Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Những câu đối tết hay cổ truyền của dân tộc


Tết đến xuân về, nhà nhà khang thái, vui đón mùa xuân.
Ông đồ già mài mực bên giấy điều đỏ,người người đi đón mùa xuân sang, đất trời như đang bừng sức sống .

xin chia sẻ một số câu đối Tết hay, lưu truyền nhân gian để mọi người viết mừng năm mới, chúc tặng người thân, mong một cái Tết an lành, phú quý:




cau-doi-tet-2013-doc-dao.jpg

"Thiên tăng tuế nguyệt, niên tăng thọ

Xuân mãn càng khôn, phúc mãn đường"
(Trời thêm tuổi mới, năm thêm thọ
Xuân khắp càn khôn, phúc khắp nhà)
"Tối ba mươi khép cánh càn khôn, ních chặt lại kẻo Ma vương đưa quỷ tới,
Sáng mồng một lỏng then tạo hóa, mở toang ra cho thiếu nữ rước Xuân vào"
- Phước thâm tự hải (hạnh phúc nhiều sâu như biển)
– Lộc cao như sơn (của cải nhiều cao như núi)
"Có là bao, ba vạn sáu ngàn ngày, được trăm cái Tết
Ước gì nhỉ, một năm mười hai tháng, cả bốn mùa Xuân"
Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ
Nhân bách hạnh hiếu vi tiên.
(Năm có bốn mùa, mở đầu bằng mùa Xuân;
Người ta có trăm tính nhưng tính hiếu thảo là cần trước hết.)
Tân niên hạnh phúc bình an tiến
Xuân nhật vinh hoa phú quý lai
Nghĩa là:
Năm mới hạnh phúc bình an đến
Ngày Xuân vinh hoa phú quý về

cau-doi-tet-y-nghia-2013.jpg

Ðấp gốc cây cao, Tết đến thắp hương thơm đèn sáng,
Khơi nguồn nước mát, Xuân về dâng trái ngọt hoa thơm.
Trời thêm tuổi mới, người thêm thọ
Xuân khắp mọi nơi, phúc khắp nhà
Niên hữu tứ thời, xuân vi thủ
Nhân sinh bách hạnh, hiếu vi tiên
Ngào ngạt mùi hương, dẫu tại đất người, không mất gốc,
Lung linh ánh lữa, dù xa quê cũ, chẳng quên nguồn.
An khang phú quý thái thái bình
Bách lão bá niên trường trường thọ
- Đa phúc đa tài đa phú quý
- Đắc tài đắc lộc đắc nhân tâm
Tết đến, rượu ngon đưa mấy chén
Xuân về, bút mới thử vài trang
Tranh pháo vui xem đàn trẻ nhỏ
Tóc râu thêm một sợi tuổi trời cao.

Câu đối tết hay nhất và độc đáo



Tết đến xuân về, nhà nhà khang thái, vui đón mùa xuân. Ông đồ già mài mực bên giấy điều đỏ, người người đi đón mùa xuân sang, đất trời như đang bừng sức sống, xin chia sẻ một số câu đối Tết hay, lưu truyền nhân gian để mọi người viết mừng năm mới, chúc tặng người thân, mong một cái Tết an lành, phú quý:


Những câu đối Tết cực hay đi vào lòng người
Tết đến xuân về, nhà nhà khang thái, vui đón mùa xuân
1. "Thiên tăng tuế nguyệt, niên tăng thọ
Xuân mãn càng khôn, phúc mãn đường"
(Trời thêm tuổi mới, năm thêm thọ
Xuân khắp càn khôn, phúc khắp nhà)
Hãy cùng chia sẻ với người thân của bạn những câu đối hay về dịp Tết
2. "Tối ba mươi khép cánh càn khôn, ních chặt lại kẻo Ma vương đưa quỷ tới,
Sáng mồng một lỏng then tạo hóa, mở toang ra cho thiếu nữ rước Xuân vào"
3. "Chiều ba mươi nợ réo tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa,
Bộ sưu tập những lời chúc tết hay và độc đáo nhất (P4)
Bộ sưu tập những lời chúc tết hay và độc đáo nhất (P3)
Bộ sưu tập những lời chúc tết hay và độc đáo nhất (P2)
Sáng mồng một rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà"
4. "Tối ba mươi, giơ cẳng đụng cây nêu
Ủa ! Tết !
Sáng mồng một, lắng tai nghe lời chúc
Ồ ! Xuân !"
5. "Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh"
6. Phước thâm tự hải (hạnh phúc nhiều sâu như biển)
Lộc cao như sơn (của cải nhiều cao như núi)
7. Có là bao, ba vạn sáu ngàn ngày, được trăm cái Tết
Ước gì nhỉ, một năm mười hai tháng, cả bốn mùa Xuân
8. Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ
Nhân bách hạnh hiếu vi tiên.
(Năm có bốn mùa, mở đầu bằng mùa Xuân;
Người ta có trăm tính nhưng tính hiếu thảo là cần trước hết.)
8.1. Xuân tha hương, nhấp giọt rượu sầu, nhớ vòm trời đất nước!
Tết xứ người, hớp ngụm cafe đắng, thương mảnh đất quê nhà!)
9. Tân niên hạnh phúc bình an tiến
Xuân nhật vinh hoa phú quý lai
(Năm mới hạnh phúc bình an đến
Ngày Xuân vinh hoa phú quý về)
10. Ðuột trời ngất một cây nêu, tối ba mươi ri là Tết
Vang đất đùng ba tiếng pháo, rạng ngày mồng một rứa cũng Xuân
11. Ðấp gốc cây cao, Tết đến thắp hương thơm đèn sáng,
Khơi nguồn nước mát, Xuân về dâng trái ngọt hoa thơm.
12. Tối ba mươi, nợ réo tít mù, ấy mới Tết,
Sáng mồng một, rượi tràn quí tị, ái chà Xuân.
13. "Thiên tăng tuế nguyệt, niên tăng thọ
Xuân mãn càng khôn, phúc mãn đường"
(Trời thêm tuổi mới, năm thêm thọ
Xuân khắp càn khôn, phúc khắp nhà)
14. "Tối ba mươi khép cánh càn khôn, ních chặt lại kẻo Ma vương đưa quỷ tới,
Sáng mồng một lỏng then tạo hóa, mở toang ra cho thiếu nữ rước Xuân vào"
- Phước thâm tự hải (hạnh phúc nhiều sâu như biển)
– Lộc cao như sơn (của cải nhiều cao như núi)
15. "Có là bao, ba vạn sáu ngàn ngày, được trăm cái Tết
Ước gì nhỉ, một năm mười hai tháng, cả bốn mùa Xuân"
16. Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ
Nhân bách hạnh hiếu vi tiên.
(Năm có bốn mùa, mở đầu bằng mùa Xuân;
Người ta có trăm tính nhưng tính hiếu thảo là cần trước hết.)
17. Tân niên hạnh phúc bình an tiến
Xuân nhật vinh hoa phú quý lai
Nghĩa là:
Năm mới hạnh phúc bình an đến
Ngày Xuân vinh hoa phú quý về
18. Ðấp gốc cây cao, Tết đến thắp hương thơm đèn sáng,
Khơi nguồn nước mát, Xuân về dâng trái ngọt hoa thơm.
Trời thêm tuổi mới, người thêm thọ
Xuân khắp mọi nơi, phúc khắp nhà
19. Niên hữu tứ thời, xuân vi thủ
Nhân sinh bách hạnh, hiếu vi tiên
20. Ngào ngạt mùi hương, dẫu tại đất người, không mất gốc,
Lung linh ánh lữa, dù xa quê cũ, chẳng quên nguồn.
21. An khang phú quý thái thái bình
Bách lão bá niên trường trường thọ
22. Đa phúc đa tài đa phú quý
Đắc tài đắc lộc đắc nhân tâm
23. Tết đến, rượu ngon đưa mấy chén
Xuân về, bút mới thử vài trang
Tranh pháo vui xem đàn trẻ nhỏ
Tóc râu thêm một sợi tuổi trời cao.
Câu đối, Câu đối tết 2013 hay nhất đi vào lòng người. Tết đến xuân về, nhà nhà khang thái, vui đón mùa xuân. Ông đồ già mài mực bên giấy điều đỏ, người người đi đón mùa xuân sang, đất trời như đang bừng sức sống, xin chia sẻ một số câu đối Tết hay, lưu truyền nhân gian để mọi người viết mừng năm mới, chúc tặng người thân, mong một cái Tết an lành, phú quý.
Tổng hợp

Câu đối tết ý nghĩa và độc đáo nhất

Ngày Tết thiếu câu đối chưa là đủ Tết. Trong nhà dù trang hoàng thế nào, thiếu những câu đối đỏ, Tết vẫn phảng phất thiếu một cái gì đó thiêng liêng.

cau-doi-ngay-tet-hay.jpg

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh
Chơi câu đối người ta chọn từng đôi cho hợp với cảnh, bởi vậy nhiều người tự nghĩ lấy câu đối, viết lấy hoặc thuê ông đồ viết giúp. 
Câu đối cũng như tranh Tết, người ta dán từ ngoài cổng vào đến trong nhà.
Ngoài cổng ngõ thì có câu :
1) Môn đa khách đáo thiên tài đáo
Gia hữu nhân lai vạn vật lai
Lược dịch :
Cửa nhiều khách đến nhiều tiền đến
Nhà có người vào lắm vật vào
Ðôi câu đối dán trong sân nhà :
2) Sơn thủy thanh cao xuân bất tận
Thần tiên lạc thú cảnh trường sinh
Lược dịch :
Phong cảnh thanh cao xuân mãi mãi
Thần tiên vui thú cảnh đời đời
Những câu đối dán trong nhà :
3) Thiên tăng tuế nguyệt, niên tăng thọ
Xuân mãn càn khôn, phúc mãn đường
Lược dịch :
Trời thêm năm tháng, tuổi thêm thọ
Xuân khắp đất trời, phúc khắp nhà
4) Tổ tôn công đức thiên niên thịnh
Tử hiếu tôn hiền vạn đại xương
Lược dịch:
Công đức tổ tôn nghìn năm thịnh
Hiếu hiền con cháu vạn đời ngay
5) Xuân như cẩm tú, nhân như ngọc
Khách mãn gia đình, tửu mãn tôn
Lược dịch :
Xuân như cẩm tú, người như ngọc
Khách chật trong nhà, rượu hết chung
6) Phúc sinh lễ nghĩa gia đường thịnh
Lộc tiến vinh hoa phú qúy xuân
Lược dịch :
Phúc đem lễ nghĩa trong nhà thịnh
Lộc nảy vinh hoa phú qúy xuân
7) Niên niên như ý xuân
Tuế tuế bình an nhật
Lược dịch :
Năm năm xuân như ý
Tuổi tuổi ngày bình an

cau-doi-ngay-tet-hay-nhat.jpg

8) Nhập môn tân thị kinh luân khách
Mãn tọa dai đồng cẩm tú nhân
Lược dịch :
Vào cửa toàn khách kinh luân
Ngồi chơi toàn người cẩm tú
9) Niệm tiên tổ, duật tu quyết đức
Khải hậu nhân,trường phát kỳ tường
Lược dịch :
Nhớ tổ tiên, đẹp điều nhân đức
Tin cháu con bền sự lạ hay
10) Thảo ốc an cư, tích kim quang đắc đức
Bố y tùy phận, cầu phúc đức lai tài
Lược dịch :
Nhà cỏ ở yên, tích kim quang được đức
Áo vải an thân, cầu phúc đức đến tài
11) Thiên địa vô tư, tích thiện tự nhiên thiện
Thánh hiền hữu giáo, tu thân khả dĩ vinh
Lược dịch
Trời đất vô tư, làm điều thiện tự nhiên được thiện
Thánh hiền có dạy, lo tu thân có thể được vinh
12) Tân niên, hạnh phúc bình an tiến
Xuân nhật, vinh hoa phú qúy lai
Lược dịch :
Năm mới, hạnh phúc bình an đến
Ngày xuân, vinh hoa phú qúy về
13) Ðịa sinh tài, thế nghiệp quang huy
Thiên tứ phúc, gia thanh hiện thái
Lược dịch :
Ðất sinh tài nghiệp đời sán lạn
Trời ban phúc, nhà tiếng tốt tươi
14) Phúc mãn đường, niên tăng phú qúy
Ðức lưu quang, nhật tiến vinh hoa
Lược dịch :
Phúc đầy nhà, năm thêm giàu có
Ðức ngập tràn, ngày một vinh hoa
15) Trúc bảo bình an, tài lợi tiến
Mai khai phú qúy, lộc quyền lai
Lược dịch :
Trúc giữ bình yên, thêm tài lợi
Mai khai phú qúy, lại lộc quyền
16) Tiên tổ phương danh lưu quốc sử
Tử tôn tích học hiển gia phong
Lược dịch :
Tiên tổ danh thơm ghi sử nước
Cháu con tích học nổi cơ nhà
17) Liên tọa đài tiền hoa hữu thực
Bồ đề thụ thượng qủa thanh nhàn
Lược dịch :
Tòa sen đài trước hoa đầy đủ
Cổ thụ bồ đề qủa thanh nhàn
18) Đa lộc, đa tài, đa phú quý
Đắc thời, đắc lợi, đắc nhân tâm
Lược dịch :
Nhiều lộc, nhiều tài, nhiều của cải
Gặp thời, được lợi, được lòng người
Một câu đối Nôm :
19) Ngoài cửa mừng Xuân nghênh Ngũ Phúc
Trong nhà chúc Tết hưởng Tam Ða
Chú ý: Sau đây là một câu đối tặng các cậu thanh niên chưa vợ, nhớ dán vào cửa ra vào cho may mắn trọn năm. Không chừng năm tới sẽ được vợ cũng nên.
Ngũ phúc lâm môn ... còn thiếu
Tam nguyên khai thái ... có thừa

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Nguồn gốc ngày lễ giáng sinh – Lịch sử lễ Giáng sinh

Khi chưa có Noël:
Lúc chưa có lễ Noël, mỗi năm vào mùa này, ở châu Âu người ta cũng tổ chức lễ Thiên chúa giáo, nhưng dưới một hình thức khác.
Rome: Từ 17 đến 24 tháng 12 , một sự vô trật tự ngự trị toàn thành phố Rome: Họ lau rửa nhà  cửa sạch sẽ, trang hoàng thật đẹp, nấu nướng rồi mời nô lệ của họ ngồi bàn ăn uống.
Tại Pháp và vài vùng châu Âu, vào thời Trung Cổ (từ thế kỷ thứ V đến giữa thế kỷ thứ XV), khoảng cuối tháng 12, người ta tổ chức lễ Cuồng. Đám đông mang mặt nạ, cải trang tu sĩ nhà thờ, mặc ngược áo lễ, đi khắp các đường phố, chế nhạo châm biếm lễ nhà thờ, và vũ những điệu khêu gợi… Lễ này bị cấm nhiều lần và bị cấm hẳn vào cuối thế kỷ XV
Thờ cúng thần Mithras
Khoảng mùa Đông Chí (Soltice d’hiver), vị thần Mithras (Mặt Trời) này được hình tượng chiến đấu với bò rừng. Ngày 25 tháng 12, người ta giết bò đực và rải máu khắp cánh đồng: đất trở nên mầu mỡ hơn và mùa màng tốt đẹp hơn. Tại Rome, ngày này là ngày có đêm dài nhất, người ta làm lễ đón Mặt trời trở về, tượng trưng bằng một bé sơ sinh.
Lễ Giáng Sinh
Chữ Giáng sinh nguồn gốc từ chữ natalis, nghĩa là ngày sinh ra đời. Đặc biệt là hồi mới có Thiên chúa giáo, không có Noël. Thật vậy, Thánh kinh không nói rõ ngày Giáng sinh. Có vài Giáo hoàng định ngày sinh của Chúa Jésus khoảng tháng 3 hay tháng 4.
Noël được phát minh năm 354 khi Giáo hoàng Liberus muốn biến đổi cách tôn thờ Thần Mithras mà người ta sùng bái mỗi lần Ðông chí dưới dạng một bé sơ sinh, được thay thế bởi sự sinh ra đời của Chúa Jésus. Ðể tránh nhầm lẫn, ông đã lấy ngày 25 tháng 12 cho lễ này.
Lịch sử Ông già Noël
Nguồn gốc của Ông Già Noël là một hình ảnh được tưởng tượng từ những lễ Ðông chí (ngày 21 tháng 12). Cái chụp của ống khói chứa đầy quà cáp – ban đầu là trái cây, tượng trưng cho sự đổi mới (renouveau) của Thiên nhiên.
Ông Già Noël không có biên giới: Père Noël ở Pháp, Father Christmas Anh, Babbo Natale Ý, Weihnachtsmann Đức, Santa Claus Mỹ … Khi những người Hà Lan định cư bên Mỹ, tên Thánh Nicolas tiếng Lan là Sinter Klass, trở thành Santa Claus. Ông Già Noël có nguồn gốc từ Thánh Nicolas: râu dài, áo choàng đó ngồi trên lưng con lừa.
Theo thời gian, Ông Già Noël có hình dáng một ông già mập bụng tròn, tóc râu bạc trắng, cưỡi xe trượt tuyết do bầy hươu ( tuần lộc) bay trên không kéo.
Hình ảnh Ông Già Noel qua những văn hoạ sĩ:
Washington Irving (1783-1859)
Năm 1809, nhà văn Washington Irving tả Thánh Nicolas đi trên không trung để phân phát quà .
Sự ra đời của Ông Già Noeel có lẽ được đánh dấu vào năm 1822  dưới ngòi bút của mục sư Clement Clarke Moore ( ông đã tưởng tượng ra trong một bài thơ tặng cho các con ông. )
Clement Clarke MOORE
Năm 1821, CC Moore viết một truyện thần thoại về Noël tên là Đêm trước Noël (The night before Christmas, La nuit d’avant Noël ) trong đó Ông Già Noël xuất hiện trong chiếc xe trượt tuyết được hươu kéo.
Tác giả Moore cũng viết một bài báo đăng trong tờ nhật báo Sentinel tại New York ngày 23/12/1823 có tên Cuộc viếng thăm của Thánh Nicolas (A Visit From St Nicholas, La visite de St Nicolas). Bài viết này nói về những lutins (những con yêu bé tí hon) đem quà phát cho trẻ con bằng xe được 8 con hươu kéo (các con hươu có tên Blitzen, Dasher, Dancer, Comet, Cupid, Donder, Prancer và Vixen). Con hươu thứ 9 Rudolf được thêm vô năm 1839 có nhiệm vụ soi sáng đường đi nhờ chiếc mũi đỏ và sáng.
Truyện này được dịch ra nhiều thứ tiếng.
Thomas Nast
Năm 1863, Harper’s Illustrated weekly, một tờ báo New York đăng hình vẽ Santa Claus mặc áo lông thú màu trắng và thắt nịt đen, họa sĩ Thomas Nast là tác giả.
Trong gần 30 năm, Thomas Nast vẽ cho tờ báo này hình ảnh Santa Claus bụng to, râu bạc dài và có hươu đi kèm.
Năm 1885, tờ báo này vẽ đường đi của Santa Claus , đi từ Bắc cực đến Hoa Kỳ. Vậy là lần đầu tiên nhà của Santa Claus đã được xác định chính thức.
 Và có lẽ, chỉ dưới những nét bút của họa sĩ Thomas Nast , hình ảnh ông già Noel mới được mọi người biết đến nhanh chóng và sâu rộng hơn..
Một năm sau, nhà văn Georges P. Webster nói rõ thêm là xưởng chế tạo đồ chơi và nhà của Cha Noël “được giấu dưới tuyết tại Bắc cực. Họa sĩ Nast lại xác nhận nơi cư ngụ của Cha Noël bằng hình vẽ.
Tên Ông Già Noël
Tên “Ông Già Noël” có thể do biệt danh của Thánh Nicolas, thánh bổn mạng cho trẻ con, luôn luôn làm lễ ngày 6 tháng 12 ở miền Ðông Âu Châu, như Ðức.. Thánh Nicolas mang đến bánh, kẹo. Ông Già Noël cho những quà chắc chắc hơn. Có lúc người ta thử bỏ truyền thống này, nhưng không thành công
Thánh Nicolas: Đêm 5 rạng ngày 6 tháng 12
Vào thế kỷ thứ IV, truyền thuyết cho rằng thánh Nicolas là linh mục rất nhân từ. Ông ban nhiều phép lạ: cứu ba sĩ quan vô tội khỏi bị án tử hình, cứu các thủy thủ khi tàu bị lâm nạn, cứu ba cô gái giữ gìn phẩm hạnh… Một bài hát còn kể lại chuyện ông cứu ba đứa trẻ ban đêm đi lạc vào nhà một tên đồ tể và bị tên này giết rồi chặt khúc ra đem ướp muối. Bảy năm sau Saint Nicolas đi ngang qua và cứu chúng sống lại. Bởi vậy Thánh Nicolas là thánh bảo hộ cho trẻ con, cho người đi biển và cho những chàng trai trẻ còn độc thân cũng như Thánh Catherine bảo hộ cho các cô gái trẻ chưa lập gia đình…
 Lễ của Thánh Nicolas là 6/12, ngày ông mất. Trong đêm 5-6 tháng 12, ông bay lên trời với con ngựa chở đầy quà và bánh kẹo cho trẻ em. Ông đáp xuống để quà trong đôi giày ống của trẻ ở miền Bắc và miền Đông nước Pháp và nhiều vùng tại châu Âu, như Đức, Bỉ.. Để đáp lễ, họ để cà rốt và củ cải cho ngựa của thánh Nicolas ăn.
Lịch sử và nguồn gốc cây Noël
Giữa năm 2000 và 1200 trước Công nguyên, người ta đã nói về một loại cây thông épicéa vào ngày 24 tháng 12, bởi vì người ta xem như ngày này là ngày tái sinh của Mặt trời. Dân tộc Celte dùng lịch theo chu kỳ Mặt trăng. Mỗi tháng của năm đều liên kết với một loại cây. Cây Epicea liên kết với ngày 24 tháng 12. Để làm lễ cho ngày Đông chí, một cây xanh tượng trưng cho sự sống được trang trí bởi hoa, quả và lúa mì.
Năm 354, nhà Thờ làm lễ Giáng sinh đầu tiên cho Chúa Jésus, lấy ngày 25 tháng 12 để cạnh tranh với lễ đa thần trên
Nếu Noël được phát minh vào ngày 25/12/354, thì Cây Noël được phát minh rất trễ sau này.
Người ta kể rằng vào thế kỷ thứ VII có một nhà tu người Đức, Thánh Boniface (sinh năm 680), muốn thuyết phục các tu sĩ Đức tại vùng Geismar rằng cây sồi không phải là một loài cây  thiêng liêng. Ông đốn một cây sồi và khi cây ngã, nó đè tan nát hết tất cả mọi vật, trừ một cây thông non. Từ huyện thoại này, chuyện kể thêm rằng Thánh Boniface đã cho rằng sự ngẫu nhiên trong sáng đó là một phép lạ và tuyên bố “kể từ nay, ta gọi tên cây này là cây Chúa Hài đồng Jésus. Từ đó người ta trồng cây thông con để làm lễ Giáng sinh
Thế kỷ thứ XI, cây Noël được trang hoàng bằng những trái táo đỏ, tượng trưng cho cây thiên đàng, trên đó người ta treo trái táo của bà Eva. Bắt đầu từ thế kỷ thứ XII, cây thông Noel được xuất hiện tại Âu Châu, nói chính xác hơn là vùng Alsace (Pháp).
Người ta gọi “cây Noël” lần đầu tiên tại Alsace vào năm 1521.
Thế kỷ thứ XIV, người ta trang trí cây thông bằng những trái táo của bà Eva, kẹo và bánh. Cũng vào thời kỳ đó, một ngôi sao trên đỉnh cây tượng trưng cho ngôi sao Bethleem bắt đầu được phổ biến.
Từ năm 1560, những người theo đạo Tin Lành phát triển truyền thống cây thông Noël.
Thế kỷ XII và XIII các cây thông chiếu sáng đầu tiên xuất hiện. Người ta dùng những vỏ trái hồ đào (noix) đựng đầy dầu, trên mặt để tim đèn, hay đèn sáp mềm, cột quanh cành thông.
Năm 1738, Marie Leszczynska, vợ vua Louis XV nước Pháp, đã trang hoàng một cây Noël trong lâu đài Versailles.
Tại Alsace-Lorraine, người ta thấy càng ngày càng nhiều cây thông, nơi đầu tiên có truyền thống này.
Các nước Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy thường trang hoàng nhà cửa bằng cây xanh nhân dịp năm mới để xua đuổi ma quỉ. Họ còn dựng cây cho chim trú ngụ trong mùa Giáng-Sinh.
Năm 1837, bà công tước Orléans, Hélène de Mecklembourg, gốc người Đức cho người trang hoàng một cây thông tại điện Tuileries .
Làm lễ Giáng sinh quanh một cái cây, biểu tượng của cây trên Thiên Ðàng và đủ loại kẹo đã  trở thành một truyền thống nhanh chóng bên Ðức. Phải chờ đến gần một thế kỷ để truyền thống đó đến mọi gia đình người Pháp, nhất là sau chiến tranh 1870, có hàng ngàn gia đình người Alsace-Lorraine di cư qua Pháp. Chính nhờ thời kỳ đó mà cả nước Pháp thu nhập truyền thống này.
Đầu thế kỷ thứ 19 Cây Noël được nhập vào nước Anh từ và rất được tán thưởng, nhờ ông hoàng Albert, chồng của Nữ hoàng Victoria. Vào thời đó, người ta gọi cây Noël là Victorian Tree. Cây Victorian Tree được trang trí bằng đèn sáp, kẹo, cùng các thứ bánh treo ở cành cây bằng dây giấy đủ màu.
Cây Noël được thịnh hành nhất vào thế kỷ thứ 19. Cây Noël cũng được những nước Áo, Thụy sĩ, Phần Lan, Hòa Lan, tán thưởng trong thời kỳ này. Hiện nay, khắp nơi trên thế giới đều tổ chức lễ Giáng sinh và trưng cây Noël.
Giờ đây cây Noël là hạnh phúc của mọi người, từ trẻ con cho tới người già.
 

 http://petalia.org/Card/nguon_goc_ngay_le_giang_sinh.htm

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

MỘT ĐẠI SỨ VIỆT NAM BỊ CÂU LƯU Ở ĐỨC VÌ NGHI "RỬA TIỀN"

Ông Nguyễn Thế Cường, đại sứ Việt Nam ở Thổ Nhĩ Kỳ bị câu lưu tại sân bay Frankfurt (Đức) vì nghi “rửa tiền”

DSVNTheo trang báo điện tử Đức Bild.de ngày hôm qua  19.12.2013 hải quan/quan thuế phi trường Frankfurt (Cộng hòa Liên bang Đức) đã câu lưu ông Nguyễn Thế Cường đại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ, vì tình nghi ông Cường mang 20.000 € tiền mặt mà không khai báo.
Cảnh sát Đức đã đưa ông Nguyễn Thế Cường về đồn, để điều tra và cáo buộc ông Cường tội “rửa tiền“.
Đại sứ  Nguyễn Thế Cường khai nhận đây là số tiền đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ quyên góp được giao cho ông chuyển về nước giúp nạn nhân bão lụt. (Theo nguồn tin được biết đây chỉ là lời khai của đại sứ Nguyễn Thế Cường, nhưng  không có loại chứng từ nào ghi nhận lời khai của ông).

Vụ ông Nguyễn Thế Cường, đại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ bị cáo buộc tội “rửa tiền” đang có nguy cơ  dẫn đến một vụ bê bối  chính trị trong quan hệ Đức – Việt. Tổng lãnh sự Việt Nam tại Frankfurt tức thời khiếu nại nhà nước Đức và than phiền hải quan Đức đã vi phạm trầm trọng hiệp ước ký tại Wien/Vienna bảo đảm tính miễn trừ dành cho quan chức ngoại giao.
Cảnh sát Đức đã cho ông Nguyễn Thế Cường đại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ tại ngoại sau khi ông đóng tiền phạt thế chân 3.500 €.
DA

Nhạc sỹ Việt Dzũng từ trần

Nhạc sỹ và ca sỹ Việt Dzũng, tác giả của nhiều ca khúc trong đó có Một Chút Quà Cho Quê Hương, vừa qua đời ở tuổi 55 tại California sau một cơn trụy tim.

Thông cáo trên diễn đàn của Trung tâm Asia cho biết ông từ trần vào lúc 10 giờ 35 phút sáng ngày 20/12, giờ địa phương, tại bệnh viện Fountain Valley, Quận Cam.
Ông được biết đến rộng rãi không chỉ với vai trò là người dẫn chương trình cho chương trình ca nhạc của Trung tâm Asia mà còn bởi các hoạt động đấu tranh, cổ súy cho phong trào dân chủ trong nước.

Tiểu sử

Nhạc sỹ Việt Dzũng, tên thật là Nguyễn Ngọc Hùng Dũng, sinh ra tại Sài Gòn năm 1958 và là con trai của bác sỹ Nguyễn Ngọc Bảy, một cựu dân biểu dưới thời Việt Nam Cộng hòa.
Ông vượt biên sau biến cố 1975 khi mới 17 tuổi, và trong 38 năm định cư tại Hoa Kỳ, ông chưa từng quay trở lại Việt Nam.

Nhạc sỹ Việt Dzũng là người được biết đến với những nhạc phẩm cổ súy cho phong trào dân chủ trong nước
Ông bắt đầu đi theo sự nghiệp âm nhạc từ năm 1978 và sáng tác những bài nhạc Việt đầu tay cũng trong năm này, trong số đó có nhiều bài hát viết cho người Việt tỵ nạn và lên án chính quyền trong nước.
Năm 1978, ông gặp ca sỹ Nguyệt Ánh và hai người đã lưu diễn khắp các tiểu bang Mỹ cũng như tại các tòa lãnh sự, sứ quán Mỹ ở các quốc gia châu Á.
Các bài hát và hoạt động của ông và ca sỹ Nguyệt Ánh là lý do khiến cả hai sau đó bị chính quyền Việt Nam tuyên án tử hình vắng mặt. Các tác phẩm của ông cũng bị cấm phổ biến trong nước.
Năm 1996, ông đồng sáng lập chương trình phát thanh Radio Bolsa, phát thanh ở Nam California, Bắc California Houston và Texas.
Cũng trong năm 1996, ông trở thành người dẫn chương trình cho Trung tâm Ca nhạc Asia, bên cạnh đó, ông cũng cộng tác với đài truyền hình SBTN - hai tổ chức đều do nhạc sỹ Trúc Hồ làm giám đốc điều hành.
Cho đến nay, ông đã có khoảng 450 nhạc phẩm tự sáng tác.

Phát biểu tại Asia 71

Một trong những phát biểu đáng chú ý của ông gần đây, đó là tại đêm nhạc Asia 71 mà ông làm người dẫn chương trình hồi tháng Một năm nay.
Trong phần giới thiệu về bài hát 'Triệu con tim' của nhạc sỹ Trúc Hồ, được viết để cổ động cho phong trào thỉnh nguyện thư nhằm kêu gọi quốc tế gây sức ép đối với chính quyền Việt Nam về nhân quyền, ông đã đề cập đến trường hợp những nhà bất đồng chính kiến bị cầm tù trong nước.
"Ngày 24/9 năm 2012, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, bất chấp dư luận quốc tế, đã đưa ba nhà yêu nước ra tòa là các blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Anh Ba Sài Gòn, tức luật sư Phan Thanh Hải," ông nói.



"Cả ba đã bị tuyên án rất nặng, từ bốn năm đến 12 năm tù vì tội gọi là Tuyên truyền chống Nhà nước."
"Cả ba bị bắt và bị kết án chỉ vì một lý do duy nhất: Họ là những người dám lên tiếng cảnh báo về âm mưu xâm lăng của Trung Quốc và tham vọng bá quyền muốn chiếm biển đảo của Việt Nam."
Chỉ một tháng sau, ngày 30/10, tòa án Việt Nam cũng tuyên án nặng cho hai nhạc sỹ yêu nước là Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình, tác giả hai nhạc phẩm "Anh là ai" và "Việt Nam tôi đâu".
"Đây là những bản án phi lý nhất mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam có thể áp đặt lên những tù nhân lương tâm chỉ vì họ có một cái tội duy nhất, đó là bày tỏ lòng yêu nước của mình," ông nói thêm.
Cuối phần giới thiệu của mình, ông nói ca khúc 'Triệu con tim' sẽ "thay thế cho những người ở Việt Nam bị bịt miệng không được cất tiếng nói".
Đĩa Asia 71 cũng như bài hát này đã bị chính quyền Việt Nam cấm phổ biến trong nước, tuy nhiên chúng vẫn được lan truyền rộng rãi trên mạng và cho đến nay đã thu hút tổng cộng hơn một triệu lượt xem trên YouTube.
Đoạn điệp khúc của bài hát 'Triệu con tim' kêu gọi:
“Hãy biết yêu quê hương Việt Nam. Hãy biết đau nỗi đau người dân. Ải Nam Quan, Hoàng Trường Sa, 1.000 năm giặc phương Bắc quê hương mình rồi sẽ ra sao?”
“Hãy biết yêu quê hương Việt Nam. Hãy đứng lên cháu con Rồng Tiên. Đừng thờ ơ. Đừng làm ngơ. Triệu con tim cùng bước tới. Chúng ta là dòng giống Lạc Hồng.”

Phản ứng từ giới nghệ sỹ

Ngay sau khi tin từ trần của nhạc sỹ Việt Dzũng được loan tải, nhiều ca sỹ, nhạc sỹ trong và ngoài nước đã viết những dòng tưởng nhớ đến ông.
Nhạc sỹ Trúc Hồ viết trên Facebook:
Việt Dzũng là một người sống có đức nên ra đi nhẹ nhàng lắm ... không đau đớn gì cả.
Hãy yên tâm mà đi nhé bạn hiền ... chắc chắn các thế hệ sau sẽ tiếp nối con đường của bạn hiền đã đấu tranh trên 35 năm qua cho một đất nước Việt Nam được công bình và tự do.
Một trái tim, một tấm lòng nặng với mẹ Việt Nam ... đứa con thân yêu này của Mẹ hôm nay đã ra đi nhưng dòng nhạc bất tử vẫn còn mãi mãi ở lại với đời.
"Với nhiều người, nhạc sĩ Việt Dzũng được coi là tấm gương hoạt động và tranh đấu đáng ngưỡng mộ, với một số người khác, nhạc sĩ Việt Dzũng được xem như là nhân vật đối lập không thể chấp nhận được của Nhà nước Việt Nam."
Nhạc sỹ Tuấn Khanh
Nhạc sỹ Tuấn Khanh bình luận trong Bấm bài viết được đăng tải trên trang của blogger Huỳnh Ngọc Chênh:

"Với nhiều người, nhạc sĩ Việt Dzũng được coi là tấm gương hoạt động và tranh đấu đáng ngưỡng mộ, với một số người khác, nhạc sĩ Việt Dzũng được xem như là nhân vật đối lập không thể chấp nhận được của Nhà nước Việt Nam.
"Vài năm sau biến cố tháng 4-1975, trong bối cảnh đời sống xáo động và còn nhiều chủ trương cực đoan, ông và nhạc sĩ Nguyệt Ánh từng bị nhà nước Việt Nam kết án tử hình vắng mặt.
"Khi còn sinh thời, nhạc sĩ Việt Dzũng từng nói đùa rằng ông đợi nhạc sĩ Việt Khang ra tù để kết nghĩa anh em, vì có cùng chữ "Việt" trong nghệ danh, cũng như cùng tâm hồn tranh đấu. Nhưng nay thì ước muốn đó đã không thể thành sự thật."
Ca sỹ Tóc Tiên viết trên Facebook:
"Một người vừa nằm xuống ... lặng lẽ cả buổi chiều!
"Dạo gần đây tôi hay nghĩ và nói rằng "biết đâu không gặp nhau nữa", ít nhiều đã có những chuẩn bị cho riêng mình...
"Nhưng biết làm gì đây với những "ra đi" không được chuẩn bị trước ..."

Chính trị… hôi của

Tháng 12 21, 2013
Nguyễn Hoàng Văn
Từ một tai nạn giao thông, đề tài “hôi của” vụt biến thành một câu chuyện thời sự, chuyện này nhắc lại chuyện kia, kéo dài, và, cuối cùng, là những tiếng thở dài ngao ngán về sự xuống cấp của đạo đức, sự biến mất của lòng tử tế, như câu hỏi nhức nhối trên một tờ báo: Phải chăng, “lòng tốt đã bị đánh cắp”. [1]
Ngày 4 tháng 12 một xe vận tải bị lật tại Biên Hoà, hàng ngàn thùng bia đổ ra và, sau đó, là cảnh nhốn nháo của đoàn quân hôi của. Ào ào, rần rần, không chỉ “hôi” bằng tay bằng túi, họ “hôi” cả bằng xe ba gác, “hôi” một cách thoải mái, hả hê: “hôi “ ngay trước mặt người tài xế đang khóc lóc van xin, “hôi” ngay trước mặt đứa con gái chớm lớn đang hổ thẹn thay cho người lẽ ra phải đáng yêu và khả kính của mình. Vân vân, rất nhiều hình ảnh tương tự và, không chỉ đê tiện với người sống, đoàn quân hôi của nhan nhản từ Nam ra Bắc còn giở trò vô lại với cả người chết. Ngày 18 tháng 9, phát hiện thi thể một người đàn ông dưới một gầm cầu ở Lào Cai, nhiều dân cư địa phương đã đến đây khấn vái thả tiền và, sau đó, cũng là cảnh hôi của nhốn nháo dưới gầm cầu, “hôi” cả những đồng tiền cúng cho người chết [2]. Những cảnh tượng như thế đã dồn dập tiếp nối nhau khiến có người thảng thốt bật lên câu hỏi, sau cái vụ cướp bia trước mặt người tài xế: Thực ra, đây là “hôi của” hay “cướp của”?
Như thế thì phải xem lại sự khác nhau giữa “hôi” và “cướp của”. Ngoài ý nghĩa “mót nhặt những gì còn sót lại” như là cách mưu sinh tội nghiệp của những người cùng đường thì “hôi của”, ở phần nghĩa xấu hơn, trong đa số từ điển tiếng Việt xưa cũ, đều được diễn đạt như là “lợi dụng sự lộn xộn” để “nhúng tay” vào nhằm “kiếm chác và chia phần”. Nhưng đến Từ điển tiếng Việt tường giải, liên tưởng của Nguyên Văn Đạm, xuất bản lần đầu vào năm 1993, thì “hôi của” đã trở thành “cướp của”: “thừa cơ cướp của trong một lúc lộn xộn.” [3]
Từ “thừa cơ kiếm chác” như một kiểu trộm cắp thiếu bản lĩnh đến “thừa cơ cướp của” là cả một chặng đường. Nếu “thừa cơ kiếm chác” là trò ruột của hạng lưu manh vặt thì cái gì đã đẩy đám đá cá lăn dưa ấy tiến gần đến mức độ táo tợn của giới đạo tặc chuyên ăn cướp như thế?
Nếu hạng đá cá lăn dưa chỉ dám xâm phạm quyền sở hữu người khác trong cảnh nhá nhem sáng tối của một tình thế lộn xộn thì kẻ cướp lại công khai xâm phạm dựa vào sức mạnh, sức mạnh “cứng” hoặc sức mạnh “mềm”. Cứng, sức mạnh đó có thể là nắm đấm hay họng súng trên tay một tên võ biền đơn độc, một đám lục lâm ô hợp hay một đội quân kỷ luật, của một băng mafia, một đảng v.v… Và mềm, nó có thể là uy lực giang hồ của một đàn anh tỉnh lẻ, một bố già cái thế hay “lịch sử vẻ vang” dày đặc thành tích trấn áp của một tổ chức, một đảng; thứ “uy lực – lịch sử” tự mình kiến tạo hay chỉ đơn giản là thừa kế, như một hình thức “tập ấm”, hoặc lập lờ nấp bóng, như là khỉ mượn hơi hùm.
Chăm chăm ăn cướp nhưng thiếu bản lĩnh, thiếu sự tự tin về “uy lực” hay “lịch sử” mà mình đang nắm hay chỉ đang kế thừa thì phải tạo ra những tình trạng lộn xộn, rối ren và thế, cũng có nghĩa là… chính trị. Chính trị là nghệ thuật của quyền lực. Nhưng chính trị còn là nghệ thuật gây ra sự lộn xộn bởi, chính những tình huống rối ren diễn ra theo kịch bản sẽ cho phép tay chơi vận dụng quyền lực một cách tốt nhất và dồn ép con mồi vào những tình thế lúng túng, bị động nhất. Như vậy thì lời đáp cho cái cái câu hỏi nhức nhối về sự “đánh cắp” lòng tốt nói trên không chỉ đơn giản là “bần cùng sinh đạo tặc” mà là cái lịch sử đau đớn của chúng ta. Cái lịch sử ở đó những biến động bi thiết nhất lại là những “kịch bản rối ren” hoành tráng nhất, thăng trầm theo nhu cầu cộng sinh giữa hạng đạo tặc thiếu bản lĩnh và đám đá cá lăn dưa sống bám vào sự rối ren lộn xộn.
Không muốn nhai lại chính mình nhưng tôi thấy khó mà tìm được điểm tựa nào đắt hơn để làm bật lại cái lịch sử đau đớn ấy bằng những chuyện đã nêu trong bài viết cách đây chín năm trên talawas về cái mẫu số chung giữa miếng ăn người lính chân đất ở chiến trường Việt Bắc năm 1950, ở chiến trường Tây Nguyên năm 1965 và những chiếc Mercedes bóng lộn của những quan chức bệ vệ của hệ thống toàn trị năm 2005. [4]
Đó là miếng thức ăn Mỹ trong miệng bộ đội giữa trận đụng độ Ia-Ðrăng khiến Chủ nhiệm Chính trị Mặt trận Ðặng Vũ Hiệp phải ra lệnh kiểm điểm. [5] Đó là những bánh kẹo Pháp mà bộ đội nhóp nhép trong miệng sau Chiến dịch Biên giới khiến Chính ủy Trung đoàn Trần Độ bị Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Trần Đăng Ninh, trong vai trò “Trưởng ban thu dọn chiến lợi phẩm”, yêu cầu Quân ủy Trung ương kỷ luật.
Nhưng tôi phải nói ngay rằng tôi không hề có ý miệt thị đó là hành động “hôi của” bởi, sau những trận đánh kéo dài, kiệt sức và đói lả người, người lính nào cũng có quyền tự tưởng thưởng cho mình bằng những chiến lợi phẩm thu được. Công bằng mà nói thì, trên phương diện chiến thuật, Chủ nhiệm Chính trị Đặng Vũ Hiệp đã có lý khi ra lệnh kiểm điểm bộ đội của mình bởi, ngay giữa một trận đánh, họ không thể để miếng ăn làm hao hụt xung lực của trận đánh. Nhưng khi bảo vệ cho lính mình cái quyền nhâm nhi chiến lợi phẩm sau trận đánh, Chính uỷ Trần Độ đã hoàn toàn chính đáng khi cãi lại cấp trên, như đã kể lại trong Hồi ký của ông:
“Hôm tôi đi qua Ðông Khê vừa giải phóng, thấy một nhóm chiến sỹ đang ngồi nhai bánh, ăn kẹo. Cán bộ thu dọn chiến trường đến quát tháo đòi kỷ luật, bắt anh em đưa nộp hết bất cứ thứ gì đã thu nhặt được với cái lẽ: chiến lợi phẩm lớn nhỏ đều là tài sản quốc gia, là chiến quả đổi bằng xương máu. Với máu thanh niên vốn sôi nổi, tôi rất ghét cái thói lên lớp dạy đời, nên đứng lên cãi lại. Tôi cũng nói ngang ngược không kém: Các anh có biết chiến thắng này do ai không? Và ai đổ xương máu ở chiến trường này. Có phải là những người lính không? Trước khi đi vào trận đánh họ vui vẻ ăn bưởi rừng, ổi ma thay cơm, măng rừng thay thịt cá. Bây giờ chiến thắng rồi, có tí chút chất tươi vui vẻ với nhau. Các anh phải lên lớp làm gì nặng nề thế! Thôi các anh đi đi. Ðây là đơn vị chúng tôi. Chúng tôi chịu trách nhiệm ở đây không cho ai lấy.” [6]
Miếng ăn “chiến lợi phẩm”, như thế, đã bị giật ngay từ trong miệng của người lính. Nó bị giật ngay trên trận địa mà họ đã đổ máu và bị giật bằng “quyền lực mềm” của hệ thống toàn trị, thứ quyền hách dịch “lên lớp” và quyền phán định đâu là “tài sản quốc gia”. Mà không chỉ có chiến lợi phẩm tại Đông Khê, một mặt trận đơn lẻ trong “chiến dịch lịch sử” mang tên “Biên giới” để nối liền chiến khu Việt Bắc với lãnh thổ Trung Quốc như một “hậu phương lớn”. Và không phải bậc chỉ huy nào cũng gắn bó chan hoà vói lính như chính ủy Trần Độ. Những “tài sản” thu dọn trong một cái cảnh lộn xộn sau “chiến dịch lịch sử” ấy đi đâu, về đâu, đã mang lại lợi ích chung nào cho “quốc gia”? Câu trả lời, ắt hẳn, chắng khác gì mấy lời đáp đã có về “tài sản quốc gia” lớn hơn rất nhiều là 16 tấn vàng dự trữ của chính quyền Việt Nam Cộng hoà sau đó 25 năm, trong cảnh rối ren lộn xộn sau “Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử”.
Sau một “chiến thắng lịch sử” là một vụ “hôi của lịch sử”. Thu dọn chiến lợi phẩm là quyền tự nhiên của kẻ thắng trận nhưng “tài sản quốc gia” là “tài sản quốc gia” và vấn đề ở đây là cung cách kiếm chác của những thành phần đặc quyền như một trò “hôi của” có tích có tuồng giữa những xáo trộn lịch sử.
Trong chiều hướng đó thì lịch sử của hệ thống toàn trị cũng chính là lịch sử của những vụ “hôi của” mang tầm… lịch sử. Những diễn biến mệnh danh “bước ngoặc lịch sử”, “thắng lợi vĩ đại” hay “thành công tốt đẹp”, hết thảy, đều là “thắng lợi” của những mưu toan gây lộn xộn mang tầm cỡ quốc gia” để mở ra những chiến dịch hôi mang tầm cỡ quốc gia. “Thắng lợi” của cuộc đấu tranh giai cấp ở nông thôn theo khẩu hiệu “Trí, phú, địa, hào đào tận gốc trốc tận rễ” vào thập niên 50 cũng là “thắng lợi” của sự cộng hưởng ở đó những thành phần đặc quyền đã xúi giục đám “cốt cán” đá cá lăn dưa, trong những cuộc đấu tố đầy tính đá cá lăn dưa và sự “thực phần” cũng không kém phần đá cá lăn dưa, ở đó quyền “hôi của” của được ban cấp một cách tương ứng theo nhiệt tình đóng góp công việc “đào gốc trốc rễ” những kẻ thù giai cấp. “Thắng” lợi của cuộc đấu tranh giai cấp mệnh danh “cải tạo công thương” ở thành thị vào thập niên 50 ở miền Bắc và thập niên 70-80 ở miền Nam cũng là “thắng lợi” những kẻ hôi của đầy quyền lực. Những “thành công” lớn kéo theo những chiến dịch hôi của lớn và những “thành công” nhỏ nhỏ vừa vừa của các chính sách kinh tế – xã hội như các đợt đổi tiền, chiến dịch san bằng sở hữu “Z-30” hay hợp doanh thương nghiệp v.v… chính là tiền đề của các vụ hôi của nhỏ nhỏ, vừa vừa. [7]
Cứ cho đó là những “sai lầm ấu trĩ” của “một thời bao cấp”, thế nhưng không chỉ có cái thời đã qua quýt thú nhận là “sai lầm” cho xong chuyện ấy. “Thành công tốt đẹp” của Hội nghị Thượng đỉnh Á – Âu (ASEM) 2005 tại Hà Nội là một dấu mốc cho thời kỳ “mở cửa – tiến ra biển lớn” nhưng cũng là “thành công tốt đẹp” của tầng lớp đặc quyền khi “hôi” được những 80 chiếc Mercedes miễn thuế. [8] “Thành công” của muôn vàn “dự án quy hoạch” nhân danh phát triển cũng là “thành công” của đám hôi của bằng chính sách, “hôi” từ những cánh rừng- thuỷ điện mênh mông đến những”bờ xôi ruộng mật” đã nuôi sống không biết mấy thế hệ nông dân.
Và khi “thành công” như vậy, nó đã “thành công” như một đạo tặc thiếu bản lĩnh, phải nép mình vào bóng tối để kiếm ăn. Bản lĩnh” của đạo tặc không chỉ thể hiện ở cái gan giết người hay cướp của mà còn là “khí phách đạo tặc”, cái tinh thần dám chơi dám chịu, dám thẳng thắn thừa nhận mình là kẻ cướp hay kẻ sát nhân. Còn những thành phần đặc quyền đặc lợi của hệ thống toàn trị thì hôi của bằng cái quyền “nhân danh”, và để thoải mái “nhân danh”, họ phải làm mọi cách để duy trì tình trạng rối ren và nhập nhằng về quyền sở hữu. [9]
Chính trị của hôi của, như đã nói, là chính trị của sự rối ren. Để bảo vệ độc quyền làm ông chủ của tình trạng rối ren, hệ thống toàn trị phải duy trì tình trạng bưng bít và nhập nhằng.
Bưng bít và nhập nhằng là bản chất cố hữu của chế độ toàn trị. Hệ thống toàn trị Đức Quốc xã đã bưng bít chân dung thật của Hitler, kẻ đã một thời chiếm ngự trái tim và khối óc người Đức bằng cách sách động sự thù hận với người Do Thái nhưng, mỉa may thay, lại có máu Do Thái trong người. Hệ thống toàn trị tại Việt Nam thì bưng bít từ ngày khai sinh thật đến ngày khai tử thật của Hồ Chí Minh, khoan nói những chuyện thâm cung hệ trọng khác. Bằng những tiểu sử nhập nhằng, hệ thống toàn trị đã tạo ra những hào quang thánh nhân cho những nhà độc tài phàm tục. Bằng những khái niệm nhập nhằng về dân chủ, như “dân chủ tập trung”, nó cướp đoạt gần hết quyền làm… dân của chính người dân. Và bằng sự nhập nhằng của khái niệm “sở hữu tập trung” đối với đất đai, nó thoải mái hôi của theo cung cách mà nhà từ điển học Nguyên Văn Đạm đã tổng kết trong bộ từ điển nói trên: “thừa cơ cướp của trong một lúc lộn xộn.”
“Thừa cơ cướp của” là hành động của hạng vô lại và, như những kẻ vô lại hoàn toàn không có chút tự trọng, hệ thống toàn trị cũng không chừa cả người chết.
Lần đầu tiên tôi cảm thấy xấu hổ, chung cho người Việt, là lần chứng kiến cảnh mặc cả giữa một người Việt và một viên chức lãnh sự Mỹ, trong một trại tỵ nạn ở Hồng Công. Với tấm thẻ bài của lính Mỹ mang theo trong hành trình vượt biển, người Việt nằng nặc đòi hỏi chính phủ Mỹ phải bảo đảm cho anh ta, và cả gia đình của anh ta còn ở tại Việt Nam, một tấm visa Mỹ hay, ít ra, là cái giá tính bằng đô la: phải bảo đảm điều đó thì mới cung cấp thông tin về bộ hài cốt mà gia đình đang giữ tại Việt Nam. Viên chức Mỹ thì lặp đi lặp lại rằng vấn đề là nhân đạo, nhân đạo và nhân đạo: việc thưởng tiền là tùy thuộc vào thân nhân người lính, chính phủ Mỹ tuyệt đối không chấp nhận việc mua bán hài cốt người chết.
Không ai chịu ai, và cuối cùng, chủ nghĩa nhân đạo đã đầu hàng, viên chức Mỹ ra về trắng tay, để lại tôi và những nhân chứng khác đăng đắng một cảm giác bẽ bàng, hổ thẹn. Nhưng xét cho cùng thì kẻ mặc cả ấy cũng không đáng trách nhiều lắm: ra đi, mang theo cái tấm thẻ mà gia đình đã rót vào đó bao nhiêu tiền bạc, gởi gắm vào đó như là vật bảo chứng cho cả một kỳ vọng đổi đời, làm sao anh ta có thể tự ý quyết định? Như thế thì vấn đề ở đây là “xác tín” của cả gia đình anh ta, không chỉ về cái giá mà một bộ hài cốt lính Mỹ có thể mang lại mà, quan trọng hơn, là “lẽ tự nhiên” trong việc đầu tư để kiếm lợi từ một bộ xương như thế.
Đó là thứ “xác tín” hình thành trong một chế độ mà việc mặc cả trên xương người chết đã trở thành một chủ trương chính trị, một chiến lược ngoại giao. Đầu tiên, chỉ một thời gian ngắn sau “Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử”, là mưu toan làm tiền trên hài cốt Mỹ với cái giá lịch sử là 3.2 tỷ Mỹ kim. Người Mỹ muốn tính sổ với 58.000 binh sinh tử trận và mất tích ư? Thì phải bình thường hoá quan hệ. Họ muốn bình thường hoá quan hệ ư? Thì phải bồi thường chiến tranh. Cũng như cuộc mặc cả mà tôi chứng kiến, một bên là chủ nghĩa nhân đạo”, một bên là chủ nghĩa “tiền trao cháo múc”, hai bên nhùng nhằng, chẳng ai hiểu ai và chấp nhận lý lẽ của ai. Chỉ có mặc cả và mặc cả, mặc cả cho đến lúc chưng hửng vì bỏ lỡ cơ hội để rồi phải chấp nhận giảm giá, giảm dần và giảm dần, mãi cho đến năm 1994, lúc được xoá lệnh cấm vận. [10]
Không chỉ thiếu tự trọng, nó còn man rợ nữa. Không nói đếu tiêu chí hiện đại thể hiện ở Geneva Convention 1949, nó thậm chí còn man rợ cả với tiêu chí của văn minh cổ đại đi trước mình đến mấy chục thế kỷ. Homer, cách đây trên 3.000 năm, khi diễn tả lại cuộc chiến thành Troy trong Illiad, đã cho thấy thần Zeus “kinh động” như thế nào trước cảnh những tử thi bị kên kên rỉa xác và “lời nguyền” mà những kẻ man rợ sau cái trò này phải nhận lãnh như thế nào. Và Homer đã cho thấy, rốt cuộc, sau 12 ngày hành hạ tử thi của Hector, Achilles đã thực sự ân hận như thế nào, không chỉ ân hận đến mức trả lại thi hài của Hector mà còn độ đồng ý thời hạn hưu chiến đến 12 ngày để thành Troy có thể tống táng binh sĩ của mình một cách tử tế trước trận tử chiến cuối cùng. Nếu Illiad là một truyền thuyết xa xưa nhuốm màu thần thoại thì gần hơn, và xác thực hơn, là những sử liệu rành rành về mệnh lệnh của Abu Bakr vào thế kỷ thứ 7, giáo lĩnh đầu tiên của đạo Hồi, khi nghiêm ngặt yêu cầu binh sĩ mình phải đối xử tử tế, không được xúc phạm đến thi thể đối phương.
Hơn hẳn bất cứ vận động nào khác, chiến tranh là một cuộc vận động với xác suất cao nhất về những yếu tố bất ngờ và bất toàn nên sự phát sinh của những hành động man rợ mang tính cá nhân trong tình thế nóng bỏng của chiến trường ở phía này hay phía kia là điều khó mà tránh khỏi. Cái đáng nói ở đây là thời bình, một chính sách của thời bình, mà là một chính sách kéo dài. Khi cái trò kinh doanh hài cốt thiếu tự trọng ấy được nâng lên như một chính sách quốc gia thì vấn đề không chỉ đơn thuần là hai bên, đơn thuần là Washington và Hà Nội, là những nhà ngoại giao thay mặt và những nhà quyết định chính sách đứng sau. Theo những cuộc đàm phán kéo dài thì, càng ngày, những thân nhân chờ đợi sẽ càng đau đớn khi chồng hay con em chưa thể yên nghỉ một cách tử tế. Và càng ngày, theo những cuộc mặc cả giá xương cốt kéo dài, công dân của các nhà cầm quyền tự xưng “đỉnh cao trí tuệ” sẽ càng quen dần và tin dần vào “lẽ tự nhiên” hay sự “chính đáng” của cái trò hôi của từ xương người chết hay kinh doanh trên nỗi đau đớn của thân nhân người chết.
Lòng tốt đã bị “đánh cắp” từ những chính sách như thế. Ít hay nhiều, con người chúng ta ai cũng có chút “máu tham” trong người nhưng vấn đề là cái máu tham tiềm ẩn ấy đã bị đè nén hay triệt tiêu bởi những chuẩn mực đạo đức hình thành từ một nền tảng giáo dục phân minh, từ những thí dụ sống phân minh và đầy cảm hứng để bất cứ ai cũng khát khao học hỏi và noi gương. Nhưng những thành trì của sự tử tế trong lòng của từng người Việt đã bị tấn công liên miên, tấn công một cách lớp lang bài bản, tấn công một cách không thương tiếc. Đầu tiên là các chiến dịch chỉnh huấn, giảm tô rồi cải cách ruộng đất vào thập niên 50 với chú trương kích động mâu thuẫn, xúi giục hận thù và khêu gợi sự tham sân si. Để yên thân và để tiến thân, đồng đội hay đồng chí phải tố cáo và vu cáo đồng đội hay đồng chí. Và cũng để yên thân hay để được “thực phần” từ gia sản của những kẻ bị đấu tố, như một cách hôi của, những nông dân lại phải học cách tố cáo và vu cáo láng giềng.
Xây dựng quyền lực một cách thiếu phân minh như thế, hệ thống toàn trị chỉ có thể tồn tại dựa trên một nền tảng của những giá trị nhập nhằng.
Nhập nhằng giữa “chế độ” và “đất nước”, nó đặt mối đe doạ của với chế độ lên trên mối đe doạ của đất nước, xem kẻ thù của đất nước là “bạn hữu nghị” trong khi đối xử với những công dân yêu nước như là kẻ thù. Nhập nhằng giữa khái niệm tư hữu và công hữu đối với đất đai, nó đặt quyền “sống còn và quyền mưu cầu hạnh phúc” của người dân lên trên quyền hôi của của thành phần đặc lợi, và để bảo vệ cái đặc quyền “hôi của” ấy, nó lại nhập nhằng giữa “quần chúng nhân dân” với đám côn đồ đá cá lăn dưa. Và, vậy là, như có thể thấy giữa những gì đang diễn ra ngày ngày, bất cứ chiến dịch cướp đất, chiến dịch dàn áp nông dân đòi đất hay đấu tố và đàn áp người bất đồng nào cũng có bóng dáng của đám côn đồ đá cá lăn dưa nhân danh “quần chúng”.
Đằng sau những chiến dịch lịch sử là những vụ hôi của lịch sử. Đằng sau những nhà cầm quyền già-đá-cá-lăn-dưa non-đạo-tặc là những “quần chúng” cực kỳ đá cá lăn dưa. Khi chính quyền chỉ là một giống ký sinh trùng bám vào tình trạng mập mờ để “Ăn của dân không từ thứ gì”, nó cũng không từ chối bất cứ phương tiện gì để bảo về cái quyền ăn bám đó, từ cứt cho đến mắm tôm. [11]
Từ chủ trương ngoại giao hài cốt đến biện pháp đàn áp mắm tôm chỉ là một khoảng cách rất ngắn. Và là một khoảng cách rất ngắn so với cái cảnh nhặt tiền phúng điếu dưới gầm cầu ở Lào Cai hay hôi bia tại Biên Hoà. Khi những nhà toàn trị cho rằng những hài cốt lính Mỹ đang nằm ở trong tầm tay, không dại gì vuột mất khoản lợi thì đám hôi của ở Lào Cai hay Biên Hoà cũng thế, đồng tiền hay thùng bia đang ở trong tầm tay, không ngu gì để vuột.
Lịch sử hết thăng thì lại trầm nhưng, luôn luôn, con người, như một tập thể cộng đồng, phải luôn luôn đứng vững với những phẩm cách cần có. Con người phải giữ vững bởi, ngày nào họ còn đứng vững, đất nước sẽ tiếp tục đứng vững và chính vì thế mà lịch sử của chúng ta trở nên đau đớn. Nó đau đớn vì, theo sự trượt dốc của đạo đức và sự biến mất của lòng tử tế như có thể thấy qua những thí dụ tràn lan trên mặt báo, người Việt ngày càng ác với nhau hơn, đê tiện với nhau hơn và nhưng ngờ nghệch và hèn hạ với kẻ thù truyền kiếp của mình hơn. Lịch sử hết trầm thì lại thăng và, sau cùng, lịch sử sẽ dành một chỗ đứng như thế nào cho cái hệ thống cầm quyền đã liên tiếp hạ thấp nhân phẩm và ngu muội hoá dân tộc mình như thế?
Tôi chợt nghĩ tới những bô cứt và những lọ mắm tôm thối đã ném vào những người bất đồng chính kiến, những nhà dân chủ, những nhà tranh đấu nhân quyền… [12]
18.12.2013
Tham khảo:
[1] Lê Thanh Phong, “Từ chuyện lòng tốt bị đánh cắp theo xe bia Tiger bị nạn”, Lao Động, 5.12.2013.
[3] Nguyễn Văn Đạm. (1993), Từ điển tiếng Việt tường giải, liên tưởng, Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
[4] Nguyễn Hoàng Văn, “Thịt hộp và Mercedes”, talawas 27.12.2004
[5] ÐặngVũ Hiệp (2002), Ký ức Tây Nguyên, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, tr. 82.
“Khuyết điểm thứ ba, công tác giáo dục và tổ chức cho bộ đội ý thức thu hồi chiến lợi phẩm, nhất là vũ khí trang bị chưa đầy đủ. Chưa tận dụng lấy vũ khí địch để diệt địch, còn nặng về lấy thức ăn. Có đồng chí đang đánh nhau vẫn ngồi ăn. Lại có anh em diệt địch xong, lấy thuốc lá vừa hút vừa xông lên đánh tiếp”.
[7] Có rất nhiều tài liệu về các vụ “hôi của” này, từ 16 tấn vàng vào năm 1975 đến các chiến dịch cải tạo công thương sau đó. Tài liệu mang tính “tổng kết” nhất là cuốn Bên thắng cuộc II: Quyền bính, của Huy Đức.
[8] Vì đưa việc này lên diễn đàn thảo luận của VnExpess và thu hút ý nhiều kiến phản đối vào cuối năm 2004, Tổng Biên tập Trương Ðình Anh đã bị cách chức. Có tin cho biết nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải muốn đóng cửa tờ báo ngay nhưng các viên chức văn hóa can thiệp, cho rằng mỗi tháng VnExpress có hàng chục triệu người đọc nên quyết định đóng cửa này ngay trước hội nghị ASEM là một điều không hay, chỉ nên dừng lại ở mức độ khiển trách.
[9] Tháng 1 năm 2013, 72 nhân vật nổi tiếng đã gởi “Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992”, trong đó đề nghị “ áp dụng quyền sở hữu cá nhân về đất đai” nhưng “Hiến pháp” đã được thông qua với khái niệm sở hữu toàn dân trong vấn đề đất đai.
[10] Xem Hồi ký Trần Quang Cơ, Chương 1: “Việt Nam trong thập niên của thế kỷ 20”
 [11] Lê Kiên, Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan:”Ăn của dân không từ một cái gì

Những lưu ý về dân chủ hóa từ Samuel P. Huntington (3)

Tháng 12 20, 2013
Phạm Hồng Sơn biên soạn
Xem toàn bài trong bản PDF
C. Một số lưu ý quan trọng khác
Sau đây là một số điểm khác, trong The third wave – democratization in the late twentieth century của Huntington, có thể hữu ích cho những người quan tâm tới vấn đề dân chủ hóa. Thứ tự được xếp theo trình tự xuất hiện của chúng trong tác phẩm, không ngụ ý mức độ quan trọng.
1. Một đặc tính riêng biệt của chế độ độc tài toàn trị so với độc tài truyền thống là độc tài toàn trị nỗ lực định hình lại xã hội và cố uốn nắn bản thể con người theo ý họ. [i]
2. Các chế độ độc tài thường được thay thế bằng một chế độ độc tài khác. Các tác nhân làm chấm dứt một chế độ độc tài có thể khác xa các tác nhần cần cho dân chủ. [ii]
3. Khởi tạo dân chủ đòi hỏi giới tinh hoa (trí thức và chính trị) phải đạt được “đồng thuận thủ tục” (procedural consensus). Nói cách khác, giới tinh hoa phải tin và cùng nhau hành động vì dân chủ. [iii]
4. Bên cạnh các yếu tố khác, lãnh đạo chính trị và kỹ năng chính trị là những thứ tối cần cho dân chủ hóa. [iv]
5. Đôi khi thành công của dân chủ hóa lần này chỉ là hệ quả của những cố gắng dân chủ hóa đã thất bại trước đó. [v]
6. Có nhiều quốc gia gần như chưa từng trải nghiệm dân chủ đã chuyển đổi thành công sang dân chủ. [vi]
7. Các chế độ độc tài độc đảng xuất thân từ các phong trào dân tộc thường có cơ sở chính trị vững chắc hơn các loại độc tài tương tự. [vii]
8. Sự sống còn của một chế độ độc tài thường là biểu hiện của sự vận hành một cấu trúc xã hội hơn là sự vận hành của một chính thể. [viii]
9. “Không được tham gia chính trị thì không đóng thuế” là một yêu sách chính trị. Còn “Không đóng thuế thì không được tham dự chính quyền” là một hiện thực chính trị. [ix]
10. Một mô hình kinh tế thuận lợi cho dân chủ hóa là: tăng trưởng kinh tế cao xen với tình trạng suy thoái hoặc khủng hoảng ngắn. [x]
11. Các điều kiện kinh tế, xã hội, ngoại giao dù quan trọng đến mấy nhưng hoàn toàn vô nghĩa nếu không có những con người dám mạo hiểm làm dân chủ. [xi]
12. Chế độ độc tài độc đảng có hai nhóm khó khăn lớn cho dân chủ hóa: khung thiết chế ràng buộc hệ thống quyền lực nhà nước với các cơ quan của đảng; hệ thống tư tưởng (ý thức hệ) làm nhập nhằng giữa đảng với tổ quốc. [xii]
13. Dân chủ hóa một chế độc tài độc đảng cũng có nghĩa việc kiểm soát chính quyền của đảng đó bị thách thức và bản thân đảng đó biến chuyển thành một đảng chấp nhận cạnh tranh hơn. [xiii]
14. Độc tài cá nhân ít có xu hướng rời bỏ quyền lực hơn độc tài quân sự. [xiv]
15. Sinh viên là lực lượng đối lập phổ quát đối với mọi chế độ. Nhưng sinh viên sẽ bất lực khi thiếu ủng hộ mạnh mẽ. [xv]
16. Nguy cơ chia rẽ giữa các lãnh đạo, các nhóm phía đối lập luôn cao hơn và khó xử lý hơn nhiều so với cả nội bộ của một chính quyền độc tài đang rệu rã. [xvi]
17. Sự tự tin, huênh hoang của các lãnh đạo độc tài thường là kết quả từ một hệ thống phản hồi yếu kém, thiếu trung thực. [xvii]
18. Dân chủ cần bầu cử, cần tinh thần hợp tác, đàm phán, thỏa hiệp nhưng việc đối lập đồng ý tham dự các hoạt động của chính quyền độc tài có thể chỉ có tác dụng mang thêm tính chính đáng cho kẻ độc tài và làm hoang mang công luận. [xviii]
19. Chính quyền được sinh ra bằng ôn hòa, thỏa hiệp sẽ vận hành bằng đối thoại, chia sẻ trách nhiệm. Chính quyền được sinh ra từ bạo lực sẽ vận hành bằng dùi cui, nắm đấm. [xix]
20. Dân chủ hóa cần một nhận thức phân biệt quan trọng: không nên nhầm giữa năng lực yếu kém của lãnh đạo (hoặc đảng cầm quyền) với hệ thống chính trị dân chủ. [xx]
21. Một dấu hiệu của dân chủ non trẻ đã bén rễ chắc: qua hai vòng bầu cử liên tiếp, lãnh đạo đương nhiệm đồng ý chuyển giao quyền lực cho người thắng phiếu thuộc phía đối lập.[xxi]
22. Tinh thần trợ giúp, cổ xướng dân chủ từ Hoa Kỳ có thể sẽ tiếp tục hoặc không. [xxii]
23. Khủng bố, khủng hoảng xã hội và các chương trình cải cách kinh tế-xã hội quá lớn, quá nhanh là những thứ không có lợi cho những nền dân chủ non trẻ. [xxiii]
24. Các chế độ dân chủ ở Đông Á có thể bị suy yếu nếu Trung Cộng vẫn duy trì chính thể độc tài, vẫn tăng trưởng kinh tế và mở rộng ảnh hưởng trong khu vực. [xxiv]
25. Bên cạnh nhiều dạng độc tài đã xuất hiện, tương lai có thể sẽ có thêm một dạng chính thể độc tài với các lãnh đạo kỹ trị điện tử – dựa trên khả năng thao túng thông tin và vận dụng các phương tiện truyền thông tinh xảo. [xxv]
26. Phép thử cho tư tưởng dân chủ của chính trị gia là những thể hiện của người đó lúc tại vị chứ không phải khi đã về hưu. [xxvi]
27. Một dấu hiệu sớm sủa của dân chủ là việc chính quyền không hoặc ít cản trở, gây hấn sự tham gia một cuộc bầu cử công khai và công bằng từ các đảng đối lập. [xxvii]
28. Một khó khăn cho dân chủ hóa ở Trung Cộng là những nhà phê bình theo thiên hướng dân chủ thuộc dòng chính vẫn gắn bó với các thành tố cơ bản của Khổng giáo (thích hài hòa, đoàn kết hơn khác biệt, cạnh tranh; thích danh vị, chính thống hơn tự do cá nhân, ly khai…). [xxviii]
29. Nếu thừa nhận nền văn hóa Hồi giáo và Khổng giáo không tương thích với dân chủ thì cũng cần phải nhận thấy trong Hồi giáo và Khổng giáo vẫn có thể có những đặc tính thuận lợi cho, hoặc ít nhất không chống lại, dân chủ. Và văn hóa luôn luôn biến động, năng động. [xxix]
30. Lịch sử không bao giờ tiến theo đường thẳng nhưng nó chỉ tiến lên được nhờ những cú đẩy từ những con người hiểu biết và quyết đoán. [xxx]
Lời kết của người biên soạn
Qua những gì vừa trình bày, quí độc giả có thể đã nhận thấy hai điều:
1. Có một số từ có tính thuật ngữ, như hóa thế, tính chính đáng hồi cố, nhà dân chủ hóa…, dù đã lĩnh hội được nhiều góp ý tận tình, có thể chưa phải là cách chuyển ngữ tối ưu. Nhưng người biên soạn hy vọng mọi độc giả vẫn hiểu giống nhau về nghĩa của chúng khi độc giả đọc kỹ những nội dung đi sau các từ đó. Và cũng hy vọng trong tương lai những cách chuyển ngữ đó sẽ được những thức giả quan tâm bổ khuyết.
2. Lập trường chính trị của Huntington thuộc trường phái realpolitik (tạm dịch: chính trị thực dụng) có nguồn gốc từ Niccolò Machiavelli (1469-1527). “Thực dụng”, nhất là đối với người phương Đông, không phải là một từ đáng xiển dương tuyệt đối về đạo đức. Bản thân Huntington cũng nhận ra điều đó, nhưng ông hy vọng độc giả hiểu cho: “thực dụng” của ông là nhiệt tâm vì dân chủ. Ngoài ra, Huntington cũng nhận thức rất rõ về những thiếu sót có thể hoặc đương nhiên trong công trình nghiên cứu của ông. [xxxi] Đó cũng là những điều mà người biên soạn muốn chia sẻ thêm với độc giả Việt Nam hôm nay – những người đang phải sống dưới một chế độ thuộc loại vài chính thể độc tài độc đảng toàn trị còn sót lại từ thế kỷ trước-thế kỷ XX.
© Phạm Hồng Sơn & pro&contra


[i] Trang 12.
[ii] Trang 35.
[iii] Trang 36.
[iv] Trang 39.
[v] Trang 42-44
[vi] Trang 44.
[vii] Trang 47,48.
[viii] Trang 64.
[ix] Trang 65.
[x] Trang 72.
[xi] Trang 107, 108.
[xii] Trang 117-120.
[xiii] Trang 120.
[xiv] Trang 120, 142, 143.
[xv] Trang 144.
[xvi] Trang 157.
[xvii] Trang 144, 181, 182.
[xviii] Trang 186-190.
[xix] Trang 207.
[xx] Trang 260-262.
[xxi] Trang 266, 267.
[xxii] Trang 285.
[xxiii] Trang 290-291.
[xxiv] Trang 293.
[xxv] Trang 294.
[xxvi] Trang 297.
[xxvii] Trang 305.
[xxviii] Trang 300-303.
[xxix] Trang 300-311.
[xxx] Trang 316.
[xxxi] Trang xv.

Những lưu ý về dân chủ hóa từ Samuel P. Huntington (2)

Tháng 12 18, 2013
Phạm Hồng Sơn biên soạn
B. Năm bộ hướng dẫn cho các nhà dân chủ hóa
I. Bộ số 1: dành cho các nhà cải cách dân chủ hóa nằm trong chính quyền độc tài ở dạng thức Chuyển hóa [i]
1. Xây dựng và giữ vững cơ sở chính trị (political base). Nhanh nhất có thể đưa ngay các nhân vật ủng hộ dân chủ hóa vào các vị trí chủ chốt trong chính phủ, đảng và quân đội.
2. Duy trì tính chính đáng hồi cố. Thực hiện các thay đổi thông qua các thủ tục đã có của chính thể độc tài và trấn an các nhân vật cứng đầu bằng những nhượng bộ tượng trưng, tuân thủ chiến thuật “hai bước tiến một bước lùi”.
3. Từng bước gia tăng sự ủng hộ cho bản thân sao cho giảm dần sự phụ thuộc vào bộ phận cầm quyền chống cải cách và mở rộng cơ sở ủng hộ theo hướng các nhóm đối lập ủng hộ dân chủ.
4. Luôn sẵn tinh thần đối phó với các hành động cực đoan của nhóm cứng đầu hòng chặn đứng thay đổi (ví dụ: âm mưu lật quyền,…). Kể cả việc có thể phải dùng thủ thuật khích nhóm cứng đầu hành động như thế rồi ra tay dẹp bỏ (cách ly, làm mất uy tín các nhân vật cực đoan chống cải cách.)
5. Nắm và kiểm soát vững vàng mọi cơ hội, ý tưởng then chốt trong tiến trình dân chủ hóa. Chỉ hành động trên thế chủ động, áp đảo. Không bao giờ được áp dụng cải tiến dân chủ chỉ để thỏa mãn áp lực từ các nhóm đối lập cực đoan.
6. Không nuôi kỳ vọng quá lớn cho dư luận. Phải thể hiện làm sao để công luận thấy được tầm quan trọng nằm ở việc tiến trình cải cách phải được tiếp tục hơn là vẽ ra cho họ những thành quả dân chủ mỹ mãn xa vời.
7. Khích lệ các nhóm đối lập có trách nhiệm, ôn hòa – những nhóm được xã hội (kể cả quân đội) có thiện cảm chấp nhận như một giải pháp thay thế trong tương lai.
8. Phải tạo dựng được một cảm giác chung rằng dân chủ hóa là tiến trình tự nhiên và tất yếu trong quá trình phát triển, kể cả khi vẫn còn một số bộ phận không mong muốn.
II. Bộ số 2: Dành cho các nhà dân chủ hóa ở phía đối lập trong dạng thức Thay thế-lật đổ [ii]
1. Tập trung chú ý vào tính bất chính đáng hoặc tính chính đáng bất minh của chính thể độc tài – điểm yếu nhất của chính thể. Tấn công vào các vấn đề gây bất bình rộng lớn như tham nhũng, sự tàn bạo. Nhưng, nếu hiệu năng của chính quyền còn tốt (đặc biệt là về kinh tế) thì những tấn công đó sẽ không hiệu quả. Song, một khi hiệu năng của nó bị suy thì việc làm nổi lên tính bất chính đáng sẽ là đòn bẩy quan trọng duy nhất trong việc phế truất nó.
2. Giống như các lãnh đạo dân chủ, các lãnh đạo độc tài cũng có những hiềm khích, bất hòa với bộ phận đã từng ủng hộ họ. Phải khuyến khích những nhóm bất mãn như thế ủng hộ dân chủ như một giải pháp thay thế cho chính thể hiện tại. Phải hết sức nỗ lực thu nạp các doanh nhân cao cấp, giới trung lưu, các nhân vật ảnh hưởng về tôn giáo, các lãnh đạo chính trị, kể cả những nhân vật đã tham gia tạo dựng và duy trì chính thể độc tài. Hình ảnh của phía đối lập càng có sắc thái “đáng tôn trọng” và có “trách nhiệm” thì khả năng thu nhận thêm được sự ủng hộ càng lớn.
3. Vận động, gây thiện cảm, cải hóa, chuẩn bị tinh thần dân chủ cho giới tướng lĩnh. Vì như đã phân tích, chế độ sụp đổ hay không phụ thuộc vào thái độ của quân đội (ủng hộ hay phản đối hay trung lập), vì vậy sự ủng hộ của quân đội rất quan trọng khi khủng hoảng xảy ra. Nhưng điều quí vị cần nhất là quân đội không muốn bảo vệ chế độ nữa.
4. Phải thực hành và truyền bá tinh thần bất bạo động. Đó là một trong những nguyên tắc quan trọng để có thể thu phục lực lượng an ninh: binh lính, cảnh sát không bao giờ có thiện cảm với những người ném chai xăng, gạch đá vào họ.
5. Tận dụng mọi cơ hội để thể hiện sự đối lập với chính thể, kể cả tham gia vào những cuộc bầu cử do chính quyền tổ chức.
6. Xây dựng các liên hệ với giới báo chí quốc tế, các tổ chức nhân quyền quốc tế, các hiệp hội liên quốc gia như các tổ chức tôn giáo. Đặc biệt, cần huy động sự ủng hộ từ Hoa Kỳ. Các dân biểu liên bang Hoa Kỳ luôn tìm các phong trào, sự kiện có tính đạo đức để gia tăng hình ảnh cho bản thân họ và kình địch với giới hành pháp. Cần giới thiệu và cung cấp cho họ các tài liệu, hình ảnh về phong trào và các hoạt động của quí vị.
7. Tăng cường tình đoàn kết giữa các nhóm đối lập. Hãy nỗ lực tạo ra những tổ chức, cơ chế điều phối chung để gia tăng sự hợp tác giữa các nhóm. Đây là một vấn đề nan giải. Hãy lưu ý: các lãnh đạo độc tài thường là các tay lão luyện trong việc gây chia rẽ cho đối lập. Một phép thử tài năng lãnh đạo dân chủ của quí vị là khả năng vượt qua được các khó khăn đó và đảm bảo được sự đoàn kết cho các nhóm đối lập. Hãy nhớ lời Gabriel Almond: “Lãnh đạo vĩ đại là người tạo được liên minh rộng lớn.”
8. Phải chuẩn bị để lấp được thật nhanh khoảng trống quyền lực do sự sụp đổ của chế độ độc tài tạo ra. Bằng cách: đưa ngay lên nhà lãnh đạo có thiên hướng dân chủ, có tài biểu đạt, và được quần chúng thiện cảm; nhanh chóng tổ chức bầu cử để tạo tính chính đáng cho chính quyền mới; và xúc tiến xây dựng ngay tính chính đáng trên trường quốc tế bằng các quan hệ, tương tác với các tổ chức liên quốc gia, Hoa Kỳ, EU và giáo hội Công giáo. Cần chú ý: trong số các đối tác đồng minh của quí vị cũng có những thành phần muốn dựng lên một chính thể độc tài mới; quí vị cần âm thầm chuẩn bị, tổ chức những người ủng hộ dân chủ để đối phó thành công với ý tưởng phản dân chủ đó.
(Myron Weiner cũng đưa ra những lời khuyên tương tự trong trường hợp này: 1. Phải huy động được sự phản kháng chính thể độc tài ở mức độ rộng lớn và bất bạo động. 2. Tìm kiếm ủng hộ từ bộ phận trung dung và, nếu cần, cả từ cánh hữu thủ cựu. 3. Kìm chế bộ phận tả, không để họ áp đảo, kiểm soát phong trào. 4. Vận động giới quân nhân. 5. Tạo được thiện cảm từ giới truyền thông phương Tây và Hoa Kỳ. – Emperical Democratic Theory and the Transition from Authoritarianism to Democracy, PS 20, 1987, trang 866.)
III. Bộ số 3
Bộ 3a: dành cho các nhà dân chủ hóa nằm trong chính quyền độc tài ở dạng thức Hóa thế [iii]
1. Tuân thủ bộ hướng dẫn số 1 (dành cho chuyển hóa). Trước tiên phải cách ly và làm suy yếu các phần tử cứng đầu (1a), rồi củng cố sự vững chắc của quí vị trong chính quyền và toàn bộ hệ thống chính trị.
2. Như bộ hướng dẫn số 1 đã chỉ, quí vị cũng phải chủ động nắm vững và kiểm soát được mọi cơ hội, biến động trong tiến trình và cần nhượng bộ chủ động, gây bất ngờ cho cả phía đối lập và nhóm cứng đầu nhưng không bao giờ được nhượng bộ vì bị đối lập ép buộc công khai.
3. Phải đảm bảo có được sự bảo trợ từ các tướng lĩnh hàng đầu hoặc từ các lãnh đạo an ninh cao cấp cho việc tiến hành đối thoại, đàm phàn.
4. Hãy làm tất cả những gì có thể để gia tăng vị thế, thẩm quyền và củng cố tính chất ôn hòa của đối tác quan trọng phía đối lập đang thực hiện đàm phán với quí vị.
5. Xây dựng các kênh tiếp xúc tin cậy, kín đáo “sau sân khấu” với các lãnh đạo đối lập để bàn về các vấn đề quan trọng bậc nhất.
6. Nếu đàm phán thành công, quí vị gần như đã ở bên phía đối lập. Quan tâm hàng đầu lúc này là phải tạo được các đảm bảo, an toàn cho các quyền của bên đối lập và các nhóm có liên đới với chính quyền độc tài (ví dụ, quân đội). Tất cả mọi thứ khác đều nên giải quyết trên tinh thần đàm phán.
Bộ 3b: dành cho các nhà dân chủ hóa ở phía đối lập trong dạng thức Hóa thế [iv]
1. Sẵn sàng tinh thần để huy động lực lượng ủng hộ khi các cuộc biểu tình có khả năng làm suy yếu nhóm cứng đầu (1a) trong chính quyền độc tài. Nhưng nếu liều lượng tuần hành, biểu tình quá nhiều lại có nguy cơ gia tăng sức mạnh cho nhóm cứng đầu, làm yếu vị thế của nhóm chủ xướng đàm phán trong chính quyền và làm giới trung lưu lo ngại về bất ổn, rối loạn.
2. Hãy ôn hòa, tiết chế. Cần ứng xử như những chính khách.
3. Sẵn sàng tinh thần để đối thoại và, khi cần, nhượng bộ trên mọi vấn đề, trừ việc tổ chức bầu cử tự do và công bằng. [v]
4. Quí vị cần thừa nhận một thực tế là xác suất chiến thắng của quí vị vẫn cao trong các cuộc bầu cử ban đầu do chính quyền tổ chức và việc quí vị không tham gia sẽ gây thêm nhiều phức tạp cho việc điều hành của quí vị sau này.
Bộ 3c: dành cho các nhà dân chủ hóa ở cả hai phía, đối lập và chính quyền độc tài, trong dạng thức Hóa thế [vi]
1. Điều kiện chính trị thuận lợi cho việc đàm phán để chuyển đổi thể chế không bao giờ kéo dài hay chờ đợi. Hãy nắm ngay lấy cơ hội có thể và nhanh chóng cùng giải quyết những vấn đề hệ trọng.
2. Phải ý thức được tương lai chính trị của quí vị và của cả đối tác của quí vị phụ thuộc hoàn toàn vào việc có đạt được thỏa thuận về sự chuyển đổi sang dân chủ không.
3. Phải làm tắt được các yêu sách (trong nội bộ của quí vị) có nguy cơ trì hoãn đàm phán hoặc đe dọa tới lợi ích chính yếu của đối tác đàm phán.
4. Phải tin tưởng thỏa thuận mà quí vị đạt được là giải pháp khả dĩ duy nhất; những nhóm cứng đầu (1a) và cực đoan (2a) có thể lên án, phản đối nhưng họ không có khả năng đưa ra được giải pháp khác có sự ủng hộ rộng rãi.
5. Mỗi khi băn khoăn, không chắc chắn, hãy thỏa hiệp.
IV. Bộ số 4: dành cho việc xử lý các tội ác của chính thể độc tài [vii]
1. Nếu chuyển đổi ở dạng thức chuyển hóa hoặc hóa thế, quí vị đừng cố truy tố các quan chức độc tài vì những xâm hại nhân quyền trước đây của họ. Tổn phí chính trị của những hành động như thế sẽ lớn hơn bất cứ giá trị gì đạt được.
2. Nếu là thay thế-lật đổ và nếu quí vị cảm thấy việc truy tố là cần thiết về chính trị và đúng đắn về đạo đức, thì hãy truy tố nhanh gọn các lãnh đạo cao nhất của chính thể độc tài (tốt nhất là trong năm đầu tiên của chế độ mới). Và quí vị phải cho mọi người hiểu rõ: cấp trung và thấp của chế độ cũ sẽ không bị truy tố.
3. Hãy tạo dựng một cơ chế để có thể tổng hợp, phân tích, đánh giá một cách thấu đáo và bình tĩnh các tội ác đã xảy ra trong thời độc tài.
4. Quí vị phải nhận thức được rằng cả hai giải pháp “truy tố và trừng phạt” hay “tha thứ rồi quên đi” đều có những khiếm khuyết nghiêm trọng và giải pháp ít mất lòng nhất có thể là: đừng truy tố, đừng trừng phạt, đừng tha thứ và trên hết, đừng quên lãng.
V. Bộ số 5: dành cho việc kiểm soát quân đội và xây dựng quân đội chuyên nghiệp [viii]
1. Phải nhanh chóng đưa ra ngoài hoặc cho về hưu tất cả các sỹ quan có nguy cơ thay lòng, kể cả các nhân vật từng ủng hộ mạnh nhất cho độc tài lẫn các nhân vật có tư tưởng cải cách có thể đã từng giúp quí vị. Nhóm thứ hai này thường chóng chán dân chủ và thích can dự vào chính trị.
2. Trừng phạt nặng tay các tướng lĩnh dám âm mưu lật đổ chế độ mới, “sát nhất nhân vạn nhân cụ” [ix].
3. Hệ thống chỉ huy và trách nhiệm trong quân đội phải được củng cố và làm cho thật rõ ràng. Loại bỏ mọi điểm mập mờ, bất thường và khẳng định rõ tổng chỉ huy quân đội thuộc về nghạch dân sự – người đứng đầu chính quyền.
4. Cắt giảm mạnh số lượng quân ngũ. Một quân đội đã từng vận hành chính quyền thường có qui mô quá lớn và có quá nhiều sỹ quan.
5. Nếu giới sỹ quan còn tại ngũ cảm thấy thiếu thốn, khó khăn, hãy dùng ngân sách tiết kiệm được từ cắt giảm quân ngũ để tăng lương, thêm trợ cấp, cải thiện cuộc sống cho họ. Các phí tổn đó sẽ được bồi hoàn hậu hĩnh bằng những thành công khác.
6. Hãy hướng lực lượng quân đội vào các nhiệm vụ quốc phòng. Một lý do rất hợp lý là cần phải giải quyết xung đột với ngoại bang. Thiếu vắng mối đe dọa từ nước ngoài dễ làm cho quân đội của quí vị mất đi sứ mạng chính đáng cao cả và khiến họ lãng tâm nhiều hơn sang lĩnh vực chính trị. Cần phải cân bằng cho được giữa các lợi ích từ việc không có mối đe dọa từ bên ngoài với các thiệt hại từ bất ổn nội tại.
7. Đồng thời với việc định hướng cho quân đội vào các mục tiêu quân sự, phải cắt giảm mạnh lực lượng quân đội đóng tại hoặc gần thủ đô. Điều chuyển số đó về vùng biên hoặc tới những nơi xa xôi, vắng người.
8. Cấp cho quân đội đồ để chơi. Mua cho họ xe tăng, máy bay, xe bọc thép, súng pháo đời mới, hấp dẫn và các thiết bị điện tử cao cấp (tàu chiến không quan trọng lắm, còn hải quân thì không làm đảo chính được). Các quân nhân sẽ sung sướng và bận bịu (phải nghiên cứu, phải học cách dùng…) với những thứ đó. Khi quí vị biết chơi tốt những lá bài kiểu như thế và tạo được ấn tượng tốt đẹp ở Washington, quí vị sẽ có thể chuyển được nhiều chi phí sang cho những người đóng thuế ở Mỹ. Ngoài ra, quí vị còn nhận được thêm một điều lợi: cảnh báo giới quân nhân phải xử sự cho đúng nếu muốn tiếp tục có những đồ chơi như thế, vì các nhà lập pháp Mỹ không mấy thiện cảm với việc quân đội can dự vào chính trị.
9. Binh lính, giống như mọi người, đều thích được thích. Hãy tận dụng mọi cơ hội để gắn bó hình ảnh của quí vị với các quân nhân. Dự các sự kiện, các buổi lễ của quân đội; trao tặng huy chương cho họ; ca ngợi binh sỹ như biểu tượng cho những giá trị cao cả nhất; và nếu phù hợp với hiến pháp, hãy xuất hiện trong một bộ đồ lính.
10. Tổ chức và duy trì một tổ chức chính trị có khả năng huy động lực lượng ủng hộ tràn ra đường phố của thủ đô bất kỳ lúc nào có hành động đảo chính.
(The Economist, ra ngày 29/08/1987, cũng đưa ra một số tư vấn cho các lãnh đạo của chế độ dân chủ mới trong việc xử sự với quân đội: 1. Hãy tha thứ những lỗi lầm cũ hoặc ít nhất không cố trừng phạt,… 2. Phải tự tin và khéo léo,… 3. Hành xử đại lượng,… 4. Làm cho họ bận bịu,… 5. Giúp, dạy họ tôn trọng dân chủ,… 6. Kéo họ về phía bạn – nhưng đừng hứa hẹn nhiều hơn khả năng có thể của bạn,… 7. Nếu tất cả những điều trên không hiệu quả, giải tán quân đội.)
(Còn 1 kì)
© Phạm Hồng Sơn & pro&contra


[i] Trang 141-142.
[ii] Trang 149-151.
[iii] Trang 162.
[iv] Trang 162.
[v] Bản thân Huntington cũng cảnh báo khiếm khuyết của điểm (bầu cử) này. Một học giả khác trẻ hơn của Hoa Kỳ, Fareed Zakaria, đã phê phán điểm này rất kỹ trong bài luận The Rise of Illiberal Democracy (1997) (bản tiếng Việt: Sự trỗi dậy của các nền dân chủ phi tự do)  hoặc trong sách The Future of Freedom (2003).
[vi] Trang 162-163.
[vii] Trang 231.
[viii] Trang 251-252.
[ix] Nguyên văn: Ruthlessly punish the leaders of attempted coups against your new government, pour décourager les autres.