Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

Nhận thức về cái chết giúp nâng cao ý nghĩa cuộc sống

Nhà triết học Heidegger từng viết rằng, khi chúng ta nhận thức về cái chết, nó biến đổi chúng ta từ 'tồn tại' sang 'hiện hữu'. Đó là, chúng ta chuyển từ sự lo lắng về làm thế nào mọi việc là như thế sang chỉ đánh giá cao mọi việc đang là như thế.

Lev Tolstoy từng viết rằng không có ý nghĩa nào trong cuộc sống mà cái chết không thể phá hủy. St. Augustine cũng viết tương tự như vậy, rằng sự nhận thức về cái chết có thể làm ông lo lắng liên tục, bởi vì mọi thứ mà ông ấy đánh giá cao trong cuộc sống, bao gồm cuộc sống của ông, có thể biến mất mọi lúc.
Ngược lại, nhiều nhà triết học và tâm lý học ( như Yalom, Heidegger) đã lập luận rằng, nâng cao nhận thức về cái chết có thể làm mọi người sống tốt hơn, hạnh phúc hơn và sống trọn vẹn hơn. Nhiều tu sĩ trong lịch sử cũng tin vào điều này - họ đã giữ những đầu lâu trên áo choàng của họ như những lời nhắc nhở thường xuyên về cái chết của cuộc sống.
Nghiên cứu gần đây của giáo sư tâm lý Laura King ở đại học Missouri và các cộng sự đã kiểm tra về sự tác động lẫn nhau giữa sự nhận thức về cái chết và giá trị được đặt vào cuộc sống. Cụ thể là, họ áp dụng nguyên tắc khan hiếm (rằng khi điều gì đó được xem là khan hiếm hơn thì nó tăng lên về giá trị) cho giả thuyết rằng nhận thức về cái chết nên làm nâng cao giá trị của cuộc sống bằng cách nâng cao nhận thức sự khan hiếm của cuộc sống.

Trong nghiên cứu 1, họ phân ngẫu nhiên những người tham gia hoặc trả lời những câu hỏi về cái chết của họ, hoặc những câu hỏi không liên quan đến cái chết. Họ phát hiện thấy nhóm từng suy nghĩ về cái chết sau đó đánh giá cuộc sống là quý giá hơn (gán ý nghĩa lớn hơn cho cuộc sống) hơn những người tham gia khác.
Trong nghiên cứu 2 và 3, các nhà nghiên cứu yêu cầu mọi người đọc về cuộc sống có 1 giá trị lớn (về tâm lý hoặc về tài chính) hoặc có 1 giá trị thấp. Sau đó họ đo khả năng tiếp cận của những suy nghĩ liên quan đến cái chết (ví dụ, trả lời G R A _ _ với 'grave' (sự chết). Mọi người có những suy nghĩ về cái chết cao hơn sau khi đọc những bài luận cho rằng cuộc sống có rất nhiều giá trị.
Những nghiên cứu trên cho thấy giá trị cuộc sống có quan hệ phức tạp với những suy nghĩ về cái chết. Khi mọi người đánh giá cao cuộc sống hơn thì những suy nghĩ về cái chết cao hơn. Và, khi mọi người suy nghĩ về cái chết, họ tin rằng cuộc sống có nhiều ý nghĩa hơn.
Có phải Tolstoy đã sai khi nói rằng cái chết có thể phá hủy ý nghĩa của cuộc sống? Có thể Tolstoy đúng với một số nhỏ cá nhân. Nhưng trên quy mô lớn, những nghiên cứu trên cho thấy sự nhận thức về cái chết nâng cao nhận thức về ý nghĩa cuộc sống.
Nhà triết học Heidegger từng viết rằng, khi chúng ta nhận thức về cái chết, nó biến đổi chúng ta từ 'tồn tại' sang 'hiện hữu'. Đó là, chúng ta chuyển từ sự lo lắng về làm thế nào mọi việc là như thế sang chỉ đánh giá cao mọi việc đang là như thế.
Những nghiên cứu của King đã ủng hộ điều này. Khi được nhắc nhở về cái chết, mọi người tin rằng cuộc sống có nhiều ý nghĩa hơn.
Theo TÂM LÝ HỌC / PSYCHOLOGYTODAY.COM

0 nhận xét:

Đăng nhận xét