Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

TÊN CỦA ĐÓA HỒNG

TÊN CỦA ĐÓA HỒNG
Umberto Eco
***
 Tác giả:
Umberto Eco sinh ngày 5 tháng 1 năm 1932 tại Alessandria, Ý, nay sinh sống tại Milan. Là một nhà văn kiêm nhà triệu chứng học, ông là một trong những người trí thức Ý tiếng tăm nhất, được đánh giá cao ở nước ngoài. Những tư tưởng của ông, khởi thủy từ sự ca ngợi cái đẹp thời Trung Cổ, bao gồm nhiều đề tài rất khác biệt nhau, như những tác phẩm về nghệ thuật tiên phong: “Tác phẩm mở ngỏ” (1962), và văn hóa quần chúng: “Siêu nhân của đám đông” và “Khải huyền và Chính trực”. Ông từng là giáo sư giảng dạy tại các Đại học Mỹ, và từ năm 1971, được bầu làm Khoa trưởng khoa Triệu chứng học của Đại học Bologne.
Ông quan tâm đến các hiện tượng đương thời và viết rất nhiều bài xã luận. Tuy nhiên, những chủ đề đa dạng này được kết tụ trong tác phẩm của ông bằng cách đặt vấn đề chung mà ông minh họa trong những tác phẩm đầy tính chất lý thuyết nhất như: “Cấu trúc hư vô” (1968), “Kháiluận về Triệu chứng tổng quát” (1975).
“TÊN CỦA ĐÓA HỒNG”, với lối cấu trúc tuy phức tạp nhưng ăn khớp với nhau: với sự tinh tế trong việc làm sống lại lịch sử và các mưu đồ trí thức, tác phẩm đã hiển hiện kiến thức văn hóa của nhà văn.
Có lẽ, Umberto Eco muốn trao cho độc giả một cuốn sách để họ có thể thốt lên sau khi đọc xong: “Tôi đã đi cùng khắp, kiếm sự an bình, rốt cuộc chỉ tìm thấy nó khi ngồi ở một góc phòng với một quyển sách mà thôi.”
Tên của đóa hồng xứng đáng là một món quà như thế. Cuốn sách là một ký ức lớn, đưa thời-không lùi về khoảnh khắc mà lịch sử ngàn năm của thời Trung Cổ cô đọng lại chỉ còn 7 ngày, chân thực và huyền ảo, trong một tu viện dòng Benedict cổ xưa trên triền dãy Apennin nước Ý. 
Lồng trong một cốt truyện trinh thám hấp dẫn về những tội ác khủng khiếp đầy ám ảnh diễn ra trong bóng tối nhà thờ, được dẫn dắt bằng tài kể chuyện siêu việt, trên nền cuốn tiểu thuyết lịch sử uyên bác, đồ sộ và đầy tính biểu tượng, chứa đựng những kiến thức văn hóa, triết học, nghệ thuật và tôn giáo sâu rộng, Tên của đóa hồng mở ra một mê cung vừa tráng lệ huy hoàng vừa uy nghiêm tăm tối của thời Trung Cổ xa xăm, nơi các tu sĩ học thức sống theo thời gian nghiêm ngặt của giáo luật nhà thờ, trong nhịp điệu của những chầu kinh trên nền âm nhạc Thánh ca, theo đuổi những đam mê cao quý, thánh thiện, đồng thời bị cuốn vào những mưu đồ quỷ dữ trong một thế giới đầy mâu thuẫn giữa đức tin chính thống và dị giáo, công lý và lạm quyền, sự thật và lầm lạc.
Ngay từ khi xuất bản lần đầu vào năm 1980, tiểu thuyết đầu tay của triết gia mỹ học hàn lâm, nhà bác học, nhà lý luận lừng danh thế giới Umberto Eco đã lập tức thành công vang dội, trở thành “cú sốc của tiểu thuyết đương đại”, một “siêu tiểu thuyết” được cả độc giả của văn chương bình dân lẫn bác học đón nhận nồng nhiệt khắp năm châu.
Nhận định
“Lôi cuốn... Câu chuyện công phu của Eco thật tuyệt vời. Ngày giờ trôi đi theo dòng tưởng tượng.”
- New York Times
“Cuốn truyện của Eco như được hợp lực tạo nên bởi chính Arthur Conan Doyle và Thomas Mann. Một khi đã lật trang thứ nhất, thì nhất định không thể dừng đọc.”
- Greensboro News
“Tác phẩm tuyệt vời của một học giả biết cách dẫn dắt câu chuyện... Kinh ngạc ... mê đắm ... siêu việt.”
- Houston Chronicle
“Một loại tiểu thuyết làm đổi thay đầu óc người đọc... dẫn dắt chúng ta bước vào một thế giới kinh viện vừa thiêng liêng vừa đen tối với nhiều Giáo hoàng và những tên phản Chúa...”
- Los Angeles Times
“Câu chuyện đạo lý sống động về lòng cuồng tín, kinh sách và cuộc truy tầm chân lý...”
-  Newsday
 http://sach.hay.la/Thong-Tin-Truyen/982/ten-cua-doa-hong
 http://phimkfc.com/info/an-mang-trong-tu-vien-6361.html

0 nhận xét:

Đăng nhận xét