Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

AI ĐI BUÔN THƯỢNG ĐẾ ?

Trần Văn Kha


 
Thế giới sẽ không bị hủy diệt bởi những người làm điều xấu, nhưng bởi những người nhìn họ hành động mà không chịu can thiệp. (Trích ra từ  “Chống Cộng...” trang 343 và "Yoga 2008", trang 53). (Le monde ne sera pas détruit par ceux qui font le mal, mais par ceux qui les regardent agir et qui refusent d’intervenir.) -  Albert Einstein
 
-------------
 

I.- CHỐNG ĐỐI.
 Đã có người cho rằng không nên víết về tôn giáo, dù đó là sự thật, vì víết ra sẽ bị chống đối. Tôn giáo thuộc về đức tin, ai muốn tin thế nào, thờ cúng như thế nào, là do sự tin tưởng của người ta. Khẩu hịêu tranh đấu thường được đưa ra để đòi là “Tự Do Tôn Gíao”. Đòi “Tự Do Tôn Gíao” thì đúng, nhưng nếu giáo điều của tôn giáo ấy khuyến khích giết người và mê tín dị đoan, thì có nên chống không?
 Gíao sư Tíên sĩ Vật lý Trần Chung Ngọc và Gíao sư Nguyễn Mạnh Quang chỉ víết những bài chống mê tín dị đoan, và những tín đìều đòi hỏi tín đồ giết người không cùng đạo, chứ đâu có chống đạo Ca-tô, mà cứ bị những tín đồ Ca-tô Vịêt Nam cuồng tín chống đối với những lời lẽ thiếu văn hóa. Nhưng chống đối với những lời lẽ thiếu văn hóa là tự mình bôi nhọ mình, tự mình hạ giá mình. Riêng giáo sư Nguyễn Mạnh Quang còn bị đe dọa thanh tóan.
Nhưng ở Mỹ đâu phải ở Vịêt Nam dưới chế độ gia đình trị, độc tài tòan trị Ngô Đình Dịêm, mà bảo muốn giết ai thì giết. Họ thường lên tiếng chỉ trích những ai nói lên sự thật không có lợi cho đạo Ca-tô là Bôi nhọ Đạo Công giáo, chống Công giáo, “Public Religion”. “Public Religion” là chúng tôi dịch ngược trở lại danh từ “Công giáo” mà họ thường dùng. Chúng ta có Jardin Publique hay Public Garden dịch là Công viên, chứ làm gì có Public Religion. 
Nói bôi nhọ là nói sai, bởi vì nếu đạo “Public Religion” là một đạo không mê tín dị đoan, không gây đổ máu vì tôn giáo, không buôn thần bán thánh, không khai thác Thượng Đế cho những lợi ích thế gian, và nhất là không gây ra những vụ thảm sát giữa người Việt Nam chúng ta với nhau, v.v… mà lại phục vụ cho hạnh phúc của nhân loại, thì không ai có thể bôi nhọ được. Thử đem cục vàng y ra bôi nhọ, làm sao bôi nhọ được. Có bôi nhọ cách nào, dấu kín cách nào, thì vàng vẫn là vàng. Chỉ cái gì đã nhọ sẵn thì mới có thể bôi nhọ thêm, nhưng nếu nó đã nhọ quá, đen kịt rồi, thì cũng không bôi nhọ vào chỗ nào được.
 Bảo bôi nhọ đạo Công Giáo tức là gián tiếp công nhận đạo ấy đã nhọ rồi. Đạo Công Giáo nhọ nhiều hay nhọ ít, hay đen kịt rồi, thần thánh hay phàm tục?
 Bảo chúng tôi bôi nhọ đạo Công Giáo, chúng tôi xin thưa, chúng tôi không có khả năng đó. Làm sao mà một người Việt Nam tầm thường như tôi lại có thể bôi nhọ được đạo Công Giáo với khoảng một tỷ tín đồ, và gia tài Vatican thì lên đến cả nghìn tỷ đô-la? Ngoài ra đó cũng hoàn toàn không phải là chủ trương của chúng tôi.
 Bôi nhọ đạo Công Giáo chỉ có thể là những người Công Giáo. Chúng tôi nghĩ là các linh mục hiếp dâm con nít, hiếp dâm nữ tu, hiếp dâm lẫn nhau, hiếp dâm tín đồ trong nhà thờ, như đã trình bày trong các bài “Lạm Dụng Tình Dục” và “Linh Mục Hiếp Dâm”, trang 843 và 882, v.v… mới chính là những người “bôi nhọ” đạo Công giáo.
 
II. TỔ CHỨC ĐI BUÔN.
Tổ chức đi Buôn Thượng Đế lớn nhất là Gíao Hội Ca-tô Rô-ma, mà người đứng đầu là Gíao Hòang, đóng đô ở Vatican. Gíao Hòang là vua tôn giáo. Vua thời xưa ờ Tàu và ở Ta thường được gọi là Thiên Tử, tức Con Trời. Gíao Hòang là vua tôn giáo, vậy để phân bịêt Vua tôn gíao với Vua thế tục, xin thêm một chữ G sau Con Trời, mỗi khi nói đến Gíao Hòang, Con Trời G
Không có tổ chức đi buôn nào đem lại nhiều quyền, nhiều lợi, hơn là Đi Buôn Thượng Đế.
2.1. Quyền. Con Trời G Greùgoire VII (1073-1085) với Thông Điệp Dictatus Papae t ban cho mình cái quyền truất phế các vị Hòang Đế. (Xin coi chi tiết “Nhân Quyền...”). Với những tín đồ bị giáo dục đìều kịên hóa từ người xuống làm lòai vật, thành con chiên, người chăn chiên bảo sao nó nghe vậy, cầm gậy dắt đi đâu nó theo đó, nếu Con Trời G bảo bỏ Con Trời, thì con chiên nghe theo. Trong lịch sử chỉ có hai người không sợ Con Trời G, là vua Napoléon và Hitler.
a) Napoléon. Cuộc cách mạng Pháp 1789 đã tịch thu của cải của Giáo hội Ca-tô, tước hết quyền hành của giới tu sĩ, nên Giáo hoàng không có khả năng ra lệnh cho tín đồ bất tuân lệnh của nhà vua. Sau khi Giáo hoàng Pie VII khai trừ vua Napoléon, thì bị nhà vua bắt giam ở Savone năm 1809. Được thả ra, giáo hoàng cưỡng lại những đòi hỏi của vua Napolon, và bị vua bắt giam lần thứ hai năm 1812, ở Fontainebleau. (“Petit Larousse”, ấn bản 1986, trang 1604).
b) Hitler. Trong cuộc Thế Chiến II, khi bắt đầu chiến tranh, Hitler toàn thắng ở Âu-châu. Ở nước Ý thì có nhà độc tài Mussolini là đồng minh, Hitler có thể bắt giam giáo hoàng, nếu cần. Giáo Hoàng sợ Hitler, không dám lên tiếng bênh vực dân Do-thái bị Đức Quốc Xã thủ tiêu.
Ngòai cái quyền truất phế vua, Con Trời G còn lập ra tòa án để bắt và giết những người mà Gíao Hội cho là theo tà đạo, hay phù thủy, hay những nhà khoa học mà mhững khám phá của họ trái ngược với Kinh Thánh.
Giáo điều.
Exodus 22: 20. Ai dâng đồ cúng bất cứ thần nào không phải Jehovah mà thôi thì đều phải tiêu diệt. (Exodus 22:20. One who sacrifices to any gods but Jehovah alone is to be devoted to destruction)
Đó là nguyên nhân gây ra “Những tàn sát dã man, đẫm máu”:

a) Trong lịch sử nhân loại mà sau đây chỉ là bốn tỉ dụ:
 - Năm 1481 quan tòa Tomas Torkvenada (Torquemada) thiêu sống một lúc 12.000 người Do-thái trên giàn hỏa chỉ vì họ không chịu làm dấu Thánh giá.
- Từ năm 1200 đến 1500, các tòa hình án đã tra tấn, rồi đem thiêu sống hay treo cổ, một số nạn nhân không thể đếm được, gồm đàn ông, đàn bà, trẻ em... (Tài liệu trên mạng Giao Điểm ).
- Người ta ước lượng Giáo hội Ca-tô Rô-ma đã giết hơn 11.000.000 người trong thời kỳ của tòa hình án. It has been estimated that the Roman Catholic Church killed over eleven million people during the course of the Inquisition.- (“Pope John Paul II The Criminal” by Frank R. Zindler).
- Từ ngày tên bạo chúa La Mã Constantine biến nó thành tôn giáo chính thức của đế quốc vào năm 325 đến nay, nó đã giết hại trên 200 triệu người. (“Công giáo trên Bờ vực thẳm” trang 227, Charlie Nguyễn).

b) Và ở thời đại chúng ta ở :
- Croatia từ 1941 đến 1945. Những người bị tàn sát dã man đã lên tới con số khủng khiếp 800.000 người. Một tín đồ Ca-tô trẻ Peter Brzica đã cắt cổ được 1.360 người tù bằng con dao đồ tể đặc biệt.
Hồng y Stepinac, lãnh đạo phong trào giết người dã man (với sự đồng ý của Giáo hoàng Pius XII), đã bị một tòa án thành lập sau chiến tranh kết án 16 năm tù ở. (Xin coi thêm chi tiết trong “Thời Đại Mới II”, trang 332-33, và “John Paul II” bài “Thánh Stepinac” trang 343, 355, 371).
- Rwanda, năm 1994. Số người bị giết là từ 500.000 đến 800.000.
Hai linh mục Ca-tô (Cha cũng như Chúa) tham gia vào những vụ tàn sát diệt chủng bị tòa án kết tội tử hình. (John Paul II, trang 256); 
- Việt Nam, dưới triều đại Ca-tô toàn trị Ngô Đình Diệm, từ 1954 đến 1963, số người bị tàn sát khoảng 300.000 cũng dã man không kém. Có người bị bóp cổ chết, chôn sống... (“Thời Đại Mới II”,  trang 333).
Trước khi bị giết, các nạn nhân thường bị tra tấn hết sức dả man.
 
Tra tấn.
Những cặp kìm đỏ lửa dứt từng miếng thịt của Dolcino, đốt cháy mũi và bộ phận sinh dục. Nhưng theo truyền thống, Dolcino đương đầu với sự tra tấn đó một cách tỉnh táo. (Des tenailles rougeoyantes arrachent les chairs de Dolcino, mutilent le nez et lea parties geùnitales. D’apreøs la leùgende, il affronte ce supplice en demeurant serein.- “Le Livre Noir de l’Inquisition”, Page 51).
Nhưng cách tra tấn sau đây mới thật rùng rợn:
Trước hết là sợi “dây thừng”; nạn nhân bị trói hai tay ra sau lưng bởi một sợi dây thừng luồn qua một cái ròng rọc (poulie): sợi dây căng thẳng bất ngờ gây nên một chấn động dữ dội vào những khớp xương bên trên, trong khi sức nặng của thân người bị giựt mạnh lên cao làm cho nạn nhân hết sức đau đớn. Có khi, đối với một nghi can rất cứng đầu, sự kéo xác banh ra được gia tăng bởi hai quả cân cột vào mắt cá chân. Rồi đến, “tra tấn bằng nước”, gọi là “cho đi tàu thủy”. Nạn nhân được đặt trên một sàn dốc và mặt ngửa lên trên, được đổ nước vào mồm, không phải đổ thẳng vào mồm, mà qua một tấm khăn lọc nhét vào mồm, để cho sức nặng của nước làm trôi tấm khăn vào cuống họng, gây nên một cảm giác nghẹt thở, nhưng không bị nghẹt. Cuối cùng, dùng dây thắt mạch chân hay cánh tay (garrot); thường thường là một sợi dây thừng làm căng ra bởi một vòng cung, mỗi khi vòng cung xoay đi, thì sợi dây thừng xiết mạnh vào bắp thịt làm cho gân cốt đau đớn không chịu nổi.  
 
 
Trong trường hợp Conceciòn (vợ của nạn nhân), sự tra tấn đầu tiên có tính cách tâm lý: người ta cho bà đứng xem nhiều lần ông chồng bị treo trên sợi dây thừng; rồi chính bà bị Torquemada (chính Torqemada, người ta cho biết thế) hành hung dữ dội; ngày hôm sau bà bị quất roi lên người (cũng lại chính quan tòa Ca-tô, mặt che đi bởi cái mặt nạ đen); rồi người chồng lại tiếp tục bị tra tấn: người ta bẻ gẩy xương cổ tay và xương mắt cá, cho ông đi tàu thủy và lấy sắt nung đỏ đốt cháy chân và tay, trước khi lấy chì đun lỏng đổ vào đùi và cánh tay, cho đến khi bà vợ la lên, chấp nhận bất cứ cái gì, miễn là người ta ngừng tra tấn. Quan tòa Ca-tô Torquemada cuối cùng đã được điều mà ông mong muốn: con người Conceciòn. Nhưng một khi đứng trước mặt bà, ông ta sợ hãi trước sự tàn phá trên con người bà (bị quất bằng roi), và chỉ còn biết khóc. Tôn giáo và tình dục còn tranh đấu trong con người ông. Cuối cùng quan tòa Ca-tô thắng được lòng ham muốn và hứa với người đàn bà là từ nay ông yêu bà theo như lời Thượng Đế. Quan tòa Ca-tô đã thắng được con người. Câu chuyện chấm hết”.
(D’abord la “corde”: la victime a les mains liées derrière le dos par une corde qui passe dans une poulie; la tension soudaine provoque de violentes secousses dans les articu-lations supérieures, tandis que le poids du corps soulevé produit un écartèlement très douloureux. Il arrive, dans le cas d’un suspect particulièrement obstiné, que la trac-tion de son corps soit augmenté par deux poids fixés aux chevilles. Puis, la “torture de l’eau”, dite du “chevalet”. La victime, placée sur un plan incliné et le visage tourné vers le haut, se voit verser de l’eau dans la bouche, non pas directement, mais à travers un linge filtrant placé dans la bouche, de facon à ce que le poids de l’eau fasse descendre le tissu dans la gorge, provoquant une impres-sion d’étouffement, sans le produire. Enfin, le “garrot”, appliqué aux jambes ou aux bras; c’est le plus souvent une corde tendue par un arc qui, à chaque torsion, serre les muscles, provoquant d’abord une forte étreinte suivie ensuite d’une insupportable douleur aux nerfs.
Dans le cas de Conceciòn, la premiète torture est psycho-logique: on lui montre plusieurs fois son mari suspendu à la corde; puis elle-même est violentée par Torquemada (“en personne”, ajoute-t-on); le jour suivant, on la flagelle (c’est encore l’inquisiteur, le visage couvert d’un masque noir); à nouveau on s’acharne sur le mari: on lui casse les poignets et chevilles, on lui fait subir le chevalet et on lui brule au fer rouge les pieds et les mains, avant de faire couler du plomg fondu sur ses cuisses et ses bras, jusqu’à ce que la femme s’écrie qu’elle consentira à n’importe quoi, pourvu que l’on cesse. Torquemada a enfin obtenu ce qu’il voulait: le corps de Conceciòn. Mais une fois seul en face d’elle, il est saisi  d’effroi devant le mal dévastateur qui l’habite, et ne réussit qu’à pleurer. Religion et sen-sualité luttent encore en lui. Enfin, le prélat surmonte son désir et promet à la femme qu’il l’aimera désormais selon Dieu. L’inquisiteur a vaincu l’homme. Fin du récit.- Pages 92-93). 

.....

Nhân danh những người đàn ông, đàn bà đã bị đau khổ bất công và cho đến giới hạn cuối cùng, tư cách con người của chúng ta bắt buộc chúng ta không được giảm thiểu tội ác của Tòa án Ca-tô bằng cách đổ thừa cho yếu tố này yếu tố kia đã quyết định hay giải thích cho nó, và đặc biệt là bối cảnh lịch sử đã dung dưỡng nó. Thực ra, tất cả những khía cạnh mà chúng tôi đã đem lại trong lời dẫn nhập này phải đi song đôi với sự thừa nhận sáng suốt một điều xấu tuyệt đối mãi mãi.
 (Au nom de ces hommes et de ces femmes qui ont souffert injustement et jusqu’aux dernières limites, la décence nous impose de ne pas minimiser le fait inquisitorial en alléguant tel élément qui le déterminerait ou l’expliquerait, et en particulier le contexte historique qui l’a porté. En effet, toutes les nuances que nous avons apportéees dans cette introduction se doivent d’aller de pair avec la reconnaissance lucide d’un mal qui demeure absolu.- Page 16. Trích ra từ “Sách Nhọ...”).
 
Giáo Hội bảo:
- “Thượng Đế là Cha và Giáo Hội là Mẹ”.  (Xin coi chi tiết trong bài “Ký ức và Hòa giải”, mục “Tư cách Mẹ của Giáo Hội”). Nói một cách khác thì Thượng Đế là Chồng, và Giáo Hôi là vợ.
- Con Trời G là đại diện Thiên Chúa, “Vicar of Christ”.
Trước những tra tấn dã man nêu trên, do vợ của Thượng Đế, và đại diện Thượng Đế, là chánh phạm, không biết thái độ của Thượng Đế ra sao? Im lặng tức là đồng lõa?
Con Trời G John Paul II đại diện cho Giáo Hội đã lên tiếng xin lỗi Thượng Đế, chồng của Giáo Hội, vì những tội ác trong quá khứ.
Để cho công bằng, Thượng Đế cũng nên lên tiếng xin lỗi Giáo Hội, vợ Thượng Đế, vì những tra tấn dã man nêu trên.    Còn nạn nhân thì họ chết rồi, khỏi xin lỗi!
 
2.2. Tiền.  Sách “Rich Church Poor Church” của Malachi Martin cho biết con số chính xác như sau, vào năm 1984, trang bìa:

 
 
“300 ti đô-la. Vàng gửi trong ngân hàng nhiều hơn của nhiều nước kỹ nghệ. Đất đai nhà chung diện tích lớn hơn nhiều nước. Đó chỉ là một phần tài sản của Giáo Hội Gia-tô La-mã. Nhưng hàng triệu người mỗi ngày đang chết đói”. (Three hundred billion dollars. Gold deposits that exceed those of many industrial nations. Real estate holdings larger than the total area of many countries. These are but some of the riches of the Roman Catholic Church. Yet millions are starving daily.)
Vatican không đem tiền gửi ngân hàng mà đầu tư vào các hãng như, General Foods, Chase Manhattan, Colgate, Standard Oil, Westinghouse, Procter & Gamble, và Dan River. (T.l.đ.d. trang 65).
300 tỉ đô-la năm 1984, với vàng gửi ngân hàng, và đất đai, nếu bảo bây giờ, năm 1998, Giáo Hội Gia-tô La-mã có 1.000 tỉ thì có lẽ không có gì quá đáng. (Đạo Gia-tô La-m).
Đất đai nhà chung diện tích lớn hơn nhiều nước. Sau đây là một chút chi tiết trích ra từ sách “Le Vatican Contre l’Europe”, tác giả Edmond Paris (link: http://en.wikipedia.org/wiki/Edmond_Paris ), trang 335-36:
“Công chúng không thể không biết những tài sản về đất đai của Giáo hội Rô-ma, nhưng phần nhiều họ không thể tưởng tượng được tầm quan trọng của nó. Có bao giờ họ ngờ rằng ở nước Ý, Giáo hội là sở hữu chủ khoảng 250.000 mẫu? - rằng 1/3 đất của Tây-ban-nha là thuộc Giáo hội? – và ở Nam Mỹ Giáo hội có những vùng đất đai bao la? Đó là chưa kể những vùng đất đai rải rác trên quả địa cầu.
Nhưng ngày nay, sở hữu đất đai không quan trọng bằng sức mạnh tài chánh. Cái quỹ của Thánh Pierre cung cấp bởi 400 triệu tín đồ (năm 1959, bây giờ là 1 tỉ), những đồ dâng lễ, những thánh lễ Mi-sa, bảo đảm cho Tòa Thánh những lợi tức mà người ta bảo là vĩ đại. Cái suối vàng cứ chảy không ngừng vào két của Vatican cuối cùng đã phát sinh ra sự tích trữ vốn. Và, đúng như lời M. Roger Garaudy mà nhờ có ông chúng ta mới biết được những tiết lộ quí giá liên quan tới tài chánh thần thánh: “Từ tích trữ cho đến đầu cơ chỉ có một bước”. 
(L’existence des propriétés foncières de l’Eglise romaine n’est pas ignorée du public, mais en général il est loin d’en imaginer l’importance. Se doute-t-on qu’elle possède en Italie quelque deux cent cinquante mille hectares? – que le tiers des terres d’Espagne lui appartient? – et qu’en Amérique du Sud elle détient d’immenses étendues? Cela sans préjudice d’innombrables propriétés disséminés sur le reste du globe.
Mais aujourd’hui, c’est moins la possession des terres qu’il convient de considérer que la puissance financière. Déjà le denier de Saint-Pierre provenant de 400 millions de fidèles, les offrandes, les messes assurent au Saint-Siège des revenus que l’on peut qualifier d’astronomiques. Ce Pactole qui coule sans arrêt dans les caisses du Vatican a fini par donner naissance à une accumulation de capitaux, Et, comme l’écrit justement M.Roger Garaudy auquel nous devons de précieuses révélations touchant les finances sacrées: “De l’accumulation à la spéculation, il n’y a qu’un pas”.)
Với tiền bạc và đất đai nhiều như thế, Giáo hội Ca-tô Rô-ma là một chính phủ giàu có nhất thế giới, nhưng cái chính phủ ấy cai trị mà không có trách nhiệm gì về đời sống thế gian của dân bị trị. Không lo chữa bệnh, không lo kiếm việc làm, không lo nhà ở. Dân bị trị không biết gì về tài chánh của Giáo hội, không có quyền bầu cử, ứng cử. Theo như nhận định của linh mục Ca-tô Maurice Weitlauff thì Giáo hội được chia thành hai giai cấp, một giai cấp cai trị, và một giai cấp bị trị. Giai cấp trên gồm khoảng 1 % con số tín đồ, nắm giữ hết quyền hành. Giai cấp dưới gồm hơn 99 % chỉ có mỗi một cái quyền là câm mồm. (“Tổng Kết”. Xin coi chi tiết trang 1084-85).
Qúy vị có thể thấy không có tổ chức đi buôn nào đem lại nhiều quyền và nhìêu lợi hơn là đi buôn Thượng Đế. Nhưng Thượng Đế ở đâu? Như thế nào? Giống ai?
 
III.- THƯỢNG ĐẾ.
Chúng tôi đã viết :
“Thượng Đế “không” chế tạo ra con người theo hình ảnh của Thượng Đế. Con người đã chế tạo ra Thượng Đế theo hình ảnh của chính họ. Rồi khúm núm, sợ sệt, đem dâng đồ lễ lên vị Thượng Đế do chính họ chế tạo, trong âm mưu hối lộ, để cầu mong được ban nhiều ơn phước khi sống, lên Thiên Đàng (mù) sau khi chết. (“John Paul II”, trang 515).  
Trước những chứng minh khoa học càng ngày càng trở nên rõ rệt, con người không do Thượng Đế chế tạo ra từ đất sét, mà từ một loài thấp hơn tiến hóa lên mà thành, Giáo Hoàng John Paul II với sự cố vấn của Viện Khoa Học Tòa Thánh đành phải công khai xác nhận, “Thân xác con người có thể không phải là sự sáng tạo trực tiếp của Thượng Đế, mà là sản phẩm của một tiến trình tiến hóa từ từ” (The human body may not have been the immediate creation of God, but is the product of a gradual process of evolution).
Tại sao Giáo Hoàng John Paul II lại đưa ra lời tuyên bố có tính cách chống “Lời của Thượng Đế” không bao giờ sai lầm được ghi trong Kinh Thánh: “Thượng Đế chế tạo ra người đàn ông đầu tiên, thủy tổ loài người, ông Adam, từ đất sét?” Câu hỏi đặt ra đã có người trả lời:
Lời tuyên bố có vẻ như là hành động cuối cùng của Giáo Hoàng để sửa chữa điều mà Ngài coi như là những giáo điều sai lầm được giảng dạy trong quá khứ. Năm 1992, trong một bản tuyên bố tương tự gửi cho Viện Khoa Học, Viện này cố vấn cho Giáo Hoàng về vấn đề khoa học, Giáo Hoàng tìm cách sửa chữa một trong những sai lầm xấu xa nhất đối với khoa học: sự hành hạ Galileo vì ông này đã xác nhận Trái Đất xoay quanh mặt trời” (chứ không phải ngược lại, như được ghi trong Kinh Thánh). (The statement appears to be the pope’s latest action in amending what he views as wrong teachings adhered to in the past. In 1992, in a similar statement to the academy, a group that advises the papacy on scientific matters, the pope sought to rectify one of the church’s most infamous wrongs toward science: the persecution of Galileo for asserting that the Earth moved around the sun. “The Register”, Friday, October 25, 1996.-)
Như thế là khoa học đã bác bỏ Kinh Thánh, phá vỡ thành trì mê tín dị đoan Vatican, bởi vì nếu Adam không là thủy tổ lòai người, thì không có tội tổ tông, và không có chuỵên Thượng Đế cho con một giáng sinh để chuộc tội tổ tông! Đó là lý do bỏ đạo càng ngày càng nhìêu của dân Âu Châu.
Jesus Christ không phải là Thượng Đế như họ vẫn đề cao ca tụng. Chức vụ ấy do vua Constantine phong cho Jesus vào Thế Kỷ IV. Như thế là vua Constantine đã ngẫu nhiên thành lập Giáo hội Ca-tô Rô-ma Quốc doanh Lịch sử, mà Giáo hội hiện đại là thừa kế.
Geoffrey Post (The Orange County Register, Sept. 25/ 1988) đã viết về cái Giáo hội ấy:  
“Hồi đó có rất nhiều giáo phái Ca-tô, lớn có, nhỏ có. Những người của giáo phái lớn nhất được gọi là Arians, theo tên của một vị giám mục Ai-cập, Arius. Môn phái này tin rằng Christ chỉ là một ông thày giảng Do-thái, và chỉ là một người đặc biệt do Thượng Đế tạo ra. Tuy nhiên Christ chưa bao giờ được coi là Thượng Đế. (However, Christ was never thought of as divine).
“Nhà vua Constantine với quyền năng rất mạnh quyết định rằng đạo Ca-tô của ông phải có nhiều đặc tính, và sách Phúc Âm phải viết lại cho phù hợp với chân lý mới của ông”. (All powerful Constantine decreed that his Christianity would have to have several key features and “the Gospel would have to be rewritten to show his new truth”).
Những đặc tính ấy là:
Thứ Nhất.- “Christ phải được coi là Thượng Đế, vì vào thời đại ấy, khi đa số Vua đều được thượng đế hóa, nên điều này dễ dàng được chấp nhận bởi đại đa số dân Rô-ma không có đạo sẽ phải trở lại đạo”... (First, Christ must be pictured as a God since in those days when most emperors were deified, it was more acceptable to the majority of the Romans who were pageants and would have to convert.- Xin coi “John Paul II”, trang 142-43).
Những người Việt Nam theo đạo Ca-tô thường đề cao thượng đế của họ và gọi vị thượng đế ấy là “Chúa Chiên Lành”. Nghe như thế quen tai, ta không thấy nó chướng. Họ quên mất rằng gọi như thế là hạ giá Thiên Chúa xuống hàng Thiên Chúa của một thứ lòai vật. Ở Vịêt Nam ít chiên, nhưng có những lòai vật khác, như trâu, bò, ngựa, chó, lợn, dê... Nếu chúng ta lấy một con vật nêu trên thay cho chiên, xem có nghe được không?
Trinity. Six weeks after the 300 bishops first gathered at Nicea in 325, the doctrine of the Trinity was hammered out. The God of the Christians was now seen as having three essences, or natures, in the form of the Father, the Son, and the Holy Spirit (Holy Ghost).
Thiên Chúa Ba Ngôi.  Sáu tuần lễ sau khi 300 tổng giám mục họp lần đầu tiên ở Nicea năm 325, học thuyết Ba Ngôi được hình thành. Gốt của Ki-tô được coi như có ba thực chất hay bản chất, dưới hình thức Cha, Con, và Thánh Thần (Thánh Ma).
Brutal punishments and even death did not stop the controversy over the doctrine of the Trinity, however, and the said controversy continues even today.
Hình phạt nặng nề và kể cả tử hình tuy nhiên không ngăn chặn được tranh cãi về học thuyết Ba Ngôi, và sự tranh cãi ấy vẫn tiếp tục kể cả bây giờ.
The majority of Christians, when asked to explain this fundamental doctrine of their faith, can offer nothing more than "I believe it because I was told to do so." It is explained away as "mystery" - yet the Bible says in I Corinthians 14:33 that "... God is not the author of confusion..."
Đa số tín đồ Ki-tô, khi được yêu cầu giải thích giáo điều căn bản này của họ không nói gì hơn là bảo “Tôi tin điều đó vì được bảo là phải tin”. Nó được giải thích như là một bí mật - nhưng Kinh Thánh ở I Corinthians 14:33 bảo... “Gốt là tác giả của sự lộn xộn”.
Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần, rõ ràng là ba ngôi, nhưng Giáo Hội bảo ba mà là một.
“Encyclopaedia Britannica”, trang 479, volume 22, cho biết định nghĩa “Thiên Chúa Ba Ngôi” của Giáo Hội Gia-tô như sau:
“Cha là Thượng Đế, Con là Thượng Đế, và Thánh Ma là Thượng Đế, nhưng họ không phải là ba Thượng Đế mà chỉ là một Thượng Đế”. (The Father is God, the Son is God, and the Holy Ghost is God, and yet they are not three Gods but one God).
Như vậy giáng sinh xuống trần để chuộc tội là con một Thượng Đế, nhưng cũng lại là chính Thượng Đế?
Truyện ngụ ngôn của Kinh Thánh thật ly kỳ, nhưng lộn xộn, không hợp lý. Càng suy nghĩ, càng không tin.
Vì những chuyện lẩm cẩm như vậy, nên Thomas Paine đã viết trong sách của ông:
“Các nhà thần thoại Ky-tô, mà họ tự gọi là Giáo Hội Ky-tô dựng truyện ngụ ngôn của họ, mà về phần vô lý, phi lý, thì không có cái gì trong truyện thần thoại của người xưa có thể vượt qua được”. (The Christian Mythologists, calling themselves the Christian Church, have erected their fable, which for absurdity and extravagance, is not exceeded by any thing that is to be found in the mythology of the ancients.- “The Age of Reason”, page 290).
 
 
An oil painting of Thomas Paine by Auguste Millière (1880)
 
Có một lập luận của Thomas Paine mà tôi lấy làm thích thú: “Sự đau khổ độc nhất và thực sự mà Jesus phải chịu, chính là phải sống (chứ không phải bị đóng đinh). Sự hiện hữu của Jesus trên thế gian là trường hợp bị đi đày”. (Xin coi lại chi tiết, trang 180).
Khi sinh ra làm người là Chúa Con, tức Chúa Cha, tức Thánh Ma, đã đau khổ rồi, vì phải sống kiếp lưu đày, y như người Việt Nam chúng ta sống kiếp lưu đày ở Mỹ. Khổ quá! Như thế, nếu Chúa Jesus, muốn chịu khổ để chuộc tội, thì Ngài nên sống mãi kiếp lưu đày.
Tín đồ Ca-tô Việt Nam tin rằng, Thánh Ma làm cho Đức Bà thụ thai, nên mặc dù sinh con mà Đức Bà vẫn đồng trinh. (Họ không biết rằng Thánh Ma chỉ được chế tạo ra năm 325, thì lm sao cĩ thể lm cho Đức Bà mang bàu năm số một?).
Theo như những hiểu biết khoa học hiện đại, thì mỗi tế bào có 46 nhiễm sắc thể (chromosomes), nhưng đặc biệt trong vấn đề thụ thai thì trứng của mẹ, và tinh trùng của cha, mỗi tế bào ấy chỉ có 23. Khi hai nửa tế bào ấy gặp nhau trong dạ con, thì người mẹ thụ thai. Chúa Giê-su sinh ra làm người như tất cả mọi người, vậy thì Thánh Ma phải đem tinh trùng của Ngài vào trong dạ con của Đức Bà. Đem vào như thế nào? Ngủ với Đức Bà như một người đàn ông ngủ với một người đàn bà? Nếu như thế thì Đức Bà không còn trinh? Điều này Giáo Hội Ca-tô không chấp nhận. Nhưng nếu thụ thai mà không ngủ vói đàn ông, thì khoa học và lý trí lại không chấp nhận.
Lạ lùng hơn nữa, Đức Bà không phải chỉ sinh ra có một mình Giê-su là Thượng Đế, để được làm mẹ Thượng Đế, mà lại sinh ra tất cả 7 người con (Xin coi chi tiết trong “John Paul II”, trang 99-100). Sinh ra 7 người con, mà vẫn đồng trinh, chắc là Thánh Ma vẫn tiếp tục làm cho Đức Bà thụ thai?
Nếu Thánh Ma sản xuất ra tinh trùng để làm cho Đức Bà thụ thai, thì Ngài cũng phải ăn. Phải ăn thì phải làm, phải cày ruộng. Như thế thì trên Thiên Đàng cũng có ruộng đất như dưới trần thế chúng ta? Để giải quyết sự nan giải đó, người ta bảo, Thượng Đế không cần ăn. Nếu không cần ăn, thì dạ dày không cần thiết. Không có dạ dày, thì không có xương máu thịt, không có đầu óc, không có tinh trùng để làm cho một người đàn bà thụ thai. Thượng Đế rốt cuộc lại trở thành một bóng ma. Nếu là bóng ma (Holy Ghost), thì không thể làm cho bất cứ người đàn bà nào thụ thai cả?
Thượng Đế đuợc ca tụng là toàn trí, toàn năng, sáng tạo ra vũ trụ, chế tạo ra người đàn ông đầu tiên, Adam, bằng đất sét, nhưng lại không chế tạo được ra chính mình. Khi sinh ra đời phải chui vào bụng một người đàn bà trong 9 tháng 10 ngày, y như tất cả những đứa trẻ khác. Đâu có gì là thần thánh? Giê-su là Thượng Đế, Đức Bà là mẹ Thượng Đế, chỉ là chuyện bịa đặt rất ư là con nít, không thể tin được. (Trích ra từ “Đức Tin v Lý Trí. J.P.II”).

 
Thấy dân Âu Châu mà trình độ văn hóa cao, không đánh lừa được nữa, Con Trời G John Paul II bảo : “Tương lai Giáo Hội Thiên Chúa Giáo nằm ở lục địa Á Châu”. Nhưng chắc cũng không được lâu, vì “Khi dân của Thế Giới Thứ Ba được giáo dục hơn, thì họ lại phát hiện ra cũng những câu hỏi và những nghi ngờ mà nhiều người theo đạo Ca-tô ở những nước mở mang hơn đã đặt ra trước đây”. Schoenherr of the University of Wisconsin says that as people in the Third Word countries become more educated, they will develop “the same kind of questions and doubts” that many Catholics in more developed countries already have.- (  "Los Angeles Times, số ra ngày thứ Ba April 18, 1995, - Trích ra từ :John Paul II:, trang 437) . Xem link: http://issuu.com/vietsu49/docs/tong-huan-cai-dao-a-chau
 Christ không những không là Thượng Đế, mà còn bị Jeffery L. Sheler, học giả nghiên cứu Kinh Thánh, bảo là đứa con hoang của một người lính Rô-ma. (Xin coi chi tiết và nguyên văn tiếng Anh, trong sách đã dẫn, trang 132-33).
Chúa Jesus chết đi ba ngày rồi sống lại và lên Trời bằng cả thân xác. Huyền thoại này đều đã bị các nhà thần học Thomas Paine, Robert Funk, Russell Watson, và Giám Mục John Selby Spong, bác bỏ:
 
a) Thomas Paine: “Sự sống lại và lên trời, giả thuyết rằng đã xảy ra, như sự bay lên của một quả bóng, hay như mặt trời lúc giữa trưa, thì ít ra tất cả những người ở Jerusalem phải trông thấy và xác nhận. Một việc đòi hỏi tất cả mọi người phải tin, đòi hỏi rằng bằng chứng và sự hiển nhiên phải đồng đều cho tất cả mọi người, và phổ quát; và vì sự công khai nhìn thấy trong đoạn chót của câu chuyện là bằng chứng độc nhất để chứng minh cho đoạn trên, tất cả câu chuyện rơi xuống đất, vì bằng chứng ấy không bao giờ đưa ra. Thay vào đó, một số ít người, không quá tám hay chín, được giới thiệu như là trung gian cho toàn thể thế giới, để nói rằng họ trông thấy, và tất cả thế giới còn lại phải tin như thế. (The resurrection and ascension, supposing them to have taken place, admitted of public and occular demonstration, like that of the ascension of a balloon, or the sun at noon day, to all Jerusalem at least. A thing which every body is required to believe, requires that the proof and evidence of it should be equal to all, and universal; and as the public visibility of this last related act, was the only evidence that could give sanction to the former part, the whole of it falls to the ground, because that evidence never was given. Instead of this, a small number of persons, not more than eight or nine, are introduced as proxies for the whole world, to say they saw it, and all the rest of the world are called upon to believe it.- [S.đ.d., trg. 166-67]).
b) Robert Funk. “Cái mộ trống không là giả tưởng. Jesus không sống lại từ những người chết”. (The empty tomb is fiction. Jesus did not rise bodily from the dead.- “The Register”, Sat. Oct. 16, 1999).
c) Russell Watson:Jesus vẫn tiếp tục sống trong tim những người theo ông vừa cũ vừa mới, nhưng ông không sống lại sau khi chết. Đem từ cây thập tự xuống, thân xác ông có lẽ được chôn trong một ngôi mộ nông - và có thể bị chó ăn thịt. Nếu đó là Jesus, thì tất cả mọi tài liệu về đức tin truyền thống bay ra ngoài cửa sổ - không có sự sinh đồng trinh, không có bản chất thánh thiện. Và nguy hại hơn cả, không có Sống Lại”. (Xin coi chi thêm tiết trong sách “Phá Ngục Tù”, trang 401 và kế tiếp).
(Jesus lived on in the hearts of followers old and new, but he did not physically rise from the dead. Taken down from the cross, his body was probably buried in a shallow grave - and may have been eaten by dogs. If that’s who Jesus was, then every important article of the traditional christian faith goes out the window - no virgin birth, no divine nature and, most devastating of all, no Resurrection. (Newsweek April 4, 1994).
d) John Shelby Spong. “Những người thuộc thời đại không gian khó có thể thoát khỏi kết luận rằng, nếu Chúa Jesus thực sự lên trời, và dù rằng Người di chuyển với tốc độ của ánh sáng (300.000 cây số một giây), thì Người vẫn chưa ra khỏi biên giới của ngân hà độc nhất này”. (Can space-age people escape the conclusion that if Jesus literally rose from this earth, and even if he traveled at the speed of light [186,000 miles per second], he has still not escaped the boundaries of this single galaxy.-. “Born of a Woman”, page 10).
Chúa Jesus lên Trời, nhưng chỗ nào ở trên Trời? Những người viết Kinh Thánh cách đây 2.000 năm, không có kiến thức về khoa học, khi nhìn lên trời, thấy cái vòm, họ tưởng đến đó là hết, và ở bên trên có chỗ ở của Thượng Đế, và các vị thần thánh, mà họ gọi là nước Thiên Đàng. Nhưng đó chỉ là ảo giác. Tất cả chỉ là không gian vô tận. Có những ngân hà ở cách xa chúng ta hàng tỉ năm ánh sáng. Chúa Jesus mới chết đi cách đây trong khoảng 2.000 năm, vậy thì đúng là Ngài vẫn còn quanh quẩn trong ngân hà này. (“John Paul II”, trang 403).
 
IV.- ĐÌỀU KIỆN HÓA TÍN ĐỒ
 - Phá hủy một định kiến còn khó hơn phá hủy một nguyên tử. Il est plus difficile de détruire un préjugé qu’un atome ( Albert Einstein )
- Loại bỏ những niềm tin sai lầm đã ăn sâu vào tâm thức còn khó hơn là sự tan rã của nguyên tử. Le rejet de fausses croyances profondment ancres dans les esprits est beaucoup difficile que la dsintgration de l’atome. Maurice Weitlauff, Linh mục Ca-tô Rô-ma
 (“Tôn Giáo Đối Chiếu”,  Tập III, trang 1075-76).
Ivan Petrovich Pavlov (1849-1936) làm một cuộc thử nghiệm. Mỗi khi rung chuông, ông cho con chó một miếng thịt. Về sau rung chuông mà không có thịt, con chó vẫn nhỏ nước miếng. Hiện tượng nhỏ nước miếng được gọi là “phản ứng điều kiện hóa” (conditioned reflex).
Những gia đình Ca-tô thường đem con tới nhà thờ làm lễ rửa tội. Những đứa trẻ ấy vẫn được cha mẹ tiếp tục đưa đến nhà thờ ngày Chủ Nhật để nghe cha giảng đạo, nghĩa là tiếp tục để cho cha nhồi sọ. Không những bị cha nhồi sọ, mà chính cha mẹ đứa trẻ và đứa trẻ phải học tập để tự mình đìêu kịên hóa mình. Tối tối họ phải cầu kinh đấm ngực đọc lại lời giảng của cha “Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng”. Mà lỗi ấy, tội ấy chỉ có thể giải bởi giáo hội. Tín đồ bị ràng buộc bởi giáo hội, không thể thóat ra được. Lâu dần niềm tin ấy ăn sâu vào tâm thức, trở thành bản năng, nên dù là trí thức, họ cũng không thể thóat ra khỏi niềm tin đã trở thành bản năng của họ.
 
V.- VẠCH ÁO XEM LƯNG.
“Quyển sách Vatican cấm bán bây giờ bán chạy nhất”. (Book banned by Vatican now a best seller). Đó là đầu đề của boThe Register” ngày Thứ Bảy, 17 tháng 7, 1999.

 
Sách nói gì mà ghê gớm vậy?
Trả lời cuộc phỏng vấn của một tờ báo Ý, Ngài Luigi Marinelli, linh mục hồi hưu của Giáo Hội La-mã, và là đồng tác giả quyển sách mang tên “Cuốn Theo Chiều Gió ở Vatican” (Gone With the Wind in the Vatican) có một nhận định đả phá bản chất thần thánh của Vatican. Lời Ngài: “Quyển sách cho thấy là Vatican gồm những người, giống như tôi, có khuyết điểm”. (It [the book] just points out that the Vatican is made up of men who, like me, are flawed). Như vậy là Ngài gián tiếp cho rằng, Đức Thánh Cha cũng có khuyết điểm, và chẳng thần thánh gì cả. Chúng tôi xin dịch bản tin trên, kèm theo tiếng Anh để quý vị đọc giải buồn.
Tai Tiếng: Quan chức của Giáo Hội giận dữ vì sự mô tả  thiếu lễ độ những người lãnh đạo và hành động của họ, nhưng độc giả lại thích thú.
(Scandal: Church officials are outraged by the unflattering portrayal of Catholics and practices, but readers are intrigued.- By Alessandra Stanley. The New York Times).
Rome – Khi “Cuốn Theo Chiều Gió ở Vatican” (Gone With the Wind in the Vatican) lần đầu tiên xuất hiện ở các hiệu sách vào tháng Hai (1999). Ít người nhận thấy những chuyện âm mưu, đồng giống luyến ái và đồi bại trong hệ thống hành chánh Vatican. Vatican, tuy nhiên, đã thực sự lưu tâm, và các độc giả lập tức làm theo ngay. Kể từ khi tòa án của Giáo Hội ra lệnh cho linh mục đã hồi hưu của Vatican, một trong số những tác giả, phải ngưng cho phổ biến sách và đích thân giải thích trước những quan tòa của Giáo Hội, thì sách bán chạy và bán hết.
Sách đã làm cho, người đọc tức giận (vì những chuyện xấu xa của một nơi được coi là thần thánh), quan chức của Giáo Hội Gia-tô La-mã giận dữ, và một tác giả có tên (những người khác ẩn danh), Ngài Luigi Marinelli, trở nên một ca về phát hành sách nổi tiếng, vị này lo sợ bị truất mất quyền làm Thánh Lễ. Vào hôm Thứ Sáu, Marinelli không ra hầu tòa của Giáo Hội dù đã nhận được trát tòa, qua một thư viết bằng tiếng La-tinh, Ngài được lệnh phải thâu hồi quyển sách nhục mạ đã được bày bán ở các hiệu sách và ngưng việc in thêm sách mới.
“Tôi phải trả lời thế nào?” Marinelli hỏi. Ngài giải thích rằng, tôi không thể chối bỏ, bởi vì như thế cũng không khác gì thú nhận là “tôi nói láo”, và rằng cá nhân tôi không có thẩm quyền thu hồi sách ở các hiệu sách hay cấm không cho in thêm sách hay dịch sách ra tiếng ngoại quốc. Vatican cũng không có thẩm quyền về việc này, dù rằng Vatican có thể tìm cách kiện nhà xuất bản. Các báo ở Ý, thích thú theo dõi cố gắng của Vatican để kiểm duyệt sách, đã in lại một số những chuyện ngắn màu mè hơn, từ chuyện một linh mục không nêu danh đã tìm cách chuyển lậu một va-li đầy nhóc tiền sang Thụy-sĩ, cho đến chuyện một linh mục có những chuyện dâm ô cùng giống (đàn ông làm tình với đàn ông) nhưng không bị trừng phạt mà còn được thăng cấp với một chức vụ mới, để chôn dấu sự tai tiếng dưới tấm thảm. 
Nhưng những chuyện tục tỉu và ghê tởm hơn đã xảy ra ở những thập niên trước đây. Chuyện tai tiếng gần đây nhất, vụ ám sát một đại úy chỉ huy toán Lính Gác Thụy-sĩ năm vừa qua bởi một sĩ quan bất mãn trẻ, thì chỉ được nhắc đến qua loa, mà không gợi ý tới một âm mưu độc ác ngầm nào.  
Không một hồng y dâm đãng hay gian dối nào bị nêu tên đích danh. Marinelli bảo, “sách không dùng tên thật, nên rất khó truy tố về tội phỉ báng. Nếu một vài nhân vật nào muốn nhận ra họ ở trong đó, thì tôi phải kính phục sự khiêm nhượng của họ”. (Vì tội quá bẩn và có thật, nên không ai dám nhận, và không ai dám truy tố tác giả. Truy tố thì vừa xấu, vừa thua kiện). 
Trong một cuộc phỏng vấn tại căn phòng của Ngài, nhìn xuống cái vòm của Đền Thánh Peter, Marinelli, 72 tuổi, bảo rằng Ngài cảm thấy bị hành hạ bất công chỉ vì nói thật. Ngài so sánh hoàn cảnh của Ngài với Savanarola, nhà cải cách đã bị đem trói vào cọc rồi thiêu sống, và Padre Pio, một thày dòng thần bí đã bị giáo hội điều tra nhiều lần trước khi được phong chuẩn thánh năm nay.
Marinelli, trong nhiều năm đã làm việc cho Thánh Hội của Giáo Hội Đông (Congregation of Eastern Churches), một bộ của Vatican, bảo rằng trong khi “gần như hầu hết mọi người” trong văn phòng thư lại của Vatican đã đọc sách và rất nhiều người trong số đó nói riêng với Ngài là họ đồng ý với đa số những điều phê bình, nhưng không một đồng liêu cũ nào của Ngài muốn công khai bào chữa cho Ngài. Ngài bảo bạn bè của tôi không dám điện thoại cho tôi ở nhà, sợ rằng điện thoại bị móc dây nghe lén. (Vatican có cơ quan làm mật vụ?)
Ngài than phiền, “sách không đặt lại vấn đề thần thánh của Jesus Christ, Thánh Lễ hay Giáo Hội Gia-tô. Sách chỉ nêu ra rằng Vatican cũng gồm những người, giống như tôi, có khuyết điểm. Ngài nói là Ngài và nhiều người bên trong giáo hội bất mãn vì những vận động ồn ào thăng cấp cá nhân và hủ hóa của một vài quan chức, và cảm thấy nhu cầu phải “trong sạch hóa” giáo hội khi giáo hội sắp bước vào thiên niên kỷ thứ ba. Ngài bảo “sách là một hành động thương yêu đối với giáo hội”.
Marinelli bảo đã được một người, mà Ngài dấu tên, tiếp xúc, người ấy nói rằng đã nghe thấy những lời phê bình về chuyện nội bộ của Vatican và yêu cầu Ngài viết những suy tư đó ra trên giấy. Ngài bảo, Ngài muốn trình bày bốn điểm than phiền chính – vận động thăng cấp cá nhân, sự lựa chọn bí mật các vị giám mục, Tam điểm trong Vatican và thiếu một nghiệp đoàn cho các nhân viên ở Vatican – để khuyến khích cải cách.
Những chuyện nhỏ nhặt tầm phào cũng được in vào sách “để làm nổi bật những nguyên tắc chính”. Nhưng những truyện ngắn là điều đã thuyết phục Lorenzo Ruggiero, chủ bút chính của Kaos, một nhà xuất bản nhỏ ở Milan, cho xuất bản quyển sách. Kaos chuyên về những sách chống giới tu sĩ và những bí mật của Vatican. Ruggiero giải thích rằng lúc đầu ông chống lại “bởi vì quyển sách quá thiên về tôn giáo, quá tôn giáo đối với chúng tôi”.
Ông bảo, “chúng tôi đã thay đổi thái độ, nhận thấy rằng nếu chúng tôi không cho in ra, thì không ai khác dám làm”. Ruggiero bảo, ông cho in đợt đầu 7.000 quyển và nghĩ rằng chỉ bán cầm chừng. Nhưng bây giờ đã bán hết, và ông cho biết đã nhận được đơn đặt hàng từ khắp nơi, kể cả Mỹ quốc, cho 100.000 cuốn nữa.
“Vatican đã làm một sự nhầm lẫn lớn lao”, ông ấy nói với vẻ mặt vui mừng rõ rệt. “Một khi Vatican để ý tới quyển sách, thì tất cả mọi người để ý tới”.
 
Book banned by Vatican now a best seller
Scandal: Church officials are outraged by the unflattering portrayal of Catholic leaders and practices, but readers are intrigued. By Alessandra Stanley.- The New York Time
Rome – When “Gone With the Wind in the Vatican” first appeared in bookstores in February, few people noticed the account of intrigue, homosexuality and corruption within the Vatican bureaucracy.
 
The Vatican, however, did pay heed, and readers instantly followed. Ever since a church tribunal ordered one of the authors, a priest who is a retired Vatican official, to cease publication and explain himself before church judges, the book has become a runaway best seller.
It has tantalized readers, infuriated Roman Catholic Church officials and turned the one acknowledged author (the others remain anonymous), the Rev. Luigi Marinelli, into a publishing-cause celebrity who fears he will be stripped of his right to say Mass.
On Friday (July 16), Marinelli did not appear before the church tribunal that had summoned him, via a letter written in Latin, and ordered him to remove the offending book from stores and stop new printing runs.
“How can I answer?” Marinelli said. He explained he could not recant because “that would be a lie””, and that he personally has no authority to remove the books from stores or prevent new printings or foreign translations. Neither does the Vatican, for that matter, although it can try to sue the publisher.
Italian newspapers have gleefully covered the Vatican’s effort to censor the book, reprinting some of the more colorful anecdotes, frome one about an unamed priest who tried to smuggle a suitcase full of cash into Switzerland, to another about a priest who had engaged in homosexual acts and was reassigned and promoted to sweep the scandal under the rug.
But the more salacious and shocking anecdotes date back decades. The most recent Vatican scandal, the murder last year of the captain of the Swiss Guards by a disgruntled junior officer, is fleetingly mentioned, without any suggestion of sinister subplots.
No dissolute priests or scheming cardinals are identified by name. “The book does not use people’s real names so it is difficult to accuse the authors of defamation”, Marinelli said. “If some figures want to recognize themselves, then I admire their humility”.
In an interview in his apartment, which overlooks the dome of St. Peter’s Basilica, Marinelli, 72, said he felt he was being unfairly persecuted for telling the truth. He compared his situation to that of Savanarola, the reformer who was burned at the stake, and Padre Pio, the mystic friar who was investigated by the church many times before he was beatified this year.
Marinelli, who for years worked in the Congregation of Eastern churches, a department of the Vatican, said while “almost everyone in the Vatican bureaucracy had read the book and many had let him know they privately agreed with a large number of its criticisms, none of his former colleagues were willing to defend him publicly. He said friends were afraid to call him at home. Fearing his phone had been tapped.
“The book does not question the sanctity of Jesus Christ, the Eucharist or the Catholic Church”, he said plaintively. “It just points out that the Vatcian is made up of men who, like me, are flawed”.
He said he and many others within the church were disgusted by the rampant careerism and corruption of some officials, and felt that a “purification” of the church was neeeded as it entered the third millennium. “The book was an act of love for the church”, he said.
Marinelli said he had been approached to collaborate on the book by someone he declined to identify, who had heard him criticize the inner workings of the Vatican and asked him to put his thoughts on paper. He said he was interested in presenting his four main grievances about Vatican operations – careerism, the secretive selection of bishops, Freemasons in the Vatican and the lack of a union for Vatican employees – to encourage reform.
The gossipy details were included “to illustrate the main principles of the book”.
But the anecdotes were what persuaded Lorenzo Ruggiero, the editor in chief of Kaos, a small publishing house in Milan, to publish the book. Kaos specializes in anticlerical books and Vatican exposes. Ruggiero explained he was at first resistant “because the book was quite religious, too religious for us”.
“We changed our minds because we realized that if we didn’t publish it, nobody else would dare”, he said.
Ruggiero said he had ordered a first printing of 7,000 books and had expected modest sales. It has now sold out, and he said he has requests from all over, including the United States, for 100,000 more copies.
“The Vatican made a huge mistake”, he said with obvious glee.
“Once they paid attention to the book, everybody paid attention”. (Xin ñoïc theâm chi tieát trong baøi “Thaâm Cung Bí Söû”, trang 729)
 
VI.- KẾT LUẬN.
 Vatican là một “Tổ Chức Đi Buôn Thượng Đế” độc tài và tàn bạo.
 
6.1 Độc Tài.
Theo như nhận định của linh mục Ca-tô Maurice Weitlauff thì Giáo hội được chia thành hai giai cấp, một giai cấp cai trị, và một giai cấp bị trị. Giai cấp trên gồm khoảng 1 % con số tín đồ, nắm giữ hết quyền hành. Giai cấp dưới gồm hơn 99 % chỉ có mỗi một cái quyền là câm mồm.
Tác giả Jean-Michel Demetz báo l'Express số ra ngày 12-18/8/1999, thì bảo:
Trong bản chất, đó là quang cảnh triều đình của một thể chế quân chủ tuyệt đối cuối cùng ở Âu Châu mà những người Saint-Simon La-mã mô tả tỉ mỉ với ác ý. (Au fond, c‘est le spectacle de cour de la dernière monarchie absolue d’Europe que ces Saint-Simon romains peignent avec une minutie maligne. Trính ra từ “Thâm Cung...”).

6.2. Tàn Bạo.
Nhân danh những người đàn ông, đàn bà đã bị đau khổ bất công và cho đến giới hạn cuối cùng, tư cách con người của chúng ta bắt buộc chúng ta không được giảm thiểu tội ác của Tòa án Ca-tô bằng cách đổ thừa cho yếu tố này yếu tố kia đã quyết định hay giải thích cho nó, và đặc biệt là bối cảnh lịch sử đã dung dưỡng nó. Thực ra, tất cả những khía cạnh mà chúng tôi đã đem lại trong lời dẫn nhập này phải đi song đôi với sự thừa nhận sáng suốt một điều xấu tuyệt đối mãi mãi. (Au nom de ces hommes et de ces femmes qui ont souffert injustement et jusqu’aux dernières limites, la décence nous impose de ne pas minimiser le fait inquisitorial en alléguant tel élément qui le déterminerait ou l’expliquerait, et en particulier le contexte historique qui l’a porté. En effet, toutes les nuances que nous avons apportéees dans cette introduction se doivent d’aller de pair avec la reconnaissance lucide d’un mal qui demeure absolu.- “Le Livre Noir de l‘Inquisition”, page 16, par Natale Benazzi và Matteo D’Amico. Trích ra từ “Sách Nhọ...”).
Dù đồng bào Ca-tô hay đồng đội Ca-tô của tôi có buồn phiền, chống đối, tôi vẫn cứ phải nói lên sự thật. Sự thật nó là như thế.

Ngày 10 tháng 11, 2012
Trần Văn Kha

0 nhận xét:

Đăng nhận xét