Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014
10 điều thú vị về những giấc mơ
23:18
Hoàng Phong Nhã
No comments
Tất cả mọi
người đều nằm mơ khi ngủ. Giấc mơ không chỉ là những hình ảnh ngẫu
nhiên, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với thực tại và đôi khi chính là
thông điệp của tiềm thức. Người mù mơ như thế nào, giấc mơ có ích lợi
gì, nam/nữ có nằm mơ giống nhau hay không...? Hãy cùng tìm hiểu một số
điều thú vị về giấc mơ nhé.
10. Người mù cũng nằm mơ.
Giấc mơ của người mù
phụ thuộc vào việc họ mất thị giác từ khi nào. Những người lớn lên mới
bị mù có thể thấy hình ảnh trong giấc mơ. Người mù bẩm sinh không nhìn
thấy gì, nhưng giấc mơ của họ lại bao gồm nhiều cảm giác khác như âm
thanh, mùi vị và cảm xúc. Thật khó tưởng tượng nhưng giấc mơ của họ cũng
sống động và chân thực y như người mắt sáng vậy.
9. Chúng ta quên hết 90% những điều đã thấy trong mơ.
Trong vòng 5 phút sau
khi thức dậy, một nửa giấc mơ đã bị quên lãng. Sau 10 phút bạn sẽ chỉ
còn nhớ 10% những gì mình thấy trong mơ. Tất nhiên, 10% này đôi khi cũng
tạo nên những điều kì diệu.
Chuyện kể rằng nhà thơ
nổi tiếng Samuel Taylor Coleridge tỉnh dậy vào sáng sớm sau một giấc mơ
tuyệt đẹp. Ông lập tức cầm giấy bút và viết bài thơ Kubla Khan tả lại
giấc mơ của mình. Được 54 dòng thì có khách đến thăm, sau đó ông quên
hết những gì định viết. Bài thơ dang dở sau này trở thành một trong
những tác phẩm nổi tiếng nhất của văn học Anh.
Tương tự, nhân vật Frankenstein của nhà văn Mary Shelley cũng là kết quả nảy sinh trong một giấc mơ.
8. Mọi người đều nằm mơ.
Tất cả chúng ta đều mơ
(ngoại trừ những trường hợp rối loạn tâm thần trầm trọng), nhưng đàn
ông và phụ nữ có nhiều đặc điểm giấc mơ khác nhau.
Theo thống kê của các
nhà khoa học, đàn ông thường mơ thấy những người đàn ông khác (thật
vậy!), trong khi phụ nữ nằm mơ thấy người thuộc cả 2 giới tính.
Thêm vào đó mọi người
đều gặp phản ứng “kích thích” trong một số giấc mơ của mình (ngay cả khi
giấc mơ đó không liên quan gì tới tình dục). Phụ nữ sẽ tăng lưu lượng
máu ở cơ quan sinh dục còn đàn ông có thể cương cứng.
7. Giấc mơ có tác dụng chống trầm cảm.
Nhiều nghiên cứu gần
đây đã được tiến hành trên các nhóm học sinh để xác định vai trò của
giấc mơ. Những học sinh này vẫn được ngủ đủ 8 tiếng nhưng luôn bị đánh
thức khi họ bắt đầu mơ.
Thông tin thêm: giấc
ngủ của con người bao gồm 4 giai đoạn, tương ứng với các trạng thái hoạt
động khác nhau của não bộ và cơ thể. Giấc mơ chủ yếu xảy ra ở giai đoạn
REM Sleep (rapid-eye-movement sleep). REM Sleep chiếm khoảng 90-120
phút một đêm và thường diễn ra khi trời gần sáng.
Kết quả: tất cả đều có
triệu chứng cáu gắt, khó tập trung, ảo giác và rối loạn tâm lý chỉ sau 3
ngày. Ngay khi được quay lại với giấc ngủ bình thường, người ta thấy
rằng giai đoạn REM Sleep của họ kéo dài hơn (để bù đắp lại phần thiếu)
và những triệu chứng rối loạn cũng kết thúc.
6. Chúng ta chỉ mơ thấy những gì mình biết.
Trong giấc mơ, đôi khi
chúng ta thấy những người lạ mặt. Họ đóng một vai trò nào đó – dù to,
dù nhỏ - cho tới khi chúng ta thức giấc. Nhưng bạn có biết rằng khuôn
mặt của họ cũng tồn tại trong đời thực?
Não bộ của bạn không
hề vẽ ra những khuôn mặt tưởng tượng. Nó ghi nhớ mọi gương mặt mà bạn đã
thấy, kể cả những người chỉ nhìn thoáng qua hoặc không hề quen biết.
Người bán xăng bên vỉa hè rất có thể sẽ trở thành sát thủ máu lạnh trong
một giấc mơ nào đó. Bạn thậm chí chẳng nhớ hết hàng trăm nghìn gương
mặt trong cuộc đời mình, nhưng đó chính là nguồn cung cấp nhân vật cho
giấc mơ của bạn.
5. Không phải giấc mơ nào cũng có màu sắc.
12% những người có thị lực bình thường nằm mơ toàn cảnh đen trắng. Số còn lại mơ thấy đầy đủ màu sắc.
Người ta cũng nhận
thấy giấc mơ chủ yếu xoay quanh một số đề tài quen thuộc: trường học, bị
rượt đuổi, chạy chậm/chạy tại chỗ, tình dục, cảm giác rơi ngã, bay, thi
trượt, đến muộn, người thân quen chết (nhưng vẫn sống trong đời thực),
rụng răng, tai nạn xe cộ... Tuy nhiên vẫn chưa xác định được màu sắc có
ảnh hưởng như thế nào đến cảm xúc trong mơ.
4. Giấc mơ thường mang nhiều ý nghĩa ẩn dụ.
Nếu bạn nằm mơ thấy
người thân qua đời, rất có thể người đó sẽ sống khỏe mạnh thêm vài chục
năm nữa. Giấc mơ giao tiếp với chúng ta bằng một thứ ngôn ngữ ẩn dụ khó
đoán. Tiềm thức con người sử dụng các hình ảnh khác nhau để truyền thông
điệp – tương tự như việc bói bài hoặc làm thơ.
Hãy nhớ rằng, mọi
khung cảnh bạn thấy trong mơ thường mang nhiều ý nghĩa sâu xa khác. Còn
cụ thể thế nào thì lại là công việc của những cuốn sách “Giải mã giấc
mơ”.
3. Người cai thuốc lá thường có giấc mơ sống động hơn.
Những người cai nghiện
sau một thời gian dài hút thuốc cho biết giấc mơ của họ thường trở nên
sống động hơn. 33% thường mơ thấy việc hút thuốc, trong giấc mơ họ cảm
thấy sợ hãi và áy náy.
Giấc mơ liên quan tới
thuốc lá thường là hậu quả của việc cai nghiện, vì 97% số người cho biết
họ chưa từng nằm mơ như vậy khi còn hút thuốc. Những giấc mơ này vô
cùng sống động và được ghi nhận như một triệu chứng thông thường sau khi
cai thuốc.
2. Tác nhân bên ngoài cũng ảnh hưởng đến giấc mơ.
Trong nhiều trường
hợp, âm thanh bạn nghe thấy khi ngủ có thể “chui vào” giấc mơ và đóng
một vai trò nào đó. Hiện tượng này được gọi là Dream Incorporation (sát
nhập với giấc mơ).
Một ví dụ nữa: bạn có
thể mơ thấy mình đang khát nước, xung quanh có sông/hồ nhưng uống bao
nhiêu cũng không hết khát. Đó là vì bạn đang khát trong thực tế, não bộ
ghi nhận cảm giác này và sát nhập nó vào giấc mơ. Đến lúc bạn tỉnh dậy
và uống một cốc nước thật thì vòng lặp khát/uống cũng sẽ chấm dứt.
1. Cơ thể bạn tê liệt khi nằm mơ.
Đây là một hoạt động
của cơ thể nhằm ngăn chặn việc cử động trong giấc mơ (hãy tưởng tượng
bạn nằm mơ thấy mình đang đánh nhau, cơ thể bạn trong thực tế cũng đánh
đấm như vậy thì nguy hiểm cho người bên cạnh lắm !!!).
Bước vào giai đoạn REM
Sleep, khi các tuyến tiết ra hormone kích thích giấc mơ thì não bộ cũng
truyền tín hiệu đến dây thần kinh tủy sống. Điều này giúp cơ thể bạn
bắt đầu thư giãn và dần dần tê liệt toàn bộ.
Đây cũng là một trong
những nguyên nhân lý giải hiện tượng bóng đè. Khi giấc ngủ bị ngắt quãng
đột ngột (hoặc rối loạn cơ chế), bạn hoàn toàn tỉnh giấc nhưng cơ thể
thì vẫn trong trạng thái tê liệt. Các triệu chứng đi kèm bao gồm khó
thở, ảo giác hoặc cảm giác rơi ngã. Một lúc sau khi cơ thể đã được điều
tiết hợp lý, bạn lại trở về trạng thái bình thường.
Bóng đè có thể gây cảm
giác sợ hãi (nhất là cho những người yếu bóng vía), nhưng thực chất nó
rất phổ biến và không gây hại gì khác cho cơ thể.
0. Vài thực tế thú vị khác:
- Người ta chỉ ngáy khi không nằm mơ.
- Trẻ em thường bắt
đầu mơ thấy chính mình khi chúng được 3 tuổi. Chúng cũng gặp nhiều ác
mộng hơn người lớn cho tới tận 7-8 tuổi.
- Nếu bị đánh thức trong giai đoạn REM Sleep, bạn sẽ nhớ được giấc mơ một cách rõ ràng hơn.
- Trung bình một người có khoảng 4 đến 7 giấc mơ mỗi đêm.
- Hơn 30% dân số đã từng trải nghiệm hiện tượng mơ thấy tương lai.
- Nhiều người có khả
năng nhận biết và điều khiển giấc mơ của mình (hãy nghĩ đến bộ phim
Inception). Hiện tượng này khá phổ biến và được biết đến với tên gọi
“Lucid Dreaming”.
- Động vật cũng nằm mơ.
Theo GENK / ODDEE.COM
0 nhận xét:
Đăng nhận xét