Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015
Thâm hụt ‘tính chính danh’ của đảng cầm quyền
21:31
Hoàng Phong Nhã
No comments
Tuy số lượng
đảng viên đảng CSVN hiện nay khá đông (khoảng trên 3,6 triệu), nhưng vẫn
bị coi là ‘thâm hụt về số lượng’. Bởi vì cái số lượng (số đông) không
phát huy được sức mạnh, mà ‘sức mạnh lãnh đạo của một chính đảng tùy
thuộc vào uy tín (của chính danh đó), và nhất là khối đoàn kết trong
đảng, trong đó nổi bật là sự nỗ lực của mỗi thành viên trong đảng (đảng
viên) ‘mục tiêu chung’.
Nhưng, thực tại
của đảng CSVN hiện nay là: đảng viên già, hưu trí, CCB chiếm ít nhất
tới trên 80%, hết tuổi công tác, đã xong cống hiến, chẳng qua sinh hoạt
cho ‘có vì’, giữ lấy cái ‘danh dự vốn đã tự hào một thời’ và
hưởng lương hưu. Có đảng bộ khu phố 156 đảng viên, nhưng chỉ có 12 đảng
viên trẻ, còn lại là CCB, hưu trí. Có đảng bộ cấp xã nông thôn với 230
đảng viên, nhưng chỉ có 18 đảng viên trẻ. Có những thanh niên đã phấn
đấu để được kết nạp đảng viên, nhưng chi vài ba năm là bỏ đảng, chỉ lo
làm ăn, lo phát triển kinh tế gia đình.
Thanh niên bây giờ ít có chí hướng phấn đấu vào đảng. Cái mục tiêu lý tưởng xa vời Mác-Lê một thời là ‘định hướng phấn đấu’ nay
họ thấy nó siêu thực, chỉ là lý thuyết, chẳng đâu vào đâu. Trong tuyên
truyền cho thanh niên, người ta vẫn gia tăng các luận giải và kêu gọi ‘phấn đấu vì lý tưởng cộng sản’,
nhưng thanh niên nghe nhiều thấy nhàm và phần lớn họ tự nhận ra đó là
sự vô bổ, lạc hậu thời đại, lạc lõng thời cuộc, không thực tế. Một chủ
nghĩa rước ở đâu từ trời Tây về, áp dụng cho Việt Nam được mỗi cái thành
lập ra một nước có đảng lãnh đạo, nhưng theo thời gian đã chứng minh
rằng: Xây dựng CNXH khó thành công. Xã hội XHCN là gì, mô hình nó ra
sao? Hiệu quả thực tế ở đâu? Cả gần một thế kỷ đã qua chưa thấy CNXH là
gì, nay “Dù có hết thế kỷ 21 Việt Nam vẫn chưa chắc đã có CNXH hoàn
thiện” (Nguyễn Phú Trọng). Vậy mà, Dự thảo báo cáo Chính trị Đại hội XII
vẫn là phấn đấu xây dựng CNXH. Nói thế, mà làm lại vẫn vậy, ai còn tin
Tổng bí thư?
Đó là thâm
hụt lớn, có nhiều ‘mảng nội dung’ đã mất hẳn: thâm hụt về sức chiến đấu
của đảng, tình trạng già hóa đảng viên, bảo thủ, giáo điều còn tồn tại
khá nhiều – khi ẩn náu, kiên trì ‘chờ thời’, kỳ vọng viễn vông, khi công
khai phát biểu, tuyên truyền; thâm hụt về sự phai nhạt mục tiêu, lý
tưởng.
Cái thâm hụt
thứ 2 là thâm hụt lớn về uy tín lãnh đạo của đảng cầm quyền. Chữ Cộng
Sản ngày nào còn thiêng liêng, còn ‘sáng chói niềm tin’ thì nay được
chơi chữ khá chính xác: Cộng Sản, là "Cộng tài Sản" của dân, của xã hội
làm nặng túi riêng. Tình trạng tham nhũng tràn lan, công khai, nguy hại
đến mức như Nghị quyết Hội nghị TW 4 đánh giá: … “Cuộc đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, lãng phí còn nhiều hạn chế, khuyết điểm, hiệu
quả thấp. Tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành,
nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu
quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trong
những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta… Cơ chế,
chính sách, pháp luật chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, còn nhiều sơ hở,
nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung. Tổ chức và hoạt động của hệ thống
chính trị nói chung, của bộ máy nhà nước nói riêng, còn nhiều khuyết
điểm, chất lượng và hiệu quả chưa cao; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của một số cơ quan, tổ chức chưa được xác định rõ ràng, cụ thể, còn
trùng lặp hoặc bị phân tán. Nhiều tổ chức đảng, chính quyền, người đứng
đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về tính
nghiêm trọng, sự nguy hại của tệ tham nhũng, lãng phí, nên lãnh đạo
không chặt chẽ, thiếu kiểm tra, đôn đốc, thậm chí còn nể nang, né tránh,
dung túng, bao che cho tham nhũng, lãng phí; chưa thực sự dựa vào dân
và chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị. Công
tác cán bộ nói chung và việc quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên, công
chức nói riêng còn yếu kém. Một bộ phận không nhỏ đảng viên, cán bộ,
công chức suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống.
Không ít cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành, kể cả cán bộ lãnh
đạo cao cấp, còn thiếu gương mẫu trong việc giữ gìn phẩm chất đạo đức;
chưa đi đầu trong cuộc sống đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và thực
hành tiết kiệm. Phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ cực kỳ
quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng, Nhà nước
và nhân dân ta. Trong những năm tới, phải đẩy mạnh toàn diện và kiên
quyết cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí”…
Nguy hại, quan
trọng, cấp bách vậy, nhưng suốt 5 năm qua, Nghị quyết TW 4 nghe “kêu’ là
vậy, nay đã hết 5 năm nhiệm kỳ XI nhưng hầu như ‘nghị quyết vẫn chỉ là
nghị quyết – trên giấy’. Thâm hụt và mất hẳn niềm tin, thì còn đâu là
vai trò, vị trí, tầm mức, đỉnh cao trí tuệ: “đảng lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện”? Trung
Quốc đã (tự biết thân phận) rút đảng CS ra khỏi Hiến pháp từ năm 1982,
nhưng Việt Nam hiện nay vẫn đặt đảng cầm quyền lù lù nằm trong Điều 4
Hiến pháp, đứng cao hơn, trùm lên tất cả!
Do thâm hụt,
mất khả năng chính trị (vai trò lãnh đạo, thể chế, hệ thống), nay sinh
ra nguy hại cho dân, cho đất nước rơi vao tình trạng thâm hụt lớn về
kinh tế-xã hội, trực tiếp nhất là nguồn tài chính quốc gia!
Một đảng cầm
quyền đã bị thâm hụt lớn, bị mất đi hàng mảng lớn ‘tính chính danh’
trong vai trò lãnh đạo xã hội, mất uy tín lớn, dân không còn tin mà trái
lại đã ‘rất ghét’ thì đảng đó còn cố bảo thủ, bấu víu thứ chủ nghĩa
siêu thực, giáo điều và quá lạc hậu so với thời đại – để làm gì?
Bùi Văn Bồng
(Blog Bùi Văn Bồng)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét