TRẦN VĂN KHA
LGT - Bài viết dưới đây là của Cụ Trần Văn
Kha, 92 tuổi, một thân hữu kỳ cựu của Giao
Điểm, và hiện đã về dưỡng già tại Việt Nam
sau hơn 30 năm sống trên đất Mỹ. Vốn là một
sĩ quan cao cấp của quân đội VNCH cũ, Cụ còn
là tác giả của nhiều tác phẩm nghiên cứu nổi
tiếng tại hải ngoại trong các lãnh vực tôn
giáo, chính trị và Yoga.
Nội dung bài viết là những ghi nhận tuy tản
mạn nhưng đan kết chặt chẻ thành một triết
lý về cuộc đời qua những chứng thực mà tác
giả đã kinh qua và nghiệm lại.
Khởi đi từ Hà Nội thuở thơ ấu, rồi lớn lên
theo những chấn động to lớn của lịch sử thế
giới và nước ta, bây giờ đến tuổi “lão giả
an chi” trở về quê cũ, tác giả đã đúc kết và
trao gửi cho người đọc những lời dặn dò quý
giá.
Ta cũng bắt gặp được vết chân của ngài luận
sư Long Thọ, nhà sư Matthieu Ricard, GS
Trịnh Xuân Thuận, vật lý gia Igor Bogdanoff
in dấu thong dong trên các con chữ của tác
giả về Không-Thời gian, về hai bờ Sinh Tử …
để chấm dứt bằng một lời nhắn nhủ ân tình:
“Như thế thì muốn sống một cuộc đời sao cho
có ý nghĩa, tương đối ít khổ đau, chúng ta
cần phải biết nhìn xa, gây nhân tốt ngay từ
bây giờ. Nếu chúng ta nghĩ thế và làm thế,
chúng ta sẽ có một gia đình hạnh phúc, một
xã hội yên ổn và Một Thế Giới Hòa Bình”.
Chúng tôi xin cảm ơn tác giả đã gửi riêng
bài viết nầy cho Giao Điểm và trân trọng
giới thiệu cùng độc giả. GĐ
|
* * *
ôi
sinh đầu năm 1921, ngày 21 tháng 2, tính đến tháng 10,
năm 2012, là trên 91 năm. Trong thời gian dài đó, tôi đã
nhận thấy những đổi thay lớn lao trên thế giới, ở nước
ta, và
cá
nhân tôi.
1.- Trên thế giới.
Trận chiến tranh thế giới thứ II bắt đầu ngày 1 Tháng 9,
1939 khi Đức xâm lăng Ba-Lan. Rồi đến ngày 10 Tháng 5
năm sau, với chiến tranh chớp nhoáng (Blitzkrieg), họ
tấn công các nước Bỉ, Hòa Lan, Luxembourg và Pháp. Pháp
đã tốn nhiều tiền của xây dựng chiến lũy Maginot, nhưng
chiến lũy không hề được sử dụng. Đức đã cho chiến xa
băng qua khu rừng Ardennes mà Pháp nghĩ rằng chiến xa
không băng qua được, nên để bỏ ngỏ. Còn ở chiến lũy
Maginot thì tất cả súng đại bác, liên thanh, đều chĩa
sang phía Đức, nhưng Đức không tấn công thẳng vào chiến
lũy, mà cho nhảy dù nhảy xuống phía sau. Các súng của
Pháp không sử dụng được.
Pháp đầu hàng Đức ngày 22 Tháng 6, 1940, chưa đầy 2
tháng sau khi Đức bắt đầu tấn công ngày 10 Tháng 5. Pháp
đã thua trận mau chóng vì đã suy nghĩ sai.
Chiến tranh thế giới thứ II chấm dứt ngày 8 Tháng 5,
1945 khi Đức đầu hàng Đống Minh vô điều kiện. Với sự đầu
hàng của Đức, người ta đã tưởng Đồng Minh thắng. Nhưng
thực tế cho thấy không có ai thắng cả. Tất cả đều thua.
Trận chiến tranh ấy đã gây ra không biết bao nhiêu tang
tóc, đã làm cho khoảng từ 50 đến 70 triệu người chết,
nhiều thành phố bị phá hủy.
Ở Á Đông, Nhật đã xâm lăng Triều Tiên và chiếm đất nước
này 35 năm từ 1910 cho đến 1945. Sau đó thì xâm lăng
Trung Quốc vào tháng 7/1937.
Chiến tranh với Trung Quốc kéo dài, vỉ được Anh và Mỹ
viện trợ bằng tầu biển ở hải cảng Hải Phòng, rồi dùng xe
lửa chở về Trung Quốc qua Lạng Sơn. Nhật làm áp lực với
Pháp đòi đóng quân ở Việt Nam, nhưng cuộc điều đình kéo
dài, nên đến ngày 23 Tháng
9/1940, Sư Đoàn 5 dưới sự chỉ huy của Thượng
Tướng Akihito Nakamura, từ
Longzhou ở bên Tầu phía bắc Lạng Sơn mở đầu cuộc
tấn công vào Lạng Sơn. Binh sĩ thuộc địa và lính Lê
Dương Pháp cầm cự được một ngày. Sang đến ngày hôm sau,
24 Tháng 9/1940, thì Nhật chiếm được Lạng Sơn.
Nhân dịp Nhật tấn công Lạng Sơn, một nhà cách mạng Việt
Nam, Trần Trung Lập, tưởng có thể hợp tác với Nhật, để
giành lại độc lập cho quê hương, cũng nổi lên chống
Pháp, nhưng bị Nhật bỏ rơi sau khi chiếm được Lạng Sơn.
Với quân số áp đảo Pháp đã tấn công và bắn chết Trần
Trung Lập.
Đến
năm 1945, Nhật lo sợ Đồng Minh tấn công tái chiếm Đông
Dương. Chính phủ Vichy không còn ở Âu Châu, nhưng chính
phủ thuộc địa ở Đông Dương vẫn còn, tuy rằng Toàn Quyền
Decoux đã công nhận và tiếp xúc với Chính Phủ Cộng Hòa
Lâm Thời Pháp.
Đầu tháng Ba, quân đội Nhật giàn quân xung quanh những
trại lính chính của Pháp, và vào ngày 9 Tháng 3, 1945,
Nhật gửi tối hậu thư cho Pháp đòi hạ vũ khí, không báo
trước. Những người từ chối thường bị giết.
Ở Saigon, sĩ quan cao cấp Nhật mời các cấp chỉ huy Pháp
đến dự tiệc. Những người tham dự đều bị bắt và hầu hết
bị giết. Ở Saigon hai quan chức cao cấp của Vichy, Tướng
Emile-René Lemonnier
và công sứ Camille Auphalle
bị giết bằng chặt đầu sau khi từ chối ký giấy đầu
hàng.
In early March, Japanese forces were redeployed around
many of the main French garrison towns, and on 9 March
1945, the Japanese delivered an ultimatum for the French
troops to disarm, without warning. Those who refused
were usually massacred.
In Saigon, senior Japanese officers invited the French
commanders to a banquet. The officers who attended were
arrested and almost all were killed. In Saigon the two
senior Vichy officials, General
Emile-René Lemonnier and
Resident Camille Auphalle, were executed by
decapitation,[2]
after refusing to sign surrender documents.[5]
Đúng đêm 9 Tháng 3, 1945, Nhật mở cộc tấn công nhiều nơi
trong đó có thành Hà-nội và chiếm được thành sau một
đêm. Ngày hôm sau đi quan sát tình hình, tôi thấy một lỗ
thủng to ở một bức tường thành, phía đường Nguyễn Tri
Phương, có lẽ do quân Nhật phá thủng để xông vào tấn
công.
Ở ngã tư phố Đội Cấn-Ông Ích Khiêm một xe chở quân lính
Nhật bị bắn, xe nằm xoay ngang, trên xe có những người
lính bị thương còn sống. Một sĩ quan Nhật có đến quan
sát, nhưng không thấy xe cứu thương đến.
Pháp đã thua mau chóng vì binh sĩ đa số là người Việt
Nam không có kinh nghiệm chiến đấu, và họ cũng nghĩ rằng
họ chẳng dại gì mà chết cho Pháp. Ở Bộ Tham Mưu Không
Quân Pháp do một Đại Tá chỉ huy (Đại Tá Tavéra), các sĩ
quan đều về nhà sau giờ làm việc. Chỉ có một Hạ Sĩ Quan
với gia đình có nhà trong Bộ ở lại Bộ. Để canh giữ Bộ có
khoảng 30 binh sĩ Việt Nam. Tôi nghĩ là các binh sĩ này
đã đầu hàng không kháng cự khi Nhật tấn công, nếu có.
Sau khi lật đổ Pháp có nhiều tin đồn, Nhật sẽ đưa Hoàng
Thân Cường Để về lập chính phủ, nhưng đó chỉ là tin đồn,
Nhật vẫn giữ lại Vua Bảo Đại. Ngày
11 tháng 3 năm
1945, Ngài ra đạo dụ "Tuyên cáo Việt Nam
độc lập", tuyên bố hủy bỏ
Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884,
khôi phục chủ quyền Việt Nam.
Chiến tranh ở Á Đông kéo dài, cho đến ngày 15 Tháng
8/1945 thì Nhật đầu hàng Mỹ vô điều kiện, sau khi Mỹ thả
hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, ngày
6 Tháng 8/ 1945, và ba ngày
sau, 9 Tháng 8/1945, làm chết khoảng 140.000 và
80.000 người.
Nhật đã gây ra chiến tranh ở Á Đông, làm chết không biết
bao nhiêu người, nhiều thành phố bị phá hủy, cuối cùng
thua trận, thủ tướng Nhật Tojo (Đông Điều) bị đưa ra tòa
xét xử rồi bị kết tội tử hình, bằng treo cổ.
Việc ném bom Tokyo cùng với những vụ ném bom nguyên tử
xuống Hiroshima và Nagasaki là giai đoạn thảm khốc nhất.
Những người chết và bị thương rất đáng tiếc không phải
là nạn nhân phụ, theo như thường hiểu: mục tiêu của
2.000 tấn bom lửa được ném xuống là khu dân cư phía đông
sông Sumida. Sức nóng của những đám cháy nóng đến nỗi
nước ở dưới sông trong khu vực sôi lên: những người nhẩy
xuống nước hy vọng không trở thành đuốc sống đã chết vì
nước sôi. Tướng
Bonner Fellers, trưởng ban tình báo của tướng
MacArthur chỉ huy trưởng quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương,
đã viết vào tháng 6, 1945, cho rằng đó là một cuộc giết
dân không chiến đấu không thương tiếc một cách dã man
nhất trong Lịch Sử
... Cuộc ném bom ngày 10 tháng 3, 1945, đã làm cho chỉ
trong một đêm 100.000 người chết và 40.000 bị thương.
Tất cả đều là dân. Những đài radar ở Iwojima có trách
nhiệm báo động thủ đô. Nhưng trong đêm 9 tháng 3 không
còn hoạt động, và 340 pháo đài bay B-29 chứa bom cháy
cất cánh từ Guam, Saipan và Tinian. Mục tiêu: Tokyo.
Le raid aérien sur Tokyo, lui, reste, avec les
bombardements atomiques sur Hiroshima et sur Nagasaki,
l'épisode le plus meurtrier. Les morts et les blessés ne
furent pas victimes d'un regrettable "dommage
collatéral", selon l'euphémisme habituel: la cible des 2
000 tonnes de bombes incendiaires qui furent larguées
était un quartier populaire à l'est du fleuve Sumida. La
chaleur de l'incendie fut si vive que dans les canaux du
quartier l'eau bouillonnait: ceux qui s'y précipitèrent
espérant ne pas finir en
torches vivantes y périrent ébouillantés. "Une des
tueries d'une population non combattante les plus
impitoyables et les plus barbares de l'Histoire",
écrivit, en juin 1945, le général Bonner
Fellers, chef des services de renseignements
du général MacArthur, commandant des forces américaines
dans le Pacifique.
...
Le raid aérien sur Tokyo du 10 mars (1945) qui
fit, en une nuit, 100 000 morts et 40 000 blessés.
Tous civils. Les radars d'Iwojima devaient alerter la
capitale. Mais, dans la nuit du 9 mars, ils n'étaient
plus opérationnels et trois cent quarante forteresses
volantes B-29 chargées de bombes incendiaires avaient
décollé de Guam, Saipan et Tinian. Objectif : Tokyo.
Nhật
Bản chắc chắn không từ bỏ ném bom và giết hại thường
dân, nhất là ở bên Tầu. Sự đáp ứng của Mỹ có tương đương
với sự độc ác của kẻ thù? Có lẽ. Tuy nhiên sự dã man của
bên này có chứng minh cho sự dã man của những người
khác?
Le Japon ne s'était certes pas privé de bombarder et
de massacrer des
civils, notamment en Chine. La réponse américaine
fut-elle "proportionnée" à la férocité de l'ennemi ?
Peut-être. Il reste : la barbarie des uns
justifie-t-elle celle des autres?
Tướng Le May chỉ huy phi đoàn máy bay ném bom Tokyo ý
thức được sự tàn sát mà ông thi hành. Ông đã tuyên bố,
“nếu chúng ta thua, chúng ta sẽ bị xét xử như tội phạm
chiến tranh”. Mỹ quốc đã thắng. “Kẻ chiến thắng viết lại
đạo luật về luân lý”, sử gia
John W. Dower đã viết như thế, ông nhớ lại trang sử
không mấy vinh dự của chiến tranh Thái Bình Dương: sử
dụng không phải chỉ sự tàn phá vật chất mà cũng còn của
chiến tranh tâm lý một cách tàn bạo nhất: sử dụng, nói
tóm lại, sự khủng bố. Sau Tokyo, 6 thành phố khác cũng
bị ném bom như thế.
(Le général Le May, qui commandait l'escadre de
bombardiers sur Tokyo, était conscient du massacre
auquel il se livrait. "Si nous perdons, nous serons
jugés comme criminels de guerre", avait-il déclaré. Les
Etats-Unis gagnèrent la guerre. "Les vainqueurs
récrivent aussi les codes de la morale", écrit
l'historien américain John W. Dower, qui rappelle cette
page peu glorieuse de la guerre du Pacifique : "Le
recours non seulement à la destruction matérielle mais
aussi à la guerre psychologique de la manière la plus
brutale : le recours, en un mot, à la terreur" (Cultures
of War, 2011). Après Tokyo, six autres villes furent
bombardées de la même manière.)
{Les "âmes errantes" du Pacifique.
Lettre
d'Asie | | 04.11.11 |
14h33 • Mis jour le 04.11.11 | 14h34)
Thủ tướng Tojo Hideki
Sau khi Nhật đầu hàng không điều kiện năm 1945, tướng Mỹ
Douglas MacArthur
đã ra lệnh bắt giữ những người bị coi là tội phạm chiến
tranh. Có tên trong danh sách đó,
Tojo bị bắt giữ ngày 11 tháng 9, 1945, tại nhà của ông ở
Setagaya bị bao vây bởi quân cảnh và nhà báo cùng nhiếp
ảnh gia báo chí. Trước cuộc tấn công không lâu của quân
cảnh, Tojo đã định tự tử bằn súng nhưng thất bại.
Trong tiến trình xử án, Tojo tuyên bố trong cuộc thảm
vấn đầu tiên là “không ai có thể chống lại nhà vua”, cho
rằng chỉ có Hirohito mới có thể có những quyết định như
ném bom Trân Châu Cảng hay chấm dứt chiến tranh. Sau khi
tạm ngưng cuộc thẩm vấn, Tojo chịu thua
trước sứ ép của công tố viên
trưởng Joseph Keenan, và rút lại lời
khai trước, xác nhận rằng nhà vua luôn luôn yêu chuộng
hòa bình.
Bị Tòa Án Tokyo kết tội năm 1948 về những tội ác chiến
tranh, ông bị treo cổ ngày 22, 12, 1948.
Tōjō.
Arrestation et procès
Après la capitulation sans condition du Japon en 1945,
le général américain Douglas
MacArthur a
ordonné l'arresta-tion des criminels de guerre présumés.
Figurant sur cette liste, Tōjō fut arrêté le 11
septembre 1945 dans sa maison de Setagaya encerclée
par la police militaire et par des journalistes et
photographes de presse. Peu avant l'assaut de la police
militaire, Tōjō tenta en vain de se suicider par balle.
Lors du procès
de Tokyo,
Tōjō déclara lors de son premier interrogatoire que
« nul ne pouvait s'opposer à l'empereur », impliquant
que seul Hirohito pouvait prendre des décisions telles
que de bombarder Pearl
Harbor ou
mettre fin à la guerre. Après un ajournement de
l'audition, Tōjō succomba aux pressions du procureur en
chef Joseph Keenan et se rétracta en affirmant lors d'un
second interrogatoire que son empereur avait toujours
été un homme de paix.
Le surnom de Tōjō était « le Rasoir » (« Kamisori »).
Nhật
đã phải trả giá cho những tội ác của chiến tranh do họ
gây ra. Nhưng có đủ không?
Trung Cộng
có nhìn thấy gì không? Khi âm mưu chiếm đoạt Biển Đông.
Nhìn lại thời gian trước Thế chiến Thứ II, ta có thể
thấy những thay đổi lớn lao ở các cường quốc Âu Châu.
Đầu thế kỷ 20, nước Anh với lực lượng hải quân mạnh nhất
thế giới đã đem quân đi rất xa, chinh phục thế giới. Họ
đã chiếm Ấn Độ và Pakistan, và xâm lăng nước Tầu. Pháp
thì chiếm ba nước Đông Dương, có tô giới ở Thượng Hải.
Sau Thế Chiến thứ II, Cộng Sản thế giới trở thành một
thế lực đáng kể. Liên Bang Sô-viết chiếm hết Đông Âu.
Cộng sản Tầu của Mao Trạch Đông chiếm hết nước Tầu năm
1949.
Đến năm 1954, Pháp thua trận ở Việt Nam. Làn sóng đỏ
dâng cao, người ta đã tưởng thế giới sẽ bị nhuộm đỏ.
Nhưng không! Chỉ một lúc sau bài diễn văn từ chức của
Mikhail S. Gorbachev đọc ở Moscow, ngày 25/12/1991,
chiếc cờ đỏ có hình Búa Liềm ở điện Kremlin đã được kéo
xuống sau 74 năm tung bay trên nóc điện. Thay thế vào đó
là chiếc cờ Nga, với ba màu, Trắng, Xanh, Đỏ. (“Thời Đại
Mói” 1992, trang 190-91). Các nước Đông Âu bị Nga cai
trị, như Ba Lan, Tiệp Khắc, v.v., lợi dụng tình thế
thuận lợi, đã nổi lên giành độc lập. Quốc Tế Cộng Sản tự
động tan rã. Nhưng trước đó hai nước cộng sản lớn, Nga
Sô và Trung Cộng đã bất hòa với nhau và giàn quân bắn
giết nhau.
On March 2, 1969, a group of Chinese troops ambushed
Soviet border guards on
Zhenbao Island. The Soviets suffered 59 dead, including
a senior colonel, and 94 wounded. They retaliated on
March 15 by bombarding Chinese troop concentrations on
the Chinese bank of the Ussuri and by storming Zhenbao
Island. The Soviets sent four then-secret T-62 tanks
to attack the Chinese patrols on the island from the
other side of the river. One of the leading tanks was
hit and the tank commander was killed. On March 16,
1969, the Soviets entered the island to collect their
dead, the Chinese held their fire. (Wikipedia).
Ngày 2 Tháng 3, 1969, một
nhóm binh sĩ Trung Cộng phục kích lính canh Sô-viết ở
đảo Zhenbao. Sô-viết chết 59 người, trong đó có một Đại
Tá thâm niên, và 94 bị thương. Họ đã trả thù bằng ném
bom, ngày 15 Tháng 3, vào quân Trung Cộng tập trung bên
bờ sông Ussuri, và tấn công đảo Zhenbao. Sô-viết cho 4
xe tăng T-62, khi ấy còn bí mật, tấn công toán tuần tiễu
Trung Cộng ở trên đảo, phía bên kia sông. Một trong số
xe tăng dẫn đầu bị trúng đạn và người chỉ huy chết. Vào
ngày 16 Tháng 3, 1969, Sô-viết đổ bộ lên đảo để thu thập
người chết, Trung Cộng im lặng, không bắn.
Bây giờ nhìn lại các nước lớn hay mạnh trên thế giới, ta
có thể thấy:
Nước Nga đã mất Đông Âu, thu gọn lại, không còn bành
trướng như trước; nước Anh mất Ấn Độ và Pakistan, v.v,
trở lại với hòn đảo truyền thống; nước Pháp mất các
thuộc địa ở Châu Phi, như Algérie, Maroc và Tunisie, và
ở Á Đông thì mất Đông Dương; nước Nhật trả lại độc lập
cho Triều Tiên, rút về hòn đảo truyền thống, nhưng phát
triển mạnh về kinh tế, và cách đây một năm là nước kinh
tế thứ nhì thế giới sau Mỹ. Bây giờ, năm 2012, thì bị
Trung Quốc qua mặt.
Trung Quốc với tổng sản lượng quốc gia gia tăng đã gia
tăng lực lượng quân sự, với ý định làm chủ biển đông, và
đòi Đài Loan trở về làm một với Trung Quốc. Trung Quốc
không thuộc lịch sử thế giới, không nhớ rằng, bành
trướng quá mức thì sẽ thất bại. Không có cái gì cứ mở
rộng mãi mà không phải thu hẹp, lên cao mãi mà không
phải xuống thấp. Những nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng như
một số nước trên thế giới, không biết rằng mọi thứ đều
liên hệ chặt chẽ với nhau. Không có cái gì đứng riêng rẽ
một mình mà có thể tồn tại. Một bông hoa có liên hệ chắt
chẽ với đất, nước, gió và mặt trời.
“Cái này có vì cái kia có. Cái này không vì cái kia
không”.
Và luôn luôn thay đổi. Không có cái gì không thay đổi.
Cơ thể của chúng ta cũng thế, nó luôn luôn thay đổi, mỗi
giờ, mỗi ngày, có những tế bào chết đi, và những tế bào
mới sinh ra.
“Tuổi trẻ bao lâu mà đầu bạc
Trăm năm thân thế bóng tà dương”
Nguyễn Bá Trạc
Sống qua nhiều giai đoạn, từ người dân của một nước bị
bảo hộ, tôi trở thành dân của một nước văn minh, mạnh
nhất về kinh tế và quân sự, nước Mỹ. Tôi đã thấy những
đổi thay, mà bây giờ nhìn lại, tôi nghĩ rằng người ta cứ
tưởng cuộc đời dài lắm, và hành động tưởng như không bao
giờ chết.
Người ta hoạt động mạnh nhất trong khoảng thời gian từ
năm 20 tuổi cho đến năm 60. Trong khoảng thời gian ngắn
ấy so với lịch sử, nhưng dài với một đời người, người ta
tranh giành nhau, giết nhau, để chiếm đoạt đất đai, hay
bảo vệ địa vị.
2.-
Ở Nước Ta.
2.1. Chống Ngọai Xâm.
Khi tôi ra đời, đầu năm 1921, Pháp đã thiết lập xong nền
đô hộ ở nước ta. Đất nước yên ổn, ngoại trừ vụ nổi loạn
chống Pháp năm 1930 của Việt Nam Quốc Dân Đảng do Đảng
Trưởng Nguyễn Thái Học lãnh đạo.
Chiều hôm mồng hai tháng Ba, Mật thám đến vây cơ quan.
Trong cơ quan lúc ấy có 5 người, 3 người con trai và 2
người con gái. Thấy họ ập vào, các đồng chí ném bom và
bắn súng chống lại. Hai tên thám tử Việt Nam bị chị
Tâm bắn chết! Trong khi ấy họ cũng rút súng bắn trả.
Hai anh đồng chí đã bị giết. Còn thì bị bắt cả. Bao
nhiêu bom, dao, súng đạn còn lại, đều bị bắt theo.
Chị Tâm
bị chúng lôi ra đánh rất tàn nhẫn. Chúng lột trần truồng
chị, rồi nắm tóc mà quật vào tường, như chúng ta vật con
chuột! Chán rồi, chúng đem xuống buồng giam cùm chân
lại. Đêm ấy, chị đã nuốt cái giải yếm cho tắt hơi mà về
dưới dạ đài. Lúc chúng rút giải yếm ở mồm chị ra, thấy
họng đầy những máu! Năm ấy chị 18 tuổi, quê quán ở Dư
Hàng, cạnh Hải Phòng. Tên ở nhà trường của chị là Lan.
Vốn là con một nhà cách mệnh bị giết về tay cường quyền,
vào Đảng, chị mong đạt được cả hai mục đích: trả thù
nhà, đền nợ Nước.
Người đồng bạn của chị là Nguyễn Thị Vân, 16 tuổi, quê
quán làng Hạ Câu, huyện An Lão, tỉnh Kiến An. Cũng như
chị Tâm, trước mới vào Đoàn Học Sinh, sau mới đổi sang
Đoàn Ám Sát. Chị đã trả lời với Mật thám rất cứng cáp:
Hỏi: “Mày vào Đảng để làm gì?”
Chị đáp: “Để lấy lại quyền Độc Lập cho Tổ Quốc!”
Hỏi: “Mày đã làm gì trong Đảng?”
Chị đáp: “Hồi trước thì may cờ, khâu binh phục cho các
đồng chí. Bây giờ thì tập bắn súng, học chế bom, để giết
quân phản Đảng mà cứu lấy đồng bào!”
Hỏi: “Ai rủ mày vào? Chi bộ mày có những ai?”
Chị đáp: “Chị Tâm rủ tao vào. Chi bộ tao có bốn người
thì chúng mày đã giết hết ba rồi đấy!”
Anh Học thì cãi lý với Cố Ân:
- Việc gì chúng tôi phải ăn năn? Chúng tôi chỉ là kẻ
thất bại, chứ đâu phải là kẻ có tội! Rồi Anh đọc mấy câu
thơ tiếng Pháp, dịch nghĩa là:
“Chết vì Tổ Quốc,
Cái chết vinh quang!
Lòng ta sung sướng!
Trí ta nhẹ nhàng!...”
Khi đến Yên Báy, chúng giam các anh vào nhà pha. Rồi bắt
đầu từ 5 giờ rưỡi sáng hôm 17 tháng 6 (năm 1930),
các anh đã lần lượt bước lên đài vinh dự.
Đó là một khoảng đất ở gần trại Khố Xanh, chung quanh có
lính ta, lính Lê Dương vác súng đứng vòng tròn. Các anh,
từng người một, do lính lê Dương dẫn từ trong ngục thất
Yên Báy bước ra... Người chết trước nhất là Nguyễn Như
Liên, đến người thứ mười một là Nguyễn Văn Chuân, chỉ hô
được hai tiếng “Việt Nam...” thì tên lính Lê Dương đứng
cạnh đã bịt mồm không hô ra tiếng nữa! Anh Phó Đức
Chính thứ mười hai, đòi đặt anh nằm ngữa để xem lưỡi
máy chém nó xuống như thế nào! Anh hô được đủ bốn tiếng
“Việt Nam vạn tuế!”
Anh Học lên cuối cùng, tỏ ra vẻ cực kỳ bình thản.
Anh mỉm miệng cười, đưa mắt nhìn công chúng, nhìn quân
lính, nhìn máy chém, rồi cất giọng đỉnh đạc, trầm hùng
mà hô thật lớn bốn tiếng “Việt Nam vạn tuế!”... Nhưng
không biết trong khi nhìn quanh ấy, tia mắt Anh có gặp
tia mắt một người... không? (Tài liệu Internet)
Chị Giang
Một người ấy, tôi muốn nói chị Giang, một đảng viên mà
nhà đương cuộc cho là còn có công tuyên truyền cho Đảng
hơn là anh Học. Cô Giang, người ở tỉnh Bắc Giang, nên cả
ba chị em cô, có tên là Bắc, Giang và Tỉnh. Cô Tỉnh khi
ấy còn nhỏ. Còn hai chị thì đều vào Đảng cách mệnh của
anh Song Khê. Việt Nam Quốc Dân Đảng nguyên không thu
đàn bà làm đảng viên. Các chị em đồng chí chỉ tổ chức
vào Phụ Nữ Đoàn. Vậy mà riêng tỉnh bộ Bắc Giang có mấy
nữ đảng viên.
Là vì họ nguyên là đảng của anh Song Khê. Sau khi Đảng
ấy hợp với VNQDĐ rồi, đành lẽ cứ để cho như cũ vậy… Đó
là một điều ngoại lệ, dành riêng cho mấy chị ở Bắc
Giang. Song chị Giang và các chị ở đó thực đã xứng đáng
với cái đặc điểm ấy. Làm giao thông, làm tuyên truyền,
chị tỏ ra một người đồng chí có tài và đắc lực. Nhưng
quý hơn hết là sự tận trung với Đảng: trừ việc Đảng, chị
không còn thì giờ để làm cái gì cho đời sống riêng mình.
Sau hồi 1929, chị làm việc giao thông cho Tổng Bộ với
các nơi, luôn luôn phải gặp gỡ và cùng đi với anh Học.
“Lạ chi thanh, khi lẽ hằng,
Một dây, một buộc ai giằng cho ra”
Sự thương yêu nhau của một đôi đồng chí tài sắc ngang
nhau, trạc tuổi gần nhau, đâu phải là chuyện khiến chúng
ta khó hiểu. Rồi, một buổi sớm tốt lành kia, nhân đi gần
đền Hùng Vương, hai người đã đem nhau vào đền mà thề
nguyền. Trong buổi định tình ấy, chị cố xin Anh giao cho
một khẩu súng sáu, và hứa
“Nếu Học chẳng may chết vì nước, thì Giang cũng
Xin lấy khí giới này mà chết theo chồng!”
Chiều hôm ấy, nghe tin anh Học bị giải lên Yên Báy, chị
cũng đáp xe lửa đi theo hút! Chị mang theo một khẩu
súng, một quả bom, định vào phá pháp trường. Nhưng bọn
lính canh đã ngăn không cho chị tới gần. Đứng đàng xa,
với một sức tự trị phi thường, chị đã đem nụ cười mà đáp
lại nụ cười của anh Học khi sắp bước lên máy chém. Nấp
trong đám người đứng xem, chị đã không lộ mảy may nỗi
đau xót cho người ngoài biết. Xem chém xong, chị quay về
nhà trọ và viết hai bức thư tuyệt mạng. Hai bức thư ấy
viết trên ba trang giấy khổ hẹp, bằng nét bút chì xanh.
Hai bức thư của chị như sau:
Bức thư thứ nhất.
“ Ngày 17 tháng 6, 1930
Thưa Thầy, Mẹ,
Con chết là vì hoàn cảnh đã bó buộc con: không báo thù
được cho nhà, rửa được nhục cho nước! Sau khi đã đem tấm
lòng trinh bạch dâng cho chồng con ở đền Hùng, giờ con
tìm về chỗ quê cha, đất tổ, mượn phát súng này mà kết
liễu đời con!
Đứa con dâu thất hiếu kính lạy.”
Bức thư thứ hai.
“Anh đã là người yêu nước!
Không làm tròn được nghĩa vụ cứu nước, Anh giữ lấy tấm
linh hồn cao cả để về mà chiêu binh, rèn lính ở dưới
suối vàng!
Phải chịu đựng nhục nhã, mới có ngày mong được vẻ vang!
Các bạn đồng chí phải sống lại sau Anh, để đánh đổ cường
quyền, mà cứu lấy đồng bào đau khổ!
Rồi ra chợ, chị mua mấy vuông vải trắng, làm khăn để
tang chồng. Buổi chiều, chị đi xe lửa sang Vĩnh Yên. Và
sớm hôm sau, chị về địa hạt Đồng Vệ, cạnh làng Thổ Tang,
vào thăm lại cái quán giữa đồng mà đôi vợ chồng son đã
có lần cùng ngồi trò chuyện. Nghĩ đến chồng, nghĩ đến
Đảng, nghĩ đến Nước, cái thiên tính muốn sống với cái ý
định phải chết đã giao tranh kịch liệt! Sự giao tranh ấy
đã làm cho chị bơ phờ mỏi mệt. Cái quyết tâm đến với cái
mỏi mệt ấy, bước ra ngoài quán, chị cầm súng tự bắn vào
thái dương bên phải một phát, rồi ngã vật xuống, súng
quăng ra một bên. (Tài liệu Internet).
Cuộc nổi loạn đã thất bại, lẽ dĩ nhiên là thất bại, vì
xẩy ra không đúng thời.
Dù thất bại nhưng chúng ta không thể không kính phục sự
can đảm và tinh thần hy sinh của Việt Nam Quốc Dân Đảng,
với đảng trưởng Nguyễn Thái Học.
Cuộc Cách Mạng 19 Tháng 8, 1945 sau này của Việt Minh
thành công vì gặp thời. Đó là thời đi lên của Cộng Sản.
Au cours de l'année 1949, le conflit indochinois change
de visage et s'insère plus directement dans le contexte
de la guerre froide. Avec la victoire des communistes en
Chine, le Viet minh dispose de sanctuaires pour
développer ses forces. Il bénéficie des
approvisionnements en armes, en munitions et en vivres
nécessaires à la conduite d'opérations de plus grande
envergure.
Năm 1949, cuộc chiến tranh Đông Dương thay đổi bộ mặt và
sát nhập trực tiếp vào trong khuôn khổ chiến tranh lạnh.
Với sự chiến thắng của cộng sản ở Trung Hoa, Việt Minh
có những khu an toàn để phát triển quân đội. Được tiếp
vận vũ khí, đạn dược và thực phẩm cần thiết để mở những
cuộc hành quân lớn.
Nhờ có những sự giúp đỡ đó, nên Việt Minh mới có đủ khả
năng:
- Đánh tan đoàn quân Charton-Lepage trên Con Đường Thuộc
Địa số 4, làm cho Pháp phải rút bỏ những đồn bót ở biên
giới Việt Nam-Trung Hoa, trong đó có Lạng Sơn, năm 1950.
- Và chiến thắng ở Điện Biên Phủ, năm 1954.
2.2. Nạn Đói Năm Ất Dậu.
“Sử gia Việt Nam, David Marr, nghĩ rằng hiện tượng thiếu
thực phẩm đã bắt đầu từ nhiều năm, trước khi trở thành
trầm trọng. Ông xác nhận rằng số lúa thu hoạch đã sút
giảm từ hơn hai thập niên vì sự giảm dần đất canh tác và
thất bại trong việc áp dụng những cách trồng lúa mới.
Ngoài ra một số nhỏ ruộng đã phải biến đổi thành những
ruộng sản xuất cây kỹ nghệ. Trong khi đó thì dân số Bắc
Việt đã gia tăng 36%, bắt buộc phải lệ thuộc vào sự nhập
cảng gạo ở Nam Kỳ. Hạn hán và ngập lụt đã
làm giảm đi 19% thu hoạch năm 1944. Nông dân ở Bắc Việt
biết rằng họ không thể đóng thuế, kể cả việc bắt buộc
phải nộp thóc cho chính phủ, và nuôi sống gia đình.
Trong khi nông dân bắt đầu tìm cách né tránh, và khi
những người trộm lúa và chợ đen phát triển mạnh trong
hoàn cảnh đó, thì chính phủ Pháp và Nhật tiếp tục tích
trữ gạo, do lệnh của Tướng Tsuchibashi Yuichi, chỉ huy
quân đội chiếm đóng ở Đông Dương, và là Toàn
Quyền sau Tháng Ba 1945. Ông đặt kế hoạch dự trữ 6 tháng
(hay 3 năm) trước cuộc tấn công của Đồng Minh”.
Historian of Vietnam, David Marr,22 contends
that the prospect of dearth in Tonkin had been creeping
up for some years prior to the climax. He asserts that
paddy output had been slipping over two decades owing to
gradual reductions in acreage and a failure to introduce
new cultivation methods. In addition, a still small
percentage of land had been given over to the production
of industrial crops. Meanwhile, the northern population
had increased by 36 percent, forcing increased
dependence on imports of Cochinchina rice. Drought and
insects reduced the 1944 harvest by 19 percent over the
previous year, with typhoons damaging the autumn crop.
Farmers across northern Vietnam realized by October that
they could not fulfill tax obligations, including
obligatory deliveries to the government, and feed their
families. While peasants started taking customary
evasive actions, and while hoarders and black marketers
thrived in this environment, the French and Japanese
continued stockpiling rice, with General Tsuchibashi
Yuichi, commander-in-chief of the occupation army in
Indochina and pro-governor general after March 1945,
planning 6 months (or 3 years) stockpiling ahead of an
anticipated Allied invasion.
“Theo tin tức
tình báo Tháng 9, 1944 của Pháp Tự Do (mà nguồn gốc là
của một nhân viên vô danh Mỹ), ngoài một thỏa thuận kinh
tế phải giao nộp 1.200.00 tấn gạo, người Nhật đòi thêm
400.000 tấn cho quân đội. Biết chắc rằng nó sẽ gây nên
một sức ép không thể chịu được cho nông dân sản xuất
Việt Nam, chính phủ Vichy dưới quyền của Đô Đóc Decoux
từ chối. Người Nhật trả lời bằng một tối hậu thư. Với
một thái độ tự trị đặc biệt rất cao chính phủ Vichy bảo
rằng nếu Nhật cần gạo thì cứ lấy và chịu hoàn toàn trách
nhiệm về hậu quà”.
According to a Free French intelligence report of
September 1944 (derived from an anonymous American
informant), on top of an economic agreement
contracting 1,200,000 tonnes of rice, the Japanese
demanded an additional 400,000 tonnes for military
provisions. Undoubtedly sensitive to the intolerable
pressures that this would impose upon Vietnamese
producers, the Vichy administration under Admiral Decoux
balked. The Japanese answered with an ultimatum. In a
highly exceptional display of autonomy, the Vichy
administration sardonically replied that, if the
Japanese wanted the rice then they would have to take it
and bear full responsibility for the consequences.27
Để có đủ thóc lúa giao cho quân đội nhật, Pháp ra lệnh
cho nông dân chỉ giữ lại một số lúa đủ ăn cho đến mùa
gặt sau. Nhưng mùa gặt sau không có, vì mất mùa, do hạn
hán hay lũ lụt. Thế là dân quê, giầu cũng như nghèo
không còn gạo để ăn. Họ bỏ làng, kéo nhau lên Tỉnh, đặc
biệt là Hà-nội, để xin ăn. Bác sĩ Phan Quang Đán có lập
ra đoàn khất thực, xin gạo, xin cơm, để cứu đói, nhưng
số người đói nhiều quá, không cứu được. Năm ấy trời lại
lạnh hơn những năm trước, rét xuống 5o C. Đã
đói lại rét, nên cứ sau một đêm lại có nhiều người chết.
Xe bò đi nhặt xác chết xếp lên xe đem về chôn tập thể ở
trại tế bần Giáp Bát. Có dư luận cho rằng đã có 2 triệu
người chết đói trong năm Ất Dậu.
Khi viết lại bây giờ chuyện đói năm Ất Dậu, tôi vẫn cảm
thấy đau lòng, xót thương cho dân tộc mình.
3.-
Cá Nhân Tôi.
3.1. Thân Thể.
Sinh ngày 21 Tháng 2, 1921, tính đến Tháng 10, 2012, là
tôi đã gần
92 tuổi. Tôi không có ảnh của tôi lúc còn bé để so sánh
với tôi bây giờ. Chắc là khác nhau nhiều lắm, không thể
nhận ra. Khi bé chắc tôi cũng được ngồi tắm trong một
cái chậu, như nhiều đứa bé khác. Bây giờ thì không còn
như thế nữa, tôi chỉ có thể tắm dưới hương sen, hay
trong bồn tắm. Tôi cứ theo ngày tháng thay đổi từ từ,
nên không nhận ra. Vài chục năm sau, khi phải mang kính
để đọc sách, tóc đổi màu, tôi mới ý thức được những thay
đổi lớn lao của thân thể tôi.
Tuổi của con người được tính bằng năm. Và năm thì được
tính theo vòng quay của trái đất theo quỹ đạo của nó,
xung quanh mặt trời. Cứ khoảng 365 ngày thì nó quay được
một vòng, với tốc độ 3.600 km/giờ. Người ta gọi đó là
một năm. Về ngày thì người ta cũng tính theo chiều quay
của trái đất xung quanh cái trục của chính nó. Cứ một
ngày với 24 giờ thì nó quay được một vòng, và 1 giờ là
một vòng cung 15o, với tốc độ 1.670 km/giờ.
Nhưng thời gian là gì? Nó không có khởi đầu và không có
tận cùng. Trong cái vòng quỹ đạo mà trái đất quay xung
quanh mặt trời, không có chỗ nào là khởi điểm cho một
năm. Thời gian chỉ là một ước lệ người ta đặt ra để đánh
dấu một biến cố. Tỉ dụ như năm số 1 là năm mà những
người Âu Châu theo đạo Ca-tô đặt ra để dánh dấu năm Chúa
Jesus ra đời, nhưng những người khác thì gọi là năm số 1
Công Nguyên. Lấy đó làm cái mốc để gọi trước Công Nguyên
hay sau Công Nguyên. Người Âu Châu thì gọi là B.C.
(Before Christ) và A.C. (After Christ) dịch ra là Trước
Thiên Chúa và Sau Thiên Chúa.
Người ta thường chia thời gian thành quá khứ, hiện tại
và tương lai. Nhưng hiện tại, cái gọi là bây giờ tồn tại
được bao lâu, nó vùn vụt qua đi và trở thành quá khứ.
Hiện tại của ta cũng là
quá khứ
của một địa điểm khác. Tỉ dụ như bây giờ là 12 giờ ngày
1 tháng 10, 2012 ở Cali., nhưng lại là 3 giờ
chiều ở Washington D.C., 9 giờ tối ở Paris và 2 giờ sáng
ngày 2 tháng 10 ở Việt Nam.
Thời gian theo Matthieu Ricard chỉ là một khái niệm.
Sau đây là cuộc thảo luận về thời gian giữa Matthieu
Ricard (M) và Trịnh Xuân Thuận (T).
Matthieu (M).-
Đối với sự phân tách cổ điển của Phật Giáo, thời gian
vật lý và tuyệt đối chỉ là một khái niệm. Nó
không tự hiện hữu. Sự qua đi của thời gian không thể nắm
bắt được trong lúc hiện tại, nó không trôi qua và không
có bề dày cần thiết để có thể có khởi đầu và chấm dứt.
Về vấn đề hiện tại đó, quá khứ đã chết và tương lai chưa
có. Làm thế nào mà hiện tại có thể có, treo lơ
lửng giữa cái không còn và cái chưa có? Thời gian thuộc
về sự thật tương đối của thế giới hiện tượng, trong lãnh
vực của người sống, và chỉ là một khái niệm liên hệ tới
sự thay đổi nhận thấy bởi một người quan sát.
Thời gian vật lý không có thực, bởi vì người ta không
thể hình dung ra một thời gian tách ra khỏi những giây
phút cấu tạo ra nó. Không thể nhận diện được nó lúc đầu,
trong lúc, hay là vào lúc chấm dứt một khoảng thời gian
ấn định. Nếu người ta định nghĩa một khoảng thời gian
như là gồm tất cả, từ bắt đầu, lúc ở giữa và đến tận
cùng, thì rõ ràng là cái tất cả không có trong
bất cứ mỗi một phần nào của ba phần ấy. Khoảng thời gian
cũng không có ở ngoài lúc khởi đầu, lúc ở giữa và lúc
tận cùng của thời gian, và hậu quả là quan niệm về một
khoảng thời gian chỉ thuần túy là một ước lệ. Thời gian
cũng như không gian chỉ có đối với kinh nghiệm của chúng
ta và với những hệ thống tham khảo đặc biệt. Nói tóm
lại, thời gian là một cách để hiểu những hiện tượng.
Không có hiện tượng, thời gian không thể có.
Đức Phật cũng dùng hình ảnh một lực sĩ bắt một lúc bốn
mũi tên đang bay, bắn vào anh ta bởi bốn người, từ bốn
phía khác nhau. “Tuy nhiên, Ngài nói, thời gian còn
đi mau hơn và cái chết còn đến mau hơn nữa”. Đối với
một người tu Phật Giáo, thời gian vì vậy là của cải quý
báu nhất, và không được phí phạm một giây phút nào với
sự vô tình của một người quên mất rằng cái chết thật gần
kề. Nhưng Phật Giáo thêm rằng mũi tên thời gian là ảo
ảnh, bởi vì quá khứ và tương lai không có một sự thật
nào, và hiện tại thì không nắm bắt được.
Để trở lại vấn đề thời gian vật lý, lúc không có
thời hạn, tổng cộng những lúc cũng không có thời hạn.
Thời gian như vậy chỉ là một cái nhãn mà chúng ta dán
vào nhận thức của chúng ta về sự đổi thay. Nếu thời gian
vật lý hiện hữu một cách tuyệt đối, thì phải có sự liên
tục, điều này đòi hỏi một điểm tiếp xúc giữa quá khứ và
hiện tại, và giữa hiện tại và tương lai.
T.-
Rất lô-gic.
M.- Lúc
sẽ là một cái chấm không thời hạn mà ở đó hiện tại và
tương lai gặp nhau. Nhưng làm thế nào mà cái lúc vừa qua
đi và cái lúc hiện tại có thể có bất cứ một cái gì
chung? Nếu như thế, hoặc là lúc hiện tại trở thành quá
khứ, hoặc là lúc quá khứ trở thành hiện tại. Y như thế,
nếu hiện tại có một điểm tiếp xúc với lúc tương lai,
hoặc là lúc hiện tại trở thành tương lai, hoặc lúc tương
lai trở thành hiện tại. Như thế thì, dần dần, vô vàn
những lúc đã qua và sắp đến có thể nhập vào lúc hiện
tại.
T.-
Người ta thấy một lập luận tương tự ở Aristote, trong
sách Vật Lý của ông: “Nếu trước và sau tất cả hai đều
trong cùng một Lúc ấy, thì sẽ như thế nào nếu cái
xảy ra cách đây một nghìn năm cũng xảy đồng thời với cái
xảy ra bây giờ”?
Nhưng tôi xin nhắc lại với anh rằng, đối với những nhà
thần kinh-sinh vật học, như Varela, cái lúc, cái bây
giờ, không phải không có thời hạn. Thời hạn của nó không
thể dưới khoảng vài phần mười của triệu giây, thời gian
tối thiểu để những dây thần kinh hoàn tất công việc của
nó.
(Trích ra từ “Những Vấn đề Thời gian”).
M.-
... Phật Giáo dùng quan niệm thời gian tâm lý để
trấn an cái chết và tăng cường quyết tâm tu tập. Một
người tu Phật Giáo không sống trong sự ám ảnh của cái
chết, bởi vì khi suy nghĩ không ngừng về cái chết, anh
ta sửa soạn để thanh thản đón nhận nó khi nó đến.
Gampopa, một hiền nhân Tây-tạng ở thế kỷ XI, đã viết:
“Khi bắt đầu, phải coi như bị theo đuổi bởi sự sợ hãi
về sinh và tử như một con nai thoát ra khỏi bẫy. Ở
khoảng giữa, thì phải coi như không có gì để tiếc nuối,
dù rằng phải chết, giống như một dân quê đã cẩn thận cày
bừa ruộng xong. Cuối cùng thì phải cảm thấy sung sướng
như một người đã làm xong một công việc lớn”.
Một người tu ẩn xoay cái chén (người ta làm việc này ở
Tây-tạng khi có người chết) mỗi buổi chiều trước khi đi
ngủ, vì có thể ông ta không tỉnh dậy nữa. Ông ta nghĩ
rằng mỗi một lúc đem ông ta lại gần cái chết. Sau mỗi
một lần thở ra, ông cảm thấy hạnh phúc lại được thở vào.
Ngài Long Thọ viết trong “Thư gửi một người bạn”:
“Nếu đời sống này bị vùi dập bởi cơn gió với hàng ngàn
đau khổ
Còn mong manh hơn một cái bọt trên mặt nước,
Thì thật là một phép lạ, sau một giấc ngủ,
Ta hít vào, thở ra, tỉnh dạy khỏe mạnh”.
Trong những “Chương nói có ý định” (Chapitres dits
intentionnellement), Đức Phật tuyên bố:
“Tất cả những cái gì mà người ta gom góp, cuối cùng tan
ra,
Và những cái gì mà người ta xây dựng sụp đổ,
Những cái gì kết hợp cuối cùng phân tán ra,
Và những cái gì sống biến đi trong cái chết”.
Vậy thì, ý thức được sự chạy trốn không phản hồi của
thời gian giống như cái cựa gà kích thích sự vội vã của
chúng ta.
Padmasambhava, vị thày đã nhập Phật Gíao vào Tây-tạng,
có nói:
“Như một dòng thác chảy ra biển,
Như mặt trời và mặt trăng trôi vào mỏm núi của hoàng
hôn,
Như những ngày những đêm, những giờ, những phút nó chạy
trốn,
Đời người cứ thế trôi chảy.”
3.2. Liên Đới.
Từ trước cho đến những ngày gần đây tôi cứ tưởng tôi là
một thành phần riêng biệt, chỉ liên hệ gián tiếp với
những người ở xung quanh. Nhất là không liên hệ gì tới
vũ trụ. Đa số chúng ta không biết rằng, mọi thứ đều có
liên hệ chặt chẽ với nhau. Phật Giáo có nói. “Cái này
có vì cái kia có. Cái này không vì cái kia không” (Lý
duyên khởi).
Sau khi đọc và nghiên cứu nhiều năm tôi mới khám phá ra
rằng con người là một thành phần không thể tách rời khỏi
vũ trụ, và mỗi một hành động của chúng ta, tốt hay xấu,
đều ảnh hưởng tới vũ trụ. Nếu chúng ta biết và tin như
thế, và hành động theo niềm tin ấy, luôn luôn nghĩ tốt
và làm tốt, thì chúng ta có một gia đình yên ấm, một xã
hội mà ở trong đó người nọ giúp đỡ người kia, và một thế
giới hòa bình.
Sau đây xin mời quý vị đọc những suy tư của các triết
gia, khoa học gia về vấn đề Liên Đới.
- “Mọi thứ đều liên hệ chằng chịt với nhau: Chúng ta sẽ
nhận ra rằng chúng ta chịu trách nhiệm về mọi việc chúng
ta làm, nói, hay nghĩ, thực ra là chịu trách nhiệm với
chúng ta, với mọi người và mọi thứ khác, và toàn thể vũ
trụ”.
Everything
is inextricably interrelated: We come to realise we are
responsible for everything we do, say, or think,
respon-sible in fact for ourselves, everyone and
everything else, and the entire universe. (“The Tibetan
Book of Days”, February 25.- Sogyal Rinpoche).
- “Nếu chúng ta liên hệ tới mọi thứ và mọi người khác,
thì một ý nghĩ, một việc làm, một hành động nhỏ nhoi
nhất, vô nghĩa nhất, cũng đem lại hậu quả thực sự cho
toàn thể vũ trụ”.
(Trang 668, 1100).
If we are interdependent with everything and everyone
else, even our smallest, least significant thought, work
and action have real consequences throughout the
universe. (“The Tibetan Book of Days”, March 25.- Sogyal
Rinpoche).
Matthieu Ricard (M).-
... Đối với người theo đạo Phật, sự liên đới của những
hiện tượng có sự vang dội lớn lao hơn nhiều. Nó làm cho
họ xem xét lại hoàn toàn sự nhận thức của họ về thế giới
và họ luôn luôn cần tới sự nhận thức mới ấy để giảm bớt
sự quyến luyến, sự sợ hãi và những điều bất mãn. Hiểu
biết sự liên đới phải phá đổ bức tường ảo ảnh mà tâm ta
đã dựng lên giữa “tôi” và người “khác”. Nó làm cho sự
kiêu ngạo, ghen ghét, tham lam, tính xấu, trở nên vô lý.
Không phải chỉ những vật vô tình, mà tất cả mọi người
đều liên hệ với nhau, chúng ta phải cảm thấy thiết tha
quan tâm đến hạnh phúc và sự đau khổ của người khác.
Muốn xây dựng hạnh phúc của mình trên sự đau khổ của
người khác không những vô đạo đức, mà còn thiếu thực tế.
Những tình cảm yêu thương toàn cầu (định nghĩa trong
Phật Giáo như là mong cho mọi người được biết hạnh phúc
và những nguyên nhân đem lại hạnh phúc) và sự từ bi
(mong cho mọi người thoát khỏi khổ đau và biết những
nguyên nhân gây ra khổ đau) là hậu quả trực tiếp của sự
liên đới. Ý thức sự liên đới như thế gây ra một tiến
trình thay đổi nội tâm, sự thay đổi này tiếp tục mãi
trên con đường đi tới Tỉnh Thức tâm linh. Nếu không đem
những hiểu biết ra thực hành, thì cũng giống như một
nhạc sĩ điếc hay một người đi bơi chết khát vì sợ chết
đuối nếu uống nước.
(Trích ra từ “Khơng Gian...”)
GS Trịnh xuân Thuận có nói trong cuộc thảo luận với
Matthieu Ricard (một nhà bác học người Pháp đi tu theo
Phật giáo Tây-tạng) được in thành sách, “L’Infini Dans
La Paume De La Main” (Không Gian Vô Cùng Trong Lòng
Bàn Tay):
T.-
Liên đới của những hiện tượng = trách nhiệm toàn cầu.
Một công thức thật đẹp! Nó dội lại những lời của
Einstein; “Con người là một phần của tất cả mà chúng ta
gọi là vũ trụ, một phần giới hạn bởi thời gian và không
gian. Con người làm thử nghiệm trên chính mình, tư tưởng
mình và những cảm giác như là những biến cố tách rời
khỏi phần còn lại, đó là một thứ ảo ảnh theo nhãn quan
của tâm. Ảo ảnh này là một hình thức nhà tù của chúng
ta, bởi vì nó giới hạn chúng ta vào những ham muốn cá
nhân và ép buộc chúng ta dành sự yêu thương cho một vài
người gần chúng ta nhất. Bổn phận của chúng ta là giải
thoát chúng ta ra khỏi cái nhà tù ấy bằng cách nới rộng
phạm vi từ bi cho tới mọi sinh vật và tất cả thiên nhiên
trong cái đẹp của nó”.
(L’être humain est une partie du tout que nous appelons
univers, une partie limitée par le temps et l’espace. Il
fait l’expérience de lui-même, de ses pensées et de ses
sentiments comme des événements séparés du reste, c’est
là une sorte d’illusions d’optique de sa conscience.
Cette illusion est une forme de prison pour nous, car
elle nous restreint à nos désirs personnels et nous
contraint à réserver notre affection aux quelques
personnes qui sont les plus proches de nous. Notre tâche
devrait consister à nous libérer de cette prison en
élargissant notre cercle de compassion de manière à y
inclure toutes les créatures vivantes et toute la nature
dans sa beauté”.- Xin coi thm chi tiết trong bi
“Khơng Gian ...”).
Igor Bogdanoff.
Mỗi một phần của không gian dù bé nhỏ đến thế nào đi nữa
(xuống tới một quang tử đơn thuần, nó cũng là một luồng
sóng, hay một “bó sóng”) cũng chứa đựng trong nó,
giống như mỗi một phần của tấm kính ảnh “holographique”,
hình ảnh của tất cả không gian, với toàn thể quá khứ và
những chi tiết của tương lai.
(Chaque région de l’espace, aussi petite soit-elle [en
descendant jusqu’au simple photon, qui est aussi une
onde, ou un “paquet d’ondes”] contient, comme chaque
région de la plaque holographique, la configuration de
l’ensemble, y compris tout le passé et des implications
pour le futur).
Dù sao đi nữa, thì cũng do đó mà chúng ta đi tới nguyên
tắc đầu tiên về một Vũ Trụ không đứt quãng, được sắp đặt
như hình “holographique”: mỗi một vật phản ảnh tất cả
những cái khác. Tách c phê ở trên bàn, quần áo mà ta
mặc, bức tranh treo trên tường, tất cả những vật mà xưa
nay ta vẫn coi như là thành phần, đều mang trong lòng nó
tất cả những cái khác. Từ nhận định đó, ta có thể nói,
chúng ta cầm không gian vô cùng trong lòng bàn
tay.
(En tout cas, c’est bien ainsi que nous aboutissons au
premier principe d’un univers sans discontinuité,
holistiquement ordonné: tout reflète tout le reste. La
tasse de café sur cette table, les habits que nous
portons, ce tableau au mur, tous ces objets que nous
identifions comme des parties, portent la totalité
enfouie en eux. De ce point de vue, on peut dire que
nous tenons l’infini au creux de notre main.-
Trích ra từ “Khoa học v Triết học”).
Phần thảo luận trên
và câu “Chuùng
ta caàm khoâng gian voâ cuøng trong loøng baøn tay”,
có thể tóm tắt trong câu
“Một
là tất cả,
Tất cả là một”
của
Phật Giáo. (Xin coi thêm chi tiết trong bài “Phật Giáo
trong Thời Đại Mới”).
3.3. Sinh Tử.
Trong kinh sách Phật Giáo ta thường bắt gặp câu,
“Thành, Trụ, Hoại, Không”
hay
“Sinh, Lão, Bệnh, Tử”
Tất cả các loài động vật hay thực vật đều phải đi theo
chu kỳ đó. Nhưng từ đâu sinh ra làm người, hay khi nào
tử, tôi không biết, và có lẽ không ai biết. Đã có
sinh thì có tử. Nhưng chết là hết, hay còn có gì
khác nữa? Tôn giáo ra đời để trả lời cho câu hỏi đó.
Bây giờ gần
92 tuổi, ở cái tuổi gần đất xa trời, tôi mới cảm thấy
thấm thía câu nói trong đạo Phật, “sinh, lão, bệnh,
tử”. Tôi đã đi qua đủ bốn giai đoạn đó. Tôi bị bệnh,
bị đột qụy, chân trái và tay trái tê liệt 50%. Từ
bệnh bây giờ tôi đang đi tới giai đoạn chót của
cuộc đời, tới tử, một điều chắc chắn phải
đến, nhưng bao giờ tử thì tôi không biết.
Ở đời không có ai sống mãi. Tôi biết thế, nên thanh thản
chờ ngày đó đến. Tôi nhớ đến cái chết của Tuệ Trung
Thượng Sĩ. Trong lúc đang hấp hối, thấy người thân khóc
lóc, Người ngồi dậy, bảo,
“Chết là lẽ tự nhiên, việc gì phải khóc,
Đừng làm tâm ta giao động”.
Đòi nước súc miệng, rồi thanh thản ra đi.
Đạo Phật cho rằng có Sinh thì có Tử. Và có Tử thì có
Sinh. Chúng ta cứ quanh quẩn mãi trong cái vòng luân hồi
Sinh Tử, Tử Sinh.
Vào khoảng thế kỷ 19 trở về trước, sống đến 70 năm rất
hiếm, nên đã có câu,
“Nhân sinh thất thập cổ lai hi”
Nhưng bây giờ người ta sống lâu hơn. Trung bình là 80
năm. Nhưng sống lâu có phải là hạnh phúc hơn không? Một
số người thân của tôi đã qua đi, hiền nội năm 2008 khi
bà 88 tuổi, sau 55 năm chung sống, bà Tín người yêu đầu
đời, năm 2009, khi bà 87 tuổi. Mỗi lần có người thân như
thế qua đi, nước mắt tự nhiên nước mắt lại trào ra.
“Nước mắt của chúng sinh đổ ra vì khổ đau từ đời này qua
đời khác gom lại đã nhiều hơn nước đại dương”.
Theo thống kê của Internet,, thì số người sống cho đến
bây giờ là 107,602,707,791. Nếu lấy con số đó trừ đi 7
tỉ người đang còn sống, rồi chia cho 7 thì số người chết
nhiều gấp 15 lần số người sống.
Sau
đây là một đoạn thảo luận về cái chết giữa Jean Francois
Revel (J.F.) và Matthieu Ricard (M), trích ra từ “Phật
Giáo và Cái Chết” (T.G.Đ.C. I)
J.F.-
Cuối cùng… Tất cả những lý luận để làm cho cái chết dễ
chấp nhận đối với con người đã nhiều lần được ghi nhận
trong triết học và tôn giáo. Ta có thể quy vào, một cách
tổng quát, hai loại. Loại thứ nhất dựa vào niềm tin một
sự sống tiếp tục. Kể từ lúc tin có một cái gì ở bên kia,
mà ở đó có một sự bất diệt của nguyên tắc tâm linh trong
chúng ta, linh hồn, thì chúng ta chỉ cần sống
theo một loại sống, phù hợp với một số luật lệ – nghĩa
là, trong ngôn ngữ Ky-tô, tránh xa mọi thứ tội trọng hay
là xưng tội với linh mục, và thế là được bảo đảm tiếp
tục sống trong những hoàn cảnh tốt ở bên kia thế giới.
Cái chết như vậy là một thứ thử thách thể chất, như một
thứ bệnh, nó giúp cho chúng ta đi từ thế giới này sang
một thế giới tốt hơn. Những linh mục giúp cho người sắp
chết đóng góp vào việc làm giảm bớt sự sợ hãi có sẵn
trong sự chuyển tiếp đó. Nguyên tắc của loại an ủi này,
là không có chết thực sự. Cái lo lắng độc nhất là: tôi
sẽ được cứu vớt hay trừng phạt?
Loại suy luận thứ hai hoàn toàn triết học, có giá trị cả
với những người không tin ở thế giới bên kia. Đó là trau
dồi một thứ chịu đựng và khôn ngoan, bằng tự nói với
mình rằng sự hủy diệt, sự tan biến của sự thật sinh vật
ấy, chính tôi, một con vật trong số những con vật, là
một hiện tượng không thể tránh được, tự nhiên, và cần
phải biết chấp nhận. Về vấn đề này, các triết gia đã
khôn khéo cung cấp những lý luận hấp dẫn làm cho cái
chết dễ chấp nhận hơn. Tỉ dụ như Epicure, ông sử dụng
một lập luận nổi tiếng. Ông nói: chúng ta không việc gì
phải sợ chết, bởi vì, thực ra, chúng ta không bao giờ
găp cái chết. Khi chúng ta còn sống, thì cái chết không
có đó. Khi cái chết đến, chúng ta không còn! Vậy thì,
thật là vô ích nếu chúng ta cảm thấy sợ hãi trước cái
chết. Sự quan tâm lớn của Epicure là giải thoát con
người khỏi những sợ hãi vô ích – sợ hãi các vị thần, sợ
hãi cái chết, sợ hãi những hiện tượng thiên nhiên, sấm
xét, động đất – ông cố gắng giải thích những hiện tượng
đó một cách thật hiện đại, như là những hiện tượng có
những nguyên nhân, và tuân theo những luật lệ, v.v.
Nhưng dù sao, về vấn đề chết, người ta không thể thoát
ra khỏi một trong hai cách giải thích hay an ủi trên.
Tôi sẽ xếp Phật Giáo vào loại một. Dù Phật Giáo không
phải là một tôn giáo hữu thần, kỹ thuật tâm linh nó làm
cho cái chết dễ chấp nhận dựa vào một thứ siêu hình học
cho rằng chết không phải là giới hạn. Hoặc là, khi tới
giới hạn, thì đó là một giới hạn có lợi, bởi vì nó có
nghĩa là được giải thoát khỏi cái chuỗi tái sinh vô cùng
tận trong thế giới khổ đau. Trong thế giới hiện đại, ở
Tây phương, người ta nhận thấy rất rõ, cái chết được che
giấu, như là một điều gì xấu hổ. Trong thời Cổ, cái chết
là một cái gì công khai. Người ta chết trong nhiều ngày,
tôi có thể nói như thế… Tất cả gia đình tụ họp xung
quanh người hấp hối, nghe nhưng lời căn dặn cuối cùng,
các linh mục đi nối đuôi nhau, làm những phép bí tích…
Cái chết của vua là một biến cố mà tất cả triều đình
tham dự. Bây giờ, cái chết được che đậy. Nhưng đồng
thời, người ta cũng nhận biết rằng sư im lặng không đủ
và hiện nay đã có những nhân viên y tế giúp đỡ những
người sắp chết, để làm cho sự ra đi có thể dễ dàng.
M.-
Trong thời đại của chúng ta, người ta có khuynh hướng
không nhìn vào cái chết và sự khổ đau nói chung. Có sự
khó chịu này vì chết là một trở ngại không thể vượt qua
được của lý tưởng văn minh Tây phương: sống thật lâu và
hết sức thoải mái. Hơn nữa, chết hủy diệt cái mà người
ta quý trọng nhất: chính mình. Không có một phương tiện
vật chất nào thay đổi được giới hạn bất biến đó. Người
ta thích đem cái chết ra khỏi những sinh hoạt hàng ngày
và duy trì càng lâu càng tốt cái êm đềm của một hạnh
phúc giả tạo, mong manh, bề mặt, nó không giải quyết
được gì mà chỉ làm cho chậm lại sự đương đầu với bản
chất thật của sự vật. Ít ra là chúng ta đã không sống
trong lo âu, chúng ta nghĩ thế. Đúng, nhưng trong khoảng
thời gian “mất” đi đó, càng ngày đời sống càng thâu ngắn
lại, mà chúng ta lại không biết lợi dụng để đi tới nguồn
gốc của vấn đề để tìm ra những nguyên nhân của khổ đau.
Chúng ta đã không biết đem lại ý nghĩa cho mỗi giây phút
của đời sống, và đời sống chỉ là thời gian trôi đi như
hạt cát trong các kẽ ngón tay.
J.F.-
Vậy thì Phật Giáo đề nghị cái gì?
M.-
Có hai cách hữu hiệu để giải quyết cái chết: hoặc là
chúng ta nghĩ rằng con người chúng ta đã tới giai đoạn
chót, như một ngọn lửa sắp tắt, như nước thấm vào đất
khô, hoặc chết chỉ là một giai đoạn. Tuy nhiên, dù tin
hay không tin rằng dòng tâm, một khi tách ra khỏi thân,
sẽ tiếp tục trong những lối sống khác, Phật Giáo giúp
cho người sắp chết, chết trong thanh thản. Đó là một
trong những lý do thành công của sách Sogyal Rinpotché,
Le Livre tibétain de la vie et de la mort (Sách
Tây-tạng về sống và chết), mà một phần lớn dành cho việc
sửa soạn cái chết, giúp cho người sắp chết và cho ngay
cả tiến trình của cái chết. Sogyal Rinpotché bảo rằng,
“cái chết là tiêu biêu cuối cùng và không thể tránh được
của sự hủy hoại cái mà chúng ta quyến luyến nhất: chính
chúng ta. Vì vậy người ta thấy những lời giảng về sự vô
ngã và bản chất của tâm có thể giúp đỡ như thế nào”. Vậy
thì, khi gần chết, nên trau dồi sự không quyến luyến, vị
tha, vui vẻ.
J.F.-
Nếu tôi hiểu đúng, Phật Giáo phối hợp hai loại sửa soạn
cho cái chết mà chúng ta đã nói tới?
M.-
Sự tồn tại của tâm hay một nguyên tắc tâm linh sau khi
chết thuộc thành phần, trong đa số tôn giáo, giáo điều
mặc khải. Trong trường hợp Phật Giáo, người ta đứng trên
bình diện kinh nghiệm trực tiếp, sống bởi những người
chắc chắn ở ngoài sự thông thường nhưng đủ nhiều để
người ta tôn trọng những chứng nhận của họ. Dù sao đi
nữa, chắc chắn rằng trong những tháng cuối cùng hay
những giờ phút cuối cùng, sống thanh thản vẫn tốt hơn là
sống trong lo âu. Chẳng ích lợi gì, để bị hành hạ bởi ý
nghĩ bỏ lại phía sau những người thân và những của cải,
để sống trong sự ám ảnh rằng thân thể của chúng ta sẽ bị
hủy diệt. Phật Giáo dạy chúng ta phá tan những quyến
luyến mãnh liệt nó làm cho cái chết nhiều khi trở thành
một sự đau đớn tinh thần chứ không phải đau đớn thể xác.
Nhưng nhất là Phật Giáo dạy, không nên chờ cho đến lúc
chót mới sửa soạn cho cái chết, bởi vì khi sắp chết
không phải là lúc lý tưởng để bắt đầu thực tập đời sống
tâm linh. Chúng ta thường bị bận rộn với tương lai,
chúng ta làm mọi cố gắng cần thiết để không bao giờ
thiếu tiền, thực phẩm, để bảo vệ sức khỏe, chúng ta
không thích nghĩ đến cái chết, nhưng nó lại là một trong
những biến cố tương lai quan trọng nhất. Suy nghĩ về cái
chết, tuy nhiên, không làm mất tinh thần, nếu người ta
coi đó như một sự nhắc nhở, để ý thức được sự mong manh
của đời sống và để đem lại một ý nghĩa cho mỗi lúc của
đời sống. Một lời dạy Tây-tạng có nói: “Chính bởi luôn
luôn suy nghĩ về cái chết mà người ta đem tâm trở lại
với tu tập tâm linh, làm trẻ lại sự hăng hái tu tập, và,
cuối cùng, coi cái chết như là kết hợp với sự thật tuyệt
đối”. (Hết trích dẫn).
Sống làm người, ai cũng mong sống không khổ đau, sống
trong hạnh phúc, nhưng đó chỉ là những ước mơ khó thành.
Hạnh phúc giống như một nắm cát ta cầm trong tay, nó cứ
theo kẽ tay chảy đi mất. Những người thành công nhất,
với rất nhiều của cải, nhà cao cửa rộng, vợ đẹp con
khôn, nhưng họ sống được bao nhiêu lâu? Mỗi ngày thân
thể của họ mỗi già đi. Sẽ đến lúc dạ dày không tiêu hóa
được thức ăn như khi còn trẻ, ăn không còn biết ngon
nữa. Và cái nhu cầu âm dương kết hợp cũng không còn.
Cuộc đời này có hai cực, có ngày thì có đêm, có hạnh
phúc thì có đau khổ. Ta chỉ có thể làm giảm bớt khổ đau,
chứ không thể loại trừ được hết khổ đau.
Phật Giáo cho rằng sướng hay khổ là do những việc ta đã
làm trong quá khứ. Gây nhân tốt thì gặt quả tốt. Pháp có
câu:
“On récolte ce qu’on a semé”
“Người ta gặt cái mà người ta đã gieo”.
Suy luận thêm ta có thể nói, nếu ta trồng cỏ, thì dù có
ngày đêm cầu nguyện Thượng Đế đến sái quai hàm để biến
cỏ thành lúa, cỏ vẫn chỉ là cỏ.
Nếu tin vào luật nhân quả, thì ta phải chấp nhận rằng,
trong hiện tại, nếu ta sướng hay khổ đều do những nhân
tốt hay xấu mà ta đã gây ra từ trước. Ta có thể thay đổi
tương lai bằng những việc ta làm bây giờ.
Nhìn lại cuộc đời một vấn đề mà nhiều người, nếu không
nói là tất cả, thắc mắc đặt câu hỏi,
“Cuộc đời có ý nghĩa gì không?”
4.
Ý Nghĩa Của Cuộc Đời.
“Đừng tin vào sự chứng minh của kinh sách cổ viết bằng
tay, đừng tin vào một điều mà dân tộc mình tin hay đã
làmthấy nó cho mình tin từ lúc còn nhỏ. Đối với
tất cả mọi điều, phải áp dụng lý trí; sau khi phân tách,
nếu bạn tốt cho mọi người và cho mỗi người, thì hãy tin
nó, sống cho nó và giúp cho người khác cũng sống như
thế”.
“Ne croyez pas sur la foi de vieux manuscrits, ne croyez
pas une chose que votre peuple y croit ou parce qu’on
vous l’a fait croire dès votre enfance. A toutes choses
appliquez votre raison ; lorsque vous les aurez
analysées, si vous trouvez qu’elles sont bonnes pour
tous et pour chacun, alors croyez-les, vivez-les et
aidez votre prochain à les vivre également”. (Parole de
Buddha cite par Swami Vivekananda. “Les Yogas
Pratiques”, Pages 114-15).
----------------
Theo lẽ thông thường, chúng ta sống với những gì ở gần,
nhìn thấy những gì ở gần, ít khi nhìn xa hơn về phía
trước. Đầu thế kỷ 20, dân sống trong làng bao bọc bởi
lũy tre xanh, ít khi ra khỏi làng, lên huyện hay ra
tỉnh. Vợ chồng lấy nhau cũng là người trong làng. Cá
nhân chúng tôi lớn lên ở Hà-nội chỉ biết Hà-nội. Những
tỉnh gần Hà-nội như Bắc Ninh, Bắc Giang, tôi không biết.
Ngay như quê tôi cách xa Hà-nội 60 cây số, tôi cũng chỉ
về thăm mỗi năm, hai hay ba lần, vì phương tiện di
chuyển không thuận lợi. Xe lửa chạy chậm, chỉ 60 cây số
mà nó chạy hết 4 giờ, tính ra là 15 cây số/giờ.
Khoa học trên thế giới đã có những tiến bộ mà không ai
ngờ tới. Neil Amstrong thuyền trưởng Apollo 11 đã bay
tới mặt trăng Tháng 7, 1969, cách xa trái đất
384,403 km, sau 76 giờ bay,
với tốc độ 5057.93
km/h.
Trong khi đó, chỉ cách đây khoảng 100 năm thôi, đầu thế
kỷ 20, từ Hà-nội
đến Huế,
caùch xa nhau 654
cây số,
nhöõng ngöôøi mang leàu choõng töø
Hà-nội
vaøo Hueá ñeå ñi thi, thöôøng ñi heát moät thôøi gian
trung bình laø 20 ngaøy, tính ra moãi ngaøy chæ ñi ñöôïc
30 caây soá.
(Trích ra từ “Thân Tâm”, trang 108).
Nói gì 100 năm trước, chỉ đầu thập niên 1930 thôi, khi
đó đường xá ở Việt Nam còn xấu, chật hẹp, phương tiện
giao thông còn ít, xe gắn máy chưa có, xe hơi tư nhân
gần như không có. Phương tiện di chuyển thông thường là
xe đạp. Có được chiếc xe đạp Peugeot cũng hiếm. Hiền nội
kể rằng, ông anh rể làm tham phán, nghĩa là công chức mà
lương hàng tháng cũng nhiều, có một chiếc xe đạp
Peugeot, mà khi về gần đến nhà ông phải vác xe, không
dám ngồi lên để đạp, hay xuống xe dắt tay về nhà, vì có
một đoạn đường gần nhà chỉ trải đá, không tráng nhựa.
Đi bộ, một người đi nhanh, đi được 5 km/giờ. Đi xe đạp
nhanh gấp 3 lần, được 15 km/giờ. Hà-nội Bắc Ninh cách
nhau 30 km, nếu đi xe đạp phải mất 2 giờ. Đi và về 4
giờ. Vì thế, cá nhân tôi, tuy ở Hà-nội, mà chưa bao giờ
đạp xe sang Bắc Ninh xem hội Lim, hát quan họ.
Nhìn gần, nghĩ gần, tham nhũng, gây chiến, là do hoàn
cảnh, do thói quen, hay vì không biết nhìn xa. Không
biết rằng Nhân Quả theo nhau như hình với bóng. Một nước
cũng như một cá nhân, gây nhân ác thì gặt qủa ác, Nhật
gây chiến đã phải trả quả khá nặng nề. Thủ Tướng
Tojo bị kết án tử hình treo cổ. Thủ đô Tokyo bị bom chết
100.000
người.
Và Hiroshima và Nagasaki bị bom nguyên tử chết 140.000
và 80.000 người.
x
Nếu chúng ta biết rằng mỗi một người là một thành phần
của vũ trụ, “một là tất cả”, có liên hệ với mọi
loài, mọi vật, và nhất là giữa con người với con người,
và hạnh phúc của người cũng là của ta.
Như thế thì muốn sống một cuộc đòi sao cho có ý nghĩa,
tương đối ít khổ đau, chúng ta cần phải biết nhìn xa,
gây nhân tốt ngay từ bây giờ. Nếu chúng ta nghĩ thế và
làm thế, chúng ta sẽ có một gia đình hạnh phúc, một xã
hội yên ổn và Một Thế Giới Hòa Bình.
TRẦN
VĂN KHA
Ngày 23 Tháng 10, 2012
Posted in: Tôn Giáo
Gửi email bài đăng này
BlogThis!
Chia sẻ lên Facebook
0 nhận xét:
Đăng nhận xét