Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

Lý giải thói tọc mạnh, ưa kèn cựa của người Việt

Bàn về tính cộng đồng của người Việt trong xã hội hiện đại, GS.TS Ngô Đức Thịnh (Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa Việt Nam, hiện là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hoá tín ngưỡng Việt Nam) cho biết, xã hội hiện đại ở nước ta, hoàn cảnh sống thay đổi nhưng bản chất của cộng đồng người Việt vẫn là cộng đồng làng xã vẫn còn rơi rớt.


Tính cộng đồng đã từng tạo nên sức mạnh cho dân tộc, xã hội nông thôn, nhưng ngày nay tính cộng đồng đó thể hiện có mặt trái của nó. Chính tư tưởng bình quân “con gà tức nhau tiếng gáy” là sản phẩm của tư tưởng cộng đồng kiểu thôn xã này và nó là căn nguyên nảy sinh nhiều vấn đề không hay trong xã hội hiện đại, đó là sự tọc mạch, chĩa mũi, kèn cựa nhau.
GS Thịnh cho biết, cộng đồng người Việt hiện đại bản chất vẫn là cộng đồng làng, rất bền chắc và cũng rất dễ vỡ. Khi có sức ép thì gắn kết với nhau nhưng khi môi trường thay đổi thì dễ mỗi người một mánh. Xã hội cộng đồng đẻ ra tư tưởng bình quân, sợ người khác hơn mình, do vậy mà kèn cựa, tọc mạch nhau.

“Vì chưa kịp thích nghi với hoàn cảnh mới, môi trường mới nên dù ở đô thị nhưng “tính cộng đồng nông thôn” vẫn còn đầy rẫy. Để ý nhau từng tí một, thấy người ta kém mình thì thương, bằng mình cũng được nhưng hơn mình thì chắc chắn không được. Cùng với đó là tâm lý đám đông, thấy một người làm là cả đám cùng làm, có sai thì cũng cả đám cùng sai chứ không phải mình mình. Đó là sự chậm trễ của tâm lý lối sống. Phải trải qua nhiều thế hệ mới có thể thay đổi”, GS Thịnh lý giải thêm.

Với ý kiến cho rằng, sự lộn xộn, lố bịch này là do sự phát triển chưa tương xứng giữa kinh tế và văn hóa (chú trọng đổi mới kinh tế mà quên đổi mới văn hóa), GS Thịnh cho rằng điều này cũng không hoàn toàn đúng như vậy. Bởi văn hóa bao giờ cũng có “độ chậm” hơn kinh tế, văn hóa bao giờ cũng còn lại những tàn dư của giai đoạn trước.

“Nhiều người cứ nghĩ rằng thói tọc mạch là của nông thôn, đổ lỗi cho người tỉnh lẻ đưa ra thành phố. Nhưng thực sự không phải thế, ở đâu cũng có cái tốt, cái xấu. Nông thôn có cái tốt của nông thôn, thành thị có cái xấu của thành thị. Bản chất của văn hóa là sự đa dạng, không thể so sánh văn hóa nào tốt hơn văn hóa nào được”, GS Thịnh lý giải thêm.

Hiếu kỳ là một nhu cầu, nhưng từ đó mà tọc mạch, soi mói là một thói xấu

Ở đô thị hiện đại, đời sống vật chất đầy đủ khiến con người ta trở nên nhàm chán. Chính vì vậy sự hiếu kỳ, tò mò, soi mói nhau là “con bệnh” dễ tìm được nơi “trú chân” ở xã hội đô thị. Giới truyền thông ở nhiều nước có xu hướng đi sâu vào khai thác đời tư, chuyện lạ để phục vụ “thị hiếu” không được lành mạnh này của độc giả thích sự giật gân, mới lạ của đời tư của mọi người, nhất là người nổi tiếng.

Theo GS Thịnh, chúng ta đang ở thời kỳ quá độ, cái truyền thống đã và đang bị phá vỡ, cái hiện đại thì chưa hình thành. Sự lộn xộn này là tất yếu của giai đoạn lịch sử. Vì vậy chúng ta phải chấp nhận, không nên nôn nóng.

“Không ai bước lên văn minh bằng tấm thảm. Nhiều khi con người ta phải trả giá mới có được nó. Điều quan trọng là làm thế nào để không phải trả một cái giá quá đắt”, GS Thịnh nói.

LA HOÀN (VIETNAMNET)

Vì sao chúng ta bỏ mặc người bị nạn?

Một trong những sai lầm của chúng ta khi đánh giá người khác là cho rằng tính cách được thể hiện toàn bộ qua hành vi.

Tuy nhiên, điều này bỏ quên một yếu tố quan trọng khác quyết định đến hành vi của con người: sự tác động của môi trường. Các yếu tố môi trường có thể làm một người thể hiện hoàn toàn trái ngược với các biểu hiện thông thường xuất phát từ tính cách.
Vào năm 1973, hai nhà tâm lý học xã hội Darley và Barton đã kiểm chứng hành vi của con người qua việc tái thể hiện câu chuyện “Người Samaritan tốt” trong Kinh thánh. Câu chuyện kể về hành trình của một người Do Thái đến Jericho. Anh ta bị tấn công và nằm trên một bên đường. Một linh mục và trợ lý bước qua, và cuối cùng một người Samaritan, vốn được cho rằng ghét người Do Thái, đã giúp đỡ người đàn ông bị nạn. Darley và Batson tự hỏi, liệu chúng ta có đưa ra những phán xét quá nhanh chóng về linh mục và người trợ lý. Có thể họ đang có việc cần đi gấp?

Hai nhà tâm lý đã tụ họp 67 sinh viên từ trường đạo Princeton Theological Seminary và thông báo với các sinh viên đây là một thí nghiệm về giáo dục đạo và nghề. Các sinh viên thực hiện một bản khảo sát tâm lý và được yêu cầu phát biểu ở một căn phòng gần đó. Một nửa sinh viên được yêu cầu nói về những công việc phù hợp sau tốt nghiệp, nửa còn lại được yêu cầu nói về câu chuyện “Người Samaritan tốt”.
Các sinh viên không hề biết họ đang tham gia vào một thí nghiệm tái hiện câu chuyện “Người Samaritan tốt”. Sau khi thực hiện bản khảo sát tâm lý và trên đi đến căn phòng gần đấy để thực hiện bài phát biểu, họ sẽ thấy một người nằm sập người ở hành lang, mắt nhắm và ho liên tục. Đây là nhân vật do một thành viên của nhóm nghiên cứu đóng vai. Các sinh viên sẽ phải đi qua người đàn ông này để đến địa điểm được yêu cầu.
Các nhà nghiên cứu cho rằng quyết định có giúp đỡ người đàn ông phụ thuộc vào việc các sinh viên có vội vã hay không. Chính vì vậy, họ đưa cho các sinh viên bản đồ và một trong ba hướng dẫn sau đây:
“Em trễ rồi. Họ đã chờ em từ vài phút trước đây. Tốt nhất là chúng ta nên nhanh lên”
“Người phụ tá đã sẵn sàng, hãy đến chỗ đó ngay.”
“Cần vài phút để người nghe sẵn sàng, nhưng mà em nên đến đó sớm hơn”
Ba mức độ khác nhau của sự vội vã được tạo ra. Một vài sinh viên cần phải nhanh chóng đến nơi, một vài không cần phải vội vã và số còn lại khá thong thả. Trong ba nhóm mức độ này, có hai tình trạng khác nhau: một nửa sinh viên được yêu cầu nói về lựa chọn nghề nghiệp, một nữa nói về câu chuyện “Người Samatiran tốt”. Như vậy, các nhà tâm lý có thể xem xét mức độ ảnh hưởng của hai yếu tố: sự vội vã của người tham gia trong tình huống và nội dung bài phát biểu. Yếu tố nào sẽ có sức ảnh hưởng nhiều nhất đến các sinh viên? Hãy lưu ý, đây là các sinh viên trường đạo, nhiều người trong số đó sẽ trở thành các linh mục tương lai.
Đây là kết quả: 40% trong số các sinh viên sẽ giúp đỡ người bị nạn nhưng mức độ của sự vội vã ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của các sinh viên:
  • Mức độ vội vã thấp: 63%
  • Mức độ vội vã trung bình: 45%
  • Mức độ vội vã cao: 10%
Nội dung của bài phát biểu cũng có tác động đến các sinh viên. 29% các sinh viên phát biểu về sự lựa chọn nghề nghiệp và 53% các sinh viên phát biểu về câu chuyện “Người Samaritan tốt” sẽ giúp đỡ người bị nạn.
Hãy nhớ lại trước đó, các sinh viên đã thực hiện một bài kiểm tra tính cách. Hầu hết họ đều có tính cách hướng đến tôn giáo (religiosity). Tuy nhiên, khi các nhà tâm lý so sánh mức độ ảnh hưởng của tính cách đến hoàn cảnh, mức độ ảnh hưởng của “tính cách hướng đến tôn giáo” gần như không tạo sự khác biệt trong quyết định của các sinh viên. Trong trường hợp này, chúng ta có thể thấy được hoàn cảnh đã hoàn toàn lu mờ sự ảnh hưởng của tính cách đến hành vi.
Kết quả của thí nghiệm này phù hợp với xu hướng tâm lý “fundamental attribution error” (tạm dịch: sự phân bổ sai cơ bản). Đây là xu hướng của con người khi luôn cho rằng hành vi của luôn phản ánh tính cách chứ hành vi không liên quan đến hoàn cảnh. Trái ngược với nhận định này, các nghiên cứu cho thấy, trong rất nhiều trường hợp, hoàn cảnh và môi trường ảnh hưởng đến hành động của chúng ta nhiều hơn là tính cách. Mỗi người đều chịu tác động của môi trường để từ đó thực hiện các hành động, đôi khi có hoặc không cân nhắc. Những hành vi “không tốt” chưa chắc do những người “không tốt” thực hiện, và những hành vi “tốt” cũng chưa chắc chỉ xuất phát từ những người “tốt”.
Sẽ thật không công bằng nếu đánh giá một con người chỉ dựa vào hành động. Trong rất nhiều trường hợp, các hành vi của con người thể hiện rất ít về tính cách của chúng ta, mà thể hiện nhiều hơn về sự phức tạp của môi trường.
LAN T (VIET PSYCHOLOGY)

Vì sao những đứa trẻ nói dối?

Trong những thứ phức tạp của cuộc sống, nói dối là hiện tượng rất đáng quan tâm nhưng nhiều khi lại không được quan tâm đúng mức. Nói dối không chỉ là dối với người khác do vụ lợi mà còn là dối với chính mình vì một mặc cảm nào đó.
Một buổi chiều hai cha con ra phố, họ chạy xe tới một bùng binh thì chứng kiến hai xe máy đụng nhau. Cả hai người bị nạn đều "đo đất" và có lẽ do sợ quá hoặc mắc cỡ và thậm chí muốn đẩy lỗi cho người kia mà không người nào nhanh chóng đứng lên. Đám đông bu quanh… Chuyện thường ngày ở huyện. Người cha không quan tâm nhưng buổi tối, khi ông rời khỏi bàn ăn ra salon nằm coi ti vi thì cậu con trai 12 tuổi thuật lại tai nạn mà hai cha con chứng kiến. Theo lời kể của cậu, hai xe đụng nhau cái ầm làm ba bốn chiếc khác đâm sầm vào. Nhiều người bị thương máu chảy loang đường còn xe máy thì bẹp dúm! Người cha nhận ra ngay đứa con đang nói dối. Duy nguyên nhân vì sao nó nói dối thì người cha không hiểu. Ông ta đã nhanh chóng lật tẩy thằng bé, không quên giáo huấn về sự thật thà. “Chú Cuội” cúi gằm mặt đau khổ. Cậu bé đã nói không đúng sự thật, nói theo một kịch bản do mình sáng tác, nhưng với mục đích gì? Thế vậy mà người cha lại mắng nhiếc nó. Thằng bé rõ ràng bị tổn thương, nó sẽ không vì lời ông bố mà nói thật, nhưng có thể sẽ nói dối tinh vi bài bản hơn.
Một cậu nhỏ lớp 8 được cha mẹ gửi học bán trú. Sau bữa trưa, học sinh phải vào chỗ ngủ, giữ im lặng, đó là nội quy chung. Tối hôm đó về nhà cậu bé phàn nàn, chê trách với cả nhà về thái độ không nghiêm túc của hai bạn phá giấc ngủ trưa, gây ồn ào và bị thầy giám thị ghi tên. Hôm sau gia đình nhận được giấy mời tới trường và vị giám thị cho biết về trường hợp vi phạm nội quy trưa hôm qua của… chính cậu bé! Cậu đã nói theo kịch bản của riêng mình, chỉ với mục đích chứng tỏ mình… đàng hoàng. Gia đình cho biết, cậu bé nhút nhát nhưng đôi lúc muốn làm anh hùng, người mẫu về tuân thủ nội quy, nhưng đáng tiếc gia đình không nhận ra cách để giúp cậu bé.
Trẻ con nói dối là do thôi thúc của tâm lý nhạy cảm non nớt chưa được tự kiểm soát đúng mức. Nó không thủ lợi kiểu người lớn. Vậy nếu, bỗng dưng trong nhà có “chú Cuội” thì cha mẹ nên làm gì? Cãi nhau, đổ thừa cho nhau? Chớ nên lật tẩy, càng không mắng nhiếc, trừng phạt hay lên lớp vì như thế chỉ làm nhục, làm quê “chú Cuội” và để chống lại, chú sẽ “luyện” để nói dối tinh vi hơn, có nghề hơn, tức là có hại hơn.
Người cha trong kịch bản tai nạn giao thông nên bình tĩnh, nhã nhặn và vui vẻ đến bên con yêu cầu “chứng nhân lịch sử” kể lại câu chuyện “rùng rợn” xảy ra hồi chiều, với lời dặn thật dịu dàng: “Chỉ kể những gì thật sự con đã thấy!”. Nếu kịch bản còn chút “mắm muối” thì yêu cầu kể lại, vụ tai nạn giao thông sẽ được kể như đã xảy ra! “Nhân chứng” sẽ thấy sao nói vậy, không thêm thắt cho ly kỳ, tức là không nói dối.
Có phải tự nhiên mà trẻ con nói dối? Chúng làm chú Cuội nhiều khi chỉ để tránh những trận đòn, làm nhục, bêu riếu, thành kiến… Trẻ nói dối, trong một chừng mực nào đó là những trẻ cô đơn dù sống ngay trong gia đình, đáng thương chứ hoàn toàn không đáng thành kiến, đáng ghét.
CAO THOẠI CHÂU (PHỤ NỮ ONLINE)

Hiện tượng 'fan cuồng' dưới góc nhìn tâm lý học

Việc ngưỡng mộ thần tượng ở mức độ hợp lý có thể mang đến nhiều lợi ích nhưng mê muội quá đáng là một thảm hoạ tới sức khoẻ và tâm lí- một điều mà nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra hơn thập kỉ qua.


Thần tượng là những cá nhân hay tập thể được nhiều người biết đến và hâm mộ. Họ xuất thân trong nhiều lĩnh vực như giải trí, y tế, khoa học, chính trị, thể thao. Ngày nay, hình ảnh các ca sĩ, diễn viên, người mẫu, vận động viên, v.v. xuất hiện khắp mọi nơi từ màn ảnh truyền hình, Internet, đến các trang báo, khu mua sắm, làm cho hoạt động nghệ thuật của họ đến gần công chúng hơn, nhưng đồng thời cũng dẫn đến sự tăng cao của hiện tượng tôn thờ người nổi tiếng. Việc tôn thờ thần tượng không chỉ là mối quan tâm của giới truyền thông mà ngay cả các nhà tâm lí và xã hội học. Việc ngưỡng mộ thần tượng ở mức độ hợp lý có thể mang đến nhiều lợi ích nhưng mê muội quá đáng là một thảm hoạ tới sức khoẻ và tâm lí- một điều mà nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra hơn thập kỉ qua.
Giới trẻ thường xem thần tượng như mẫu hình lí tưởng vì thần tượng vốn có những phẩm chất nổi bật và đặc biệt trong lĩnh vực của họ. Giới trẻ có thể bắt chước tính cách, ngoại hình, hành động và lối sống của thần tượng với mong muốn trở nên giống với thần tượng. Vì thế, thần tượng có ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhiều người, ngay cả khi xa cách về mặt địa lý và quan hệ xã hội. Thậm chí, có những người còn tạo ra mối quan hệ tưởng tượng với thần tượng vì sự xuất hiện liên tục của thần tượng trên truyền thông, đặc biệt là truyền hình vì nó tạo cảm giác thần tượng đang nói chuyện trực tiếp với họ.
Ba nhà nghiên cứu McCutcheon, Lange và Houran (2002) đã khái niệm hoá sự tôn thờ thần tượng (celebrity worship) và phát triển một thang đo thái độ thần tượng (Celebrity Attitude Scale, viết tắt là CAS) với ba mức độ hâm mộ và tôn thờ thần tượng theo thứ tự thấp tới cao:
  • Giải trí – Xã hội (Entertainment-Social): “Bạn tôi và tôi thích thảo luận về những gì thần tượng chúng tôi đã làm.”
  • Mãnh liệt – Cá nhân (Intense-Personal): “Tôi thường nghĩ về thần tượng ngay cả khi muốn điều đó xảy ra”
Những người hâm mộ này tham gia các câu lạc bộ người hâm mộ (fan clubs). Phần nhiều trong số họ có tính hướng nội và hành động cảm tính. Việc tham gia các fanclub sẽ giúp họ có thêm nhiều bạn bè, và tạo dựng nhiều mối quan hệ thân mật cao hơn
  • Ranh giới – Bệnh lý (Borderline-Pathological): “Nếu tôi may mắn gặp được thần tượng và người đó yêu cầu tôi làm việc phạm pháp tôi có thể cũng làm.”
Dạng hâm mộ thứ ba được xem là tôn thờ thần tượng. Những người ở mức này có biểu hiện cực đoan như ảo tưởng thần tượng yêu mình (erotomania), thường xuyên chủ ý theo dõi bám đuôi thần tượng, trao đổi thư từ có nội dung không phù hợp. Những người này thường có vấn đề về lòng tin cậy và không có khả năng phát triển hay nuôi dưỡng các mối quan hệ lâu dài.
Một nghiên cứu của North và Hargreaves (2006) còn thêm vào mức độ thứ tư:
  • Bắt chước tai hại: Sẵn sàng bắt chước hành vi bừa bãi của thần tượng.
Một nghiên cứu của Phillips chỉ ra: Trong tháng sau sự kiện “biểu tượng sắc đẹp thế giới” Marilyn Monroe tự tử, nghiên cứu của Phillips ghi nhận 363 ca tự tử nhiều hơn dự đoán (tương đương với 12.04% tăng số người tự tử ở Mỹ và 9.83% ở Anh).
Thước đo này được cho là tương ứng với mô hình tính cách mà Eysenck đưa ra về Hướng ngoại (Extraversion), Tâm lí bất ổn (Neuroticism) và Bốc đồng (Psychoticism). Nghiên cứu của Sheridan, North, Maltby, và Gilette còn tìm ra điểm chung của các kiểu hâm mộ: thần tượng đến từ văn hoá đại chúng như các ca sĩ, diễn viên, người mẫu, thường được hâm mộ hay tôn thờ ở mức độ “Giải trí-Xã hội” hay “Bắt chước tai hại”. Trong khi đó, thần tượng đến từ các lĩnh vực học thuật như nhà văn, nhà khoa học, hay nhà lãnh đạo tôn giáo,…) thì được tôn thờ ở mức độ “Mãnh liệt-Cá nhân”.
McCutcheon, Lange và Houran cho rằng bản chất hướng nội và sự thiếu vắng các mối quan hệ ý nghĩa trong thực tế đã làm người hâm mộ mê mải tập trung hết sự chú ý vào thần tượng nhằm thiết lập định dạng bản thân (identity). Tình trạng này đặc biệt diễn ra ở lứa tuổi vị thành niên, khi nhân cách chưa phát triển hoàn chính và rất dễ chịu sự tác động của nhân tố đồng lứa thân cận (bạn bè, hay thần tượng )
Cần nhấn mạnh rằng sự hâm mộ gồm nhiều mức độ khác nhau: từ hâm mộ cho đến cuồng tín. Nếu người hâm mộ giữ ở mức vừa phải, các hoạt động này có thể đem lại lợi ích cho người hâm mộ, ví dụ như có thêm nhiều bạn, tăng mức độ thân mật trong các mối quan hệ. Một nghiên cứu qua điện thoại trên 75 sinh viên Canada đã cho thấy 57% tin rằng thần tượng có ảnh hưởng tới thái độ và lòng tin của họ, hoặc đã tạo cảm hứng cho họ làm một việc gì đó. Tuy nhiên, việc tôn thờ thần tượng quá mức sẽ gây rất nhiều tác hại cho chính bản thân người hâm mộ.
Quá trình từ hâm mộ trở thành cuồng tín trải qua theo thời gian. Dần dần trong quá trình tìm hiểu thần tượng, người hâm mộ sẽ bắt đầu có những hành động quá khích. Những động cơ của các hành động này có nguyên tắc khá giống các chất gây nghiện. Ban đầu, người hâm mộ tìm kiếm bản thân, xây dựng nhân dạng dựa trên một hình mẫu có sẵn (thần tượng của họ). Sau đó, họ bắt đầu có những hành vi “phân rẽ khỏi bản thể thự”, tức là họ đánh mất bản thân để có thể đồng hóa với thần tượng, ví dụ tưởng tượng thần tượng yêu mình hay sự sống của thần tượng phụ thuộc vào mình.
Một nghiên cứu của Maltby cho thấy những người tôn thờ thần tượng có tình trạng sức khỏe tâm lý thấp hơn những người không tôn thờ thần tượng. Nghiên cứu này lí giải rằng chính sự tôn thờ thần tượng là kết quả từ việc một người có tình trạng tâm lý không tốt, từ đó dẫn đến việc chọn việc tôn thờ thần tượng để thoát khỏi áp lực cuộc sống. Số liệu từ 307 người trưởng thành ở Anh chỉ ra mức độ “Giải trí-Xã hội” có liên quan tới triệu chứng trầm cảm và rối loạn kỹ năng xã hội, còn mức độ “Mãnh liệt-Cá nhân” liên quan tới bệnh trầm cảm và lo lắng.
Nghiên cứu trên 833 thanh thiếu niên Trung Quốc cho thấy thần tượng nhạc Pop và vận động viên dự đoán hiệu quả làm việc và học tập, lòng tự trọng, và sự thấu hiểu bản thân không cao. Trong đó, những người tiếp xúc nhiều với giọng nói và hình ảnh của thần tượng qua truyền hình và radio thấu hiểu bản thân thấp nhất. Trong khi đó, những người chọn thần tượng là những người gần gũi trong cuộc sống, như các thành viên gia đình, thầy cô, và những người không nổi tiếng lại thể hiện mức độ thành đạt học tập và lòng tự trọng cao hơn. Các nhà nghiên cứu kết luận sự ngưỡng mộ những người gần gũi trong cuộc sống mang đến lợi ích thực và ảnh hưởng tốt hơn tới đời sống thanh thiếu niên.
Ngoài ra, biểu hiện tôn thờ thần tượng quá mức có thể liên quan đến việc phạm pháp. Ví dụ, sự suy giảm lòng tự trọng có liên hệ với mức độ phá vỡ quy tắc xã hội (Aronson & Mettee), thấu hiểu bản thân thấp liên hệ với hành vi phạm pháp (Garrett; Leichsenring, Kunst, & Hoyer). Những người có xu hướng “bắt chước tại hại” thần tượng có thể vướng vào những việc làm tiêu cực, thậm chí nguy hiểm (Sheridan, North, Maltby, & Gilette).
Hiện tượng người hâm mộ cuồng tín có ở khắp nơi trên thế giới, từ Mỹ đến Việt Nam. Một số ví dụ điển hình có thể nói đến như John Hinckley, một người hâm mộ quá khích của nữ diễn viên người Mỹ Jodie Foster đã ám sát tổng thống Ronaldd Reagan với mục tiêu “làm Jodie Foster ấn tượng”. Tại Trung Quốc, người cha của Dương Lệ Quyên đã tự tử với mong muốn con gái được gặp thần tượng Lưu Đức Hoa. Trong khi đó tại Việt Nam, người hâm mộ nhạc Hàn Quốc (Kpop) đã từng bị nhiều báo đài chỉ trích vì những hành vi nguy hiểm như “dọa dẫm, tự tử, tuyệt thực, gào khóc” để được phụ huynh đáp ứng những nhu cầu theo đuổi thần tượng. Đây chính là những biểu hiện của mức độ “Ranh giới-Bệnh lý”, hay “mê muội” như đề văn đã chỉ ra, mà giới hâm mộ nên tránh khỏi.
Có thể nói, việc hâm mộ thần tượng là một sở thích cá nhân cần được tôn trọng, và mang lại nhiều ích lợi cho người hâm mộ. Tuy vậy, nó đi kèm với nhiều hệ lụy đến sức khỏe và sự phát triển, đặc biệt với những người không hiểu rõ bản thân và chưa tìm được định hướng phát triển cho mình. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ có con cái ở độ tuổi vị thành niên cần hết sức lưu tâm đến vấn đề này. Đừng cấm cản hoạt động của con cái, vì như vậy sẽ khiến con trở nên càng bất mãn và nổi loạn. Thay vào đó, hãy tìm hiểu tâm lý của con, làm chỗ dựa vẫn chắc, ủng hộ hoạt động hâm mộ của con, và bảo đảm những hoạt động này không ảnh hưởng đến các hoạt động học tập và sinh hoạt của con.
NGOC T (VIET PSYCHOLOGY)

Những thông điệp sau 10 cơn ác mộng thường gặp nhất

Bất cứ ai cũng từng trải qua những cơn ác mộng trong đời. Mỗi giấc mơ đáng sợ đều có ý nghĩa và nó thể hiện phần nào tâm trạng hiện tại của người mơ.

Dưới đây là 10 cơn ác mộng mà con người thường gặp phải và những lý giải về chúng:
1. Bị lạc hay bị mắc kẹt
Những giấc mơ bị lạc đường hay mất phương hướng xảy ra rất thường xuyên. Trong giấc mơ, người đó phải cố gắng tìm lối thoát khỏi một khu rừng, thành phố, một tòa nhà lớn hay một nơi nào đó. Điều này có nghĩa là người đó đang gặp phải mâu thuẫn trong việc quyết định làm thế nào để xử lý một tình huống ngoài đời thực.
Có nhiều biến thể của giấc mơ này như là bị chôn sống, bị mắc kẹt, bị nhốt trong một cái hang hay không thể di chuyển bởi một lý do nào đó. Điều này có nghĩa rằng, người đó đang bị mắc kẹt trong cuộc sống đời thường và họ không thể đưa ra sự lựa chọn chính xác.
2. Nhỡ tàu xe hay máy bay
Bạn mơ thấy mình đang cố gắng chen chúc để lên kịp chuyến xe buýt, máy bay, tàu thuyền, xe lửa hay bất cứ phương tiện giao thông công cộng nào khác nhưng bạn lại bị nhỡ xe vì chậm chân một chút. Hay như bạn phải tham dự một sự kiện quan trọng nhưng bạn lại đến muộn cũng là một biến thể của loại giấc mơ này. Thay vì cảm thấy sợ hãi trong giấc mơ này, bạn lại thường thất vọng nhiều hơn. Loại ác mộng này có ý nghĩa là người mơ đã bỏ lỡ một cơ hội quan trọng trong cuộc sống thực của mình. Nó thường xảy ra khi người ta đang phải vật lộn để đưa ra một quyết định quan trọng.
3. Bị truy đuổi
Những giấc mơ kiểu này được xem là sự trải nghiệm thật sự kinh hoàng. Kẻ truy đuổi trong những giấc mơ thường là một con quái vật hay một người đáng sợ. Ý nghĩa của những giấc mơ này là một ai đó hay cái gì đó (có thể là thứ gì đó mơ hồ như cảm xúc) đang khiến người mơ cảm thấy bị đe dọa. Do đó, người gặp phải ác mộng này phải tìm ra gốc rễ của vấn đề để sớm có cách giải quyết.
4. Thi trượt
Giấc mơ thi trượt thường xảy ra đối với những người không còn là học sinh, sinh viên. Trong giấc mơ, họ đã trượt trong kỳ thi vì họ không thể hoàn thành bài kiểm tra đúng thời gian quy định, hay họ để quên dụng cụ làm bài, hoặc họ đến phòng thi muộn. Giấc mơ này có nghĩa là người đó cảm thấy đang bị kiểm soát, người đó chưa chuẩn bị sẵn sàng cho một việc gì đó hoặc họ đang mắc một sai lầm trong cuộc sống.
5. Giấc mơ khỏa thân
Trong giấc mơ khoả thân, người ta thường thấy mình không mặc gì, chỉ mặc quần áo lót hoặc mặc quần áo thiếu vải. Người mơ có thể cảm thấy xấu hổ và bối rối hoặc ngược lại, họ cũng có thể cảm thấy tự do, thoải mái. Ý nghĩa của giấc mơ này là người đó đang rất lúng túng, dễ bị tổn thương, hoặc người đó đã tiết lộ quá nhiều về chuyện đời tư của mình (chẳng hạn như một bí mật hoặc cảm xúc cá nhân). Điều thú vị nhất là giấc mơ loại này lại thường xảy ra với những người sắp cưới.
6. Bị bệnh hoặc chết
Trong giấc mơ này, người mơ hoặc người thân của họ bị bệnh, bị thương hoặc chết. Đó là giấc mơ rất phổ biến, chủ yếu là mơ bị bệnh gì đó. Loại giấc mơ này có nghĩa là người đó đang bị tổn thương về tình cảm hoặc họ rất sợ bị thương. Mặt khác, khi bạn mơ thấy một ai đó chết, điều đó có nghĩa là bạn muốn người đó chết đi, hoặc cũng có nghĩa là bạn rất sợ mất người đó.
7. Gặp sự cố giao thông
Người mơ thường ngồi trên xe hoặc đứng gần một phương tiện giao thông đang bị mất kiểm soát hay gặp trục trặc. Bạn mơ thấy mình đang là người điều khiển xe hay hành khách trên xe, bỗng nhiên chiếc xe mất phanh lao thẳng xuống vực hoặc vách đá. Giấc mơ này thường có nghĩa rằng bạn đang cảm thấy bất lực trong việc giải quyết một vấn đề nào đó trong cuộc sống. Mặt khác, giấc mơ này cũng có nghĩa là bạn có thể sẽ gặp một vụ tai nạn (theo nghĩa bóng).
8. Sâu răng hay rụng răng
Trong những giấc mơ này, người mơ thường mở miệng ra và những chiếc răng bắt đầu rụng lả tả hay bỗng nhiên họ phát hiện những chiếc răng bị sâu hay biến mất. Về cơ bản, loại giấc mơ này có nghĩa là người mơ đang thiếu tự tin. Hay nói cách khác, nó biểu hiện một nỗi lo sợ xấu hổ hay mất quyền lực trong cuộc sống thực. Khi người mơ tỉnh dậy, họ thường cảm thấy cảm xúc hỗn loạn.
9. Té ngã hoặc chết đuối
Trong giấc mơ này, chúng ta thường bị ngã và cảm thấy sợ hãi hoặc chúng ta đang chìm xuống nước và bị chết đuối. Ý nghĩa của giấc mơ này là người mơ đang có cảm giác không an toàn hoặc thiếu sự trợ giúp trong cuộc sống. Những giấc mơ này thường xảy ra khi chúng ta cảm thấy buồn chán với cuộc sống và sẵn sàng từ bỏ mọi thứ. Những người có giấc mơ này nên tự đánh giá lại bản thân, đối mặt với cuộc sống thực tại và cố gắng giải quyết các vấn đề.
10. Lỗi máy móc
Với giấc mơ này, người mơ phải cố gắng để vận hành thiết bị, máy móc hay phương tiên cá nhân đang bị hỏng. Điều đó có nghĩa là người mơ cảm thấy mình đang lạc lõng trong cuộc sống thực tế, hoặc một bộ phận trên cơ thể hay tâm trí của người mơ không hoạt động được nữa. Ác mộng về lỗi máy móc cũng có thể xảy ra khi người mơ cảm thấy bất an về một ai đó.
NGUYÊN THẢO (KIẾN THỨC)

Đôi nét về người dân tộc Hoa tại Việt Nam

Người dân tộc Hoa tại Việt Nam là những người gốc Trung Quốc định cư ở Việt Nam và đa số có quốc tịch Việt Nam. Họ còn có các tên gọi khác là Khách, Hán, Tàu và có các nhóm dân khác nhau như Quảng Ðông, Quảng Tây, Hải Nam, Triều Châu, Phúc Kiến, Sang Phang, Xìa Phống, Thoòng Nhằn, Minh Hương, Hẹ...

Dân tộc Hoa sử dụng tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Hán, ngữ hệ Hán-Tạng. Nếu xếp theo phân loại của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thì họ được gọi là dân tộc Hán. Đây là một trong hai dân tộc duy nhất tại Việt Nam có dân số giảm trong vòng 10 năm, từ năm 1999 đến năm 2009 theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam.
Lịch sử người dân tộc Hoa tại Việt Nam

Người Trung Quốc bắt đầu di cư vào Việt Nam kể từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Trong 2 thiên niên kỷ kể từ đó, nhiều làn sóng người Trung Quốc gồm lính, quan, dân... đã đến định cư tại Việt Nam. Nhiều người Hoa kết hôn với người Việt và con cháu họ trở thành người Việt Nam. Nói chung người dân tộc Hoa di cư đến Việt Nam vào những thời điểm khác nhau từ thế kỷ 16 và sau này vào cuối thời Minh, đầu thời Thanh, kéo dài cho đến nửa đầu thế kỷ 20.

Dân số, địa bàn cư trú và ngôn ngữ

Dân tộc Hoa tại Việt Nam sinh sống ở nhiều nơi từ Bắc đến Nam, ở cả nông thôn lẫn thành thịTheo thống kê điều tra dân số năm 1999, tổng số dân tộc Hoa tại Việt Nam là 862.371 người, chiếm tỷ lệ 1,13% dân số ở Việt Nam. Dân tộc Hoa được xếp hàng thứ tư, trong đó có khoảng 50% người Hoa sinh sống tại vùng Chợ Lớn của Thành phố Hồ Chí Minh. Họ tập trung đông nhất ở các khu thương mại trong Quận 5, Quận 11 với khoảng45% dân số của mỗi quận; ngoài ra còn có một số người sống ở tại các Quận 6, Quận 8, Quận 10. Người dân tộc Hoa có 5 nhóm ngôn ngữ chính là Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam và tiếng Khách Gia (Hakka, đôi khi còn gọi là tiếng Hẹ). Số người Hoa còn lại sinh sống ở các tỉnh khác trên toàn quốc nhưng hầu hết là ở nhiều tỉnh của miền Tây Việt Nam. Năm 2003, dân tộc Hoa ước tính có khoảng 913.250 người. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân tộc Hoa ở Việt Nam có dân số 823.071 người, có mặt tại tất cả 63 tỉnh, thành phố. Họ cư trú tập trung tại Thành phố Hồ Chí Minh 414.045 người, chiếm tỷ lệ 50,3% tổng số người Hoa tại Việt Nam, tỉnh Đồng Nai 95.162 người, tỉnh Sóc Trăng 64.910 người, tỉnh Kiên Giang 29.850 người, tỉnh Bạc Liêu 20.082 người, tỉnh Bình Dương 18.783 người, tỉnh Bắc Giang 18.539 người... Như vậy, người Hoa là một trong hai dân tộc duy nhất tại Việt Nam có dân số giảm trong vòng 10 năm, từ năm 1999 đến năm 2009; dân tộc còn lại là người dân tộc Ngái, một cộng đồng nói tiếng Hoa được chính phủ Việt Nam tách ra từ người Hoa vào thập niên 1970.

Các tên gọi của người dân tộc Hoa

Người Trung Quốc đã qua lại làm ăn, sinh sống và chung đụng với người Việt đã từ lâu đời. Tùy theo từng thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh tiếp xúc hoặc nguyên nhân di cư mà người Trung Quốc đã tự xưng về tên dân tộc của mình khác nhau cũng như người Việt đã gọi họ theo các tên khác nhau. Thường người Trung quốc tự gọi mình là dân các triều đại mà họ cho rằng văn minh, tự hào hoặc cho rằng nó phổ biến và được người bản xứ biết rõ, hoặc đã biết từ lâu như "người Đường" (Thoòng Dành), "người Thanh", "người Bắc" (Quốc). Người Hoa còn tự gọi họ theo quê quán như "người Quảng" (Quảng Đông), "người Tiều" (Tiều Châu/Triều Châu), "người Hẹ", "người Khách", "người Hải Nam"... Người Việt còn có lệ gọi người Hoa là "người Ngô". Lệ này bắt nguồn từ lịch sử thời Xuân Thu có "nước Ngô" và "nước Việt". Điển hình là bản Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi vào thế kỷ 15 sau khi Bình Định Vương Lê Lợi đuổi được giặc nhà Minh.

Từ phổ thông người Việt hay dùng là "người Tàu"; còn từ "chệt" hàm ý miệt thị; từ "các chú" nay không thông dụng nữa và được đọc trại từ chữ "khách trú" vì người Hoa không được nhìn nhận là cư dân mà chỉ là dân ở trú mà thôi. Nếu xếp theo phân loại của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thì họ được gọi là dân tộc Hán.

Về đặc điểm kinh tế, tổ chức cộng đồng

Người dân tộc Hoa ở vùng nông thôn chủ yếu sống bằng nghề nông, xem lúa nước là đối tượng canh tác chính. Ở các thành phố, thị xã, thị trấn họ làm nghề dịch vụ, buôn bán... Tiểu thủ công nghiệp khá phát triển như nghề gốm (Quảng Ninh, Sông Bé, Ðồng Nai); làm giấy súc, làm nhang (Thành phố Hồ Chí Minh)... Một bộ phận người dân tộc Hoa cư trú ở ven biển sống chủ yếu bằng nghề làm muối và đánh cá. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, người Hoa luôn coi trọng chữ "tín".

Người dân tộc Hoa thường cư trú tập trung thành làng xóm hoặc đường phố, tạo thành khu vực đông đúc và gắn bó với nhau. Trong đó các gia đình cùng dòng họ thường ở quây quần bên nhau. Xã hội phân hoá giai cấp sâu sắc và mang tính phụ quyền cao. Mối quan hệ với những người cùng họ được hết sức coi trọng. Mỗi một dòng họ có một từ đường để thờ cúng. Hàng năm vào một ngày nhất định, những người cùng họ tụ tập tại từ đường để làm lễ giỗ tộc họ. Những hoạt động kinh doanh, sản xuất thường có các hội nghề nghiệp tương ứng. Những hội này đều có một vị tổ và một ngày giỗ tổ trong năm. Gia đình được xây dựng theo chế độ một vợ một chồng khá bền vững và mang tính phụ hệ. Người dân tộc Hoa thường dựng vợ gả chồng cho con trong cùng một nhóm địa phương. Trưởng họ, ông mối, các chức dịch đóng vai trò khá quan trọng trong hôn nhân. Hiện nay, phụ nữ người dân tộc Hoa xây dựng gia đình khá muộn, tuổi cưới trung bình từ 28 đến 30 và có số con ít nhất, trung bình một phụ nữ sinh từ 2 đến 3 con.

Về hôn nhân gia đình, tục lệ ma chay, thờ cúng

Trong gia đình người Hoa, người chồng hoặc người cha là chủ hộ; chỉ con trai được thừa kế gia tài và con trai cả luôn được phần hơn. Cách đây khoảng 40-50 năm vẫn còn những gia đình lớn có tới 4-5 đời, đông tới vài chục người. Nay họ sống theo từng gia đình nhỏ. Hôn nhân của người dân tộc Hoa do cha mẹ quyết định, nạn tảo hôn thường xảy ra. Khi tìm vợ cho con, người Hoa chú trọng đến sự "môn đăng, hộ đối" giữa hai gia đình và sự tương đồng về hoàn cảnh kinh tế cũng như về địa vị xã hội.

Việc ma chay theo phong tục người Hoa phải trải qua lần lượt các bước như lễ báo tang, lễ phát tang, lễ khâm liệm, lễ mở đường cho hồn người chết, lễ chôn cất, lễ đưa hồn người chết đến cõi "Tây thiên Phật quốc", lễ đoạn tang...

Trong thờ cúng, nổi bật ở tín ngưỡng dân gian là thờ cúng tổ tiên, gia tộc, dòng họ, thờ cúng các vị thần phù hộ như thần bếp, thổ địa, thần tài... và một số vị thánh, bồ tátnhư Quan Công, Bà Thiên Hậu, Ông Bổn, Nam Hải Quan Âm... Hệ thống chùa miếu khá phát triển. Chùa miếu của người dân tộc Hoa thường gắn liền với các hội quán, trường học. Ðó cũng là nơi sinh hoạt văn hoá cộng đồng, nơi diễn ra các lễ hội.

Về văn hóa, phong tục tập quán

Người dân tộc Hoa thích hát "sơn ca" (san cưa), gồm các chủ đề khá phong phú như tình yêu trai gái, cuộc sống, quê hương, tinh thần đấu tranh... Ca kịch cũng là một hình thức sinh hoạt nghệ thuật mà đồng bào người dân tộc Hoa ưa chuộng. Nhạc cụ có kèn, sáo, nhị, hồ, trống, thanh la, não bạt, đàn tỳ bà, tam thập lục... Ngày tết thường biểu diễn múa sư tử, múa quyền thuật. Lễ hội cũng là dịp tổ chức chơi đu, đua thuyền, vật, đánh cờ... 

Đối với nhà cửa, những người làm nghề nông thường sống thành thôn xóm. Làng thường ở ven chân núi, trong cánh đồng, trải dài trên bờ biển, gần nguồn nước, giao thông thuận tiện. Trong làng, nhà ở bố trí sát nhau theo dòng họ. Ở thành thị họ thường sống tập trung trong các khu phố riêng. Nhà ở cổ truyền của người dân tộc Hoa có những đặc trưng mang dấu ấn của người phương Bắc rất rõ. Kiểu nhà "hình cái ấn" là rất điển hình. Nhà thường có năm gian đứng không có chái. Bộ khung với vì kèo đơn giản, tường xây gạch một rất dày. Mái lợp ngói âm dương. Mặt bằng sinh hoạt với nhà chính bao giờ cũng thụt vào một chút tạo thành một cái hiên hẹp. Gian chính giữa là nơi đặt bàn thờ tổ tiên, đồng thời còn là nơi tiếp khách. Các gian bên đều có tường ngăn cách với nhau. Đến nay nhà của người dân tộc Hoa đã có nhiều thay đổi như có một số kiểu nhà là biến dạng của nhà cổ truyền. Cũng có những kiểu nhà người Hoa tiếp thu của người dân tộc Tày hay người Việt. Nhà cửa thường có 3 loại như nhà 3 gian hai chái, nhà chữ Môn và chữ Khẩu. Nhà thường xây bằng đá, gạch mộc hay trình đất, lợp ngói máng hay lá quế, lá tre, phên lứa... Nổi bật trong nhà ở là các bàn thờ tổ tiên, dòng họ, thờ Phật và các vị thần cùng các câu đối, liễn, các giấy hồng chữ Hán với nội dung cầu phúc, cầu lợi, cầu bình yên

Trong trang phục, cách ăn mặc của đàn ông thường dùng quần áo như đàn ông các dân tộc Nùng, Giáy, Mông, Dao... Đàn bà mặc quần, áo 5 thân cài cúc vải ở bên nách phải, dài trùm mông, áo cộc tay cũng 5 thân. Các thầy cúng có y phục riêng khi làm lễ. Nón, mũ, ô là các đồ đội trên đầu thông dụng của người Hoa. Những trang phục gọi là truyền thống của người Hoa dan tộc hiện nay chỉ còn thấy ở một số người có tuổi hay trong các nghi lễ cưới xin, tang ma. Phụ nữ thường mặc áo cổ viền cao, cài khuy một bên, xẻ tà cao hoặc một chiếc áo "sườn xám" may dài, ôm ngang hông, xẻ tà dưới phần đùi. Màu sắc trang phục của các thiếu nữ thường thích màu hồng hoặc màu đỏ, cùng với các sắc màu đậm. Ðàn ông mặc áo màu đen hay xanh đậm, cài khuy vải một bên, vai liền cổ đứng, xẻ tà hoặc kiểu áo tứ thân, xẻ giữa, cổ đứng, vai liền, có túi. Phụ nữ thích dùng đồ trang sức, đặc biệt là vòng tay bằng đồng, vàng, đá, ngọc...; bông tai, dây chuyền... Ðàn ông thích bịt răng vàng và xem như một lối trang sức.

Về ăn uống, lương thực chính của người dân tộc Hoa là gạo nhưng trong bữa ăn thường có các loại như mì xào, hủ tiếu... Ở các gia đình bình dân, buổi sáng điểm tâm bằng cháo trắng với trứng vịt muối, còn những nhà khá giả hơn là hủ tiếu, bánh bao, xíu mại... Người dân tộc Hoa có kỹ thuật nấu ăn giỏi, thích các món ăn xào mỡ với gia vị. Thức uống của người dân tộc Hoa ngoài tác dụng giải khát còn là loại thuốc mát, bồi dưỡng "lục phủ, ngũ tạng". Các loại trà sâm, hoa cúc... là những thứ thông dụng trong mọi gia đình. Những dịp hội hè, lễ, tết nam giới cũng quen dùng rượu. Thuốc lá được nhiều người hút, kể cả phụ nữ, nhất là những người phụ nữ có tuổi.

Đối với lễ, tết; trong một năm có nhiều ngày lễ tết khác nhau như tết Nguyên đán, Nguyên tiêu, Thanh minh, Ðoan ngọ, Trung nguyên, Trung thu. Tết Nguyên đán được tổ chức vào những ngày của năm cũ chuyển sang năm mới theo âm lịch và kéo dài tới ngày rằm tháng giêng (tết Nguyên tiêu). Lễ Nguyên tiêu là loại lễ đặc trưng trong các loại lễ tết của người dân tộc Hoa; mọi hoạt động tập trung của tín ngưỡng và văn hoá truyền thống đều được biểu hiện trong dịp này.

Trong học tập, chữ Hán được dạy và học trong các trường phổ thông.

Văn nghệ của người dân tộc Hoa thường có sinh hoạt văn hoá truyền thống với nhiều thể loại như hát, múa, hài kịch... Họ sử dụng nhiều loại nhạc cụ như tiêu, sáo, các đàn tỳ bà, đàn nhị, đàn nguyệt, chập choã... Hát "sơn ca" (sán cố) là hình thức được nhiều người ưa chuộng, nhất là tầng lớp thanh niên. Tổ chức văn nghệ dân gian truyền thống mang tính nghiệp dư đã có từ lâu là các "nhạc xã". Hoạt động múa lân, sư tử, rồng... là những loại hình nghệ thuật mang tính quần chúng sâu rộng được trình diễn hàng năm vào những ngày lễ lớn, ngày lễ tết.
Theo IMPE-QN.ORG.VN

Học thuyết ưu sinh và khoảng tối của di truyền học

Hitler từng tuyên bố nhiều lần: “Chúng ta phải tạo ra một giai cấp ưu việt nhất, có khả năng thống trị trong nhiều thế kỷ. Đội quân của chúng ta phải được lựa chọn trên nguyên tắc của học thuyết ưu sinh, để họ và con cái trở thành giai cấp quý tộc của hiện tại và tương lai, không chỉ ở nước Đức mà trên toàn thế giới".
Theo lệnh của Hitler, nước Đức đã thành lập các trại giống cho những người thuộc dòng dõi “lenbenborn”, tạm gọi là “nguồn gốc cuộc sống”. Đó là những chàng trai được tuyển chọn trong quân đội theo tiêu chuẩn cực kỳ nghiêm ngặt, những cô gái hoàn mỹ về ngoại hình và thể lực, về tinh thần và tư tưởng (theo tiêu chuẩn của chủ nghĩa phát xít Đức). Họ được nuôi dưỡng cẩn thận để giao phối với nhau và sinh con, nhằm thực hiện và chứng minh học thuyết “ưu sinh”. Tuy nhiên, kết quả thu được khá thất vọng.
Có khoảng 50.000 trẻ em ra đời từ các trại giống người “thượng đẳng” này. Sau khi chủ nghĩa phát xít thất bại và tan rã, người ta biết rằng phần lớn các em nhỏ đó có chỉ số thông minh dưới trung bình. Số trẻ đần độn nhưng tính tình hung hãn cao hơn mức bình thường đến vài lần. Điều này đánh dấu chấm hết cho những tranh cãi còn dai dẳng, xoá nhoà khả năng thực hiện thuyết ưu sinh đối với con người.
Nhưng chúng ta không thể phủ nhận tính chất di truyền qua thực tế của những vĩ nhân mà con cháu của họ cũng danh tiếng không kém. Chẳng hạn, ông nội của Charles Darwin cũng là một nhà khoa học lớn: Erasme Darwin, người phát minh ra thuyết về nguồn gốc của Thái dương hệ từ những đám bụi trong vũ trụ. Đến đời con của Charles Darwin, cả ba đều là những nhà bác học lớn. Trong suốt 5 thế hệ kế tiếp của nhà soạn nhạc thiên tài Bach có tới 16 nhạc sĩ nổi tiếng và 20 nhạc công có hạng.
Tuy nhiên, cũng có những con số đáng buồn về tính chất di truyền: ví dụ con cháu của A. Tolstoi ngay đời kế tiếp đã có một người bị điên, đời thứ tư bị 3 người ngớ ngẩn và 2 người câm điếc. Cha của nhạc sĩ thiên tài Schuman là nhà thơ nhưng tính nết rất lẩm cẩm, mẹ ông là người hay bốc đồng và chị ông từng bị bệnh tâm thần. Bản thân Schuman chết trong bệnh viện vì căn bệnh tương tự. Nhiều bậc vĩ nhân và thiên tài khác cũng mắc căn bệnh này và thường bị những rối loạn thần kinh hết sức bất thường. Họa sĩ thiên tài Van Gogh lúc nổi cơn điên cắt cả tai và đốt cháy bàn tay mình. Newton, Gogol, Pascal, Maupassant cũng nhiều khi lên cơn hoảng loạn làm mọi người xung quanh sợ hãi…
Các ví dụ trên chứng tỏ rằng không phải gene di truyền quyết định tất cả đến những tính năng ưu việt chắt lọc từ thế hệ này đến thế hệ khác. Và các nhà khoa học, những người đang nung nấu ý định nhân bản con người cần phải suy xét tới các tình huống "dở khóc dở cười", kiểu như: cha thiên tài, con nhân bản lại khù khờ.
Theo KH&ĐS /LA SANTÉ

10 điều thú vị về những giấc mơ

Tất cả mọi người đều nằm mơ khi ngủ. Giấc mơ không chỉ là những hình ảnh ngẫu nhiên, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với thực tại và đôi khi chính là thông điệp của tiềm thức. Người mù mơ như thế nào, giấc mơ có ích lợi gì, nam/nữ có nằm mơ giống nhau hay không...? Hãy cùng tìm hiểu một số điều thú vị về giấc mơ nhé.
10. Người mù cũng nằm mơ.
giac-mo-ranh-gioi-giua-thuc-va-ao
Giấc mơ của người mù phụ thuộc vào việc họ mất thị giác từ khi nào. Những người lớn lên mới bị mù có thể thấy hình ảnh trong giấc mơ. Người mù bẩm sinh không nhìn thấy gì, nhưng giấc mơ của họ lại bao gồm nhiều cảm giác khác như âm thanh, mùi vị và cảm xúc. Thật khó tưởng tượng nhưng giấc mơ của họ cũng sống động và chân thực y như người mắt sáng vậy.
9. Chúng ta quên hết 90% những điều đã thấy trong mơ.
Trong vòng 5 phút sau khi thức dậy, một nửa giấc mơ đã bị quên lãng. Sau 10 phút bạn sẽ chỉ còn nhớ 10% những gì mình thấy trong mơ. Tất nhiên, 10% này đôi khi cũng tạo nên những điều kì diệu.
Chuyện kể rằng nhà thơ nổi tiếng Samuel Taylor Coleridge tỉnh dậy vào sáng sớm sau một giấc mơ tuyệt đẹp. Ông lập tức cầm giấy bút và viết bài thơ Kubla Khan tả lại giấc mơ của mình. Được 54 dòng thì có khách đến thăm, sau đó ông quên hết những gì định viết. Bài thơ dang dở sau này trở thành một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của văn học Anh.
giac-mo-ranh-gioi-giua-thuc-va-ao
Tương tự, nhân vật Frankenstein của nhà văn Mary Shelley cũng là kết quả nảy sinh trong một giấc mơ.
8. Mọi người đều nằm mơ.
Tất cả chúng ta đều mơ (ngoại trừ những trường hợp rối loạn tâm thần trầm trọng), nhưng đàn ông và phụ nữ có nhiều đặc điểm giấc mơ khác nhau.
Theo thống kê của các nhà khoa học, đàn ông thường mơ thấy những người đàn ông khác (thật vậy!), trong khi phụ nữ nằm mơ thấy người thuộc cả 2 giới tính.
giac-mo-ranh-gioi-giua-thuc-va-ao
Thêm vào đó mọi người đều gặp phản ứng “kích thích” trong một số giấc mơ của mình (ngay cả khi giấc mơ đó không liên quan gì tới tình dục). Phụ nữ sẽ tăng lưu lượng máu ở cơ quan sinh dục còn đàn ông có thể cương cứng.
7. Giấc mơ có tác dụng chống trầm cảm.
Nhiều nghiên cứu gần đây đã được tiến hành trên các nhóm học sinh để xác định vai trò của giấc mơ. Những học sinh này vẫn được ngủ đủ 8 tiếng nhưng luôn bị đánh thức khi họ bắt đầu mơ.
giac-mo-ranh-gioi-giua-thuc-va-ao
Thông tin thêm: giấc ngủ của con người bao gồm 4 giai đoạn, tương ứng với các trạng thái hoạt động khác nhau của não bộ và cơ thể. Giấc mơ chủ yếu xảy ra ở giai đoạn REM Sleep (rapid-eye-movement sleep). REM Sleep chiếm khoảng 90-120 phút một đêm và thường diễn ra khi trời gần sáng.
Kết quả: tất cả đều có triệu chứng cáu gắt, khó tập trung, ảo giác và rối loạn tâm lý chỉ sau 3 ngày. Ngay khi được quay lại với giấc ngủ bình thường, người ta thấy rằng giai đoạn REM Sleep của họ kéo dài hơn (để bù đắp lại phần thiếu) và những triệu chứng rối loạn cũng kết thúc.
6. Chúng ta chỉ mơ thấy những gì mình biết.
Trong giấc mơ, đôi khi chúng ta thấy những người lạ mặt. Họ đóng một vai trò nào đó – dù to, dù nhỏ - cho tới khi chúng ta thức giấc. Nhưng bạn có biết rằng khuôn mặt của họ cũng tồn tại trong đời thực?
giac-mo-ranh-gioi-giua-thuc-va-ao
Não bộ của bạn không hề vẽ ra những khuôn mặt tưởng tượng. Nó ghi nhớ mọi gương mặt mà bạn đã thấy, kể cả những người chỉ nhìn thoáng qua hoặc không hề quen biết. Người bán xăng bên vỉa hè rất có thể sẽ trở thành sát thủ máu lạnh trong một giấc mơ nào đó. Bạn thậm chí chẳng nhớ hết hàng trăm nghìn gương mặt trong cuộc đời mình, nhưng đó chính là nguồn cung cấp nhân vật cho giấc mơ của bạn.
5. Không phải giấc mơ nào cũng có màu sắc.
12% những người có thị lực bình thường nằm mơ toàn cảnh đen trắng. Số còn lại mơ thấy đầy đủ màu sắc.
giac-mo-ranh-gioi-giua-thuc-va-ao
Người ta cũng nhận thấy giấc mơ chủ yếu xoay quanh một số đề tài quen thuộc: trường học, bị rượt đuổi, chạy chậm/chạy tại chỗ, tình dục, cảm giác rơi ngã, bay, thi trượt, đến muộn, người thân quen chết (nhưng vẫn sống trong đời thực), rụng răng, tai nạn xe cộ... Tuy nhiên vẫn chưa xác định được màu sắc có ảnh hưởng như thế nào đến cảm xúc trong mơ.
4. Giấc mơ thường mang nhiều ý nghĩa ẩn dụ.
Nếu bạn nằm mơ thấy người thân qua đời, rất có thể người đó sẽ sống khỏe mạnh thêm vài chục năm nữa. Giấc mơ giao tiếp với chúng ta bằng một thứ ngôn ngữ ẩn dụ khó đoán. Tiềm thức con người sử dụng các hình ảnh khác nhau để truyền thông điệp – tương tự như việc bói bài hoặc làm thơ.
giac-mo-ranh-gioi-giua-thuc-va-ao
Hãy nhớ rằng, mọi khung cảnh bạn thấy trong mơ thường mang nhiều ý nghĩa sâu xa khác. Còn cụ thể thế nào thì lại là công việc của những cuốn sách “Giải mã giấc mơ”.
3. Người cai thuốc lá thường có giấc mơ sống động hơn.
Những người cai nghiện sau một thời gian dài hút thuốc cho biết giấc mơ của họ thường trở nên sống động hơn. 33% thường mơ thấy việc hút thuốc, trong giấc mơ họ cảm thấy sợ hãi và áy náy.
giac-mo-ranh-gioi-giua-thuc-va-ao
Giấc mơ liên quan tới thuốc lá thường là hậu quả của việc cai nghiện, vì 97% số người cho biết họ chưa từng nằm mơ như vậy khi còn hút thuốc. Những giấc mơ này vô cùng sống động và được ghi nhận như một triệu chứng thông thường sau khi cai thuốc.
2. Tác nhân bên ngoài cũng ảnh hưởng đến giấc mơ.
Trong nhiều trường hợp, âm thanh bạn nghe thấy khi ngủ có thể “chui vào” giấc mơ và đóng một vai trò nào đó. Hiện tượng này được gọi là Dream Incorporation (sát nhập với giấc mơ).
giac-mo-ranh-gioi-giua-thuc-va-ao
Một ví dụ nữa: bạn có thể mơ thấy mình đang khát nước, xung quanh có sông/hồ nhưng uống bao nhiêu cũng không hết khát. Đó là vì bạn đang khát trong thực tế, não bộ ghi nhận cảm giác này và sát nhập nó vào giấc mơ. Đến lúc bạn tỉnh dậy và uống một cốc nước thật thì vòng lặp khát/uống cũng sẽ chấm dứt.
1. Cơ thể bạn tê liệt khi nằm mơ.
Đây là một hoạt động của cơ thể nhằm ngăn chặn việc cử động trong giấc mơ (hãy tưởng tượng bạn nằm mơ thấy mình đang đánh nhau, cơ thể bạn trong thực tế cũng đánh đấm như vậy thì nguy hiểm cho người bên cạnh lắm !!!).
giac-mo-ranh-gioi-giua-thuc-va-ao
Bước vào giai đoạn REM Sleep, khi các tuyến tiết ra hormone kích thích giấc mơ thì não bộ cũng truyền tín hiệu đến dây thần kinh tủy sống. Điều này giúp cơ thể bạn bắt đầu thư giãn và dần dần tê liệt toàn bộ.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân lý giải hiện tượng bóng đè. Khi giấc ngủ bị ngắt quãng đột ngột (hoặc rối loạn cơ chế), bạn hoàn toàn tỉnh giấc nhưng cơ thể thì vẫn trong trạng thái tê liệt. Các triệu chứng đi kèm bao gồm khó thở, ảo giác hoặc cảm giác rơi ngã. Một lúc sau khi cơ thể đã được điều tiết hợp lý, bạn lại trở về trạng thái bình thường.
giac-mo-ranh-gioi-giua-thuc-va-ao
Bóng đè có thể gây cảm giác sợ hãi (nhất là cho những người yếu bóng vía), nhưng thực chất nó rất phổ biến và không gây hại gì khác cho cơ thể.
0. Vài thực tế thú vị khác:
- Người ta chỉ ngáy khi không nằm mơ.
- Trẻ em thường bắt đầu mơ thấy chính mình khi chúng được 3 tuổi. Chúng cũng gặp nhiều ác mộng hơn người lớn cho tới tận 7-8 tuổi.
- Nếu bị đánh thức trong giai đoạn REM Sleep, bạn sẽ nhớ được giấc mơ một cách rõ ràng hơn.
- Trung bình một người có khoảng 4 đến 7 giấc mơ mỗi đêm.
- Hơn 30% dân số đã từng trải nghiệm hiện tượng mơ thấy tương lai.
- Nhiều người có khả năng nhận biết và điều khiển giấc mơ của mình (hãy nghĩ đến bộ phim Inception). Hiện tượng này khá phổ biến và được biết đến với tên gọi “Lucid Dreaming”.
- Động vật cũng nằm mơ.
Theo GENK / ODDEE.COM

Gene tội phạm, một dấu hỏi lớn về bản tính con người

Trong thời buổi ngày nay, khi khoa học di truyền đạt được những thành tựu tưởng như những phép lạ, người ta có xu hướng giải thích mọi tính cách bản năng của con người bằng nguồn gốc gene. Trong lĩnh vực tội phạm học, nhiều nhà khoa học cũng muốn giải thích nguyên nhân cội rễ của tội phạm bằng một loại gene được gọi là “gene tội phạm” (crime gene).

Xu hướng này xuất phát từ niềm tin cho rằng bản tính của con người là ác, như học thuyết của Tuân tử hoặc của Sigmund Freud đã khẳng định. Theo tờ The New York Times ngày 19/06/2011, đã có ít nhất 100 công trình nghiên cứu chỉ ra vai trò của gene trong các vụ tội phạm. Điều này cho thấy đã đến lúc phải trả lời dứt khoát câu hỏi: “Gene tội phạm có thực sự tồn tại hay không?”.Câu hỏi này đã trở thành nội dung chính của hội nghị tội phạm học do Học viện Tư Pháp Quốc gia Mỹ (National Institute of Justice) tổ chức tại Arlington, Virginia, vào ngày 22/06/2011 vừa qua. Nhưng trớ trêu thay, trong khi các bằng chứng đưa ra chưa đủ sức thuyết phục thì nỗi ám ảnh về gene tội phạm đã làm nẩy sinh hàng loạt vấn đề phức tạp. Trước hết là những rắc rối trong tố tụng hình sự, gây ra bởi cái được gọi là “Biện hộ DNA”.
Biện hộ DNA:
“Biện hộ DNA” là kiểu biện hộ của các luật sư đòi giảm nhẹ tội cho thân chủ của họ với lý do “tội phạm xuất phát từ di truyền” – một kiểu phạm tội do bệnh lý, tương tự như phạm tội do tâm thần. Mặc dù chưa có bằng chứng đầy đủ về sự tồn tại của gene tội phạm, nhưng hiện nay kiểu biện hộ này đã được các luật sư sử dụng, và thậm chí có nơi đã được toà án chấp thuận. Chiều hướng này có thể dẫn tới những hậu quả khó lường trong tương lai, làm cho vấn đề ngăn chặn tội phạm vốn đã phức tạp lại càng phức tạp thêm. Tình hình này đã được phản ánh trong bài báo “Crime is genetic” (Tội phạm do di truyền) trên tạp chí eu-Times ngày 08/01/2010:
Năm 1907, Sir Francis Galton lần đầu tiên đưa ra lý thuyết về “sự di truyền khuynh hướng phạm tội”. Kể từ đó, các nghiên cứu tinh vi ngày càng khẳng định một cơ sở di truyền cho một số hành động tội phạm. Gần đây, ngành tư pháp Ý đã giảm án cho một kẻ bị kết tội giết người, dựa trên luận cứ cho rằng gene của hắn đã dẫn hắn đến chỗ phạm phải tội. Càng ngày các luật sư bênh vực cho bị cáo càng đòi hỏi các thẩm phán phải thừa nhận bằng chứng – cái gọi là “biện hộ DNA” – cho thấy khách hàng của họ đã bị dẫn dắt bởi gene hướng tới các hành vi bạo lực hoặc các hành vi phạm tội khác. Một nghiên cứu năm 2008 tại Đại học Hebrew ở Israel đã xác định gene AVPR1 (argenine vasopresser receptor 1) như là một nguyên nhân gây ra hành vi “tàn nhẫn”. Nghiên cứu trong năm 2009 bởi Rose McDermott tại Đại học Brown đã phát hiện ra một “gene côn đồ”chịu trách nhiệm với tính cách cực kỳ hung hãn sẵn sàng gây hấn để đáp trả những hành động khiêu khích. Năm 1995, một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã chỉ ra rằng nam giới trong một gia đình có các thành viên liên tục phạm tội có một gene đột biến được gọi là MAOA (gene monoamine oxidase-A bị biến đổi). Gần đây, nghiên cứu của Kevin Beaver khẳng định rằng con trai có gene đột biến MAOA có nhiều khả năng tham gia các băng nhóm tội phạm. Năm ngoái, Quang Guo và các đồng nghiệp cho thấy một gene biến thể của MAOA điều khiển hành động phá phách bạo lực. Nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Civic cho thấy MAOA là một gene “không kiềm chế”, và các đột biến làm cho nhiều người có khả năng phạm tội nhiều hơn. Nếu các phạm nhân phạm tội do được lập trình từ trước về mặt di tuyền, thì quan điểm cho rằng việc giam giữ có thể cải tạo được tội phạm sẽ không còn đúng nữa. Theo một phán quyết năm 2003 của Toà án tối cao New York, bằng chứng di truyền dẫn tới tội phạm làm cho tình hình xấu hơn vì sẽ đẻ ra “những mối nguy trong tương lai”. Vấn đề thách đố, như nhà triết học Don Brock đã chỉ ra, là nếu gene của một cá nhân là căn nguyên dẫn tới hành vi, và nếu gene là không thể thay đổi, và tác động của chúng cũng không thể thay đổi, thì việc đòi hỏi tội phạm phải chịu trách nhiệm đối với những hành động do hắn gây ra có còn hợp lý nữa hay không?
Phải nói rằng phán quyết của Toà án tối cao New York năm 2003 là sáng suốt: thay vì tạo ra niềm lạc quan về một tương lai tốt đẹp hơn, vấn đề gene tội phạm lại đẻ ra một loạt nguy cơ mới.
Những nguy cơ nẩy sinh từ gene tội phạm:
● Không dễ kiểm soát gene tội phạm, nếu nó tồn tại.
Nếu có “gene tội phạm”, có gì để đảm bảo rằng khoa học sẽ hoàn toàn kiểm soát được nó? Khám phá ra gene là một chuyện; kiểm soát được gene lại là chuyện hoàn toàn khác. Một bài báo mới đây cho biết: 98% DNA của chúng ta là những mẩu… “junk” – những phần DNA trước đây ta tưởng là vô nghĩa (những mẩu “đầu thừa đuôi thẹo” đáng vứt đi), nhưng dưới ánh sáng của những khám phá mới nhất, hoá ra chúng đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, vai trò cụ thể của chúng là gì thì cho đến nay hầu như khoa học vẫn chưa biết. Có nghĩa là những gì đã biết về gene nói chung vẫn chỉ là một con số rất khiêm tốn: dưới 2% của chiếc thang xoắn DNA. Hơn thế nữa, sinh học di truyền cũng mới vỡ nhẽ ra rằng gene không tác động một cách đơn độc, mà chúng phối hợp với nhau theo những tổ hợp (combination) cực kỳ phức tạp, đồng thời được kích hoạt theo những cơ chế bật/tắt (thức/ngủ) rất bí ẩn. Nói cách khác, không phải cứ mỗi gene tương ứng với một đặc tính duy nhất. Từ đó suy ra rằng việc kiểm soát gene tội phạm không đơn giản như ta tưởng, nếu quả thật có gene đó.
● Nguy cơ phân biệt đối xử đối với “tội phạm bẩm sinh”:
Hãy nhớ lại chính sách đối xử tàn nhẫn của chủ nghĩa quốc xã Đức những năm 1930 đối với những người ốm yếu bệnh tật, đặc biệt những người có khuyết tật bẩm sinh, những người mắc bệnh tâm thần, … Họ bị nhà nước quốc xã tìm mọi cách để loại trừ ra khỏi xã hội Đức, nhằm đảm bảo sao cho dân tộc Đức trong tương lai bao gồm toàn những người khoẻ mạnh. Hơn ai hết, chủ nghĩa quốc xã là một xu hướng chính trị đi tiên phong trong việc áp dụng một cách máy móc Học thuyết Darwin vào xã hội loài người. Nhưng chua chát thay khi biết rằng khoa học đã vô tình làm kẻ dọn đường: Học thuyết Darwin trong sinh học đã được cải biên thành Học thuyết Darwin xã hội (Social Darwinism). Lịch sử ngày nay không quên phán xét chủ nghĩa quốc xã, nhưng ít khi phán xét Học thuyết Darwin xã hội, và càng không bao giờ phán xét những thiếu sót của Học thuyết Darwin, mặc dù ngay từ đầu thế kỷ 20, Lý Tôn Ngô ở Trung Hoa đã cực lực phê phán học thuyết này quá thiên lệch về đấu tranh sinh tồn mà bỏ qua một thực tế là sinh vật cũng đồng thời cộng sinh để tồn tại. Thời đại ngày nay khó có thể lặp lại một chủ nghĩa quái gở như chủ nghĩa quốc xã, nhưng cũng khó có thể đảm bảo cho những em bé có “gene tội phạm” không bị xã hội hắt hủi và đối xử tàn nhẫn, nếu quả thật có gene đó.
● Nguy cơ gene tội phạm bị lợi dụng cho mục đích xấu.
Có điều gì đảm bảo “gene tội phạm” không bị kẻ xấu lợi dụng để biến người thiện thành ác, kẻ ác càng ác hơn? Trong những năm qua và hiện nay, trên thế giới đã và đang có nhiều công trình nghiên cứu khoa học vi phạm đạo đức nghiêm trọng. Công nghệ tế bào gốc (stemcell technology), sinh sản vô tính (cloning), v.v. là những khu vực đang diễn ra nhiều nghiên cứu mờ ám nhất. Nếu tình trạng tha hoá đạo đức trong nghiên cứu khoa học không bị chặn đứng thì không có gì chắc chắn để đảm bảo rằng “gene tội phạm” sẽ không trở thành một loại vũ khí vi trùng đáng sợ nhất trong tương lai, nếu quả thật nó tồn tại.
Bất chấp những nguy cơ đe doạ xã hội nói trên, nhiều tổ chức nghiên cứu tội phạm học dưới góc độ sinh-học-xã-hội (bio-social criminology) vẫn tiêu hàng chục triệu USD cho việc tìm kiếm “gene tội phạm”. Kết quả chỉ để lại một ấn tượng xấu trong dư luận xã hội về tinh thần kỳ thị giai cấp, kỳ thị chủng tộc, đơn giản vì thành phần tội phạm đa số rơi vào người nghèo và các sắc dân đến những vùng nghèo khổ trên thế giới.
Vậy đã đến lúc phải khẳng định rằng việc thừa nhận học thuyết của Tuân tử – Hàn Phi về tính ác, hoặc thừa nhận học thuyết của Sigmund Freud về Eros và Thanatos, không có nghĩa là thừa nhận gene tội phạm. Chương trình tìm kiếm gene tội phạm là một sai lầm lớn của khoa học, xuất phát từ sai lầm trong nhận thức triết học.
Sai lầm về nhận thức:
Xét cho cùng thì niềm tin vào sự tồn tại của gene tội phạm xuất phát từ chỗ lẫn lộn khái niệm vật chất với khái niệm tinh thần – hai phạm trù cơ bản của triết học nhận thức.
Tinh thần là gì?
Câu hỏi này đến nay vẫn là một ẩn số vô cùng lớn. Mọi cố gắng giải thích bản chất của tinh thần vẫn luôn luôn vấp phải nghịch lý:
-Nếu tinh thần là sản phẩm hoạt động của bộ não thì nó phải là vật chất; nhưng thực tế cho thấy tinh thần không tuân thủ bất kỳ nguyên lý tương tác vật chất nào, vì thế nó không thể là vật chất.
-Nếu cố tình áp đặt bản chất vật chất cho tinh thần, thì chắc chắn đó phải là một dạng vật chất không thể giải thích được bằng những định luật của thế giới vật chất thông thường. Dù gọi tên dạng vật chất đó là gì, chẳng hạn “năng lượng tinh thần”, “ngoại cảm”, v.v. nhưng chắc chắn nó không tuân thủ những giải thích của khoa học, đơn giản vì khoa học chỉ là một ngôn ngữ mô tả thế giới vật chất thông thường như ta thấy. Ngôn ngữ đó sẽ trở nên vô nghĩa, thậm chí méo mó sai lệch, khi áp dụng cho một thế giới mà nó không thích hợp, tương tự như việc cố gắng dùng ngôn ngữ của thế giới xác định (thế giới vật lý thông thường) để mô tả thế giới bất định (thế giới hạ nguyên tử). Nhà bác học trứ danh Niels Bohr đã mô tả sự trớ trêu này bằng một câu ngắn gọn: “Tất cả chúng ta đều bị treo lơ lửng trong ngôn ngữ” (We are all suspended in language).
Do đó, ý tưởng dùng gene (một cấu trúc vật chất) để giải thích tội phạm (một hiện tượng tinh thần) trước hết chứng tỏ một nhận thức sai lầm về mặt triết học – lẫn lộn khái niệm vật chất với tinh thần.
Sinh học di truyền, dù đã và đang tạo ra những thành tựu vượt sức tưởng tượng, xét cho cùng vẫn chỉ là những quy luật tương tác sinh hoá của DNA, do đó chỉ có thể giải thích được những đặc điểm thuộc về thể chất sinh hoá của con người, không thể giải thích được những đặc điểm thuộc về tinh thần. Ngay cả những hiện tượng tinh thần được rất nhiều người tin là do gene quyết định, như năng khiếu âm nhạc, năng khiếu toán học, v.v. cũng gặp phải những nghịch lý không thể giải thích. Chẳng hạn, tại sao hậu duệ của những dòng họ lớn về âm nhạc như Bach, hay Strauss, đến nay không hề xuất hiện những thiên tài như cha ông thủa xưa. Con cháu của những thiên tài toán học như Archimedes, Karl Gauss, Henri Poincaré, v.v. là ai?
Có thể có một yếu tố thể chất bẩm sinh nào đó ảnh hưởng tới độ nhanh nhậy hoặc trì độn của con người. Cũng có thể có những gene liên quan tới tính nóng nẩy hoặc phản ứng chậm chạp. Nhưng không có liên hệ logic nào giữa những yếu tố thể chất bẩm sinh đó với hành vi tội phạm. Thực tế cho thấy có những em bé nghịch ngợm, phá phách, … lớn lên lại trở thành một người ngay ngắn, đứng đắn. Vì thế, việc xác định những “yếu tố thể chất có xu hướng dẫn tới tội phạm” là một sai lầm rất tệ hại của khoa học tội phạm hiện đại. Sai lầm này có ảnh hưởng rất tiêu cực, bởi nó sẽ làm lệch định hướng truy tìm nguồn gốc thực sự của tội phạm, giống như bác sĩ định hướng sai về nguyên nhân thực sự dẫn tới căn bệnh của bệnh nhân.
Kết:
Khái niệm “gene tội phạm” là một nhầm lẫn lớn của khoa học! Nhầm lẫn này xuất phát từ tinh thần sùng bái khoa học, coi khoa học như chúa tể của nhận thức và có thể giải thích được mọi hiện tượng. Tham vọng giải thích mọi hiện tượng bằng khoa học vật chất, xét cho cùng, chỉ là một biểu hiện của tư duy cơ giới máy móc, xuất phát từ những ấn tượng có sẵn, rồi cố khoác cho lý thuyết của mình chiếc áo khoa học.
Steve Jones, giáo sư di truyền học tại Đại học London, nói: “Hãy nhìn vào nước Úc. Nếu tồn tại gene tội phạm, thì máu của người Úc ngày nay sẽ chứa đầy gene này, vì chúng được truyền từ một số rất đông các tội phạm trong số các cha ông của họ. Nhưng, mặc dù mới đây xẩy ra bi kịch ở Tasmania, Úc vẫn là một xã hội đặc biệt an bình và trật tự”.
Người Việt Nam từ xa xưa đã nói: “Cha mẹ sinh con, Trời sinh tính”. Có nghĩa là “tính” không thể giải thích bằng được di truyền. Tội phạm là một vấn đề xã hội. Chỉ có thể chống tội phạm hữu hiệu bằng cách tạo ra một môi trường xã hội lành mạnh, đúng như Steve Jones nhấn mạnh: “Một từ ngữ bị hiểu sai nhiều nhất trong di truyền học là chữ ‘for’ (dành cho), như trong câu ‘gene dành cho một cái gì đó’. Chẳng có một gene dành cho bất cứ cái gì cả. Một gene chỉ là một chất hoá học mà bạn có thể nhỏ vào một ống nghiệm. Các gene chỉ biểu lộ tác động của chúng theo những tổ hợp riêng biệt, và quan trọng nhất là trong những môi trường riêng biệt. Đó là yếu tố cơ bản. Một khi được đặt vào trong một môi trường xã hội thích hợp thì gene mới làm công việc của nó. Nhưng trong khi bạn không thể dễ dàng thay đổi gene, bạn có thể thay đổi xã hội vào ngày mai”.
S.T

'Xã hội nguy cơ': sống trong sợ hãi

“Sài Gòn đang lún”, “Mekong sẽ chết”, “thảm hoạ bùn đỏ”, “lỗ tử thần”, “thực phẩm nhiễm độc”, “đạo đức xuống cấp”… Chúng ta đang bị bao vây bởi những nguy cơ rình rập.
Một “xã hội nguy cơ” đã có mặt ở một đất nước chưa hoàn thành công cuộc công nghiệp hoá, sớm hơn dự kiến và phân tích của nhiều nhà khoa học, tiêu biểu là Ulrich Beck (Xã hội nguy cơ. Trên đường đến một hiện đại khác, 1986).
Logic của sự “sản xuất nguy cơ”
Luận điểm chính yếu của Ulrich Beck là: chúng ta đang chứng kiến bước ngoặt của xã hội hiện đại, đi từ xã hội công nghiệp cổ điển chuyển sang hình thái mới: xã hội (công nghiệp) nguy cơ, giống như xã hội công nghiệp đã thế chỗ xã hội nông nghiệp trước đây để hình thành nền “hiện đại thứ nhất”. Nếu nền hiện đại thứ nhất tuân theo logic của việc sản xuất sự giàu có, thì nền hiện đại thứ hai tuân theo logic của sự sản xuất nguy cơ. Và, đi liền với nó là sự thay đổi từ logic của sự phân phối sự giàu có sang logic của sự phân phối nguy cơ.
Con người trước đây là nạn nhân của nền kinh tế khan hiếm và các nguy cơ chủ yếu đến từ các thảm hoạ tự nhiên. Con người hiện nay thường trở thành nạn nhân của những nguy cơ do chính con người gây ra. Xã hội nguy cơ do nhân tai dần thế chỗ cho xã hội bất trắc do thiên tai, và, ngay cả thiên tai cũng có phần đóng góp không nhỏ của con người.
Xã hội nguy cơ, theo cách gọi của nhà xã hội học Ulrich Beck, mang nhiều đặc điểm chưa từng có trước đây:
– Các bất trắc của xã hội tiền – hiện đại và những khuyết tật của xã hội công nghiệp cổ điển dễ được nhận diện và xử lý. Trái lại, các nguy cơ ngày nay không dễ dàng nhận diện, không lường trước được và ảnh hưởng lâu dài đến các thế hệ tương lai: phóng xạ, ô nhiễm nguồn nước, phá huỷ môi trường sống, biến đổi gen…
– Những đại nguy cơ do chính con người tạo ra, nhưng thủ phạm lại rất dễ trốn tránh trách nhiệm và xã hội không biết phải xử lý làm sao vì chúng không thể bù đắp được bằng tiền bạc và cũng không thể bảo hiểm. Nói khác đi, đó là một sự vô trách nhiệm có tổ chức!
– Trong xã hội công nghiệp cổ điển, tác động của nền kinh tế khan hiếm (bóc lột, nghèo đói, bất công…) được cảm nhận khác nhau tuỳ theo vị trí xã hội. Trong xã hội nguy cơ ngày nay, không còn ranh giới giai cấp: người giàu, kẻ mạnh cũng không thoát nạn. “Sự túng quẫn thì có tính đẳng cấp, còn sự ô nhiễm thì… dân chủ!”
– Các nguy cơ vượt ra khỏi ranh giới quốc gia. Xã hội nguy cơ trở thành xã hội nguy cơ toàn cầu (thảm hoạ bùn đỏ bôxít ở Hungary là ví dụ).
– Nói khác đi, sự mất an toàn sẽ thay chỗ cho sự khan hiếm. Cộng đồng nhu cầu trở thành cộng đồng lo âu. Ước mơ của xã hội phân chia giai cấp là ai ai cũng muốn và cần giành được một phần của chiếc bánh. Còn trong xã hội nguy cơ, ước mơ là làm sao cho mình tránh khỏi tai nạn và sự đầu độc.
Có lẽ cần phải bổ sung thêm rằng “hiệu ứng boomerang” (loại vũ khí khi ném đi sẽ quay ngược trở lại người ném theo kiểu gậy ông đập lưng ông) sẽ còn trầm trọng hơn ở các quốc gia đang phát triển, khi cơ chế phòng vệ còn yếu kém, các chính sách dễ dàng bị biến dạng và vô hiệu hoá bởi nạn tham nhũng và sự lũng đoạn của các nhóm lợi ích, cũng như việc vô tình hay cố ý biến mình thành bãi rác của các nước phát triển.
Một cách nhìn khác về tự nhiên
Ước mơ của xã hội phân chia giai cấp là ai ai cũng muốn và cần giành được một phần của chiếc bánh. Còn trong xã hội nguy cơ, ước mơ là làm sao cho mình tránh khỏi tai nạn và sự đầu độc.
Trong đà hưng phấn của quá trình công nghiệp hoá và trước các thành tựu rực rỡ của khoa học kỹ thuật, Auguste Comte (1798 – 1857), ông tổ của xã hội học, lạc quan tin rằng một thời đại mới đã đến: các nhà khoa học thay chỗ các giáo sĩ, nhà công nghiệp thay cho các chiến binh. Hoạt động chính yếu của con người không còn là gây chiến với nhau mà là “chiến đấu với tự nhiên để khai thác các nguồn tài nguyên tự nhiên một cách có hệ thống”. Comte không thấy có vấn đề gì cả trong việc con người cải biến tự nhiên, trái lại, còn than thở rằng “sức mạnh tác động trực tiếp của con người lên tự nhiên còn cực kỳ yếu ớt và hoàn toàn không tương xứng với những nhu cầu của chúng ta”. Herbert Spencer (1820 – 1903) và Ernst Haeckel (1834 – 1919, nhà tiến hoá luận duy vật và là tác giả của từ “sinh thái học”) nhìn tự nhiên và xã hội như những hệ thống tự điều chỉnh một cách cơ giới. Tư tưởng “sinh thái học tự điều chỉnh” rất mới mẻ nhưng lại mang tính cơ giới này đã ảnh hưởng lớn đến lý thuyết hệ thống trong thế kỷ 20, khi Niklas Luhmann (1927 – 1998) muốn tước bỏ hết mọi thứ “đạo đức học”, vì đạo đức học có nghĩa là con người hướng theo những thước đo nằm “bên ngoài hệ thống và chỉ dẫn đến sự bất quân bình”. Để tránh nguy cơ ấy cho hệ thống sinh thái và xã hội, ta chỉ còn cách hình thành những “tiểu hệ thống” nhỏ hơn, nhưng cũng có tính cách tự điều chỉnh.
Tuy nhiên, xã hội nguy cơ hiện nay đang đòi hỏi phải điều chỉnh lại cách nhìn khá máy móc ấy của lý thuyết hệ thống. Không phải ngẫu nhiên khi ngày càng nhiều người nhận ra rằng thiên nhiên – hiểu như môi trường sống của con người – là hoàn toàn khác với tự nhiên hiểu như là đối tượng của các ngành khoa học tự nhiên. Tiếp thu những trải nghiệm và nhận định của các nhà dân tộc học nổi tiếng như Mauss và Malinowski, ta nhớ rằng con người nguyên thuỷ ứng xử với tự nhiên theo nguyên tắc đền đáp: lấy và trả một cách sòng phẳng và ân cần. Theo cách hiểu ấy, giới tự nhiên là một phần của xã hội, hay nói như Marx, là “cơ thể vô cơ của con người”. Khi nguyên tắc đền đáp bị thay thế bằng nguyên tắc nhân quả và phép tính “chi phí – lợi ích” lạnh lùng, khi định luật tự nhiên bị tách rời khỏi quy phạm xã hội, thì tự nhiên và xã hội trở thành hai hệ thống biệt lập. Sự phân ly này sẽ dẫn đến thảm hoạ.
Tri thức trong xã hội nguy cơ
Khi nguồn nước bị ô nhiễm, người giàu có thể dễ dàng khắc phục bằng cách… uống nước đóng chai! Nhưng, theo Beck, vấn đề của xã hội nguy cơ là tri thức chứ không phải là sự giàu có. Đành rằng người giàu, khi lâm nguy, có phương tiện để tạm tránh được nguy cơ, nhưng khả năng lựa chọn ấy cũng không thể có khi không ý thức rằng nguy cơ đang hiện diện! Do đó, tri thức, sự phản tỉnh và sức mạnh đề kháng của công luận dựa trên thông tin minh bạch là liệu pháp cần thiết và hiệu quả nhất để đối phó với xã hội nguy cơ đang đe doạ sinh mệnh của mỗi người và mọi người.
BÙI VĂN NAM SƠN (SÀI GÒN TIẾP THỊ)

Xem phim bạo lực khiến trẻ em trở nên hung bạo

Kết quả nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu gia đình và trẻ em thuộc Trường đại học Macquarie cho biết, có sự liên hệ rõ ràng giữa thời gian trải qua việc xem phim bạo lực và cách cư xử hung hăng của trẻ.

Giám đốc trung tâm Wayne Warburton cho biết, những ảnh hưởng từ phim bạo lực với trẻ thể hiện ở tính hung hăng, căm ghét.
Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy, việc xem bạo lực kéo dài còn làm con người trơ lỳ với bạo lực. Nó bóp méo nhận thức của con người về thế giới thực tế và tạo ra những suy nghĩ gây hấn. Ở nhiều đứa trẻ, cảm giác về sự đau đớn giảm đi sau khi chúng xem phim có cảnh bạo lực, chém giết.
Ngược lại, theo chuyên gia, một số em khi tiếp xúc với nhiều hình ảnh bạo lực lại gây cho các em cảm giác thế giới không hề an toàn. Bất cứ khi nào ra đường cũng phải cảnh giác và những điều nho nhỏ cũng có thể là mối họa, vì thế cần phản ứng trước để phòng trừ. Cũng có thể vì thế mà nhiều vụ án mạng xảy ra đôi khi chỉ vì cảm giác bị “nhìn đều”.
Sự tác động của game bạo lực với trẻ cũng tương tự như phim bạo lực. Những trò chơi này phần lớn dạy người ta cách bắn, giết, cướp, đốt nhà, triệt hạ đối thủ. Người chơi được trải nghiệm cảm giác làm hại người khác, phá hủy đồ vật… và cả cảm giác về sự chiến thắng, mãn nguyện.
Cũng vì thế, theo các chuyên gia, cần có những biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu những ảnh hưởng của các phim hay game bạo lực.
Ngoài ra, cần có những chương trình đào tạo về giá trị sống cho trẻ và thanh thiếu niên, để chính các em là người quản lý mình trước khi người khác quản lý. Đồng thời, cần có những chương trình tư vấn hỗ trợ cho các bậc phụ huynh về cách ứng xử với con, về những tác động của xã hội đến sự phát triển của trẻ, để từ đó họ có thể giúp con vượt qua những cám dỗ của cuộc sống.
Ngăn chặn hành vi bạo lực ở trẻ
Trẻ còn nhỏ nhưng những biểu hiện dạng này sẽ gây nhiều nguy cơ kéo dài. Môi trường gia đình cũng có tác động như học đường; tạo điều kiện cho trẻ có được một hình ảnh tốt đẹp về bản thân là điều không thể thiếu trong quá trình hình thành nhân cách trẻ. Cha mẹ hãy giúp trẻ hiểu rằng, dù có lúc cha mẹ không thích một số hành vi của con, nhưng vẫn yêu con.
Càng từ tốn càng tốt và phải duy trì những giới hạn này một cách nhất quán. Mỗi trẻ cần có những cột mốc để định vị, cần biết đâu là giới hạn và cha mẹ chờ đợi nơi mình điều gì.
Hãy biểu lộ những tình cảm của cha mẹ và chỉ cho trẻ thấy rằng cha mẹ có thể giải quyết những xung đột một cách bình tĩnh, ôn hòa chứ không cần sử dụng bạo lực. Thực tế cho thấy những trẻ học được cách thể hiện, nói lên những cảm nghĩ trong gia đình rất ít có khuynh hướng và hành vi hung bạo.
Quan tâm về việc học hành, bạn bè, các sinh hoạt nhưng không nên tìm cách xâm phạm đến những “bí mật” riêng tư của trẻ. Khi nhận được phản ánh từ phía nhà trường, cha mẹ phải có ngay giải pháp. Nên trao đổi thẳng thắn hơn là cứ để xảy ra ngộ nhận (về lâu dài sẽ gây bất lợi cho trẻ). Sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình sẽ góp phần giúp cha mẹ gần gũi con cái hơn.
Tự đặt mình vào địa vị trẻ trong trường hợp xảy ra xung đột nghiêm trọng, thử tìm hiểu xem con bạn có thái độ đó là nhằm mục đích gì? Phải chăng nó muốn gây sự chú ý, quan tâm của cha mẹ, hay để không phải cố gắng làm một việc gì khác? Khi đã nắm bắt được điều trẻ muốn, có thể bạn sẽ giúp trẻ hiệu quả hơn. Quan trọng là cha mẹ phải thật bình tĩnh, cho dù đã trải qua một ngày làm việc mệt nhọc, căng thẳng.
Cho trẻ một số quyền tự do nhất định, chẳng hạn trong việc chọn lựa trang phục, hoặc quyết định về thời khóa biểu có thể tiếp bạn bè, làm bài tập... Cũng giống người lớn, trẻ cần cảm thấy mình có một vai trò quan trọng trong đời sống gia đình và có những quyết định của riêng mình.
Tạo điều kiện cho trẻ chơi một môn thể dục thể thao, qua đó rèn luyện và phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Đó là cách tốt nhất để trẻ có thể tiêu thụ hết năng lượng dư thừa. Nên ưu tiên chọn những môn thể thao có tính tập thể, đoàn kết hoặc môn võ cổ truyền như nhu đạo, vì nó có tính kỷ luật nghiêm ngặt, giúp trẻ biết tôn trọng người khác và nhất là biết tự chủ bản thân.
DIỆU LINH (VNMEDIA) / HEALTH

Giải mã chứng tâm thần của thiên tài thế giới

Các nghiên cứu của giới khoa học chỉ ra, nhóm chính khách và những nghệ sĩ thiên tài có tỉ lệ mắc bệnh về tâm thần cao hơn người thường. Thực tế lịch sử cho thấy, không ít thiên tài chói sáng trong lĩnh vực chính trị hoặc nghệ thuật đều là nạn nhân của các chứng bệnh này.
Abraham Lincoln: Trầm cảm

Abraham Lincoln được biết đến như một người hùng vĩ đại, giúp nước Mỹ thoát khỏi Nội chiến, lãnh đạo nhân dân khắc phục khó khăn, chấm dứt chế độ nô lệ…Vị cố Tổng thống này bị cho là mắc chứng trầm cảm nghiêm trọng.

Có quan điểm cho rằng, những thành viên trong gia tộc Lincoln, gồm cả cha mẹ ông cũng mang căn bệnh này. Do vậy, Abraham Lincoln có nhiều khả năng bị ảnh hưởng bởi tiền sử bệnh tật của gia tộc mình. Trong cuốn tự truyện của ông có đoạn: Lincoln là người bị trầm cảm nhất. Thực tế, đó là lời mô tả của bạn bè về ông. Năm 1838, vị cố Tổng thống này còn sáng tác một bài thơ có nhan đề: “The Suicide’s Soliloquy”.

Beethoven: Rối loạn lưỡng cực

Năm 1827, thiên tài âm nhạc Beethoven qua đời vì sưng phổi. Có dạo, ông mượn rượu để “gây tê” những đau đớn vì bệnh tật. Một trong những căn bệnh thần kinh mà “thánh nhạc” này mắc phải là rối loạn lưỡng cực với sự tái diễn luân phiên của trạng thái hưng cảm – trầm cảm.

Những người bạn thân thiết của ông đều biết rằng, Beethoven là người có tính cách bốc đồng, chỉ cần tâm trạng hưng phấn cao trào, ông có thể lập tức sáng tác.

Năm 1813, Beethoven rơi vào trạng thái trầm cảm nặng. Nhà thiên tài không màng tới chuyện ăn vận, chỉn chu bề ngoài, đôi khi còn nổi đóa giữa chốn đông người. Cũng trong giai đoạn này, ông không sáng tác thêm tác phẩm nào. Thậm chí, Beethoven từng viết thư cho người anh trai, thuật lại cuộc đời mình, trong thời điểm ấy, ông đang nghĩ tới chuyện tự sát.

Edvard Munc: Rối loạn hoảng sợ

Danh họa người Na Uy Edvard Munch đã trải qua cơn rối loạn hoảng sợ nổi tiếng trong lịch sử tại Olso vào tháng 1/1892. Trong nhật ký của mình, ông viết: Tối đó, ông đi qua một con đường nhỏ, cả thành phố bắt đầu chao nghiêng về một bên, treo lơ lửng ở đáy hẻm núi. Khi ấy, Edvard Munch cảm thấy vô cùng mệt mỏi và dường như đã phát bệnh. Vì vậy, ông dừng lại để quan sát kỹ hẻm núi, đột nhiên, mặt trời nhô lên, mây biến sắc đỏ lòm.Dường như danh họa nghe thấy một tiếng động rất lớn của tự nhiên.

Cơn hoảng loạn ấy ảnh hưởng sâu sắc đến Edvard Munch, khiến những năm tháng về sau, ông vẫn luôn nghĩ về nó.

Nếu danh họa người Na Uy không mắc chứng rối loạn hoảng sợ, gia tộc Munch cũng chẳng tới nỗi tan nát. Trong giai đoạn ông phát bệnh, người chị em ruột của ông cũng vì chứng tâm thần phân liệt mà phải vào viện tâm thần điều trị.

Michelangelo: Tự kỷ

Mọi người hẳn rất ấn tượng và hiếu kỳ với những tuyệt phẩm tranh tường trên vòm nhà nguyện Sistine của danh họa kiêm kiến trúc sư đại tài thời kỳ Phục Hưng Michelangelo. Nhưng khi liên hệ tiền sử bệnh tật của gia tộc, biểu hiện tính cách và năng khiếu sáng tác của ông, các chuyên gia phát hiện ra rằng, Michelangelo là một người mắc chứng tự kỷ.

Được biết, những thành viên nam trong gia đình ông đều có triệu chứng của căn bệnh này. Michelangelo hầu như không có bạn bè và gặp khó khăn trong việc giao tiếp hay xây dựng các mối quan hệ cộng đồng. Đến cả tang lễ của anh trai mình, ông cũng không tham dự. Những người cùng thời với ông từng cho rằng, nhà điêu khắc, họa sĩ kiêm nhà thơ nổi tiếng người Italy này luôn sống trong thế giới của riêng mình.

Charles Dickens: Trầm cảm

Ở tuổi 30, Charles Dickens đã trở thành một tác gia nổi tiếng không chỉ ở Anh mà trên toàn thế giới. Tuy nhiên, thời thơ ấu, ông từng phải làm lụng vất vả trong một nhà xưởng chế tạo xi đánh giày. Sau khi cha bị bỏ tù, Charles Dickens phải tự mình bươn chải kiếm sống.

Bắt đầu vùi mình vào việc sáng tác một cuốn tiểu thuyết mới, ông thường trở nên trầm lặng, lạnh lùng, không quan tâm tới thế giới bên ngoài. Nhưng khi tác phẩm hoàn thành, tâm trạng của Dickens cũng dần khôi phục lại trạng thái bình thường. Tuổi càng cao, chứng trầm cảm của tiểu thuyết gia càng trở nên trầm trọng. Cuối cùng, ông từ bỏ mẹ, vợ và các con để chạy theo tiếng gọi của ái tình, sống cùng một nữ diễn viên 18 tuổi.

Charles Darwin: Chứng sợ khoảng rộng

Cha đẻ của Thuyết tiến hóa thường xuyên gặp phải những triệu chứng sinh lý kỳ lạ như: run rẩy, co rúm người, buồn nôn, thậm chí khóc rưng rức, ảo giác.

Chứng bệnh tâm lý có tên gọi là sợ khoảng rộng - Agoraphobia ấy đã dày vò ông suốt nhiều năm. Vì mang nỗi sợ hãi với mọi người và mọi thứ xung quanh, ông thậm chí rất hiếm khi trò chuyện với người thân của mình. Darwin từng viết rằng: “Hằng ngày có thể trông thấy người thân bạn bè, nhưng tôi không có cách gì giao lưu với họ”.

Winston Churchill: Chứng rối loạn lưỡng cực

Khi dốc tâm dốc sức cho đại sự quốc gia, cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill cũng gặp những rắc rối về vấn đề tâm thần. Ông từng than phiền với những người bạn của mình, rằng, chứng “black dog”, một chứng bệnh buồn chán luôn gây phiền toái cho ông. Thậm chí, cựu Thủ tướng từng có ý định tự sát ngay trong tòa nhà Quốc hội.

Churchill chia sẻ với bác sĩ, rằng ông buộc phải cẩn thận hơn khi đứng đợi tàu tại sân ga. Ông không thích đứng đợi những chuyến xe lửa gào rú từ xa đến, cũng không thích tựa vào tàu nhìn xuống làn nước biển cuồn cuộn. Căn bệnh kỳ quái này đã bám riết ông suốt cả cuộc đời. Tuy nhiên, tâm trạng của Churchill cũng lên xuống thất thường. Khi hưng phấn cao độ, ông có thể hoàn thành những tác phẩm giá trị của mình.

Vaslav Nijinsky: Tâm thần phân liệt

Đầu thế kỷ 20, Vaslav Nijinsky đã vô cùng chói sáng trong vai trò là một diễn viên múa. Trong thời ấy, nam nghệ sĩ múa ballet như Vaslav Nijinsky không có nhiều. Những tiết mục biểu diễn của ông được khán giả tán dương nhiệt liệt. Cũng chính ông đã góp phần lan tỏa sức hấp dẫn của nghệ thuật múa ballet trên nhiều châu lục.

Nhưng sự nghiệp của người nghệ sĩ tài năng đã sớm kết thúc khi chưa đầy 30 tuổi. Chứng tâm thần phân liệt xuất hiện từ năm 26 tuổi đã bắt đầu ảnh hưởng tới cuộc sống và công việc của Vaslav Nijinsky. Những năm tháng về sau, ông luôn phải điều trị tại bệnh viện tâm thần.

Kurt Godel: Hoang tưởng bị hại

Kurt Godel là nhà logic học, toán học cùng thời với Einstein. Ông được đánh giá là một thiên tài vĩ đại với những cống hiến to lớn cho nhân loại. Định lý về Không Đầy Đủ (Incompleteness Theorem) của Godel từng gây chấn động giới toán học, triết học.

Những năm cuối đời, Kurt Godel mắc phải chứng hoang tưởng bị hại, luôn có cảm giác lo lắng sợ hãi người khác sẽ hạ độc mình. Vì vậy, thiên tài này chỉ ăn những gì vợ mình làm hoặc nấu. Với ông, bà là người đáng tin cậy nhất. Thậm chí, mỗi lần ăn uống, vợ ông đều phải nếm trước. Kết quả là khi bà nằm viện, Godel không chịu ăn uống gì rồi qua đời vì đói lả.

Lev Tolstoy: Chứng trầm cảm

Xuất thân trong một gia đình quý tộc, Lev Tolstoy trở thành tiểu thuyết gia nổi tiếng không chỉ ở Nga mà trên khắp thế giới. Tuyệt phẩm: “Chiến tranh và hòa bình” của ông có sức lan tỏa mạnh mẽ trên toàn cầu. Nhưng tới tuổi trung niên, Lev Tolstoy lại bị dày vò bởi chứng trầm cảm.

Tính tình thay đổi, ông mất hết niềm tin vào mọi thứ xung quanh. Thậm chí, Lev Tolstoy thường xuyên sống khép kín, vứt bỏ mọi thân phận mình có được lẫn niềm tin tín ngưỡng. Thiên tài này còn cho rằng, “nghệ thuật chẳng những vô ích mà còn gây hại cho con người”.

Isaac Newton: Đủ thứ bệnh

Là một nhà khoa học vĩ đại, Isaac Newton cũng được xem là người phải chịu vô vàn thiệt thòi vì bệnh tật. Ông không chỉ mắc một hai căn bệnh mà dường như “dính dáng” tới đủ chứng bệnh về tâm thần, các chuyên gia lịch sử, y học nhận định.

Tâm trạng của thiên tài này có thể thay đổi nhanh chóng, từ trạng thái hưng phấn sang trầm cảm, vì vậy, có khả năng ông bị rối loạn lưỡng cực.

Những bức thư của ông với nội dung đầy hoang tưởng, điên cuồng cũng là bằng chứng cho thấy, Newton mắc cả chứng tâm thần phân liệt. Ông còn có khả năng bị trầm cảm, tự kỷ…Nhưng dù nhà khoa học mắc bao nhiêu căn bệnh, thì sự thực vẫn cho thấy, ông đã làm việc và cống hiến hết mình cho sự phát triển của nhân loại.

MINH HẠNH (KIẾN THỨC) / ATLANTIC MONTHLY