Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Ba, 27 tháng 10, 2015

Tái cấu trúc ngân hàng có cả máu, nước mắt và tù tội

TS Lê Xuân Nghĩa:

Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng có thể là cuộc chiến cam go nhất, trong đó có cả máu, nước mắt, và tù tội.
OceanBank là một trong ba ngân hàng bị mua lại với giá 0 đồng. Ảnh: NT
Với vai trò đồng chủ tọa tại Tọa đàm “Nhu cầu hoàn thiện pháp luật nhằm thúc đẩy tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, xử lý nợ xấu và đáp ứng yêu cầu hội nhập” diễn ra chiều tối hôm qua (26/10/2015) nhằm lấy ý kiến góp ý từ các Đại biểu Quốc hội, TS Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh doanh, cho rằng: "Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng có thể là cuộc chiến cam go nhất, trong đó có cả máu, nước mắt, và tù tội".
Công cuộc tái cấu trúc này sẽ tạo tiền đề cho giai đoạn tiếp theo là hiện đại hóa hệ thống ngân hàng. Cho đến nay, không chỉ các ngân hàng yếu kém, một số ngân hàng lớn, hoạt động lành mạnh cũng đã tiến hành tái cấu trúc và hiện đại hóa.
Ngàn cân treo sợi tóc
Nhìn lại thời điểm những năm 2011-2012 trong vai trò là thành viên của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, ông Lê Xuân Nghĩa cho biết, công cuộc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng gồm 3 mục tiêu được đặt ra ngay từ đầu.
Với mục đích làm lành mạnh hóa hoạt động và tài chính của các ngân hàng thương mại (NHTM), thiết lập lại sự an toàn của hệ thống ngân hàng, và thiết lập lại kỷ cương, trật tự và nguyên tắc thị trường trong hệ thống ngân hàng.
“Năm 2011, trước khi tiến hành tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, lạm phát đang ở mức rất cao, khoảng 20%, lãi suất cho vay lên tới 26%. Điều kỳ lạ là lãi suất liên ngân hàng có thời điểm lên tới 35%. Hệ thống NHTM rơi vào nguy cơ mất thanh khoản, không chỉ đối với các ngân hàng nhỏ,” ông Lê Xuân Nghĩa nói.
Các NHTM đua nhau tăng lãi suất, doanh nghiệp và người dân hằng ngày chỉ lo đi rút tiền gửi từ ngân hàng này chuyển sang ngân hàng khác. Lãi suất ngắn hạn lại cao hơn lãi suất dài hạn, khiến cho đường cong chuẩn về lãi suất của hệ thống NHTM sụp đổ tan tành. Hầu hết các NHTM đều rơi vào tình trạng vô kỷ luật khi lao vào cuộc chạy đua lãi suất”.
Đó là thực tế những gì đã xảy ra với thị trường tiền tệ và cả nền kinh tế. Tại thời điểm đó, giá vàng biến động khó lường, có thể dao động hàng chục lần trong một ngày. Các NHTM đổ xô đi kinh doanh vàng gây nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn của cả hệ thống khi ngân hàng phải trả giá vì vàng.
Thời điểm đó, tỷ giá hối đoái tăng tới 15%, dự trữ ngoại tệ từ 25 tỷ USD sụt xuống chỉ còn 7 tỷ USD. IMF cảnh báo Việt Nam có khả năng rơi vào tình trạng mất thanh khoản quốc tế, điều này gây lo ngại đối với các chủ nợ cho Việt Nam vay và các nhà đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, doanh nghiệp phá sản hàng loạt, nợ xấu tăng lên từ 17-20% GDP, thậm chí có thể cao hơn,” ông Lê Xuân Nghĩa cho hay.
Bức tranh chung của nền kinh tế càng ảm đạm hơn khi thị trường bất động sản và chứng khoán sụp đổ, tín dụng ngân hàng cũng sụp đổ theo khiến tín dụng đen được dịp nổi hoành hành. Chính vì vậy, NHNN không chỉ tập trung xử lý nợ xấu của hệ thống nợ chính thức mà còn phải đối mặt với vấn nạn nợ xấu từ thị trường tín dụng phi chính thức, hay còn gọi là tín dụng đen. Xã hội đen trang bị dao búa đi đòi nợ từ khắp các vùng thành thị đến nông thôn.
Kết quả là gì?
Mặc dù gặp nhiều khó khăn song NHNN buộc phải vừa tiến hành tái cấu trúc vừa phải đảm bảo, củng cố thanh khoản để lấy lại niềm tin của người gửi tiền, đồng thời xử lý ngay lập tức các ngân hàng yếu kém và xử lý nợ xấu, lành mạnh hóa các NHTM nhằm chấn chỉnh quản trị rủi ro, chấn chỉnh kỷ cương kỷ luật trên thị trường tài chính.
Nhìn lại kết quả đạt được, theo ông Lê Xuân Nghĩa, việc đầu tiên và quan trọng nhất là NHNN đã kiểm soát được lạm phát. Đây được xem là một trong những tiền đề không chỉ ngăn ngừa được một cuộc khủng hoảng tài chính mà còn ngăn ngừa được một cuộc khủng hoảng kinh tế; không chỉ giúp lấy lại lòng tin trong dân và các nhà đầu tư quốc tế mà còn lấy lại uy tín cho quốc gia.
NHNN đồng thời cũng đã kéo lãi suất xuống mức rất thấp, ổn định thị trường vàng, loại bỏ được hoàn toàn vàng ra khỏi ngân hàng, chấm dứt tình trạng đầu cơ vàng và chấm dứt tình trạng vàng hóa nền kinh tế.
Chúng ta cũng đã giữ ổn định tỷ giá hối đoái, nhưng điều quan trọng nhất theo ông Lê Xuân Nghĩa là đã tăng dự trữ ngoại tệ từ 8 tỷ lên 38 tỷ USD.
Đó có thể coi là những cú hích vô cùng quan trọng để củng cố uy tín quốc gia và thanh khoản của Việt Nam,” ông Lê Xuân Nghĩa nhận xét.
NHNN cũng đã xử lý dứt điểm 11 ngân hàng yếu kém, trong đó có 3 ngân hàng mua lại với giá 0 đồng, xử lý khoảng 10 chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động yếu kém trên lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời quyết liệt với tình trạng sở hữu chéo, cho vay sân sau, gây lũng đoạn hệ thống ngân hàng.
Về xử lý nợ xấu, theo báo cáo gần nhất của NHNN, đã xử lý được 450 nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong đó 58% xử lý bằng dự phòng rủi ro và thu hồi nợ của các ngân hàng, 42% được xử lý qua Công ty mua bán nợ VAMC. Tuy nhiên, việc xử lý nợ của VAMC vẫn chưa triệt để khi các khoản nợ xấu dù đã được đưa ra khỏi bảng cân đối tài chính của các NHTM nhưng nó vẫn còn đó bởi chúng ta thiếu khung pháp lý. Do vậy, cần phải có một khung pháp lý đặc biệt để VAMC xử lý nợ xấu.
Theo nhận xét của ông Lê Xuân Nghĩa, hàng loạt các động thái trên của NHNN đều được áp dụng một cách nhuần nhuyễn, tránh được sự đổ vỡ của toàn hệ thống. Tuy nhiên, thị trường nợ vẫn hoạt động rất yếu kém, thanh khoản thấp nên nợ vẫn chưa bán được, hoặc bán được rất ít, khoảng 15 nghìn tỷ đồng. Nhưng dù sao cách làm này cũng phù hợp với thông lệ quốc tế, đó là khoanh nợ lại sau đó bán dần, vừa bán vừa tạo lập thị trường.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét