Thứ Tư, 18 tháng 2, 2015
Cây Mắc Ca và Một Tỷ Đô
08:35
Hoàng Phong Nhã
No comments
hát triển cây mắc ca ở Việt Nam: Không thể nóng vội
Giang Hải – Mây Trinh (TCKD) 12/Feb/2015
Theo các chuyên gia nông nghiệp, dù có nhiều tiềm năng nhưng việc phát triển ồ ạt cây mắc ca ở Việt Nam có thể làm vỡ quy hoạch, mất cân đối cung – cầu.
Thời gian gần đây, dư luận đang nhắc nhiều tới một loại cây được mệnh danh là “nữ hoàng” của các loại quả khô. Cũng có người cho rằng, nó có thể trở thành một loại cây tỉ USD, giúp tăng hiệu quả sản xuất của ngành nông nghiệp – cây mắc ca. Điều này một lần nữa lại được khẳng định trong một cuộc hội thảo vừa được tổ chức tại Lâm Đồng vào tuần trước đưa ra nhiều ý kiến sẽ phát triển cây mắc ca trở thành cây công nghiệp chiến lược mới, mang lại giá trị cao.
Cây mắc ca là gì?
Mắc ca có nguồn gốc xuất xứ từ các rừng cận nhiệt đới châu Úc. Khi được chuyển về trồng ở Hawaii, Mỹ, nó trở thành sản phẩm được xuất khẩu với quy mô lớn. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, nhân hạt mắc ca có chứa nhiều đường bột, chất khoáng, vitamin, với hàm lượng dầu tới 78%, cao hơn lạc, hạt điều. Các chuyên gia còn so sánh 2 thìa cà phê bột mắc ca có lượng canxi nhiều gấp 3 lần 1 cốc sữa đầy.
Ngoài ra, hạt mắc ca còn có công dụng trong việc giảm cholesterol, chữa các bệnh về trầm cảm, bổ xương, khớp, giúp tăng cường trí nhớ…
Hiệu quả kinh tế từ cây mắc ca
Hiện, 1kg hạt mắc ca được bán với giá 3,5 USD. Australia hiện đang nắm giữ 40% sản lượng hạt mắc ca cung cấp cho toàn thế giới, với tổng giá trị thương mại lên tới khoảng 200 triệu USD/năm. Tiếp theo là Hawaii, Nam Phi và nhiều nước ở châu Phi.
Tiềm năng tiêu thụ mắc ca trong tương lai
Với nhiều công dụng trong sức khỏe, hạt mắc ca đang rất được ưa chuộng tại thị trường Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Do vậy, một số nước ở châu Á như Trung Quốc, Thái Lan đang đưa vào sản xuất loại cây này.
Tại Việt Nam, cây mắc ca được đưa giống về từ Australia vào năm 2004, nhưng sau khi khảo nghiệm, đến năm 2013, 10 giống mắc ca đạt chất lượng mới được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép đưa vào trồng. Và thực tế ở Tây Nguyên, những cây mắc ca đã cho thu hoạch.
Quả mắc ca hiện được bán với giá khoảng 150.000 đồng/kg, chủ yếu để làm giống. Theo tính toán, giá trị này cao gấp 2 lần so với chè và 3 lần so với cà phê. Điều kiện sinh thái của khu vực Tây Nguyên được đánh giá là phù hợp nhất với cây mắc ca. Do đó, cây mắc ca đã xuất hiện ở cả 5 tỉnh Tây Nguyên, với diện tích hơn 1.600 ha.
Mắc ca là 1 trong 7 cây lâm sản ngoài gỗ, trong nhóm 25 cây chủ lực của ngành nông nghiệp. Nó có thể trở thành cây công nghiệp chiến lược mới, mang về hàng tỉ USD, tiến tới mở rộng diện tích trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, đó cũng mới chỉ là những kỳ vọng, còn trên thực tế đã có nhiều bài học kinh nghiệm về việc ồ ạt trồng, vỡ quy hoạch, mất cân đối cung – cầu, ép giá của các mặt hàng nông sản. Nhiều chuyên gia nông nghiệp và các nhà khoa học nhấn mạnh việc phát triển cây mắc ca ở Việt Nam thành cây công nghiệp chiến lược mới là không thể nóng vội. Bởi dù có nhiều tiềm năng nhưng việc làm này ở Việt Nam vẫn còn không ít rào cản.
Phát triển cây mắc ca: Cần tránh bẫy phát triển cây giá rẻ
Minh Huệ -: Thời báo Kinh doanh | 09/Feb/2015
Sau gần 20 năm trồng thử nghiệm, cây mắc ca đã cho thấy một hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, cần phải có một chiến lược tại Việt Nam sao cho chúng ta tránh bẫy phát triển cây giá rẻ.
Tại Hội thảo “Chiến lược phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên”, diễn ra ngày 7/2, do Ban Kinh tế Trung ương, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, tỉnh Lâm Đồng, Công ty CP Him Lam và Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) phối hợp tổ chức, Gs. Vương Đình Huệ, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, cho biết cây mắc ca mang lại kinh tế cao và có thể trồng xen canh với các cây trồng khác, như cây cà phê, tiêu, điều, chuối tiêu.
Cần bao tiêu sản phẩm
“Chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng Việt Nam sẽ phát triển cây mắc ca để trở thành trung tâm mắc ca không chỉ của khu vực mà còn thế giới. Chúng ta có thể tin tưởng mắc ca Việt Nam có vị trí xứng đáng trên bản đồ thế giới. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, cần phải tránh bẫy phát triển cây mắc ca giá rẻ”, ông Huệ nhấn mạnh.
Theo Gs. Vương Đình Huệ, chúng ta cần phải rút kinh nghiệm từ cây nông nghiệp khác để xây dựng chuỗi giá trị cho cây mắc ca, theo hướng bao tiêu sản phẩm để nâng cao giá trị XK cũng như tránh được tình trạng được mua mất giá.
Về vấn đề này, ông Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank, cho biết cần phải xây dựng một chuỗi giá trị cho cây mắc ca. Theo đó, cần có một chiến lược theo hướng giải quyết được thị trường tiêu thụ cho cây mắc ca, chế biến và xuất khẩu để nâng cao giá trị sản phẩm và giảm tỷ lệ XK thô.
“Làm được điều này, chúng ta sẽ giải quyết được tình trạng được mua rớt giá đối với nhiều sản phẩm nông nghiệp hiện nay của Việt Nam. Để làm được điều đó, chúng tôi kiến nghị tỉnh Lâm Đồng bố trí cho một khu đất làm KCN để xây dựng nhà máy chế biến cho cây mắc ca”, ông Minh kiến nghị.
Về vấn đề này, theo Gs. Hoàng Hòe, Chủ nhiệm dự án mắc ca trong trương trình hợp tác Nhà nước Việt – Australia, việc phát triển cây mắc ca cần phải làm dần, không nóng vội. Để có kết luận chính xác về giống nào tốt, phù hợp với khí hậu của Việt Nam cần phải có thêm thời gian từ 5 – 10 năm nữa.
“Hiện Việt Nam đang nhập về 23 giống cây mắc ca thông qua Australia, Mỹ, Trung Quốc, trong đó có 9 giống được công nhận kỹ thuật. Thời gian 10 năm qua trồng cây mắc ca là quá trình khảo nghiệm, nên chưa thể kết luận”, Gs. Hoàng Hòe bình luận.
Theo Gs. Hoàng Hòe, phát triển cây mắc ca cần phải rút kinh nghiệm từ cây cà phê, cây cao su. Ví như cây cao su cứ phát triển ào ào mà không chuẩn bị thị trường tiêu thụ cho sản phẩm, nên bị tình trạng được mùa rớt giá. Bây giờ, Trung Quốc không thu mua nữa thì càng khó khăn.
“Vì vậy, cây mắc ca không thể phát triển ồ ạt, cần phải có chiến lược rõ ràng. Với khu vực Tây Nguyên, chúng ta cố gắng 5 tỉnh có 5 nhà máy chế biến hạt mắc ca”, Gs. Hoàng Hòe phân tích.
Cần chính sách tín dụng
Tìm hiểu thực tế những người nông dân trồng thành công cây mắc ca, cho thấy đây là loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao. Theo ông Nguyễn Đức Ba, một nông dân trồng cây mắc ca gần 20 năm, tại tỉnh Lâm Đồng, khó đong đếm đúng lợi nhuận của cây mắc ca, nhưng có thể nói là hiệu quả cao “một vốn bốn lời”.
Hiện nay, ông Ba có 7 sào mắc ca và mỗi năm cho thu hoạch 4 tấn quả mắc ca. Lượng mắc ca thu hoạch không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước của các DN. Hiện giá bán mắc ca khoảng 250.000 đồng/kg, bán hạt giống mắc ca thì khoảng 500.000 đồng/kg, tương đương khoảng 45 – 60 hạt.
Theo ông Ba, thời điểm đầu, mới bắt đầu trồng mắc ca, ông có trồng xen canh với cây chuối tiêu. Đây là giống ngắn ngày để thu lợi ngắn hạn nhằm lấy vốn nuôi dài hạn cho mắc ca. Sau 4 năm, khi cây mắc ca bắt đầu ra bói, thì ông dần bỏ cây chuối tiêu và bây giờ là thuần canh mắc ca.
Biết đến cây mắc ca muộn hơn, gia đình ông Hưởng ở huyện Tuy Đức, Đăk Nông, mới trồng từ năm 2010 và năm nay bắt đầu ra quả bói. Theo ông Hưởng, năm đầu ra bói thường là sản lượng thấp, tỷ lệ đậu trái chỉ khoảng hơn 30%.
Ông Trần Đình Mạnh, Bí thư huyện ủy Tuy Đức, Đăk Nông, cho biết cây mắc ca không chỉ là cây kinh tế mà còn là cây rừng, nên Chính phủ cần phải có cơ chế cấp quyền sở hữu đất cho người dân. Hơn nữa, chính sách của Chính phủ là hỗ trợ mỗi người nông dân 15 triệu/ha nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện, khiến nhiều người dân khó khăn.
Tuy nhiên, ông Mạnh nhấn mạnh việc cần phải kiểm soát chặt giống cây mắc ca, tránh hiện tượng người nông dân tự nhập giống không rõ nguồn gốc. “Không kiểm soát được giống là thiệt hại rất lớn, vì vòng đời của cây mắc ca là hơn 60 năm. Bài học từ phát triển cây cà phê đã có, cần phải tránh vết xe đổ ấy. Cần phải trồng loại giống mắc ca nào mà năng suất cao và giá trị cũng lớn, tránh tình trạng để trở thành nước XK nhiều mắc ca nhưng giá bán lại thấp hơn so với các nước trên thế giới”, ông Mạnh nhấn mạnh.
Một vấn đề rất quan trọng nữa, đó là vốn để phát triển cây mắc ca, Ts. Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank, cho biết sẽ đề xuất giải pháp 10.000 tỷ đồng cho vay hộ nông dân vùng Tây Nguyên để phát triển cây mắc ca.
LienVietPostBank cũng sẽ trực tiếp đầu tư 5.000ha mắc ca thông qua Công ty CP Tập đoàn Liên Việt, đây cũng là đầu mối thực hiện quy trình khép kín: sản xuất – chế biến – tiêu thụ.
Về việc vay vốn, ông Minh cho biết với mỗi hộ gia đình vay vốn của LienVietPostBank để trồng cây mắc ca sẽ được ngân hàng mua bảo hiểm theo hướng nếu có thua lỗ thì người nông dân sẽ không bị mất ruộng, đất.
Mắc ca là loại cây dài ngày, việc thu hoạch chỉ bắt đầu sau 3 năm và trong khoảng 5 năm thì người dân sẽ thu hồi vốn. Do vậy, LienvietPostbank sẽ cho vay dài hạn từ 10 – 15 năm đối với các hộ dân trồng cây mắc ca; lãi suất cho vay sẽ dưới 10%, giải ngân theo từng chu kỳ phát triển của cây. Chúng tôi cũng đang nghiên cứu và xây dựng đề án thành lập Hiệp hội Mắc ca Tây Nguyên tại Lâm Đồng, theo hướng vì lợi ích của các đơn vị trồng cây mắc ca, trong đó có người nông dân.
Cây mắc ca: Đánh giá sau 10 năm trồng ở Tây nguyên
Thanh Tâm – Đại Kỷ Nguyên – 12 Feb 2015
Gần đây, người Việt nam đã biết đến hạt mắc-ca như là một loại đồ ăn giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Mặc dù cây mắc-ca mới được trồng ở Việt Nam chưa lâu nhưng theo các báo cáo khoa học từ kết quả sau 10 năm thử nghiệm ở Tây nguyên thì có thể kỳ vọng mắc-ca sẽ có thể giúp nông dân Tây nguyên, Tây bắc thoát nghèo.
Từ năm 2002, đã có nghiên cứu và trồng thử nghiệm cây mắc ca tại Tây Nguyên, Tây Bắc, các tỉnh vùng núi miền trung của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, Viện nghiên cứu giống cây trồng Hà nội và một số tổ chức khác, bước đầu là với giống nhập từ Trung Quốc, sau đó nhập từ Thái Lan và Úc.
Theo số liệu của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, cây mắc ca trồng tại Tây nguyên sau 3-4 năm bắt đầu ra hoa đậu quả, sau 5- 6 năm có năng suất đáng kể và được tính là năm bắt đầu thu hoạch. Từ năm thứ 8 cho năng suất đạt 6- 8 kg/cây/năm, với bình quân 300 cây/ha, thì tương đương 2 tấn/ ha. Cây được 10-12 năm thì năng suất sẽ đạt đến giới hạn khoảng 3 tấn/ ha, gần bằng với năng suất trung bình của cây mắc ca trồng tại Úc. Trọng lượng quả và tỷ lệ nhân của các giống đã trồng đạt được là khá tốt so với vùng nguyên sản như Úc, Hawai cũng như các khu vực trồng mắc ca trên thế giới. Với tỷ lệ nhân là 1/3, với 3 tấn quả, năng suất nhân hạt đạt 1 tấn/ha.
Từ năm 2004, Viện Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên đã tiến hành trồng khảo nghiệm cây mắc ca trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên như: Đăk Lăk, Gia Lai, Đăk Nông, Lâm Đồng với tổng diện tích trồng khảo nghiệm trên 20 ha. Kết quả cho thấy cây mắc ca sinh trưởng phát triển tốt. Hầu hết các vườn mắc ca bắt đầu ra hoa đậu quả sau 3-4 năm trồng. Kết quả trồng chuyên canh cho thấy hiệu quả tương đối tốt.
Đồng thời Viện cũng trồng thử nghiệm cây mắc ca xen với một số loài cây công nghiệp có giá trị trên địa bàn Tây nguyên như cà phê vối, cà phê chè, ca cao. Tính đến nay tổng diện tích mô hình trồng xen là hơn 15ha. Kết quả bước đầu cho thấy cây mắc ca sinh trưởng tốt ở tất cả các mô hình trồng xen. Đánh giá về khả năng ra hoa đậu quả của cây mắc ca ở các mô hình cho thấy trồng xen với cà phê vối tại Buôn Ma Thuột, sau 5 năm cho tỷ lệ cây ra hoa trên toàn vườn đạt 70%, năng suất ban đầu đạt được từ 1,3-1,5kg/cây. Trồng xen ca cao tại Buôn Ma thuột cho tỷ lệ ra hoa đậu quả sau 5 năm trồng đạt trên 50%, năng suất trung bình đạt 0,5kg/cây. Trồng xen cà phê chè tại Bảo Lộc – Lâm Đồng cho tỷ lệ ra hoa và đậu quả khá tốt sau 5 năm trồng, với tỷ lệ ra hoa trên toàn vườn đạt 80% và năng suất ban đầu đạt 1,4kg/cây. Kết quả nếu trồng xen thì năng suất thấp, hiệu quả không đáp ứng yêu cầu.
Kết quả nghiên cứu các điều kiện để trồng cây hiệu quả
Mắc ca là loại cây chịu khí hậu mát, mưa ẩm và khô hạn xen kẽ. Sinh trưởng thích hợp trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, có khả năng chịu hạn cao đồng thời chịu được mưa ẩm, không chịu được điều kiện ngập úng. Lượng mưa tối ưu từ 1.500 mm đến 2.500 mm. Độ cao so với mặt biển từ 300 m đến 1.200 m (để đạt được nhiệt độ lạnh mùa ra hoa). Nhiệt độ thích hợp cho cây mắc ca là từ 120C đến 320C, nhiệt độ tối ưu để cây ra nhiều hoa là từ 12oC đến 21oC, tốt nhất là 18oC. Nếu nhiệt độ ban đêm thấp hơn 12oC và cao hơn 21oC cây mắc ca đều khó hình thành chồi hoa. Đòi hỏi của nhiệt độ này phù hợp với Tây Nguyên hơn là Tây Bắc và miền trung.
Tại Việt Nam, hình thành chồi hoa diễn ra trong tháng 11 và nở hoa vào cuối tháng 2 đến đầu tháng 4. Tốt nhất là 18 độ C, sau khi chồi hoa được hình thành, cần có thêm 60 ngày mới có thể thấy được nụ hoa bằng mắt thường và hoa nở từ cuối tháng 2 kéo dài tới đầu tháng 4. Nụ hoa có thể chịu đựng sương giá ngắn hạn 0-20 C trong 5-7 ngày.
Mùa hoa nở và sau hoa nở tháng 3, 4 nếu gặp nắng hạn sẽ gây rụng hoa nghiêm trọng. Cây Mắc-ca ra rất nhiều hoa, mỗi chùm bông hình đuôi sóc có từ 100-300 hoa, nhưng tỷ lệ đậu quả lại chỉ đạt 0,1 – 0,3%. Khí hậu không thuận lợi có thể hoàn toàn không đậu quả. Do vậy cần tưới nước vào thời điểm này.
Quả Mắc ca chín vào tháng 9 tới giữa tháng 10; Ba tháng trước đó là giai đoạn tích luỹ dầu cho hạt quan trọng nhất, đòi hỏi khí hậu ẩm và nóng nhưng không quá 38 độ C. Khí hậu Tây Nguyên về cơ bản đáp ứng được yêu cầu này.
Về khí hậu Tây Nguyên có độ cao bình quân 600m – 800m so với mực nước biển, có nền nhiệt độ lạnh vào khoảng tháng 12, tháng 1 dương lịch rất phù hợp với cây Mac ca. Ngoài ra thời điểm hoa nở rộ tháng 2 – 3 ở Tây Nguyên không có mưa gây thối hoa nên chắc chắn sản lượng sẽ cao hơn ở các tỉnh phía bắc .
Về đất đai, Mắc-ca có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau: từ đất sét mùn pha cát, đất đỏ bazan hoặc các loại đất có nguồn gốc núi lửa, đất có lẫn đá ong đến đất sét nặng. Độ pH tối ưu trong đất khoảng 5,5 đến 6,5. Đất thịt nhẹ đến trung bình, thời han úng ngập không quá 10 ngày, đất ẩm đều quanh năm, tầng đất sâu trên 1m hơi chua, nếu giàu hữu cơ thì đỡ phải bón nhiều phân. Mắc-ca không ưa đất kiềm, đất phèn mặn, đất đá vôi, đất mắc ga lít, đất đá ong hoá hoặc thoái hoá nghiêm trọng…
Cách thu hoạch, chủ yếu là thu lượm quả chín rụng trên mặt đất, sản phẩm thu hoạch nói chung chín đều và do đó sẽ không có vấn đề chất lượng như trường hợp cà phê do phải tuốt cả chùm bao gồm cả quả chín và xanh. Sau khi chín rụng phần lớn vỏ quả đã nứt sẵn, có thể tách lấy hạt ngay tại vườn.
Khâu thu hoạch có mấy khó khăn chính là phải thu nhặt hạt hàng ngày để giảm tổn thất do chuột, sóc và côn trùng. Phải làm sạch cây bụi cỏ dại để không bị bỏ sót hạt rụng. Đồng thời cũng có thuận lợi không nhỏ là thời điểm thu hoạch vào tháng 9 – 10 nên không cạnh tranh nguồn nhân công thu hoạch cà phê. Ngoài ra còn tạo việc làm , tăng thu nhập cho người dân trong lúc nông nhàn .
Như vậy, về những vấn đề sau thu hoạch người nông dân sẽ gặp ít khó khăn hơn so với trồng các loại cây ăn quả khác, nguy cơ bị lái thương bắt chẹt cũng nhỏ hơn.
Mắc-ca vốn là cây đại thụ thường xanh, cao 15- 20 m, tán rộng và rậm, tuổi thọ ngoài trăm năm. Đây là cây góp phần nâng cao tỷ lệ che phủ đất đai. Qua thực tế cho thấy với mật độ trồng 300 / ha thì đến năm thứ 8 mật độ che phủ trên 80% và ngày càng tăng theo thời gian .
Như vậy có thể đi đến kết luận sau thử nghiệm Mắc ca là loài cây mới được đưa vào gây trồng tại Tây Nguyên với quy mô thử nghiệm, bước đầu cho thấy cây mắc ca có thể sinh trưởng phát triển được ở một số vùng sinh thái của vùng, đặc biệt là những vùng có khí hậu lạnh. Sau 9 năm trồng, cây mắc ca đã cho năng suất từ 7-9 kg hạt/cây với một số giống, cá biệt có những cây cho năng suất hơn 10kg/cây/năm. Nếu so sánh với năng suất của vùng nguyên sản cây mắc ca, tại Úc vào năm thứ 10 năng suất trung bình trên cây đạt 10 kg hạt/năm, vào giai đoạn kinh doanh ổn định (từ năm thứ 12 trở đi) năng suất trung bình trên cây chỉ cần từ 12-15kg là đạt hiệu quả. Như vậy có thể nói cây mắc ca có triển vọng phát triển trên địa bàn Tây Nguyên.
Thanh Tâm
Giang Hải – Mây Trinh (TCKD) 12/Feb/2015
Theo các chuyên gia nông nghiệp, dù có nhiều tiềm năng nhưng việc phát triển ồ ạt cây mắc ca ở Việt Nam có thể làm vỡ quy hoạch, mất cân đối cung – cầu.
Thời gian gần đây, dư luận đang nhắc nhiều tới một loại cây được mệnh danh là “nữ hoàng” của các loại quả khô. Cũng có người cho rằng, nó có thể trở thành một loại cây tỉ USD, giúp tăng hiệu quả sản xuất của ngành nông nghiệp – cây mắc ca. Điều này một lần nữa lại được khẳng định trong một cuộc hội thảo vừa được tổ chức tại Lâm Đồng vào tuần trước đưa ra nhiều ý kiến sẽ phát triển cây mắc ca trở thành cây công nghiệp chiến lược mới, mang lại giá trị cao.
Cây mắc ca là gì?
Mắc ca có nguồn gốc xuất xứ từ các rừng cận nhiệt đới châu Úc. Khi được chuyển về trồng ở Hawaii, Mỹ, nó trở thành sản phẩm được xuất khẩu với quy mô lớn. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, nhân hạt mắc ca có chứa nhiều đường bột, chất khoáng, vitamin, với hàm lượng dầu tới 78%, cao hơn lạc, hạt điều. Các chuyên gia còn so sánh 2 thìa cà phê bột mắc ca có lượng canxi nhiều gấp 3 lần 1 cốc sữa đầy.
Ngoài ra, hạt mắc ca còn có công dụng trong việc giảm cholesterol, chữa các bệnh về trầm cảm, bổ xương, khớp, giúp tăng cường trí nhớ…
Hiệu quả kinh tế từ cây mắc ca
Hiện, 1kg hạt mắc ca được bán với giá 3,5 USD. Australia hiện đang nắm giữ 40% sản lượng hạt mắc ca cung cấp cho toàn thế giới, với tổng giá trị thương mại lên tới khoảng 200 triệu USD/năm. Tiếp theo là Hawaii, Nam Phi và nhiều nước ở châu Phi.
Tiềm năng tiêu thụ mắc ca trong tương lai
Với nhiều công dụng trong sức khỏe, hạt mắc ca đang rất được ưa chuộng tại thị trường Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Do vậy, một số nước ở châu Á như Trung Quốc, Thái Lan đang đưa vào sản xuất loại cây này.
Tại Việt Nam, cây mắc ca được đưa giống về từ Australia vào năm 2004, nhưng sau khi khảo nghiệm, đến năm 2013, 10 giống mắc ca đạt chất lượng mới được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép đưa vào trồng. Và thực tế ở Tây Nguyên, những cây mắc ca đã cho thu hoạch.
Quả mắc ca hiện được bán với giá khoảng 150.000 đồng/kg, chủ yếu để làm giống. Theo tính toán, giá trị này cao gấp 2 lần so với chè và 3 lần so với cà phê. Điều kiện sinh thái của khu vực Tây Nguyên được đánh giá là phù hợp nhất với cây mắc ca. Do đó, cây mắc ca đã xuất hiện ở cả 5 tỉnh Tây Nguyên, với diện tích hơn 1.600 ha.
Mắc ca là 1 trong 7 cây lâm sản ngoài gỗ, trong nhóm 25 cây chủ lực của ngành nông nghiệp. Nó có thể trở thành cây công nghiệp chiến lược mới, mang về hàng tỉ USD, tiến tới mở rộng diện tích trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, đó cũng mới chỉ là những kỳ vọng, còn trên thực tế đã có nhiều bài học kinh nghiệm về việc ồ ạt trồng, vỡ quy hoạch, mất cân đối cung – cầu, ép giá của các mặt hàng nông sản. Nhiều chuyên gia nông nghiệp và các nhà khoa học nhấn mạnh việc phát triển cây mắc ca ở Việt Nam thành cây công nghiệp chiến lược mới là không thể nóng vội. Bởi dù có nhiều tiềm năng nhưng việc làm này ở Việt Nam vẫn còn không ít rào cản.
Phát triển cây mắc ca: Cần tránh bẫy phát triển cây giá rẻ
Minh Huệ -: Thời báo Kinh doanh | 09/Feb/2015
Sau gần 20 năm trồng thử nghiệm, cây mắc ca đã cho thấy một hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, cần phải có một chiến lược tại Việt Nam sao cho chúng ta tránh bẫy phát triển cây giá rẻ.
Tại Hội thảo “Chiến lược phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên”, diễn ra ngày 7/2, do Ban Kinh tế Trung ương, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, tỉnh Lâm Đồng, Công ty CP Him Lam và Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) phối hợp tổ chức, Gs. Vương Đình Huệ, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, cho biết cây mắc ca mang lại kinh tế cao và có thể trồng xen canh với các cây trồng khác, như cây cà phê, tiêu, điều, chuối tiêu.
Cần bao tiêu sản phẩm
“Chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng Việt Nam sẽ phát triển cây mắc ca để trở thành trung tâm mắc ca không chỉ của khu vực mà còn thế giới. Chúng ta có thể tin tưởng mắc ca Việt Nam có vị trí xứng đáng trên bản đồ thế giới. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, cần phải tránh bẫy phát triển cây mắc ca giá rẻ”, ông Huệ nhấn mạnh.
Theo Gs. Vương Đình Huệ, chúng ta cần phải rút kinh nghiệm từ cây nông nghiệp khác để xây dựng chuỗi giá trị cho cây mắc ca, theo hướng bao tiêu sản phẩm để nâng cao giá trị XK cũng như tránh được tình trạng được mua mất giá.
Về vấn đề này, ông Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank, cho biết cần phải xây dựng một chuỗi giá trị cho cây mắc ca. Theo đó, cần có một chiến lược theo hướng giải quyết được thị trường tiêu thụ cho cây mắc ca, chế biến và xuất khẩu để nâng cao giá trị sản phẩm và giảm tỷ lệ XK thô.
“Làm được điều này, chúng ta sẽ giải quyết được tình trạng được mua rớt giá đối với nhiều sản phẩm nông nghiệp hiện nay của Việt Nam. Để làm được điều đó, chúng tôi kiến nghị tỉnh Lâm Đồng bố trí cho một khu đất làm KCN để xây dựng nhà máy chế biến cho cây mắc ca”, ông Minh kiến nghị.
Về vấn đề này, theo Gs. Hoàng Hòe, Chủ nhiệm dự án mắc ca trong trương trình hợp tác Nhà nước Việt – Australia, việc phát triển cây mắc ca cần phải làm dần, không nóng vội. Để có kết luận chính xác về giống nào tốt, phù hợp với khí hậu của Việt Nam cần phải có thêm thời gian từ 5 – 10 năm nữa.
“Hiện Việt Nam đang nhập về 23 giống cây mắc ca thông qua Australia, Mỹ, Trung Quốc, trong đó có 9 giống được công nhận kỹ thuật. Thời gian 10 năm qua trồng cây mắc ca là quá trình khảo nghiệm, nên chưa thể kết luận”, Gs. Hoàng Hòe bình luận.
Theo Gs. Hoàng Hòe, phát triển cây mắc ca cần phải rút kinh nghiệm từ cây cà phê, cây cao su. Ví như cây cao su cứ phát triển ào ào mà không chuẩn bị thị trường tiêu thụ cho sản phẩm, nên bị tình trạng được mùa rớt giá. Bây giờ, Trung Quốc không thu mua nữa thì càng khó khăn.
“Vì vậy, cây mắc ca không thể phát triển ồ ạt, cần phải có chiến lược rõ ràng. Với khu vực Tây Nguyên, chúng ta cố gắng 5 tỉnh có 5 nhà máy chế biến hạt mắc ca”, Gs. Hoàng Hòe phân tích.
Cần chính sách tín dụng
Tìm hiểu thực tế những người nông dân trồng thành công cây mắc ca, cho thấy đây là loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao. Theo ông Nguyễn Đức Ba, một nông dân trồng cây mắc ca gần 20 năm, tại tỉnh Lâm Đồng, khó đong đếm đúng lợi nhuận của cây mắc ca, nhưng có thể nói là hiệu quả cao “một vốn bốn lời”.
Hiện nay, ông Ba có 7 sào mắc ca và mỗi năm cho thu hoạch 4 tấn quả mắc ca. Lượng mắc ca thu hoạch không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước của các DN. Hiện giá bán mắc ca khoảng 250.000 đồng/kg, bán hạt giống mắc ca thì khoảng 500.000 đồng/kg, tương đương khoảng 45 – 60 hạt.
Theo ông Ba, thời điểm đầu, mới bắt đầu trồng mắc ca, ông có trồng xen canh với cây chuối tiêu. Đây là giống ngắn ngày để thu lợi ngắn hạn nhằm lấy vốn nuôi dài hạn cho mắc ca. Sau 4 năm, khi cây mắc ca bắt đầu ra bói, thì ông dần bỏ cây chuối tiêu và bây giờ là thuần canh mắc ca.
Biết đến cây mắc ca muộn hơn, gia đình ông Hưởng ở huyện Tuy Đức, Đăk Nông, mới trồng từ năm 2010 và năm nay bắt đầu ra quả bói. Theo ông Hưởng, năm đầu ra bói thường là sản lượng thấp, tỷ lệ đậu trái chỉ khoảng hơn 30%.
Ông Trần Đình Mạnh, Bí thư huyện ủy Tuy Đức, Đăk Nông, cho biết cây mắc ca không chỉ là cây kinh tế mà còn là cây rừng, nên Chính phủ cần phải có cơ chế cấp quyền sở hữu đất cho người dân. Hơn nữa, chính sách của Chính phủ là hỗ trợ mỗi người nông dân 15 triệu/ha nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện, khiến nhiều người dân khó khăn.
Tuy nhiên, ông Mạnh nhấn mạnh việc cần phải kiểm soát chặt giống cây mắc ca, tránh hiện tượng người nông dân tự nhập giống không rõ nguồn gốc. “Không kiểm soát được giống là thiệt hại rất lớn, vì vòng đời của cây mắc ca là hơn 60 năm. Bài học từ phát triển cây cà phê đã có, cần phải tránh vết xe đổ ấy. Cần phải trồng loại giống mắc ca nào mà năng suất cao và giá trị cũng lớn, tránh tình trạng để trở thành nước XK nhiều mắc ca nhưng giá bán lại thấp hơn so với các nước trên thế giới”, ông Mạnh nhấn mạnh.
Một vấn đề rất quan trọng nữa, đó là vốn để phát triển cây mắc ca, Ts. Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank, cho biết sẽ đề xuất giải pháp 10.000 tỷ đồng cho vay hộ nông dân vùng Tây Nguyên để phát triển cây mắc ca.
LienVietPostBank cũng sẽ trực tiếp đầu tư 5.000ha mắc ca thông qua Công ty CP Tập đoàn Liên Việt, đây cũng là đầu mối thực hiện quy trình khép kín: sản xuất – chế biến – tiêu thụ.
Về việc vay vốn, ông Minh cho biết với mỗi hộ gia đình vay vốn của LienVietPostBank để trồng cây mắc ca sẽ được ngân hàng mua bảo hiểm theo hướng nếu có thua lỗ thì người nông dân sẽ không bị mất ruộng, đất.
Mắc ca là loại cây dài ngày, việc thu hoạch chỉ bắt đầu sau 3 năm và trong khoảng 5 năm thì người dân sẽ thu hồi vốn. Do vậy, LienvietPostbank sẽ cho vay dài hạn từ 10 – 15 năm đối với các hộ dân trồng cây mắc ca; lãi suất cho vay sẽ dưới 10%, giải ngân theo từng chu kỳ phát triển của cây. Chúng tôi cũng đang nghiên cứu và xây dựng đề án thành lập Hiệp hội Mắc ca Tây Nguyên tại Lâm Đồng, theo hướng vì lợi ích của các đơn vị trồng cây mắc ca, trong đó có người nông dân.
Cây mắc ca: Đánh giá sau 10 năm trồng ở Tây nguyên
Thanh Tâm – Đại Kỷ Nguyên – 12 Feb 2015
Gần đây, người Việt nam đã biết đến hạt mắc-ca như là một loại đồ ăn giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Mặc dù cây mắc-ca mới được trồng ở Việt Nam chưa lâu nhưng theo các báo cáo khoa học từ kết quả sau 10 năm thử nghiệm ở Tây nguyên thì có thể kỳ vọng mắc-ca sẽ có thể giúp nông dân Tây nguyên, Tây bắc thoát nghèo.
Từ năm 2002, đã có nghiên cứu và trồng thử nghiệm cây mắc ca tại Tây Nguyên, Tây Bắc, các tỉnh vùng núi miền trung của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, Viện nghiên cứu giống cây trồng Hà nội và một số tổ chức khác, bước đầu là với giống nhập từ Trung Quốc, sau đó nhập từ Thái Lan và Úc.
Theo số liệu của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, cây mắc ca trồng tại Tây nguyên sau 3-4 năm bắt đầu ra hoa đậu quả, sau 5- 6 năm có năng suất đáng kể và được tính là năm bắt đầu thu hoạch. Từ năm thứ 8 cho năng suất đạt 6- 8 kg/cây/năm, với bình quân 300 cây/ha, thì tương đương 2 tấn/ ha. Cây được 10-12 năm thì năng suất sẽ đạt đến giới hạn khoảng 3 tấn/ ha, gần bằng với năng suất trung bình của cây mắc ca trồng tại Úc. Trọng lượng quả và tỷ lệ nhân của các giống đã trồng đạt được là khá tốt so với vùng nguyên sản như Úc, Hawai cũng như các khu vực trồng mắc ca trên thế giới. Với tỷ lệ nhân là 1/3, với 3 tấn quả, năng suất nhân hạt đạt 1 tấn/ha.
Từ năm 2004, Viện Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên đã tiến hành trồng khảo nghiệm cây mắc ca trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên như: Đăk Lăk, Gia Lai, Đăk Nông, Lâm Đồng với tổng diện tích trồng khảo nghiệm trên 20 ha. Kết quả cho thấy cây mắc ca sinh trưởng phát triển tốt. Hầu hết các vườn mắc ca bắt đầu ra hoa đậu quả sau 3-4 năm trồng. Kết quả trồng chuyên canh cho thấy hiệu quả tương đối tốt.
Đồng thời Viện cũng trồng thử nghiệm cây mắc ca xen với một số loài cây công nghiệp có giá trị trên địa bàn Tây nguyên như cà phê vối, cà phê chè, ca cao. Tính đến nay tổng diện tích mô hình trồng xen là hơn 15ha. Kết quả bước đầu cho thấy cây mắc ca sinh trưởng tốt ở tất cả các mô hình trồng xen. Đánh giá về khả năng ra hoa đậu quả của cây mắc ca ở các mô hình cho thấy trồng xen với cà phê vối tại Buôn Ma Thuột, sau 5 năm cho tỷ lệ cây ra hoa trên toàn vườn đạt 70%, năng suất ban đầu đạt được từ 1,3-1,5kg/cây. Trồng xen ca cao tại Buôn Ma thuột cho tỷ lệ ra hoa đậu quả sau 5 năm trồng đạt trên 50%, năng suất trung bình đạt 0,5kg/cây. Trồng xen cà phê chè tại Bảo Lộc – Lâm Đồng cho tỷ lệ ra hoa và đậu quả khá tốt sau 5 năm trồng, với tỷ lệ ra hoa trên toàn vườn đạt 80% và năng suất ban đầu đạt 1,4kg/cây. Kết quả nếu trồng xen thì năng suất thấp, hiệu quả không đáp ứng yêu cầu.
Kết quả nghiên cứu các điều kiện để trồng cây hiệu quả
Mắc ca là loại cây chịu khí hậu mát, mưa ẩm và khô hạn xen kẽ. Sinh trưởng thích hợp trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, có khả năng chịu hạn cao đồng thời chịu được mưa ẩm, không chịu được điều kiện ngập úng. Lượng mưa tối ưu từ 1.500 mm đến 2.500 mm. Độ cao so với mặt biển từ 300 m đến 1.200 m (để đạt được nhiệt độ lạnh mùa ra hoa). Nhiệt độ thích hợp cho cây mắc ca là từ 120C đến 320C, nhiệt độ tối ưu để cây ra nhiều hoa là từ 12oC đến 21oC, tốt nhất là 18oC. Nếu nhiệt độ ban đêm thấp hơn 12oC và cao hơn 21oC cây mắc ca đều khó hình thành chồi hoa. Đòi hỏi của nhiệt độ này phù hợp với Tây Nguyên hơn là Tây Bắc và miền trung.
Tại Việt Nam, hình thành chồi hoa diễn ra trong tháng 11 và nở hoa vào cuối tháng 2 đến đầu tháng 4. Tốt nhất là 18 độ C, sau khi chồi hoa được hình thành, cần có thêm 60 ngày mới có thể thấy được nụ hoa bằng mắt thường và hoa nở từ cuối tháng 2 kéo dài tới đầu tháng 4. Nụ hoa có thể chịu đựng sương giá ngắn hạn 0-20 C trong 5-7 ngày.
Mùa hoa nở và sau hoa nở tháng 3, 4 nếu gặp nắng hạn sẽ gây rụng hoa nghiêm trọng. Cây Mắc-ca ra rất nhiều hoa, mỗi chùm bông hình đuôi sóc có từ 100-300 hoa, nhưng tỷ lệ đậu quả lại chỉ đạt 0,1 – 0,3%. Khí hậu không thuận lợi có thể hoàn toàn không đậu quả. Do vậy cần tưới nước vào thời điểm này.
Quả Mắc ca chín vào tháng 9 tới giữa tháng 10; Ba tháng trước đó là giai đoạn tích luỹ dầu cho hạt quan trọng nhất, đòi hỏi khí hậu ẩm và nóng nhưng không quá 38 độ C. Khí hậu Tây Nguyên về cơ bản đáp ứng được yêu cầu này.
Về khí hậu Tây Nguyên có độ cao bình quân 600m – 800m so với mực nước biển, có nền nhiệt độ lạnh vào khoảng tháng 12, tháng 1 dương lịch rất phù hợp với cây Mac ca. Ngoài ra thời điểm hoa nở rộ tháng 2 – 3 ở Tây Nguyên không có mưa gây thối hoa nên chắc chắn sản lượng sẽ cao hơn ở các tỉnh phía bắc .
Về đất đai, Mắc-ca có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau: từ đất sét mùn pha cát, đất đỏ bazan hoặc các loại đất có nguồn gốc núi lửa, đất có lẫn đá ong đến đất sét nặng. Độ pH tối ưu trong đất khoảng 5,5 đến 6,5. Đất thịt nhẹ đến trung bình, thời han úng ngập không quá 10 ngày, đất ẩm đều quanh năm, tầng đất sâu trên 1m hơi chua, nếu giàu hữu cơ thì đỡ phải bón nhiều phân. Mắc-ca không ưa đất kiềm, đất phèn mặn, đất đá vôi, đất mắc ga lít, đất đá ong hoá hoặc thoái hoá nghiêm trọng…
Cách thu hoạch, chủ yếu là thu lượm quả chín rụng trên mặt đất, sản phẩm thu hoạch nói chung chín đều và do đó sẽ không có vấn đề chất lượng như trường hợp cà phê do phải tuốt cả chùm bao gồm cả quả chín và xanh. Sau khi chín rụng phần lớn vỏ quả đã nứt sẵn, có thể tách lấy hạt ngay tại vườn.
Khâu thu hoạch có mấy khó khăn chính là phải thu nhặt hạt hàng ngày để giảm tổn thất do chuột, sóc và côn trùng. Phải làm sạch cây bụi cỏ dại để không bị bỏ sót hạt rụng. Đồng thời cũng có thuận lợi không nhỏ là thời điểm thu hoạch vào tháng 9 – 10 nên không cạnh tranh nguồn nhân công thu hoạch cà phê. Ngoài ra còn tạo việc làm , tăng thu nhập cho người dân trong lúc nông nhàn .
Như vậy, về những vấn đề sau thu hoạch người nông dân sẽ gặp ít khó khăn hơn so với trồng các loại cây ăn quả khác, nguy cơ bị lái thương bắt chẹt cũng nhỏ hơn.
Mắc-ca vốn là cây đại thụ thường xanh, cao 15- 20 m, tán rộng và rậm, tuổi thọ ngoài trăm năm. Đây là cây góp phần nâng cao tỷ lệ che phủ đất đai. Qua thực tế cho thấy với mật độ trồng 300 / ha thì đến năm thứ 8 mật độ che phủ trên 80% và ngày càng tăng theo thời gian .
Như vậy có thể đi đến kết luận sau thử nghiệm Mắc ca là loài cây mới được đưa vào gây trồng tại Tây Nguyên với quy mô thử nghiệm, bước đầu cho thấy cây mắc ca có thể sinh trưởng phát triển được ở một số vùng sinh thái của vùng, đặc biệt là những vùng có khí hậu lạnh. Sau 9 năm trồng, cây mắc ca đã cho năng suất từ 7-9 kg hạt/cây với một số giống, cá biệt có những cây cho năng suất hơn 10kg/cây/năm. Nếu so sánh với năng suất của vùng nguyên sản cây mắc ca, tại Úc vào năm thứ 10 năng suất trung bình trên cây đạt 10 kg hạt/năm, vào giai đoạn kinh doanh ổn định (từ năm thứ 12 trở đi) năng suất trung bình trên cây chỉ cần từ 12-15kg là đạt hiệu quả. Như vậy có thể nói cây mắc ca có triển vọng phát triển trên địa bàn Tây Nguyên.
Thanh Tâm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét