song gần nhất với 12 chi tộc Israel. 

 

8. Prophecies ( lời tiên tri)  là sự nhớ lại, không phải là điềm báo trước. Ngay cả những người không quá chắc chắn về Thánh linh của Chúa Giêsu đôi khi nghĩ rằng cách ông thực hiện lời tiên tri là một chút ma quái, giống như các tác phẩm của Nostradamus. Trong thực tế, Scooby Doo có thể giải quyết này trong một tập phim với ba mẩu thông tin: Thứ nhất, lời tiên tri Cựu Ước được biết đến từ người Do Thái đầu tiên của thế kỷ, và một con số thiên sai, những người muốn thực hiện một số các lời tiên tri chỉ có thể làm như vậy. Ví dụ, trong cuốn sách của Matthêu, Chúa Giêsu tìm một con lừa để đi xe thành Jerusalem "mà nó có thể được ứng nghiệm lời đấng tiên tri" (Matthew 21: 4). Thứ hai, "phúc âm" là một thể loại văn gán ghép mê tín chứ không phải là lịch sử khách quan, có nghĩa là các tác giả đã có mọi lý do để hình thành câu chuyện phịa của họ xung quanh những dự đoán trước đó. Thứ ba, các học giả hiện nay tin rằng một số bản văn Kinh Thánh từng được cho là những lời tiên tri (ví dụ trong Sách Khải Huyền) thực sự liên quan đến các sự kiện đó là hiện tại hoặc quá khứ tại thời điểm viết bài ( viết Cựu ước cách thời Giê Su khá lâu ). 

 

9. Một số lời khôn ngoan , châm ngôn Chúa Giêsu trích dẫn  không phải do Chúa Giêsu nghĩ ra ,Và những điều khác cũng thế  Danh sách các câu nói của Chúa Giêsu yêu thích rất nhiều trên mạng . Một số trong những phổ biến nhất là Tám Mối Phúc (Phúc cho những kẻ nhu mì, vv) hoặc các câu chuyện của người phụ nữ bị bắt vì ngoại tình (Nếu ai là người chua hề có tội thì hãy ném viên đá đầu tiên ) hoặc Quy tắc vàng (hãy làm cho người khác những gì mà bạn muốn họ đối xử với bạn, trong đó, chúng tôi được biết, tổng kết Luật và các tiên tri).Những lời này thực sự từ  Giêsu? Câu hỏi này đã được tranh luận dữ dội bởi tất cả mọi người từ Hội đồng Công giáo thế kỷ thứ ba đến thế kỷ 20 Đức Giêsu Hội thảo. Ngay cả Thomas Jefferson đã cân nhắc, nhưng nhiều vẫn chưa rõ ràng. Tân Ước Tin Mừng được viết lâu sau khi Chúa Giêsu đã chết, và không có công nghệ tồn tại nào thời đó để ghi lại những lời dạy của ông trong thời gian đó là thực, trừ khi anh ta đã viết chúng xuống chính mình, mà ông thì không hề ghi bất cứ điều gì .Chúng tôi có thể tự tin rằng ít nhất một trong những lời khôn ngoan và hấp dẫn vô tận  tục ngữ do Chúa Giêsu , mà thực sự đã có từ trước đó hoặc sau đó của các nhà tư tưởng. Ví dụ, theo nguyên tắc vàng được khớp nối trước khi thời gian của Chúa Kitô ,mà giáo sĩ  Hillel the Elder, người tương tự cho biết đây là "toàn bộ Torah." Ngược lại, những câu chuyện rất được yêu thích của người phụ nữ bị bắt ở ngoại tình không xuất hiện trong bản thảo cho đến thế kỷ thứ tư. Nói cách gán (hoặc toàn bộ văn bản) cho một người nổi tiếng đã được phổ biến trong Thời cận Đông Cổ Đại , vì nó đã cho những lời nói nặng hơn . Thắc mắc nhỏ, sau đó là rất nhiều những hiểu biết thực sự có giá trị đã kết thúc, trong cách này hay cách khác, người ta gán ghép  với tên của Chúa Giêsu.Con người của Chúa Giêsu, nếu thực sự có một người như vậy, được bao phủ trong sương mù của lịch sử để lại chúng tôi chỉ có một tập hợp các linh cảm và truyền thống mà quá xa thực tế để  được coi là kiến ​​thức. Những "sự thật" tôi đã liệt kê ở đây phần lớn là bình thường; nó không thực sự quan trọng cho dù Chúa Giêsu là cao hay thấp, hoặc làm thế nào ông đã cắt tóc của mình. Nhưng nó không thành vấn đề, rất nhiều, rằng "sự kiện" người yêu cầu phải biết về việc Chúa Giêsu để hiểu chính mình, Thiên Chúa và nhân loại đều mơ hồ.Những giáo lý do Đức Giêsu pha trộn những quan điễm về linh hồn và đạo đức từ những sự hiểu thô sơ Judaica và bán khai của văn hóa thời đại đồ sắt, một số trong số đó là thực sự khủng khiếp. Đối với chúng ta , từ những lợi thế đặc quyền của thế kỷ 21, với cả quyền và trách nhiệm xem xét các bằng chứng và những phương pháp suy luận  tốt nhất của chúng ta về những gì có thật và như thế nào thì chúng ta nên hiểu đúng . Một sự bắt đầu tốt có thể là nhiều hơn một chút nhận thức rằng chúng ta không biết nhiều như chúng ta muốn suy nghĩ, và rất nhiều những gì chúng ta biết chắc chắn là có thể sai.

 Nguồn: http://www.salon.com/2015/02/27/9_things_you_think_you_know_about_jesus_that_are_probably_wrong_partner/

9 things you think you know about Jesus that are probably wrong

For starters, it's unlikely that he had long, flowing hair, and he wasn't necessarily hung on a cross


9 things you think you know about Jesus that are probably wrong (Credit: Wikimedia)
This article originally appeared on AlterNet.
AlterNet Jesus has been described as the best known figure in history, and also the least known. If you mentioned the name “Jesus” and someone asked Jesus who, you might blink. Or laugh. Even people who don’t think Jesus was God mostly believe they know a fair bit about him. You might be surprised that some of your most basic assumptions about Jesus are probably wrong.
We have no record of anything that was written about Jesus by eyewitnesses or other contemporaries during the time he would have lived, or for decades thereafter. Nonetheless, based on archeological digs and artifacts, ancient texts and art, and even forensic science, we know a good deal about the time and culture in which the New Testament is set. This evidence points to some startling conclusions about who Jesus likely was—and wasn’t.
1. Married, not single. When an ancient papyrus scrap was found in 2014 referring to the wife of Jesus, some Catholics and Evangelicals were scandalized. But unlike the Catholic Church, Jews have no tradition of celibacy among religious leaders. Jesus and his disciples would have been practicing Jews, and all great rabbis we know of were married. A rabbi being celibate would have been so unusual that some modern writers have argued Jesus must have been gay. But a number of ancient texts, including the canonical New Testament, point to a special relationship between Mary Magdalene and Jesus. The Gospel of Phillip says, “[Jesus] loved her more than all the disciples, and used to kiss her often on her mouth.”

advertisement

2. Cropped hair, not long.Jewish men at the time of Christ did not wear their hair long. A Roman triumphal arch of the time period depicts Jewish slaves with short hair. In the Apostle Paul’s first letter to the Corinthians, he addresses male hair length. “Does not nature itself teach you that if a man wears long hair, it is degrading to him?” (1 Corinthians 11:14 NRSV). During the 1960s, conservative Christians quoted this verse to express their disgust against the hippy movement and to label it anti-Christian.
3. Hung on a pole, not necessarily a cross.For centuries scholars have known that the Greek New Testament word “stauros,” which is translated into English as cross, can refer to a device of several shapes, commonly a single upright pole, “torture stake” or even tree. The Romans did not have a standard way of crucifying prisoners, and Josephus tells us that during the siege of Jerusalem, soldiers nailed or tied their victims in a variety of positions. Early Christians may have centered on the vertical pole with a crossbeam because it echoed the Egyptian ankh, a symbol of life, or the Sumerian symbol for Tammuz, or because it simply was more artistically and symbolically distinctive than the alternatives. Imagine millions of people wearing a golden pole on a chain around their necks.
4. Short, not tall. The typical Jewish man at the time of the Roman Empire would have been just over five feet tall, which makes this a best guess for the height of Jesus. That he is typically depicted taller derives from the mental challenge people have distinguishing physical stature from other kinds of stature. Great men are called “big men” and “larger than life.” In ancient times they often were assigned divine parentage and miraculous births, and the idea that Jesus was uniquely divine has created a strong pull over time to depict him as taller than is likely. A good illustration of this is the Shroud of Turin, which is just one of many such Jesus-shrouds that circulated during medieval times and which bears the image of a man closer to six feet in height.
5. Born in a house, not a stable. The miraculous birth story of Jesus is a late, maybe second-century addition to the Bible, and it contains many fascinatingmythic elements and peculiarities. But the idea that Jesus was born in a stable was added to the Christmas story even later. In the original narrative, Joseph and Mary probably would have stayed with relatives, and the phrase “no room for them in the inn (gr: kataluma)” is better translated “no room for them in the upper room.” Later storytellers did not understand that people of the time might bring animals into their ground floor, as in Swiss housebarns, and they assumed that the presence of a manger implied a stable.
6. Named Joshua, not Jesus. The name Joshua (in Hebrew Y’hoshuʿa meaning “deliverance” or “salvation”), was common among Jews in the Ancient Near East as it is today. Joshua and Jesus are the same name, and are translated differently in our modern Bible to distinguish Jesus from the Joshua of the Old Testament, who leads the Hebrew people to the Promised Land. In actuality, the relationship between the two figures is fascinating and important.Some scholars believe that the New Testament gospels are mostly historicized and updated retellings of the more ancient Joshua story, with episodes interwoven from stories of Elisha and Elijah and Moses. A modern parallel can be found in the way Hollywood writers have reworked Shakespearean tropes and plot elements into dozens of modern movies (though for a very different purpose).
7. Number of apostles (12) from astrology, not history. Whether Jesus had 12 disciples who were above his other devotees is an open question. The number 12 was considered auspicious by many ancient peoples, and the fellowship of 12 disciples, who are depicted in Da Vinci’s The Last Supper, likely get their count from the same source as the 12 signs of the zodiac and 12 months of the year. Astrotheology or star worship preceded the Hebrew religion, and shaped both the Bible and Western religions more broadly. One might point to the 12 Olympian gods or 12 sons of Odin, or the 12 days of Christmas or 12 “legitimate” successors to the prophet Mohammed. But since the Gospels echo the story of Joshua, the 12 apostles most closely parallel the 12 tribes of Israel.
8. Prophecies recalled, not foretold. Even people who aren’t too sure about the divinity of Jesus sometimes think that the way he fulfilled prophecies was a bit spooky, like the writings of Nostradamus. In reality, Scooby Doo could solve this one in a single episode with three pieces of information: First, Old Testament prophecies were well known to first-century Jews, and a messianic figure who wanted to fulfill some of these prophecies could simply do so. For example, in the book of Matthew, Jesus seeks a donkey to ride into Jerusalem “that it might be fulfilled which was spoken by the prophet” (Matthew 21:4). Second, “gospels” are a genre of devotional literature rather than objective histories, which means that the authors had every reason to shape their stories around earlier predictions. Third, scholars now believe that some Bible texts once thought to be prophecies (for example in the Book of Revelation) actually relate to events that were current or past at the time of writing.
9. Some Jesus quotes not from Jesus; others uncertain. Lists of favorite Jesus sayings abound online. Some of the most popular are the Beatitudes (blessed are the meek, etc.) or the story of the woman caught in adultery (let he who is without sin cast the first stone) or the Golden Rule (do unto others as you would have them do unto you, which, we are told, sums up the Law and the Prophets).
Which words are actually from Jesus? This question has been debated fiercely by everyone from third-century Catholic Councils to the 20th-century Jesus Seminar. Even Thomas Jefferson weighed in, but much remains unclear. The New Testament Gospels were written long after Jesus would have died, and no technology existed with which to record his teachings in real time, unless he wrote them down himself, which he didn’t.
We can be confident that at least some of the wise and timeless words andcatchy proverbs attributed to Jesus are actually from earlier or later thinkers. For example, the Golden Rule was articulated before the time of Christ by theRabbi Hillel the Elder, who similarly said it was the “whole Torah.” By contrast, the much-loved story of the woman caught in adultery doesn’t appear in manuscripts until the fourth century. Attributing words (or whole texts) to a famous person was common in the Ancient Near East, because it gave those words extra weight. Small wonder then that so many genuinely valuable insights ended up, in one way or another, paired with the name of Jesus.
The person of Jesus, if indeed there was such a  person, is shrouded in the fog of history leaving us only with a set of hunches and traditions that far too often are treated as knowledge. The “facts” I have listed here are largely trivial; it doesn’t really matter whether Jesus was tall or short, or how he cut his hair. But it does matter, tremendously, that “facts” people claim to know about how Jesus saw himself, and God and humanity are equally tenuous.
The teachings attributed to Jesus mix enduring spiritual and moral insights with irrelevancies and Judaica and bits of Iron Age culture, some of which are truly awful. That leaves each of us, from the privileged vantage of the 21st century, with both a right and a responsibility to consider the evidence and make our own best guesses about what is real and how we should then live. A good starting place might be a little more recognition that we don’t know nearly as much as we’d like to think, and a lot of what we know for sure is probably wrong.

 Nguồn: http://www.salon.com/2015/02/27/9_things_you_think_you_know_about_jesus_that_are_probably_wrong_partner/