Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

8 bệnh không ăn cua đồng, tuyệt đối không ăn cua 4 hoặc 6 chân

Cua đồng là món ăn bổ dưỡng có công dụng giải nhiệt, kích thích ăn uống, dễ tiêu hóa, phù hợp với những ngày hè oi nóng. Tuy nhiên không phải ai cũng ăn được cua đồng.


Cua đồng có tên khoa học Somaniathelphusia sinensis, phân bố rộng ở vùng nước ngọt, từ đồng bằng, trung du, miền núi nước ta. Độ pH thích hợp từ 5,6 - 8, nhiệt độ từ 10 - 31oC, tốt nhất là 15 - 25oC, lượng oxy hòa tan thấp nhất là 2mg/l. Cua đồng là động vật sống đáy, ưa nước sạch, đào hang thích nghi với bùn sét, bùn cát. Chúng sinh sản quanh năm nếu môi trường thuận lợi, tập trung vào mùa xuân, mùa hè, mùa thu.
Đông y sử dụng cua đồng làm thuốc với tên là điền giải và cho rằng cua đồng có vị mặn, tính hàn, hơi độc, có tác dụng sinh phong liền gân nối xương; dùng trị nhiệt tà, bạt độc, trừ ghẻ lở và máu kết cục…
Loài cua đồng mà Đông y thường dùng làm thuốc bao gồm các họ như Potamidae, Graspidae, Parathelphusidae. Tại Việt Nam, thường gặp nhất là cua đồng có tên khoa học Somanniathelphusa sinensis sinensis H.Milne - Edwards thuộc họ Parathelphusidae.
Về dược tính theo Lĩnh nam bản thảo, Hải Thượng Lãn Ông ghi: “Điền giải là tên gọi cua đồng. Ngọt lạnh, ít độc hay sinh phong. Nối gân, tiếp xương, chữa phong nhiệt. Trừ mụn độc lở, huyết kết thông”.
Sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh cũng nói: “Điền giải có vị mặn, mùi tanh, tính hàn, hơi độc, tác dụng liền gân, nối xương, trị nhiệt tả, ngộ độc, máu kết cục, lở ghẻ”.
Sách Dược tính chỉ nam của ông lại ghi: “Điền giải có tác dụng tán tà nhiệt trong lồng ngực, thông được kinh mạch, làm cho ngũ tạng khỏi buồn phiền, giải được độc do thức ăn, liền được gân, thêm sức cho xương, bổ ích khí lực, tống được các vật kết đọng trong người, phá được chứng ứ huyết do vấp ngã hoặc bị đánh chấn thương, sốt rét”...
8 bệnh không ăn cua đồng, tuyệt đối không ăn cua 4 hoặc 6 chân 1
Cua đồng.
Dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc trong Đông y thường sử dụng.
Chú ý:
Không được uống nước cua sống vì có thể chứa ấu trùng sán lá. Đặc biệt là dùng thuốc uống nước vắt từ cua đồng giã nhuyễn trị bầm tím do té ngã ứ huyết, uống nước giã nhuyễn cua đồng sống để trị ngộ độc do ăn khoai mì (sắn)... là những cách hết sức nguy hiểm vì dễ nhiễm ký sinh trùng (sán).
Theo khuyến cáo của cơ quan y tế California (Hoa Kỳ), ăn cua đồng sống hay nấu chưa chín có thể bị bệnh sán lá phổi do ký sinh trùng Paragonimus. Ký sinh trùng này sống bám trên cua đồng, khi vào tới ruột người, gây ra các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy... sau đó chúng sang phổi gây ho, đau tức ngực, khó thở, nóng sốt, nổi mề đay... Nếu sán cư trú ở não thì thường gây cơn động kinh, ở gan thì tạo áp-xe gan.
Tại Việt Nam, từng có một số người dân ở vùng Thanh Hóa, Bắc Giang, Nghệ An... vì muốn dẻo dai trong các cuộc thi đấu vật nên đã uống nước cua đồng sống và bị bệnh sán lá phổi.
Loại cua đồng ăn được thường có hai càng to và tám chân. Tuy nhiên, cũng có loại chỉ sáu hoặc bốn chân, phải cảnh giác với loại này. Trong Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh đã lưu ý: “Cua đồng thì kiêng thứ sáu chân hoặc bốn chân, mắt đỏ, bụng dưới có lông, trong bụng có xương, đầu lưng có chấm sao, chân có khoang thì chớ ăn mà hại người, nên cẩn thận”
Chữa trẻ nhỏ còi xương, chậm biết đi: theo kinh nghiệm dân gian, để trẻ nhỏ cứng cáp, nhanh biết đi, người ta dùng cua đồng làm sạch, bỏ chân, càng, mai, yếm, chỉ lấy mình cua, rang nhỏ lửa cho vàng và khô. Giã nhỏ, rây lấy bột mịn. Hàng ngày, dùng bột cua quấy với bột gạo cho trẻ ăn, mỗi lần 1 - 2 thìa nhỏ). Cách làm: lấy cua đồng làm sạch, bỏ chân, càng, mai, yếm, rang nhỏ lửa cho vàng và khô, tán bột. Dùng 15g - 20g khuấy với bột gạo, cho trẻ ăn trong ngày. Kết hợp cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng 15 phút, 2 - 3 lần/tuần.
Chữa vết thương đụng dập, lở loét: cua đồng 2 con giã nát, rượu 1 chén, cho vào nồi đun sôi, gạn lấy nước uống, bã đắp vào chỗ đau.
Chữa tâm trạng bồn chồn, kém ăn, ít ngủ: rau nhút 1 - 2 nắm bỏ rễ, cạo bỏ phần bấc, ngắt đoạn, rửa sạch; khoai sọ 300 - 400g cạo vỏ, xắt nhỏ; cua đồng 200g bỏ yếm, mai, rửa sạch, giã nát, gạn lấy nước. Cho khoai sọ vào nước cua nấu chín, khi gần chín, cho rau nhút vào, đun sôi tiếp 5 - 10 phút. Ăn trong ngày, cần ăn 2 - 3 ngày.
Trị viêm thận cấp: cua đồng 250g bỏ yếm, mai, rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước; vỏ cây dâu 50g rửa sạch, cắt đoạn. Đem tất cả nấu thành canh, uống nước.
Trị trướng bụng, chứng phù tim: cua đồng tươi nấu cháo, ăn nóng.
Chữa sưng tấy: mai cua 10g sao vàng, vảy tê tê 10g sao phồng rộp; gai bồ kết 10g phơi sấy khô. Tất cả tán bột, uống với rượu.
Đau răng đau lợi do vị nhiệt: cua đồng nấu với mướp đắng, ăn hàng ngày. Đồng thời dùng phương thuốc: hoàng cầm 10g, chi tử 10g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, đinh lăng 16g, bồ công anh 16g, chân cua đồng (sao vàng) 20g, cam thảo 10g, bạch thược 12g, bạch mao căn 16g, khổ qua 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 - 3 lần.
Tuy nhiên không phải ai cũng ăn cua đồng được.
Các đối tượng không sử dụng cua đồng như:
- Phụ nữ có thai tránh ăn cua đồng bởi cua đồng có tác dụng phá khối u, tống xuất khối cục tồn đọng.
- Người đau ốm mới khỏe, hệ thống tiêu hóa còn yếu cũng không nên ăn.
- Người có biểu hiện tỳ vị hư hàn (cảm giác sợ lạnh) cũng cần hạn chế.
- Nếu bị tiêu chảy, không ăn cua đồng.
8 bệnh không ăn cua đồng, tuyệt đối không ăn cua 4 hoặc 6 chân 2
Canh cua nấu hoa thiên lý giải nhiệt mùa hè.
- Gạch cua có nhiều cholesterol, nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch cần hạn chế dùng. Khi ăn cua, nên ăn cùng lá tía tô, gừng để làm giảm bớt tính hàn.
- Cua đồng cũng chứa nhiều sodium và purines nên không thích hợp cho người bị bệnh gút.
- Những người đang bị ho hen, cảm cúm không được ăn cua.
- Một số người dễ bị dị ứng với cua, sau khi ăn nổi mề đay khắp người, có thể xử trí bằng phương thuốc Nam gồm hoàng bá 16g, tía tô 12g, ngân hoa 10g, liên kiều 10g,kinh giới12g, sài hồ 12g, đinh lăng 16g, cành châu 16g, cam thảo đất 16g, cỏ mần trầu 12g, cát căn 16g, rau má 16g, bạch thược 12g, chi tử 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 - 3 lần. Tác dụng: chống dị ứng, giải độc, trừ tà.
theo Sức khỏe Đời sống

WHO ban hành 116 tác nhân gây ung thư: Trầu không Việt "lọt top"


WHO ban hành 116 tác nhân gây ung thư: Trầu không Việt "lọt top"

Sau công bố thông tin gây sốc thịt qua chế biến có thể gây ung thư, các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiếp tục đưa ra cảnh báo 116 tác nhân cho thể gây ung thư.

Đầu tuần này, WHO đã công bố thông tin xúc xích, thịt xông khói, giăm bông được coi là một mối đe dọa ung thư nguy hiểm nhất với sức khỏe của con người.
Thịt đỏ được cho là có nguy cơ gây ung thư cao.
Thịt đỏ được cho là có nguy cơ gây ung thư cao.
Những thực phẩm này bị xếp ngang hàng với các tác nhân gây ung thư khác như rượu, amiăng, thạch tín và thuốc lá.
Trong bối cảnh người dân trên toàn thế giới chưa hết bàng hoàng trước thông tin này, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư quốc tế (IARC) tiếp tục tiết lộ danh sách 116 thủ phạm gây ung thư.
Trầu không lọt danh sách 116 tác nhân gây ung thư rất phổ biến ở Việt Nam.
Trầu không lọt danh sách 116 tác nhân gây ung thư rất phổ biến ở Việt Nam.
Bên cạnh những tác nhân quá phổ biến như khói thuốc lá, rượu, amiang, thạch tín, có một số yếu tố mà chúng ta phải tiếp xúc hàng ngày cũng có thể gây căn bệnh quái ác, ví dụ như không khí chúng ta hít vào hay một số hoạt động thường này.
1. Hút thuốc lá
2. Tia tử ngoại, tắm nắng
3. Sản xuất nhôm
4. Nước uống chứa Asen
5. Sản xuất chất huỳnh quang
6. Sản xuất và sửa chữa giày dép, bốt.
7. Hoạt động cạo ống khói
8. Than khí hóa
9. Than chưng cất
10. Nhiên liệu sản xuất than cốc.
11. Làm đồ nội thất và tủ
12. Khai thác mỏ ngầm (tiếp xúc với khí phóng xạ)
13. Hút thuốc thụ động
14. Luyện sắt và thép
15. Sản xuất rượu isopropanol
16. Sản xuất thuốc nhuộm
17. Thợ sơn
18. Lát sàn và lợp mái nhà bằng nhựa đường
19. Cao su công nghiệp
20. Nghành nghề tiếp xúc với axit vô cơ mạnh (như axit sulfuric)
21. Hỗn hợp độc tố aflatoxins trong tự nhiên
22. Thức uống có cồn
23. Ăn trầu với cau
24. Ăn trầu với thuốc lào
25. Ăn trầu không
26. Các loại nhựa than đá
27. Nhựa đường
28. Khí phát thải trong nhà do việc đun bằng than đá
29. Khí thải diesel
30. Dầu khoáng chất chưa qua xử lý hoặc chỉ xử lý sơ qua
31. Thuốc giảm đau, hạ sốt Phenacetin
32. Cây có chứa acid aristolochic (được sử dụng trong y học thảo dược Trung Quốc)
33. Chất Polychlorinated biphenyls (PCBs) – vốn sử dụng rộng rãi trong các thiết bị điện trước đây và hiện bị cấm ở nhiều quốc gia
34. Cá kho kiểu Trung Quốc
35. Dầu đá phiến
36. Bồ hóng
37. Các sản phẩm thuốc lá không khói
38. Bụi gỗ
39. Thịt qua chế biến
40. Acetaldehyd
41. 4-Aminobiphenyl
42. Axit aristolochic và thực vật có chứa chúng
43. Chất amiăng
44. Asen và các hợp chất asen
45. Azathioprine
46. ​​Benzen
47. Benziđin
48. Benzo [a] pyrene
49. Beryllium và các hợp chất beryllium
50. Chlornapazine (N, N-Bis (2-chloroethyl) -2-naphthylamine)
51. Bis (chloromethyl) ether
52. Clometyl methyl ether
53. 1,3-butadien
54. 1,4-butanediol dimethanesulfonate (Busulphan, Myleran)
55. Hợp chất Cadmium và cadmium
56. Chlorambucil
57. Methyl-CCNU (1- (2-Chloroethyl) -3- (4-methylcyclohexyl) -1-nitrosourea; Semustine)
58. Các hợp chất Crom (VI)
59. Ciclosporin
60. Các biện pháp tránh thai kết hợp hoóc môn chứa cả oestrogen và progestogen
61. Thuốc viên tránh thai dạng sử dụng hoóc môn theo trình tự (một giai đoạn chỉ dùng oestrogen và sau đó là giai đoạn dùng cả oestrogen và progestogen)
62. Cyclophosphamide
63. Diethylstilboestrol
64. Thuốc nhuộm chuyển hóa benziđin
65. Virus Epstein-Barr
66. Oestrogen không steroid
67. Oestrogen, steroid
68. Liệu pháp điều trị oestrogen sau mãn kinh
69. Ethanol trong đồ uống có cồn
70. Erionite
71. Ethylene oxide
72. Etoposide đơn chất và trong dạng kết hợp với cisplatin và bleomycin
73. Formaldehyde
74. Chất bán dẫn gallium arsenide
75. Vi khuẩn gây loét hệ tiêu hóa Helicobacter pylori
76. Nhiễm Virus viêm gan B mãn tính
77. Nhiễm Virus viêm gan C mãn tính
78. Phương thuốc thảo dược có chứa các loài thực vật của chi Aristolochia
79. Virut suy giảm miễn dịch tuýp 1
80. Papillomavirus ở người tuýp 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59 và 66
81. Virut tế bào Lympho T tuýp 1
82. Thuốc chữa ung thư Melphala
83. Methoxsalen (8-Methoxypsoralen) kết hợp với tia cực tím bức xạ A
84. 4,4'-methylene-bis (2-chloroaniline) (MOCA)
85. MOPP và hóa trị liệu kết hợp khác bao gồm thuốc alkyl hóa
86. Khí độc lưu huỳnh mù tạt
87. 2-Naphthylamine
88. Bức xạ Neutron
89. Các hợp chất nickel
90. 4- (N-Nitrosomethylamino) -1- (3-pyridyl) -1-butanone (NNK)
91. N-nitrosonornicotine (NNN)
92. Sán lá gan
93. Ô nhiễm không khí ngoài trời
94. Các hạt vật chất gây ô nhiễm không khí ngoài trời
95. Photpho-32, phosphate
96. Plutonium-239 và các sản phẩm phân rã của nó
97. Vũ khí hạt nhân
98. Nuclide phóng xạ, phát tỏa hạt α, tích tụ bên trong
99. Nuclide phóng xạ, , phát tỏa hạt β, tích tụ bên trong
100. Radium-224 và các sản phẩm phân rã của nó
101. Radium-226 và các sản phẩm phân rã của nó
102. Radium-228 và các sản phẩm phân rã của nó
103. Radon-222 và các sản phẩm phân rã của nó
104. Nhiễm sán lá ký sinh trong máu
105. Tinh thể silica (trong thạch anh)
106. Bức xạ mặt trời
107. Phấn
108. Thuốc điều trị ung thư vú Tamoxifen
109. 2,3,7,8-tetrachlorodibenzo-para-dioxin
110. Thuốc gây độc tế bào Thiotepa (1,1 ', 1'-phosphinothioylidynetrisaziridine)
111. Thori-232 và các sản phẩm phân rã của nó
112. Treosulfan
113. Ortho-toluidine
114. Khí độc Vinyl chloride
115. Bức xạ tia cực tím
116. Bức xạ tia X và bức xạ gamma
theo Trí Thức Trẻ

Ông Ban Ki-moon về Việt Nam nhận là con cháu họ Phan?

Ông Ban Ki-moon về Việt Nam nhận là con cháu họ Phan?

Theo một đại diện của dòng họ Phan, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon đã về Việt Nam dâng hương lên nhà thờ dòng họ Phan Huy ở xã Sài Sơn (huyện Quốc Oai, Hà Nội) và ghi lưu bút nhận là "một người con của dòng họ Phan".

Sáng 31-10, trao đổi với Báo Người Lao Động, ông Phan Huy Thanh - Trưởng chi 2, dòng họ Phan Huy ở Hà Nội, xác nhận thông tin Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Ban Ki-moon đã về Việt Nam để dâng hương lên nhà thờ dòng họ Phan Huy ở xã Sài Sơn (huyện Quốc Oai, TP Hà Nội) vào tháng 5 vừa qua.
Theo ông Phan Huy Thanh, sự việc trên diễn ra vào ngày 23-5-2015.
“Khi vừa về, ông Ban Ki-moon chào hỏi mọi người rồi vào thẳng nhà thờ dòng họ Phan Huy để thắp hương. Thắp hương xong ông ra viết lưu bút rồi chụp ảnh lưu niệm cùng người trong dòng họ. Đến khoảng 16 giờ 45 thì ông cùng đoàn tùy tùng lên thẳng xe ra về” - ông Thanh cho biết.

Ông Phan Huy Thanh và lưu bút của Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon
Ông Phan Huy Thanh và lưu bút của Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon
Ông Phan Huy Thanh cũng cho biết thêm trước khi ông Ban Ki-moon tới, khoảng ngày 10-5, có một nữ phiên dịch về liên hệ trước với ông thủ từ Phan Huy Giám thông báo việc sẽ có đoàn Liên hợp quốc về thăm nhà thờ dòng họ. Sáng 21-5, Đoàn bảo vệ về liên hệ với dòng họ Phan Huy để lên phương án đón tiếp và bảo vệ ông Ban Ki-moon.
Theo ông Phan Huy Thanh, ông Ban Ki-moon rất tình cảm, khi đến ông có bế và ôm ấp vỗ về 2 đứa trẻ trong dòng họ. Gặp người dân, ông đều bắt tay nói 2 từ “Cảm ơn”. Người dân ở đây đều cảm nhận ông rất thân thiện.

Ông Ban Ki-moon, phu nhân và những người trong đoàn chụp ảnh lưu niệm cùng những người trong dòng họ Phan Huy trước nhà thờ Phan Huy ở Sài Sơn - Ảnh PV chụp lại
Ông Ban Ki-moon, phu nhân và những người trong đoàn chụp ảnh lưu niệm cùng những người trong dòng họ Phan Huy trước nhà thờ Phan Huy ở Sài Sơn - Ảnh PV chụp lại

Ông Phan Huy Thanh cùng bức ảnh chụp với ông Ban Ki-moon trước nhà thờ họ Phan Huy
Ông Phan Huy Thanh cùng bức ảnh chụp với ông Ban Ki-moon trước nhà thờ họ Phan Huy
Ông rời nhà thờ Họ Phan Huy vào khoảng 16 giờ 45 phút cùng ngày 23-5.
Theo bút tích mà ông Ban Ki-moon để lại và được dòng họ Phan Huy trân trọng bảo quản, dịch ra, ông viết: “Tôi rất xúc động khi viếng thăm và tỏ lòng thành kính sâu sắc trước ngôi nhà thờ Phan Huy Chú và các thành viên khác của dòng họ Phan.
Cảm ơn dòng họ đã giữ gìn và bảo quản nhà thờ dòng họ này. Là một người con của dòng họ Phan, giờ đây giữ chức Tổng Thư ký của Liên Hợp Quốc. Tôi tự hứa với bản thân sẽ cố gắng làm theo những lời dạy của tổ tiên”.
Bút tích và bản dịch của ông Ban Ki-moon được lưu giữ tại nhà thờ dòng họ Phan Huy
Cũng trong sáng 31-10, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, một cán bộ truyền thông của Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam xác nhận trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 5-2015, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cùng phu nhân và rất ít người trong đoàn đã có chuyến đi đến huyện Quốc Oai. Đại diện truyền thông của UNDP Việt Nam cho biết đây là chuyến đi mang tính chất cá nhân của ngài Tổng thư ký Liên hợp quốc.
* Trước đó, Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon đã thăm chính thức Việt Nam từ ngày 22 đến 23-5 theo lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Đây là chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai của ông Ban Ki-moon kể từ khi nhậm chức Tổng thư ký Liên hiệp quốc từ năm 2007.
Trong chuyến thăm, Tổng thư ký Ban Ki-Moon đã hội kiến với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, chào xã giao Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ông Ban Ki-moon có cuộc hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, tham gia Lễ Khánh thành Toà nhà Xanh Một Liên hợp quốc, nói chuyện với với các sinh viên Học viện Ngoại giao và cán bộ ngoại giao trẻ và tham dự lễ kỷ niệm 1 năm ngày thành lập Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam.
Năm 2010, Tổng thư ký Ban Ki-moon đã đến Hà Nội tham dự Hội nghị Cấp cao Liên hiệp quốc - ASEAN.
Ông Ban Ki-moon sinh ngày 13-6-1944, tốt nghiệp Trường Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc), chuyên ngành quan hệ quốc tế, sau đó ông có bằng thạc sĩ về quản trị công tại Trường đại học Harvard (Mỹ). Ông Ban Ki-moon có vợ và 3 con. Ngoài tiếng Hàn Quốc, ông nói tiếng Anh và Pháp.
Ông trở thành Tổng thư ký Liên hợp quốc từ 1-1-2007. Trước đó, ông giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại Hàn Quốc.
Ông đã có nhiều nỗ lực và đóng góp trong việc thúc đẩy vai trò của Liên hợp quốc trên cả ba trụ cột là hòa bình-an ninh, phát triển và bảo đảm quyền con người.
Theo Nguyễn Hưởng - Dương Ngọc
Người Lao Động

Từ khóa

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015

Thâm hụt ‘tính chính danh’ của đảng cầm quyền




Tuy số lượng đảng viên đảng CSVN hiện nay khá đông (khoảng trên 3,6 triệu), nhưng vẫn bị coi là ‘thâm hụt về số lượng’. Bởi vì cái số lượng (số đông) không phát huy được sức mạnh, mà ‘sức mạnh lãnh đạo của một chính đảng tùy thuộc vào uy tín (của chính danh đó), và nhất là khối đoàn kết trong đảng, trong đó nổi bật là sự nỗ lực của mỗi  thành viên trong đảng (đảng viên) ‘mục tiêu chung’.

Nhưng, thực tại của đảng CSVN hiện nay là: đảng viên già, hưu trí, CCB chiếm ít nhất tới trên 80%, hết tuổi công tác, đã xong cống hiến, chẳng qua sinh hoạt cho ‘có vì’, giữ lấy cái ‘danh dự vốn đã tự hào một thời’ và hưởng lương hưu. Có đảng bộ khu phố 156 đảng viên, nhưng chỉ có 12 đảng viên trẻ, còn lại là CCB, hưu trí. Có đảng bộ cấp xã nông thôn với 230 đảng viên, nhưng chỉ có 18 đảng viên trẻ. Có những thanh niên đã phấn đấu để được kết nạp đảng viên, nhưng chi vài ba năm là bỏ đảng, chỉ lo làm ăn, lo phát triển kinh tế gia đình.

Thanh niên bây giờ ít có chí hướng phấn đấu vào đảng. Cái mục tiêu lý tưởng xa vời Mác-Lê một thời là ‘định hướng phấn đấu’ nay họ thấy nó siêu thực, chỉ là lý thuyết, chẳng đâu vào đâu. Trong tuyên truyền cho thanh niên, người ta vẫn gia tăng các luận giải và kêu gọi ‘phấn đấu vì lý tưởng cộng sản’, nhưng thanh niên nghe nhiều thấy nhàm và phần lớn họ tự nhận ra đó là sự vô bổ, lạc hậu thời đại, lạc lõng thời cuộc, không thực tế. Một chủ nghĩa rước ở đâu từ trời Tây về, áp dụng cho Việt Nam được mỗi cái thành lập ra một nước có đảng lãnh đạo, nhưng theo thời gian đã chứng minh rằng: Xây dựng CNXH khó thành công. Xã hội XHCN là gì, mô hình nó ra sao? Hiệu quả thực tế ở đâu? Cả gần một thế kỷ đã qua chưa thấy CNXH là gì, nay “Dù có hết thế kỷ 21 Việt Nam vẫn chưa chắc đã có CNXH hoàn thiện” (Nguyễn Phú Trọng). Vậy mà, Dự thảo báo cáo Chính trị Đại hội XII vẫn là phấn đấu xây dựng CNXH. Nói thế, mà làm lại vẫn vậy, ai còn tin Tổng bí thư?

Đó là thâm hụt lớn, có nhiều ‘mảng nội dung’ đã mất hẳn: thâm hụt về sức chiến đấu của đảng, tình trạng già hóa đảng viên, bảo thủ, giáo điều còn tồn tại khá nhiều – khi ẩn náu, kiên trì ‘chờ thời’, kỳ vọng viễn vông, khi công khai phát biểu, tuyên truyền; thâm hụt về sự phai nhạt mục tiêu, lý tưởng.

Cái thâm hụt thứ 2 là thâm hụt lớn về uy tín lãnh đạo của đảng cầm quyền. Chữ Cộng Sản ngày nào còn thiêng liêng, còn ‘sáng chói niềm tin’ thì nay được chơi chữ khá chính xác: Cộng Sản, là "Cộng tài Sản" của dân, của xã hội làm nặng túi riêng. Tình trạng tham nhũng tràn lan, công khai, nguy hại đến mức như Nghị quyết Hội nghị TW 4 đánh giá: … “Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí còn nhiều hạn chế, khuyết điểm, hiệu quả thấp. Tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta… Cơ chế, chính sách, pháp luật chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, còn nhiều sơ hở, nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung. Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nói chung, của bộ máy nhà nước nói riêng, còn nhiều khuyết điểm, chất lượng và hiệu quả chưa cao; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của một số cơ quan, tổ chức chưa được xác định rõ ràng, cụ thể, còn trùng lặp hoặc bị phân tán. Nhiều tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về tính nghiêm trọng, sự nguy hại của tệ tham nhũng, lãng phí, nên lãnh đạo không chặt chẽ, thiếu kiểm tra, đôn đốc, thậm chí còn nể nang, né tránh, dung túng, bao che cho tham nhũng, lãng phí; chưa thực sự dựa vào dân và chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị. Công tác cán bộ nói chung và việc quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên, công chức nói riêng còn yếu kém. Một bộ phận không nhỏ đảng viên, cán bộ, công chức suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống. Không ít cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành, kể cả cán bộ lãnh đạo cao cấp, còn thiếu gương mẫu trong việc giữ gìn phẩm chất đạo đức; chưa đi đầu trong cuộc sống đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm. Phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Trong những năm tới, phải đẩy mạnh toàn diện và kiên quyết cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí”…
            
Nguy hại, quan trọng, cấp bách vậy, nhưng suốt 5 năm qua, Nghị quyết TW 4 nghe “kêu’ là vậy, nay đã hết 5 năm nhiệm kỳ XI nhưng hầu như ‘nghị quyết vẫn chỉ là nghị quyết – trên giấy’. Thâm hụt và mất hẳn niềm tin, thì còn đâu là vai trò, vị trí, tầm mức, đỉnh cao trí tuệ: “đảng lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện”? Trung Quốc đã (tự biết thân phận) rút đảng CS ra khỏi Hiến pháp từ năm 1982, nhưng Việt Nam hiện nay vẫn đặt đảng cầm quyền lù lù nằm trong Điều 4 Hiến pháp, đứng cao hơn, trùm lên tất cả!
             
Do thâm hụt, mất khả năng chính trị (vai trò lãnh đạo, thể chế, hệ thống), nay sinh ra nguy hại cho dân, cho đất nước rơi vao tình trạng thâm hụt lớn về kinh tế-xã hội, trực tiếp nhất là nguồn tài chính quốc gia!
            
Một đảng cầm quyền đã bị thâm hụt lớn, bị mất đi hàng mảng lớn ‘tính chính danh’ trong vai trò lãnh đạo xã hội, mất uy tín lớn, dân không còn tin mà trái lại đã ‘rất ghét’ thì đảng đó còn cố bảo thủ, bấu víu thứ chủ nghĩa siêu thực, giáo điều và quá lạc hậu so với thời đại – để làm gì?

Bùi Văn Bồng

(Blog Bùi Văn Bồng)

Tại sao phải giết Tổng thống Ngô Đình Diệm?



Ngo_Dinh_Diem_-_Thumbnail_-_ARC_542189-622.jpg
Tổng thống Ngô Đình Diệm tại Washington DC tháng 8 năm 1957.
Courtesy U.S. Air Force

Cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963 đã đưa đất nước Việt Nam vào một khúc quanh lịch sử. Cái chết của hai anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm và bào đệ của ông là Ngô Đình Nhu, những tướng lãnh tham gia cuộc đảo chánh không ai biết người ra lệnh thủ tiêu hai ông là ai nhưng sau khi tro bụi của cuộc cách mạng lắng xuống những gương mặt đứng phía sau giật dây cho cuộc tàn sát ấy bắt đầu được điểm danh và lịch sử luôn công bằng cho từng người một.
Mặc Lâm phỏng vấn ông Bùi Kiến Thành, một nhân chứng lịch sử, một người bạn, người cố vấn cho Tổng thống Ngô Đình Diệm từ những ngày đầu tiên khi từ Mỹ trở về Việt Nam chấp chính cho tới khi biến cố xảy ra.

Cái tốt và chưa tốt của chế độ Đệ nhất Cộng hòa

Mặc Lâm: Thưa ông Bùi Kiến Thành, xin cảm ơn ông cho phép chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này. Ngày 1 tháng 11 hàng năm có lẽ ai theo dõi tình hình Việt Nam trong lịch sử đương đại đều nhớ là ngày mà cuộc đảo chính không những lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm mà còn giết cả hai anh em ông ấy tại Sài gòn vào năm 1963. Ông có nhận đình gì về ngày lịch sử này thưa ông?
Bùi Kiến Thành: Có lẽ cũng là một ngày chúng ta nên ôn lại cái được và cái chưa được cái tốt và cái chưa tốt của chế độ Đệ nhất Cộng hòa để chúng ta rút bài học.
Mặc Lâm: Vâng, trước khi đi sâu hơn vào chi tiết xin ông vui lòng cho biết về mối quan hệ của ông với Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Bùi Kiến Thành: Trong khi tôi học ở Columbia vào những năm 1952 cho tới năm 1954 lúc đó thì chí sĩ Ngô Đình Diệm đang ở New Jersey. Cứ mỗi cuối tuần thì ông qua New York thăm chơi với tôi cùng một anh bạn nữa là anh Bùi Công Văn, ảnh là phóng viên của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ. Cứ tối thứ Bảy thì ông qua ngồi nói chuyện suốt đêm cho tới sáng Chủ Nhật thì ông đi lễ, đi lễ về rồi lại nói chuyện suốt ngày, tới chiều Chúa Nhật thì ông trở lại tu viện Maryknoll.
Chúng tôi sống với nhau trong cảnh bạn cố tri trao đổi như thế trong suốt gần hai năm tại New York trước khi ông Diệm về bên Pháp và sau đó về làm Thủ tướng chánh phủ.
Sau khi ông Diệm về làm Thủ tướng chính phủ chấp chánh vào ngày mùng 7 tháng 7 thì ông Diệm gửi điện qua New York và Washington yêu cầu tôi trở về để giúp đỡ. Ngày 23 tháng 8 năm 1954 sáu anh em chúng tôi là cựu sinh viên của các đại học Mỹ về giúp cho ông Diệm trong thời kỳ rất là khó khăn. Làm Thủ tướng mà không có cảnh sát không có quân đội chỉ vỏn vẹn có 27 sĩ quan đi theo mà thôi.
Người Mỹ không chấp nhận cái lý luận của ông Ngô Đình Diệm nên họ tìm cách lật đổ ông Diệm đi, đó là vấn đề cốt lõi chứ không phải do bà Nhu thế này thế khác. Bà Nhu gây ra nhiều tai tiếng, nhưng không có vai trò chánh hay lý do chánh làm sụp đổ chính phủ Ngô Đình Diệm.
-Bùi Kiến Thành
Cả một đất nước do Pháp đang cai trị vì vậy khi nắm lại quyền tự do, quyền tự chủ, quyền độc lập trong thời kỳ đó rất là khó khăn vì vậy chúng ta phải đánh giá cao việc ông Diệm bình định được tình hình, đưa quân Pháp ra khỏi nước Việt Nam một cách ổn định và xây dựng nền đệ nhất cộng hòa. Điều này khi nghiên cứu lịch sử và đánh giá cao tinh thần của cả một thời kỳ không riêng gì ông Diệm mà những người đi theo hỗ trợ giúp đỡ cho ông Diệm, những nhân sĩ ở miền Nam, nhân sĩ ở miền Trung, miền Bắc… tất cả đều có công lớn đã xây dựng chế độ đệ nhất cộng hòa, nhưng rất tiếc rằng sau đó chúng ta không làm được những chuyện ta cần phải làm để đến nỗi bị đổ vỡ.
Mặc Lâm: Thưa ông trong khi gần gũi với Thủ tướng Ngô Đình Diệm ông và các người được Thủ tướng mời về cụ thể làm những việc gì để giúp cho chính phủ còn non nớt lúc ấy?
Bùi Kiến Thành: Tôi bên cạnh ông Diệm suốt ngày mà! Khi tôi về tại Dinh Gia Long ngày 23 tháng 8 đó ăn cơm trưa với ông Diệm và một số Bộ trưởng, Tổng trưởng, có những nhân hào nổi tiếng của Việt Nam như ông Phạm Duy Khiêm, Bác sĩ Bùi Kiến Tín, Nguyễn Văn Châu… chúng tôi hết sức khẩn thiết làm bất cứ việc gì để ổn định tình thế, tôi ở suốt ngày suốt đêm trong dinh một thời gian rồi sau đó tôi mới dời ra ngoài. Sau khi bố trí lại thì ngày nào đêm nào tôi cũng vào trong dinh để mà làm việc với Thủ Tướng rồi Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Một là bên Dinh Gia Long, sau nữa khi dời sang Dinh Độc Lập tôi cũng sát cùng ông Diệm như một cộng sự đặc biệt vì cái chỗ thân tình từ khi còn nhỏ kia, khi tôi mới 15-16 tuổi, hồi đó gia đình tôi thân với ông Diệm lắm. Chính ông cụ tôi đã cất giấu ông Diệm trong khi bị Nhật tìm bắt ông. Sau này khi không còn tham chính nữa ông cụ tôi tiếp tục làm y sĩ riêng cho Tổng Thông đến ngay ông ấy bị sát hai. Cái thân tình ấy dẫn tới chỗ hết sức gần với nhau. Tất cả những chuyện thâm cung bí sử, khó khăn trong thời kỳ tháng 8 tháng 9 tới tháng 12 năm 1954 thì thật sự hội lại chỉ có 4 người trong Dinh Gia Long thôi: Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Bác sĩ Bùi Kiến Tín và Bùi Kiến Thành. Chúng tôi bàn với nhau cái gì cần phải làm. Làm sao nắm được quân đội, làm sao đối kháng với Bình Xuyên, làm sao giải tỏa được thành phố Sài Gòn xây dựng lên một chính quyền được nhân dân ủng hộ.
Riêng về tôi đặc biệt là có trách nhiệm giúp cho Tổng thống, khi ấy là Thủ tướng, quan hệ với các phái bộ đặc biệt của Mỹ từ bên Mỹ gửi qua chứ không phải quan hệ với sứ quán Mỹ ở Sài Gòn. Sứ quán Mỹ tại Sài Gòn thân với Pháp, ông đại sứ Mỹ Donald Heath rất thân với Pháp, sau đó thì Lawton Collins cũng thân với ông Cao Ủy Pháp Paul Ely. Công việc của tôi và của ông Ngô Đình Nhu là bắc cây cầu trực tiếp với chính phủ Mỹ ở Washington, qua những phái bộ đặc biệt của Hoa Kỳ gửi qua trong đó có Trung tướng O’Daniel, Đại tá Lansdale sau này là General Lansdal, Paul Hardwood (Trưởng phái bộ CIA), việc của tôi làm lúc ấy cũng chỉ trong 4 người mà thôi bao nhiêu là công việc hết sức khó khăn.
Xây dựng được tờ báo Tự Do là việc tôi hết sức thú vị. Tôi nói với Thủ tướng mình cần có cơ quan ngôn luận tự do. Tờ báo đó được Bác sĩ Bùi Kiến Tín, lúc đó là Bộ Trưởng Bộ Thông tin, ký giấy phép. Tôi tập hợp những nhân sĩ ở Bắc Hà vào làm trong đó có Tam Lang, có Đinh Hùng, Mặc Đỗ, Mặc Thu, Như Phong, Vũ Khắc Khoan …làm ban biên tập để cho tờ báo Tự do có tiếng nói tự do trong thời kỳ hết sức khó khăn như thế. Chỉ có tờ báo Tự do lúc ấy là thực sự nổi tiếng, có tiếng nói tự do trong một khung cảnh rất khó khăn và để chống lại những tờ báo thiên Pháp hay thân các chế dộ trước kia của Sàigon và những đài phát thanh khi đó tại Sài Gòn theo phe quân đội chửi bới Ngô Đình Diệm suốt ngày. Tôi có nhiệm vụ lập nên đài phát thanh “Tiếng nói Quốc dân đoàn kết”, một đài phát thanh đặc biệt để nói lên những sự việc như thế nào trong khi chúng ta phải xây dựng một chính quyền độc lập đó là việc Thủ tướng Ngô Đình Diệm giao cho tôi làm.
Ngo_Dinh_Diem_at_Washington_-_ARC_542189-400.jpg
TT Ngô Đình Diệm bắt tay với Tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower, tại sân bay Dulles, Washington DC năm 1957. Courtesy U.S. Air Force.
Mặc Lâm: Xin ông nói rõ hơn tại sao đã là thủ tướng mà còn bị đài phát thanh bên quân đội chống phá bằng cách chửi bới công khai như ông vừa nói, phải chăng còn một thế lực nào công khai chống lại Thủ tướng vào lúc sơ khai ấy hay không?
Bùi Kiến Thành: Thủ tướng Ngô Đình Diệm lúc ấy làm gì có quân? Thủ tướng mà không nắm cảnh sát, công an. Công an trong tay của Bình Xuyên là một đám giang hồ, cướp của. Pháp cho họ quản lý sòng bạc Đại thế giới, Kim Chung… Cảnh sát thì không nắm được còn quân đội thì trong tay của Trung tướng Nguyễn Văn Hinh. Trung tướng Hinh là một người thân Pháp con của ông Nguyễn Văn Tâm, không phải là người ủng hộ cho chính phủ Ngô Đình Diệm vì vậy khi làm Thủ tướng ông Ngô Đình Diệm ngồi trong dinh nhưng cái đài phát thanh là của người khác.
Đài Quốc gia cũng như đài quân đội thì người Pháp, hay thân Pháp, quản lý cứ mỗi ngày chửi bới Ngô Đình Diệm thế này, chửi bới Ngô Đình Diệm thế kia…ngồi trong dinh mà không giải quyết được vấn đề đó vì vậy phải kiên trì xây dựng lực lượng mình lên để giải quyết điều đó.
Xây dựng lực lượng bằng cách thu dụng những nhân sĩ tài ba của đất nước vào ủng hộ mình đồng thời cũng phải có tiếng nói qua cái đài phát thanh “Tiếng nói Quốc dân đoàn kết”, tiếng nói qua tờ báo Tự Do lúc đó đóng một vai trò quan trọng phổ biến tâm tư nguyện vọng, chính sách của Ngô Đình Diệm cho dân chúng được biết. Vấn đề đó cực kỳ quan trọng và tôi được giao trọng trách tổ chức hai việc đó trong những ngày đen tối nhất sau khi ông Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền, tức là những ngày trong tháng 8 tháng 9 năm 1954 cho tới đầu năm 1955 khi bình định xong thì trong hai cơ quan đó, “Đài Tiếng nói quốc dân đoàn kết” không tiếp tục nữa nhưng tờ báo Tự Do vẫn tiếp tục rất tốt. Tờ Tự Do là nguồn dư luận rất tốt trong thời kỳ đó, trong chánh thể đệ nhất cộng hòa.

Không có tổ chức chính trị nồng cốt

Mặc Lâm: Báo chí quốc tế cũng như giới tướng lãnh đa số cho rằng chính phủ Ngô Đình Diệm sụp đổ bởi những tuyên bố gây sự giận dữ trong và ngoài nước của bà Ngô Đình Nhu cùng với những hành động đàn áp Phật giáo của chính phủ Ngô Đình Diệm. Ông có chia sẻ gì về việc này?
Bùi Kiến Thành: Đấy chỉ là một phần thôi thực sự ra chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ còn nhiều vấn đề cốt lõi hơn nữa. Ông Ngô Đình Diệm là một người hết sức yêu nước và có công tâm nhưng ông Diệm không có kinh nghiệm tổ chức. Còn ông Nhu thì rất uyên thâm về vấn đề học thuật, ông học rất giỏi về tổ chức thư viện, ông nghiên cứu rất tốt nhưng không có tài năng tổ chức lực lượng chính trị. Nếu quản lý một nhà nước mà không có tổ chức thì làm sao? Vì vậy cho nên cái Đảng Cần lao của ông Nhu không có tổ chức tốt còn cái “Phong trào cách mạng quốc gia” mà ông Bác sĩ Tín làm chủ tịch sáng lập thì nó cũng chỉ là phong trào thôi. Sau một phong trào rồi thì nó lặng im. Quyền chính trị trong nước là ở trong đảng, mà Đảng Cần Lao không được tổ chức tốt vì vậy cho nên chế độ Ngô Đình Diệm không tồn tại được vì không có tổ chức chính trị nồng cốt để làm việc.
Đấy chỉ là một phần thôi thực sự ra chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ còn nhiều vấn đề cốt lõi hơn nữa. Ông Ngô Đình Diệm là một người hết sức yêu nước và có công tâm nhưng ông Diệm không có kinh nghiệm tổ chức.
-Bùi Kiến Thành
Sau nữa còn có cái lỗi ở chỗ lầm lẫn hai việc khác nhau: quản lý các vấn đề nhà nước là việc quản lý hành chính, còn tổ chức nồng cốt do một chính đảng đứng lên để đóng vai trò cột trụ cho một đất nước thì là một việc khác. Do lầm lẫn ở vai trò lãnh đạo chính trị và lãnh đạo hành chính cho nên chế độ Ngô Đình Diệm tập trung nhiều hơn về vấn đề hành chính mà quên đi vấn đề lãnh đạo chính trị, xây dựng nồng cốt tức là sự ủng hộ của nhân dân, làm sao để vấn đề đảng được nhân dân ủng hộ…
Chính phủ Ngô Đình Diệm không làm được, không xây dựng được một đảng chính trị thật sự của dân, do dân và vì dân vì vậy cho nên không đứng vững được và vì thế có thể nói sự sụp đổ của chế độ Ngô Đình Diệm không phải là vấn đề nhỏ bé như chuyện bà Nhu nói cái này cái kia. Có! nó có ảnh hưởng nhưng chuyện đó là chuyện nhỏ đối với khả năng xây dựng nên một chính đảng mạnh thì chính phủ Ngô Đình Diệm không làm được.
Mặc Lâm: Vậy phải chăng do điều mà người ta nhận xét về ông Ngô Đình Diệm là người theo chủ nghĩa dân tộc đã khiến ông bị người Mỹ lo sợ vì không theo sự dẫn dắt của họ, đặc biệt là khi Mỹ muốn đổ quân vào Việt Nam thưa ông?
Bùi Kiến Thành: Khi Mỹ muốn vào Việt Nam năm 1962 ông Diệm nói với người Mỹ rằng các ông nên nhớ trên đất nước tôi trong 4 nghìn năm lịch sử không có một chế độ nào đi theo quân đội nước ngoài mà có thể được nhân dân ủng hộ. Vì vậy ngày nào quân đội Mỹ đặt chân lên đất nước này chúng tôi sẽ mất chính nghĩa, mà khi mất chính nghĩa thì các ông không thể nào thắng được và chúng tôi cũng phải thua theo. Vì vậy ngày nào quân Mỹ đổ bộ lên đất nước này thì kể như ngày đó chính nghĩa Việt Nam đã mất rồi, chúng tôi không thể chấp nhận được.
Người Mỹ không chấp nhận cái lý luận của ông Ngô Đình Diệm nên họ tìm cách lật đổ ông Diệm đi, đó là vấn đề cốt lõi chứ không phải do bà Nhu thế này thế khác. Bà Nhu gây ra nhiều tai tiếng, nhưng không có vai trò chánh hay lý do chánh làm sụp đổ chính phủ Ngô Đình Diệm.
Mặc Lâm: Thưa ông, một câu hỏi cho tới ngày nay vẫn nằm trong bí mật, ông thân cận với Tổng thống Ngô Đình Diệm nên có lẽ hiểu được phần nào câu trả lời: ai ra lệnh giết anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm và tại sao phải giết họ khi đã nắm tất cả quân đội trong tay và họ đã bị bắt?
Bùi Kiến Thành: Tôi không có thông tin chính xác để nói về vấn đề này nhưng suy luận từ một lần đảo chính trước do Nguyễn Chánh Thi chủ mưu ông Diệm đã lập lại ván cờ bằng cách chỉnh đốn lại, thì lần này Dương Văn Minh và những người theo Dương Văn Minh nghĩ rằng khả năng ông Nhu ông Diệm có đủ bản lĩnh và đủ sự ủng hộ của những quân đoàn còn theo ông ta để lập lại thế cờ thì rất khó khăn cho phe đảo chính. Vì vậy người ta không chấp nhận để cho ông Diệm ông Nhu tồn tại để mà có cái rủi ro đấy. Tôi không có thông tin ai là người ra lệnh giết hai anh em ông Diệm nhưng tôi chắc chắn rằng những người theo phe đảo chánh và nhất là phía Mỹ, thấy nguy cơ Ngô Đình Diệm có thể lập lại thế cờ rất là nguy hiểm vì vậy không để cho Ngô Đình Diệm sống. Đấy là quyết định chính trị chiến lược trong tranh đấu chứ không phải ai làm, hay ai ra lệnh không quan trọng, vấn đề phải tiêu diệt anh em ông Ngô Đình Diệm là để tránh nguy cơ bị lật trở lại.
Mặc Lâm: Trong ngày đảo chánh 1 tháng 11 năm 1963 ông đang làm gì và có theo dõi hay tham gia trong một vai trò nào đó hay không?
Bùi Kiến Thành: Hôm đó tôi đang đi làm việc ở ngoài thì nghe phong phanh ngày hôm đó có bạo động. Tôi gọi về trong dinh thì gặp ông già Ẩn, tức là cận vệ của Tổng thống tôi hỏi anh Ẩn hiện giờ có vấn đề gì không vậy? tôi nghe ngoài này xào xáo lắm, thì ông Ẩn trả lời không có vấn đề gì đâu anh Thành ơi, mình hoàn toàn kiểm soát được mọi chuyện!
Đó là một cái chủ quan đầu tiên tại vì trong buổi sáng hôm ấy ông Nhu đã có sắp xếp một số chiến lược, chiến thuật nhằm giải quyết vấn đề bạo động nhưng vì chủ quan nên không thực hiện được. Tôi nói với ông Ẩn: coi chừng nhé nếu cần gì thì tôi vào trong dinh ngay để giúp cho các anh. Ông Ẩn nói không sao đâu anh Thành, nên tôi về nhà ăn cơm trưa và chờ cho tới hai ba giờ chiều không thấy gì xảy ra. Nhưng khoảng ba bốn giờ chiều tôi gọi lại thì tình hình bế tắc hết tôi không còn làm gì được nữa.
Ngày hôm đó tôi ở Sài Gòn, tôi muốn làm một cái gì đó để giúp đem lại trật tự an ninh nhưng mà cái thời thế có lẽ như là định mệnh của đất nước mình không cho mình làm gì được trong lúc ấy. Có làm gì được nữa trong lúc ấy khi thế lực của kẻ chủ mưu là người Mỹ đứng sau lưng những ông tướng của mình? thế lực ấy nó quá mạnh chúng ta không làm gì được.
Việc đảo chánh ông Ngô Đình Diệm không phải là chuyện của Dương Văn Minh, Dương Văn Minh chỉ là một con cờ thôi, cũng như Trần Văn Đỗ cũng như mấy ông kia củng chỉ là con cờ còn người chỉ huy, đưa ra tất cả những chiến thuật chiến lược để làm việc này. là người Mỹ mà người đại diện cho Mỹ làm việc này là đại tá Conein, ngồi thường trực tại Bộ Tổng tham mưu để điều khiển mấy ông tướng kia thành ra tất cả bộ tham mưu lúc đó nghe theo lời của một anh đại tá mật vụ của Mỹ, anh thấy có đau khổ chưa?
Mặc Lâm: Theo ông thì tại sao các tướng lĩnh lúc ấy lại nghe theo người Mỹ? Vì những hứa hẹn quyền lực hay âm mưu chính trị nào khiến họ trở thành như vậy?
Bùi Kiến Thành: Do những ông tướng không nghiên cứu tình hình đất nước, do không hiểu lý tưởng, không hiểu được chính nghĩa như thế nào mà đi theo lời của nước ngoài để mà sát hại một tổng thống, tưởng mình làm được cái gì nhưng cuối cùng cũng đầu hàng cộng sản mà thôi chứ làm được gì đâu.
Cái tội của những anh đảo chính Ngô Đình Diệm là tội ngu dốt không biết tình hình kinh tế, tình hình chính trị, tình hình chiến lược trên thế giới nó như thế nào, họ làm cái việc tự mình sát hại mình, đi đến chỗ 10 năm sau phải chắp tay đầu hàng cộng sản.
Đấy là cái tội của các anh làm cho bao nhiêu chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa phải chết, đó là tội của các anh vì các anh không hiểu gì về chính trị, hữu dũng vô mưu, đưa đất nước đến chỗ suy tàn.
Nếu chúng ta có cơ hội thì còn thương lượng được giữa miền Bắc với miền Nam, cũng như Tây Đức và Đông Đức có thể thương lượng với nhau. Chúng ta phải có nội lực có sức mạnh để mà thương lượng chứ không phải giao đất nước cho ngoại bang, giao cho Mỹ rồi đi đến chỗ chết.
Đó là tội của những người tự cho mình giỏi hơn người khác. Không thể nào một dân tộc một đất nước nào giữ được chính nghĩa của mình bằng cách bước theo những đội quân nước ngoài bắn phá làng xóm cả. Không thấy cái đó là mất chính nghĩa. Đầu óc các anh ở đâu mà anh vác súng đi theo người Mỹ vào trong làng xóm bắn giết dân chúng mình, như vậy là không thể được. Vì không thấy nên anh làm hại cả một thế hệ, làm hại cả một đất nước.
Mặc Lâm: Nhiều tài liệu lịch sử nói là chính phủ Ngô Đình Diệm từng có ý định nói chuyện với miền Bắc, ông có ý kiến gì về những chi tiết này?
Bùi Kiến Thành: Khi chính phủ Ngô Đình Diệm thấy cái nguy cơ lính Mỹ đổ bộ lên Việt Nam rồi mà không rút ra được thì chiến tranh sẽ tràn lan, mà chiến tranh khi đã tràn lan rồi thì dù cho quân đội Mỹ có đánh thẳng tới Hà Nội đi nữa thì chúng ta vẫn thua như thường tại vì quân đội Trung Quốc nó sẽ vào vì nó không để cho mình tiến qua biên giới của nó. Vì vậy Miền Bắc sẽ chiến đấu đến cùng để không cho quân của Trung Quốc qua chiếm đóng Việt Nam.
Vì vậy nhìn về chiến lược thì hai ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu thấy rõ ràng cái nguy cơ tác hại cho cả miền Nam và miền Bắc. Hà Nội cũng có những đầu óc thông minh để mà hiểu rõ sự nguy hiểm khi chiến tranh lan rộng như thế. Đó là đồng thuận về tinh thần là làm sao phải làm dịu chiến tranh xuống để tránh việc tàn phá đất nước. Giữa Nam Bắc Việt Nam phải có sự hiểu biết và tìm giải pháp tránh chiến tranh. Muốn làm việc đó thì Việt Nam phải mạnh, không mạnh thì không nói chuyện được.
Qua sự trung gian của đại sứ Ấn Độ trong Ủy ban Đình chiến, và Đại sứ Pháp…qua các cuộc đi săn bắn của ông Nhu trên vùng biên giới hai bên đã có những cuộc chia sẽ, chưa hẳn là thương thảo nhưng đã liên lạc được với nhau rồi. Khi Mỹ nghe như thế thì họ nói chính phủ Ngô Đình Diệm phản thùng và nó đưa việc này ra cho mấy ông tướng lãnh Việt Nam bảo là ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu bán nước cho cộng sản, vì vậy anh phải lật đổ Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Diệm đi để “cứu nước” không thì họ theo cộng sản,  “bán đứng” các anh cho cộng sản….
Những đầu óc suy yếu của những anh tướng hữu dũng vô mưu không biết gì cả, nghe như thế lại tưởng rằng mình là người ái quốc ái quần, lật đổ Ngô Đình Diệm để cứu đất nước khỏi họa cộng sản.
Tôi đề nghị anh đọc cuốn sách “Robert Kennedy and His Time” của Arthur Schlesinger Jr. viết, trong đó có một chương nói về tình hình Việt Nam. (*)
Trong chương đó có viết Bùi Kiến Thành nói cái gì, Ngô Đình Diệm nói cái gì và Tổng thống Kennedy đã quyết định cái gì. Rất tiếc rằng Tổng thống Mỹ không thực hiện được. Tháng 9 năm 1963 Tổng thống Kennedy đã quyết định rút quân ra khỏi Việt Nam rồi nhưng do cuộc bầu cử năm 1964 nên không thể làm được cho nên chờ tới năm 64 sau khi bầu xong thì sẽ làm, nhưng rất tiếc vận hạn của nước ta và nước Mỹ là Kennedy bị bắn chết, Ngô Đình Diệm bị lật đổ Việt Nam đi vào cuộc chiến tranh tàn khốc do sự thiếu hiểu biết của một số người nông cạn của phía Mỹ cũng như Việt Nam.
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông
---
(*)Robert Kennedy and His Times - Page 718 - Google Books Result
https://books.google.com/books?isbn=0544080076 Arthur M. Schlesinger - 2012 - ‎Biography & Autobiography

Giá mà ông đừng có tái xuất góp ý góp ách làm gì!

Tô Hải
Thiếu tướng Võ Viết Thanh, giám đốc công an t/p HCM, trẻ nhất và sớm nhất.
Thiếu tướng Võ Viết Thanh, giám đốc công an t/p HCM, trẻ nhất và sớm nhất.
Với tôi, tuy ông sinh sau tôi những 17 năm, (1943), nhưng tôi luôn coi ông như “một đảng viên cộng sản lớp ‘não thành 2’… nhưng mà tốt”! Ông luôn được tôi coi như những người cộng sản có đôi chút ý thức “tiến bộ” theo thời cuộc. Nếu ông, có những sai lầm cơ bản nào đó thì đó là SAI LẦM TẤT NHIÊN CỦA CẢ  MỘT Ý THỨC HỆ  SINH RA TỪ SAI LẦM, ĐỂ RỒI SAI LẦM ĐẺ THÊM SAI LẦM CHO MỌI KẺ CUỒNG TÍN SỐNG CŨNG CHẲNG VINH VÀ CHẾT NHỤC NHÃ DƯỚI SỰ NGUYỀN RỦA ĐỜI ĐỜI CỦA THẾ GIỚI LOÀI NGƯỜI.
Tuy ông rời vị trí Trung ương ủy viên, trung tướng thứ trưởng Bộ Công An sau khi tại vị được có đúng một nhiệm kỳ (Khóa VI) nhưng cái chuyện ông đang ở tuổi 43 mà đã sớm bị “ra dìa” để về Thành phố HCM làm phó bí thư, rồi bí thư rồi chủ tịch UBND rồi về hưu đã làm dấy lên không biết bao chuyện dã (man) sử trong nội bộ Tung Ương, Bộ CT của các ông ngay bắt đầu thập kỷ 90 cho đến nay, ngày càng phát triển. Người ta xì xào nhiều điều “Tốt” về ông, truyền tai và truyền tay nhau về câu chuyện động trời “Năm Châu, Sáu Sứ” y như truyền cho nhau nghe và xem một truyện trinh thám – tình báo cấp cao suýt bị vỡ lở và suýt mất mạng của khối kẻ đối lập nhau…
Chẳng biết cái chuyện khẩu súng lục ông giấu trong cặp để quyết ra tay một phen nếu bị coi là tình báo địch và bị “xử lý”tại chỗ cùng những đồng chí bị oan khác có thật được bao nhiêu phần trăm? Nhưng riêng cái chuyện ông không bao giờ được tiếp tục tiến lên theo quy luật “cán bộ lão thành /COCC/ thành tích đầy mình mà lại bị cơ cấu… ngược, không cho ăn nói ngược ngạo ở Trung Ương nữa mà về địa phương làm lãnh đạo ít năm rồi về vườn cũng đủ nói lên: “Ông không được những vua tập thể ngoài Ba Đình ưu ái gì, nếu không muốn nói là: “Ngoài ấy họ đã thắng”! 
Trung tướng, trung ương ủy viên, thứ trưởng Bộ Công An ở tuổi 43, nhưng tụt dốc do "biết" quá nhiều sự thật chẳng "thơm tho" gì trong "thượng tầng cơ cấu" của đảng ông.
Trung tướng, trung ương ủy viên, thứ trưởng Bộ Công An ở tuổi 43, nhưng tụt dốc do “biết” quá nhiều sự thật chẳng “thơm tho” gì trong “thượng tầng cơ cấu” của đảng ông. Nguồn ảnh: internet
Năm Châu Sáu Sứ, và cả Bảy Thanh… gì gì nữa cũng phải tìm cách cho chìm xuồng luôn! Không có dịp để ông là một người mới nho nhoe bước vô “nhà đỏ” đã dám có ý kiến ngược với vương triều! Và tốt nhất là cứ “Chẳng ai sai mà cũng chẳng ai đúng” như thường lệ. Càng bơi ra, càng thêm rách việc! Nhưng, đối với những người hay “soi” (nhưng không mói) như mình thì: Chỉ cần nhìn vào cái cơ cấu kiểu dân chủ cộng sản chủ nghĩa khóa VII là thấy ai thắng ai! Người ta không muốn có những người đặt ngược vấn đề về vụ Năm Châu, Sáu Sứ này! Và ông đã bị mời về địa phương để đỡ phải ý kiến, ý cỏ…! Rõ ràng là ông đã thua! Ai muốn vụ năm Châu, Sáu Sứ, Bảy Thanh chìm xuồng đã thắng!”
Riêng đối với tôi và một số anh em có kinh nghiệm nghe lãnh đạo nói và làm bằng cái đầu thì đều dự đoán:
1- Ông sẽ khó mà im lặng được trước những sự thật mà ông đã xếp nó rất thứ tự trong các-táp cũng như trong đầu  
2- Trước sau, ông cũng phải trút ra những “nỗi niềm”mà ông cứ phải ôm mãi trong lòng
3- Hoặc ông sẽ làm một cái gì đó như Trần Độ, hoặc ông sẽ “qua ớn” mà kệ mẹ sự đời!
Và quả là như vậy, kể từ năm 2001, khi đã rời khỏi mọi chức vụ trong đảng cũng như chính quyền khi mới ở tuổi 69, hơi bị sớm so với các đồng chí của ông cho đến giờ vẫn định sáng tác ra tiêu chuẩn đặc biệt để ở lì tại chỗ dù đã hết hơi, tôi là một trong những người coi ông là một “đảng viên nhưng mà tốt” nên rất trông chờ cái ngày được chứng kiến một động thái, một lời nói hay bài viết gì để bạch hóa cái lòng mình.
Võ Viết Thanh về vườn từ năm 2001 nhưng không hề oán trách đảng và vẫn khen đảng ông trí tuệ và bản lãnh hơn mọi cá nhân, tổ chức chính trị nào hết để tự đổi mới - Ảnh: Tự Trung. Báo Tuổi Trẻ
Võ Viết Thanh về vườn từ năm 2001 nhưng không hề oán trách đảng và vẫn khen đảng ông trí tuệ và bản lãnh hơn mọi cá nhân, tổ chức chính trị nào hết để tự đổi mới – Ảnh: Tự Trung. Báo Tuổi Trẻ
Và lần này khi mở tờ Tuổi Trẻ ngày 27/10/2015 ra, tôi bỗng mừng húm như vừa gặp lại một người mà tôi luôn cho là “cán bộ cao cấp của đảng nhưng dám nói ngược” với lời tuyên bố rất “mới” toanh của ông chạy tít chữ to suốt một trang báo:  ĐIỀU CẦN ĐỔI MỚI LÀ DÂN CHỦ TRONG BẦU CỬ, một chủ đề cốt tử mà nhiều đồng chí của ông đã đề cập, đã gửi thư, đã ra kiến nghị thẳng thừng yêu cầu:TỪ BỎ NGAY CÁI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI, TỪ BỎ NGAY CÁI TÊN ĐẢNG, TÊN NƯỚC, THẬM CHÍ TRẢ LẠI QUYỀN TỰ DO BẦU CỬ THỰC SỰ CHO NHÂN DÂN, BỎ HẲN CÁI KIỂU ĐẢNG CỬ DÂN BẦU.
Nghĩa là tôi hy vọng ông lâu ngày không nói sẽ còn nói mạnh hơn mấy ông trong nhóm 72, 61…
Nhưng thật đáng buồn cho tôi: Toàn bộ những cái ý râu ria của ông tỏ ra đôi chút tán thành với những người đã nói trước ông từ lâu mà thường bị năm, sáu “ông vua”, nhất là “đại vương” Trọng ra cái đều “thay mặt gần 4 triệu đảng viên” bác bỏ, thậm chí lên án là “suy thoái”, là “tự diễn biến cần phải xử lý”.
Không có một đôi lời bổ sung vững chắc thêm cho những đồng chí của ông yêu cầu đảng ông nên mạnh dạn đổi mới ngay từ cái điều 4 “đảng lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện được hiến pháp hóa”, không một lời bác bỏ cái điều “độc đảng là phù hợp với tình hình thực tế và biện chứng của VN và là nguyện vọng của nhân dân và được toàn dân tín nhiệm”, hoặc  “không môt cá nhân, một tổ chức nào có đủ bản lãnh, năng lực và uy tín để lãnh đạo muôn năm đất nước này”… mà đại vương Trọng của các ông đã huênh hoang coi trời bằng vung thách thức cả thế giới!
Trái lại tôi thật thất vọng khi đọc được những câu:  “Đảng đã đi tiên phong trong đổi mới kinh tế (?)giờ đây, đảng cũng phải đi tiên phong trong lộ trình đổi mới chính trị với tư duy tiến bộ”…(sic!)
Hoặc: “Đảng của chúng ta đã đủ trưởng thành và từng trải để chủ động đổi mới một cách trí tuệ, không chờ đợi hoặc bị tác động tiêu cực từ bất cứ đâu… (?)
Đặc biệt, ngớ ngẩn (hoặc lú lẫn?) mà ông lại gói gọn cái quan niệm dân chủ trong bầu cử của ông trong nguyên tắc (hay đường lối? hay phương châm?) trong việc thay vị trí 4 chữ “ĐẢNG CỬ DÂN BẦU” bằng “DÂN BẦU-ĐẢNG CỬ”! Chẳng khác gì:
NÓI GÌ THÌ NÓI, BẦU AI THÌ BẦU, NHƯNG CUỐI CÙNG ĐỀ CỬ AI LÀM GÌ TRONG ĐẢNG CŨNG NHƯ LÀM QUAN TRONG QUỐC HỘI, TRONG NỘI CÁC THÌ VẪN CỨ PHẢI GIAO CHO CHỖ ANH TÔ HUY RỨA vậy!?
Dù cho ông có xen vào một vài ý “có vẻ tiến bộ” như: “Mọi người VN, dù xuất thân từ đâu, có là đảng viên hay không, nếu có tài, có đức, được dân chúng bầu chọn, tín nhiệm lựa chọn đều có thể trở thành lãnh đạo, cầm quyền các cấp của hệ thống chính trị”… thì cái “sáng kiến”  DÂN BẦU-ĐẢNG CỬ của ông đã xổ toẹt hết!
Lẽ nào ông mới chỉ già hơn ông tổng của ông có một tuổi mà lại… lú lẫn đúng nghĩa đen như dzậy? Lẽ nào báo của Đảng lại cố tình làm “cò mồi” cho ông tái xuất giang hồ để ông “phản tỉnh ngược”, ngợi ca Đảng ông “chân thành và tin tưởng” đến thế?
Chả thế mà sau đó có cả hàng loạt những “não thành”, những tiến sỹ – giáo sư (tên lạ hoắc) lên tiếng hoan nghênh ông như một người mở đường về vấn đề Rân chủ kiểu “mới” từ trong đảng đến ngoài quần chúng! Thậm chí cũng trên tờ báo Tuổi Trẻ tiếp đó còn có những bài ngợi ca sự dân chủ “Dân bầu – Đảng cử” này của ông là “ĐẦU MỐI CỦA CÁC SỢI CHỈ ĐỎ” (?!)  nữa!
Đúng là chưa bao giờ, trong tôi, hình ảnh một vị trung tướng, trung ương ủy viên thứ trưởng Bộ Công an lại bị gạt lập tức ra khỏi triều đình chỉ vì “đúng” trong việc “phản đối một vụ án do mấy ông vua bịa đặt ra để tiêu diệt đồng chí mình” lại bị… xuống giá thê thảm đến như thế!
Tôi mong ước sẽ có một trung tướng thứ 2 như Trần Độ dám vạch trần ra cái mặt trái của chế độ đảng trị mà ông đã ngậm một khối ất bình trong chĩ sắt mà đành… im lặng chờ thời.
Nhưng không ngờ, ông lại “tiến bộ ngược” và không ngừng ca ngợi đảng của ông có đủ thứ để tiếp tục lãnh đạo cái đất nước này bằng cái thứ Rân Chủ kiểu mới “ĐẦU MỐI CỦA MỌI SỢI CHỈ (hay Xích) ĐỎ: ĐÂN BẦU-ĐẢNG CỬ!?
Và tôi  bỗng thấy tiếc hùi hụi, GIÁ MÀ ÔNG CỨ YÊN LẶNG ĐỪNG BỊ GỢI Ý PHÁT BIỂU CA NGỢI ĐỦ ĐIỀU ĐẢNG CỦA ÔNG VÀ CÓ SÁNG KIẾN GÓP Ý KIỂU “DÂN BẦU-ĐẢNG CỬ” như vừa qua thì hay cho ông biết mấy!
Còn tôi thì, kể từ nay, mãi mãi sẽ trở về với cái thành kiến: Không mấy đời lại có mấy ông tướng, mấy ông trung Ươn, não thành cách mệnh mà lại dám đứng ra công khai phản đối những gì mà mấy ông đại vương nơi Ba Đình đã cho là CHỈ CÓ ĐÚNG!  kể cả những người bị xử tệ như ông VÕ VIẾT THANH (*)
nguyên anh hùng lực lượng vũ trang,
nguyên thiếu tướng giám đốc công an t/p HCM
nguyên trung tướng, thứ trưởng Bộ Công An
nguyên TW ủy viên có… độc một khóá năm 43 tuổi
nguyên chủ tịch UBND t/p HCM
nguyên cán bộ lão thành bị … biến mất trong không gian từ năm 2001
nguyên… nổi tiếng trong vụ Năm Châu – Sáu Sứ – Bẩy Thanh 
Và đến hôm nay thì, nguyên đảng viên cộng sản trung thành với đảng suốt đời, dù đảng có đối xử tệ với mình đến mức nào cũng được! Chiệc! chiệc! chiệc!
Tiếc thật! 
(*) Ai chưa nghe qua, chưa biết gì về vụ Năm Châu – Sáu Sứ có thể gõ vào Google “Vụ năm Châu, sáu Sứ” sẽ có trong một giây 11.000 kết quả đủ loại để tiếc cho ông Bảy Thanh như mình.

Sang trang cho nền Công Lý Mù

Nguyệt Quỳnh (VNTB) Ngay cả lời nói dối cũng ẩn chứa một sự thật. Do đó, dân ta đọc báo “lề phải” luôn luôn nhìn giữa hai hàng chữ để tìm ra sự thật bên dưới các dữ kiện đã được định hướng. Sáng ngày 11/10, truyền thông trong nước đưa tin rằng Viện kiểm sát Nhân dân Thành phố Hà Nội đã quyết định khởi tố bị can Vũ Văn Bình vì tội “cố ý gây thương tích” dẫn đến cái chết của em Đỗ Đăng Dư. Điều người ta đọc được ở đây là sự giận dữ đồng loạt của công chúng đã khiến lãnh đạo CS phải vào cuộc.
Thời nào cũng vậy, dân nghèo, dân dốt chỉ cậy trông vào luật pháp để được bảo vệ. Nhưng đã từ lâu, luật pháp và công đường ở nước ta không phải là chỗ dựa cho dân nghèo - đôi khi còn ngược lại. Chuyện dân chết trong đồn công an, công an đánh chết dân hay dân chết trong lúc bị tạm giam là chuyện xảy ra rất thường. Suốt từ đầu năm đến nay, đã có đến 10 nạn nhân bị chết trong lúc bị công an giam giữ. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên một vụ tử vong vì bị đánh trong lúc tạm giam lại được khởi tố một cách nhanh chóng.
Luật sư Võ An Đôn và bó đũa
Lẽ ra cái chết của em Dư không ồn ào như vậy! Thì cũng chỉ thêm một nạn nhân nữa của cái nền công lý mù tối này. Gần 300 người khác cũng đã chết như em. Điều khác biệt ở đây là sự góp mặt của nhiều văn phòng luật, nhiều luật sư tầm cỡ, và sự lên tiếng của công chúng khắp nơi qua các trang mạng xã hội.
Phải chăng người dân đã ý thức rằng tai họa có thể xảy đến với chính gia đình họ, con em họ, qua hình ảnh chết dần mỗi ngày của em Đỗ Đăng Dư? Phải chăng Đảng đã bắt đầu biết sợ Dân nên vội vã tìm “dê tế thần” để tránh sức ép của dư luận? Dù sao đi nữa, điểm tích cực ở đây là người dân đã bắt đầu sử dụng sức mạnh của mình. Cái sức mạnh mà tôi tin rằng, không có một chế độ nào, dù hùng mạnh cách mấy có thể cưỡng lại được.
Cho cái chiến thắng tuy nhỏ nhưng vô cùng quan trọng này, tôi muốn ghi lại những câu thơ của Thiều Minh mà nhạc sĩ Phan Văn Hưng đã phổ nhạc :
Đừng sợ nữa những con bướm ma

Đừng cho nghi ngại trói linh hồn ta

Đừng buộc chân với những đắn đo

Lê muôn xích xiềng của thời hôm qua

Đừng sợ nữa hỡi ai phẫn nộ

Đừng ngậm im kéo thân trâu ngựa

Đừng làm béo những con sâu bọ

Để quầng đôi mắt gậm nhấm âu lo

(Đừng Sợ Nữa – Thiều Minh)
Con bướm ma
Chỉ cách đây non ba tuần, ở Đăk Lăk ngày 6/10/2015, một vụ ép cung khác của công an đã đem đến cái chết thương tâm của anh Huỳnh Ngọc Lợi. Anh Lợi sinh năm 1984, trú tại thôn 12 xã Hòa Khánh, thành phố Ban Mê Thuột. Vì chuyện ẩu đả với một người tên Việt từ một năm trước, anh Lợi được lệnh lên đồn Công an để lấy lời khai. Sau khi trở về nhà, chiều hôm đó anh uống thuốc cỏ tự tử. 
Anh Lợi để lại thư tuyệt mệnh: “Lời cuối cùng tôi mong chính quyền đừng bắt vợ tôi… tôi chân thành van xin đừng bắt vợ tôi, để vợ tôi nuôi con nhỏ”. Cũng qua thơ tuyệt mệnh của anh, người ta nhìn thấy người chồng đáng thương này đã bị ép cung ra sao: “Đừng như anh Công an Nguyễn Việt Anh, dùng sổ tay đánh vào đầu tôi hăm dọa: Mày muốn tao đánh vào mặt mày không? Mày không được rêu rao tao đánh mày. Mày tin tao lấy xe máy mày không, bắt vợ mày đi tù… Tôi quá tuyệt vọng.”
Là người ngoài cuộc, nghe lời van xin mà thương hại anh đã dại dột tự hủy hoại thân mình. Nhìn thấy nỗi sợ của anh đối với những đe dọa của gã công an, chúng ta biết rõ cái điều đáng sợ đó không có thật - tác giả Thiều Minh gọi đó là nỗi sợ những con bướm ma. Nhưng nghiệm lại, dường như, chính chúng ta đa số đều có nỗi sợ y như anh Lợi vậy! Phải chăng đó là bản năng sinh tồn, phản xạ đã điều kiện hoá, hay hiệu ứng của đám đông … 
Bao giờ thì chúng ta mới hết sợ những con bướm ma? 
Võ An Đôn và bó đũa
Giá trị sống cao đẹp nhất của xã hội loài người là công bằng và bác ái. Cả thế giới đã trải qua bao nhiêu cuộc cách mạng để mưu cầu nâng tầm hạnh phúc cho đám đông dựa trên hai giá trị căn bản này.
Tôi nghĩ đến người luật sư trẻ tuổi Võ An Đôn, người đang cố gắng sống với mục đích đó và nỗi lo sợ của gia đình anh. Nỗi sợ của chị Đôn là nỗi sợ có thật. Làm vợ một luật sư trẻ tuổi không sợ đơn độc. Người dám đứng cùng dân nghèo, đứng cùng công lý giữa một nền luật pháp đầy bóng đêm của nước ta; chị Đôn đã thức trắng nhiều đêm vì lo lắng cho sự an nguy của chồng. 
Mỗi khi được tin Ls Đôn đang nhận miễn phí một vụ án nào đó, tôi lại liên tưởng đến nhân vật Don Quixote của Miguel De Cervantes. Tác giả đã viết một tác phẩm kiệt xuất vào cuối thời đại hiệp sĩ của đất nước Tây Ban Nha. Nhân vật Don Quixote của ông là một nhà quý tộc nghèo, lãng mạn, một hiệp sĩ tưởng tượng. Don Quixote đã rời bỏ quê nhà để lên đường phiêu lưu “trừ gian diệt ác”. Trên cánh đồng mênh mông của vùng Montiel, chàng “giao chiến” với chiếc cối xay gió mà ngỡ rằng ngọn giáo mình đang lao vun vút vào bọn người khổng lồ xấu xa. Mặc dù Cervantes viết tác phẩm này với tính cách châm biếm, nhưng cái gàn dở hão huyền của Don Quixote đã làm cả thế giới say mê và tác phẩm của Cervantes được cho là “tiểu thuyết hay nhất của mọi thời đại”. Qua sự yêu mến của độc giả dành cho một Don Quixote già nua, ảo tưởng với con ngựa gầy ốm; chúng ta nhìn thấy tất cả cái tình thương và niềm khát vọng mãnh liệt của con người về công lý, công bằng và bác ái. 
Luật sư Võ An Đôn không phải là một nhân vật tưởng tượng. Anh có vợ và con nhỏ. Tuy nhiên, vì yêu công lý người luật sư trẻ tuổi này đã dám chống lại cả cái hệ thống luật pháp tùy tiện, được chống lưng bởi chính quyền. Không cần có ngòi bút của Cervantes, câu chuyện có thật của người luật sư nông dân này cũng đã quá đẹp. Nó mạnh mẽ, lý tưởng và chan chứa tình thương. 
Đương nhiên, chính quyền địa phương đâu có để yên cho anh. Cả một guồng máy độc tài lồng lộn vào cuộc tìm cách cướp đi ngọn giáo của ls Võ An Đôn. Don Quixote của chúng ta đã bị liên nghành công an, Viện Kiểm Soát Nhân Dân, Tòa Án Nhân Dân thành phố Tuy Hòa đồng kiến nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư của anh. 
Ai ai trong chúng ta cũng hiểu ngầm rằng sức mạnh của người dân là sức mạnh vô địch; và nó chỉ thực sự có sức mạnh khi là một bó đũa. Tuy nhiên, điều lầm lẫn tai hại nhất của dân ta là cứ mãi ngồi chờ cho có bó đũa, mà quên mất chính mình là một thành viên của nó. 
Ls Võ An Đôn là một cây đũa đơn chiếc, anh ý thức về sự mong manh của chính mình và biết rất rõ cái thế lực mà anh đang phải đối đầu, anh chia sẻ: “Không biết là qua sự kiện này, tôi có còn sống để tiếp tục bào chữa miễn phí cho dân nghèo và người cô thân yếu thế trong xã hội nữa hay không. Từ giây phút này, tính mạng của tôi còn hay mất là do cộng đồng mạng và dư luận xã hội quyết định, chứ tôi không còn biết trông chờ vào ai. Mong cộng đồng mạng hãy bảo vệ tôi và bảo vệ công lý của xã hội”. Hành động dũng cảm của cây đũa đơn chiếc đó đã tạo nên sức mạnh, tạo nên sự góp mặt của những chiếc đũa khác: Liên Đoàn Luật sư Việt Nam và Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên đã vào cuộc với anh. Kết quả, Don Quixote hiền lành, kiên định đã chiến thắng cả cái ban lãnh đạo liên ngành Công an - Viện kiểm sát - Tòa án TP Tuy Hòa. 
Khi chúng ta là một bó đũa, những kẻ quyền thế hoặc phải lùi bước hoặc phải ra đi.
***
Trở lại trường hợp của em Dư. Đã có đến ba văn phòng luật và năm luật sư cùng tham gia tố tụng để giúp em đi tìm công lý. Ngoài kia chắc chắn còn có rất nhiều người đang góp mặt cho phiên tòa của em. Diễn tiến những ngày qua về cái chết của Đỗ Đăng Dư đã cho chúng ta thấy rõ một điều - Ngày nào sức mạnh nằm trong tay Dân, ngày đó Đảng sẽ biết sợ Dân; ngày nào Đảng biết sợ Dân, ngày đó đất nước tiến gần đến một nền dân chủ đích thực.
Giã biệt Đỗ Đăng Dư, để vuốt mắt cho em chúng tôi sẽ cùng sang trang cho nền Công Lý Mù này.

Gene lãnh đạo hay gene đảng?


Đề cập đến hiện tượng "thái tử đảng" gần đây ở Việt Nam, một đại biểu Quốc hội phát biểu rằng năng khiếu lãnh đạo có tố chất di truyền, rồi bà lấy trường hợp của Gs Tôn Thất Tùng và Tôn Thất Bách làm ví dụ minh hoạ (1). Câu này nghe qua thì có vẻ như là một biện minh, nhưng trong thực tế thì quả thật có nghiên cứu cho thấy năng khiếu lãnh đạo là một đặc tính di truyền, và người ta thậm chí còn tìm ra "gen lãnh đạo"! Nhưng đó là kết quả nghiên cứu ở nước ngoài, còn ở Việt Nam trong thời XHCN với chế độ "cơ cấu" và thái tử đảng thì tôi nghĩ nghiên cứu của Tây khó có thể áp dụng vào việc diễn giải và biện minh như bà đại biểu QH. Tôi nghĩ gen lãnh đạo ở VN, nếu có, khó có thể có ảnh hưởng bằng “gen đảng”. Dưới đây, tôi sẽ giải thích tại sao.



Năng khiếu lãnh đạo có yếu tố di truyền!

Giả thuyết rằng năng khiếu lãnh đạo chịu sự tác động của di truyền không phải là mới. Trong quá khứ, giới khoa học xã hội đã có nhiều nghiên cứu về di truyền học và lãnh đạo. Một số người trong nhóm này từng là thầy, là bạn tôi trong thời gian tôi còn ở Mĩ. Phải xác định rằng hai chữ "lãnh đạo" (hay leadership) ở đây hơi phức tạp, vì nó là một đặc tính bán định lượng. Để đo lường năng khiếu lãnh đạo, người ta dùng bộ câu hỏi đa yếu tố có tên là MLQ (Multifactor Leadership Questionnaire). Bộ câu hỏi này [dĩ nhiên] có nhiều câu hỏi liên quan đến khả năng truyền cảm hứng, khả năng gây ảnh hưởng. hành vi gây ảnh hưởng, khuyến khích tri thức, khả năng quản lí qua việc làm thực tế, cố gắng làm hơn những gì được giao, hiệu quả trong công việc, v.v. Nói chung là nhiều yếu tố, rồi sau đó dùng thuật phân tích thống kê tổng kết thành một biến định lượng cho phân tích di truyền -- tạm gọi biến này là leadership trait.

Phân tích di truyền đơn giản nhất là so sánh hệ số tương quan giữa hai người sinh đôi. Nhưng sinh đôi có 2 nhóm: nhóm MZ thì hai người có 100% genes giống nhau; nhóm DZ như anh/chị em có 50% genes giống nhau. Do đó, nếu biến định lượng lãnh đạo có độ tương quan cao hơn trong nhóm MZ so với DZ thì đó là một chứng cứ cho thấy leadership trait chịu ảnh hưởng của di truyền. Quả thật, khi người ta làm nghiên cứu trên người sinh đôi thì yếu tố di truyền giải thích khoảng 28-50% những khác biệt về biến định lượng lãnh đạo leadership trait (3). Ngay cả từ thời còn đi học, người ta cũng phát hiện rằng năng khiếu lãnh đạo cũng mang tính di truyền nhưng mức độ ảnh hưởng thấp, chỉ 24% (4).

Đi xa hơn nữa và "thừa thắng xông lên", câu hỏi kế tiếp là nếu năng khiếu lãnh đạo là do di truyền, thì gen cụ thể nào có ảnh hưởng đến năng khiếu đó. Năm 2013, thế giới di truyền học xôn xao vì một nhóm nghiên cứu bên Anh tuyên bố rằng họ khám phá ra một gen lãnh đạo (nói nôm na như thế). Cái genetic variant này nằm trong gen CHRNB3 (5). Người mang genetic variant đó có xu hướng làm lãnh đạo và làm lãnh đạo tốt.

Do đó, nếu nhìn qua chứng cứ khoa học thì bà đại biểu QH nói cũng có lí, chứ không phải vô lí. Tuy nhiên, khi phát biểu ra câu đó thì bà có lẽ chẳng biết đến các thông tin khoa học mà tôi đề cập, mà chỉ qua quan sát thực tế thôi (và như thế cũng là ... chứng cứ). Chỉ có điều quan sát của bà không khách quan mấy.

"Gene đảng"

Thật ra, nếu quan sát như cách bà đại biểu QH làm, tôi cũng có thể nói rằng vào đảng cộng sản cũng là một đặc tính di truyền, bởi vì những gia đình mà cha hay mẹ theo đảng thì con cháu cũng có xu hướng theo đảng; ngược lại người ngoài đảng thì con cái họ cũng muốn tồn tại ngoài đảng. Do đó, có thể nói rằng xu hướng theo đảng cộng sản là mang tính di truyền. Nhưng dĩ nhiên, kết luận đó sẽ bị thách thức, vì bỏ quên yếu tố truyền thống. Người trong đảng cũng như trong bộ lạc, và bộ lạc nào cũng có truyền thống, do đó người trong bộ lạc sẽ cố gắng khuyến khích con cái mình tham gia cái bộ lạc đó. Cũng như người có con em ra nước ngoài cũng khuyến khích những người con khác ra nước ngoài. Hình như hiện tượng này giới xã hội học gọi là "cultural transmission", hay "di truyền văn hoá." Nó chẳng dính dáng gì đến di truyền huyết thống mà bà đại biểu QH nói đến.

Táo và cam

Nếu bà nói lãnh đạo có tố chất di truyền thì phải lấy ví dụ các thái tử đảng ra làm ví dụ, chứ sao lại lấy ví dụ ngành y ra làm ví dụ. Như thế là bà tránh, không dám đề cập đến hiện tượng thực tế thái tử đảng. Cái ví dụ về Gs Tôn Thất Tùng và con ông là Gs Tôn Thất Bách rất ... lạc đề. Lạc đề là vì hai người đó thuộc ngành y, một ngành học đòi hỏi trí thông minh cao và ứng phó tình thế tốt. Người bác sĩ phải có IQ và EQ cao, còn người làm chính trị ở VN thì không đòi hỏi hai cái đó cao chót vót như ngành y.

Một người có thể dùng búa hay súng để giết người và trở thành lãnh đạo chính trị, nhưng không thể là bác sĩ được. Một người không đến đại học ngày nào có thể thành lãnh đạo chính trị cao cấp, nhưng không bao giờ làm bác sĩ được. Ông Tôn Thất Bách tuy có quan hệ huyết thống với Gs Tôn Thất Tùng, nhưng ông Bách vẫn phải chứng tỏ trí thông minh của mình (qua thi cử) và tay nghề một cách minh bạch, còn trong chính trị thì tính minh bạch là một xa xỉ. Do đó, không nên lấy trường hợp y khoa để minh hoạ cho hiện tượng thái tử đảng.

Làm chính trị cũng cần thông minh, nhưng chỉ là một yếu tố trong năng khiếu lãnh đạo như tôi nêu trên trong bộ câu hỏi. Thông minh là một đặc tính chịu sự ảnh của di truyền khá cao, lên đến 60%. Nhưng tôi phải thêm rằng con số này (60%) cũng bị tranh cãi nhiều, vì cách tính và cách đánh giá cái gọi là "thông minh." Do đó, so sánh giữa thông minh trong ngành y và năng khiếu lãnh đạo chính trị là nguỵ biện (vì giống như so sánh giữa trái táo và trái cam).

Diễn giải trong bối cảnh VN

Quay lại câu chuyện di truyền và lãnh đạo, tôi thấy rất khó diễn giải dữ liệu đó cho Việt Nam. Có nhiều lí do, nhưng tôi nghĩ đến lí do môi trường. Cần phải nói thêm và nhấn mạnh rằng hệ số ảnh hưởng của di truyền lên năng khiếu lãnh đạo quá thấp (chỉ 24% hay cao nhất là chỉ 50%). Điều có có nghĩa là yếu tố ngoài di truyền vẫn có ảnh hưởng cao, có thể lên đến 75%. Những yếu tố gọi chung là "môi trường" đó có thể bao gồm cơ cấu tổ chức của hệ thống xã hội, cơ hội, môi trường làm việc, bằng cấp, v.v. Ở VN, ai cũng biết "con vua thì lại làm vua" và con sãi thì vẫn phải quét lá đa, không phải do di truyền, mà do cha mẹ bố trí cho con mình vào vị trí lãnh đạo. Sự bố trí có thể là gián tiếp, nhưng cũng có thể là trực tiếp mà công chúng không biết. Ai cũng biết hiện tượng "gửi con em" ở Việt Nam. Không phải là đảng viên thì không thể trở thành lãnh đạo ở VN được, mà đảng là truyền thống (như tôi nói trên). Do đó, cái yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng lãnh đạo ở VN chẳng dính dáng gì đến di truyền cả, mà có thể xem là một “cultural transmission” – di truyền văn hoá.

Một sai lầm và cũng là nguỵ biện mà mấy người nghiêng về lí thuyết di truyền hay nói là tính xác định, gọi là determinism. Nói cách khác, khi có chứng cứ về ảnh hưởng của yếu tố di truyền, họ liền xem đó là mối quan hệ nhân quả đường thẳng, hiểu theo nghĩa cha làm lãnh đạo thì con đương nhiên làm lãnh đạo. Cái quan điểm này chẳng những sai, mà còn ngây thơ. Ngây thơ là vì họ quên rằng yếu tố môi trường có độ ảnh hưởng đến khiếu lãnh đạo lớn hơn di truyền. Sai là vì chưa xem xét đến sự tương tác giữa di truyền và môi trường. Nhiều người Việt có tài (tố chất) nhưng ở môi trường VN thì không làm lãnh đạo được (thậm chí không được đi học) nhưng khi ra nước ngoài thì trở thành những "sao" sáng. Do đó, cũng là tố chất di truyền đó, nhưng ở môi trường không tốt thì sẽ lu mờ, nhưng ở môi trường tốt thì sẽ toả sáng. Nhìn như thế để thấy rằng nếu chỉ nói đến di truyền mà không nói đến môi trường thì là một sai sót nghiêm trọng. Ở VN, cái môi trường quan trọng số 1 và mang tính quyết định là đảng tính, chứ không phải gene.

Môi trường làm việc cũng quan trọng. Nếu là người có tài thật sự mà trong môi trường kì thị thì cũng khó làm lãnh đạo. Cách đây không lâu, NIH có đưa ra một thông tin làm nhiều người sững sờ. Trong số giáo sư ở Mĩ người Á châu chiếm 6.2%, nhưng ở vị trí lãnh đạo đại học thì người Á châu chỉ chiếm 2.4%. Rất rất hiếm người Á châu nào làm hiệu trưởng đại học ở Mĩ (hình như chỉ có 1 người nhưng tôi quên tên). Trong hệ thống có thể xem là kì thị đó (chữ của NIH) thì rõ ràng nó ảnh hưởng nhiều hơn là yếu tố di truyền.

Chuyện nghiêm chỉnh hơn, nghiêm trọng hơn, và thực tế hơn: Có thể xem xã hội và hệ thống chính trị ở VN là một hệ thống kì thị. Kì thị tôn giáo, kì thị tuổi tác, kì thị giới tính, kì thị người trong và ngoài nước, kì thị đảng phái. Phải nói một cách khách quan là xã hội VN kì thị hơn xã hội Mĩ. Do đó, trong cái môi trường kì thị quá nặng nề như thế thì yếu tố hay tố chất di truyền chẳng có ý nghĩa gì cả. Và, như thế viện dẫn di truyền để hợp thức hoá cho hiện tượng thái tử đảng, theo tôi, là một giải thích thiếu thuyết phục.
Một cách thuyết phục hơn là so sánh cái biến định lượng về lãnh đạo dùng công cụ MLQ trong gia đình xem có tính di truyền không. Muốn thế thì mỗi lãnh đạo phải được kiểm định bằng bộ câu hỏi MLQ, rồi lấy máu gửi qua Viện chúng tôi để phân tích gen CHRNB3, xác định xem những người lãnh đạo có phải thật sự có điểm MLQ cao và có gen CHRNB3. Nói thế cho vui thôi, nhưng nếu đảng CSVN làm thì tôi xin tình nguyện làm dùm. Có thể đề tài này là cấp Nhà nước và trung ương đảng nên làm chủ trì đề tài, và tôi làm cố vấn khoa học.
====
(1) http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/269501/con-lanh-dao-lam-lanh-dao-la-hanh-phuc-cua-dan-toc.html
(2) MLQ http://www.mindgarden.com/documents/MLQGermanPsychometric.pdf
(3) http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/10100814
(4) http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1048984312000811
(5) http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3583370/