Một nghiên cứu mới được công bố tuần này cho biết người ta đã phát hiện ra mặt trăng Rhea của sao Thổ có oxy và carbon dioxide trong khí quyển.
Tuy nhiên, nghiên cứu cho rằng bầu khí quyển rất mỏng và loãng. Còn có những nơi khác trong Hệ mặt trời, bên ngoài Trái Đất, giống như mặt trăng Ganymede và Europa của sao Mộc có bầu khí quyển giàu ôxy.Kính viễn vọng không gian Cassini của NASA đã phát hiện ra bầu khí quyển của Rhea trong một nhiệm vụ bay thăm dò.
Theo bài báo này, được đăng trực tuyến trên website của Science Express, nhiều hành tinh hoặc vệ tinh lớn và lạnh lẽo khác rất có thể có bầu khí quyển giàu ôxy.
“Chúng tôi đã nhìn thấy điều này xảy ra tại Sao Mộc, và bây giờ chúng tôi đã xác nhận nó trên một mặt trăng của Sao Thổ”, tác giả Ben Teolis, thuộc Viện Nghiên cứu Tây Nam, nói với Space.com. “Thực tế là rất thú vị khi các phát hiện bầu khí quyển ngày càng lan rộng”.
Theo BBC, các công cụ mà Cassini sử dụng để phát hiện khí quyển đã cho thấy độ loãng của oxy và carbon dioxide trong khí quyển là kết quả của các hạt cao năng lượng va vào bề mặt của Rhea, gây ra sự phát xạ của các nguyên tử, phân tử và các ion.
“Chúng đập vào Rhea và phá vỡ các phân tử nước trên bề mặt”, ông Teolis nói với BBC, “Các nguyên tử này sau đó tự sắp xếp lại để tạo ra phân tử Oxy, và bị bắn ra khỏi bề mặt bởi các hạt tác động thêm vào nữa.”
Tuy nhiên, Oxy không ở trong khí quyển quá lâu, chúng phát tán vào không gian.
Làm thế nào để dioxide carbon được tạo thành trên mặt trăng này vẫn chưa rõ ràng, nhưng các nhà khoa học cho rằng nó được sản sinh theo quy trình tương tự như oxy. Lượng khí carbon dioxide có thể đến từ tinh thể nước khô bị mắc kẹt trên Rhea.
Rhea có đường kính khoảng 950 dặm, là một trong những mặt trăng duy nhất trong hệ mặt trời đủ lớn để giữ được một bầu khí quyển xung quanh.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét