Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2015
Từ đảng trị tới gia đình trị : cặp đôi hoàn hảo
20:20
Hoàng Phong Nhã
No comments
…Hình
như số trời đang nhỏ xuống cho dân tộc khi bùng lên một loạt hiện tượng
lãnh đạo từ cao tới thấp mang con cái vào chiếm ghế trong Chính quyền
lẫn trong Đảng.
Từ
khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập đến nay, một cách nhất quán,
Đảng luôn tự phong là giai cấp lãnh đạo, là ngọn đuốc soi đường cho mọi
thế hệ, là văn minh và ngay trong hiến pháp của đất nước Đảng cũng "tiếp
thu" và chễm chệ trên ấy với điều 4 vững vàng và kiên định.
Mặc
những phản đối, những lập luận đưa ra chống lại sự kiên trì đảng trị
ấy, trong khi người dân tiếp tục lăn lóc kiếm từng đồng tiền mang dấu ấn
của Mỹ dưới ánh sáng Mác Lê, Đảng vẫn như từ lúc mới sinh vẫn oe oe
tiếng khóc đòi được bú dòng sữa Xã hội chủ nghĩa, thứ sữa không biết mua
đâu mới có.
Tính
chất đảng trị được ngay các đảng viên sừng sỏ nhất chấp nhận và đôi
lúc, đôi nơi những tuyên bố của họ nhấn mạnh đến vai trò không thể thay
đổi của Đảng Cộng sản mà chính họ là người đại diện mang chữ "trị" trên
ve áo. Dùng quyền lực của một tập thể hơn ba triệu đảng viên để khống
chế đất nước, Đảng được chia nhỏ cho từng con người trong Đảng. Vị trí
trong Đảng càng lớn thì mức độ "trị" càng cao.
Có
ăn thì có làm là điều hiển nhiên của xã hội thế nhưng việc làm của mỗi
đảng viên lại không rõ ràng minh bạch để chứng minh cho đồng tiền mà họ
được "ăn". Từ Tổng bí thư cho tới một chị đảng viên mới tuyên thệ, không
ai biết đích xác mình sẽ làm gì trong Đảng Cộng sản Việt Nam. Thủ tướng
hay Chủ tịch nước đều có việc làm cụ thể và vì vậy chịu trách nhiệm cụ
thể, còn Tổng bí thư được đặt ra suốt ngày cầm quyển kinh của Đảng để
tụng niệm những câu chữ vô hồn và "công tác" duy nhất mà ông ấy giữ là
ôm chặt điều 4 hiến pháp.
Đảng
lấy tiền ngân sách, ngân sách thu từ dân và tài nguyên của đất nước.
Tài nguyên ấy suy cho cùng cũng thuộc về người dân bởi đất nước nhiều
lúc chỉ là một huyễn từ rất dễ bị lạm dụng. Mọi của cải vật chất chạy
vào túi ngân sách và cái túi ấy có ống thông sang cái túi của Đảng. Mồ
hôi nước mắt người dân đang đổ ra để nuôi Đảng và bù lại Đảng đã cố gắng
làm điều gì đó cho người dân thấy Đảng cũng có việc làm.
Một
trong những việc làm quan trọng nhất mà Đảng chưa bao giờ xao nhãng là
bồi đắp và giữ gìn tình hữu nghị Việt Trung, mối tình tuy cay đắng cho
dân tộc nhưng lại ngọt ngào giữa hai đảng anh em không gì thay thế được.
Đảng
cố hàn gắn những rạn vỡ với Bắc Kinh sau các cuộc chiến tranh nhưng cố
gắng nào cũng bị người dân ném đá. Những viên đá nho nhỏ, những cằn nhằn
len lén và không được cả nước nghe nên Đảng vẫn bình yên tiếp tục công
tác cao cả giữ Đảng của mình : "Giữ nước không quan trọng bằng giữ
Đảng". Đảng "cụ" Phùng Quang Thanh vừa công khai nói trước quốc hội như
thế.
Đảng trị xem ra đang bị cạnh tranh, "dòng chủ lưu" ấy có cái tên chính thức là "gia đình trị".
Hình
như số trời đang nhỏ xuống cho dân tộc khi bùng lên một loạt hiện tượng
lãnh đạo từ cao tới thấp mang con cái vào chiếm ghế trong Chính quyền
lẫn trong Đảng. Chính quyền lệ thuộc Đảng là điều hiển nhiên vì Đảng ban
chức và lấy lại tiền lại quả từ các chức vụ ấy. Chỉ có Thủ tướng, Chủ
tịch Quốc hội và Chủ tịch nước là… tương đối ngang hàng với Đảng và có
lẽ do vậy họ mới mạnh tay ký những quyết định mang con của mình vào
những chức vụ "kế thừa".
Nếu
Nông Quốc Tuấn mờ nhạt và bất tài không kham nổi tham vọng của Nông Đức
Mạnh thì Nguyễn Thanh Nghị có vẻ được chuẩn bị kỹ lưỡng từng bước để
tiến lên thay thế cho ông Dũng. Em Nguyễn Minh Triết tuy non nớt và yếu
đuối thể chất nhưng sẽ là một lãnh chúa miền Trung trong tương lai.
Nguyễn Thanh Phượng với tấm lưng hộ pháp của Henry Bảo và danh hiệu
McDonald's sẽ là thế lực thứ hai sau khi ông Dũng về hưu lo "trồng cây
gì, nuôi con gì" như truyền thống dễ thương của người làm cách mạng.
Ông
Dũng và gia đình không làm cách mạng, gia đình này đang tiến vững chắc
từng bước vào khuôn mẫu "gia đình trị" song song với Đảng để cai trị,
chứ không phải điều hành, đất nước.
Mặc
dù báo chí đang dẫn thông tin không vui về khuôn mặt kinh tế lem luốc
của Việt Nam hôm nay nhưng gia đình ông Dũng có lẽ là nơi duy nhất không
thấy có liên quan gì đến họ.
Thứ
nhất, chính phủ chỉ còn 45 ngàn tỷ để chi tiêu trong năm nay, số tiền
này chỉ là muối bỏ biển so với bộ máy ngốn tiền của Thủ tướng. Thứ hai
trong năm qua việc tăng lương chỉ là bánh vẽ vì suốt năm không có đồng
nào trong ngân sách được sử dụng vào việc này.
Báo
chí dẫn lời chuyên gia Phạm Chi Lan cho rằng ngân sách hiện nay không
còn tiền để đầu tư và đây là điều nguy hiểm. Ngân sách khó khăn đến mức
"tận diệt" doanh nghiệp chứ không phải là tận thu nữa, nhiều doanh
nghiệp không còn sức để làm ăn.
Hình
như cảm động việc khó khăn của doanh nghiệp sắp bị tận diệt nên chính
phủ xin phát hành 3 tỷ đô la trái phiếu để bù vào ngân sách, tuy nhiên
món nợ 16 tỷ mà ngân sách phải trả trong hai năm sắp tới vẫn chưa biết
cấu véo vào đâu để có.
Mà
cũng có thể do tình trạng khẩn cấp này mà gia đình Thủ tướng được chú ý
hơn chăng ? Ai cũng biết Thanh Phượng giàu nức đổ vách cộng với tương
lai đầy "hứa hẹn" khi Phú Quốc thành nơi ăn chơi số một dưới sự chỉ đạo
chặt chẽ của anh Nghị thì có gì mà gia đình này làm không được ?
Có
thể họ sẽ bỏ tiền riêng ra vực dậy kinh tế Việt Nam trong vài lãnh vực
nào đó để lấy điểm, trước khi lấy tiền từ các món đầu tư béo bở ?
Có
điều đáng buồn : đảng trị hợp với gia đình trị trở thành một cặp đôi
hoàn hảo và chúng ta tiếp tục bị "chúng trị" không biết đến bao giờ.
Cánh Cò
Nguồn : 23/10/2015 (canhco's blog)
**********************
Thế hệ 'Kim Yong Un' mới trong Dảng Cộng sản Việt Nam (VOA, 21/10/2015)
Trụ sở Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hà Nội
Một số gương mặt trẻ nổi bật mới trúng cử vào bộ máy lãnh đạo tại Việt Nam
1. Ông Nguyễn Thanh Nghị, 39 tuổi, con trai lớn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, giữ chức vụ Bí thư tỉnh Kiên Giang.
2. Ông Nguyễn Minh Triết, 25 tuổi, con trai út của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, được bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định.
3.
Ông Nguyễn Xuân Anh, 39 tuổi, con trai nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra
Trung ương Đảng Nguyễn Văn Chi, giữ chức vụ Bí thư thành ủy Đà Nẵng.
4.
Ông Lê Phước Hoài Bảo, 30 tuổi, con trai Bí thư tỉnh ủy Quảng Nam Lê
Phương Thanh, vừa giữ chức Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Quảng Nam
và được bổ nhiệm vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Nam.
5.
Ông Huỳnh Thanh Phong, 33 tuổi, con trai ông Huỳnh Minh Chắc, nguyên Bí
thư tỉnh ủy Hậu Giang, giữ chức Giám đốc Sở Công thương tỉnh Hậu Giang,
được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hậu Giang.
****************
Tin
ông Justin Trudeau, 43 tuổi, con trai của cựu thủ tướng Canada Pierre
Trudeau, đắc cử chức vụ thủ tướng hôm 20/10 nhận được nhiều phản hồi
tích cực từ công luận thế giới. Báo chí Việt Nam đã dành từ ‘con nhà
nòi’ để nói về ông Trudeau. Trong khi đó, những gương mặt trẻ con cái
của các lãnh đạo hàng đầu Việt Nam vừa được bổ nhiệm vào những vị trí
chủ chốt ở các tỉnh, thành sau Đại hội Đảng bộ ở các tỉnh thành tuần
qua, lại khiến không ít người lo lắng.
Trong
cuộc phỏng vấn với Khánh An của Ban Việt Ngữ đài VOA, Tiến sĩ Nguyễn
Quang A, thành viên của Diễn đàn Xã hội Dân sự, nguyên Viện trưởng Viện
nghiên cứu phát triển IDS, phân tích sự khác biệt trong hệ thống và kết
quả của quá trình chọn lãnh đạo giữa Việt Nam và các nước dân chủ và
nguyên nhân tại sao một thế hệ trẻ lãnh đạo mới lại không hẳn là một dấu
hiệu tốt cho Việt Nam.
Trước tiên, Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhận xét chung về những lãnh đạo trẻ mới lên của Việt Nam.
Nguyễn Quang A : Những
gương mặt trẻ đó thực sự họ lên được những chức to như thế, không ai
biết có phải là bằng tài năng của họ hay không hay chỉ bằng mối quan hệ
‘con ông cháu cha’. Trong một hệ thống không minh bạch, không được bầu
cử một cách tự do để lựa chọn những vị lãnh đạo, thì khả năng sau - khả
năng ‘con ông cháu cha’ - là nhiều.
VOA : Nếu
vậy, ông nhận xét thế nào về những công cụ đánh giá, chẳng hạn như các
cuộc thi chuyên viên để được bầu cử vào các chức vụ này nọ ?
Nguyễn Quang A : Tôi
nghĩ đấy là công cụ của riêng đảng cộng sản thì khó mà đánh giá là công
cụ đó khách quan đến thế nào, chính xác bao nhiêu. Rất đáng tiếc là
phải nói như vậy.
VOA : Khi
những gương mặt trẻ vừa được nắm giữ các chức vụ, có nhiều luồng dư
luận tỏ ra lo ngại, nghi ngờ. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam vừa lên
tiếng nói ‘không nên cứ thấy bổ nhiệm người trẻ là nghi ngờ’. Đúng là ở
các nước khác thì đây là dấu hiệu đáng mừng, tại sao ở Việt Nam lại có
sự lo lắng như thế ? Ông đánh giá thế nào về thực tế ở Việt Nam, theo
tiểu sử thì họ cũng là những người được gửi đi đào tạo ở các nước và
cũng có một năng lực nhất định ?
Nguyễn Quang A : Tiêu
chuẩn trẻ là một tiêu chuẩn tốt. Nhưng bên cạnh tiêu chuẩn trẻ, còn rất
nhiều tiêu chuẩn khác có thể còn quan trọng hơn tiêu chuẩn trẻ. Ở những
nước có sự cạnh tranh lành mạnh và minh bạch trong việc bổ nhiệm, bầu
cử, nếu được người trẻ thì đúng là rất tốt. Nhưng ở những nước độc tài,
tiêu chuẩn trẻ chưa nói lên được điều gì. Hãy nhìn vào Bắc Triều Tiên
với một lãnh đạo trẻ là ông Kim Jong-un, tôi nghĩ người ta lo ngại là
phải.
VOA : Như thế có phải mức độ tin cậy của công chúng đối với chính quyền là chưa cao ?
Nguyễn Quang A : Không phải là chưa ở mức cao mà là rất thấp.
VOA : Với
tin tân thủ tướng Canada vừa đắc cử, báo chí Việt Nam dành cho ông
những lời lẽ rất tích cực, gọi ông là ‘con nhà nòi’, trong khi báo chí
lề trái gọi những người trẻ mới lên là ‘thái tử đảng’. Theo ông, cách
nói như thế có chủ quan, thiên vị hay không ?
Nguyễn Quang A : Tôi
nghĩ họ không thiên vị chút nào cả, bởi vì không thể so sánh Canada và
Việt Nam được. Việt Nam có nền chính trị độc tài, Canada là một nước dân
chủ. Ở những nước dân chủ, có thể ‘con nhà nòi’ hay con những nhà quen
hoạt động chính trị, người ta có thể có khả năng đó. Nhưng cuối cùng
cũng phải là cái đảng đó được nhân dân tín nhiệm hoặc bản thân người đó
phải được nhân dân tín nhiệm thì mới được bầu. Còn ở Việt Nam, thử hỏi
có nhân dân nào tín nhiệm những người ‘con ông cháu cha’ hay không ? Tôi
không phản đối gì việc họ là những người trẻ, nhưng hãy để cho người
dân chọn những người trẻ đấy thì tốt hơn.
VOA : Đứng
ở vị trí của những người trẻ vừa đảm nhận những chức vụ trên, nếu họ
thực sự có khả năng và muốn tham gia vào các hoạt động của chính phủ,
làm sao họ có thể chứng tỏ thực lực khi họ ở dưới cái bóng quá lớn của
cha mẹ và với sự chỉ trích rất nhiều từ công luận ?
Nguyễn Quang A : Nếu
họ thực sự muốn chứng tỏ khả năng của họ thì họ hãy khuyên bố mẹ họ xóa
bỏ chế độ độc tài này đi. Tôi vẫn đồng ý cho họ tự do chọn đảng cộng
sản này nhưng đảng cộng sản hãy bỏ độc quyền đi, để cho có thêm một vài
đảng nữa. Trong một vài đảng khác nữa đó, những người trẻ có thể tự do
cạnh tranh được với mấy ông ‘con ông cháu cha’ này. Trong trường hợp đó
mà họ thắng cử thì tôi mừng cho họ.
VOA : Ông dự đoán thế nào về tương lai của ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam với sự xuất hiện của những gương mặt mới trẻ như thế ?
Nguyễn Quang A : Tôi chưa dám đánh giá gì nhưng tôi nhìn sang Bắc Triều Tiên thì tôi thấy rất lo ngại.
VOA : So sánh Việt Nam với Bắc Triều Tiên như thế liệu có chủ quan hay không ?
Nguyễn Quang A : Có
thể sự so sánh nào cũng đều khập khiễng. Nhưng ông Kim Jong-un cũng
được học ở phương Tây từ nhỏ, ở Thụy Sĩ, là một đất nước rất tiên tiến.
Thế nhưng khi vào guồng máy như ở Bắc Triều Tiên thì những người đi học ở
phương Tây ấy cũng tỏ ra vô ích. Vậy thì những ông ‘con ông cháu cha’
trẻ ở Việt Nam này có đi học ở đâu đâu chăng nữa, nhưng cái guồng máy
này nó làm các ông đấy bị hư đi.
VOA : Như thế là ông muốn nói đến cái lỗi hệ thống chứ không phải con người ?
Nguyễn Quang A : Đúng
như thế. Tôi hoan nghênh những ông trẻ ‘con ông cháu cha’ này nếu các
ông ấy cạnh tranh lành mạnh trong một hệ thống đa đảng. Còn ở trong hệ
thống một mình Đảng Cộng sản Việt Nam độc quyền lãnh đạo thì tôi không
thể không lo được.
VOA : Cám ơn Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã dành thời gian cho đài VOA.
Khánh An thực hiện
0 nhận xét:
Đăng nhận xét