Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013
Những khuôn vàng thước ngọc do Constantine đặt ra cho Ki-tô giáo:
23:30
Hoàng Phong Nhã
No comments
Với
đạo luật Milan
năm 313, Constantine đã
chính thức chấm dứt 3 thế kỷ cấm
đạo Ki-tô của đế quốc La-mã. Constantine
luôn luôn tự coi mình là một đại ân nhân của tôn
giáo này. Hơn thế nữa, Constantine chỉ coi Ki-tô giáo là
một công cụ phục vụ cho mưu đồ
củng cố và bành trướng đế quốc
của hắn nên hắn đã tạo ra những “khuôn vàng
thước ngọc” để buộc Ki-tô giáo phải
tuân theo. Chính vì vậy Constantine
tự coi mình là ông thầy dạy cho Ki-tô giáo phải làm
những việc gì. Trong tác phẩm “Christian Spiritual”, Classics
xuất bản năm 1996, trang 97, tác giả Richard Woods
đã viết rất chí lý: “trong lãnh vực ý thức chính
trị cao, Constantine không phải
là học trò mà là bậc thầy của giáo hội” (In the realm of high politics, Constantine was not the pupil of the church but its
instructor). Quả thật “ông thầy” Constantine
đã để lại cho đứa học trò của mình
là Ki-tô giáo, đặc biệt là Công giáo La-mã, nhiều khuôn
vàng thước ngọc để tuân hành suốt trong 17
thế kỷ qua.
1. Khuôn vàng thước ngọc đầu tiên là Công
Đồng (Council)
Giáo sư
sử học Garry Wills thuộc đại học Western
University đã viết: “Constantine điều hành các công
đồng của giáo hội như một thẩm
quyền chính trị của ông ta nhằm mục đích
đập tan các phe dị giáo và để sắp
đặt các giám mục” (Constantine
who ran church coucils as his political right broke heresies and installed
bishops – Papal Sin, Doubleday 2000, page 153).
Năm 324,
Constantine
thống nhất toàn đế quốc La-mã. Qua năm 325,
ông ta triệu tập Công đồng Nicea bằng cách
gửi giấy mời đến 1800 giám mục trong toàn
lãnh thổ đế quốc, nhưng chỉ có 250 giám
mục đến họp tại Nicea (nay là thành phố
Izmir của Thổ-nhĩ-kỳ). Phòng họp là một lâu
đài sang trọng của nhà vua tại thành phố này.
Constantine
chủ tọa cuộc họp với tư cách là sứ
giả của chúa (Messenger of
God). Constantine chẳng
biết gì về giáo lý đạo Ki-tô nhưng ông ta
nhận thấy Ki-tô giáo có quá nhiều phe phái chống báng
nhau. Ông ra lệnh cho các giám mục phải thống
nhất giáo lý - bất kể là giáo lý nào - miễn sao
đại đa số giám mục biểu quyết
chấp thuận thì giáo lý đó thành chân lý cho toàn giáo
hội. Đó là nguyên tắc chính yếu của các Công
đồng thuộc giáo hội Ki-tô.
Kết quả của Công đồng Nicea
năm 325 là: Ngoài việc chấp thuận Kinh Tin Kính bao
gồm những tín điều căn bản của
đạo Ki-tô, Công đồng còn biểu quyết một
đoạn đặc biệt để chống lại
giáo phái Arius. Đoạn này như sau: “Chúa Jesus có cùng
bản chất với Chúa Cha, Người là Thiên Chúa
thật bởi Thiên Chúa thật” (Jesus was of one substance with Father, He is true God of true God).
Sau khi Công đồng biểu quyết, Arius
là giám mục tại thành phố Alexandria
(Ai-cập) không chịu ký vào biên bản. Ông ta vẫn giữ
vững lập trường cho rằng: “Thiên Chúa tạo ra
Jesus – Ki-tô từ không. Như vậy có lúc chúa Ki-tô không có. Do
đó Ki-tô không phải là Thiên Chúa” (God created Christ from nothing. there was time Christ was not, so he
is not God). Arius bị Constantine
tống giam 9 năm (325-334). Khi được thả ra thì
Arius đã 78 tuổi. Ông sống lang thang trên hè phố Constantinople
được hai năm rồi nằm chết bên
đường như gã ăn mày. Arius đã chết vì
không hiểu chủ đích của Constantine.
Tên bạo chúa La-mã chỉ
cần thống nhất Ki-tô giáo để biến nó thành
một công cụ chính trị. Y không cần đếm
xỉa gì đến cái giáo lý của nó ra sao.
Trong cuộc đời của
Constantine
cho đế khi chết năm 337, y đã trực tiếp
triệu tập và điều khiển 4 Công dồng
để thống nhất giáo lý Ki-tô. Các hoàng đế
La-mã kế nghiệp triệu tập Công đồng
Ephesus
năm 431 để tôn vinh bà Maria là Mẹ Thiên Chúa (Mother of
God). Công đồng Chalcedon
năm 451 để xác nhận Jesus có hai bản tính con
người và Thiên Chúa....
Triệu tập Công đồng để
giải quyết mọi vấn đề khó khăn
của giáo hội là sáng kiến của Constantine.
Giáo hội Công giáo La-mã thực hiện rất nhiều Công
đồng trong gần 2000 năm qua. Công đồng
cuối cùng là Vatican II do Giáo hoàng XXIII triệu tập
năm 1962.
2. Khuôn vàng thước ngọc thứ hai của
Constantine là
hình thành cơ cấu tổ chức căn bản của
giáo hội Ki-tô.
Trước
hết, Constantine biến Rome thành thủ đô Ki-tô giáo (a
Christian City) bằng cách xuất quĩ xây nhiều nhà thờ
vĩ đại như Đền thánh Phê-rô, biến các
đền thờ của Đa Thần giáo La-mã thành nhà
thờ Ki-tô giáo.
Constantine ban
hành qui chế giám mục.
Các giám mục được coi như tương
đương với nghị sĩ (senator)
được hưởng quyền lợi của viên
chức cao cấp của triều đình (state officiers).
Riêng giám mục ở
Rome
được Constantine
cho ở trong Cung điện Lateran.
Cung điện này nguyên là dinh thự của hoàng
hậu Fausta bị Constantine
giết chết. Lateran trở thành dinh của các giáo hoàng
từ đó cho đến thế kỷ 14 mới
chuyển sang một lâu đài khác.
Một điều quan trọng khác là
Constantine
chia lãnh thổ toàn đế quốc La-mã thành các giáo
phận (dioceses) đứng đầu bởi một giám
mục. Nhà thờ ở nơi có giám mục
được gọi là “Cathedral”, do chữ Hy-lạp
“Cathedra” có nghĩa là cái ghế, ám chỉ giám mục có
quyền cai trị của một viên chức nhà
nước (bureaucratic power). Các tu sĩ (clergy men)
được miễn mọi thứ tạp dịch công
cộng (public duties). Từ năm 323, Constantine
trao cho các giám mục có quyền xét xử mọi
người trong giáo phận quản hạt.
3. Những khuôn vàng thước ngọc của
Constantine
về các nghi lễ tôn giáo.
a. Ngày
28.10.312, Constantine công
nhận thập giá là huy hiệu chính thức của
quân đội La-mã. Trong ngày khai mạc Công đồng Nicea
năm 325, Constantine chỉ thị cho các giám mục phải
dùng Thập giá làm biểu tượng chính thức của
Ki-tô giáo và thập giá phải là trung tâm thờ
phượng của đạo Ki-tô (center of Christian cult).
Từ đó, thập giá xuất hiện trên các nóc nhà
thờ và luôn luôn ở vị trí chính giữa của bàn
thờ Ki-tô giáo.
b.Constantine
tự ý ấn định mỗi tuần dành ra một ngày
lo việc thờ phượng cho các tín đồ Ki-tô. Ngày
đó gọi là “ngày của Thần Mặt trời” (Sunday).
Ngày chủ nhật đầu tiên cho các tín đồ đi
lễ là ngày 7.3.321.
c.
Constantine
không cần biết Jesus sinh ra ngày nào, năm nào. Tuy nhiên, ông
ta tự ý quyết định chọn ngày sinh nhật
của Thần Mặt trời Vạn thắng (The Invincible
Sun God) theo Đa Thần giáo La-mã làm ngày sinh nhật của
Jesus. “Đêm Thánh Vô Cùng” đầu tiên toàn giáo hội Ki-tô
long trọng tổ chức để mừng Chúa “giáng sinh”
là ngày 25 tháng 12 năm 336.
Khi ban bố các lệnh trên,
Constantine
là tín đồ kiêm giáo chủ tối cao của Đa
Thần giáo La-mã. Y muốn những tín đồ Ki-tô
bề ngoài thực hiện nghi lễ của tôn giáo mình
nhưng thực ra là để tôn kính Thần Mặt
trời của Đa Thần giáo. Ngày chủ nhật là ngày
của Thần Mặt trời (Sunday), chứ không phải
là “Chúa Nhật” (God day/ Christ Day! Vì vậy chúng tôi tha
thiết mong những người Việt không nên gọi
ngày Chủ nhật là “Chúa nhật”).
d.
Constantine
tự ý quyết định các buổi lễ (Mass) của
Ki-tô giáo phải có bánh và rượu để tượng
trưng thịt và máu của Jesus. Nghi lễ này không
phải do Constantine sáng
chế mà do sáng kiến của Justus Martyr. Constantine
chỉ muốn giáo hội Ki-tô phải hành lễ theo
một nghi thức thống nhất mà thôi. Nghi thức
tế lễ có bánh và rượu được gọi là
“Phép Mình Thánh Chúa” (Eucharist – A
Concise History of the Catholic Church, Thomas Bokken-Kotten, Doubleday 1990).
Đấng
Bề Trên Của Ki-tô Giáo.
Sử gia
lừng danh thế giới Will Duran đã bỏ ra 25 năm
nghiên cứu Ki-tô giáo và hoàn thành tác phẩm “Cesar and Christ”
(750 trang) trong 5 năm. Nơi trang 656 ông nhận xét thái
độ của Constantine
đối với Ki-tô giáo như sau: “Trong suốt thời
gian trị vì, Constantine
đối xử với các giám mục như những
phụ tá chính trị: Ông ta triệu tập và chủ
tọa các Công đồng. Đối với một tín
đồ chân chính thì phải là một Ki-tô hữu
trước đã rồi mới là chính khách sau, nhưng
với Constantine thì
ngược lại. Ki-tô giáo đối với ông ta
chỉ là một phương tiện chứ không phải
là cứu cánh”. (Throughout his
reign, Constantine treated the bishops as his political aids:
He summoned them, presided over their councils. A real believer would have been
a Christian first and a stateman afterward. With Constantine it was the reverse, Christianity was to him
a means, not an end).
Tác phẩm “Eerdmans Handbook of Christianity” là công
trình nghiên cứu tập thể của trên 100 giáo sư
Sử học và Tôn giáo học của các trường
Đại học Âu, Mỹ, Úc. Nơi trang 109, họ đã
viết: “Trước Công đồng Nicea do Constantine
triệu tập năm 325 thì những tiêu chuẩn phổ
quát của đức tin chính thống Ki-tô giáo chưa
hề có” (Prior to the Council of
nicea summoned by Constantine in 325, no universal touchstone of Orthodox faith
existed).
Các sử gia chân chính trên thế giới cho
chúng ta thấy sự thật lịch sử là đạo
Ki-tô chỉ thật sự thành hình từ sau Công
đồng Nicea năm 325 mà thôi. Trong 3 thế kỷ
đầu Công gnuyên không có Ki-tô giáo mà chỉ có “Phong trào
Jesus” với rất nhiều phe nhóm chủ trương
đối nghịch nhau.
Đọc
lại cuốn Việt Nam Giáo Sử của linh mục Phan
Phát Huồn (trang 20) tôi phải ... ‘phát buồn’ vì thấy
ông linh mục sử gia dỏm này viết sách bất
chấp việc kiểm chứng sự thật lịch
sử. Linh mục Huồn viết: “Lấy võ lực
đàn áp Công giáo để tiêu diệt người Công giáo
thì chẳng những Công giáo không bị tiêu diệt mà còn
sinh sản đông đúc thêm.... Các hoàng đế La-mã
muốn tiêu diệt đạo Công giáo thì ngày nay trên thủ
đô Rô-ma phất phới trước gió một cách oai
hùng quốc kỳ Vatican tượng trưng cho quyền
bính của giáo hội.”
Trong 3
thế kỷ đầu Công nguyên chưa có đạo Ki-tô
hẳn hòi mà chỉ có những nhóm thờ Jesus với
những giáo lý hổ lốn. Ta có thể tạm gọi
họ là những tín đồ Ki-tô giáo Nguyên thủy (The
Early Christianity). Sau 325 mới có Ki-tô giáo thống nhất và
phải đợi tới đời con của Constantine
là hoàng đế Constantine I, Ki-tô giáo được ông vua
sùng đạo này đổi tên thành Công giáo (Cattolica) vào
năm 340.
Trong 3 thế kỷ đầu Công nguyên, dù cho
các hoàng đế La-mã có muốn diệt Công giáo đến
đâu cũng không thể diệt được vì lúc
đó Công giáo chưa được đẻ ra !
Từ sau năm 325, Công giáo là con đẻ
của đế quốc La-mã được đế
quốc vỗ béo cho mau lớn để trở thành tôn
giáo chính thức của cả đế quốc La-mã rộng
lớn. Các hoàng đế La-mã chẳng bao giờ muốn
tiêu diệt Công giáo mà chỉ lo việc bành trướng nó
khắp nơi bằng bạo lực mà thôi.
- Năm 356, hoàng đế Constantius I ra lệnh cấm Đa Thần
giáo La-mã, biến các đền thờ Đa Thần giáo
thành các giáo đường Ki-tô giáo.
- Hoàng đế Thedeosius (379-395) công bố
Ki-tô giáo là quốc giáo, mọi người theo các
đạo khác đều bị tử hình.
- Vào năm 500, một người ở
xứ Gaul tên Cloris dấy binh thống
nhất tất cả các bộ lạc Frank (Frankish tribes)
lập nên nước Pháp. Cloris trở thành vua Pháp liên
kết chặt chẽ với giáo hoàng La-mã và ra lệnh cho
toàn dân Pháp phải theo đạo Công giáo. Ai bất tuân
lệnh phải chịu hình phạt tử hình.
- Cuối thế kỷ 7, Hồi giáo tiêu
diệt Ki-tô giáo tại Ai-cập, Palestine,
Trung Đông và Bắc Phi. Ki-tô giáo lo bành trướng
thế lực ở Tây Âu. Người thực hiện
kế hoạch này là vua Pháp Chrlemagne (lên ngôi năm 768).
Charlemagne đem quân đánh đuổi quân Ả-rập Hồi
giáo khỏi lãnh thổ Tây-ban-nha. Sau đó Charlemagne chiếm
thêm vùng đồng bằng sông Rhin (Đức, Bỉ, Hòa
Lan). Đúng ngày lễ Noel năm 800, Charlemagne đến
Rome
quì gối dưới chân giáo hoàng Leo III để
được giáo hoàng đội vương miện và
phong tước hiệu “Hoàng đế của đế
quốc La-mã Thánh thiện” (Emperor
of the Holy Roman Empire). Đây chính là Đế quốc Công
giáo La-mã đầu tiên. Charlemagne và giáo hoàng cùng chủ
trương dùng đạo Công giáo làm lực lượng
thống nhất đế quốc (a unifying force). Sau
đó, Charlemagne đã ban bố một mệnh lệnh ghê
gớm: “Phải theo đạo tập thể hoặc
chống đối sẽ bị tàn sát tập thể” (mass conversion or mass slaughter in case of
resistance – The Story of Christianity by Michael Collins and Mathew Price DK
Publishing 1999, page 91).
Sử sách Âu châu gọi Đế quốc
La-mã trong thời gian từ năm 313 đến năm 590
(277 năm) là “Đế quốc Ki-tô giáo” (The Christianity Empire – Sách dẫn chiếu trang 57-59).
Ki-tô giáo nói chung và Công giáo La-mã nói riêng hiển nhiên là một
sản phẩm của đế quốc La-mã.
Constantine
là người biết rõ điều đó hơn ai hết
nên ông ta luôn luôn có ý coi rẻ tôn giáo này. Một bằng
chứng cụ thể nhất chứng tỏ Constantine
tự coi mình là “Đấng bề trên của Ki-tô giáo”,
đó là việc Constantine
thiết kế khu nhà mồ của mình ở Constantinople
(nay là thủ đô Istambul của Thổ-nhĩ-kỳ).
Trong tác phẩm “The faith – A History of Christianity” nơi trang 96,
sử gia Brian Monahan viết: “Mộ của Constantine
được đặt ở trung tâm khu nhà mồ hình
tròn mà ông ta đã xây cho chính mình tại Constantinople, với
12 ngôi mộ trống ở chung quanh tượng trưng
cho các tông đồ (của Jesus) nằm ở dưới chân hắn” (His tomb was placed in the carter of the
circular mauseleum he built for himself in Constantinople with twelve
sepulchures place around it as though the apostles lay at his feet).
Thái Độ
của Vatican Đối Với Constantine:
Trong Giáo
hội Chính Thống giáo, Constantine
được tôn vinh là Hoàng đế-Thánh (Emperor-Saint) có ảnh
tượng thờ tại các giáo đường. Constantine
đội vương miện cao 3 tầng, tay phải
cầm cây thập giá rất dài để nhắc mọi
người biết Constantine
là người đầu tiên tôn vinh dấu hiệu chữ
Thập (In Hoc Signo). Trong Giáo hội Công giáo, chỉ một
mình mẹ của Constantine
được tôn vinh mà thôi. Mặc dầu tiểu sử
của bà chẳng có gì đặc biệt: xuất thanh
từ một cô gái hầu bàn (a barmaid) lấy một sĩ
quan La-mã, có con rồi bị chồng bỏ. Tuy nhiên,
nhờ có bà mới có Ki-tô giáo
như ngày nay nên bà được Vatican
phong “hiền thánh”. Cả giáo hội Công giáo dành riêng ngày 18
tháng 8 hàng năm để “dâng thánh lễ” tôn vinh ‘bà Thánh’
Helena. Ngoài ra, bà còn được tôn vinh là thánh quan thầy
của kẻ tân tòng. So sánh với bà Helena
thì công lao của Constantine
đối với Ki-tô giáo lớn gấp ngàn vạn
lần. Nhưng Constantine đã không được Vatican
phong thánh. Chẳng những thế, Vatican
còn cố ý lờ đi không nhắc tới để cho
tên tuổi sự nghiệp của Constantine
bị chìm trong quên lãng. Công giáo La-mã là kẻ chịu ơn
của Constantine nhiều
nhất nhưng lại muốn phủ nhận hoàn toàn ‘công
ơn trời biển’ của vị hoàng đế La-mã
này. Tất cả chỉ vì Constantine
đã lôi Ki-tô giáo từ vũng bùn lên, đánh rửa
sạch sẽ và tô son điểm phấn cho nó để
làm công cụ phục vụ những mục tiêu chính
trị của đế quốc.
Bề ngoài
Constantine
củng cố Ki-tô giáo để đạt mục tiêu
chính trị, về mặt tâm linh ông ta vẫn là một tín
đồ của đạo thờ thần Mặt
Trời (a Sun-god worshiper). Cho đến khi về già ông ta
vẫn tự xưng là Giáo chủ Tối cao của Đa
Thần giáo La-mã (Pontifex Maximus).
Vì chỉ coi
Ki-tô giáo như một sản phẩm của mình nên
thật sự Constantine không coi trọng Jesus, do đó ông ta
không thèm xử dụng tước hiệu Đại
diện Chúa Ki-tô (Vicar of Christ) mà xử dụng tước
hiệu “Đại diện Thượng đế Trên Trái
Đất” (God’s Vicar on earth). Trong tác phẩm “The Oxford
Illustrated History of Christianity” của John Mac Mannus, Oxford Uni,
Press 1990, trang 71 có in hình huy hiệu của Constantine, trên
đó có in chữ Hy-lạp có ý nghĩa như trên ‘God’s vicar
on earth’.
Constantine
tạo mọi điều kiện làm cho Ki-tô giáo lớn
mạnh nhưng không cho phép nó thành một quyền lực
độc lập, mà chỉ cho nó làm một bộ phận
của đế quốc mà thôi. Do đó, sau này Vatican
đã phải làm giả văn kiện mang tên “Sự dâng
cúng của Constantine” (The donation of Constantine)
để tạo quyền lực cho giáo hội Công giáo
La-mã. Văn kiện này được Vatican
giả mạo dưới triều giáo hoàng Stephen III
(752-757) bằng cách ngụy tạo văn kiện, ngụy
tạo chữ ký của Constantine
và bịa đặt ngày ký là 30 tháng 3 năm 315.
Trong văn
kiện này có điều khoản quan trọng sau đây :
“Đức Thánh Cha là đấng thừa kế Thánh Phê-rô
sẽ được tôn vinh lên bậc cao cả trong
đế quốc chúng ta và còn cao cả hơn ngôi báu
thế gian. Đức Thánh Cha cai quản các giám mục
ở Antioch, Alexandria,
Constantinople và Jerusalem”
(The Faith, a history of christianity, Brian Monahan, pages 217, 362). Văn kiện giả mạo “The
Donation of Constantine” đã bị lôi ra ánh sáng bởi Lorenzo
Valla, một giới chức cao cấp tại Vatican,
vào năm 1440. Một trong những bằng cớ rõ rệt
nhất là văn kiện giả mạo ghi ngày ký là 30.3.315.
Lúc này, Constantinople chưa có. Thành phố Constantinople
bắt đầu được thành lập từ năm
324!
Với văn kiện giả mạo này, Vatican
đã chiếm được quyền lực cai quản
toàn bộ các giám mục trong giáo hội và lấn
lướt quyền lực của các vua chúa về
phương diện thế quyền. Văn kiện “The Donation of Constantine” chỉ là một trong vô vàn các
hình thức bịp bợm đã tạo nên quyền lực
của Vatican trong 16 thế kỷ qua.
Để
kết thúc bài viết này, tôi xin mượn lời của
sử gia Gibbon trong tác phẩm ‘The Decline and Fall of the Roman Empire’ : “Giáo hội La-mã
dùng bạo lực để bảo vệ cái đế
quốc mà nó đã chiếm được bằng sự
lừa bịp”! (The Church of
Rome defended by violence the empire she
acquired by fraud).
(re-edited on March, 2002)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét