Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

Một câu nói của Tống Mỹ Linh khiến Mao Trạch Đông “không còn đất dung thân”

Thái độ bất khuất quyết không cúi đầu trước quân Nhật của Tống Mỹ Linh khiến cho người đời sau không khỏi cảm phục. So với việc Mao Trạch Đông kết đồng minh bí mật với quân Nhật, bán rẻ quốc gia thì bà Tống Mỹ Linh đã thể hiện được sự kiên cường khí khái của con dân xứ Trung Hoa.

Tống Mỹ Linh đối diện với mật sứ của Hitler

Đảng Cộng sản, Tống Mỹ Linh, Quốc Dân Đảng, Mao Trạch Đông,
Ảnh chụp bà Tống Mỹ Linh đang phát biểu trong một buổi diễn thuyết.
Ông Trương Tử Cát – người từng là thư ký cơ yếu bên cạnh bà Tống Mỹ Linh trong suốt 9 năm – vào tháng 3 năm 1994 đã hoàn thành cuốn sách “Những ngày bên cạnh Tống Mỹ Linh”, trong đó có một đoạn kể về việc bà Tống Mỹ Linh đối diện với Goring – mật sứ chiêu hàng của Hitler.
Ngày 8 tháng 8 năm 1939, đáp ứng lời thỉnh cầu từ Goring – mật sứ chiêu hàng của Hitler, bà Tống Mỹ Linh và ông Tưởng Giới Thạch đã đồng ý gặp mặt.
Goring đã thay Hitler đưa ra điều kiện dụ hàng nói rằng: Cục diện thất bại của Trung Hoa đã được quyết định, họ đang đứng trước thời khắc diệt vong, Hitler có thể làm trung gian cho Nhật Bản, hai nước giảng hòa, kết thúc chiến tranh.
Tống Mỹ Linh đã nói trước mặt Goring rằng: “Đầu tiên tôi xin nói trước thế này, tôi không phải là quan chức ngoại giao, không biết cũng không quen sử dụng những câu từ ngoại giao. Lời thật nói thẳng, nếu có thất lễ xin bỏ quá cho. Nhưng tôi cũng không hy vọng là lúc ông về bẩm lại với nguyên thủ Hitler lại đem lời tôi trau chuốt, tô vẽ thêm”.
Bà nói với giọng sang sảng: “Lãnh tụ của tệ quốc Tưởng Trung Chính, bản thân tôi, và toàn thể quan chức chính phủ, toàn thể tướng quân, sĩ quan, binh sĩ cho đến quốc dân cả nước, vạn người như một, thề sẽ chiến đấu tới cùng với quân xâm lược Nhật Bản, nhất định sẽ đuổi toàn bộ quân xâm lược Nhật Bản ra khỏi lãnh thổ của Trung Quốc.
Hiện tại, tương lai, đều tuyệt không giảng hòa với quân cường đạo Nhật Bản. Nếu như quân Nhật đánh không nổi nữa, muốn yêu cầu kết thúc chiến tranh, tất phải rút về toàn bộ quân đội xâm lược của họ. Tướng Uông Tinh Vệ, hoàng đế của triều đình ngụy Mãn Châu, các Hán gian lớn nhỏ, nhất tề đều phải dẫn độ về cho chúng tôi để nhận sự phán xét của chính phủ quốc dân…”.
Goring chỉ đành nén giận, sử dụng một giọng điệu mềm mỏng hồi đáp lại: “Vâng, phu nhân! Tôi nghĩ Quốc trưởng vĩ đại của chúng tôi nhất định sẽ ngạc nhiên vô cùng: Không ngờ rằng quý quốc hôm nay dẫu lâm vào hoàn cảnh khó khăn như thế nhưng vẫn có được một thái độ cứng cỏi như vậy!”.
Tống Mỹ Linh cũng không vừa tiếp lời ông ta: “Quốc trưởng Hitler nếu như có kinh ngạc cũng là điều khó trách. Bởi vì người lãnh đạo ba nước thuộc phe Trục vẫn chưa biết gì về khí khái bất khuất của dân tộc Trung Hoa”.

Mao Trạch Đông ký kết hiệp ước với quân Nhật

Đảng Cộng sản, Tống Mỹ Linh, Quốc Dân Đảng, Mao Trạch Đông,
Tấm ảnh chụp gương “mặt mộc” của Mao Trạch Đông được Tân Hoa Xã đăng vào ngày 13 tháng 1. Đây là một bức ảnh được công chúng đề cử trong loạt ảnh mang tên “vài tấm ảnh cũ ‘không chỉnh sửa’ của Mao Trạch Đông”. Bức ảnh này hoàn toàn khác với hình tượng “thần thánh” mà ĐCSTQ tô vẽ ra.
Sau khi cuộc kháng chiến chống Nhật bắt đầu, Mao Trạch Đông đã có chỉ thị phương châm đối với nội bộ ĐCSTQ: “Một phần kháng Nhật, hai phần đối phó (đối phó với Quốc dân Đảng và lời phê bình của Liên Xô), bảy phần phát triển (phát triển căn cứ và quân đội)”, yêu cầu tất cả các cấp phải nghiêm khắc tuân thủ không được làm trái. Những sách lược du kích chiến của Lâm Bưu, hay “bách đoàn đại chiến” của Bành Đức Hoài đều bị Mao Trạch Đông phê bình nghiêm khắc.
Đối với cái nhìn của Mao Trạch Đông, kháng Nhật là có tội, ông ta từng nói với tướng lĩnh của quân đội ĐCSTQ rằng: Kháng Nhật không phải là yêu nước, đó là yêu đất nước của Tưởng Giới Thạch, đất nước của ĐCSTQ là Liên Xô.
Mao Trạch Đông đã chủ động phái người đi đàm phán với quân Nhật. Theo cuốn “Hồi ký” của một nhà lãnh đạo ĐCSTQ là Vương Minh có viết: “Mao Trạch Đông không cần thông qua sự đồng ý của ủy viên Bộ Chính trị chúng tôi, là do Quân ủy dùng điện đài bí mật điện trực tiếp cho Chính ủy Tân Tứ quân Rao Shushi, yêu cầu ông ta phái người đại diện đàm phán hiệp ước Nhật Uông để tính chuyện chống Tưởng Giới Thạch, đồng thời chấm dứt những hành động quân sự của Nhật nhắm vào Nhật Uông”. Peter Vladimriov trong cuốn “Nhật ký Kiến An” cũng có chép về đoạn lịch sử này.
Rao Shushi sau khi nhận được chỉ lệnh này của Mao Trạch Đông, liền giao nhiệm vụ hợp tác chống Tưởng ở Nhật Uông cho Cục trưởng Cục Tình báo Tân Tứ Quân Phan Hán Niên. Phan tìm người bạn thân Viên Thù ở Thượng Hải (Đảng viên ĐCS ở Nhật, vì tham gia hoạt động tình báo của Quốc tế Cộng sản mà bị Quốc dân đảng bắt giữ, sau đó trở thành đặc vụ cho phía Quốc dân Đảng, cuối cùng thì trở thành đặc vụ của Nhật, đương thời là người phụ trách cơ quan đặc vụ “ Sở Eiichi”), cả hai tức tốc đi gặp người đứng đầu cơ quan tình báo của Ngoại vụ Nhật Bản tại Trung Quốc là Eiichi Iwai.
Eiichi Iwai thấy họ Phan là đặc sứ của Mao Trạch Đông liền nhất mực trọng thị, tiếp đón linh đình, đồng thời cấp cho Phan “Giấy thông hành đặc biệt” (được thông hành khắp nơi), để cho ông ta sử dụng điện đài của Sở Eiichi thông báo cho Tân Tứ quân ở Kiến An, còn thuê cho ông ta một căn phòng vô cùng tráng lệ ở một khách sạn hạng sang tại Thượng Hải. Ngoài ra Phan còn được lãnh một lượng phí hoạt động lớn tại Hội quán Eiichi hàng tháng dưới cái tên giả “Hồ Việt Minh”.
Cuối cùng, ĐCSTQ đã cùng với quân đội Nhật ký kết “Bản thảo văn bản hòa bình và cục bộ”, thỏa thuận hai bên sẽ chấm dứt những hành động quân sự, cùng nhau đối phó với quân đội của Tưởng Giới Thạch, Mỹ và Anh; đồng thời cam kết sẽ giữ bí mật những chi tiết liên quan đến cuộc tiếp xúc như cấp bậc, phương thức, địa điểm, thời gian để tiến tới công tác chuẩn bị cho cuộc đàm phán.
ĐCSTQ đã nắm chắc thời cơ khi quân đội Quốc dân đảng bị hao tổn lực lượng trong suốt 8 năm kháng chiến với Nhật, và trong vòng 3 năm nội chiến, ĐCSTQ đã giành được chính quyền.
Nhằm che đậy tội bán nước, họ đã tiến hành bắt giữ, diệt khẩu đối với những nhân viên đặc vụ từng tham gia vào các hoạt động bán nước của chính họ. Đầu tiên là Cao Cương, người chẳng hề có chút can hệ gì đến Rao Shushi, lại bị gán cho cái tội danh là liên minh với Rao để chống đảng, bị giam cầm rồi chết trong ngục, Phan Hán Niên cũng bị tù chung thân.
Mao Trạch Đông cảm tạ Nhật Bản lúc xâm lược Trung Quốc đã “giúp một việc lớn”
Đảng Cộng sản, Tống Mỹ Linh, Quốc Dân Đảng, Mao Trạch Đông,
Nhà ngoại giao Nhật Bản là Tanaka Kakuei họp với Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai vào năm 1972. Mao ghi nhận sự giúp đỡ của Nhật Bản đối với chiến thắng của ĐCSTQ trong cuộc nội chiến.
Người Nhật xâm lược Trung Quốc đã giúp cho ĐCSTQ một việc lớn, nhờ đó mà ĐCSTQ mới có cơ hội đoạt quyền, do vậy Mao Trạch Đông đã có lời cảm tạ đến Nhật Bản.
Năm 1950, Mao Trạch Đông lúc tiếp đoàn khách Nhật Bản đến thăm Trung Quốc đã nói, quân đội Nhật đến đây xâm lược, đối với ĐCSTQ đã có sự giúp đỡ rất lớn.
Đầu tiên, quân Nhật đã làm suy yếu lực lượng của Tưởng Giới Thạch; thứ hai, nhân đó ĐCSTQ mới có cơ may khuếch trương lực lượng, trước cuộc kháng chiến, ĐCSTQ chỉ có được hơn 2 vạn quân, trong 8 năm kháng chiến, đã phát triển lên tới 120 vạn. Mao còn đắc ý nói: “Không phải Nhật Bản đã giúp chúng tôi sao?”.
Sử gia trứ danh Tân Hạo Niên đã chỉ ra, Quốc dân đảng trong suốt thời gian 8 năm kháng chiến đã không tiếc máu xương, đã giữ chân quân 1,5 triệu quân Nhật tại chiến trường châu Á, góp phần xoay chuyển cục diện chiến tranh chống Fascis trong Thế chiến II, đã bỏ ra những cống hiến to lớn.
Những trận chiến với quân số trên 10 vạn có 22 trận, 206 tướng lĩnh hi sinh tại chiến trường. Lực lượng lục quân hi sinh 3,21 triệu người, không quân hi sinh 4.321 người, hải quân hi sinh toàn bộ. Trong 4 tháng đầu kháng chiến, trong số 250.000 sĩ quan được đào tạo ở trường Quân sự Hoàng Phố đã hi sinh đến hơn 100.000 người.
Trong thời gian này, ĐCSTQ đã có sự cấu kết mờ ám với quân Nhật, trồng nha phiến ở Kiến An để đầu độc quốc dân, chiêu binh mãi mã, phát triển địa bàn và lực lượng. Đồng thời, ĐCSTQ còn củng cố, xây dựng hệ thống quân sự hùng mạnh, tổ chức tốt.
Thế mà, một lịch sử bị thổi phồng, được thêu dệt và lặp đi lặp lại trong thời gian dài bởi chính sách tuyên truyền của ĐCSTQ. Nó ăn sâu vào trong tâm lý đám đông và cả vào bản sắc dân tộc trong người dân Trung Quốc ngày nay cho dù cuộc chiến đã kết thúc 70 năm trước.
Theo Vietdaikynguyenvn.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét