Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

Giải mã chứng tâm thần của thiên tài thế giới

Các nghiên cứu của giới khoa học chỉ ra, nhóm chính khách và những nghệ sĩ thiên tài có tỉ lệ mắc bệnh về tâm thần cao hơn người thường. Thực tế lịch sử cho thấy, không ít thiên tài chói sáng trong lĩnh vực chính trị hoặc nghệ thuật đều là nạn nhân của các chứng bệnh này.
Abraham Lincoln: Trầm cảm

Abraham Lincoln được biết đến như một người hùng vĩ đại, giúp nước Mỹ thoát khỏi Nội chiến, lãnh đạo nhân dân khắc phục khó khăn, chấm dứt chế độ nô lệ…Vị cố Tổng thống này bị cho là mắc chứng trầm cảm nghiêm trọng.

Có quan điểm cho rằng, những thành viên trong gia tộc Lincoln, gồm cả cha mẹ ông cũng mang căn bệnh này. Do vậy, Abraham Lincoln có nhiều khả năng bị ảnh hưởng bởi tiền sử bệnh tật của gia tộc mình. Trong cuốn tự truyện của ông có đoạn: Lincoln là người bị trầm cảm nhất. Thực tế, đó là lời mô tả của bạn bè về ông. Năm 1838, vị cố Tổng thống này còn sáng tác một bài thơ có nhan đề: “The Suicide’s Soliloquy”.

Beethoven: Rối loạn lưỡng cực

Năm 1827, thiên tài âm nhạc Beethoven qua đời vì sưng phổi. Có dạo, ông mượn rượu để “gây tê” những đau đớn vì bệnh tật. Một trong những căn bệnh thần kinh mà “thánh nhạc” này mắc phải là rối loạn lưỡng cực với sự tái diễn luân phiên của trạng thái hưng cảm – trầm cảm.

Những người bạn thân thiết của ông đều biết rằng, Beethoven là người có tính cách bốc đồng, chỉ cần tâm trạng hưng phấn cao trào, ông có thể lập tức sáng tác.

Năm 1813, Beethoven rơi vào trạng thái trầm cảm nặng. Nhà thiên tài không màng tới chuyện ăn vận, chỉn chu bề ngoài, đôi khi còn nổi đóa giữa chốn đông người. Cũng trong giai đoạn này, ông không sáng tác thêm tác phẩm nào. Thậm chí, Beethoven từng viết thư cho người anh trai, thuật lại cuộc đời mình, trong thời điểm ấy, ông đang nghĩ tới chuyện tự sát.

Edvard Munc: Rối loạn hoảng sợ

Danh họa người Na Uy Edvard Munch đã trải qua cơn rối loạn hoảng sợ nổi tiếng trong lịch sử tại Olso vào tháng 1/1892. Trong nhật ký của mình, ông viết: Tối đó, ông đi qua một con đường nhỏ, cả thành phố bắt đầu chao nghiêng về một bên, treo lơ lửng ở đáy hẻm núi. Khi ấy, Edvard Munch cảm thấy vô cùng mệt mỏi và dường như đã phát bệnh. Vì vậy, ông dừng lại để quan sát kỹ hẻm núi, đột nhiên, mặt trời nhô lên, mây biến sắc đỏ lòm.Dường như danh họa nghe thấy một tiếng động rất lớn của tự nhiên.

Cơn hoảng loạn ấy ảnh hưởng sâu sắc đến Edvard Munch, khiến những năm tháng về sau, ông vẫn luôn nghĩ về nó.

Nếu danh họa người Na Uy không mắc chứng rối loạn hoảng sợ, gia tộc Munch cũng chẳng tới nỗi tan nát. Trong giai đoạn ông phát bệnh, người chị em ruột của ông cũng vì chứng tâm thần phân liệt mà phải vào viện tâm thần điều trị.

Michelangelo: Tự kỷ

Mọi người hẳn rất ấn tượng và hiếu kỳ với những tuyệt phẩm tranh tường trên vòm nhà nguyện Sistine của danh họa kiêm kiến trúc sư đại tài thời kỳ Phục Hưng Michelangelo. Nhưng khi liên hệ tiền sử bệnh tật của gia tộc, biểu hiện tính cách và năng khiếu sáng tác của ông, các chuyên gia phát hiện ra rằng, Michelangelo là một người mắc chứng tự kỷ.

Được biết, những thành viên nam trong gia đình ông đều có triệu chứng của căn bệnh này. Michelangelo hầu như không có bạn bè và gặp khó khăn trong việc giao tiếp hay xây dựng các mối quan hệ cộng đồng. Đến cả tang lễ của anh trai mình, ông cũng không tham dự. Những người cùng thời với ông từng cho rằng, nhà điêu khắc, họa sĩ kiêm nhà thơ nổi tiếng người Italy này luôn sống trong thế giới của riêng mình.

Charles Dickens: Trầm cảm

Ở tuổi 30, Charles Dickens đã trở thành một tác gia nổi tiếng không chỉ ở Anh mà trên toàn thế giới. Tuy nhiên, thời thơ ấu, ông từng phải làm lụng vất vả trong một nhà xưởng chế tạo xi đánh giày. Sau khi cha bị bỏ tù, Charles Dickens phải tự mình bươn chải kiếm sống.

Bắt đầu vùi mình vào việc sáng tác một cuốn tiểu thuyết mới, ông thường trở nên trầm lặng, lạnh lùng, không quan tâm tới thế giới bên ngoài. Nhưng khi tác phẩm hoàn thành, tâm trạng của Dickens cũng dần khôi phục lại trạng thái bình thường. Tuổi càng cao, chứng trầm cảm của tiểu thuyết gia càng trở nên trầm trọng. Cuối cùng, ông từ bỏ mẹ, vợ và các con để chạy theo tiếng gọi của ái tình, sống cùng một nữ diễn viên 18 tuổi.

Charles Darwin: Chứng sợ khoảng rộng

Cha đẻ của Thuyết tiến hóa thường xuyên gặp phải những triệu chứng sinh lý kỳ lạ như: run rẩy, co rúm người, buồn nôn, thậm chí khóc rưng rức, ảo giác.

Chứng bệnh tâm lý có tên gọi là sợ khoảng rộng - Agoraphobia ấy đã dày vò ông suốt nhiều năm. Vì mang nỗi sợ hãi với mọi người và mọi thứ xung quanh, ông thậm chí rất hiếm khi trò chuyện với người thân của mình. Darwin từng viết rằng: “Hằng ngày có thể trông thấy người thân bạn bè, nhưng tôi không có cách gì giao lưu với họ”.

Winston Churchill: Chứng rối loạn lưỡng cực

Khi dốc tâm dốc sức cho đại sự quốc gia, cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill cũng gặp những rắc rối về vấn đề tâm thần. Ông từng than phiền với những người bạn của mình, rằng, chứng “black dog”, một chứng bệnh buồn chán luôn gây phiền toái cho ông. Thậm chí, cựu Thủ tướng từng có ý định tự sát ngay trong tòa nhà Quốc hội.

Churchill chia sẻ với bác sĩ, rằng ông buộc phải cẩn thận hơn khi đứng đợi tàu tại sân ga. Ông không thích đứng đợi những chuyến xe lửa gào rú từ xa đến, cũng không thích tựa vào tàu nhìn xuống làn nước biển cuồn cuộn. Căn bệnh kỳ quái này đã bám riết ông suốt cả cuộc đời. Tuy nhiên, tâm trạng của Churchill cũng lên xuống thất thường. Khi hưng phấn cao độ, ông có thể hoàn thành những tác phẩm giá trị của mình.

Vaslav Nijinsky: Tâm thần phân liệt

Đầu thế kỷ 20, Vaslav Nijinsky đã vô cùng chói sáng trong vai trò là một diễn viên múa. Trong thời ấy, nam nghệ sĩ múa ballet như Vaslav Nijinsky không có nhiều. Những tiết mục biểu diễn của ông được khán giả tán dương nhiệt liệt. Cũng chính ông đã góp phần lan tỏa sức hấp dẫn của nghệ thuật múa ballet trên nhiều châu lục.

Nhưng sự nghiệp của người nghệ sĩ tài năng đã sớm kết thúc khi chưa đầy 30 tuổi. Chứng tâm thần phân liệt xuất hiện từ năm 26 tuổi đã bắt đầu ảnh hưởng tới cuộc sống và công việc của Vaslav Nijinsky. Những năm tháng về sau, ông luôn phải điều trị tại bệnh viện tâm thần.

Kurt Godel: Hoang tưởng bị hại

Kurt Godel là nhà logic học, toán học cùng thời với Einstein. Ông được đánh giá là một thiên tài vĩ đại với những cống hiến to lớn cho nhân loại. Định lý về Không Đầy Đủ (Incompleteness Theorem) của Godel từng gây chấn động giới toán học, triết học.

Những năm cuối đời, Kurt Godel mắc phải chứng hoang tưởng bị hại, luôn có cảm giác lo lắng sợ hãi người khác sẽ hạ độc mình. Vì vậy, thiên tài này chỉ ăn những gì vợ mình làm hoặc nấu. Với ông, bà là người đáng tin cậy nhất. Thậm chí, mỗi lần ăn uống, vợ ông đều phải nếm trước. Kết quả là khi bà nằm viện, Godel không chịu ăn uống gì rồi qua đời vì đói lả.

Lev Tolstoy: Chứng trầm cảm

Xuất thân trong một gia đình quý tộc, Lev Tolstoy trở thành tiểu thuyết gia nổi tiếng không chỉ ở Nga mà trên khắp thế giới. Tuyệt phẩm: “Chiến tranh và hòa bình” của ông có sức lan tỏa mạnh mẽ trên toàn cầu. Nhưng tới tuổi trung niên, Lev Tolstoy lại bị dày vò bởi chứng trầm cảm.

Tính tình thay đổi, ông mất hết niềm tin vào mọi thứ xung quanh. Thậm chí, Lev Tolstoy thường xuyên sống khép kín, vứt bỏ mọi thân phận mình có được lẫn niềm tin tín ngưỡng. Thiên tài này còn cho rằng, “nghệ thuật chẳng những vô ích mà còn gây hại cho con người”.

Isaac Newton: Đủ thứ bệnh

Là một nhà khoa học vĩ đại, Isaac Newton cũng được xem là người phải chịu vô vàn thiệt thòi vì bệnh tật. Ông không chỉ mắc một hai căn bệnh mà dường như “dính dáng” tới đủ chứng bệnh về tâm thần, các chuyên gia lịch sử, y học nhận định.

Tâm trạng của thiên tài này có thể thay đổi nhanh chóng, từ trạng thái hưng phấn sang trầm cảm, vì vậy, có khả năng ông bị rối loạn lưỡng cực.

Những bức thư của ông với nội dung đầy hoang tưởng, điên cuồng cũng là bằng chứng cho thấy, Newton mắc cả chứng tâm thần phân liệt. Ông còn có khả năng bị trầm cảm, tự kỷ…Nhưng dù nhà khoa học mắc bao nhiêu căn bệnh, thì sự thực vẫn cho thấy, ông đã làm việc và cống hiến hết mình cho sự phát triển của nhân loại.

MINH HẠNH (KIẾN THỨC) / ATLANTIC MONTHLY

0 nhận xét:

Đăng nhận xét