Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

Về Thông Điệp Của Hồng Y Jean-Louis Tauran


Gửi Các Phật Tử Nhân Dịp Lễ Vesak 2013
Trần Chung Ngọc

24-May-2013

I. Vài Nhận Xét Về Thông Điệp Của Hồng Y Jean-Louis Tauran Chúng ta biết rằng, Đại Lễ Vesak Tam Hợp Liên Hiệp Quốc là một sinh hoạt văn hóa và tôn giáo của Liên Hiệp Quốc, đề ra cách đây 14 năm, để kỷ niệm cùng lúc ba biến cố trọng đại trong lịch sử nhân loại, về cuộc đời của Đức Phật: Đản Sinh, Thành Đạo, và Nhập Niết Bàn. Liên Hiệp Quốc đã chọn ngày Đức Phật Đản Sinh để tổ chức Đại Lễ Tam Hợp, và coi ngày đó là Ngày Văn Hóa và Tôn Giáo Thế Giới, để kỷ niệm và tôn vinh Đức Phật, một vĩ nhân văn hóa và tâm linh của nhân loại, một bậc Đại Giác đã để lại cho hậu thế một giáo lý nhân bản, vị tha, từ bi trong tinh thần hòa hợp, hòa bình, những điều mà thế giới vô minh hỗn loạn đầy tranh chấp ngày nay cần đến hơn bao giờ hết. Ngày nay, hàng năm, Liên Hiệp Quốc đều tổ chức lễ kỷ niệm vui mừng ngày Vesak ngay trong trụ sở Liên Hiệp Quốc và các trong cơ quan khác của Liên Hiệp Quốc (This day is commemorated annually at the UN Headquarters and other UN offices)
Mấy năm gần đây, năm nào trong dịp đại lễ Vesak này, Hồng Y Jean-Louis Tauran, thay mặt Hội Đồng về Đối Thoại Liên Tôn của Giáo Hoàng (Pontifical Council for Interreligious Dialogue) cũng có một thông điệp gửi đến các Phật tử. Nội dung các thông điệp mà có người ca tụng là “Đức Hồng Y ban ra những lời giáo huấn cao cả như vậy…” thì thực ra “những lời giáo huấn cao cả” chỉ là những quan niệm thông thường của Vatican về một số vấn đề xã hội, khoan kể là chuyện Hồng Y Tauran lấy tư cách gì để ban giáo huấn cho các Phật tử?
Chức Hồng Y chỉ có giá trị trong nội bộ Ca-tô Giáo, giáo huấn của Hồng Y thì chỉ để cho các người Ca-tô tuân theo, ngoài ra vấn đề đạo đức của một số Hồng Y cũng là một dấu hỏi lớn trong các vụ bao che linh mục loạn dâm, cho nên Phật tử không có bổn phận phải chấp nhận hay tuân theo cái gọi là “giáo huấn cao cả” đó. Hơn nữa, những chủ đề trong thông điệp của Hồng Y Tauran chẳng qua chỉ là những lời trên đầu môi chót lưỡi về một số hoạt động trong xã hội, mà Ca-tô giáo thường đưa ra để đánh bóng bộ mặt của Ca-tô Giáo, chứ nội dung không phản ánh thực chất cấu trúc, lịch sử và giáo lý Ca-tô giáo, như tôi sẽ chứng minh trong đoạn sau.

Chúng ta hãy đọc vài chủ đề của thông điệp gửi các Phật tử nhân dịp đại lễ Vesak trong mấy năm gần đây của Hồng Y Jean-Louis Tauran, Chủ Tịch Hội Đồng về Đối Thoại Liên Tôn của Giáo Hoàng:
Năm 2010: “Người Ki-tô giáo và Phật tử: Cùng nhau bảo vệ môi sinh của thế giới” (Christians and Buddhists: Together for Well Being of World.)
Năm 2011: “Tìm kiếm Sự Thật trong Tự Do: Người Ki Tô và Phật tử sống trong hòa bình với nhau” (Seeking Truth in Freedom: Christians and Buddhists Live in Peace.)
Năm 2012: “Người Ki-tô giáo và Phật tử : Chia sẻ trách nhiệm giáo dục thế hệ trẻ về công lý và hòa bình qua đối thoại liên tôn (Christians and Buddhists: Sharing Responsibility for Educating the Young Generation on Justice & Peace through Interreligious Dialogue.)
Năm nay, 2013, ngày 2 tháng 5, Hồng Y Jean-Louis Tauran đã ký một thông điệp gửi các Phật tử nhân dịp lễ Vesak với nhan đề: Yêu thương, Bảo vệ, và Đẩy mạnh ủng hộ sự sống của con người.” (Christians and Buddhists: Loving, Defending, and Promoting Human Life.)
Chúng ta thấy, những chủ đề trên không phải là những chủ đề để bàn luận trong cuộc đối thoại liên tôn. Đó chỉ là những quan điểm của Vatican về những vấn đề xã hội, và có phần hẹp hòi. Những vấn đề trong những thông điệp trên là những vấn đề mà mọi tôn giáo, nhất là Phật Giáo, đều quan tâm đến và đã thực hành từ lâu, đâu có cần phải chờ đến “giáo huấn” (sic) của Hồng Y Tauran.
»» Về bảo vệ tài sản thiên nhiên của tổ quốc :
Thí dụ, về chủ đề “Người Ki-tô giáo và Phật tử: Cùng nhau bảo vệ môi sinh của thế giới” thì cách đây nhiều năm, trong bản "Đường Hướng Của Phật Giáo Việt Nam", Thiền Sư Thích Nhất Hạnh đã chủ trương bảo vệ môi sinh như sau:  
"Phật tử Việt Nam nguyện bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thồ Việt Nam, bảo vệ đất, núi, rừng, sông biển và không khí Việt Nam, nguyện làm tất cả những gì có thể làm được để bảo vệ môi sinh, bảo vệ mọi loài cầm thú và thảo mộc trên đất nuớc Việt Nam, nguyện chận đứng nạn ô nhiễm và phá hoại di sản thiên nhiên của tổ quốc Việt Nam. Phật tử Việt Nam kêu gọi đồng bào, chính quyền và các bạn yêu Việt Nam trên thế giới góp sức vào công việc bảo vệ này. Phật tử Việt Nam đòi hỏí rằng những nỗ lực phát triển nông nghiệp, phát triển kỹ nghệ; đầu tư ngoại quốc và khai thác tài nguyên... cần được thực hiện trên nguyên tắc bảo vệ di sản thiên nhiên này".
»» Về “Tìm kiếm Sự Thật trong Tự Do: Người Ki Tô và Phật tử sống trong hòa bình với nhau
Chúng ta đã biết là Ca-tô Giáo không sợ tội lỗi mà chỉ sợ sự thật. Hơn nữa Ca-tô Giáo là một tổ chức mà từ trên xuống dưới, cấp dưới phải tuyệt đối vâng lời cấp trên theo giáo hội dạy về “đức vâng lời”, cho nên không làm gì có chuyện tự do, tự do suy tư, tự do tìm hiểu Thánh Kinh, tự do đọc sách, tự do có những quan niệm cá nhân về các vấn nạn xã hội như ngừa thai, đồng tính luyến ái v..v….
Phật giáo là tôn giáo hòa bình cho nên từ xưa tới nay, Phật tử vẫn sống hòa bình với mọi tín đồ tôn giáo khác. Chỉ có người Ca Tô Giáo là sống với tâm cảnh cuồng tín, chia rẽ, thù nghịch với những người khác đạo như lịch sử Ca-tô Giáo đã chứng minh. Cho nên bảo Phật tử sống hòa bình với người Công giáo có nghĩa là muốn những người Phật tử hiền hòa hãy để cho người Ca-tô tự do xuyên tạc hạ thấp Phật Giáo, và dùng mọi thủ đoạn để cải đạo người Phật tử, một nhiệm vụ mà Giáo hoàng Benedict XVI đã ra huấn thị trước đây: “Nhiệm vụ của Giáo hội: phải rao truyền Lời của Gót trên thế giới” (The Church's Mission: To Proclaim The Word Of God To The World.). Phật tử ngày nay không phải là những “cô bé quàng khăn đỏ”.
»» Về “ Người Ki-tô giáo và Phật tử : Chia sẻ trách nhiệm giáo dục thế hệ trẻ về công lý và hòa bình qua đối thoại liên tôn
Giáo dục giới trẻ về công lý và hòa bình thì có liên quan gì đến đối thoại liên tôn? Hơn nữa, nền giáo dục Ca-tô là nền giáo dục nhồi sọ giới trẻ từ nhỏ, nhất nhất phải tuyệt đối tin theo chủ trương và những gì giáo hội dạy, khác hẳn với nền giáo dục khai phóng của Phật Giáo, khuyến khích Phật tử tìm hiểu sự thật bằng lý trí và suy luận. Cho nên Hồng Y Tauran nói chỉ là trên đầu môi chót lưỡi, có tính cách khoa trương. Bao nhiêu xì-căng-đan trong giáo hội gần đây, từ Vatican trở xuống, đã chứng tỏ Giáo hội Ca-tô không hề tôn trọng công lý. Chính sách bao che các linh mục loạn dâm của giáo hội, chính sách dùng mọi thủ đoạn để cải đạo v..v.. không thể nói là tôn trọng công lý.
»» Cuối cùng, về “Yêu thương, Bảo vệ, và Đẩy mạnh ủng hộ sự sống của con người” thì đây là một quan niệm khá hẹp hòi. Phật giáo không chỉ tôn trọng sự sống của con người mà còn được dạy phải tôn trọng mọi sự sống, từ các sinh vật nhỏ nhoi đền cây cỏ. Lịch sử Ca-tô Giáo đã chứng tỏ, Ca-tô giáo không hề bảo vệ, ủng hộ sự sống của con người, nếu con người đó không phải là người Ca-tô. Khoan kể trong thời Trung Cổ với những cuộc gọi là “thánh chiến”, những tòa án xử dị giáo, những cuộc săn lùng phù thủy, mang về tra tấn bắt thú cái tội không hề có rồi mang đi thiêu sống, mà có học giả đã đưa ra con số nạn nhân của giáo hội là 200 triệu, gồm đủ mọi lớp người, từ con trẻ đếng ông bà già.
Trong thời cận đại, người Ca-tô Hitler ở Đức giết 6 triệu người Do Thái, Pavelich ở Croatia giết 700000 người Chính Thống giáo và Gypsies, Ngô Đình Diệm ở Nam Việt Nam giết 300000 người ngoại đạo dưới danh nghĩa chống Cộng, những sự kiện trên đã chứng tỏ hơn gì hết tinh thần “bảo vệ sự sống của con người” (sic) của Ca-tô Giáo.
http://colleenrich.com/vatican-holocaust-part-1/
SH ghi chú ảnh: Sự hy sinh hàng loạt trên 18 triệu tín đồ ngây thơ, các Kitô hữu Chính Thống Giáo, người Do Thái dân tộc và các nhóm dân tộc thiểu số bằng cách đốt sống họ ở Ba Lan và Nga, mới gần 70 năm trước đây bởi các nhà độc tài Công Giáo Adolf Hitler và Joseph Stalin tiêu biểu cho việc giết người hàng loạt lớn nhất và đắt nhất trong lịch sử loài người. Ảnh trong quyển Vatican's Holocaust
Tôi nghĩ rằng, xét theo lịch sử, thì Hồng Y Tauran nên nói riêng những điều trên với người Ki Tô Giáo, chứ Phật tử chúng tôi, trong suốt hơn hai ngàn năm truyền đạo, Phật Giáo chưa hề làm đổ một giọt máu của người vô tội, chưa cưỡng ép người nào phải quy y Tam Bảo, và đã từng thể hiện tình yêu thương chúng sinh, bảo vệ và tôn trọng sự sống của con người và mọi sinh vật. Cho nên, Hồng Y Lauran nói những điều trên đối với Phật tử tôi cho là thừa.
Vì bản chất và những sự kiện lịch sử về Ca-tô Giáo đã rõ ràng, Phật tử trong những năm qua đã không hề đáp ứng những lời tuyên truyền trên đầu môi chót lưỡi của Hồng Y Tauran, và những thông điệp của Hồng Y Tauran chỉ như những tiếng nói cất lên trong sa mạc. Vả chăng, những chủ đề Hồng Y Tauran đưa ra trong những thông điệp gửi Phật tử trong dịp lễ Vesak, không thuộc lãnh vực “đối thoại liên tôn”. Vì theo định nghĩa, thì “đối thoại liên tôn” là sự trao đổi ý kiến giữa các tôn giáo để hiểu biết về nhau, trong sự ôn hòa, để đi đến sự hòa hợp.
Đối thoại là dùng lời lẽ lý luận và hiểu biết để giải quyết các bất đồng và tránh sự hiểu lầm, tránh gây nên sự bất hòa giữa các tôn giáo có cùng một niềm tin như Ca-tô, Tin Lành và Chính Thống, hay Do Thái và Hồi giáo, những tôn giáo thờ thần. Dù rằng trong những tôn giáo đều có một số điểm giáo lý giống nhau, nhưng vấn đề chính là những giáo lý đó có được áp dụng hay không, và áp dụng như thế nào. Lịch sử Ca-tô Giáo và Phật Giáo đã chứng tỏ có sự khác biệt sâu đậm về cách hành trì một số giáo lý giống nhau như “không được giết người”, “hiếu kính cha mẹ”, “tôn trọng nhân quyền” v…v… Mặt khác, Ca-tô giáo là tôn giáo của “đức tin”, tin có một Thiên Chúa sáng tạo, Phật Giáo là tôn giáo của “trí tuệ”, không tin là có một đấng siêu nhiên nào đó sáng tạo và làm chủ thể của vũ trụ, muôn loài. Đó là hai con đường hoàn toàn đối ngược, nên khó có thể hòa hợp trong lãnh vực tâm linh.
SH - Phóng sinh là một tập quán của tín đồ Phật giáo cổ động lòng từ bi đối với chúng sanh
Tôi thiết nghĩ, Phật Giáo không cần phải gia nhập “đối thoại liên tôn” với Ca-tô Giáo. Phật Giáo đã hiểu rõ Ca-tô Giáo hơn gì hết, cho nên không cần tìm hiểu thêm Ca-tô giáo qua “đối thoại liên tôn”. Ca-tô giáo cũng đã nghiên cứu về Phật Giáo và lấy những cái hay của Phật Giáo, sửa đổi lại làm của Ca-tô Giáo, đây là điều chúng ta đã biết. Hơn nữa, tôi sẽ trình bày thực chất chủ trương “đối thoại liên tôn” của Ca-tô Giáo trong một đoạn sau. Và chúng ta sẽ thấy, Ca-tô Giáo không có tinh thần đối thoại, vì Ca-tô giáo quan niệm chỉ có tôn giáo của họ là đúng, là duy nhất chân thật. Mặt khác, thông điệp của Hồng Y Tauran gửi các Phật tử nhân dịp đại lễ Vesak với những chủ đề không thích hợp với ý nghĩa của đại lễ Vesak. Để so sánh, chúng ta hãy đọc một tài liệu của Liên Hiệp Quốc nhân dịp đại lễ Vesak:
Sau đây là thông điệp của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, Ban Ki-Moon, nhân dịp ngày lễ Vesak được tổ chức vào ngày 24 tháng 5, 2013.
Ngày lễ Vesak là ngày kỷ niệm vui mừng cho mọi Phật tử trên thế giới và là một cơ hội để cho mọi người trong cộng đồng thế giới được hưởng lợi ích từ những truyền thống phong phú của họ. Ngày lễ Vesak năm nay, rơi vào một giai đoạn trèn ngập những sự xung đột và đau khổ, là cơ hội để chúng ta nghiệm xét về những giáo lý của Phật Giáo có thể giúp chúng ta đáp ứng để vượt thắng những thách đố của thời đại.
Đương đầu với những vấn nạn bất ổn trên thế giới thì phù hợp với tinh thần của Phật Giáo. Chính Đức Phật, khi còn là một Hoàng tử trẻ, đã rời bỏ sự an toàn trong cung điện của Người để nhận thức ra bốn sự khổ trên đời là Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Tuy những thực tế đáng buồn đó không thể tránh được, Phật Giáo đã cống hiến cho chúng ta sự sáng suốt để đối phó với những sự khổ đó. Lịch sử Phật Giáo có đầy những thí dụ về khả năng chuyển hóa mà triết lý Phật Giáo đã gây cảm hứng cho nhân loại.
Truyền thuyết về Vua Ashoka, một vị Vua với những cuộc chinh phục, ngự trị trong một triều đại bạo tàn ở Ấn Độ vào khoảng ba thế kỷ sau khi Đức Phật nhập diệt, cuối cùng đã trở thành Phật tử, từ bỏ bạo tàn, chủ trương hòa bình. Những giá trị mà Vua Ashoka theo, gồm nhân quyền, chính quyền cai trị dân chủ và tôn trọng phẩm giá của sự sống, thì thường có trong mọi tôn giáo lớn. Sự kiện là ông ta có thể theo những giá trị đó sau nhiều năm chiến tranh tàn bạo chứng tỏ rằng thiện chí của những cá nhân có thể chấm dứt những sự đau khổ đang lan tràn.
Ngày nay, hơn bao giờ hết, chúng ta cần đến tinh thần bất bạo động [của Phật Giáo] để tạo hòa bình và dẹp đi những sự xung đột. Tôi gửi đến những Phật tử những lời chúc tốt đẹp nhất trong dịp kỷ niệm vui mừng của đại lễ Vesak, và niềm hi vọng thành thực nhất của tôi là chúng ta có thể cùng nhau dựa trên những lý tưởng tâm linh [của Phật Giáo] để củng cố sự kiên quyết làm cho thế giới tốt đẹp hơn của chúng ta.
[Following is UN Secretary-General Ban Ki-moon’s message for Vesak Day, to be observed on 24 May:
Vesak Day is a celebration for Buddhists worldwide and an opportunity for all members of the international community to benefit from their rich traditions. This year’s observance, falling at a time of widespread strife and misery, is an occasion to examine how Buddhist teachings can inform our response to prevailing challenges.
Confronting the troubling problems facing our world is consonant with Buddhism.  The Buddha himself, as a young prince, left the safety of his palace to discover the four sufferings of birth, sickness, old age and death. While such painful realities cannot be avoided, Buddhism offers insights into how to cope with them.  Its history is replete with inspiring examples of the transformative power of Buddhist philosophy.
The legendary King Ashoka, a conqueror who presided over a brutal reign in India some three centuries after the Buddha’s passing, ultimately converted to Buddhism, renounced violence and embraced peace.  The values that King Ashoka espoused, including human rights, democratic governance and respect for the dignity of life, are common to all great religions.  The fact that he was able to embrace them after years of brutal war offers proof that the goodwill of individuals can end widespread suffering.
Now more than ever, we need the spirit of non-violence to help inspire peace and quell conflict. I offer my best wishes to believers celebrating Vesak Day, and my sincerest hopes that we may all draw on spiritual ideals to strengthen our resolve to improve our world.]
Trái lại, thông điệp của Hồng Y Tauran không nói gì đến ý nghĩa của lễ Vesak mà phần lớn là để quảng cáo cho giáo hoàng Francis và quảng cáo cho những điều chỉ có trên đầu môi chót lưỡi chứ giáo hội Ca-tô chưa hề thực hiện như lịch sử Ca-tô giáo đã ghi rõ. Thí dụ, chúng ta hãy đọc đoạn sau đây trong thông điệp của HY Tauran:
Ngay từ khi đảm nhận thừa tác vụ, Đức giáo hoàng Phanxicô đã tái khẳng định sự cần thiết của cuộc đối thoại bằng hữu giữa những tín đồ của các tôn giáo khác nhau. Ngài nhắc lại rằng “Giáo hội ý thức rằng chúng ta có trách nhiệm đối với thế giới, đối với toàn thể tạo thành(sic) mà chúng ta cần phải yêu thương và bảo vệ. Chúng ta có thể làm nhiều điều để giúp đỡ người nghèo đói, người túng quẫn và người đau khổ, để đề cao công lý (??), cổ vũ sự hòa giải và xây dựng hòa bình” (Diễn văn trong buổi tiếp kiến lãnh đạo các giáo hội và các tôn giáo, 20 tháng Ba 2013). Sứ điệp Ngày Hòa bình Thế giới năm 2013 với chủ đề “Phúc cho ai xây dựng hòa bình” cho thấy rằng “con đường để đạt tới công ích và hòa bình, trước hết là con đường tôn trọng sự sống của con người trong mọi trạng huống, từ khi còn là bào thai, qua giai đoạn phát triển cho tới cái chết tự nhiên. Vì thế, những ai thực sự xây dựng hòa bình cũng là những người yêu thương, bảo vệ và phát triển sự sống con người trong mọi chiều kích: cá vị, cộng đồng và siêu việt. Sự sống viên mãn là tuyệt đỉnh của hòa bình. Ai yêu chuộng hòa bình thì không thể dung thứ cho những cuộc tấn công và tội ác chống lại hòa bình (Sứ điệp Ngày Hòa bình Thế giới 2013, số 4).
“Pope Francis, at the very beginning of his ministry, has reaffirmed the necessity of dialogue of friendship among followers of different religions. He noted that: 'The Church is […] conscious of the responsibility which all of us have for our world, for the whole of creation, which we must love and protect. There is much that we can do to benefit the poor, the needy, and those who suffer, and to favour justice, promote reconciliation, and build peace' ('Audience with Representatives of the Churches and Ecclesial Communities and of the Different Religions', 20 March 2013). The Message of the World Day of Peace in 2013 entitled 'Blessed are the Peacemakers', notes that: 'The path to the attainment of the common good and to peace is above all that of respect for human life in all its many aspects, beginning with its conception, through its development and up to its natural end. True peacemakers, then, are those who love, defend, and promote human life in all its dimensions—personal, communitarian, and transcendent. Life in its fullness is the height of peace. Anyone who loves peace cannot tolerate attacks and crimes against life' ('Message for the World Day of Peace' in 2013, n. 4).”
Đối thoại có ích gì, sẽ đi đến đâu, khi mà trong thời buổi này, Giáo hoàng Francis vẫn còn tin vào những điều mà cả thế giới biết là không thể thực hiện. Trong dịp lễ Phục Sinh vừa qua, tân Giáo hoàng Francis đã đưa ra một thông điệp gọi là thông điệp phục sinh (Easter Message) như sau:
Chúng ta cầu xin Chúa Giê-su đã sống lại, hãy làm cho sự chết thành sự sống, hãy đổi thù hận thành tình yêu thương, trả thù thành tha thứ, chiến tranh thành hòa bình.
(We ask the risen Jesus, who turns death into life, to change hatred into love, vengeance into forgiveness, war into peace.)
Nếu thực sự có một Chúa Giê-su như Giáo hoàng tin, thì trong 2000 năm nay, thế giới đã không còn sự chết, không còn thù hận, trả thù và chiến tranh. Nhưng điều thê thảm là, thế giới vẫn tràn ngập nhưng sự chết, hận thù, trả thù và chiến tranh, và Chúa vẫn im lặng suốt 2000 năm nay, tuy rằng giáo dân được dạy là Chúa toàn năng, nghĩa là làm gì cũng được, và toàn trí, nghĩa là cái gì cũng biết, và Chúa lòng lành (le bon Dieu), rất mực nhân từ.
Chúng ta hãy đọc một đoạn khác trong thông điệp của Hồng Y Tauran:
Người Ki Tô hữu chúng tôi tin rằng trọng tâm giáo huấn luân lý của Đức Giê-su(sic) gồm hai mặt: kính mến Thiên Chúa và yêu thương người đồng loại. Đức Giê-su dạy: “Như Cha đã yêu thương Thầy, Thầy cũng yêu thương các con; hãy ở trong tình thương của Thầy”. Ngài còn nói: Đây là lệnh truyền của Thầy: “Hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương các con (Giáo lý hội thánh Công giáo, số 1823)
(We Christians believe that the core of Jesus’ moral teaching is twofold; love of God and love of neighbour. Jesus says: 'As the Father has loved me, so have I loved you; abide in my love'. And again: 'This is my commandment, that you love one another as I have loved you' ('Catechism of the Catholic Church, n. 1823)).
Chúng ta hãy tự hỏi, những đoạn trên có thích hợp trong một thông điệp gửi các Phật tử để chúc mừng lễ Vesak hay không. Mặt khác những điều trên chỉ là những điều người Ki Tô tin, và thường đưa ra một cách chọn lọc để đánh bóng nhân vật Giê-su.
=> Những nhận định về Thiên Chúa mà Giê-su dạy cho tín đồ
Trên thực tế, Ca-tô giáo chỉ đưa ra những lời hoa mỹ chứ rất ít khi thực hành những điều đó. Thực chất là, nếu không ai biết Thiên Chúa là cái gì thì làm sao có thể kính mến Thiên Chúa. Nếu bảo rằng Thiên Chúa đó là Cha của Giê-su như được mô tả trong Cựu Ước thì Thiên Chúa đó có đáng để chúng ta yêu thương hay không? Thiên Chúa đó như thế nào? Có lẽ Hồng Y Tauran không hề biết là ngày nay Phật tử và những người vô thần đọc Thánh Kinh kỹ hơn người Ca-tô rất nhiều. Không biết Hồng Y Tauran có thể phủ nhận được những nhận định sau đây về Thiên Chúa mà Giê-su dạy tín đồ phải yêu thương hết sức, hết linh hồn không?
1) Tổng Thống Thomas Jefferson của Mỹ, sau khi đọc cuốn “Thánh Kinh”, đã nhận định về Thiên Chúa của Ki Tô Giáo là “một nhân vật có tính tình khủng khiếp – độc ác, ưa trả thù, đồng bóng, và bất công” [Thomas Jefferson describes The God of Moses as “a being of terrific character – cruel, vindictive, capricious and unjust].
2) James A. Haught:   Qua luận lý, chúng ta có thể thấy quan niệm của giáo hội về một Thiên Chúa ở trên trời với lòng “quá thương yêu thế gian” không đứng vững. Nếu có một đấng thần linh sáng tạo ra mọi thứ hiện hữu thì ông ta đã làm ra ung thư vú cho phái nữ, bệnh hoại huyết cho trẻ con, bệnh cùi, bệnh AIDS, bệnh mất trí nhớ (Alzheimer), và hội chứng Down (khuyết tật tinh thần). Ông ta ra lệnh cho những con cáo cắn xé nát những con thỏ ra từng mảnh, những con báo giết những hươu nai. Không có một con người nào độc ác đến độ hoạch định những sự khủng khiếp như vậy. Nếu một đấng siêu nhiên làm như vậy, ông ta là một con quỷ, không phải là một người cha nhất mực nhân từ.
[Haught, James A., 2000 Years of Disbelief: Famous People with the Courage to Doubt, p. 324: Through logic, you can see that the church concept of an all-loving heavenly creator doesn't hold water. If a divine Maker fashioned everything that exists, he designed breast cancer for women, childhood leukemia, leprosy, AIDs, Alzheimer's disease, and Down's syndrome. He madated foxes to rip rabbits apart and cheetahs to slaughter fawns. No human would be cruel enough to plan such horrors. If a supernatural being did so, he's a monster, not an all-merciful father.]
3) Giám mục John Shelby Spong: Cuốn Thánh Kinh đã làm cho tôi đối diện với quá nhiều vấn đề hơn là giá trị. Nó đưa đến cho tôi một Thiên Chúa mà tôi không thể kính trọng, đừng nói đến thờ phụng. [ John Shelby Spong, Rescuing The Bible From Fundamentalism, p. 24:  A literal Bible presents me with far more problems than assets. It offers me a God I cannot respect, much less worship.]
4) Linh mục Công giáo James Kavanaugh viết về “Huyền Thoại Cứu Rỗi” trong cuốn Sự Sinh Ra Của Thiên Chúa (The Birth of God), 
Nhưng đối với con người hiện đại. chuyện hi sinh của Giê-su chẳng có ý nghĩa gì mấy, trừ khi hắn đã bị reo rắc sự sợ hãi và bị tẩy não từ khi mới sinh ra đời (But to modern man, it makes far less sense unless he has been suitably frightened and brainwashed from birth). Đối với tôi (Linh mục James Kavanaugh), đó là một huyền thoại “cứu rỗi” của thời bán khai, miêu tả một người cha giận dữ [Thiên Chúa], chỉ nguôi được cơn giận bằng cái chết đầy máu me của chính con mình. Đó là một chuyện độc ác không thể tưởng tượng được của thời bán khai(It is a primitive tale of unbelievable cruelty).
5) Nhưng đặc biệt hơn cả là khi đọc Richard Dawkins trong cuốn “The God Delusion”, ấn bản 2008, tôi thấy tác giả đưa ra tới 16 nhận định về Thiên Chúa của Ki Tô Giáo rất đáng để chúng ta nghiên cứu để tìm hiểu sự thật. Mở đầu Chương 2, trang 51, về “Giả Thuyết Về Thiên Chúa” [The God Hypothesis], tác giả Richard Dawkins viết:
Không cần phải bàn cãi gì nữa, Thiên Chúa trong Cựu Ước là nhân vật xấu xa đáng ghét nhất trong mọi chuyện giả tưởng: ghen tuông đố kỵ và hãnh diện vì thế; một kẻ nhỏ nhen lặt vặt, bất công, có tính đồng bóng tự cho là có quyền năng và bất khoan dung; một kẻ hay trả thù; một kẻ khát máu diệt dân tộc khác; một kẻ ghét phái nữ, sợ đồng giống luyến ái, kỳ thị chủng tộc, giết hại trẻ con, chủ trương diệt chủng, dạy cha mẹ giết con cái, độc hại như bệnh dịch, có bệnh tâm thần hoang tưởng về quyền lực, của cải, và toàn năng[megalomaniacal], thích thú trong sự đau đớn và những trò tàn ác, bạo dâm [sadomasochistic], là kẻ hiếp đáp ác ôn thất thường.
[The God of the Old Testament is arguably the most unpleasant character in all fiction: jealous and proud of it; a petty, unjust, unforgiving control-freak; a vindictive, bloodthirsty ethnic cleanser; a misogynistic, homophobic, racist, infanticidal, genocidal, filicidal, pestilential, megalomaniacal, sadomasochistic, capriciously malevolent bully.]
Lẽ dĩ nhiên Hồng Y Tauran và các tín đồ Ca Tô Giáo có quyền yêu thương một Thiên Chúa như vậy, và chúng tôi không có ý kiến về lòng yêu thương này.
=> Những lời dạy "yêu thương" của Giê-su trong Tân-ước!
Còn đối với những lời dạy yêu thương của Giê-su thì thử hỏi nếu người nào không tin Giê-su thì Giê-su có thương yêu người đó hay không. Lòng yêu thương của Giê-su được thể hiện trong những đoạn sau trong Tân ước:
Luke 19: 27: Hãy mang những kẻ thù của Ta, những kẻ không muốn Ta ngự trị trên họ, và giết chúng ngay trước mặt Ta.
[But bring here those enemies of mine, who did not want me to reign over them, and slay them before me]
Matthew 18: 6: Nếu ai làm cho một trong những đứa trẻ đã tin Ta phạm tội, thì tốt hơn cho hắn là buộc một cối đá vào cổ hắn và ném hắn xuống đáy biển cho chết đuối.
(But whoever causes one of these little ones who believe in me to sin, it would be better for him if a millstone were hung around his neck, and he were drowned in the depth of the sea)
Phạm tội gì? Thánh Kinh tiếng Việt dịch "to sin" là "mất đức tin". Không tin Giê-su hay mất đức tin về Giê-su có phải là một tội hay không?
Trong Tân Ước có nhiều đoạn mô tả Giê-su rất hận thù những người không tin ông ta và đưa ra những lời nguyền rủa rất cay nghiệt. Cũng vì vậy mà học giả Ca-tô Joseph L. Daleiden đã đưa ra nhận định sau đây:
Con người hành động dã man phần lớn là bị ảnh hưởng đạo đức trong nền văn hóa của mình. Đạo đức của Tân Ước là trả thù bất cứ người nào bác bỏ Ki Tô Giáo. Tuy những người viết Tân Ước một mặt viết Giê-su dạy phải tha thứ, Ông ta thực ra có một thái độ cực kỳ bất khoan nhượng đối với những người không chấp nhận ông ta là đấng cứu rỗi của họ.
[Joseph L. Daleiden, The Final Superstition, p.179: That human act savagely is in large part a function of their cultural ethic. The ethic of the New Testament was vengeance on any who rejected Christianity. Although on one hand the New Testament writers have Jesus preaching forgiveness, He espouses an extremely intolerant attitude toward those who do not accept Him as their Savior.]
Giám mục John Shelby Spong, sau khi nghiên cứu Tân ước, đã đưa ra một nhận định về Giê-su như sau:
Có những đoạn trong bốn Phúc Âm mô tả Giê-su ở Nazareth như là một con người thiển cận, đầy hận thù, và ngay cả đạo đức giả.
(John Shelby Spong, Rescuing The Bible From Fundamentalism, p. 21: There are passages in the Gospels that portray Jesus of Nazareth as narrow-minded, vindictive, and even hypocritical).
Jim Walker cũng viết trên Internet trong bài http://www.nobeliefs.com/jesus.htm: Chúng Ta Có Nên Kính Ngưỡng Giê-su Không? (Should We Admire Jesus?):
Nhiều tín đồ Ki-Tô-giáo không hề biết đến là nhiều đoạn trong các Phúc Âm trong Tân Ước, Giê-su được mô tả như là một con người đầy hận thù, xấu xa, bất khoan dung, và đạo đức giả.
[Unbeknownst to many Christians, many times the Gospels of the New Testament portray Jesus as vengeful, demeaning, intolerant, and hypocritical.]
=> Mục đích của Giê-su
Mục đích của Giê-su sinh ra đời có phải để đề cao tình yêu thương giữa nhân loại, hay sống hòa bình với nhau không? Chúng ta hãy đọc:
a) Trong Matthew 10: 34-36, Giê-su khẳng định:
Đừng tưởng rằng Ta xuống trần để mang lại hòa bình trên trái đất. Ta không xuống đây để mang lại hòa bình mà là gươm giáo.  Vì Ta xuống đây để làm cho con chống lại cha, con gái chống lại mẹ, con dâu chống lại mẹ chồng, và kẻ thù của con người ở ngay trong nhà hắn.
 b) Luke 12: 51-53 cũng xác định lại khẳng định của Giê-su như sau:
Đừng tưởng Ta đến để đem hòa bình cho thế giới. Không, Ta đến để chia loài người làm hai. Từ đây, một nhà có năm người sẽ chia rẽ chống đối nhau: hai chống ba, và ba chống hai. Mâu thuẫn sẽ diễn ra giữa con trai với cha, con gái với mẹ, con dâu với mẹ chồng.
c) Đặc biệt là John 3:18 viết:
Người nào không tin Giê-su là con một của Gót thì đã bị luận phạt rồi [có nghĩa là bị Giê-su đầy xuống hỏa ngục để cho ngọn lửa vĩnh hằng của Chúa thiêu đốt]
(KJV, John 3: 18: He does not believe is condemned already, because he has not believed in the the name of the only begotten Son of God).
Sau đây chúng ta hãy tìm hiểu chiêu bài “đối thoại liên tôn” hay “hòa hợp tôn giáo” của Ca-tô Rô-ma Giáo.
II. Thực Chất Chiêu Bài “Đối Thoại Liên Tôn” Của Ca-Tô Rô-ma Giáo
Như chúng ta đã biết, sau Đệ Nhị Thế Chiến, với mặc cảm tội lỗi, và trước sự tiến bộ trí thức của nhân loại, Giáo hội Ca Tô không còn chọn lựa nào khác, vì quyền lực thế tục đã mất, không còn khả năng bách hại những người ngoại đạo bằng những hành động bất nhân tàn ác, cho nên, qua Công Đồng Vatican II, đã đưa ra chiêu bài “đối thoại liên tôn” với hi vọng đi đến sự hòa hợp tôn giáo giữa Ca-tô, Tin Lành (Láo), và Chính Thống, thống nhất dưới quyền của Ca-tô Giáo.
Chúng ta hãy đọc đoạn sau đây trong cuốn Tài Liệu Vatican II Với Những Ghi Chú, Bình Luận của Những Giới Chức Có Thẩm Quyền Gia Tô, Tin Lành và Chính Thống Giáo (The Documents of Vatican II: With Notes and Comments by Catholic, Protestant and Orthodox Authorities) , Walter M. Abbott làm Tổng Chủ Biên (General Editor):
"Trong nhiều thập niên, mỗi năm vào tháng Giêng, Ca-tô Rô-ma để ra 8 ngày để cầu nguyện cho sự thống nhất giáo hội. Cho đến năm 1959, ý tưởng chính trong những ngày đó, từ 18 đến 25 tháng Giêng, là hi vọng giáo dân Tin Lành sẽ "trở lại" giáo hội chân thật duy nhất (nghĩa là Ca-tô Rô-ma) và Chính Thống Giáo sẽ dẹp tiệm.
Cũng trong những thập niên này, những tín đồ Tin Lành đã tham gia vào cái về sau đư/ợc gọi là "phong trào hợp tác tôn giáo". Sự phát triển thành hình Công Đồng Giáo Hội Toàn Cầu, sự gia tăng trong việc tập hợp các giáo hội Tin Lành địa phương trên hoàn cầu, sự kết hợp của các giáo hội, tất cả những hoạt động trên biểu thị một đường hướng thống nhất. Giáo hội Ca-tô Rô-ma vẫn đứng ở ngoài xa. Ở Âu Châu có những trung tâm điều nghiên Ca Tô quan sát canh chừng những sự phát triển này, nhưng đại cương thì giáo hội chỉ canh chừng và cầu nguyện, chứ không tham gia cuộc đối thoại hay cầu nguyện của các giáo hội Tin Lành. Thế rồi Giáo Hoàng John XXIII lên ngôi và ngày 25 tháng 7 năm 1959 ngài loan báo ý định triệu tập một công đồng hợp tác tôn giáo."
(Each year in January, for many decades, Roman Catholics have offered eight days of prayer for Church unity. Until 1959, the general idea behind those days of prayer, January 18-25, was the hope that the Protestants would "return" to the one true Church, and that the Orthodox schism would end. Throughout those same decades, Protestants became more and more involved in what had come to be called the "ecumenical movement." The development of the World Council of Churches, the growth of national and world-wide groupings of Protestant Churches, the merges of Churches - all these expressed the groping toward unity. The Roman Catholic Church remained aloof. There were Catholic centers of study in Europe that watched developments, but, in general, the Church watched and prayed without joining in the dialogue and prayer of the Protestant Churches. Then came Pope John XXIII and, on January 25, 1959, he announcement of his intention to call an Ecumenical Council.)
Vậy, căn bản thì phong trào hợp tác tôn giáo là để thống nhất các giáo hội Thiên Chúa Giáo: Ca Tô, Tin Lành, và Chính Thống. Thật vậy, "bản đề nghị sắc lệnh hòa giải hòa hợp tôn giáo (conciliar Decree on Ecumenism) gồm có 5 chương. 3 chương đầu nói về nguyên tắc và cách thực hành hòa hợp tôn giáo và những giao hệ với các giáo hội Tin lành và Chính Thống. Chương thứ tư nói về sự giao hệ với người Do Thái; chương thứ năm về tự do tôn giáo." (There were five chapters. The first three covered principles and practices of ecumenism and relations with Protestant and Orthodox Churches. The fourth chapter was on the relations with the Jews; the fifth was on religious freedom.)
Ngày 21 tháng 11 năm 1964, sắc lệnh được chấp thuận với 2107 phiếu thuận và 11 phiếu chống. Giáo hội Ca-tô Rô-mađã chính thức tham gia phong trào hợp tác tôn giáo Trong sắc lệnh này, chương thứ tư nói về Do Thái đã được Hồng Y Bea mở rộng để thêm vào đó một bản tuyên ngôn liên hệ đến các tôn giáo phi-Ki-Tô (non-Christian religions). Tuy nhiên, đọc toàn bộ văn kiện chúng ta không thấy một văn kiện nào nói về sự hợp tác tôn giáo với các tôn giáo phi-Ki-Tô mà chỉ có một "Bản Tuyên Ngôn về Mối Giao Hệ của Giáo Hội với các Tôn Giáo phi-Ki-Tô" (Declaration on the Relationship of the Church to non-Christian Religions). Và ngay trong bản tuyên ngôn này, tòa Thánh vẫn khẳng định là Gót đã tạo dựng giống người và con người chỉ có thể có một đời sống tôn giáo đầy đủ nhất trong Chúa Ki-Tô v..v.. (For all people comprise a single community, and have a single origin, since God made the whole race of men dwell over the entire face of the earth... Indeed, she (the church) proclaims and must ever proclaims Christ, "the way, the truth, and the life", in whom men find the fullness of religious life, and in whom God has reconciled all things to Himself.)
Một khi đã chấp chặt quan niệm chân lý chỉ có một thì mọi đối thoại để đi đến sư hòa giải và hợp tác tôn giáo trở nên vô ích, và bản chất của cái gọi là “đối thoại liên tôn” hay "hợp tác tôn giáo" chỉ ở trên đầu môi chót lưỡi. Đầu môi chót lưỡi đã mở nhưng tâm thức vẫn còn khép kín trong cái mà Tiến Sĩ Barnado gọi là "Bóng tối dày đặc của Ý Thức Hệ Rô-ma" (The thick darkness of Romanism). Muốn hiểu rõ hơn, có lẽ chúng ta nên tìm hiểu thêm một chút về lý do tại sao tòa Thánh Vatican lại đột nhiên đưa ra chiêu bài "đối thoại liên tôn"
Lý do chính là, nhân loại càng ngày càng văn minh tiến bộ, nhất là ở các phương trời Âu Mỹ, cho nên con người không còn chấp nhận sự hẹp hòi của Ca Tô Giáo nữa, như Linh Mục dòng Tên Malachi Martin đã nhận định trong cuốn "The Keys of This Blood":
"Tây phương, với nhiều hiểu biết, không còn có thể chấp nhận sự hẹp hòi của chủ thuyết Ca-tô nữa, Giáo hoàng biết vậy” (The sophisticated West can take Catholicism's narrowness no longer. The Pope realizes that.",
và trước sự phát triển của Tin Lành và nhất là Hồi Giáo nên tòa Thánh bắt buộc phải dùng lá bài "hòa hợp tôn giáo" để chỉnh trang lại cái bộ mặt của mình trong cái cộng đồng thế giới đa nguyên này. Thực chất của những sách lược này ra sao, chúng ta phải nhìn kỹ vào những gì Giáo hội đã làm chứ không nên chỉ nghe những gì Giáo hội nói. Lẽ dĩ nhiên, vào thời điểm Công Đồng Vatican II, Giáo hội Ca-tô không để ý gì mấy đến Phật Giáo cho đến khi Phật Giáo nở rộ ở Tây Phương với những khuôn mặt điển hình của Phật Giáo như Đức Dạt Lai Lạt Ma, Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Thích Thiên Ân v…v…
=> Nhận xét về vấn đề "hòa hợp tôn giáo" của Giáo Hội
Trước hết là vài nhận xét. Bản tuyên ngôn của Giáo Hội về vấn đề hòa hợp tôn giáo thực tế chỉ có trên giấy tờ, vì cho tới ngày nay, gần 50 năm sau, Giáo hội vẫn không có hành động hòa hợp tôn giáo nào cụ thể. Thực chất sách lược hòa hợp tôn giáo của Giáo hội Ca-tô Rô-ma ra sao? Vài tài liệu sau đây hi vọng sẽ làm sáng tỏ vấn đề.
Avro Manhattan viết trong cuốn "The Vatican's Holocaust", xuất bản năm 1986, như sau:
"Giáo hội Ca Tô đột nhiên tham gia hợp tác tôn giáo là một sách lược cổ điển để làm cho người ta quên đi cái bản chất bất khoan dung vẫn tồn tại trong giáo hội.
Chúng ta phải nhớ rằng nếu các tòa án xử dị giáo đã được bãi bỏ từ giữa thế kỷ trước thì cái Văn Phòng Thánh, nguồn cảm hứng và công cụ của các tòa hình án mới chỉ được "dẹp bỏ" mới vài năm naỵ Thực ra, Văn phòng này còn đang hoạt động dưới một cái tên hoa mỹ ở giữa những bức tường kín đáo trong Vatican. (Cơ quan truyền bá đức tin (Congregation for the Propagation of Faith). TCN)
Một trong những nhiệm vụ chính của văn phòng này là làm sao cho cái lò sát sinh ở Croatia và cái chế độ gia tô độc tài ở Việt Nam được quên đi, và trở thành một mẩu ghi chú của lịch sử xa xôi.
Sách lược này đã thành công một phần...Không như những trại tập trung kinh khủng của Hitler và Stalin, các trại tập trung ở Croatia và cảnh Phật tử tự thiêu ở Việt Nam, một hình thức phản đối sự can thiệp khủng bố tôn giáo của Vatican, đã trở thành những cấm kỵ trong diễn đàn truyền thông thế giới. (Bây giờ chúng ta đã hiểu tại sao ở ngoại quốc có cả một chiến dịch phục hồi tinh thần Ngô Đình Diệm cũng như xuyên tạc và bôi nhọ các cuộc tự thiêu chống Diệm của Phật Giáo)
Những đoan quyết căn bản của Ca Tô chưa bao giờ thay đổi tí nào. Cho đến nay cũng như tự bao giờ, sự chấp chặt của Giáo hội Ca Tô trên tính chất duy nhất của giáo hội vẫn còn chắc như đá hoa cương. Cũng chính vì những chấp chặt này mà đã xảy ra tòa án xử dị giáo, Croatia và chế độ độc tài Ca Tô ở Việt Nam.
Nếu quá khứ là một dấu hiệu về những việc xảy ra trong tương lai thì, khi nắm được cơ hội và ở trong một bối cảnh chính trị thích nghi, những tòa án xử dị giáo mới, những Croatia mới và Việt Nam mới sẽ lại được tạo ra hoài hoài. Khi nào, ở đâu và như thế nào, chỉ có tương lai mới trả lời được."
(The Catholic Church's sudden espousing of Ecumenism was a classic device to make people forget that her basic spirit of intolerance is still with her.
It must be remembered that if the Inquisition was banned, against her will, only during the middle of the last century, the Holy Office, its inspirer and instrument was "abolished" only a few years ago. In fact, that it is operating, disguised under a specious name, in the silent walls of the Vatican of today.
One of its main current tasks is to make sure that the Croatian Holocaust and the Catholic dictatorship of Vietnam are forgotten, and become a mere footnote of remote history.
It has partially succeeded...Unlike Hitler's and Stalin's horrigic concentration camps, the Croatian ones and the Buddhist self-immolation in Vietnam, as a protest against the Vatican's religious terroristic interference, have already become taboos to the mass media of the World.
...The Basic Catholic claims have never changed one single iota. The Catholic Church's insistence about her own uniqueness has remained as granitically firm now, as it has always been. These are the same claims which produced the Inquisition, Croatia and the Catholic Dictatorship of Vietnam.
If the past be an indication of the shape of things to come then, given the right opportunities and appropriate political climate, New Inquisition, New Croatias and New Vietnams will be created again and again. When, where and how, only the future will tell)
Giáo sĩ Do Thái (Rabbi) David Polish thì cho rằng:
"Bản tuyên ngôn của Công Đồng Vatican có vẻ kênh kiệu và thiếu tinh thần hòa giải. Giáo sĩ cho đó là "một thông cáo đơn phương của một phe tin tưởng rằng có thể chỉnh trang bộ mặt theo ý mình về một sự sai lầm không được thú nhận""
(Rabbi David Polish finds the Vatican Council Declaration condescending and lacking the spirit of reconciliation. He refers to it as "a unilateral pronaoncement by one party which presumes to redress on its own terms a wrong which it does not admit.)
Và, Giám Mục Emile de Smedt, phát ngôn viên của ủy ban soạn về đề mục tự do tôn giáo đã đưa ra nhận xét sau đây trước Công đồng linh mục ngày 19 tháng 11 năm 1963:
"Nhiều người phi-Ca-Tô đã nuôi sự thù ghét đối với giáo hội, hay ít ra cũng nghi ngờ đó là một loại chủ thuyết Machiavelli (nghĩa là chỉ cần đạt được mục đích bất kể đạo đức. TCN), vì đối với họ chúng ta có vẻ như là khi ở thế thiểu số trong quốc gia nào thì chúng ta đòi hỏi phải được tự do tôn giáo nhưng cùng lúc lại từ chối hay tước bỏ cùng sự tự do tôn giáo đó của họ nếu chúng ta ở thế đa số.
Tại sao lại nói đến đối thoại với các người Ki-Tô khác, với người Do Thái, với tất cả những người phi-Ki-Tô (non-Christians) khi thực ra về lý thuyết cũng như thực hành, giáo hội Ca-tô Rô-ma không tôn trọng cái tự do của những người phi-Ca-Tô.
Bất cứ kế hoạch hòa hợp tôn giáo nào của giáo hội Ca Tô cũng sẽ hoàn toàn vô hiệu quả và hoàn toàn vô nghĩa trừ phi giáo hội tuyên bố rõ ràng và với thẩm quyền rằng giáo hội sẽ tôn trọng sự tự do của các tín ngưỡng khác, dù rằng giáo hội có quyền hành hay cơ hội có thể làm khác, và rằng giáo hội phải dựa trên căn bản tự do tôn giáo, lên án sự bất khoan dung, bách hại và kỳ thị ."
(Many non-Catholics harbor an aversion against the Church, or at least suspect it of a kind of Machiacellianism, because we seem to them to demand free exercice of religion when Catholics are in a minority in any nation and at the same time refuse and deny the same religious freedom when Catholics are in the majority.
Why speak about dialogue with other Christians, with Jews, with all non-Christians, if, in theory or in fact, the Roman Catholic Church does not respect the freedom of non-Catholic religions?
Every ecumenical "move" of the Catholic Church will be completely fruitless and devoid of any real meaning unless the Church states clearly and authoritatively that
it will respect the liberty of other believers, even if it has the power or the occasion to do otherwise, and that it condemns intolerance, persecution and discrimination on grounds of religious liberty.)
Đó là thực chất của sự "hợp tác tôn giáo" mà Vatican phát động từ năm 1965.
III. Đâu là những thành quả trong việc thực thi hòa giải hòa hợp tôn giáo?
Bây giờ đến một vấn đề thực tế nhất là sau khi cho phổ biến bản tuyên ngôn về hòa hợp tôn giáo thì giáo hội đã đạt được những thành quả nào trong việc thực thi hòa giải hòa hợp tôn giáo? Chúng ta không mấy quan tâm đến những việc thuộc các tông phái Ki Tô Giáo nhưng có những sự kiện sau đây cần biết: Ca-tô Rô-ma, Chính Thống Giáo, và Hồi Giáo vẫn tiếp tục giết nhau ở Bosnia. Ca Tô và Tin Lành vẫn giết nhau ở Bắc Ái Nhĩ Lan.
Đối với các tôn giáo phi-Ki-Tô thì, ở Thái Lan, lợi dụng tinh thần khoan dung tôn giáo của dân Thái, giáo hội Ca Tô ở Thái, tuy chỉ chiếm khoảng 1% dân số, đã có những hành động xâm nhập phá Phật Giáo và phổ biến những tài liệu có tính cách hạ thấp dân Thái và Phật Giáo. Theo tài liệu trong cuốn "Một Âm Mưu Phá Ngầm Phật Giáo" của Viện Đại Học Mahakamut, Thái Lan ("A Plot to Undermine Buddhism", Mahakamut University, Thailand, 1987) thì ngày 10 tháng 5, 1984, Hiệp Hội Bảo Vệ Đạo Pháp Thái Lan đã gửi cho Giáo hoàng John Paul II một kháng thư nhân dịp ông tới Thái Lan. Sau khi phàn nàn về việc Giáo hội Ca-tô Rô-matại Thái Lan xâm nhập Phật Giáo với nhiều hành động sai trái, theo chỉ thị của Vatican, có bằng cớ dẫn chứng (The Roman Catholic Church in Thailand has intruded Buddhism with many injust actions as shown in the attached Protesting Memorandum), Hiệp Hội yêu cầu John Paul II ra lệnh cho các tín đồ Ca Tô hãy chấm dứt xuyên tạc và phá Phật Giáo (To stop the Catholics here in Thailand from distorting and subverting Buddhism). Ngoài ra, năm 1994, John Paul II đã viết cuốn "Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng" (Crossing the Threshold of Hope) trong đó ông ta đã xuyên tạc và hạ thấp một số tôn giáo phi Ki Tô, đặc biệt là Phật Giáo.
IV. Vài Lời Kết:
Những sự kiện lịch sử về Ca-tô Rô-ma Giáo, và bản chất đạo đức giả của Ca-tô giáo cho chúng ta một bài học là, chúng ta hãy nghe những gì giáo hội Ca-tô nói, nhưng đừng có vội tin là giáo hội nói thật lòng, mà hãy nhìn kỹ vào những việc giáo hội làm. Những sự kiện sau đây sẽ làm sáng tỏ vấn đề.
Trong một bài diễn văn tại Maribor, Slovenia, ngày 19 tháng 5 năm 1996, giáo hoàng John Paul II đã kêu gọi các quốc gia phải bảo tồn nền văn hóa dân tộc, nguyên văn như sau: "Các quốc gia phải gìn giữ nền văn hóa của họ như là một biểu thị của phẩm cách quốc gia" (Countries must preserve their culture as an expression of national dignity). Nhưng tới năm 1999 ông ta lại thúc dục thuộc hạ đủ các cấp của ông phải tăng gia nỗ lực cải đạo Á Châu, một hình thức xâm lăng văn hóa, vì nền văn hóa nhân bản, định cư, hòa bình của Á Châu hoàn toàn đối ngược với nền văn hóa qui thần, hiếu chiến và khát máu của Ki Tô Giáo như lịch sử thế giới đã chứng minh.
Để biện minh cho sách lược xâm lăng văn hóa và tôn giáo của mình, Giáo hoàng còn nói: “Cải đạo là một nhân quyền” (The Pope said that religious conversion is a human right). Vậy tại sao ông lại phỉ báng những nhà truyền đạo Tin Lành ở Nam Mỹ và Phi Châu là “những con chó sói đói mồi”?
=> Quan niệm nhân quyền của GH là như thế nào?
Con người chỉ có quyền cải đạo vào Ca Tô Giáo Rô Ma chứ không có quyền cải đạo vào những tôn giáo khác? Nhưng thực ra ông ta đã nhập nhằng quyền tự do cải đạo của con người với những thủ đoạn bất chính mà những nhà truyền giáo Ki Tô dùng để đi cải đạo tín đồ của những đạo khác. Hai điều này hoàn toàn khác nhau. Đúng vậy, con người, khi tìm hiểu về tôn giáo, muốn tin theo đạo nào thì đó là một nhân quyền.
Nhưng sách lược của một tổ chức quốc tế, dù là một tổ chức tôn giáo như Ca-Tô hay Tin Lành, dùng những thủ đoạn không chính đáng, lừa dối, phi tôn giáo để cải đạo người khác thì đó không phải là nhân quyền, mà là vi phạm nhân quyền của người khác, vì đó chỉ là một hình thức xâm lăng tôn giáo và văn hóa của một định chế có tổ chức (organized institution), ngụy trang đàng sau bộ mặt tôn giáo.
Thật là rõ ràng, chiêu bài Nhân Quyền hay Tự Do Tôn Giáo của Giáo hoàng chỉ để thực hiện âm mưu cải đạo người khác vì chính bản chất của cấu trúc Ca Tô Giáo Rô Ma là không tôn trọng Nhân Quyền và không chấp nhận Tự Do Tôn Giáo. Cho nên, không một nước nào có ý thức quốc gia dân tộc lại có thể chấp nhận sự xâm lăng văn hóa và tôn giáo của Ca Tô Giáo ngụy trang đàng sau bộ mặt Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo. Do đó, thật là dễ hiểu khi chúng ta thấy các nước trong khối Hồi Giáo, Do Thái, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam v..v.. đều không chấp nhận sách lược truyền đạo với tính cách xâm lăng văn hóa của Ki Tô Giáo.
Ca-tô giáo luôn luôn đưa ra những lời nói hoa mỹ để đánh bóng bộ mặt thánh thiện của mình, nhưng đàng sau cái bộ mặt thánh thiện để trình diễn trước công chúng và báo chí này là những hành động trái ngược hẳn lại. Như chúng ta đã biết: dùng ngôn từ thiếu văn minh để gọi các nhà truyền giáo Tin Lành, tung ra tài liệu “Dominus Jesus” để khẳng định cái mà ông ta dùng để kéo những người không có đầu óc vào đức tin Ca Tô: sự “cứu rỗi” duy nhất của Giê-su qua trung gian Ca Tô Giáo Rô Ma, và bản “Tông Huấn Giáo Hội Tại Châu Á” (Ecclesia in Asia) mà nội dung tất cả những bản văn này hoàn toàn có tác dụng gây va chạm, chia rẽ và thù nghịch giữa các nền văn hóa và tôn giáo.
Những sự kiện vừa nêu trên chứng tỏ bản chất của Ca-tô Rô-magiáo không hề thay đổi, đúng như nhận định của Avro Manhattan. Điều này cũng làm cho các quốc gia nghèo khó, chậm tiến, phi Ki Tô luôn luôn phải đề phòng những âm mưu, hành động phi dân tộc và tất nhiên phản dân tộc của một số không nhỏ tín đồ Ca Tô nội trùng.
Những vụ làm loạn ở Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Cồn Dầu đã chứng tỏ tinh thần phi dân tộc của Ca-tô giáo ở Việt Nam.  Đó là khi ở thế yếu mà Ca Tô Giáo địa phương còn làm càn như vậy, nếu họ ở thế mạnh, nắm trong tay chính quyền, thì không biết họ còn lộng hành tới đâu. Những biện pháp bóp nghẹt tự do, tiêu diệt các tôn giáo khác của Palevich ở Croatia, của Franco ở Tây Ba Nha, và Ngô Đình Diệm ở Nam Việt Nam là những sự kiện lịch sử tương đối mới mẻ, quốc gia nào mà không biết đến những sự kiện này và do đó không lưu tâm đề phòng thì những cảnh trên rất có thể lại tái diễn.
=> Tại sao phải đề phòng?
Vì những tín đồ Ca Tô ở các nước nghèo khổ, chậm tiến, vẫn còn tinh thần nô lệ Vatican cao độ và cuồng tín hơn những tín đồ Ca Tô ở bất cứ quốc gia văn minh tiến bộ nào trên thế giới. Cho nên, muốn giảm thiểu cái hiểm họa Ca Tô, cách tốt nhất là mở mang dân trí, cho người dân biết những sự thực về tôn giáo nói chung, Ca Tô Giáo nói riêng.
Mở mang dân trí phải được coi như là một quốc sách, một sách lược mà các quốc gia tân tiến Âu Mỹ đã thi hành. Một khi dân trí đã mở mang như ở các nước văn minh tiến bộ thì sự cuồng tín của các tín đồ Ca Tô sẽ bớt đi và nguy cơ lộng hành của Ca Tô Giáo cũng bớt đi, và người dân nói chung không dễ bị lường gạt bởi những thông tin, hứa hẹn hão huyền, sai sự thực.
Lịch sử cho thấy, Giáo hội rất sợ giáo dân biết tới những sự thực về bản chất và lịch sử Ca Tô Giáo. Điển hình là trước đây ở Việt Nam, Giáo hội đã cho tín đồ đi thu mua cuốn "Đối Thoại Với Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ II", Giao Điểm xuất bản, để ngăn chặn sự phổ biến tác phẩm có giá trị này nơi quần chúng. Đây là chính sách ngu dân của Giáo hội đã được thi hành qua nhiều thế kỷ nhưng đã trở thành vô hiệu ở bên phương trời Âu, Mỹ kể từ đầu thế kỷ 20. Tại sao lại vô hiệu? Vì càng thu mua thì dân chúng càng tò mò muốn đọc, và các con buôn lợi dụng tình trạng này, lại càng in thêm ra nhiều nữa để kiếm lời. Rút cục, mục đích ngăn chặn không đạt được mà lại còn giúp cho sự phổ biến rộng rãi hơn. Vì vậy, ngày nay Giáo hội hoàn toàn làm ngơ trước những tác phẩm thuộc loại trên, vì càng lên tiếng thì càng có nhiều người biết, và điều này có ảnh hưởng đến các tín đồ không ít.
Mặt khác, việc thu mua và tiêu hủy những tác phẩm trong đó có những tài liệu vạch ra những sự sai trái của Giáo hoàng và Giáo hội đã có phản ứng ngược lại: đó là Giáo hội thú nhận và sợ những sự thực viết trong những tác phẩm kể trên, đồng thời chứng tỏ sự yếu kém và thiếu tự tin của Giáo hội về những giáo điều Giáo hội đưa ra, không còn có tính cách thuyết phục con người văn minh tiến bộ nữa. Cũng như không ai có thể lấy bàn tay che nổi mặt trời, Giáo hội Ca Tô không thể nào bưng bít sự thật bằng những hành động thu mua phản trí thức, phản tiến bộ. Với quyền lực về chính trị và tiền bạc như Giáo hội Ca Tô toàn cầu mà còn làm không nổi, thử hỏi Giáo hội Ca Tô nhỏ nhoi như ở Việt Nam làm sao có thể ngăn chặn được chiều hướng mở mang trí óc người dân, và ngăn chặn được đến bao giờ?
Đọc tài liệu Verbum Domini (Lời của Gót) năm 2010 của Benedict XVI, một văn kiện dài hơn 80 trang giấy, nhưng chỉ có 8 giòng chữ nói về “Đối thoại với các tôn giáo khác” (Dialogue with other religions) như Phật Giáo, Ấn Giáo, và Khổng giáo. Nhưng thực ra chẳng có gì là đối thoại mà chỉ là một số nhận xét về vài điểm mà ông ta cho là giống nhau giữa các tôn giáo trên và Ca-tô giáo nhưng thực chất ý nghĩa và cái hiểu về những điểm đó hoàn toàn khác nhau. Thí dụ ông ta nói về “những giá trị gia đình và xã hội” trong Khổng giáo (family and social values); “tôn trọng sự sống, thiền” (respect of life, contemplation) trong Phật Giáo, mà những quan niệm Đông phương về các vấn đề này hoàn toàn khác với những quan niệm của Ca-tô Giáo. Nhưng cuối cùng ông ta lại phán một câu rất vô nghĩa đối với Khổng giáo cũng như Phật Giáo:
Chúng ta cũng hài lòng thấy rằng trong những kinh nghiệm tôn giáo khác một sự quan tâm thành thật về sự siêu việt của Gót, công nhận là đấng sáng tạo, cũng như tôn trọng sự sống, hôn phối gia đình, và ý thức mạnh mẽ về sự đoàn kết.
(We are also gratified to find in other religious experiences a genuine concern for the transcendence of God, acknowledged as Creator, as well as respect for life, marriage and the family, and a strong sense of solidarity.)
Ca-tô Rô-ma giáo, sống trên sự mê tín của đám đông tín đồ thấp kém ở dưới, thối nát mọt rỗng từ trong mọt ra, cả thế giới đều biết qua tràn ngập những xì-căng-đan mà giới truyền thông và các học giả trong thế giới Tây phương đã phanh phui ra, nhưng không bao giờ biết ngượng, luôn luôn tự cho là thánh thiện, duy nhất, là con đường duy nhất để nhân loại đến với Chúa của Ca-tô giáo, lẽ dĩ nhiên phải đi qua ngả giáo hội. Thử hỏi trên thế gian này có tôn giáo nào mang nhiều tai tiếng như Ca-tô Giáo Rô-ma không? Chỉ tội nghiệp cho đám tín đồ ở dưới, không biết rằng giáo hội cho mình ăn một cái bánh vẽ, nên cứ tiếp tục mê mẩn về những điều không tưởng.  
Trên đây tôi đã trình bày cái nhìn của tôi về chiêu bài “đối thoại liên tôn” của Ca-tô Rô-ma giáo. Chắc có người sẽ cho rằng tôi chống “đối thoại liên tôn” hay chống “hợp tác tôn giáo” vì bài viết có vẻ tiêu cực. Tôi chỉ làm công việc phân tích vấn đề, và qua bài phân tích ở trên, dựa trên các sự kiện, thì vấn đề không phải là ở chỗ tôi chống hay không chống, mà là ở chỗ “đối thoại liên tôn” hay “hợp tác tôn giáo” giữa Phật Giáo và Ca-tô giáo có được thực hiện theo đúng tinh thần tương thân tương kính, tôn trọng lẫn nhau, để sống hòa thuận với nhau hay không? Các tôn giáo đã hội đủ cái điều kiện tiên quyết phải có, nghĩa là độc lập, không lệ thuộc về vật chất cũng như tâm linh bất cứ tổ chức tôn giáo bên ngoài nào, đặt dân tộc trên hết, để đi tới cuộc hợp tác tôn giáo theo đúng tinh thần như trên chưa?
=> Cái mạnh của Phật Giáo ở chỗ nào?
Cái mạnh của Phật Giáo không phải là ở những hoạt động chính trị ồn ào, liên kết với những thế lực bên ngoài, mà là ở những tác phong đạo đức của các bậc tu hành, những tấm gương sáng để Phật tử soi vào. Cái mạnh của Phật Giáo cũng nằm trong sự đoàn kết nội bộ, có tôn ti trật tự, và những thái độ dứt khoát đối với những người mang danh phật tử có những hành động phá hoại Đạo Pháp hay mượn danh Phật Giáo để mưu đồ danh lợi. Cái mạnh của Phật Giáo cũng còn nằm trong sắc thái tinh khiết khiêm cung của những tổ chức Phật Giáo, tuyệt đối không vì lợi lộc mà dính líu với bất cứ nguồn tài trợ nào của ngoại bang trong bất cứ mục đích nào. Và sau cùng, cái mạnh của Phật Giáo cũng do chánh kiến, phân tích sự việc cho kỹ và cho đúng trước khi có quyết định hành động.
Phật giáo Việt Nam sẽ đứng vững một mình, tuy nhiên Phật Giáo sẽ không ngần ngại liên kết với bất cứ tồ chức thế tục hay tôn giáo nào độc lập, chủ trương đặt dân tộc lên trên hết, để tham gia cùng hoạt động cho sự mở mang dân trí, cho sự tiến bộ và hòa bình của đất nước..
Trần Chung Ngọc
Ngày Lễ Vesak Liên Hiệp Quốc
24 tháng 5, 2013

0 nhận xét:

Đăng nhận xét