Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Samuel P. Huntington - Dân chủ hóa ở các nước diễn ra như thế nào [2]

Samuel P. Huntington
Vương Thiện chuyển ngữ
Theo Đàn Chim Việt
 
 Chế độ tại Chi- lê giữa những năm 1973 và 1989 một phần là chế độ quân sự nhưng trái ngược với các chế độ quân sự khác ở Nam Mỹ, trong suốt thời kỳ tồn tại của nó, cũng chỉ có một lãnh đạo, người đã phát triển các nguồn lực chính trị khác. Do vậy, chế độ này mang khá nhiều các đặc điểm của một chế độ độc tài mang tính cá nhân.
Chế độ độc tài Noriega của Panama, một mặt, cá nhân hóa rất cao nhưng cũng phụ thuộc gần như hoàn toàn vào quyền lực quân sự. Các phân loại trong Bảng 1 do đó phải được xem như những xấp xỉ phác thảo. Khi một chế độ có các yếu tố của cả hai dạng thức, chế độ đó sẽ được phân loại dựa trên những yếu tố nổi trội khi quá trình chuyển đổi đang bắt đầu.
Trong làn sóng lần thứ hai, dân chủ hóa diễn ra phần lớn thông qua sự áp đặt ngoài nước và phi thực dân hóa. Trong làn sóng thứ ba này, như chúng ta đã thấy, hai quá trình này ít đặc biệt hơn, giới hạn trước năm 1990 ở Grenada, Panama, và một vài nước nhỏ là thuộc địa cũ của Anh mà phần lớn nằm trong khu vực Ca-ri-bê. Trong khi các ảnh hưởng từ bên ngoài thường là những nguyên nhân quan trọng của làn sóng dân chủ hóa lần thứ ba, tự bản thân các quá trình này lại mang tính nội tại một cách áp đảo. Các quá trình này có thể được định vị là nằm trên một trục liên tục về tầm quan trọng tương đối của việc điều hành nhà nước và các nhóm đối lập thì được xem như nguồn của dân chủ hóa. Cho các mục tiêu phân tích, sẽ giúp ích nếu nhóm các trường hợp này lại thành 3 loại quá trình chính. Biến đổi (hoặc như cụm từ của Juan J. Linz, sửa đổi) xuất hiện khi các tầng lớp chóp bu cầm quyền chủ động tiến hành thực cải tổ tạo ra dân chủ. Thay thế (hay tuyệt giao, từ của Linz) xuất hiện khi các nhóm đối lập nắm vị trí đầu trong quá trình đem lại dân chủ, và chế độ độc tài sụp đổ hoặc bị lật đổ. Cái được gọi là sự tách thoát hay “biến đổi và thay thế” xuất hiện khi dân chủ hóa đạt được chủ yếu từ hành động chung giữa chính phủ và các nhóm đối lập. Hầu như trong tất cả các trường hợp, các nhóm cả đang nắm giữ quyền lực và bị tước quyền lực đều đóng vai trò nào đó, và các phân loại này chỉ đơn giản để phân biệt vai trò quan trọng tương đối của chính phủ và bên đối lập.
Như với các loại chế độ, các trường hợp về thay đổi chế độ trong lịch sử không nhất thiết phải hợp khít vào các phân loại mang tính lý thuyết ở đây. Hầu như tất cả các chuyển đổi, không chỉ các quá trình tách thoát, đều có ít nhiều thương lượng – rõ ràng hoặc ẩn, công khai hay vụng trộm – giữa chính phủ và các nhóm đối lập. Thỉnh thoảng chuyển đổi bắt đầu như một dạng thức nhưng sau đó dần trở thành một dạng thức khác. Ví dụ, đầu những năm 1980, P. W. Botha có vẻ như bắt đầu khởi xướng quá trình biến đổi trong hệ thống chính trị Nam Phi, nhưng ông ta đã dừng lại kiểu như không dân chủ hóa hệ thống này. Đối diện với một môi trường chính trị khác biệt, người kế nhiệm của ông này, F.W. de Klerk, chuyển sang quá trình tách thoát trong đó có thương lượng với nhóm đối lập chính. Tương tự, các học giả đồng ý với nhau là chính phủ Bra-zil đã khởi xướng và kiểm soát quá trình chuyển đổi cho rất nhiều năm. Một số lại cho rằng chính phủ này đã để mất quyền kiểm soát của mình trong quá trình đó và đấy là kết quả của các cuộc huy động dân chúng và biểu tình trong những năm 1979–1980; tuy nhiên, những người khác lại chỉ ra rằng thành công của chính phủ trong việc kháng cự lại những yêu cầu mạnh mẽ của phe đối lập về bầu cử trực tiếp tổng thống giữa thập niên 1980s. Mỗi trường hợp trong lịch sử đều bao gồm cả các yếu tố của hai hoặc nhiều hơn thế các quá trình chuyển đổi. Mặc dù vậy, gần như mỗi trường hợp trong lịch sử đều rơi vào một loại quá trình rõ hơn vào các quá trình khác.
Bản chất của chế độ độc tài có liên lạc như thế nào với bản chất của quá trình chuyển đổi? Như Bảng 1 cho thấy, không có mối quan hệ một – một. Mặc dù vậy, bản chất của chế độ độc tài có ảnh hưởng lên bản chất của quá trình chuyển đổi. Ngoài 3 ngoại lệ, tất cả các chuyển đổi từ chế độ quân sự đều kéo theo biến đổi hoặc tách thoát.
Trong 3 ngoại lệ - Ác-hen-ti-na, Hy Lạp và Panama – các chế độ quân sự chịu thất bại quân sự và sụp đổ như một hệ quả. Ở đâu đó, những kẻ thống trị trong quân đội cầm đầu, thỉnh thoảng để đáp trả lại áp lực từ phía đối lập và từ phía dân chúng, trong việc đem lại sự thay đổi trong chế độ. Những kẻ thống trị trong quân đội ở vị trí tốt hơn để chấm dứt chế độ của họ so với những kẻ thống trị của các chế độ khác. Hầu như những kẻ thống trị quân sự này không bao giờ xác định họ là những người thống trị vĩnh viễn đất nước của họ. Họ duy trì hy vọng là một khi họ xóa bỏ được các tội ác mà từ đó đã dẫn họ đến quyền lực, họ sẽ từ bỏ quyền lực và trở về các chức năng quân sự bình thường của mình. Quân đội có một vai trò thể chế vĩnh viễn khác với chính trị và quản trị nhà nước. Tại một điểm nào đó, các lãnh đạo quân đội (không phải ở Ác-hen-ti-na, Hy Lạp và Panama), quyết định rằng thời điểm đã đến để khởi xướng việc trao trả lại quyền lực cho trật tự dân chủ dân sự hoặc để thương lượng sự thoái lui của họ về quyền lực với các nhóm đối lập. Hầu như luôn luôn việc này diễn ra sau khi đã có ít nhất một sự thay đổi trong hàng ngũ giới lãnh đạo cấp cao của chế độ quân sự.
Lãnh đạo quân đội hầu như lúc nào cũng vậy đặt ra hai điều kiện hay “đảm bảo cho sự ra đi” cho sự thoái lui khỏi quyền lực của họ. Thứ nhất, sẽ không có truy tố, trừng phạt, hay sự trả đũa khác chống lại các sỹ quan quân đội đối với bất kỳ hành động nào họ đã phạm phải khi họ đang nắm quyền lực. Thứ hai, các vai trò thể chế và quyền tự quản của tổ chức quân đội sẽ được tôn trọng, bao gồm cả trách nhiệm toàn bộ của quân đội đối với an ninh quốc gia, vai trò lãnh đạo của quân đội đối với các bộ của chính phủ khi liên quan đến vấn đề an ninh, và thường bao gồm cả quyền kiểm soát của quân đội đối với các ngành công nghiệp vũ khí và các xí nghiệp kinh tế khác mà theo truyền thống nằm dưới sự bảo hộ của quân đội. Khả năng của giới quân sự đang thoái lui đối với việc đảm bảo thỏa thuận với các lãnh đạo chính trị dân sự cho các điều kiện này phụ thuộc vào quyền lực tương đối của họ. Tại Brazil, Peru, và các ví dụ khác về biến đổi, giới lãnh đạo quân sự của những nước này thống trị quá trình và các lãnh đạo chính trị dân sự có rất ít lựa chọn ngoài việc phải chấp thuận các yêu cầu của quân đội. Khi nào quyền lực tương đối giữa hai bên cân bằng hơn, như ở Uruguay, các cuộc thương lượng dẫn đến một vài sửa đổi trong các yêu cầu của giới quân sự. Lãnh đạo quân sự của Hy Lạp và Ác-hen-ti-na đòi hỏi các đảm bảo tương tự như các lãnh đạo ở nơi khác đã đưa rra. Nhưng các đòi hỏi của họ bị giới lãnh đạo dân sự từ chối thẳng thừng, và họ phải đồng ý đầu hàng quyền lực gần như vô điều kiện.
Do đó, đối với giới lãnh đạo quân đội, khá dễ cho họ thoái lui khỏi quyền lực và quay trở về với vai trò quân sự chuyên nghiệp của mình. Tuy nhiên, mặt sau của đồng xu là ở chỗ cũng tương tự như vậy khá dễ dàng cho họ quay trở về nắm quyền khi có tình trạng khẩn cấp và khi quyền lợi của họ bị đe dọa. Giới lãnh đạo chính trị và quân sự không thể đợi đến cơ hội lần thứ hai mới tổ chức một hành động quân sự thành công. Các nền dân chủ trong làn sóng lần thứ ba tiếp quản từ chế độ quân sự bắt đầu hành trình của mình dưới cái bóng này.
Quá trình chuyển đổi và chuyển dịch cũng tiêu biểu cho sự chuyển tiếp từ hệ thống một đảng sang dân chủ trong suốt năm 1989, trừ ở Đông Âu và Grenada. Chế độ một đảng có khung thể chế và tính hợp pháp về ý thức hệ khác với cả chế độ dân chủ và quân sự. Các chế độ một đảng này cũng có một mặc định về tính vĩnh cửu khiến chúng được phân biệt với các chế độ quân sự. Đặc điểm đặc trưng của hệ thống một đảng là sự đan xen chặt chẽ giữa đảng và nhà nước. Điều này tạo ra hai nhóm vấn đề, về thể chế tổ chức và về ý thức hệ, khi chuyển tiếp sang dân chủ.
Các vấn đề thuộc về thể chế là nghiêm trọng nhất trong kiểu nhà nước theo đảng Lê-nin-nít. Ở Đài Loan cũng như các nước cộng sản khác, sự “tách biệt đảng ra khỏi nhà nước” là “thách thức lớn nhất của một đảng Lênin-nít” trong quá trình dân chủ hóa. Ở Hungary, Séc và Slôvakia, Ba Lan, và Đông Âu, các điều khoản trong Hiến pháp quy định về “vai trò lãnh đạo” của đảng cộng sản đã phải bị bãi bỏ. Tại Đài Loan, những “điều khoản tạm thời” tương tự như vậy được thêm vào Hiến pháp năm 1950 cũng bị thách thức như thế. Trong tất cả các hệ thống đảng Lênin-nít, vấn đề chính nổi cộm là những vấn đề liên quan đến quyền sở hữu tài sản và tài chính – chúng thuộc đảng hay thuộc nhà nước? Việc xử lý một cách đúng đắn các tài sản này cũng là một câu hỏi – nên do đảng giữ lại, hay để cho nhà nước quốc hữu hóa, hay cho đảng bán cho người trả thầu cao nhất, hay nên được phân phối một cách công bằng giữa các nhóm xã hội và chính trị? Ví dụ như tại Nicaragua, sau khi thất cử hồi tháng hai năm 1990, chính phủ của Sandinista rõ ràng đã hành động nhanh chóng “chuyển giao khối lượng lớn tài sản của chính phủ sang tay của Sandinista.” “Họ bán nhà lẫn cho nhau, bán xe cho nhau,” một doanh nhân chống Sandinista đã cáo buộc như vậy. Những cáo buộc tương tự về việc xử lý tài sản của chính phủ cũng được đưa ra cho đảng cộng sản khi Đảng Thống nhất chuẩn bị nắm chính phủ ở Ba Lan. (Trong một động thái tương tự ở Chi-lê, khi chuẩn bị mất quyền, chính phủ Pinochet chuyển giao sang tài sản căn cứ quân sự và hồ sơ thuộc các cơ quan khác của chính phủ.) Ở một số nước, lực lượng dân quân của đảng đã phải bị giải tán hoặc đặt dưới sự kiểm soát của chính phủ, và trong hầu hết các nhà nước một đảng, lực lượng vũ trang đã phải được phi chính trị hóa. Như tại Ba Lan, cũng như ở hầu hết các nước cộng sản khác, tất cả các sỹ quan quân đội phải là thành viên của đảng cộng sản; tuy nhiên, năm 1989, các sỹ quan quân đội Ba Lan đã vận động quốc hội cấm sỹ quan quân đội là thành viên của bất cứ đảng chính trị nào. Ở Nicaragua, Quân đội nhân dân của chính phủ Sandinista đã từng là quân đội của phong trào, cũng đã trở thành quân đội của nhà nước, và sau đó phải bị chuyển trở lại chỉ thành quân đội của nhà nước mà thôi. Câu hỏi liệu các chi bộ của đảng trong các tổ chức kinh tế có nên tiếp tục tồn tại hay không cũng là một vấn đề rất tranh cãi. Cuối cùng, ở đâu mà chỉ có một đảng duy nhất nắm quyền, ở đó sẽ vẫn có câu hỏi về mối quan hệ của giới lãnh đạo của đảng này trong chính phủ và những cơ quan hàng đầu của đảng như bộ chính trị và ủy ban trung ương. Trong nhà nước Lênin-nít những cơ quan của đảng đưa ra mệnh lệnh về chính sách cho lãnh đạo chính phủ. Tuy thế, mối quan hệ này cũng không thể so sánh được với quyền uy tối cao của các cơ quan được bầu ra của quốc hội và những văn phòng nội các có trách nhiệm trong một nhà nước dân chủ.
Nhóm vấn đề tiêu biểu thứ hai thuộc về ý thức hệ. Trong các hệ thống một đảng, ý thức hệ của đảng tạo ra bản tính của nhà nước. Do đó, chống đối lại đảng nâng lên tương đương với phản bội nhà nước. Để hợp pháp hóa tính đối lập với đảng, cần thiết phải xây dựng được bản tính nào đó khác cho nhà nước. Vấn đề này được thể hiện trong 3 bối cảnh sau. Đầu tiên, tại Ba Lan, Hungary, Séc và Slôvakia, Romania và Bulgaria, ý thức hệ và quyền lực cộng sản là do Liên bang Sô Viết áp đặt. Ý thức hệ này không phải là thiết yếu để xác định bản tính của đất nước. Trên thực tế, trong ít nhất 3 trong số những nước này, chủ nghĩa dân tộc đã phản đối chủ nghĩa cộng sản. Khi đảng cộng sản của những nước này từ bỏ tuyên bố của họ về quyền lực không thể tranh giành dựa trên ý thức hệ đó, các nước này đã tái xác định lại họ từ “cộng hòa nhân dân” thành “cộng hòa” và tái thiết lập lại chủ nghĩa dân tộc chứ không phải là hệ tư tưởng làm cơ sở cho nhà nước. Những thay đổi này do đó diễn ra tương đối dễ dàng.
Thứ hai, một vài hệ thống một đảng mà dân chủ hóa trở thành một vấn đề đã được thiết lập từ các cuộc cách mạng dân tộc. Trong các trường hợp này – Trung Quốc, Mê-hi-cô, Nicaragua, và Thổ Nhĩ Kỳ - bản chất và mục đích của nhà nước được xác định bằng ý thức hệ của đảng. Ở Trung Quốc, chế độ này đã trung thành tuyệt đối ý thức hệ của nó và coi sự chống đối mang tính dân chủ đối lập với đảng cộng sản là phản bội đất nước. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, chính phủ nước này thực hiện một chính sách không dứt khoát và nước đôi đối với các nhóm Hồi giáo thách thức cơ sở thế tục của nhà nước của Kema này. Ở Mê-hi-cô, sự lãnh đạo của Đảng Cách mạng Nhà nước (PRI) cũng có quan điểm tương tự trước thách thức về tự do của đảng đối lập Đảng Hành động Quốc gia (PAN) với đặc tính cách mạng, xã hội và theo chủ nghĩa nghiệp đoàn của nhà nước của Đảng PRI. Ở Nicaragua, ý thức hệ của chính phủ Sandinista là cơ sở của không chỉ chương trình của một đảng mà còn của tính hợp pháp của nhà nước được tạo ra từ cuộc cách mạng Nicaragua.
Thứ ba, trong một vài ví dụ, ý thức hệ của một đảng duy nhất xác định bản chất của nhà nước và phạm vi địa lý của nhà nước đó. Tại Nam Tư và Liên bang Sôviết, ý thức hệ cộng sản đã đưa lại tính hợp pháp về tư tưởng cho nhà nước đa dân tộc. Nếu như ý thức hệ này bị bác bỏ, cơ sở cho nhà nước kiểu đó sẽ biến mất và mỗi dân tộc sẽ có thể tuyên bố nhà nước riêng của mình một cách hợp pháp. Ở Đông Đức, chủ nghĩa cộng sản đưa ra cơ sở ý thức hệ cho một nhà nước riêng rẽ; khi ý thức hệ này bị từ bỏ, cơ sở hợp lý cho một nhà nước Đông Đức biến mất. Hệ tư tưởng của Trung Hoa Quốc dân Đảng (KMT) xác định nhà nước ở Đài Loan là chính phủ của Trung Quốc, và chế độ này đã thấy những nhân tố đối lập ủng hộ một Đài Loan độc lập như những nhân tố có tính chất lật đổ. Vấn đề ở đây ít nghiêm trọng hơn so với 3 trường hợp khác vì hệ tư tưởng được hợp pháp hóa như một khát vọng hơn là một thực tế. Chính phủ của Quốc dân đảng hoạt động trên thực tế như một chính phủ cực kỳ thành công của Đài Loan ngay cả khi trong chính mắt nó tính hợp pháp của nhà nước này phụ thuộc vào chuyện tưởng tượng rằng chính phủ này là chính phủ đúng đắn của toàn nước Trung Hoa.
Khi quân đội từ bỏ kiểm soát chính phủ, họ cũng không từ bỏ kiểm soát các công cụ bạo lực mà với những công cụ này họ có thể phải lấy lại quyền kiểm soát chính phủ.
Dân chủ hóa hệ thống một đảng, tuy nhiên, có nghĩa là đảng chính trị duy nhất tự đặt nó trong nguy cơ kiểm soát của chính phủ và trở thành một đảng thứ hai cạnh tranh trong một hệ thống đa đảng. Trong ý này, sự phân quyền ít hoàn thiện hơn so với cho quân đội khi họ thoái lui. Đảng vẫn ở lại duy trì như một diễn viên chính trị. Bị thua trong bầu cử năm 1990, Chính phủ của Sandinista có thể hy vọng “chiến đấu một ngày nào đó” và giành lại quyền lực thông qua các phương tiện bầu cử. Tại Bulgaria và Romania, các đảng cộng sản cũ giành chiến thắng trong bầu cử; ở những nước Đông Âu khác, đảng cộng sản có hy vọng ít lạc quan hơn tham gia trong một chính phủ liên minh một lúc nào đó trong tương lai.
Sau khi thực hiện dân chủ hóa, đảng độc tôn trước đó ở một vị trí không thể tốt hơn so với nhóm chính trị khác tái thiết lập nên một hệ thống độc tài. Đảng từ bỏ độc quyền của nó nhưng không từ bỏ cơ hội cạnh tranh cho quyền lực thông qua các phương pháp dân chủ. Khi trở lại doanh trại, quân đội từ bỏ cả hai, nhưng họ cũng vẫn giữ lại khả năng tái chiếm lại quyền lực bằng các phương pháp phi dân chủ. Chuyển tiếp từ một chế độ một đảng sang dân chủ do đó có vẻ như khó khăn hơn chuyển tiếp từ một chế độ quân sự sang dân chủ, nhưng cũng có vẻ như sẽ lâu dài hơn. Những khó khăn của chuyển hình từ hệ thống một đảng có lẽ được phản ánh ở sự thật là vào năm 1990 lãnh đạo của các chế độ như ở Đài Loan, Mê-hi-cô và Liên bang Sô Viết đã khởi xướng phong trào tự do giải phóng chế độ của họ nhưng cũng chỉ dịch chuyển chậm chạp đến một nền dân chủ đầy đủ.
Lãnh đạo của các chế độ độc tài mang tính cá nhân có vẻ ít giống như lãnh đạo của giới quân đội và của chế độ một đảng trong việc từ bỏ quyền lực của họ một cách tự nguyện. Những kẻ độc tài của những đất nước chuyển sang hoặc không chuyển sang dân chủ thường cố giữ cái ghế của mình càng lâu càng tốt khi họ còn có thể. Điều này thường gây ra căng thẳng giữa một hệ thống chính trị có cơ sở hẹp và một nền kinh tế và xã hội ngày càng phức tạp và hiện đại. Nó cũng dẫn đến cơ hội mà kẻ độc tài bị lật đổ bằng bạo lực, như đã diễn ra ở Cuba, Nicaragua, Haiti, và Iran, và người thay thế kẻ độc tài này lại là một chế độ độc tài khác. Trong làn sóng dân chủ hóa lần thứ ba, các cuộc nổi dậy tương tự đã lật đổ các kẻ độc tài ở Bồ Đào Nha, Phi-lip-pin và Romania. Ở Tây Ban Nha, kẻ độc tài chết và những người kế nhiệm ông ta thực hiện một trường hợp cổ điển chuyển hình dân chủ từ trên xuống. Ở Ấn Độ và Chilê, lãnh đạo nắm quyền ứng cử trong các cuộc bầu cử với một niềm tin rõ ràng nhưng nhầm lẫn là cử tri sẽ xác nhận quyền lực của họ. Khi điều này không xảy ra, họ, không giống như Marcos và Manuel Noriega, chấp nhận kết quả bầu cử.
Trong trường hợp của các chế độ sultanic, chuyển đổi sang dân chủ trở nên phức tạp do tình trạng yếu kém của các đảng phái chính trị và của các tổ chức khác. Chuyển đổi sang dân chủ từ chế độ độc tài do đó diễn ra khi kẻ độc tài qua đời và những người kế nhiệm quyết định thực hiện dân chủ hóa, khi kẻ độc tài bị lật đổ, và khi ông ta hoặc bà ta tính toán sai sự ủng hộ có thể khiến họ giành được chiến thắng trong bầu cử.
 
 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét