Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng |
Thứ Ba, 27 tháng 10, 2015
Thứ trưởng Bộ Tư pháp: Ngân hàng đã âm vốn, ai dám mua với giá 1 đồng?
15:38
Hoàng Phong Nhã
No comments
Ông Đinh Trung Tụng, Thứ
trưởng Bộ Tư pháp, việc NHNN mua 3 ngân hàng trong diện bị kiểm soát đặc
biệt với giá 0 đồng là hoàn toàn hợp pháp, đủ cơ sở pháp lý, đủ thẩm
quyền và đúng trình tự pháp luật.
Đã là kinh doanh thì phải có lúc được, lúc thua
Xung
quanh việc NHNN mua lại ngân hàng yếu kém với giá 0 đồng, Thứ trưởng
Đinh Trung Tụng khẳng định, trong tình hình hiện nay, để xử lý tổ chức
tín dụng yếu kém, giải pháp mua lại ngân hàng yếu với giá 0 đồng mà NHNN
đưa ra hợp pháp, đúng quy định pháp luật, đúng thẩm quyền, đúng trình
tự thủ tục và đã giúp giải quyết được tình thế rất khó khăn của hệ thống
ngân hàng. Nhờ đó, đã bảo vệ được quyền lợi người gửi tiền, quan trọng
hơn là đã ổn định được thị trường tài chính tiền tệ, không để những ngân
hàng yếu gây ra diễn biến xấu, rối loạn thị trường, làm mất ổn định xã
hội.
Cũng theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp, trong
trường hợp 3 ngân hàng 0 đồng trên, giải pháp tái cơ cấu bằng cách chia
tách, hợp nhất, chuyển đổi hình thức pháp lý… không thực hiện được do đã
thua lỗ, âm vốn. Tương tự, giải
pháp giải thể cũng không thể tiến hành
bởi theo quy định của Bộ luật Dân sự, trước khi giải thể, doanh nghiệp
phải thanh toán hết tất cả các nghĩa vụ nhưng cả ba ngân hàng trên đều
âm vốn, nợ nhiều hơn có, không còn khả năng thanh toán. Chỉ còn 2 giải
pháp duy nhất: phá sản hoặc NHNN mua lại 0 đồng. Trong tình hình hiện
nay, giải pháp phá sản có thể gây ra những hệ lụy không tốt, do đó NHNN
áp dụng giải pháp mua cổ phần bắt buộc khi ngân hàng đang trong trạng
thái âm vốn.
"Đã âm vốn thì không thể mua 1 đồng được, chỉ có 0 đồng thôi", Thứ trưởng Đinh Trung Tụng nói.
Giải thích thêm về lý do NHNN mua ngân
hàng với giá 0 đồng, đại biểu Trần Du Lịch đưa ra ví dụ tương tự: cách
đây 10 năm, một ngân hàng lớn đã 200 tuổi của Anh được rao bán 1 đồng
nhưng không ai mua, trong bối cảnh đó Ngân hàng Trung ương Anh đã đứng
ra mua lại 1 đồng. Tại Việt Nam, quy định pháp lý chưa cho phép mang
ngân hàng ra bán đấu giá nhưng với vốn điều lệ âm, chắc hẳn không nhà
đầu tư nào dám mua. Hơn nữa, với một ngân hàng, việc "sống" hay chết là
người dân có tin tưởng gửi tiền hay không. Trong tình hình Việt Nam hiện
nay, không nhà đầu tư nào đủ uy tín để tạo niềm tin với người gửi tiền,
ngoại trừ NHNN, bởi chỉ NHNN mới đủ tiền để tái cấp vốn, tạo thanh
khoản, "hà hơi" cho các ngân hàng này phục hồi.
Liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền lợi
của cổ đông nhỏ, lãnh đạo Bộ Tư pháp khẳng định, dù cổ đông lớn hay cổ
đông nhỏ thì đều giống nhau ở điểm: mang vốn của mình ra kinh doanh, mà
kinh doanh thì phải chấp nhận có lúc được lúc thua.
"Việc mua ngân hàng với giá 0 đồng của
NHNN thời gian qua hoàn toàn hợp pháp, đủ cơ sở pháp lý, đủ thẩm quyền
và đúng trình tự pháp luật. Hiện cả ba ngân hàng được mua 0 đồng đều đã
giữ được ổn định và đang dần phục hồi. Tôi cho rằng, đây là giải độc đáo
và rất sáng tạo trong bối cảnh nước ta hiện nay", Thứ trưởng nhận xét.
Phải có hệ thống cảnh báo với ngân hàng thua lỗ
Dù khẳng định giải pháp mua ngân hàng 0
đồng của NHNN là hợp pháp, đủ cơ sở pháp lỹ vững chắc và là giải pháp
sáng tạo, cần thiết trong bối cảnh hiện nay, song đại diện Bộ Tư pháp
cho rằng, đây cũng chỉ là giải pháp bất đắc dĩ. Theo Thứ trưởng Đinh
Trung Tụng, trong tương lai, NHNN cần phải tăng cường giám sát và phải
có hệ thống cảnh báo, báo động đối với các tổ chức tín dụng làm ăn thua
lỗ để kịp thời chấn chỉnh ngân hàng, cảnh báo nhà đầu tư.
Về những vướng mắc pháp lý đang nảy sinh
xung quanh vấn đề tái cơ cấu,xử lý nợ xấu ngân hàng, Thứ trưởng Đinh
Trung Tụng khẳng định, hiện Chính phủ đang tiếp tục rà soát, hoàn thiện
các văn bản pháp luật.
Riêng về VAMC, lãnh đạo Bộ Tư pháp thừa
nhận, VAMC thời gian qua đã làm được nhiều việc nhưng pháp lý còn nhiều
vấn đề vướng mắc. Đơn cử, Bộ luật Dân sự quy định chỉ ủy quyền cho cá
nhân tham gia tố tụng, trong khi VAMC lại là pháp nhân. Vì vậy, Bộ luật
Dân sự sửa đổi đã bổ sung quy định, người được ủy uyền là pháp nhân và
cá nhân.
Một quy định khác là về đấu giá tài sản.
Theo quy định hiện hành, chỉ có tổ chức được giao nhiệm vụ đấu giá và
phải có đấu giá viên chuyên nghiệp thì mới được tổ chức đấu giá. VAMC
không có đấu giá viên chuyên nghiệp, phải thông qua các tổ chức đầu giá
khi muốn đấu giá tài sản đảm bảo nợ xấu, vì vậy đã làm chậm quá trình
mua bán nợ. Quy định này cũng sẽ được đưa vào Luật bán đấu giá tài sản
sẽ xin ý kiến Quốc hội kỳ họp này.
"VAMC đang gặp nhiều khó khăn do rào cản là quy định pháp luật hiện hành chưa theo kịp", Thứ trưởng Bộ Tư Pháp thừa nhận.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét