Tưởng tượng rằng một tên khủng bố quen thuộc đã cài đặt một trái bom to lớn trong trung tâm thành phố kế bên. Kẻ khủng bố này giờ đang ngồi trong nhà tù. Anh ta không chịu tiết lộ vị trí của trái bom, chỉ cho biết rằng đó là khu vực đã được lựa chọn để tạo hậu quả sát thương tối đa. Trong tình uống này, nhất là khi còn có đủ thời gian để ngăn ngừa một thảm họa sắp xảy ra- dường như sẽ không tổn thương một ai để phủi sách bụi bặm dụng cụ tra tấn kiểu đi tàu bay và đặt gả khủng bố đáng ghét này vào sức thuyết phục của dĩ vãng xa xưa.
Dershowitz đã tranh cãi rằng một tình huống như thế này có thể chia xẻ những ý nghĩa khiến đánh thức được vị phán quan của thời dị giáo trước mặt tất cả chúng ta. Nếu quả bom nổ chậm kia không lay chuyển được quý vị, hãy hình dung đứa con gái bảy tuổi của bạn đang bị ngạt thở từ từ trong một nhà kho cách đó chỉ năm phút, trong khi đó gã khủng bố trong tù đang cầm giữ cái chìa khoá nhà kho giam con gái bạn. Và nếu như con gái bạn chưa đủ để làm chênh các cân, hãy thêm vào những đứa con gái của tất cả các cặp vợ chồng trong một khu vực rộng một ngàn dặm- vì một số sơ suất ngang ngạnh về phía chính phủ của chúng ta, hàng triệu bé gái đang phải ở dưới sự điều khiền của tên thiên tài quỷ sứ hiện đang ngồi trong xiềng xích cùm trói trước mặt bạn. Rõ ràng là, hậu quả sự bất hợp tác của một con người có thể quá trầm trọng, và ác tâm cùng tội lỗi của y quá hiển nhiên, đến mức có thể quấy động đến cả giấc ngủ của những người tự oán ghét mình trong chủ thuyết tương đối về đạo lý.
Ta thường nghĩ rằng vấn nạn đạo lý ghê gớm nhất chúng ta phải đối diện trong sự phục hồi tra tấn là chúng ta sẽ buộc phải khảo tra một số những người đàn ông đàn bà vô tội. Hầu hết chúng ta muốn được đóng cái nắp tòa dị giáo vào trường hợp trên bắt đầu lúng túng trước những tình huống chi tiết của thực tế, khi tội lỗi của một con người đơn độc trở nên một sự thể của một số điều không chắc chắn. Và sự việc này xảy đến trước cả khi những môi lo lắng khác thu hút chú tâm của chúng ta. Chẳng hạn như chứng cớ đáng tin cậy nào có thể suy ra được dưới những đòn khảo tra ? Chúng ta không cần phải đặt ra những câu hỏi như thế vì chúng ta đã từng do dự trước hiểu biết rằng, trong thế giới thực này, mình không thể bảo một người là có tội chỉ bằng cách nhìn thấy.
Do đó dường như là chúng ta có hai tình huống khiến sẽ lay động những con người loạn trí và những con người tử tế nhất: trong tình huống thứ nhất, như đã được hình dung bởi Dershowitz, dường như cứ kiên quyết lo lắng cho quyền lợi của tên khủng bố khi bao nhiêu sinh mạng vô tội bị đe dọa; một đàng thực tế hơn, sự không chắc về tội phạm của một con người thường loại đi sự xử dụng đến khảo tra. Có phải đây là vấn đề của chúng ta ? Chắc là không phải.
Vấn đề cho thấy là những kềm chế xử dụng đến khảo tra ấy không thể hòa hợp với ý muốn gây chiến của chúng ta ngay tự khởi đầu. Vả lại, “những chết chóc tương tàn” các tra khảo tình cờ nhầm lên người vô tội ? Bất cứ khi nào chúng ta đồng lòng thả những trái bom, chúng ta hành động như thế với hiểu biết rằng sẽ có một số trẻ con bị mù lòa, phanh bụng, tê liệt, mồ côi và bị sát hại. Thật kỳ lạ là trong khi việc hành hạ chính bản thân Osama bin Laden có thể gây nên những biến động về lương tâm giữa các nhà lãnh đạo của chúng ta (dù hoàn toàn có thể tiên liệu, do đó chấp nhận được) trong khi việc sát hại trẻ con lại không .
Do đó giờ đây chúng ta có thể hỏi rằng nếu chúng ta sẵn lòng hành động trong một phương cách có thể bảo đảm một số giới hạn các đau khổ và chết chóc của những trẻ con vô tội thì cớ sao phải nương nhẹ với tên khủng bố ? Có khác biệt gì giữa sự việc theo đuổi một hành động khiến tình cờ tra tấn nhầm vào những người vô tội, và việc thực hiện một phương cách khiến tình cờ giết hại đến nhiều sinh mạng đàn ông, đàn bà trẻ em vô tội ? Hơn nữa, dường như rõ ràng là việc ứng dụng khảo tra nhầm sẽ mang đến ít tổn thương cho chúng ta hơn là những cái chết tương tàn: nói cho cùng, không hề có trẻ thơ bị giam giữ ở trại giam Guantanamo Bay, chỉ có những thiếu niên tương đối hư hỏng, đa số bị bắt quả tang khi đang tìm cách sát hại quân lính của chúng ta.[33] Khảo tra còn không hề mang đến một rủi ro đáng kể nào về sát thương hay thương tật vĩnh viễn trên nạn nhân; trong khi các tổn thương lẫn lộn thì hầu như là què quặt và tử thương. Bài toán chia có tính đạo lý được mở ra ở đây như để mang đến một đề nghị là những ai muốn thả những trái bom cũng có thể muốn bắt cóc luôn cả những kẻ thân thích lân cận của những tên bị tình nghi khủng bố - mẹ, vợ hoặc con gái chúng- để mà tra khảo với giả định là sẽ tìm được điều gì có lợi cho phe chúng ta từ cách khảo tra như vậy. Phải thú nhận rằng, đấy sẽ là một hậu quả ghê khiếp từng có thể đạt được qua tranh cãi có lý trí, và chúng ta muốn tìm cách nào đó để thoát khỏi được điều này.[34]
Trong nội dung này, chúng ta nên ghi nhận rằng nhiều ảnh hưởng khác nhau lên cảm tính của chúng ta về môt hành vi bạo lực trên thể xác, cũng như các trực giác của chúng ta về tình trạng đạo đức. Như Glover vạch rõ, “trong chiến tranh hiện đại, cái đáng kinh hãi nhất là một chỉ hướng nghèo nàn cho sự việc nào là tổn thương nhất”. Để biết được ông nội của một ai đó đang thực hiện một phi vụ thả bom ở Dresden hồi thế chiến thứ hai là một chuyện, biết được ông ấy đã sát hại năm bé gái và mẹ chúng bằng một cái xẻng là một việc khác. Chúng ta có thể chắc rằng ông có thể đã sát hại nhiều đàn bà, thiếu nữ hơn từ cách thả bom xuống ở những độ cao xa xưa ấy, và biết rằng có lẽ các nạn nhân đã chết trong những kinh hoàng tương tự như nhau, nhưng sự có tội của ông ấy chắc sẽ không như nhau. Thực ra, dường như chúng ta hiểu được, một cách trực giác, rằng phải cần đến một loại người khác hơn để mà gây nên loại bạo hành giết người bằng xẻng. Và như chúng ta sẽ nhận thấy, các ảnh hưởng tâm lý của việc dự phần vào những loại bạo hành này thường là khác biệt. Thử suy nghĩ tường thuật sau đây của một người lính Nga ở Afghanistan: “Giết người rất khó khăn và đáng sợ, nhưng chẳng lâu sau đó bạn nhận ra rằng những gì mình thực sự thấy khó chịu chính là bắn thẳng vào một ai đó. Giết hàng loạt, giết từng tốp một, mới thực sự phấn kích, và ngay cả –tôi đã tự mình nhìn thấy rằng- thật là thích thú” [35] Việc này không phải đến nói rằng chưa một ai từng được tận hưởng thú vui giết người ở ngay kề sát mình; mà để muốn nói rằng tất cả chúng ta đều nhận thấy rằng một thú vui như thế phải cần đến một mức độ nhẫn tâm khác thường để có thể làm người khác đau khổ được.
Có khả năng là chúng ta chỉ đơn giản không được trang bị để chỉnh sửa sự khác biệt này- trở thành, trong các ý nghĩ của Glover, chấn động bởi những gì thương tổn nhất. Không khó khăn gì để tìm một nhân tố cơ bản về sinh học , bởi vì hàng triệu năm ở thảo nguyên Phi châu đã không thể được lựa chọn cho một khả năng tạo nên một cảm giác xúc động cho nỗi kinh hoàng thế kỷ hai mươi. Rằng căn nguyên di truyền Paleolithic giờ có được các vũ khí hoá học, sinh học, và hạt nhân trong tầm tay nghĩa là, từ quan điểm tiến hóa của chúng ta, rất ít khác biệt với việc đem loại kỹ thuật này vào bàn tay loài vượn người. Khác biệt giữa việc giết hại một người và hàng ngàn người có vẻ như không nổi rõ ra như lẽ ra phải như thế. Và như là Glover đã nhận định, trong nhiều trường hợp chúng ta sẽ nhận thấy trường hợp giết một người đơn lẻ lại là đáng ưu phiền hơn. Ba triệu linh hồn có thể bị bỏ đói và bị sát hại ở Congo và những đôi mắt Argus của chúng ta hầu như không hề liếc nhìn đến. Trong khi có một công chúa chết trong một tai nạn giao thông thì cả một phần tư dân số thế gian lăn ra đau buồn. Có lẽ chúng ta không thể hiểu được cái gì cần phải cảm thương để mà thay đổi thế gian của chúng ta.
Ta sẽ cảm thấy như thế nào khi nhìn thấy ba ngàn người đàn ông đàn bà và trẻ em hỏa thiêu ra tro bụi trong không khí chỉ trong vài giây ? Bất cứ ai có được một màn ảnh truyền hình vào ngày 11 tháng Chín năm 2001 giờ đã hiểu được cảm giác ấy. Nhưng hầu hết chúng ta đều không hiểu được gì về những cảm giác ấy. Mục kích cảnh tượng tòa nhà thương mại thế giới nuốt hai chiếc phản lực vào lòng cùng hàng ngàn sinh mạng con người để cuối cùng còn lại là một sự không thể tin được nữa, cho thấy cần phải có một số hình thái hư hại về thần kinh. Rõ ràng là có một số giới hạn mà tâm trí con người có thể kham nổi để mang lại được những cảm giác - chỉ với cái cảnh tượng của một tòa nhà cao tầng, đầy những con người đang làm việc, tan biến thành đống gạch vụn. Có lẽ những điều này sẽ thay đổi.
Trong bất cứ trường hợp nào, nếu quý bạn nghĩ rằng sự tương đương giữa khảo tra và tổn thất chung không có giá trị, bởi vì khảo tra là sự việc có tính cá nhân và tiếp cận trong khi việc thả bom chùm thì không, là bạn đang bị kết tội không tưởng tượng nổi tối thiểu là hai trường hợp: trước tiên là một giấy phút phản tỉnh về những kinh hoàng chắc chắn đã đến với những con người Afghan và Iraq vô tội sẽ cho thấy là họ ngang hàng với các tội phạm trong bất cứ ngục tù nào. Một loại tưởng tượng như thế cần phải có mới mang đến được giá trị ngang nhau cho sự khảo tra và sự tổn thương chung cho sự tách biệt giữa cái đáng kinh sợ và cái gây nhiều tổn thương nhất mà Glover đã nhận xét. Điều này cũng minh chứng được mức độ mà chúng ta từng bị mê hoặc bởi các lối diễn đạt đầy uyển ngữ của chúng ta. Giết người trong một khoảng cách xa thì dễ dàng nhưng cũng không phải là dễ dàng đến mức ấy được.
Thứ hai, nếu như trực giác của chúng ta về cái sai của việc khảo tra sinh ra từ sự không thích nhìn thấy biểu lộ của con người thường xảy ra khi bị tra khảo thì chúng ta nên lưu ý rằng sự không may đặc biệt này có thể là một dược lý bị đánh lừa, bởi vì các loại thuốc làm tê liệt có thể khiến không nghe được tiếng kêu la, không nhìn thấy các đau đớn. Chúng ta có thể dể dàng nghĩ ra các phương cách tra khảo khiến người khảo tra như mù không thể nhìn thấy cái khốn khổ của nạn nhân cũng như người hoa tiêu thả bom ở độ cao ba mươi ngàn bộ. Hậu quả là, tính không ưa thích tự nhiên của chúng ta đối với hình ảnh và âm thanh của luyện ngục không mang lại điểm tựa cho những ai muốn tranh cãi chống lại việc khảo tra. Ðể minh chứng sự trừu tượng khó hiểu đến thế nào của nỗi đau đớn nơi người bị tra khảo, ta chỉ cần tưởng tượng ra một “viên thuốc hành hạ” lý tưởng. một dược liệu có thể mang lại cả hiệu quả cho sự đau đớn lẫn cho cả những dấu diếm sâu kín nhất.
VẬY cán cân sẽ nghiêng về bên nào ? Giả thử rằng chúng ta muốn duy trì một quan điểm đạo đức nhất quán về những sự kiện này, thì điều này có vẻ dẫn đến một trường hợp bắt buộc phải lựa chọn: nếu chúng ta muốn thả những trái bom hoặc ngay cả chấp nhận rủi ro rằng các tầm đạn bắn có thể đi lạc, chúng ta nên sẵn lòng để tra tấn một số loại tội phạm tình nghi và các tù binh; nếu chúng ta sẵn sàng để tra khảo, chúng ta sẽ sẵn sàng để phát khởi một cuộc chiến tranh kiểu hiện đại.
Các đối thủ chống lại việc tra khảo sẽ nhanh nhảu tranh cãi rằng các lời thú tội kết quả từ tra khảo thường nổi tiếng là không đáng tin. Tuy nhiên, với những điều đã nói ở trên, sự phản bác này dường như thiếu sức mạnh. Hãy cứ tạo cho những lời thú tội của quý vị càng không đáng tin đi – cơ hội khiến các yêu cầu tra hỏi của chúng ta sẽ đạt được trong bất kỳ giây phút nào của cuộc tra khảo chỉ cần cân bằng với cái hoàn cảnh mà chúng ta cần phải thả một trái bom xuống. Cơ hội nào sẽ đến khi ảnh hưởng của việc thả trái bom số 117 ở Kandahar sẽ ảnh hưởng đến sự suy tàn của Al Qaeda ? Cơ hội ấy chắc là rất mỏng manh. Thử tính đến kẻ bị bắt giữ đáng giá nhất của chúng ta trong cuộc chiến tranh chống khủng bố :Khalid Sheikh Mohammed. Ðây chính là một tính cách được cắt ra từ tấm vải Dershowitzian. Hiện nay các viên chức chính phủ Hoa kỳ tin rằng chính tay y đã cắt đầu Daniel Pearl, phóng viên tờ Wall Street Journal. Cho dù điều này đúng hay sai, tính cách thành viên của y trong Al Qaeda ít nhiều đã cho thấy y không hề là kẻ “vô tội” trong bất cứ ý nghĩa quan trọng nào, và vai vế của y trong tổ chức này cho thấy rằng các kiến thức của y về những kế hoạch tàn bạo phải là sâu rộng. Trái bom nổ chậm đang đếm ngược. Chỉ cần tính đến những thương tổn chúng ta đang sẵn lòng gây đến cho những tâm hồn và thể xác của các trẻ thơ vô tội ở Afghanistan và Iraq, thì sự chối bỏ việc xử dụng đến khảo tra trong trường hợp của Khalid Sheikh Mohammed dường như là một sự ương ngạnh. Nếu như chỉ có được một trong hàng triệu cơ hội khiến y có thể cho chúng ta biết được một điều gì thông qua khảo tra để dẫn được đến việc triệt phá Al Qaeda, dường như rằng chúng ta nên xử dụng đến tất cả phuơng tiện mà chúng ta có để khiến y phải nói ra.
GIỮA tất cả những điều có thể xảy ra, bất kể là tôi đã viết nhiều đến đâu và bạn đã bắt đầu đọc chương này, đã thuyết phục được rằng tra khảo là một điều thật xấu xa và chúng ta thật khôn ngoan đã tránh không thực hành đến phương cách ấy-thực ra, trong phạm vi rộng, là chúng ta đã văn minh bởi vì chúng ta không thực hành đến sự việc ấy. Hầu hết chúng ta cảm thấy tối thiểu bằng trực giác của mình là chúng ta không thể tập trung được một sự trả đũa vào Deshorwitz và quả bom nổ chậm của ông ấy, chúng ta có thể nương náu trong cơ sở lập luận là mô hình ấy có lẽ không bao giờ xảy đến. Từ viễn cảnh này, tô điểm cơ chế công lý của chúng ta với một dự phòng của công cụ tra khảo trông như vừa không cần thiết vừa nguy hiểm, vì một ngày nào đó sẽ nhìn thấy quy luật của những hậu quả không định trước được sẽ ném toàn bộ công trình vào sự xáo trộn. Bởi vì tôi tin sự giải thích ở trên là vững vàng thỏa đáng, tin rằng mình đã lập luận thành công cho sự xử dụng đếnkhảo tra trong bất cứ tình huống nào mà mình có thể có ý muốn gây ra những tổn thất tương tàn.[36] Ngịch lý thay, sự tương đồng này đã không tạo cho việc xử dụng tra khảo trở nên có thể chấp nhận được một chút nào cho tôi, cũng như, tôi tin rằng cho tất cả các độc giả. Tôi tin rằng ở đây chúng ta đi đến một thứ đại loại như ảo ảnh đạo đức – tương tự như các ảo ảnh tri giác vốn là mối quan tâm dai dẳng đối với các nhà khoa học nghiên cứu các đường thị giác trong não bộ. Vầng trăng tròn xuất hiện ở chốn chân trời không lớn hơn vầng trăng tròn xuất hiện ngay trên đỉnh đầu, nhưng nó trông to hơn, vì những nguyên nhân vẫn còn khó hiểu đối với những nhà khoa học về thần kinh học. Một cây thước giơ ngang bầu trời sẽ chỉ ra được một số điều mà nếu không chúng ta có thể không nhìn thấy được, ngay cả chúng ta hiểu rằng đôi mắt của chính mình có thể phản bội mình. Được lựa chọn giữa việc hành xử trên căn bản của các sự việc như trong thí dụ này, hay trên những gì mang lại từ cây thước đo của mình, hầu hết chúng ta sẽ sẵn lòng bỏ qua những ảo ảnh - đặc biệt khi đời sống của chính mình và tha nhân tùy thuộc vào lựa chọn đó. Tôi tin rằng hầu hết độc giả đã theo dõi đến đây sẽ tự thấy mình căn bản ở trong một quan điểm tương tự đối với tính đạo lý của việc tra tấn khảo cung. Nếu thêm vào những gì đa số chúng ta tin về tính khẩn trương của cuộc chiến tranh chống khủng bố của chúng ta, việc thực hành tra tấn, trong một số trường hợp, có lẽ không chỉ là được phép mà còn là cần thiết. Dù rằng, nó không thể được chấp nhận lắm, trong các ý nghĩa về đạo lý, hơn là trước đây. Nguyên nhân cho điều này, tôi tin, tất cả mọi điều nhỏ nhặt cũng có tính thần kinh học tựa những gì đã tạo nên ảo giác về ánh trăng. Thực tế, đã có một số những bằng chứng khoa học cho thấy rằng trực giác đạo lý của chúng ta bị tác động bởi một khối lượng đáng kể các loại tương cận và xúc cảm nổi bật mà tôi đã trình bày ở trên.[37] Rõ ràng, những trực giác này có thể là sai lầm. Trong trường hợp hiện tại, nhiều sinh mạng vô tội có thể bị mất đi kết quả từ sự bất lực của chúng ta để nhận thấy được một tương đương đạo đức nơi một tương đương đạo đức dường như có hiện diện ở đấy. Có lẽ đến lúc để chúng ta phải lấy thước đo của mình ra mà dương cao lên trên bầu trời. [38]
Chủ nghĩa hòa bình[39] thường được xem như chọn lấy một vị trí không gây hấn có tính đạo đức để đáp lại sự bạo động của con người. Ðiều dở nhất thường được nói đến về chủ nghĩa này chính là thường rất khó có thể duy trì được một vị trí như thế. Chủ nghĩa hòa bình hầu như chưa từng bị gán cho là rõ ràng kém đạo đức dù tôi tin rằng chính là như thế. Khi ít hiểm nguy, lập trường này biểu hiện sự cao quý, nhưng chủ nghĩa hòa bình rõ ràng không là gì hơn một sự hy sinh tự nguyện, và để cho người khác cùng hy sinh chết theo, trước sự thỏa mãn của bọn sát nhân trên thế gian. Cũng quá đủ để nhận thấy rằng chỉ cần một tên khủng hoảng tâm thần, trang bị không gì hơn với một con dao, có thể sát hại cả một ngôi làng của những người theo chủ nghĩa hòa bình. Chắc chắn một loại khủng hoảng tâm thần ấy có thể xảy ra và chúng thường là được vũ trang tốt hơn thế nhiều. Sợ rằng những phản ánh ở trên về sự khảo tra có thể đem đến một tiềm năng tranh cải cho chủ nghĩa hòa bình, tôi muốn khẳng định ngắn gọn nguyên nhân vì sao tôi tin rằng chúng ta cần phải chấp nhận thực tế là bạo động (hoặc các đe dọa của nó) thường là một sự cần thiết có tính đạo lý.
Có lần tôi đi bộ trên các đưòng phố ở Prague vào đêm khuya, tình cờ gặp một người đàn ông và một phụ nữ trẻ đang xô xát. Khi lại gần, tôi thấy người đàn ông đã say khướt và quá giận dữ, đang tìm cách lôi người phụ nữ vào trong một chiếc xe. Cô ta chống cự lại một cách mạnh mẽ và quyết liệt, nhưng ông ta một tay nắm được cánh tay cô ta còn tay kia dọa sẽ đánh vào mặt cô-và dường như y đã đánh cô ấy một lần trước khi tôi kịp đến. Cánh cửa sau của chiếc xe mở toang, và một người đồng phạm đã ngồi sẵn trên tay lái. Một số đàn ông khác đi qua lại chung quanh đó, nhìn cử chỉ, ánh mắt của họ, thảy như đều đồng ý với cuộc truy bức đang xảy ra này.
Không biết mình phải làm gì. Nhưng lập tức tôi như đứng về phía người phụ nữ để bênh vực cô ấy. Nhưng khi máu nóng mình dâng cao và khi kẻ tấn công cô ta xoay chuyển sự chú ý qua mìnhi, tôi nhận ra khả năng nói tiếng Anh của y quá tồi, hay hầu như là không hề có. Chỉ cái nỗ lực để hiểu được tôi cũng đã quá tốn kém khiến có thể dẫn đến một sự hiểu lầm hoàn toàn. Sự bất lực không thể giải bày được ý định của mình cũng có thể dẫn đến một cuộc va chạm thực sự trông thấy. Nếu y cùng nói được chung một ngôn ngữ hẳn chúng tôi đã lập tức đấm nhau và tôi đã có ý nghĩ không có gì can đảm hơn là việc yêu cầu y phải buông thả cô ta ra, và gã đàn ông ấy, để giữ thể diện, chắc sẽ đánh lại tôi. Vì tôi đã nhìn thấy hắn có một số đồng bọn của hắn (và những người cổ vũ cho hắn) trong đám đông, chắc buổi tối hôm ấy của tôi sẽ kết thúc rất là thảm hại. Ðến đó, khi nhận ra như thế, mục đích của tôi, đã là giữ một thái độ như không hiểu chuyện, không làm cho một kẻ nào trong bọn nóng giận, để người phụ nữ có đủ thì giờ chạy thoát.
“Xin lỗi” tôi nói "Cho tôi hỏi thăm" tôi bị lạc không tìm thấy đường về khách sạn, nơi tôi ở, có các đồ dùng tuỳ thân của tôi. Quý bạn có thể giúp tôi được không ? Ở chỗ nào nhỉ, ở chỗ nào ?”
“Tìm gái à ?” gã đàn ông hỏi với sự khinh bỉ ra mặt, như thể tôi đã tự khẳng định mình là một đồng loại với người phụ nữ bệnh hoạn y đang túm giữ. Giờ đây tôi thấy có lẽ người phụ nữ ấy là một ả điếm, và gã này chắc là một khách hàng ngang ngược.
“Không, không phải tìm gái. Tôi muốn tìm một căn cao ốc đặc biệt. Căn này không hề có các cửa nhôm hay kính màu gì cả. Mấy cái cửa sổ có thể bị trét đầy bột hạnh nhân. Quý bạn có biết căn nhà này ở đâu không. Chỉ dùm tôi, gấp lắm “
Trong khoảnh khắc, vẻ mặt gã đàn ông chuyển biến rõ ràng, từ giận giữ sang dễ chịu. Trong khi y tìm cách giải mã những điều tôi vừa nói, tôi ngầm liếc mắt qua người phụ nữ - kẻ phải nói rằng đang khá chậm để nhìn ra được cơ hội giải phóng của mình đang ở trong tay.
Gã đàn ông bắt đầu trao đổi với tôi bằng loại ngôn ngữ Tiệp trôi chảy với một trong những người bạn của y. Tôi tiếp tục nói như kẻ điên. Người phụ nữ cứ nhin tôi chừng chừng như nhìn một thằng khùng. Thế rồi, chực nhận ra cơ hội hiếm có của mình, như một con chim đang bị nhốt trong lồng quá lâu, cô ta vùng chạy thoát thân trên đường phố. Kẻ tấn công cô ta quá mải chăm chú suy nghĩ đến nỗi không kịp nhận ra cô ta đã thoát mất rồi.
Nhiệm vụ thành công, tôi cảm ơn cả nhóm xong tiếp tục đi tản bộ.
Dù cách giải quyết của tôi trong tình huống trên được sự đồng thuận của hầu hết mọi người, tôi muốn nhắc đến ở đây bởi vì tôi xem đó như một sự thất bại về đạo đức. Trước hết, tôi đã nói dối, và nói dối vì sợ hãi. Tôi đã chẳng hề bị lạc đường và chẳng hề cần đến những giúp đỡ như thế. Tôi vận dụng đến phương cách ấy bởi vì, rõ ràng là tôi muốn tránh đi việc đối đầu trực diện với một lũ những tên côn đồ ngoài đường phố như thế. Có người sẽ cho đó là sự khôn ngoan, nhưng đối với tôi, lúc đó chính là sự hèn nhát. Tôi đã chẳng hề cố gắng trao đổi với những gã đàn ông ấy để khêu gợi phần đạo lý ít ỏi nơi họ ra, dù sơ sài, hay là tạo nên nơi họ một ấn tượng nào đó…Tôi đã ý thức họ không phải như những giới hạn nơi chính họ, như những sinh loài có năng lực đối thoại, nhân nhượng, hay hướng dẫn được, mà chỉ nhìn họ thuần túy là một sự đe dọa trong ý nghĩa rõ rệt nhất. Sự thất bại về đạo lý của mình, như tôi tự nhận thấy, chính là ở chỗ tôi đã chưa hề trực diện với các hành vi của họ- từ đấy, họ không hề nhận được sự giáo dục nào từ thế gian. Họ chỉ hoàn toàn là bị lạc hướng trong một chốc, cho cơ hội của một người phụ nữ duy nhất. Người phụ nữ kế tiếp nào đó có thể đối tượng bị ăn thịt của họ sẽ không có lý do gì để cảm ơn tôi. Ngay một sự can thiệp ngắn ngủi cho người phụ nữ kia sẽ bảo đảm cho tương tích của tôi, bảo đảm cho một thông điệp rõ ràng sẽ được nhắn gửi ra: không phải mọi người xa lạ đều đứng trơ vô dụng khi bạn đánh đập và bắt giữ một người phụ nữ trên đường phố. Hành vi tôi đã làm không hề gửi đi được một thông điệp như thế. Thực ra, tôi nghi rằng ngay cả người phụ nữ thoát thân được kia cũng không hề hiểu được là tôi đến để giúp cô ta.[40]
GANDHI chắc chắn là người theo chủ thuyết hòa bình có ảnh hưởng nhất trong thể kỷ hai mươi. Sự thành công mà ông đạt được trong việc buộc đế quốc anh phải rút khỏi tiểu lục địa Ấn độ đã đem chủ thuyết hòa bình xuống từ chín từng mây của giáo huấn tôn giáo và mang lại một sự thích nghi chính trị mới. Chủ nghĩa hòa bình trong hình thái này chắc chắn cần đến một lòng can đảm đáng kể từ những người thực hành đồng thời hình thành một sự đương đầu trực tiếp với bất công. Như thế, chủ nghĩa hòa bình còn liêm chính tử tế hơn cả các mưu mẹo kể trên của tôi. Tuy nhiên, rõ ràng là bất bạo động của Ghandhi chỉ có thể áp dụng cho một số giới hạn của các xung đột con người. Một phương cách giải quyết của Ghandhi trong vụ Holocaust sẽ giúp ích cho chúng ta ở đây: ông đã tin rằng người Do Thái nên tự sát hàng loạt, bởi vì sự kiện ấy sẽ “thức tỉnh dân Đức và cả thế giới về tội ác của Hitler”[41] Chắc chúng ta phải tự hỏi một thế gian tràn ngập những người theo chủ nghĩa hòa bình sẽ còn làm được gì một khi đã trở nên “thức tỉnh” -cũng tự sát chết cả hay sao ?
Dĩ nhiên, Gandhi là một người giáo điều có tính đạo giáo, nhưng giải pháp của ông cho lò thiêu Holocaust dường như đáng bị nghi ngờ về mặt đạo lý Nếu chúng ta có được quy luật về nghiệp và tái sinh cho những gì mà Gandhhi tin vào, thì chủ nghĩa hòa bình của ông như vẫn còn rất thiếu đạo đức. Tại sao lại nên nghĩ là một sự hợp đạo lý để canh phòng cho đạo đức của riêng một ai (hay ngay cả hạnh phúc của tha nhân) trong đời sống kế tiếp bằng phí tổn của nỗi đau khổ hiển nhiên của con cái mình trong đời sống này. Thế giới theo Gandhi là một thế giới mà hàng triệu người có thể đã phải chết để cho những hy vọng rằng một ngày nào đó những người theo Ðức quốc xã sẽ ngờ vực đến cái tốt lành của Vương quốc nghìn năm của họ. Thế giới của chúng ta là một thế giới ở đấy bom đạn thỉnh thoảng phải được đổ xuống ở những nơi thiếu các mối nghi hoặc ấy. Chính ở đây chúng ta đi đến một khía cạnh kinh hoàng của cuộc chiến tranh thiếu cân xứng vể đạo lý: khi kẻ thù mình không ngần ngại thì sự ngần ngại của chính mình trở nên một khí giới khác trong tay chúng.
Cho đến nay, vẫn chưa biết được việc điều đó sẽ có ý nghĩa gì để chiến thắng cuộc chiến tranh chống “khủng bố” – hay chẳng biết những dã man tôn giáo vốn tạo được sinh khí cho kẻ thù của chúng ta cuối cùng có thể tẩy sạch đuợc khỏi thế gian hay không– nhưng thật cũng quá rõ ràng là sự thể sẽ như thế nào nếu như chúng ta thua. Tính sơ sơ bước đầu thì đời sống dưới ách Taliban là cái mà hàng triệu người Hồi giáo quanh thế giới này muốn áp đặt lên chúng ta. Từ lâu họ đã thiết lập một loại xã hội trong đó – khi thời cơ tốt xảy đến – đàn bà sẽ còn tiếp tục bị biến mất, không ai nhìn thấy được và bất cứ ai muốn hiến mình cho các tự do dục tình, tri thức, tâm linh sẽ bị sát hại bởi đám đông của bọn người sưng sỉa và thất học. Không cần phải nói thêm, sự việc này là một viển ảnh đáng để cả thế giới phải kháng cự lại. Chúng ta không thể để mối e ngại của mình về những loại tổn thất chung địch ta làm tê liệt chính mình bởi vì kẻ thù của chúng ta không hề có các thứ e ngại ấy. Chúng là loại giải pháp giết-trẻ-con-trước trong chiến tranh, và chúng ta thì bỏ qua đi sự khác biệt căn bản giữa bạo lực của chúng và bạo lực của mình trong mối an nguy của chính mình. Cứ nhìn vào sự tăng trưởng của vũ khí trên thế giới, chúng ta không còn được cái lựa chọn phát động cuộc chiến này bằng gươm giáo nữa. Và dường như, chắc chắn rằng các hình thái khác nhau của loại tổn thất tương tàn (collateral damages) sẽ trở nên một phần của đời sống chúng ta trong nhiều tháng năm sắp đến.
[33] Dù sao, những người này đang bị cầm giữ vô thời hạn mà không hề được tìm kiếm đến các tham vấn về pháp lý, sẽ là một vấn nạn cho chính chúng ta. Xin đọc " Khủng bố và Cuộc Tấn công vào Quyền tự do Dân sự" của R. Dworkin mục New York Review of Books, số ngày 6 tháng mười một năm 2003, trang 37-41, một bài phân tích rất hay về các vấn đề liên quan đến đạo đức và pháp luật.
[34] Đối với tôi dường như rằng chúng ta có thể ngưng cái hình ảnh có tính phiên xử dị giáo này bằng cách trông cậy đến cuộc tranh cãi về "vũ khí toàn hảo" đả trình bày trong chương 4. Nói cho cùng, có một sự khác biệt, giữa ý định khêu gợi đau khổ của một con người vô tội và sự khêu gợi đau khổ một cách không cố ý. Tính cả đến một gia đình của kẻ bị tình nghi khủng bố trong các phương tiện tra khảo quả là một sự vi phạm trắng trợn nguyên tắc này.
[35] Trích dẫn từ Glover, Humanity, 55.
[36] Tôi ngờ rằng nếu như các phương tiện truyền thông của chúng ta đã không kiểm duyệt các hình ảnh gớm ghiếc hơn của chiến tranh thì các cảm tính đạo đức của chúng ta chắc đã tiếp nhận được các sửa đổi cả trên hai mặt trận: Trước tiên là, chúng ta có lẽ đã bị thúc đẩy hơn bởi các loại kinh hoàng mang đến cho chúng ta từ các kẻ thù: chẳng hạn, mục kích việc Daniel Pearl bị chặt đầu, chắc chắn sẽ kích động đến một cơn giận giữ ở tầm mức quốc gia nếu như không có cái hình ảnh ấy. Kế đó là, nếu như chúng ta không che dấu cái thực tế của những tổn thất chung (collateral damages) từ chính phiá chúng ta, chắc chúng ta sẽ khó có thể ủng hộ việc thả các loại bom "không thông minh", hoặc ngay cả các loại bom "thông minh". Trong lúc báo chí và truyền hình của chúng ta sẽ trở nên quá kinh khiếp để mà đọc và mục kích, tôi tin rằng chúng ta sẽ cảm thấy vừa thúc bách hơn và giới hạn hơn trong cuộc chiến tranh chống khủng bố của chúng ta.
[37] Xem J. D. Green et al., “An fMRI Investigation of Emotional Engagement in Moral Judgement”, Science 293 (Sept. 14, 2001): 2105-8, và J. D. Green, “From Neural ‘Is’ to Moral ‘Ought’: What Are the Moral Implications of Neuroscientific Moral Psychology ?” Nature Reviews:Neuroscience 4 (2003): 846-49.
[38] Để có đươc một giải thích rất sáng tỏ về sự xử dụng của “tình trạng bị ép buộc” của những điều tra viên Mỹ và Do Thái, hãy đọc M. Bowden, “The Dark Art of Intergoration” Atlantic Monthly, tháng Ba năm 2003, trang 51-77
[39] Nhiều hương vị của chủ nghĩa hòa bình có thể đưọc tìm thấy trong văn chương triết học. Ở đây tôi đang suy nghĩ đến cái được gọi là chủ nghĩa hòa bình "tuyệt đối"- nghĩa là, niềm tin rằng bạo lực không bao giờ có thể chấp nhận được một cách đạo đức, dù ở trong trường hợp tự vệ hay để bảo vệ tha nhân. Đây chính là loại chủ nghĩa hoà bình mà Gahndhi từng thực hành, và đấy có lẽ chính là hình thái duy nhất chứa đựng kỳ vọng vững chắc của đạo đức.
[40] Có phải tôi cho rằng công khai chống lại một điều sai trái là chuẩn mực của đạo đức ? Đúng thế, tôi cho là như vậy khi có một mối nguy cơ lớn. Người ta có thể luôn luôn tranh cãi rằng sự kháng cự công khai trong một tình huống đặc biệt nguy hiểm- nghĩa là khi sự phản đối công khai có thể thiệt hại đến tính mạng của một ai-chính là một tình huống đúng nhất. Những con người phi thường đã từng che dấu người Do thái trong hầm nhà mình hoặc che chở cho họ trong thời Đệ nhị thế chiến là những thí dụ đáng học hỏi về lãnh vực này. Hiển nhiên là họ đã thực hiện được những điều thuận lợi hơn bằng cách giúp đỡ người khác trong sự bí mật hơn là công khai chống lại Đức quốc xã và phải chết đi vì giữ gìn nguyên tắc đạo đức. Nhưng đấy chính là tình huống của họ chỉ vì rất ít người dám lộ ra sự chống đối của họ ngay tự khởi đầu. Nếu như từng có nhiều người hành động như thế, chắc đã có những người Đức quốc xã lẫn trốn trong các nhà hầm, viết các trang nhật ký đến Đấng thiên chúa từng lãng quên họ, chứ không chỉ có nhật ký của cô gái đáng thương sắp bị đưa đến lò thiêu. Do đó, như một nhu cầu bức thiết, việc đối đầu với cái ác có lẽ là sự bắt buộc tốt nhất mà chúng ta đã có. Lẽ tất nhiên, hình thái đương đầu này như thế nào, là một vấn đề còn phải bàn luận. Nhưng sự việc chỉ đơn giản tạo ra cơ hội cho cái ác của con người, hoặc tránh né chúng, chắc không phải là một chọn lựa thuận lợi về mặt đạo lý.
[41] Theo G. Orwell, “Reflections on Gandhi” trong The Oxford Book of Essays, ed. J. Gross (Oxford: Oxford Univ. Press, 1949), 506.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét