Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

Báo Mĩ và Canada bình luận về tình hình Syria

Phạm Nguyên Trường tuyển chọn và dịch

Tờ The New York Times – Mỹ đang thầm lặng chuẩn bị cho giai đoạn Hậu-Assad ở Syria
Chính quyền của Tổng thống Obama ngày càng tin chắc rằng Bashar al-Assad chẳng còn tại vị được bao lâu nữa và đã bắt đầu chuẩn bị chính sách cho giai đoạn sau khi ông này ra đi, tờ The New York Times viết như thế. Cùng với Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ đang tính toán cách hành xử nếu xảy ra nội chiến giữa các cộng đồng Alawite, Druse, Thiên chúa giáo và Sunni. Các quan chức Bộ ngoại giao Mỹ cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo phe đối lập ở Syria phối hợp hành động nhằm lật đổ Bashar al-Assad và thành lập chính phủ mới. Chính quyền Obama dứt khoát tránh lặp lại hậu quả của cuộc can thiệp của Mỹ vào Iraq, khi họ tung toàn bộ lực lượng vào việc lật đổ Saddam Hussein mà không chú tâm vào việc lập kế hoạch giải quyết xung đột giữa các nhóm đối đầu nhau ở Iraq, nhà báo Helen Cooper viết như thế. 


Một quan chức chính quyền Obama nhận định rằng 90% dầu mỏ của Syria là để xuất sang châu Âu cho nên việc đóng cửa thị trường dầu mỏ châu Âu sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với nền kinh tế Syria và có thể tạo thêm áp lực cho Chính phủ của Assad. Theo lời ông này thì Syria chẳng có mấy người giúp. “Người Trung Quốc hiểu rằng sự phát triển kinh tế của họ phụ thuộc nhiều vào chúng ta và châu Âu chứ không phải là sự sống còn của Assad hay Gaddafi”, ông này nói. 

Các cơ quan tình báo và ngoại giao Trung Đông, châu Âu và Mỹ càng ngày càng tin tưởng rằng Assad sẽ không thể đối địch được với cơn bão tố đang nổi lên ở ngay cổng thành Damascus. Điều đó buộc chính quyền Mỹ chuyển từ kế hoạch lật đổ Assad sang kế hoạch xử lí những vấn đề sau đó, tờ bào này viết như thế. 

Nhưng các nhà phân tích cũng nhận định rằng Assad càng bám vào quyền lực lâu chừng nào thì những cuộc phản đối sẽ càng quyết liệt chừng ấy và ông ta có thể lợi dụng điều đó để biện hộ cho việc đán áp. “Nhiều nhân tố có thể làm cho việc ra đi của ông ta trở thành phức tạp hơn là Mubarak ở Ai Cập và Ben Ali ở Tunisia”, nhà báo Copper nhấn mạnh. Thứ nhất, thời gian gần đây Mỹ và châu Âu lo lắng nhiều hơn về những cuộc khủng hoảng kinh tế của chính mình. Ngoài ra, những cuộc biểu tình phản đối ở Tunisia, Ai Cập, Libya và Yemen mang tính chất quốc nội, trong khi sự sụp đổ của Syria có thể gây ra những vụ bùng nổ ở bên ngoài, sẽ ảnh hưởng tới Iran, Liban, Jordan, Israel và thậm chí cả Iraq nữa, đặc biệt là nếu các sự kiện ở Syria biến thành nội chiến theo kiểu Iraq, các chuyên gia cho là như thế.

“Người Sunni đang tích cực trang bị vũ khí và tình hình ngày càng căng thẳng” – ông Vali Nars, một cựu quan chức Bộ Ngoại giao, nói – “Iran và tổ chức Hezbollah ủng hộ chế độ. Chế độ càng ngày càng nhận thức được rằng điều đó sẽ chẳng có lợi gì”. Nhận thức này đã buộc chính phủ Mỹ lập kế hoạch cho tương lai. Trong khi đó chính quyền cũng không muốn để người ta nghĩ rằng Mỹ đang đạo diễn các sự kiện ở Syria, vì sợ rằng bóng ma của một cuộc can thiệp của Mỹ sẽ mang lại nhiều tai hại chứ chẳng giúp được gì cho lực lượng đối lập, tờ báo này nhấn mạnh. 


Dịch theo bản rút gọn bằng tiếng Nga tại địa chỉ: inopressa.ru

Tờ Le Soleil (Canada) – Có sự trợ giúp của Nga… 

Tổng thống Syria Bashar al-Assad – không muốn chịu chung số phận với các nhà độc tài khác trong các nước Arab – đã không hề lưỡng lự khi hạ lệnh cho các quân nhân hạ sát 2.600 đồng bào của mình. Ông ta làm tất cả những chuyện đó với sự trợ giúp của Nga, nước này vẫn chống lại, không cho Hội đồng Bảo an thông qua bất kỳ nghị quyết trừng phạt nào đối với Chính phủ Syria, tờ Le Soleil của Canada viết như thế. 

“Dễ hiểu là Tổng thống Dmitri Medvedev cố gắng bảo vệ quyền lợi của mình ở Syria, đặc biệt là những đơn đặt hàng trong lĩnh vực quân sự, mà họ nhận được từ nhà độc tài này vì ông ta cần tiêu diệt các kẻ thù của mình. Tổng thống Nga cũng cố gắng bảo vệ những hợp đồng nhập khẩu dầu mỏ. Cuối cùng, Medvedev muốn giữ ảnh hưởng trong khu vực, nhất là tại Iran, Nga vẫn tiếp tục trang bị vũ khí cho nước này. Nga không phải là mô hình dân chủ cho người ta bắt chước, nhất là khi đã thấy cách hành xử của họ với các đảng đối lập và thành viên của các đảng này (bỏ tù, giết chóc v.v.). Như người ta nói: “trâu tìm trâu, mã tìm mã”, nhà báo André Delage nhận xét như thế. 

Bashar al-Assad tiếp tục thể hiện sự dã man chưa từng có, ông ta chà đạp lên ngay cả các nguyên tắc tôn giáo của chính mình, bỏ qua lời dạy của Mohammad về sự tôn trọng cuộc sống của con người, bài báo này kết luận. 

Nguồn: Le Soleil

Dịch theo bản rút gọn bằng tiếng Nga tại địa chỉ: inopressa.ru

Tờ The Christian Science Monitor (Mỹ) – Tại sao Nga ngăn chặn các biện pháp chống Syria? 

Các cố gắng của cộng đồng quốc tế có lẽ sẽ không đủ sức lật đổ được Tổng thống Bashar al-Assad của Syria một khi ông ta còn được Nga, một tay chơi đầy sức mạnh ủng hộ, tờ The Christian Science Monitor viết như thế. 

Là một đồng minh truyền thống của Syria, với những liên kết thương mại lên tới gần 20 tỷ dollar, Nga rất muốn chế độ của Assad tiếp tục tồn tại. Nhưng nguyên nhân của sự trợ giúp không chỉ nằm trong lĩnh vực tài chính. 

“Là một nước lớn, đã từng biết nhiều cuộc bạo loạn và cách mạng, cựu siêu cường này cố gắng bảo vệ các chế độ độc tài vì họ coi đấy là phương án ít tồi tệ nhất và họ cũng có thái độ hoài nghi đối với sự can thiệp của phương Tây, nhất là khi đã chứng kiến chiến dịch của NATO ở Lybia”, Nicholas Blanford và Fred Weir viết như thế. 

Là một trong 5 thành viên Hội đồng Bảo an có quyền phủ quyết, Nga có thể ngăn chặn mọi cố gắng của cộng đồng quốc tế nhằm áp lực Assad bằng các biện pháp quân sự hoặc kinh tế, hai tác giả này viết.

“Hiện nay Nga là nước định hướng thị trường và rõ ràng là Chính phủ Nga muốn bảo vệ những khoản đầu tư của các doanh nhân của họ ở Syria” – ông Evgheni Satanovski, Viện trưởng Viện nghiên cứu Trung Đông ở Moskva, nói – “Nhưng nguyên nhân chủ yếu của thái độ ngoan cố của họ [ngăn cản các biện pháp trừng phạt Syria của Liên hiệp quốc] là vì Moskva nghĩ rằng phương Tây phá hoại sự ổn định ở Trung Đông nhằm đạt những mục tiêu dối trá của họ. Nhiều người Nga tỏ ra kinh hoàng trước những chuyện đang xảy ra ở Trung Đông và đồng tình với quan điểm của Chính phủ của mình”. 


Dịch theo bản rút gọn bằng tiếng Nga tại địa chỉ: inopressa.ru

0 nhận xét:

Đăng nhận xét