Với TPP, ngành chăn nuôi có thể sẽ thua trắng trên sân nhà nếu không nhanh tái cơ cấu. |
Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2015
Dược phẩm, chăn nuôi, mía đường và câu chuyện từ TPP
08:31
Hoàng Phong Nhã
No comments
Nhiều nghiên cứu cho rằng
Việt Nam sẽ là quốc gia được hưởng lợi nhất khi TPP được thông
qua. Tuy nhiên TPP sẽ không chı̉ có tác động một chiều mà sẽ là
cả hai chiều.
Trong trường hợp 12 quốc gia thành viên
thống nhất được các thỏa thuận cơ bản, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
Dương (TPP) sơ bộ sẽ có khả năng được ký kết sớm nhất vào đầu năm 2016.
Sau đó, TPP sẽ có hiệu lực sau khi được thông qua tại từng quốc gia
thành viên.
Hiệp định TPP giữa Việt Nam và 11 quốc
gia khác (Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico,
Newzealand, Peru, Singapore, Mỹ) dự kiến sẽ được ký kết trong thời gian
tới và sẽ ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế của mỗi quốc gia trong TPP cũng
như kinh tế toàn cầu khi các nước trong TPP chiếm 40% GDP toàn cầu.
Nhật Bản và Mỹ là 2 đối tác kinh tế lớn nhất của Việt Nam trong TPP.
Trong
báo cáo vĩ mô đặc biệt vừa được CTCK BIDV (BSC) công bố, BSC cho rằng
TPP nếu được thông qua sẽ tác động không mấy tích cực đến các ngành như:
Mía đường, dược, và nông sản…
Ngành mía đường
Việc tham gia TPP cũng như các hiệp
định thương mại khác sẽ buộc Việt Nam phải mở cửa ngành mía đường, gỡ bỏ
các hạn ngạch nhập khẩu.
Ngành mía đường dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn do chi phí sản xuất cao hơn đáng kể so với các nước trong khu vực và thế giới.
Đặc biệt, trong các nước tham gia TPP có
Australia, nước xuất khẩu mía đường lớn thứ 3 thế giới với chi phí sản
xuất khoảng 20 USD/tấn trong khi ở Việt Nam là khoảng 55-60 USD/tấn.
Ngành dược phẩm
Việc tham gia hiệp định TPP và các hiệp định thương mại khác sẽ làm tăng doanh số nhập khẩu thuốc của Việt Nam.
Theo hiệp định TPP, thuế suất nhập khẩu
sẽ giảm từ mức trung bình hiện nay khoảng 2.5% về 0%, làm tăng tính cạnh
tranh trên thị trường dược phẩm.
Đồng thời, TPP kéo dài thời gian bảo hộ
đối với thuốc bản quyền, từ đó hạn chế khả năng tiếp cận và sản xuất các
loại thuốc mới của doanh nghiệp nội.
Thức ăn chăn nuôi
Giá thành thức ăn chăn nuôi hiện tại của Việt Nam cao hơn khoảng 10% so với các nước trong khu vực.
Áp lực cạnh tranh sẽ gia tăng khi thuế
nhập khẩu thịt bò, gà, lợn vào Việt Nam sẽ giảm từ 5% xuống còn 0%, đặc
biệt là cạnh tranh các sản phẩm từ Úc và Mỹ do đây là những nước có chi
phí sản xuất thấp, năng suất lớn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét