Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Mode Chơi “Phạm Thánh”

Nguyễn Trí Cảm
18 tháng 7, 2010
Thập tự giá hay cây thập ác là biểu tượng thiêng liêng của tín đồ Thiên chúa giáo. Nguồn gốc xuất phát của cây thập tự giá này không phải của người Thiên chúa giáo lập nên mà nó có nguồn gốc là một công cụ nhục hình của người Do Thái và Hy Lạp thời cổ đại.
Ngày Chúa Giêsu được cho là bị đóng đinh trên cây thập tự này còn có hai phạm nhân khác cùng chịu chung số phận do tội trộm cắp. Tuy nhiên, người Thiên chúa giáo dùng cây thập tự này làm biểu tượng cho tôn giáo của mình, và suy tôn biểu tượng này thành Thánh giá qua việc Hội thánh biểu dương “gỗ được thánh hóa”  (Ecce Lignum Crucis) vào ngày 14 tháng 9 năm 335 dưới thời Đại đế Constantino.
Cây Thánh giá này được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, được gắn trên nóc nhà thờ, nghĩa trang, đi tiên phong trong những cuộc thánh chiến, đeo trước ngực, chuỗi mân côi và đôi khi được sử dụng như sự khẳng định nơi “sở hữu” của mình. Nói chung cây thập tự đối với tín đồ Thiên chúa giáo là biểu tượng rất thiêng liêng do những huyền thoại gắn liền với cuộc đời của Giêsu, và được cho rằng việc chịu bị đóng đinh lên cây thập tự giá, là vì Chúa Giêsu muốn gánh chịu khổ nạn vì tội lỗi của loài người.
Tuy nhiên, với quyền lực siêu nhiên của mình, có nhiều phép lạ như Kinh thánh thuờng ca ngợi như Chúa có thể biến 5 ổ bánh mì hóa thành vô số dư thừa cho đám đông gần 5.000 người ăn hay hóa nước thành rượu v.v. Nếu thật vậy, ông ta vẫn có thể tạo ra  một kịch bản khác để nội dung của Kinh thánh không gặp những rắc rối như chuyện cách Chúa tạo dựng trời đất trong sáu ngày, mà sự hiểu biết của nhân loại ngày nay xem là không đúng với sự thật của  khoa học.
Thiên Chúa tạo dựng từ hư vô: chúng ta tin rằng Thiên Chúa không cần gì hiện hữu trước đó, hoặc một sự trợ lực nào. Thiên chúa đã sáng tạo mọi vật từ hư vô. VD: Một thợ làm gốm phải cần nhiều vật liệu để làm nên một sản phẩm như: bình trà, cái ly, cái bàn …. Nhưng Thiên Chúa làm nên mọi sự từ hư vô”. (http://huynhtruong-dmhcg.com/forum/ showthread.php?t=408)
 Tục ngữ Việt có câu: “có bột mới gột nên hồ”, ý nghĩa của hư vô ở đây là “không có gì”. Vậy Chúa cũng cần có một điều kiện là “không có gì” hay “hư vô” để tạo dựng trời đất, vì không có hư vô thì Chúa không thể làm ra bất cứ vật thế gì! Nếu hư vô không hiện hữu trước đó thì không thể nhận biết được đó là hư vô, vì thế;  “Thiên Chúa không cần gì hiện hữu trước đó” là lời khẳng định sai. Người viết trích dẫn lời dạy giáo lý của mấy ông thầy giảng như trên cho vui mà thôi, chứ ngày nay chẳng còn mấy ai có hứng thú tranh luận về vấn đề này nữa, và.vì chẳng còn mấy ai tin vào cái thuyết cực kỳ phản khoa học này, trừ những người có hạn chế về trí tuệ, hay thiếu can đảm để bước ra khỏi cuốn Thánh kinh..
Ngày nay, thuyết Big Bang đã giải thích nguồn gốc của vũ trụ thay cho thuyết Sáng Thế, và thuyết Tiến Hóa của Darwin đã thay cho bùn đất nặn ra con người của Chúa trời nên những lời mạc khải trong kinh thánh được cho là không thể sai lầm của Chúa cũng dần bộc lộ những điều không phù hợp với nền khoa học hiện đại.
Do Kinh thánh được xem là “không thể sai lầm” nên cách duy nhất là diễn dịch lại những lời “mạc khải” này theo từng thời kỳ để cứu vãn đức tin của tín đồ. Ví dụ, Chúa trời tạo nên trời đất, muôn loài trong sáu ngày thì sự diễn dịch có thể là một ngày trong kinh thánh có thể là 100 năm, 1.000 năm hay một triệu năm chẳng hạn. Nói chung các con số này có thể biến đổi theo kiến thức của thời đại. Hoặc như cách Giáo hoàng J.Paul diễn giải về thiên đường khác với kinh thánh như “không làm gì có thiên đường trên các tầng mây”“Hỏa ngục không phải là sự trừng phạt áp đặt từ bên ngoài bởi Thượng đế”. (7-1999) hoặc quy kết mọi trật tự của vũ trụ là từ “thiết kế thông minh” (intelligent design) của thượng đế v.v.. và chúng ta khó có thể kể ra hết những cách diễn giải đại loại như vậy để giam giữ tâm linh của các tín đồ trong cái gọi là “đức tin”.
►◌◄
Theo thời gian, cây thập tự giá ngày nay cũng đang trải qua giai đoạn thế tục hóa, bị giải thiêng, nó không còn là biểu tượng riêng của tín đồ Thiên chúa giáo nữa mà chỉ là cây thập tự giá như một hình mẫu trang trí (motif) của nghệ thuật. Người viết cũng từng bắt gặp hình ảnh này được thiết kế trên... yên xe gắn máy, một vị trí có thể xem là thiếu tôn nghiêm hay trang trọng, nhất là khi do những người phụ nữ mà quần áo được cho là “thiếu vải” ngồi lên, chắc chằn sẽ bị tín đồ theo đạo lên án là phạm thượng hay phạm thánh, nhưng cũng có lập luận cho rằng đây không phải là “Thánh giá” mà đơn thuần chỉ là cây thập ác hay cây thập tự chứ không phải là “gỗ được thánh hóa”, nó chỉ là kết cấu của hai thanh gỗ một ngắn một dài.
  
Đối với những khán giả thích xem phim kinh dị thì cây Thánh giá này được xem như là một thứ bùa hay vũ khí để yểm trừ ma cà rồng hay ác quỷ Dracula chuyên đi hút máu người chẳng hạn, tuy đây chỉ là sản phẩm của điện ảnh từ câu chuyện hư cấu của nhà văn Bram Stoker của xứ Ai Len (Ireland).

Thánh giá và ác quỷ Dracula
Thậm chí có người còn đem biểu tượng thánh giá ra châm biếm do phản ứng với những hành vi lợi dụng biểu tượng này để phục vụ cho những mục đích nặng tính cách quyền lợi thế tục như mang Thánh giá treo hay cắm vào những khu vực không phải là nơi thờ phượng để tập trung cầu nguyện, cắm thánh giá để “tái chiếm” đất đai thời thực dân Pháp thưởng công cho họ nay được trả về cho dân tộc Việt Nam. Sở dĩ họ dùng Thánh giá trong những cuộc cầu nguyện như vậy để tạo hình ảnh tôn giáo mà khi có sự can thiệp của chính quyền, thì dễ tạo ra hình ảnh đàn áp tôn giáo. Không hiểu trong Kinh thánh có chương hay đoạn nào dạy bảo tín đồ mang thánh giá ra để đi  đấu tranh “tái chiếm” đất đai như thế này chăng ? Vì những sự lạm dụng biểu tượng tôn giáo nói trên có hệ thống nên đã xuất hiện nhiều phản ứng xúc phạm đến hình ảnh cây Thánh giá này khá nặng nề đến mức không thích hợp để đưa lên mạng. Dưới đây là một hình ảnh tương đối nhẹ nhàng.
Tuy hình ảnh trên đây, theo người viết, cũng có tính cách bôi bác thái quá nhưng nó cũng phản ảnh sự thực trong cảm nhận của một thành phần xã hội bày tỏ thái độ khinh miệt của mình, không phải chỉ đối với hành vi nói trên mà nó còn là phản ứng đối với nạn lạm dụng tình dục của giới tu sĩ Thiên chúa giáo trên khắp thế giới được Giáo hội bao che từ nhiều thập kỷ, nay không thể bưng bít được nên một số giáo xứ ở các nước Âu Mỹ đang phải rao bán nhà thờ để bồi thường nạn nhân và một số Chúa thứ hai (Alter Christus) khác sẽ phải ra hầu tòa mà không cần phải đợi đến Ngày Phán xét cuối cùng của Chúa (the last Judgement Day).
Tôn trọng niềm tin tôn giáo của người khác là một hành vi văn hóa nếu như tôn giáo đó giúp cho loài người văn minh tiến bộ hơn, còn nếu như một tôn giáo đi ngược với sự văn minh, tiến bộ của nhân loại hay gây hại cho nhân loại chỉ vì đức tin thì đương nhiên sẽ bị xã hội đào thải theo thời gian, thậm chí nếu cho rằng Thiên chúa giáo là một tôn giáo chí thiện, công bằng, bác ái đi nữa thì tín lý trong kinh thánh cũng đã là sự cản trở cho sự  phát triển tri thức của nhân loại như đã từng xảy ra rất tàn bạo trong quá khứ. Hiện tượng bắt đầu sự xem thường một biểu tượng mà trong quá khứ có tín đồ cuồng tín Việt Nam chấp nhận cái chết chứ không chịu bước qua cây Thánh giá này dưới thời vua chúa phong kiến vì một thiên đường không tưởng, giờ đây lại trở thành một mode chơi yên xe “phạm thánh”. Thật đáng tiếc!
SG. 7/2010
Nguyễn Trí Cảm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét