Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Chỉ bán phở mới là quán phở?






Hai cha con ông chủ một quán phở gia truyền nổi tiếng không đồng ý với nhau: người cha muốn chỉ tiếp tục bán phở thôi; người con, có óc năng động, muốn bổ sung thêm mấy món điểm tâm nữa. Nhưng, “bổ sung” tới mức độ nào thì quán phở vẫn còn là quán phở?


Minh hoạ: Đỗ Hoàng Tường

Hai cha con vô hình trung đụng đến một trong những câu hỏi quan trọng nhất và cũng nhức đầu nhất của triết học: cái gì khả biến, cái gì bất biến? Cái gì làm nên bản chất của một sự vật? Triết học, từ thời cổ đại, cũng xuất phát từ kinh nghiệm đời thường: cái cây vẫn là cái cây dù mùa thu làm rụng lá. Chặt cái cây tới mức nào thì nó vẫn có thể hồi sinh? Cưa tận gốc thì tuy vẫn còn bộ rễ nhưng không còn là cái cây nữa. Cái cây đã bị phá huỷ tận “bản thể” của nó.

Con người cũng vậy. Xem lại tấm ảnh lúc tuổi thơ, ta nhận ra đó là “tuổi thơ của mình” chứ không phải của một đứa trẻ khác. Chừng nào mình còn xưng “tôi” là còn muốn nói đến cái gì không thay đổi, không thể lẫn lộn, dù tóc đã phai màu! Lập tức, ta vấp ngay một khó khăn: cái thực sự tạo nên sự vật thì không thể dùng mắt để nhìn mà phải dùng đầu để suy nghĩ. Nhưng, suy nghĩ từ cái gì? Cũng phải từ những gì mắt thấy tai nghe! Những gì mắt thấy tai nghe đều là khả biến, vô thường, vậy có thể xem những gì khả biến, vô thường là bản chất của sự vật? Nói thế cũng có nghĩa là sự vật không hề có bản chất! Song, thực tế cãi lại: khi mua một món hàng, ta muốn mua một món hàng thật, dù “cái thật” ấy ẩn sâu trong món hàng, khó nhận thấy. Gia đình, xã hội cũng thế. Sống trong một gia đình, một tổ chức, một xã hội, đâu phải ai lo phận nấy mà còn có một mục tiêu chung. Khi mục tiêu này mất đi, gia đình, tổ chức, xã hội không còn là chính nó nữa. Vậy, ta phải có ý thức về một cái bản thể thường tồn thì mới có thể nhận ra lúc nào nó bị đe doạ chứ? Hai cách đặt vấn đề tương phản như thế làm các triết gia điên đầu trong hơn hai ngàn năm nay!

Ở phương Tây, Aristoteles là người nỗ lực giải quyết vấn đề này. Ông khẳng định: bản chất của sự vật là bản thể của nó. Vậy bản thể là gì? Là cái gì “nằm bên dưới” sự vật, là cái gì bền vững mà nếu không có nó, không còn sự vật nữa. Hãy thử đọc hai cặp lục bát sau đây trong Truyện Kiều theo kiểu… triết học:

(1) Thuý Kiều sắc sảo, khôn ngoan
Vô duyên là phận hồng nhan đã đành

(2) Thịt da ai cũng là người
Lẽ nào hồng rụng thắm rời chẳng đau!

Câu (1) cho biết cô Kiều là như thế nào. Nhưng, các đặc điểm ấy không ổn định (cô Kiều có khi cũng… dại dột!) và nhất là, không thể tồn tại độc lập mà không gắn với cô Kiều. Chúng có thể thay đổi, nghĩa là, không nhất thiết cứ như thế mãi (hậu vận cô Kiều đâu có… vô duyên!). Vì thế, Aristoteles bảo: Thuý Kiều (như là cái gì cá biệt) là bản thể, còn “sắc sảo, khôn ngoan, vô duyên…” là những tuỳ thể (accidents, từ nghĩa gốc là ngẫu nhiên, tình cờ). Nhưng câu (2) thì khác, con người không thể lúc thì có “thịt da”, lúc thì không. Vậy nó nói lên con người là gì. Cái không thể thay đổi ấy được gọi là những thuộc tính. Thuộc tính thì tất nhiên không tồn tại độc lập, nhưng những thuộc tính nào thuộc về bản chất của sự vật thì cũng là bản thể, thậm chí còn là bản thể theo nghĩa cao hơn cả những sự vật cá biệt. Vậy, theo Aristoteles, ta có hai loại bản thể: cái cá biệt (Thuý Kiều) và cái phổ biến (“thịt da”, “người”…) Ông gọi cái trước là bản thể số một, cái sau là bản thể số hai. Tưởng xong, nhưng rồi lại thấy không ổn! Việc phân biệt ấy chẳng rõ ràng chút nào. Khi Thuý Kiều khen Từ Hải: “Rằng: Từ là đấng anh hùng!”, thì nếu rút bỏ thuộc tính “anh hùng” đi, có còn là Từ Hải hay chỉ là một người trùng tên?

Platon, thầy của Aristoteles, làm ngược lại; ông chỉ quan tâm đến một phương diện thôi. Chỉ có cái phổ biến (“người”, “thịt da”, “sắc sảo”, “khôn ngoan”…) mới là những cái duy nhất có thật. Ông là tổ sư của thuyết duy tâm khách quan, vì theo ông, những cái phổ biến ấy là thuần tuý, hoàn hảo, mẫu mực chứ không nhếch nhác khi trở thành những thuộc tính ở trần gian, vì thế, chúng ở một thế giới khác, trong khi những sự vật cá biệt trên thế gian này chỉ là những bản sao tồi tàn, mờ nhạt của chúng.

Thomas Aquino, đại triết gia Kitô giáo thời Trung cổ, đồng ý với Aristoteles là phải xuất phát từ những sự vật và bản thể trên trần gian này, nhưng cần tìm cho chúng một nền tảng sâu hơn. Theo ông, không phải ngẫu nhiên khi sự vật có một bản chất, tức có bản thể bền vững. Đó là nhờ có thượng đế. Nếu không có thượng đế và ý chí bền vững của Ngài để sáng tạo và duy trì thế giới này, tất cả đều tan rã hết.

René Descartes, cha đẻ của triết học cận đại, cũng dành cho thượng đế một chỗ đứng đặc biệt, nhưng có chỗ khác với Aquino. Theo ông, chỉ duy nhất thượng đế mới có bản thể vĩnh hằng theo nghĩa tuyệt đối, còn toàn bộ thực tại chia làm hai loại bản thể: bản thể có quảng tính (vật chất) và bản thể có tư duy (tinh thần). Nơi con người cũng thế: ngày nay, ta đi đến bác sĩ để khám bệnh và đi đến trường để học, chứ không đến cùng một nơi là nhờ có… Descartes!

Trích:
Sống trong một gia đình, một tổ chức, một xã hội, đâu phải ai lo phận nấy mà còn có một mục tiêu chung. Khi mục tiêu chung này mất đi, gia đình, tổ chức, xã hội không còn là chính nó nữa
Descartes gặp một đối thủ có hạng: Gottfried Wilhelm Leibniz. Leibniz bảo rằng chính những “đơn tử” (monad) mới tạo nên bản chất của sự vật. Nó “không có cửa sổ”, nghĩa là không thể nhìn vào bên trong nó, nó tự tồn và không có gì bên ngoài làm thay đổi nó được. Quan trọng hơn, đơn tử có lực! Lực khổng lồ nữa là khác. Không cần phải là nhà vật lý nguyên tử, ta cũng tin vào sức mạnh của năng lượng nằm bên trong lòng sự vật. Chỉ cần nhìn một đội bóng đang vùng lên là đủ nhận ra cái gì thúc đẩy nó, đồng thời đó cũng là nguồn năng lượng của nó.

Immanuel Kant thấy các khẳng định của Descartes, Leibniz nghe thì hay nhưng không thể kiểm chứng được, nên cho rằng bản thể là cái gì chỉ hiện hữu trong đầu óc con người như một phạm trù để suy nghĩ về sự vật thôi, còn bản chất của sự vật là điều không thể nhận biết được.

G. W. F. Hegel nghĩ đến quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng: hiện tượng là gì nếu nó thiếu đi cái bản chất; bản chất là gì nếu nó không trình hiện ra?

Edmund Husserl cho rằng, đối với con người, không có cái bản chất nào ẩn giấu đằng sau sự vật cả, tất cả đều là những gì trình hiện cho ta, nên triết học của ông được gọi là hiện tượng học. Từ đó, Jean Paul Sartre, một trong những ông tổ của chủ nghĩa hiện sinh, cho rằng hiện hữu của con người có trước bản chất. Xác định trước một bản chất, là hạn chế sự tự do chọn lựa của con người! Đối với các triết gia Anh, nhất là David Hume, John Locke, chỉ có những gì tri giác được, đo đếm được mới có thực. Một tư tưởng được thời đại bấy giờ hoan nghênh, vì nó hoàn toàn tương hợp với phương pháp của khoa học tự nhiên thời cận đại.

Ở thế kỷ 20, triết học và khoa học luận tìm cách thay thế khái niệm bản thể/bản chất quá trừu tượng bằng khái niệm chức năng. Lý thuyết hệ thống cũng vậy: sự vật được xác định không phải từ bản chất của nó, mà từ chức năng của nó trong một hệ thống nhất định.

Nhưng, nhiều người vẫn chưa trọn tin vào lý thuyết ấy. Họ vẫn cứ thành tâm hướng đến một cái gì siêu việt hơn đời thường, và… cha con ông chủ quán phở vẫn cứ tiếp tục tranh luận.

Bùi Văn Nam Sơn
(Nguồn Báo điện tử sài gòn tiếp thị media, 02.06.2010)

Tư tưởng đổi thay số phận


Tư tưởng đổi thay số phận




“Tư tưởng của chúng ta là số phận của chúng ta” (Arthur Schopenhauer, 1788 – 1860)

Có lẽ bạn ngán triết học vì nó khô khan, khó hiểu? Bạn ngại triết học vì nó thường tỏ ra áp đặt, giáo điều? Bạn xem thường triết học vì nó mông lung, vô bổ? Xin bạn hãy bình tâm một chút! Họp nhân viên lại, liệu kiến thức chuyên môn đơn thuần có đủ để giúp bạn “động viên” được họ? Bạn vẫn thường phải dùng đến những lời có cánh đó thôi! Giải quyết việc lương bổng hay… đền bù giải toả, chẳng lẽ người ta không một phút thoáng nghĩ đến khái niệm “công bằng”? Dạy bảo con cái đâu có thể chỉ dùng đến hai thứ duy nhất: cho roi cho vọt hoặc cho ngọt cho bùi? Nhìn chung, ta vẫn cứ “triết lý” hàng ngày giống như ông Jourdain luôn miệng làm “văn xuôi” mà không tự biết đấy thôi!

Minh hoạ: Đỗ Hoàng Tường

Triết gia Hegel bảo rằng ta vẫn có thể hô hấp và tiêu hoá mà không cần biết đến môn sinh lý học. Cũng thế, ta vẫn “triết lý” mà không cần đến triết học. Nhưng rồi dần dần, từ công việc trong đời thường, con người đặt câu hỏi về những gì tưởng như hiển nhiên. Từ xa xưa, ở phương Đông cũng như phương Tây, bắt đầu có sự phân biệt giữa những điều “ai ai cũng nói” với những điều một số ít người suy ngẫm lâu dài trước khi đi đến chỗ xác tín. Từ đó, triết học – cũng như mọi khoa học khác – không thể không bước vào “những tháp ngà”, nếu muốn có sự yên tĩnh để suy nghĩ, sự khách quan để nhận định.

Nhưng, thật ra, nhìn kỹ lại, những tháp ngà ấy ít nhiều đều được xây dựng nên từ những bụi bặm trần gian. Khổng, Lão, Phật, Jesus, Socrate… những nhà tư tưởng lớn đầu tiên của nhân loại đều là những kẻ lữ hành, chia sẻ và lăn lộn trong sự phức tạp khôn cùng của chúng sinh. Rồi cũng dần dần, triết học lại rời khỏi “tháp ngà”, đi vào cuộc đời để thực hiện các sứ mệnh của mình… Có khi thành công, có khi thất bại. Có khi tạo phúc, có khi gây hoạ. Và, cũng vì thế, nó luôn phải nhìn lại chính mình, tự phê phán, tìm con đường khác, phương thức mới…

Triết học trong cuộc sống ngày nay

Đời sống sôi động và cuộc cạnh tranh toàn cầu đầu thế kỷ 21 cho thấy: hơn bao giờ hết, thành bại, mất còn ngày nay phụ thuộc vào sáng kiến, ý tưởng và các chiến lược tư duy. Khi thế giới ngày càng… phẳng, khi thông tin, sự đào tạo và kỹ năng ngày càng đến được với mọi người, kiến thức thông thường không còn là lợi thế cạnh tranh nữa. Phương pháp, kể cả phương pháp mới, cũng không đủ giúp tạo nên lợi thế. Mạng lưới truyền thông toàn cầu nhanh chóng biến nó thành tài sản chung của mọi người!

Vậy, chính tiềm lực trí tuệ, văn hoá tư duy, thái độ tinh thần được tích luỹ và tinh luyện của một cá nhân, một dân tộc, một nền văn hoá mới tạo nên được sự khác biệt trong những giờ phút quyết định. Chúng giúp mang lại sự sáng tạo trên nền tảng đạo lý và tỉnh thức.

Cho đến nay, sự ganh đua về ý tưởng thường chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực kinh tế. Nhưng, sự khác biệt lại ngày càng diễn ra ở những lĩnh vực không ngờ tới. Kinh tế, dù quan trọng đến mấy, chỉ là một phương diện của cuộc sống; chất lượng sống đích thực không thể quy giản vào phương diện kinh tế. Do đó, triết học có thể giúp ta có được những nhận thức để cải thiện chất lượng cuộc sống, đồng thời, cuộc đời và phong cách tư duy của những đại triết gia cũng là những gương mẫu cho ta học hỏi trên nhiều lĩnh vực. “Hình thức cao nhất của thành tựu bao giờ cũng là một nghệ thuật, chứ không phải là khoa học”– người nói được câu ấy là Theodore Lewitt, một tên tuổi lớn trong ngành… tiếp thị!

Gặp gỡ giữa triết học và các hình thức tổ chức cuộc sống

Trích:
Ta không đến với triết học để tìm ra những giải pháp nhanh chóng, nhất thời mà để phát hiện những con đường xưa nay chưa biết để đi đến giải pháp.
Điều trước hết cần nói về “nghệ thuật” này: không thể lãnh đạo công việc hay tổ chức cuộc sống bằng triết học. Triết học không phải là công cụ, không phải là phương pháp để chỉ đạo, quản lý. Làm như thế là yêu mà nên tội, làm như thế tưởng là tôn vinh nó mà thật ra là làm hại nó và vô tình làm hại chính mình. Là “công cụ”, nó sẽ giới hạn chân trời hoạt động và bắt con người phụ thuộc vào công cụ. Là “phương pháp”, nó sẽ bắt người theo phương pháp ấy làm tù binh! Trái lại, chỉ có thể từ triết học, tức từ thái độ được nuôi dưỡng bằng tư duy triết học: triết học giống như nhà tư vấn giúp ta có cái nhìn sâu vào hậu trường, vào tất cả mọi hậu trường. Do đó, ta không đến với triết học để tìm ra những giải pháp nhanh chóng, nhất thời mà để phát hiện những con đường xưa nay chưa biết để đi đến giải pháp. Nó là công việc của mỗi người, của riêng mỗi người. Chính trong tinh thần ấy, triết học thường được hiểu… “ba trong một”: triết học như là khoa học khai minh, giúp xoá bỏ những ảo tưởng, định kiến; triết học như là khoa học điều hoà, giúp cân đối mọi lối nhìn; triết học như là khoa học hành động, giúp định hướng cho mọi lựa chọn, quyết định.

Vậy, nói cụ thể, triết gia làm những công việc gì? Thưa bạn, họ làm giống hệt như chúng ta đang làm trong mọi lĩnh vực, chỉ có điều, với những phương tiện khác mà thôi. Nếu viên chức nhà nước làm việc với những quy định của pháp luật, nhà doanh nghiệp với của cải, tiền bạc, đối tác, người chủ gia đình phải đương đầu với những lo toan thường nhật, tìm những phương cách và phương tiện để giải quyết chúng, thì nhà triết học làm việc với những khái niệm và sự chiêm nghiệm. Nhưng bất kỳ ai cũng đều xoay quanh mấy công việc quen thuộc mà hệ trọng sau đây: hiểu hậu cảnh; quyết định có cơ sở; hành động có trách nhiệm; hoạt động có hiệu quả; truyền thông rõ ràng, sống thanh thản, hạnh phúc.

Sài Gòn Tiếp Thị dành cho chúng ta một không gian thân mật để hàng tuần trao đổi về các việc làm ấy, ở giác độ triết học. Để đổi không khí, mỗi tuần chúng ta sẽ làm quen với một khái niệm triết học hoặc với một triết gia nổi tiếng. Câu chuyện nghiêm chỉnh nào cũng cần trở nên vui vẻ, và câu chuyện vui vẻ có khi cũng cần trở nên nghiêm chỉnh. Bạn đồng ý thế không? Xin hẹn gặp lại tuần sau.

Bùi Văn Nam Sơn

(Nguồn Báo điện tử sài gòn tiếp thị media, 26.05.2010)

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

“Con người có thể bị hủy diệt nhưng..."

 “Con người có thể bị hủy diệt nhưng..."
“Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị khuất phục” (Hemingway)
Ý kiến của Hemingway đề cao giá trị của con người trong mối quan hệ với tự nhiên, xã hội và với bản thân mình.


Giải thích ý kiến của Heming way:
Con người: trước hết là hiểu ở phạm vi cá nhân, cá thể, nhưng cần hiểu rộng hơn là loài người, con người trong cộng đồng trong nghĩa chung nhất, bao quát loài giống, gắn với bản chất Người theo nghĩa bao trùm nhất của nó.
Con người có thể bị đánh bại: nguyên văn tiếng Anh (destroyed) khi dịch ra còn có nghĩa là “bị hủy diệt”, “bị tàn phá” – cách nói thể hiện sự ý thức về những khả năng rủi ro có thể xảy đến với con người.
“…nhưng không thể bị khuất phục” : dịch sát nghĩa là bị đánh bại, bị chinh phục.
Mối quan hệ giữa hai vế: nhấn mạnh vào ý chí niềm tin của con người trong cuộc đấu tranh sinh tồn, khẳng định niềm kiêu hãnh của con người chân chính luôn tin tưởng vào khả năng của chính mình. Không những thế còn nhấn mạnh tinh thần con người vươn lên trong hành động, chinh phục những mục tiêu, vượt lên những thử thách.

Chứng minh ý kiến của Hemingway:
Con người trong công cuộc chinh phục và cải tạo tự nhiên: từ xưa đến nay, thiên nhiên chứa đựng sức mạnh ghê gớm, mỗi khi thiên tai, một quốc gia, một cộng đồng có thể bị những hậu quả nặng nề nhưng rất nhanh chóng con người lại bắt tay khắc phục thiên tai, ổn định cuộc sống, phát triển xã hội. Từ buổi đầu lấy sức người chống lại thiên nhiên, đến nay chúng ta có những thành tựu lớn lao nhờ khoa học kỹ thuật, từng bước cải tạo thiên nhiên và bắt thiên nhiên phải khuất phục con người. Ngu công đào núi, Dã Tràng lấp bể là ước muốn và cũng là niềm tin vượt lên chính mình của những người giàu ý chí nghị lực và quyết tâm hành động. Một bờ đê sông Hồng là sức mạnh của con người hợp quần để chế ngự sức nước hung hãn. là niềm tự hào của con người bao thế hệ. Một công trình thủy điện sông Đà là kết quả lao động vất vả cả chân tay lẫn trí óc của con người, biến sức nước thành dòng điện. Rõ ràng con người từ chỗ khiếp sợ trước tự nhiên đã trở nên mạnh mẽ can đảm hơn, nắm bắt quy luật tự nhiên, bắt thiên nhiên phải khuất phục trước con người.
Trong đấu tranh xã hội, các lực lượng chính nghĩa, những con người đại diện cái tốt, cái đẹp không ít lần bị thất bại. Con người chân chính nhiều khi bị kẻ tiểu nhân hãm hại, để lại nỗi niềm chua xót “anh hùng uống hận”, “để hận mấy ngàn năm” còn lưu trong bao áng văn thơ. Tuy nhiên theo một quy luật tất yếu và niềm tin mãnh liệt vào công lý, sự thật sẽ chiến thắng bạo tàn, giả trá giúp con người tìm ra những cách đấu tranh, những phương pháp để thành công. Phan Bội Châu từng nhắn nhủ “Tay ba lần gãy, mới biết thuốc tiên…xưa nay anh hùng, từng thua mới được!”. Không gì mạnh bằng ý chí con người, bên cạnh đó còn đòi hỏi sự tỉnh táo khôn khéo, kiên quyết để đạt mục đích.
Xét từ góc độ cá nhân, cũng có rất nhiều tấm gương con người vươn lên trong cuộc sống, vượt qua những khiếm khuyết của bản thân: Nguyễn Ngọc Ký - thầy giáo; Nguyễn Ngọc Hưng – nhà thơ hội viên hội nhà văn Việt Nam; Lê Thanh Thúy – cô gái 19 tuổi bị ung thư nhưng vẫn kịp góp mặt cho đời nụ cười rạng rỡ của một tấm lòng nhân hậu; là Nguyễn Hồng Kông - bệnh nhân suy thận nhưng đã tận dụng quỹ thời gian ít ỏi của mình để viết cuốn sách “Khát vọng sống để yêu” và “Ở trọ”, tích cực giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ, những đồng loại kém may mắn. Những con người ấy bị hủy diệt bởi định mệnh khắc nghiệt nhưng đã khẳng định ý nghĩa cao quý của sự sống con người, sống có ý nghĩa bằng tất cả nghị lực và bản lĩnh của mình

Phản đề: Con người có thể bị đánh bại, cũng không ít kẻ tự mình khuất phục quỳ gối trước các thế lực. Tuy nhiên, làm con người chân chính thì không bao giờ tự đánh mất mình. Những kẻ như vậy đã chết ngay khi còn sống! Từ đó cho thấy để làm một con người theo đúng nghĩa Hemingway đề cập không phải là điều đơn giản! Ngay cả cái chết có thể chấm dứt thời gian tồn tại giữa cuộc đời của một cá nhân, nhưng không thể khuất phục ý chí vươn lên sống có ích với đời, để lại sự nghiệp bất tử. Những con người như thế sẽ sống mãi!
Trong sự phát triển của nhân loại, bao giờ con người cũng có ý thức rất lớn về giá trị bản thân, các nhà tư tưởng cũng như các nhà văn có nhiều câu nói hay về giá trị con người. Blasé Pascal nói : “Con người là một cây sậy, nhưng là một cây sậy biết suy nghĩ”, M.Gorki ca ngợi con người: “Con người! Tiếng ấy tự hào biết bao!”. Sự tồn tại của con người ở thế gian này và những thành quả từ xã hội loài người đã hình thành ý thức đề cao phẩm chất, giá trị làm người cao quý.
Trong bối cảnh phát triển đầy xung đột phức tạp, con người phải luôn đương đầu với thử thách khó khăn và không ít lần phải đối mặt với thất bại, bi kịch. Đương đầu với những khó khăn, con người chúng ta càng có dịp khẳng định bản lĩnh và rút ra kinh nghiệm, vượt lên chính mình. Ông cha ta ngàn đời trước đã phải chinh phục thiên nhiên và đã thêu dệt thành bao huyền thoại về chiến công kỳ vĩ này như Sơn tinh chiến thắng Thuỷ tinh, những vị thần kỳ vĩ là sản phẩm của chính con người, nâng tầm vóc con người ngang tầm thiên nhiên. Mỗi một khó khăn trở lực lại là một lần giúp con người chúng ta nhận ra những khiếm khuyết sai lầm để tiếp tục hành trình chinh phục đầy thử thách. Nhà thơ Hoàng Trung Thông từng khẳng định “Bàn tay ta làm nên tất cả - Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Có nghĩa là con người luôn tự tin vào chính bản thân mình sẽ không bao giờ biết đầu hàng trước hoàn cảnh.

Bài học
Từ những việc lớn đến việc nhỏ đều cần đến ý chí và nghị lực phi thường của con người, điều quan trọng chính là con người cần phải biết tự lượng sức mình, tự điều chỉnh mình. Có một lúc nào đó chúng ta vấp phải sai lầm và thất bại, nhưng đó chỉ là tạm thời, bởi lẽ nếu chúng ta quyết tâm hành động và nắm bắt được thời cơ, chuẩn bị đầy đủ chín muồi thì sẽ chắc chắn thành công,
Theo tôi, muốn khẳng định tinh thần trong câu nói của nhà văn Hemingway cần phải hội đủ những yếu tố cần cho một con người, để có thể sống giữa đời mà không hổ  thẹn: ý thức bản thân, có tinh thần luôn vươn lên trong đời sống, mài sắc bản lĩnh và khả năng hành động và nỗ lực hết mình để đạt ước mơ. Trau dồi càng nhiều vốn sống, kinh nghiệm sống, không ngừng tự nâng cao hoàn thiện bản thân, không bao giờ cho phép chủ quan tự mãn sau thắng lợi, thành công nhất thời, bởi đơn giản “kẻ thù của thành công là thành công”. Sức mạnh con người không chỉ ở bản thân người ấy mà còn nhân lên với sức mạnh của cả cộng đồng người. Trong cuộc đấu tranh khẳng định giá trị đời sống, con người không bao giờ đơn độc và luôn làm được những điều phi thường ngay trong cuộc đời  bình thường.
Từ ông lão Santiago trong câu chuyện Ông già và Biển cả của nhà văn, một triết lý sâu xa về con người bình thường ở giữa thế gian, ý kiến của Hemingway là đúc kết chân lý về con người, khẳng định tư thế hào hiệp và can đảm của con người giữa thế gian. Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại!
                                                                    TRẦN HÀ NAM

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2013

Dương Danh Dy: Trung Quốc đòi sánh đôi với Mỹ?

Dương Danh Dy: Trung Quốc đòi sánh đôi với Mỹ?
(05/06/2013 12:58:49) - Giai đoạn 2010 trở đi, trong nội bộ Trung Quốc xuất hiện một xu thế cho rằng không cần cư xử với Mỹ như cũ nữa, mà cần phải “bằng vai phải lứa”.


LTS: Chỉ còn mấy ngày tới là diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh thường niên giữa Mỹ và Trung Quốc, trong bối cảnh nước đầu tiên chào đón nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Barack Obama, còn nước thứ hai có một thế hệ lãnh đạo hoàn toàn mới.

Có những điều gì đặc biệt sẽ diễn ra trong cuộc gặp này, TuanVietNam xin được trao đổi với nhà nghiên cứu Dương Danh Dy, một chuyên gia lão làng về Trung Quốc.

Thưa ông, cuộc gặp thượng đỉnh Trung – Mỹ năm nay so với các năm trước có gì đặc biệt hơn?
Thượng đỉnh Trung – Mỹ là để hai bên nêu ra những vấn đề cùng quan tâm mới, những va chạm mới… để tìm cách giải quyết, khỏi gây ra xung đột.

Nhưng năm nay, theo tôi nghĩ, sẽ có một vấn đề đặc biệt, ngoài chương trình nghị sự bình thường.

Đó là vấn đề gì, thưa ông?
Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta phải nhìn lại quan hệ  hai nước, kể từ khi họ thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, vào đầu năm 1979.

Tổng thống Obama, Dương Danh Dy, biển Đông, Tập Cận Bình
Barack Obama gặp Tập Cận Bình hồi tháng 2 năm nay tại Nhà Trắng

Giai đoạn thứ nhất,  từ khi hai nước chính thức lập quan hệ ngoại giao (1/1/1979) tính đến khi Liên Xô tan rã (cuối năm 1991). Đó là giai đoạn đối chọi nhau. Điển hình  là sự kiện Thiên An Môn năm 1989.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, chiến tranh lạnh chấm dứt, ở Trung Quốc vẫn có một số người muốn tiếp tục xu thế đó, nhưng Đặng Tiểu Bình đã khôn ngoan, dẹp ngay, đề ra  chủ trương “giấu mình chờ thời, quyết không đi đầu”. Tức là Đặng muốn tránh cho Trung Quốc phải đứng ra thay thế Liên Xô, cầm đầu mấy nước xã hội chủ nghĩa còn lại và phong trào cộng sản quốc tế.

Giai đoạn này kéo dài từ đó đến năm 2010, khi GDP Trung Quốc vượt Nhật Bản để vươn lên thứ hai trên thế giới, chỉ đứng  sau  Mỹ. Trong giai đoạn này, Trung Quốc, tuy không nói ra, nhưng đã ngầm thừa nhận Mỹ là siêu cường,  nói chung tránh không trực diện đối đầu với Mỹ. Khi hai bên có những va chạm, Trung Quốc đã chủ động ứng  xử một cách nín nhịn.

Ví dụ?

Tôi xin lấy hai ví dụ điển hình nhất.

Một là vụ Mỹ bắn tên lửa vào Đại sứ quán Trung Quốc ở Nam Tư, khiến Tuỳ viên quân sự Trung Quốc tại đây  chết. Nhưng Trung Quốc đã không làm to chuyện.

Hai là vụ máy bay Mỹ xâm phạm vùng trời của Trung Quốc ở đảo Hải Nam, năm 2001, đâm phải và làm rơi  máy bay Trung Quốc, làm  chết phi công Trung Quốc, còn máy bay của Mỹ buộc phải hạ cánh xuống sân bay Trung Quốc. Sau một thời gian đàm phán, Trung Quốc đã chấp nhận lời xin lỗi của phía Mỹ, để phi công Mỹ ra về, và sau đó trả máy bay cho Mỹ.

Vậy đến giai đoạn 2010 trở đi, khi GDP Trung Quốc đứng hàng thứ hai thế giới?

Vâng, ngoài GDP ra,  Trung Quốc đã trở thành nước có dự trữ ngoài tệ lớn nhất thế giới và chủ nợ lớn nhất thế giới. Trong nội bộ Trung Quốc xuất hiện một xu thế coi “giấu mình chờ thời” không phải là “bách niên đại kế” (đại kế trăm năm), mà chỉ là “quyền nghi chi kế” (kế quyền nghi) mà thôi. Đã  đến lúc Trung Quốc  không cần cư xử với Mỹ như cũ nữa, mà cần phải “bằng vai phải lứa”.

Tổng thống Obama, Dương Danh Dy, biển Đông, Tập Cận Bình
Học giả Dương Danh Dy tại hội thảo Biển Đông. Ảnh: Huỳnh Phan

Xu thế này dần phát triển, và định hình, vào cuối năm ngoái, khi Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 họp, và kết quả đại hội là một thế hệ lãnh đạo mới và phương hướng phát triển mới.

Xin hỏi ông, ban lãnh đạo mới của Trung Quốc có vai trò như thế nào trong chuyện này?

Ban lãnh đạo mới của Trung Quốc, tuy mới lên, nhưng đã có  một  số hành động đáng chú ý.

Việc đầu tiên là họ nắm chặt quân đội hơn, thanh trừng hàng loạt các tướng lĩnh có ý  muốn tách rời quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Năm ngoái, một thượng tướng đã bị mất chức vì có ý định này, và ngay trước Đại hội 18, họ đã  thay  ngưòi lãnh đạo chủ chốt của Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần và Tổng cục Trang bị. Trừ đại hội 8 (năm 1958), tôi chưa vào ngành, còn 10 kỳ đại hội khác từ đó đến nay, tôi đều ít nhiều có theo dõi, và chưa bao giờ thấy hiện tượng trên.

Thứ hai là Tổng Bí thư Tập Cận Bình đi thăm Thâm Quyến ngay sau đại hội. Tại sao lại Thâm Quyến? Bởi vì sau Thâm Quyến là quân khu Quảng Châu – một quân khu rất quan trọng đối với Biển Đông. Ở đó, Tập Cận Bình đã tuyên bố rằng quân đội phải chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Sau đó, Tập Cận Bình  tổ chức đợt học tập, rút kinh nghiệm bài học  Liên Xô: cho rằng  lý do chủ yếu khiến Liên Xô tan rã là do Đảng Cộng sản không nắm quân đội. Trong bài viết trên mạng của họ mà tôi đọc được nói rằng, trong 2 tháng rưỡi từ khi lên nắm quyền, Tập Cận Bình đã đi thăm hầu hết các quân binh chủng của quân đội Trung Quốc. Tôi nghĩ đến nay ban lãnh đạo mới của Trung Quốc đã tạm nắm được quân đội, và tạm dẹp được xu thế  trung lập hoá quân đội.

Thứ ba là ban lãnh đạo mới này đã tỏ ra “nêu gương” trên một số mặt. Không biết bên trong thế nào, nhưng qua truyền thông thấy từ Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Tập Cận Bình đến Thủ tướng Lý Khắc Cường… đều tỏ ra “ cần, kiệm, liêm, chính.”

Ví dụ: Tập Cận Bình, từ khi lên nắm quyền, ra lệnh tiệc chiêu đãi chỉ gồm 4 món thức ăn và 1 món canh là 5 món, không được hơn, và cơm không có rượu. Đi đâu không có “tiền hô, hậu ủng”...

Hay, Lý Khắc Cường khi xe đi gặp đèn đỏ, đứng lại chờ đèn chuyển sang xanh mới đi tiếp...

Ban lãnh đạo này, so sánh với các ban lãnh đạo trước đây, có thêm những đặc điểm gì nổi bật?

Ngoài yếu tố khá trẻ, (như Tập Cận Bình  60 tuổi, hay Lý Khắc Cường 58 tuổi), có trình độ văn hoá cao (nhiều người là thạc sĩ, hay tiến sĩ), và được thử thách, rèn luyện tốt. Bọn họ đã “bò từ cơ sở  lên chức vị hiện nay, chứ không làm quan tắt”.

Nhưng điều này mới là quan trọng: Đây là lớp người mà tuổi thiếu niên nhìn thấy tác hại của Cách mạng Văn hoá Trung quốc. Thậm chí, như Tập Cận Bình đã bị đấu tố, rồi phải  “lên núi xuống làng”... Đến tuổi thanh niên thấy tận mắt thành công của cải cách mở cửa,  thấy đất nước  thay đổi đến chóng mặt.

Chính vì vậy, bây giờ ở vào cương bị lãnh đạo cao nhất, họ có ý chí rất mạnh, quyết tâm xây dựng Trung Quốc thành một siêu cường. Vì vậy, không phải tự nhiên mà “giấc mộng Trung Hoa” lại xuất hiện.

Những đặc điểm  này tạo cho Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường … có sự khác biệt khá rõ với thế hệ lãnh đạo trước.

Vậy, xin quay trở lại đề tài chúng ta đề cập  lúc đầu, tại thượng đỉnh Trung – Mỹ lần này, liệu Trung Quốc có đưa ra  vấn đề về vị thế của Trung Quốc, và đòi hỏi đứng “ngang bằng” với Mỹ không?

Tôi nghĩ là có thể.  Bởi để chuẩn bị cho đòi hỏi này, Trung Quốc đã làm mấy việc sau:

Thứ nhất, Tập Cận Bình chọn nước đầu tiên đi thăm là Nga. Nga là đối thủ của Mỹ, rõ ràng là Trung Quốc muốn cho Mỹ biết đã có sự liên kết Trung – Nga trong mối quan hệ với Mỹ.

Trong khi đó, Lý Khắc Cường đi thăm Ấn Độ và Pakistan. (Một số báo chí của ta chỉ tập trung đến chuyến thăm Ấn Độ, tạo cảm giác rằng Trung Quốc muốn thúc đẩy quan hệ với Ấn Độ theo chiều hướng tốt đẹp).

Nhưng, thực ra, Trung Quốc đã tỏ ra rất “cáo già”. Ai cũng biết  Ấn Độ và Pakistan là hai nước có sự chống đối  về lãnh thổ, dân tộc và tôn giáo, và đã từng xẩy ra chiến tranh. Trong khi đó, Pakistan lại là người bạn thân thiết nhất của Trung Quốc, Trung Quốc là nước viện trợ cho Pakistan nhiều nhất. Tức là Trung Quốc đâu chỉ có  chơi với Ấn Độ, mà còn chơi với cả đối thủ của Ấn Độ nữa.

Rồi Ngoại trưởng Vương Nghị chọn 4 nước Đông Nam Á không có tranh chấp Biển Đông là Thái Lan, Indonesia, hay Singapore, hoặc tranh chấp không đáng kể (Brunei). Rõ ràng là họ định chia rẽ ASEAN, nhất là với hai nước  Philippines và Việt Nam.

Rồi ngay trước khi đến Mỹ, ngày 31.5, Tập Cận Bình đã có chuyến thăm tới 3 nước Trung Mỹ  và Caribe là Trinidad và Tobago, Costa Rica và Mexico, nhằm mục đích phát triển dầu khí và thương mại, ở mức độ cao hơn có thể nói đó là một sự xâm nhập vào sân sau của Mỹ. Hiện Trung Quốc đã vượt qua Liên minh châu Âu để trở thành bạn hàng lớn thứ hai của châu Mỹ La tinh.

Đòi hỏi đó, nếu diễn ra đúng như vậy, của Trung Quốc sẽ gặp phản ứng như thế nào từ Mỹ?

Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, với số nợ lên tới gần 2000 tỷ USD. Nhưng Trung Quốc cũng tự biết rằng không thể lợi dụng món nợ khổng lồ đó để “ăn thua” với Mỹ , vì Mỹ đang hưởng lợi khi họ ở thế vay trả - trả vay này, và đồng đô la Mỹ mất giá. Chính báo chí Trung Quốc đã viết rằng người dân Trung Quốc cần lao để cho người Mỹ  tiêu xài.

Điều thứ hai là Mỹ thừa biết Trung Quốc đang bị tứ phương chống đối. Tại biển Hoa Đông là với Nhật, tại Biển Đông là với phân nửa Đông Nam Á.

Trong khi đó, với nước láng giềng Myanmar mà Trung Quốc khổ tâm “kinh doanh” trong bao nhiêu năm, đang tách khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc đi theo xu hướng dân chủ hoá... 

Với Ấn Độ, từ 50 năm nay, đã tồn tại chuyện biên giới lãnh thổ. Ấn Độ không thể quên cuộc chiến tranh biên giới năm 1962 do Trung Quốc bất ngờ phát động.

Còn với Nga, và mấy nước Trung Á, thì chỉ là hiện tượng “tạm yên”, bởi họ biết rõ “ông bạn Trung Hoa” lắm rồi. Mối quan hệ với Nga chỉ là để cùng “ứng xử” với Mỹ, và mang tính khi cùng lợi ích thì tạm “liên kết”.

Nội bộ Trung Quốc đang không ổn định, báo chí nói nhiều rồi, tôi không cần phải nhắc lại.

Và điều cuối cùng tôi muốn nói là cái “tử huyệt” của quân đội Trung Quốc. Đó là lính nghĩa vụ Trung Quốc bây giờ là “lính con một”, bởi 30 năm nay Trung Quốc thực hiện chế độ “đẻ một con”.

Anh thử tưởng tượng xem hai ông bà nội, hai ông bà ngoại, rồi hai bố mẹ, sáu người lớn mới có một đứa con, thì cậu bé ấy đúng là “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”.

Chính vì vậy, tôi nghĩ Mỹ sẽ không chấp nhận đòi hỏi của Trung Quốc. Mỹ sẽ vẫn ở vị trí thượng phong.

Nói về Mỹ, ở nhiệm kỳ thứ hai, ông Barack Obama đã giải quyết được những vấn đề gì đề có thế tập trung vào cái gọi là “xoay trục sang châu Á – Thái bình dương”?

Vị thế của Mỹ đang lên. Điều đó không phải bàn cãi.

Thứ nhất, kinh tế Mỹ đang phục hồi tốt. Tỷ lệ thất nghiệp giảm.

Thứ hai là Mỹ mới trở lại châu Á – Thái bình dương một chút thôi mà được hoan nghênh.

Nhưng không chỉ những động thái ở Biển Đông như lệnh đơn phương cấm đánh bắt cá, bắn tàu ngư dân..., Trung Quốc còn gây hấn cả với Nhật ở vùng Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) bằng cách phải ngư dân ào ạt tiến vào đó, hay xúi giúc Đài Loan “chia lửa”. Họ muốn gây chiến với Nhật?

Không đời nào, đòn gió thôi. Bởi Nhật bản rất mạnh cả về kinh tế lẫn quốc phòng. Hơn nữa, chính Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã lên tiếng rằng “Mỹ công nhận quần đảo đó nằm trong quyền kiểm soát của Nhật Bản và thuộc phạm vị điều chỉnh của Hiệp ước Anh ninh Mỹ - Nhật”.

Vậy ông tin chắc rằng Mỹ sẽ từ chối những đòi hỏi mà họ cho là “quá mức” của Trung Quốc?

Đúng. Trừ phi Trung Quốc cho Mỹ một món lợi nào đó lớn hơn lợi ích của Mỹ tại vùng châu Á Thái Bình Dương.

Nhưng, theo tôi, hiện nay Trung Quốc không có khả năng đó, và Mỹ cũng tỏ ra không cần.

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

Doanh nghiệp chi hối lộ vào mục đích gì?

30% số doanh nghiệp thực hiện các khoản thanh toán không chính thức để đối phó với các cơ quan thuế trong năm 2011, tăng lên so với con số 26% vào năm 2009.

Doanh nghiệp chi hối lộ vào mục đích gì?
Theo kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2011 của Viện nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), nhiều doanh nghiệp coi các khoản phí không chính thức là một loại phí thường xuyên trong các chi phí hoạt động. Các khoản chi phí này có thể được đưa ra để đổi lại dịch vụ nào đó mà quan chức Nhà nước cung cấp. Khảo sát cho thấy, 38% doanh nghiệp có các khoản phí không chính thức trong năm 2011, tăng hơn so với con số 34% vào năm 2009. Điều này cho thấy các doanh nghiệp hiện nay vẫn phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng về việc phải chi các khoản phí không chinh thức để “được việc”.
Doanh nghiệp chi hối lộ vào mục đích gì? (1)
Biểu đồ cho thấy doanh nghiệp chi hối lộ vào mục đích gì
Theo biểu đồ trên, 30% số doanh nghiệp thực hiện các khoản thanh toán không chính thức để đối phó với cơ quan thuế trong năm 2011, tăng lên so với tỉ lệ 26% vào năm 2009. Gần 26% các khoản chi này liên quan đến dịch vụ công so với tỉ lệ gần 20% trong năm 2009.
Các kết quả khảo sát cũng cho thấy, tỉ lệ doanh nghiệp đăng ký chính thức đưa hối lộ cao hơn so với những doanh nghiệp chưa đăng ký.
Một điểm đặc biệt của kết quả điều tra cho thấy, những DN đưa hối lộ lại có xác suất thoát khỏi thị trường cao hơn. Điều này đưa ra một thông điệp mạnh mẽ đến với các DN vừa và nhỏ rằng “hối lộ không làm cho DN tồn tại trong dài hạn”.
Theo ông Nguyễn Trọng Hiệu, Cục phó Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch Đầu tư, hì tmôi trường kinh doanh Việt Nam hiện còn nhiều vấn đề, nhiều doanh nghiệp trên thực tế không tiếp cận được chính sách, không biết được chính sách.
Doanh nghiệp chi hối lộ vào mục đích gì? (2)
Ông Nguyễn Trọng Hiệu, Cục phó Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch Đầu tư cho rằng môi trường kinh doanh Việt Nam hiện còn nhiều vấn đề.
“Hiện tượng tiêu cực ở nước ta là do tính minh bạch, khả năng tiếp cận thông tin, chính sách tới doanh nghiệp còn bị hạn chế. Một vấn đề nữa là năng lực quản lý của các chủ doanh nghiệp còn yếu, gây ra những cách hiểu không rõ ràng, tạo cơ hội để một số cán bộ thu những khoản phí không chính thức, hay hối lộ”, ông Hiệu cho biết.
Khảo sát được tiến hành trên gần 2.500 doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực chế biến, nằm tại nhiều tỉnh, thành phố lớn của Việt Nam, bao gồm Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tây (cũ), Phú Thọ, Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng và Long An. Cuộc diều tra được thiết kế với mục tiêu thu thập và phân tích số liệu đại diện cho toàn bộ khu vực tư nhân tại Việt Nam.
Quốc Dũng

THAM NHŨNG LÀ GÌ?

Tham nhũng là gì?

Sau đây là định nghĩa theo Luật Phòng, chống tham nhũng Việt Nam và Tổ chức Minh bạch Quốc tế:
  • Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. (Luật Phòng, chống tham nhũng Việt Nam)
  • Tham nhũng là hành vi của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân.(Tổ chức Minh bạch Quốc tế).
đàgđgd

Phân loại tham nhũng
Có thể chia tham nhũng thành 2 loại: tham nhũng lớn và tham nhũng vặt:.
  • Tham nhũng lớn xảy ra chủ yếu liên quan đến dự án thu mua lớn và phổ biến trong các dự án xây dựng công cộng và tư nhân, bệnh viện; trong các hợp đồng vũ khí và quốc phòng, trong công nghệ vũ khí mới,….
  • Tham nhũng vặt, còn được gọi là tham nhũng hành chính hay tham nhũng quan liêu, là loại tham nhũng diễn ra thường ngày, khi các nhân viên công chức tiếp xúc với quần chúng trực tiếp. Những vụ tham nhũng vặt còn hay xảy ra khi người dân và các công ty tìm cách né tránh nghĩa vụ và các khoản thuế và khi các viên chức lạm dụng quy định theo ý của họ bằng cách cố gắng bòn rút tiền từ các công dân và các công ty.
dagdg

Các dạng và mức độ tham nhũng
  • Hối lộ: Hối lộ là cho ai đó một lợi ích nào đó để gây ảnh hưởng lên một quyết định hoặc hành động.
  • Gian lận và Dối trá: Gian lận và dối trá liên quan đến giấy tờ giả mạo, lừa lọc và bóp méo sự thật về những mục đích cá nhân của họ..
  • Chiếm đoạt: Khi một cá nhân dính vào vụ việc chuyển tiền hoặc hàng hóa phi pháp từ nơi này sang nơi khác thì người đó được coi là thực hiện hành vi chiếm đoạt.
  • Tham nhũng có hệ thống: Khi tham nhũng không những suy giảm đi mà còn được thừa nhận như “điều tất yếu” và là một phần của thủ tục trong các công việc chung và riêng của một tổ chức và một xã hội thì ta gọi đó là tham nhũng hệ thống.
  • Tham nhũng có móc ngoặc: Tham nhũng có móc ngoặc xuất hiện trong các mối quan hệ có từ hai cá nhân trở lên. Nó có thể xảy ra khi bản chất của việc giao dịch là phi pháp hoặc khi một trong các bên muốn dành được phần lợi nhiểu nhất so với các bên khác.
  • Tống tiền: Sử dụng vũ lực, hăm dọa, đe dọa đến một cá nhân hoặc một tổ chức để có được sự bảo hộ, thiên vị hoặc lợi ích từ đối thủ của mình.
  • Lạm dụng quyền hạn: Một vài cá nhân có thể lạm dụng quyền hạn được giao để phục vụ cho mục đích cá nhân. Tham nhũng dạng này còn bao gồm dung túng và thiên vị
dagdgadg
Bảng một số các hành vi tham nhũng theo góc nhìn của giới trẻ
Ngành nghề
Hành vi
Giáo dục
  • Nhận hối lộ để nâng điểm
  • Chạy chức vụ trong nhà trường
  • Câu giờ giảng dạy, …
Giao thông
  • Công an giao thông nhũng nhiễu đòi “quà biếu” của người tham gia giao thông
  • Không đưa cuống vé cho người đi xe buýt, …
Kinh tế
  • Tư lợi trong định giá, thanh lý hàng hóa công
  • Bán thông tin bảo mật thu lợi riêng
  • Ăn chênh lệch trên giá hàng hóa
Nhà đất
  • Lợi dụng chức vụ quyền hạn để “ban phát” về đất đai một cách ưu ái, cửa quyền, nhũng nhiễu, gây khó khăn cho người sử dụng đất
  • Phân lô, bán nền không đúng đối tượng ở việc thanh lý, bán nhà đất thuộc sở hữu nhà nước
  • Cấu kết giữa cá nhân và tổ chức trong việc hợp thức hóa nhà đất
Xây dựng
  • Chạy công trình (đút lót tiền)
  • Các đơn vi thi công thường bớt xén, thay đổi chủng loại vật tư, thi công sai thiết kế, không thi công vẫn quyét toán. Nghiệm thu khối lượng cao hơn thực tế thi công, thanh toán khối lượng và đơn giá có hơn thực tế và đơn giá quy định…
Y tế
  • Bác sỹ cố tình kê thừa đơn thuốc để hưởng “hoa hồng”
  • Bác sỹ y tá gợi ý bệnh nhân bồi dưỡng/đặt áp lực tâm lý để người nhà bệnh nhân biết ý. Ví dụ: khi tiêm cho bệnh nhân mặc dù không đau nhưng bác sỹ vân nói là tiêm đau lắm
  • Làm khống sổ sách trong việc mua trang thiết bị, nhập thuốc

Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

Tục nhuộm răng đen và quan niệm xưa về cái đẹp


Tuc nhuom rang den va quan niem xua ve cai dep

Có lẽ đối với các thế hệ ngày nay, hình ảnh những người bà, người mẹ và cả những cô thiếu nữ với hàm răng óng ả hạt huyền chỉ còn là một hình ảnh đẹp trong quá khứ xa xôi. Những người của thế hệ nhuộm răng đen đến nay đã ra đi gần hết! Nét duyên dáng răng đen như ngọn đèn trước gió, và đi vào kỷ niệm! Nhưng những nụ cười đen nhánh nay đã mơ hồ kia, cứ đen mãi trong lòng sâu thẳm của những ai biết nó… mãi đen huyền, đen rực một cách thân thương!...


Để nhớ, để lưu giữ lại một phong tục, một nét đẹp văn hóa, mời các bạn cùng tìm hiểu nghệ thuật nhuộm răng đen của người Việt xưa.
Nguồn gốc của Tục nhuộm răng
Nhuộm răng là tục cổ của dân tộc Việt, có từ thời Hùng Vương cùng với tục ăn trầu đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của bộ tộc người Việt để phân biệt với các sắc dân khác.. Đại Việt Sử Ký toàn thư trang 133 chỉ ghi lại lời vua Hùng về tục xăm mình chứ tục nhuộm răng thì không thấy “... rồi vua bảo mọi người lấy mực vẽ hình thủy quái vào mình. Từ đấy không thấy thuồng luồng đến cắn hại nữa”. Sứ thần của nước Văn Lang trả lời vua nhà Chu về tục ăn trầu “Chúng tôi có tục ăn trầu để khử mùi ô uế và nhuộm cho răng đen...”. Không chỉ người Việt mới có tục nhuộm răng mà các dân tộc khác như Mường, Thái, Si La... cũng có tục này nhưng mỗi nơi, mỗi dân tộc đều có cách nhuộm răng khác nhau về ý nghĩa, thời gian, cách nhuộm và chất liệu sử dụng.
Phong tục nhuộm răng đen
Tục nhuộm răng đen trước hết là do quan điểm thẩm mỹ. Chính tục lệ ăn trầu là lý do trực tiếp của tục nhuộm răng, bởi nhai trầu thường làm ố đen răng, nên phải nhuộm đen, nhuộm thật đen để loại bỏ tác dụng trên, đồng thời tạo được vẻ thẩm mỹ duyên dáng cho hàm răng… “Da trắng, răng đen” tạo sự tương phản cao và đầy nghệ thuật đã thu hút bao hồn vía các chàng trai thời ấy! Các cô gái, cho dù không ăn trầu, vẫn cứ nhuộm răng đen. Thậm chí, việc nhuộm răng đen còn lan sang cả cánh đàn ông nhưng số lượng ít hơn. Việc nhuộm răng đen đã trở thành luật, phổ biến trong dân chúng, trừ những đức trẻ còn răng sữa, ngoài ra đều phải nhuộm đen, không ai có thể cưỡng lại qui luật trên. Và nếu đã sở hữu một hàm răng đen, buộc cứ khoảng gần một năm phải nhuộm lại, vì màu đen đã phai. Đặc biệt vào các dịp lễ tết hay những ngày vui trọng đại như lễ hỏi, lễ cưới, họ phải nhuộm răng lại cho đen mới để tham dự.
Tục nhuộm răng đen có từ thuở xa xưa, nhưng chỉ thông dụng ở miền Trung và miền Bắc.
Kinh đô Huế được coi là nơi cực thịnh của nghệ thuật nhuộm răng, vì ở đó các ông hoàng bà chúa, các cung tần mỹ nữ, tầng lớp quan lại, nho sĩ, các cô chiêu, cậu ấm rất ưa chuộng việc nhuộm răng.
Thuốc nhuộm răng của người Việt xưa phải có một công thức pha chế riêng: Bột nhựa cánh kiến, Nước cốt chanh hay hạnh, Phèn đen, Nhựa của gáo dừa. Việc nhuộm răng phải tuân theo từng giai đoạn làm sao cho răng đạt màu đen bóng. Để khởi đầu cho việc nhuộm răng thì miệng và răng phải được làm vệ sinh, phải chuẩn bị hàm răng cho thật sạch. Không được có bợn, bả răng trong các kẽ và chân răng, phải lấy hết cho đến khi lấy tay sờ vào thân răng phải trơn láng mới được. Trong ba ngày đầu phải đánh răng, xỉa răng bằng vỏ cau khô với than bột trộn với muối sống hầm chín thành bột. Một ngày trước khi nhuộm phải nhai ngậm chanh hoặc hạnh, súc miệng bằng rượu trắng pha nước chanh. Tác dụng của nước cốt làm cho lớp men ngoài răng “mềm” đi, tính acid của chanh sẽ bào mòn tạo thành những vệt lõm sần sùi trên men răng. Thời gian này là thời gian đau đớn nhất cho người nhuộm răng, môi, lưỡi, lợi và niêm mạc trong vòm họng sưng tấy, hai hàm răng lung lay gần như muốn rụng. Thuốc nhuộm răng bằng nhựa cánh kiến được điều chế trước đó từ 7 đến 10 ngày theo đúng công thức với tỷ lệ bột nhựa cánh kiến và nước cốt chanh tùy theo mỗi người, chất sền sệt đó được trét lên một mảnh vải thô trắng hay lụa. Ở thôn quê, người ta trét lên lá dừa, cau hay lá ngái sau đó mới áp lên hai hàm răng. Việc áp thuốc nhuộm răng được thực hiện vào sau buổi ăn chiều, đến giữa đêm sẽ được thay bằng một miếng áp mới.
Đến sáng người ta sẽ gỡ ra thật nhẹ nhàng tránh bị bong tróc lớp nhựa sơn mới phủ lên đêm trước. Sau khi lấy thuốc ra phải súc miệng bằng nước mắm, có nơi dùng nước dưa chua để thải hết chất thuốc còn sót lại. Người nhuộm răng gần như phải ngậm miệng suốt đêm, tránh tối đa miếng thuốc nhuộm rơi bong ra, phải làm như vậy mỗi đêm 2 lần trong 7 đêm. Khoảng thời gian đó người nhuộm răng chỉ được nuốt thức ăn chứ không được nhai. Thông thường các người nhuộm răng được cho ăn bún trộn với mỡ heo và nước mắm để dễ nuốt trửng. Khi thấy răng có màu đỏ già, màu của cánh kiến thì việc nhuộm răng sẽ bước qua giai đoạn 2 là giai đoạn nhuộm đen răng bằng cách phết dung dịch bôi đen lên răng. Thuốc bôi đen là hỗn hợp phèn đen trộn với nhựa cánh kiến, dung dịch này được phết trong 2 ngày. Sau đó phải súc miệng bằng một thứ thuốc gọi là thuốc xỉa nước. Giai đoạn cuối cùng là cố định bằng nhựa của gáo dừa, chất nhựa này được làm như sau: Lấy sọ hay gáo dừa già, đem phơi khô nhiều nắng, sau đó đem đốt nó trên than hồng rồi để cái sọ dừa đang cháy này lên trên một cái rựa sắt cùn, từ trong sọ dừa đang cháy un khói đó sẽ chảy ra một thứ nhựa đen sền sệt lấy chất đó bôi lên răng, chất nhựa này tạo thành một lớp men trên thân răng. Người ta gọi giai đoạn này là “giết răng”. Khi hoàn tất giai đoạn này người nhuộm răng sẽ có một hàm răng đen bóng như hột mãng cầu.
Xưa ở nông thôn có thầy nhuộm răng, ông ta đi từ làng này sang làng khác để hành nghề như người làm nghề thiến heo, thiến gà chó... Ở Huế lại có các "bà thầy" nhuộm răng thường hành nghề cố định trong các chợ, như chợ Đông Ba có đến 5, 6 người hành nghề này. Họ có một cái sạp ngay giữa lồng chợ, còn như các chợ nhỏ như chợ Bến Ngự, chợ Bao Vinh, chợ An Cựu chỉ có một hai bà thầy nhuộm răng mà thôi.
Cách đây 70 năm có một bà thầy nhuộm răng nổi tiếng nhất ở kinh đô Huế không ai là không biết, đó là bà thầy Thại ở làng Sư Lỗ cách cầu Ngói Thanh Toàn một con sông. Bà thầy vừa hành nghề nhuộm răng vừa sản xuất thuốc nhuộm, thuốc xỉa, cao dán mắt, cao no hơi đầy bụng cho trẻ sơ sinh... Muốn nhuộm răng các cô chiêu, cậu ấm phải ghi tên và đặt tiền cọc trước, có khi mất cả hàng tháng trời mới tới phiên mình được nhuộm. Mỗi đợt nhuộm là 15 người ăn ở luôn tại nhà bà thầy trong suốt thời gian nhuộm khoảng từ 12 ngày đến nửa tháng. Chiều chiều bà thầy thường cho các cô chiêu cậu ấm leo lên một đồi nhỏ trong làng quay mặt ra hướng đông, bảo họ há miệng to để gió biển thổi vào cho thuốc nhuộm mau khô (!) và bà cũng kể cho các cô chiêu cậu ấm đó nghe về những chuyện cổ tích, danh nhân lịch sử, lòng yêu nước, hiếu thảo với cha mẹ. Đặc biệt có một ông già mù phụ thêm hát vè Mụ Đội, vè Phạm Công Cúc Hoa, vè Lục Vân Tiên, vè thất thủ Kinh Đô... để mua vui cho các cô các cậu và những người hiếu kỳ đến xem. Thuốc nhuộm răng của bà thầy Thại càng ngày càng nổi tiếng vang khắp cả một vùng Trung kỳ, có mấy cái đại lý của bà ở chợ Đông Ba, Quảng Trị, Đông Hà vô tới Quảng Nam, Quảng Ngãi...
Duyên dáng răng đen
Còn trong văn chương, ca dao Việt Nam thì tục nhuộm răng và răng đen của người phụ nữ được ca ngợi tôn vinh như một nét đẹp không thể thiếu được. Răng đen là nét đáng yêu được xếp vào hàng thứ tư trong cái duyên của người con gái:
Một thương tóc bỏ đuôi gà,
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên,
Ba thương má lúm đồng tiền,
Bốn thương răng láng hạt huyền kém thua
Để hấp dẫn, để sửa soạn, để trang điểm người con gái bao giờ cũng rất chú trọng đến hàm răng đen gợi cảm của mình:
Lấy chồng cho đáng tấm chồng,
Bõ công trang điểm má hồng răng đen.
Và:
Năm quan mua lấy miệng cười
Mười quan chẳng tiếc, tiếc người răng đen.
Trong bài thơ "Bên kia sông Đuống" nhà thơ Hoàng Cầm cũng đã từng ca ngợi nét duyên dáng, vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam
...Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu tỏa nắng...
Phụ họa thêm cho hàm răng đen mướt một sự sạch sẽ văn minh, phụ nữ thời ấy, lúc ăn trầu thường hay “đánh răng thuốc”, nghĩa là họ dùng một lọn thuốc lá sợi, vê thành cục bằng đầu ngón út mà chà xát vào mặt ngoài của hàm răng. Có “đánh răng thuốc”, khi nhai trầu, răng mới đen mướt và sạch sẽ. Có “đánh răng thuốc” thì miếng trầu mới đậm đà, không lạt lẽo. Có “đánh răng thuốc” thì trò chuyện mới duyên dáng! Cho nên, thao tác “đánh răng thuốc” là một nghệ thuật vô cùng sinh động trong giao tiếp, tăng thêm lịch sự quyến rũ!
Mới răng là mới nụ cười
Mới cả con người, mới cả thế gian!
Tục nhuộm răng đen còn tồn tại mãi đến khi sang thế kỷ 20, chúng ta mới phá bỏ tục lệ này. Cho đến nay, hình ảnh ngưòi phụ nữ với hàm răng đen đã lùi vào dĩ vãng nhưng đó vẫn mãi là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam

Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013

CÁI GỐC TỘI ÁC: ỨNG XỬ TRỌNG TÌNH HƠN LÝ


MINH CƯỜNG thực hiện
 
Phapluattp.HCM-2Tội ác ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường. Hành vi phạm tội ngày càng man rợ hơn. Lý do lấy đi một mạng người có khi chỉ xuất phát từ những cự cãi, mâu thuẫn rất nhỏ, thậm chí chỉ là “giết người cho bõ ghét”… Đó là lối ứng xử "trọng tình hơn trọng lý".
“Nguyên nhân gốc dẫn đến vấn đề tội ác bùng phát là do xã hội Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển tiếp giữa các hệ giá trị cũ và mới. Chính những con người từ trong “cái cũ” ấy đi ra nhưng lại chưa được chuẩn bị một cách đàng hoàng, chưa “đủ sức” để tiếp nhận các chuẩn mực mới. Do vậy sẽ rất dễ bị đổ vỡ và dẫn đến nhiều nguy hại to lớn cho xã hội” - GS-VS. Trần Ngọc Thêm, Giám đốc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng, Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM, chia sẻ.
Xã hội “tự xử” ít dùng tới pháp luật
. Phóng viên: Thưa giáo sư, cụ thể nguồn cội của xung đột giữa “cũ - mới” ấy trong xã hội hiện nay là như thế nào?
+ GS-VSTrần Ngọc Thêm: Xã hội ta hiện nay đang ở giai đoạn chuyển tiếp giữa hai truyền thống văn hóa rất trái ngược nhau: văn hóa làng xã (âm tính) và văn hóa đô thị (dương tính). Đặc điểm của văn hóa làng xã là tính cộng đồng, tức là quan hệ thân thiết, vốn trọng tình, ít sử dụng đến luật pháp. Trong khi đó văn hóa đô thị mang tính cộng đồng xã hội, tức cộng đồng đó có thể ít quen biết nhau nhưng cùng hướng tới một mục đích chung khi hành xử bởi tuân theo pháp luật.
Hiện nay, khi ta bắt đầu chuyển sang thời đại công nghiệp hóa, đô thị hóa, mở cửa hội nhập thì làng xã dần chuyển sang đô thị và hướng theo đô thị. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của tập quán, thói quen nên khi vào đô thị con người vẫn mang văn hóa làng xã vào đô thị. Điều ấy làm các yếu tố không phù hợp va đập nhau, dẫn tới xung đột, rồi phá vỡ nhiều hệ giá trị. Và nếu sự xung đột này còn tiếp diễn thì sẽ còn dẫn đến nhiều hệ lụy tai hại, nhất là việc coi thường kỷ cương, bất chấp pháp luật, tự hành xử theo ý của mình làm cho tình hình tội phạm ngày sẽ càng gia tăng hơn nữa.
. Vậy chính cái lối hành xử theo cảm tính, lệ thuộc vào cảm xúc, tình cảm, ít viện đến pháp luật trong xã hội ngày nay đã và đang dẫn đến nhiều hệ quả tai hại, thưa giáo sư?
+ Đúng thế. Xã hội ta sống theo tình cảm nghĩa là phi luật pháp. Chính vì thế ta đang rất cần những giá trị văn hóa mới, mà một trong những điều rất cơ bản là xây dựng văn hóa pháp luật để tạo dựng kỷ cương làm nền tảng cho mọi hành xử của xã hội. Và pháp luật ấy phải được tuân thủ với tất cả mọi thành viên trong xã hội, không có chuyện “con ông cháu cha” thì được tha và càng không có chuyện vì một cú điện thoại làm thay đổi cách thức xử lý (đó chính là những biểu hiện của lối hành xử theo tình cảm, cảm tính).

. Và có lẽ nguy hiểm nhất là người ta sẽ “tự xử” khi cảm thấy sự việc không theo ý mình, ngay cả việc sẵn sàng tước đoạt đi tính mạng của người khác; thậm chí đó là những người thân của mình?

+ Hiện tượng “tự xử” là hệ quả tai hại, khi các mâu thuẫn, xung đột xảy ra mà con người ta không gọi đến pháp luật. Như tôi đã nói, nó xuất phát từ lối ứng xử trọng tình hơn trọng lý. Dân gian ta vẫn nói với nhau “Một bồ cái lý không bằng một tí cái tình”. Bởi thế nên ở ta mới có chuyện là trong nhà đóng cửa bảo nhau chứ “vô phúc mới đáo tụng đình”.
Mặt khác, từ thực tiễn thực thi pháp luật kiểu “tối tối sáng sáng” như hiện nay làm cho người ta không tin vào pháp luật. Dân ta ngại đụng đến pháp luật vì chưa tin vào sự công minh, công bằng và một phần cũng sợ tốn kém nên thường tránh né, ít hợp tác với các cơ quan luật pháp. Trong khi đó, đối với phương Tây, cảnh sát là chỗ dựa của dân chúng, số điện thoại cảnh sát họ luôn nhớ và hợp tác với cảnh sát là phản xạ đầu tiên khi gặp rắc rối, xung đột. Như cái vụ “sát thủ cuồng dâm” Đặng Trần Hoài ở Hà Tây tháng 7-2012, có nhiều ý kiến trên mạng cho thấy nguyện vọng của dân là muốn nhà chức trách thả ra để cho dân xử chứ họ không tin vào sự nghiêm trị của hệ thống pháp luật. Tự xử nhỏ rồi dần đến tự xử lớn, rồi con giết mẹ, vợ giết chồng.
Chủ nghĩa thực dụng ngày càng thống trị
. Nhưng thưa giáo sư, điều hết sức đáng lo ngại ở đây là trong một xã hội mà dao kiếm đang lên ngôi, người ta hễ đụng một xíu là “xử, chém, giết”. Sâu xa trong lòng xã hội, những yếu tố nào đã khiến cho con người ta trở nên hung hăng như thế?
+ Đúng là có những tội ác vượt quá những giới hạn một cách kỳ lạ. Có khi vì lý do hết sức đơn giản mà sẵn sàng giết người. Điều đó có thể xuất phát từ những ức chế xã hội bên trong cộng với rác rưởi văn minh. Con người khi tiếp xúc với quá nhiều sai trái ngoài xã hội thì theo nguyên lý cộng hưởng nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của họ. Đến một lúc nào đó thì bộc ra thành hành vi. Cụ thể là:
Tính giả dối trong xã hội đang đẩy con người ta tới chỗ rạn nứt niềm tin. Các quan chức thì tìm cách cho con cháu mình vào vị trí “ăn trên ngồi trốc” rồi còn vênh vênh váo váo. Công bộc mà cửa quyền, ăn hối lộ, tham nhũng… thì đâu còn đúng là công bộc. Làm sao có chuyện thượng tôn pháp luật khi bản thân nhiều quan chức có thói quen tìm cách lách luật. Tình trạng ấy khiến cho những người vốn lương thiện cũng phải tìm cách gian trá để tồn tại… Đó cũng là nguyên nhân cơ bản khiến cho sự rối loạn có nguy cơ trầm trọng trong xã hội, dẫn đến nguy cơ “chủ nghĩa dao kiếm” lên ngôi.
Mặt khác, “chủ nghĩa thực dụng” cũng đang ngày càng thống trị: Trong xã hội truyền thống ta chưa quá coi trọng đồng tiền. Dân ta có câu “trọng nghĩa khinh tài” kia mà. Giờ thì “tiền là Tiên là Phật” rồi. Khi mà trong giới giang hồ lưu truyền nhận thức cho rằng “cái gì không mua được bằng tiền thì có thể mua được bằng rất nhiều tiền” thì quả thật là nguy hại. Dường như những giá trị thiêng liêng giờ đã bị giải thiêng nhiều rồi.

Ngày càng có nhiều những quan chức đã thiếu tài mà lại ít tâm, tham nhũng, ăn nói bất nhất với dân chúng, làm cho bà con suy giảm lòng tin
 
. Cụ thể là giá trị thiêng nào bị giải thiêng, thưa giáo sư?
+ Ở nhiều nước phương Tây, bên cạnh tổng thống luôn có ông linh mục. Khi nhậm chức, tổng thống phải đặt tay lên quyển Kinh thánh mà tuyên thệ. Rất thiêng liêng. Trong xã hội ta bây giờ mặt trái của nền kinh tế thị trường đang đi vào cả chốn thiêng liêng nhất là cõi tâm linh. Nhiều người buôn thần bán thánh, nhiều người đến chùa cốt là để cầu lợi cầu tài; nhiều quan chức đến đền để xin xăm xin ấn; nếu thấy được thánh thần “phù hộ” trong “phi vụ” này thì quay lại cúng tiếp xin cho “phi vụ” khác. Niềm tin tôn giáo mà cũng nhiễu nhương như thế thì làm sao mà xã hội không lộn xộn?
Thứ hai, cái thiêng đối với công quyền. Ngày càng có nhiều những quan chức đã thiếu tài mà lại ít tâm, tham nhũng, ăn nói bất nhất với dân chúng, làm cho bà con suy giảm lòng tin. Khi đã mất lòng tin, họ sẽ cho rằng công quyền phân xử không công minh, không đảm bảo được công bằng. Án oan sai, án “bỏ túi”, v.v... còn nhiều thì làm sao dân tin vào công lý mà tìm đến khi cần phân định đúng sai, đen-trắng?
. Có trường hợp là người có học thức nhưng tại sao họ lại tàn bạo sẵn sàng phạm tội một cách đầy man rợ đến như thế?
+ Những con người từ trong xã hội cũ bước ra, với thói quen “bao cấp”, sống dựa dẫm, ỷ lại, không tự lập được. Khi bước vào thời kỳ đổi mới, nhiều người vẫn mang theo tinh thần dựa dẫm ấy. Những đứa con chưa được dạy bản lĩnh tự lập, với những hiểu biết cần thiết để ứng xử trong xã hội mới nhưng đã được thả ra đã không tự lập, không tự chủ được bản thân, nền tảng văn hóa lại mỏng nên không có khả năng điều tiết, kiềm chế về tâm lý và hành vi. Cho nên khi bị các yếu tố bên ngoài kích thích, tác động sẽ dẫn đến những hành vi man rợ. Nên nhớ rằng văn hóa ứng xử chứ không phải là kiến thức công việc. Nếu văn hóa ứng xử mỏng, khi rơi vào một tình huống nào đó thì mọi giới hạn giữ họ lại có thể sẽ mất hết: Khi đạo đức mất, pháp luật không ngăn cản nổi thì con người sẵn sàng hành động man rợ.
. Xin cảm ơn giáo sư.

Nền giáo dục hiện tại không đào tạo được nhân cách
Trong chuyện tội phạm gia tăng này có trách nhiệm của toàn xã hội. Nhưng đầu tiên phải nói đến giáo dục đã không đào tạo được cho con người những phẩm chất cần thiết để định hình nhân cách. Chương trình giáo dục công dân hiện nay mang tính đối phó, khô khan. Thầy dạy không được đào tạo một cách bài bản, thậm chí là từ môn khác chạy qua dạy, đọc cho các em chép; làm cho học trò học chỉ để đối phó. Trong khi đây là môn học vô cùng cần thiết để hình thành nhân cách cho con người.
Song song đó, giá trị tinh thần cần đưa về đúng chỗ của nó. Chứ hiện nay, giá trị tinh thần bị đặt thấp hơn so với vật chất. Đồng tiền phải trở về đúng vị trí của nó chứ không thể để nó thống soái như hiện nay. Ta coi văn hóa là động lực phát triển xã hội nhưng trên thực tế thì đồng tiền đang chế ngự tất cả. Đáng tiếc là có nhiều người kiếm tiền dễ dãi quá, kiếm không bằng thực lực dẫn đến một nền kinh tế bong bóng, phồn hoa ảo, phồn hoa đi vay, kéo theo xã hội vào những vòng xoáy khôn lường.
GS-VS TRẦN NGỌC THÊM

 MINH CƯỜNG thực hiện