Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

Một Giám Mục Viết Về Vấn Nạn Cải Đạo Của Ki-Tô Giáo

Trần Chung Ngọc trích dịch

Vài Lời Nói Đầu:
Gần đây vấn nạn cải đạo của Ki Tô Giáo trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đã làm nổi lên một số dư luận tỏ vẻ bức xúc và lo lắng cho tiền đồ Phật Giáo.  Nhưng sự kiện lịch sử là: qua bao thế kỷ, dù Ki Tô Giáo đã gia tăng nỗ lực cải đạo ở  Á Châu nhưng đã hoàn toàn thất bại.  Rõ ràng là Á Châu đã từ chối không chấp nhận Ki Tô Giáo.  Lý do chính là bản sắc văn hóa Á Châu và đặc biệt văn hóa Phật Giáo cao hơn nền văn hóa của Ki Tô Giáo nhiều.  Mặt khác với sự tiến bộ trí thức của nhân loại, Ki Tô Giáo không thể che dấu mãi bản chất “tà đạo”, “đạo chích”, “đạo dối”, “đạo bịp” của mình. 
Giáo sư Samuel P. Huntington đã nhận định trong cuốn “The Clash of Civilization” là trước đây Tây phương thắng Á Châu về khoa học, kỹ thuật chứ không phải là thắng về tâm linh.  Và ngày nay, ngay cả về khoa học kỹ thuật, Á Châu cũng không còn thua kém Âu Mỹ bao nhiêu.  Lý do chính thứ hai là những phương cách truyền đạo, cải đạo của Ki Tô Giáo thường là rất vô đạo đức trong khi người Á Châu rất tôn trọng đạo đức. 
Kiếm thêm tín đồ bằng cách cưỡng ép nhét Chúa vào đầu một người đang trong cơn hiểm nghèo bệnh tật, hay dùng của cải vật chất để mua tín đồ, hay tệ hơn nữa là từ bỏ gốc gác tổ tiên và các truyền thống văn hóa của dân tộc, trước sau gì cũng thất bại và bị đào thải.  Để nhận thức đúng thực chất vấn nạn cải đạo của Ki Tô Giáo và bỏ đi những lo lắng, chúng ta hãy đọc lại những nhận định của một Giám Mục về vấn nạn truyền bá phúc âm của Ki Tô Giáo trên thế giới.
Trong cuốn “Một Ki-tô Giáo Mới Cho Một Thế Giới Mới” [A New Christianity For A New World], Chương 10, từ trang 171 đến trang 184, với đầu đề “Vượt Qua Chủ Nghĩa Truyền Bá Phúc Âm Và Nhiệm Vụ Truyền Đạo Trên Thế giới Để Đi Đến Chủ Nghĩa “Hậu-HữuThần” Trên Toàn Thế Giới” [Beyond Evangelism and World Mission To a Post-Theistic Universalism], Giám mục John Shelby Spong đã viết về chính sách và kết quả truyền đạo của Ki-tô Giáo trên thế giới. 
Giám mục Spong đã phục vụ 45 năm trong Giáo hội Tân Giáo (Episcopal = Giáo hội Ki-tô Anh ở Mỹ) và ngày nay vẫn là một giám mục trong giáo hội này.  Ông là người có tư tưởng rất tiến bộ.  Những sách ông viết về Ki-tô Giáo nói chung đều thuộc loại sách bán chạy nhất.  Một trong những cuốn sách này có tên “Tại Sao Ki Tô Giáo phải Thay Đổi Không Thì Chết?” (Why Christianity Must Change or Die?). Giám mục Spong đã được mời lên TV nhiều lần để bày tỏ tư tưởng của ông, và đã được mời đến thuyết trình ở nhiều đại học.
Trong phần mở đầu của cuốn A New Christianity For A New World (Một Ki-tô Giáo Mới Cho Một Thế Giới Mới), Giám mục Spong đã đưa ra một loạt khẳng định về những điều ông ta không tin về Chúa Cha (God) cũng như về Chúa Con (Giê-su).  Tất cả những điều này nằm trong Kinh Thánh và trong giáo lý của các giáo hội Ki-tô (xem Phụ Lục của SH). Sau đây là vài khẳng định điển hình trích trong cuốn sách trên, trang 3-7:
“Tôi không định nghĩa Gót (God) như là một đấng (a being = một sinh vật giống như con người) siêu nhiên.  Tôi không tin vào một vị thần có thể giúp cho một quốc gia thắng chiến tranh, can thiệp và chữa khỏi bệnh tật của con người, thay đổi thời tiết để làm lợi cho bất cứ ai.  Tôi không nghĩ rằng điều thích hợp với tôi là phải giả bộ (to pretend) tin rằng những điều trên có thể xảy ra khi mà tất cả những điều tôi biết về sự xếp đặt thiên nhiên của thế giới mà tôi sống trong đó chứng tỏ là những điều trên không có thật.
Vì tôi không coi Gót như là một đấng, tôi không thể diễn giải Giê-su như là hiện thân dưới thế của vị thần siêu nhiên này, và tôi cũng không thể cho rằng ông ta có những quyền lực giống như của Gót (God-like power) để làm những phép lạ như làm yên một cơn bão tố, đuổi quỷ, đi trên nước, hay biến năm ổ bánh để cho 5000 người, cộng với đàn bà và trẻ con, ăn đủ.
Tôi không tin rằng cái ông Giê-su này có thể, hay thực sự đã làm cho người chết sống lại, chữa khỏi bệnh liệt đã chẩn định bởi y khoa, hay làm cho mắt người mù bẩm sinh sáng lại. Tôi cũng không tin là ông ta có thể làm cho một người khi mới sinh ra đã vừa câm vừa điếc nghe được.
Tôi không tin rằng Giê-su đi vào thế giới này bằng phép lạ sinh ra từ một nữ trinh, hoặc phép lạ này đã xảy ra bất cứ ở đâu trừ trong những huyền thoại.
Tôi không tin điều mà những người Ki Tô ăn mừng vào dịp Phục Sinh là sự hồi lại của thân xác Giê-su sau khi đã chết đi ba ngày, và tôi cũng không tin là đã có một ai nói chuyện với Giê-su sau khi Giê-su sống lại, cho ông ta ăn, sờ vào da thịt ông ta cũng như đi bộ cùng với ông ta.  Tôi cũng không tin là sự sống lại của Giê-su có những dấu hiệu như là động đất, sự loan báo của thiên thần, hay là ngôi mồ trống.
Tôi không tin rằng Giê-su, sau thời gian tại thế, đã trở về với Gót bằng cách bay lên thiên đường ở một chỗ nào đó trên những tầng mây.  Sự hiểu biết của tôi về vũ trụ ngày nay đã khiến cho quan niệm trên trở thành hoàn toàn vô nghĩa.
Tôi không tin rằng Giê-su đã lập nên một giáo hội hoặc ông ta đã thiết lập một hệ thống giáo quyền bắt đầu với 12 tông đồ và truyền thừa cho đến ngày nayTôi không tin rằng ông ta đã lập ra những bí tích như là những phương tiện ân huệ đặc biệt của Gót và những phương tiện ân huệ này là, và có thể là, bằng cách nào đó nằm trong vòng kiểm soát của giáo hội, và chỉ có thể thực hiện bởi các giáo sĩ.  Tất cả những điều trên đối với tôi chỉ là những toan tính của con người để tạo quyền lực cho mình và cho định chế tôn giáo riêng của họ.
Tôi không tin là con người sinh ra trong tội lỗi và rằng, trừ phi đã được rửa tội hoặc cứu rỗi bằng cách nào đó, họ sẽ bị vĩnh viễn không được hưởng nhan thánh Chúa.  Tập trung việc sa ngã của của con người vào trạng thái tội lỗi và dạy rằng tội lỗi này chỉ có thể cất bỏ bởi thần quyền khôi phục đời sống con người về tình trạng tiền-sa-ngã chưa bao giờ xảy ra, đối với tôi là những quan niệm kỳ lạ, chính là để phục vụ và tạo dựng quyền lực cho một định chế tôn giáo.
Tôi không tin rằng cuốn Kinh Thánh là những “lời của Gót”.  Tôi không coi nó như là nguồn mạc khải chính yếu của thần linh.  Tôi không tin là Gót đã đọc cho con người viết cuốn Kinh Thánh và ngay cả gây cảm hứng cho con người viết nó.  Đối với tôi, cuốn Kinh Thánh là sự pha trộn của trí tuệ cổ xưa của những nhà thông thái trong nhiều thế kỷ với những giới hạn về nhận thức của con người ở một thời điểm đặc biệt của lịch sử nhân loại.  Sự pha trộn này đã ghi vào lòng tin tôn giáo của chúng ta như là một chứng nhân lẫn lộn, tổ hợp nô lệ và giải thoát, bạo hành dị giáo và khám phá thần học, tự do và áp bức. “  1
Có lẽ chúng ta không thể không đặt câu hỏi: “Tại sao một Giám mục Ki-tô lại có thể bác bỏ hầu hết những niềm tin trong Ki-tô Giáo về Gót, về Giê-su, về Kinh Thánh v..v..”.  Đối với những đầu óc của đa số tín đồ Ki-tô Việt Nam thì lời giải thích có thể là Giám mục Spong là tay sai của Satan hay là tay sai của CS Việt Nam nhằm đánh phá tôn giáo.  Nhưng đối với giới hiểu biết trên thế giới thì những khẳng định của Giám mục Spong như trên không có gì là lạ.  Sự hiểu biết về vũ trụ, về con người, về thiên nhiên ngày nay đã không cho phép bất cứ người nào có đôi chút đầu óc còn tin vào những chuyện nhảm nhí của thời bán khai.  Thuyết sáng tạo cũng như quan niệm về Thiên đường và hỏa ngục như được viết trong Kinh Thánh đã bị chính Giáo hoàng John Paul II bác bỏ cuối thập niên 1990s.  Khi Giáo hoàng chấp nhận là “Con người có thể không phải là sản phẩm sáng tạo nhất thời của Thượng đế mà là hình thành sau một quá trình tiến hóa lâu dài” thì Giáo hoàng đương nhiên đã bác bỏ những thuyết hoang đường trong Ki-tô Giáo như “Tội tổ tông”, vai trò “chuộc tội” và “cứu rỗi” của Giê-su, đúng như nhận định của Giám mục Spong ở trên.  Sự chấp nhận trên của Giáo hoàng cũng cho chúng ta thấy cái chết của Giê-su trên thập giá cũng không khác gì cái chết của bao nhiêu phạm nhân khác cùng thời, bị hành hình trên thập giá, một hình phạt độc ác của La Mã.  Nhưng Giáo hoàng cũng biết rõ đầu óc của đám con chiên nên Ngài không mấy quan tâm đến vấn đề con chiên biết rõ sự thật và bỏ đạo.  Ngài biết rõ hơn ai hết là đa số con chiên của Ngài thuộc những thành phần thấp kém, đã bị nhồi nặn từ nhỏ, nên vẫn mơ tưởng đến một thiên đường trong một đời sau, nơi đây họ có thể hưởng nhan thánh Chúa, không cần biết đến chuyện Chúa đã chết gần 2000 năm nay rồi.
Đã có rất nhiều tài liệu nói về sự bành trướng của Ki-tô Giáo trên thế giới, nhưng phần lớn là của các học giả, chuyên gia nghiên cứu tôn giáo.  Rất hiếm khi mà chúng ta thấy một bậc lãnh đạo trong Ki-tô Giáo nói về bản chất và thực chất sách lược truyền đạo của Ki-tô Giáo.  Do đó, sau đây là phần trích dịch những đoạn liên hệ tới công cuộc truyền giáo của Ki-tô Giáo trên thế giới mà Giám mục John Shelby Spong đã viết trong cuốn A New Christianity For A New World .

Khi mà vị Thần trong quá khứ của chủ thuyết hữu thần đã bị bác bỏ thì những lời tự nhận về quyền lực nhân danh Thần đó cũng phải dẹp bỏ.  [Giáo Hoàng tự nhận là đại diện của Chúa trên trần, và các linh mục tự nhận là các “Chúa thứ hai”.  TCN]  Mục đích chính trị chính của những lời tự nhận về quyền lực này là để cho một định chế đặc biệt khẳng định là chỉ có định chế đó nắm giữ trong tay chân lý, và cho rằng những người nào không ở trong cộng đồng những người có cùng một đức tin đặc biệt đó thì bị lạc trong vòng tối tăm của những sai lầm của chính họ.  Những lời tự nhận về quyền lực này tăng gia áp lực cải đạo người khác vào trong cái định chế đó bằng cách hứa hẹn những người sắp cải đạo một phần thưởng “cứu rỗi” mà người nào không phải là “tín đồ sùng tín” hay ở trong “giáo hội chân thật” thì không thể nào được hưởng.  Hệ thống này vạch rõ cho tất cả những ai còn buồn ngó vào hệ thống này, là ai “ở trong” và ai “ở ngoài.”  Nó tạo nên một tâm cảnh hội tụ vào thông điệp của hệ thống tín ngưỡng của định chế cho đến khi nó đạt tới một cường độ nóng bỏng (a white-hot intensity).  Nó gây nên truyền thống hệ phái và riêng biệt, cho phép tôn giáo của một người nào đó cai quản mặc cảm thiếu sót của người đó.  Những lời khẳng định duy nhất “để cho Gót của tôi và truyền thống của tôi” (for my God and my tradition) đã là dấu chỉ đặc biệt của hệ thống tôn giáo chủ trương bành trướng và truyền giáo trên khắp thế giới.  Tất cả những chủ trương này đều sẽ phải dẹp bỏ trong công cuộc cải cách mới.
Cái tâm cảnh bộ lạc này nằm trong nội dung Kinh điển của mỗi hệ thống tôn giáo.
Trong Do Thái Giáo, những khẳng định trên được ghi trong 10 Điều Răn trong Kinh Torah (5 Kinh đầu trong Cựu Ước của Ki-tô Giáo. TCN): “Ta là Chúa, vị Thần của các ngươi đã mang các ngươi ra khỏi đất Ai Cập, ra khỏi vòng nô lệ.  Các ngươi không được thờ Thần nào khác trước mặt Ta” (Exod. 20:2) (I am the Lord your God who brought you out of the land of Egypt, out of the house of bondage.  You shall have no other gods before me)  [Chúng ta thấy rõ, Gót của Ki-tô Giáo mà tín đồ Việt Nam thờ phụng ngày nay chỉ là Gót của dân Do Thái mà thôi, tuyệt đối không dính dáng gì tới dân tộc Việt Nam cả. Vậy mà các tín đồ Ki-tô Việt Nam đã bị sách lược truyền giáo của Ki-tô Giáo mê hoặc, đi thờ một vị Thần của dân Do Thái, chỉ hợp với lịch sử của người Do Thái, phủ nhận nguồn gốc, tổ tiên, và cả quốc gia đã sinh ra mình và nuôi dưỡng mình.  TCN].  Hình phạt trong luật dành cho kẻ thờ Thần khác Thần Gia-vê là cái chết (Deut. 8:19).
Trong Hồi Giáo, tính cách duy nhất của Hồi Giáo được khẳng định trong câu ca thiêng liêng của Hồi Giáo: “Chỉ có một Gót Allah mà thôi và Mohammed là tiên tri của ông ta” (There is but one God [Allah] and Mohammed is his prophet).  Kinh Koran củng cố sự khẳng định này, biện minh cho những hành động tiêu cực đối với những người không phải là tín đồ Hối giáo là phù hợp với lời của Thần Allah.  Jihad là tên của những hành động đó.
Những khẳng định về tính cách duy nhất của Ki-tô Giáo thường được viện từ một câu trong Phúc Âm của John, một câu mà người ta cho là của Giê-su nói: “Ta là con đường, là sự thật và sự sống, không ai đến được với Cha Ta mà không qua Ta” (John 14: 6) [I am the way, and the truth and the life, no one comes to the Father but by Me].  Cái chủ nghĩa đế quốc này và những sự đau khổ tuôn ra từ một câu trên thật quá lớn lao để có thể đo được.
Cái tâm cảnh này cũng còn có trong khẳng định của hệ phái Công giáo nhiều hơn là Tin Lành, rằng nhận một số bí tích của Ki-tô Giáo thì “cần thiết cho sự cứu rỗi” (necessary for salvation).  Không có những bí tích đó, con người đã tự đánh mất mình, một số phận hiển nhiên là áp dụng cho toàn thể thế giới của những người phi-Ki-tô.  Số phận của những người không rửa tội đã được bàn cãi trong truyền thống Ki-tô suốt trong chiều dài lịch sử của Ki-tô Giáo, nhưng không một người nào trong cuộc bàn cãi này ủng hộ việc bao gồm những người không rửa tội vào trong sự cứu rỗi, do đó những người này là những kẻ không được vào trong vương quốc của Gót. “Không có sự cứu rỗi ở ngoài giáo hội”, một câu thường nghe thấy trong vòng các giáo sĩ.  “Giáo hội” (Church) trong câu trên rõ ràng có nghĩa là Giáo Hội Ca-tô Rô-ma chứ không phải là giáo hội chung cho mọi người (“Church” in this phrase clearly means the Roman Catholic Church, not the church catholic.) Đó là một tự nhận về quyền lực.
Về phía Tin Lành của Ki-tô Giáo, rửa tội thường được hoãn để dùng như một hình thức nhập đạo, nhưng những lời tự nhận về tính cách duy nhất, tuy khác với Công Giáo, vẫn thường được dùng.  Sự cứu rỗi trong truyền thống này đòi hỏi tín đồ phải “chấp nhận Giê-su là đấng cứu chuộc của riêng mình,” (accepting Jesus as one’s personal savior).  Do đó thiên đường chỉ để cho những ai khẳng định đức tin đó.  Mọi người khác đều sẽ không được cứu rỗi.
Những người không rửa tội và những người không chấp nhận Giê-su là đấng cứu chuộc cho riêng mình sẽ phải đối diện với một sự trừng phạt chung cùng là vĩnh viễn không được hưởng nhan thánh Chúa hoặc vĩnh viễn bị đầy đọa xuống hỏa ngục...
[Có vài sự kiện mà những ai quan tâm đến Ki Tô Giáo không thể không biết.  Giáo hoàng John Paul II của Công Giáo đã công khai chấp nhận trước thế giới thuyết Big Bang về nguồn gốc vũ trụ, thuyết tiến hóa về nguồn gốc con người, rằng con người không phải là do Gót tạo ra tức thời mà chính là kết quả của một quá trình tiến hóa dần dần và lâu dài, thú nhận không làm gì có thiên đường (một cái bánh vẽ trên trời để dụ những người đầu óc mê mẩn, yếu kém), và hỏa ngục (một nơi để hù dọa những người không tin Chúa).  Những sự kiện trên cho thấy,  Giáo hoàng  đã chính thức bác bỏ thuyết “sáng tạo” của Ki Tô Giáo, phá tan huyền thoại về Adam và Eve là tổ tông loài người do Gót tạo dựng từ đất sét, và kéo theo không làm gì có chuyện Adam và Eve sa ngã tạo thành tội tổ tông.  Do đó, vai trò “chuộc tội” và “cứu rỗi” của Giê-su chỉ là những luận điệu thần học lừa dối của giới giáo sĩ Ki Tô Giáo khi xưa, được tiếp tục đưa ra không ngoài mục đích khai thác lòng mê tín của một số người, huyễn hoặc và khuyến dụ họ tin vào những điều không thực.  Thật vậy, sự kiện là, Giáo hoàng đã bác bỏ đức tin quan trọng nhất trong Ki-tô giáo:   Quyền năng “cứu chuộc”, “cứu rỗi” , “luận phạt” của Giê-su, do đó hi vọng của các tín đồ Ki-tô, nhất là các tín đồ Ki Tô Giáo  người Việt Nam, về một cuộc sống đời đời trên thiên đường cùng Giê-su chẳng qua chỉ là một ảo vọng, và sự luận phạt của Giê-su đối với những tín đồ đạo Giê-su không tin ông ta chẳng qua chỉ là một sự hù dọa đã không còn ý nghĩa.  Hơn nữa, Tân Ước lại viết rất rõ là Giê-su tự nhận chỉ có nhiệm vụ cứu những người Do Thái mà thôi.  Vậy những người không phải là Do Thái nên nghĩ lại đi thì vừa.  TCN]
Những người Ki-tô giáo thường coi giáo hội như là một đoàn quân đi chinh phục thế giới (an army out to conquer the world).  Thêm vào đó, có những đòi hỏi tín đồ phải làm cho toàn thể thế giới biết đến Giê-su, tin chắc rằng mình thuộc đám người được Chúa chọn hoặc được cứu  chuộc.  Tất cả những ý tưởng trên được bắt rễ từ chủ thuyết hữu thần đế quốc (an imperialistic theism) đã từng dựa vào các Phúc Âm, và khi mà chủ thuyết hữu thần chết, thì những ý tưởng trên cũng phải dẹp bỏ.
Đó là trạng thái tâm lý đã tạo thành dấu ấn của Ki-tô Giáo trong những thế kỷ qua.  Dấu ấn này vẫn còn tồn tại trong sự khoa trương hoa mỹ của các giáo hội bảo thủ, Công giáo cũng như Tin Lành.  Nhiệm vụ của các tín đồ Ki-tô mà đức tin được định nghĩa bởi trạng thái tâm lý trên là phải làm những chứng nhân của Chúa đối với những người ngoại đạo.  Họ có bổn phận long trọng là phải hỗ trợ các nhà truyền giáo, ngoại quốc cũng như bản địa, những người nhân danh giáo hội mang thông điệp cứu rỗi của đấng Ki-tô đến những người “ngoại giáo”, danh từ họ thường gọi những người phi-Ki-tô (non-Christians) trên thế giới.  Không làm như vậy là bằng chứng chứng tỏ tín đồ không yêu Chúa đủ, hoặc không yêu những người lạc Chúa đủ.
Trong những thời đại trước, có rất nhiều chuyện thêu dệt về hoạt động truyền giáo của Ki-tô Giáo.  Những nhà truyền giáo về nước nghỉ xả hơi đã gây sự thích thú trong đám tín đồ qua những câu chuyện mô tả sự thành công của họ và với những thống kê về số linh hồn đã kiếm được cho Chúa (regaled believers with tales of their successes and with statistics of souls won for Christ)... Đã có thời không ủng hộ những hoạt động bành trướng trên thì bị coi như là từ bỏ Ki-tô Giáo.  Nhưng, nhìn kỹ và đúng vào cái xí nghiệp truyền giáo của giáo hội (A closer look and less romantic look at the missionary enterprise of the church) chúng ta sẽ thấy một mặt đen tối hơn của những niềm tin tôn giáo đó mà giáo hội không thấy rõ.  Đối diện với cái mặt đen tối này là điều không thể tránh được, khi chúng ta muốn đi quá  chủ thuyết hữu thần để đi vào thời kỳ hậu-hữu-thần (post-theism).
Kenneth Scott Latourette, sử gia nổi tiếng về lịch sử bành trướng của Ki-tô Giáo, coi thế kỷ 19 là “thế kỷ truyền giáo vĩ đại” (great missionary century).  Nhưng điều này không làm chúng ta phủ nhận là thế kỷ này cũng là thế kỷ thực dân vĩ đại của Âu Châu đi chinh phục thế giới.  Tìm kiếm những tài nguyên thiên nhiên trên thế giới để tăng sự giầu có, những thế lực chính của Âu Châu đã thống trị các miền đất kém mở mang, biến chúng thành những phần của các đế quốc Âu Châu hoặc, ít nhất cũng là những phần trong “vòng ảnh hưởng” của các đế quốc.
Anh, Pháp, Hà Lan, và Tây Ban Nha là những nước thắng thế đầu tiên ở Bắc Mỹ trước khi ảnh hưởng của Anh chiếm ưu thế khắp nơi trừ Quebec và Mexico.  Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha chia nhau Trung Mỹ và Nam Mỹ.  Sau khi Đức ra khỏi Phi Châu, lục địa đó trở thành thuộc Pháp ở Bắc Phi và miền duyên hải phía Tây, thuộc Anh ở Trung Phi, và ngay cả Congo cũng thuộc Bỉ.  Ở Nam Phi, Hà Lan và Anh tranh dành quyền lực, sau cùng Anh chiếm ưu thế.  Bồ Đào Nha cắm dùi ở Angola và Mozambique.
Anh là thế lực chính ở Trung Đông, kiểm soát kênh Suez.  Á Châu bị phân chia giữa Pháp ở Đông Nam Á, Bồ Đào Nha ở Macao, Anh ở Mã Lai, Singapore, và Hồng Kông.  Anh cũng còn được Úc và New Zealand, trong khi Hà Lan được Indonesia (Nam Dương).  Khi Hoa Kỳ tham gia chủ nghĩa bành trướng trong thế kỷ 19 và 20, Hoa Kỳ đã mua lại của Pháp tỉnh Louisiana, một vùng đất đai lớn hơn tiểu bang Louisiana ngày nay, và người dân du mục trong vùng đất đai này đã bị tan ra từng mảnh và bị Ki-tô hóa.  Nửa thế kỷ sau, năm 1867, Hoa Kỳ mua lại Alaska của Nga, và sau đó, Puerto Rico và quần đảo Philippines là những chiến lợi phẩm trong cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Tây Ban Nha (1898).  Quần đảo Hawaii được sáp nhập, rồi vì ủng hộ nền độc lập của Panama, Panama đã rơi vào vòng ảnh hưởng của chúng ta (Mỹ) để chúng ta có thể đào kênh Panama của chúng ta.
Hầu hết những sự biện minh cho những hành động thực dân và chinh phục được giải thích bởi những lời khoa trương hoa mỹ tôn giáo của Ki-tô Giáo.  Những quốc gia Tây phương không phải là những nước thù nghịch đi chinh phục mà là mang lại “văn minh và Ki-tô Giáo” cho những dân tộc mọi rợ trong những vùng trên thế giới chưa được biết đến ánh sáng của Ki-tô Giáo.  Ngay cả những chuyện bắt cóc và rồi nô lệ hóa những người Phi Châu để lao động trong các đồng áng ở miền Nam nước Mỹ cũng được biện minh bởi cùng những động cơ cao quý trên.   Thế giới đã quan sát và thấy rõ sự bất thường của Ki-tô Giáo, một tôn giáo gửi những nhà truyền giáo đến Phi châu để cải đạo các thổ dân ngay cả khi chính những thổ dân này đã bị bắt cóc và bắt làm nô lệ bởi những quốc gia mà những người Ki-tô Giáo da trắng sống trong đó.
Tuy vậy, sự kiện là, tất cả những hoạt động truyền giáo, hỗ trợ bởi thế lực kinh tế, chính trị và quân sự của các quốc gia thực dân, tương đối không mấy thành côngBất cứ ở nơi nào mà có một truyền thống tôn giáo mạnh, thống nhất, thí dụ như ở Ấn độ, Trung Quốc, Nhật Bản v..v.., sự len lỏi của Ki-tô Giáo vào các quốc gia này chỉ ở mức tối thiểu.  Hồi Giáo, tuy sinh sau Ki-tô Giáo lâu, đã nhanh chóng tạo thành một lực lượng tôn giáo đáng kể, trở thành tôn giáo quan trọng nhất không chỉ ở Trung Đông mà còn lan ra xa tới Pakistan và Indonesia.  Hồi Giáo cũng còn đi vào Âu Châu - ở Tây Ban Nha và vùng đất nằm giữa Hi Lạp và nước Ý, thường được biết dưới nhiều tên khác nhau như Yugoslavia, Macedonia, Croatia, và Serbia.  Ấn độ giáo vẫn là tôn giáo quan trọng nhất của tiềm lục địa Á Châu, và cho đến ngày nay, Phật Giáo là tôn giáo quan trọng vượt trội nhất ở Trung Quốc và Đông Nam Á.  Ki-tô giáo không mấy thành công ở những nơi này tuy rằng đã có những nỗ lực truyền đạo to lớn.
Đó là nhưng dữ kiện cho chúng ta thấy rất rõ là mục đích cải đạo thế giới cho đấng Ki-tô (Christ) đã là một sự thất bại ở khắp nơi, những lời khoa trương hoa mỹ của giới truyền giáo thường sai sự thật.  Thật ra, ngày nay, Ki-tô Giáo có một tỷ lệ tín đồ nhỏ hơn là trong lịch sử lúc đầu của tôn giáo này.
Tôi cho rằng những nỗ lực bành trướng cải đạo đó đã sai lầm ngay từ ban đầu, vì những nỗ lực đó không gì hơn là một sự ngụy trang của mưu đồ đuổi theo quyền lực, vật chất, bắt nguồn từ quan niệm duy ngã (self-centered), mà chúng ta thừa hưởng từ quá trình tiến hóa.  Đó là những chiến thuật để phục vụ một vị thần bộ lạc và nhập nhằng với uy quyền của Phúc Âm.
Nếu những người Ki-tô có đủ can đảm để cho những hoạt đồng truyền giáo cải đạo mà gốc rễ của nó là từ thời tiền hiện đại (pre-modern) chết đi một cách tự nhiên không than khóc, không luyến tiếc, không kéo dài hơi thở bằng những bộ máy nhân tạo (artificial respiration), thì sau đó chúng ta có thể khám phá ra những điều mà tôi cho hấp dẫn hơn nhiều ...
Tư tưởng của chủ nghĩa thờ thần, nguồn hỗ trợ những hoạt động truyền giáo cải đạo, ngày nay đã chết.  Người Ki-tô chúng ta biết rõ rằng chúng ta không nắm trong tay chân lý, chúng ta biết rằng chúng ta không nắm trong tay con đường duy nhất đi tới Gót, vì không có con đường nào là con đường duy nhất cả.

 


Những đoạn khẳng định của Giám mục Spong mà tác giả Trần Chung Ngọc trích dịch bên trên tương phản rất cân xứng với bài "Kinh Tin Kính" mà tín hữu Ki-Tô phải đọc thuộc lòng và tụng mỗi ngày. Bài hát “Kinh Tin Kính” có đăng trên web Công Giáo Nam Úc: http://conggiaonamuc.org.au:
"Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng, Đấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình.
Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời.
Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, ánh sáng bởi ánh sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, được sinh ra mà không phải tạo thành, đồng bản tính với Đức Chúa Cha, nhờ Người mà muôn vật được tạo thành. Vì loài người chúng tôi và để cứu rỗi chúng tôi,
Người đã từ trời xuống thế. Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng trinh nữ Maria và đã làm người.
Người chịu đóng đinh vào thập giá vì chúng tôi, chịu khổ hình và mai táng thời Phongxiô Philatô.
Ngày thứ ba, Người sống lại như lời Thánh Kinh.
Người lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha và Người sẽ trở lại trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết. Nước Người sẽ không bao giờ cùng.
Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa, và là Đấng ban sự sống. Người bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra. Người cùng được phụng thờ và tôn vinh với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con. Người đã dùng các tiên tri mà phán dạy.
Tôi tin có Hội thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền. Tôi tuyên xưng có một phép Rửa để tha tội. Tôi trông đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau.
 Amen."


1 I do not define God as a supernatural being.  I do not believe in a deity who can help a nation win the war, intervene to cure a love one’s sicknessor,  affect the weather for anyone’s benefit.  I do not think it is appropriate for me to pretend that those things are possible when everything I know about the natural order of the world I inhabit proclaims that they are not.
Since I do not see God as a being, I cannot interpret Jesus as the earthly incarnation of this supernatural deity, nor can I with credibility assume that he possessed sufficient Godlike power to do such miraculous things as stilling the storm, banishing demons, walking on water, or expanding five loaves to provide sufficient bread to feed five thousand men, plus women and children.
I do not believe that this Jesus could or did in any literal way raise the dead, overcome a medically diagnosed paralysis, or restore sight to a person born blind... Nor do I believe he enabled one who was mute and profoundly deaf since birth to hear.
I do not believe that Jesus entered this world by the miracle of a virgin birth or that virgin birth occur anywhere except in mythology...
I do not believe that the experience Christians celebrate at Easter was the physical resuscitation of the three-days-dead body of Jesus, nor do I believe that anyone literally talk with Jesus after the resurrection moment, gave him food, touched his resurrected flesh, or walked in any physical manner with his risen body...
I do not believe that Jesus’ resurrection was marked in a literal way by an earthquake, an angelic pronouncement, or an empty tomb.
I do not believe that Jesus, at the end of his earthly sojourn, returned to God by ascending in any literal sense into a heaven located somewhere above the sky.  My knowledge of the size of this universe reduces that concept to nonsense.
I do not believe that this Jesus founded a church or that he established an ecclesiastical hierarchy beginning with the twelve apostles and enduring to this day.  I do not believe that he created sacraments as special means of grace or that these means of grace are, or can be, somehow controlled by the church, and thus are to be presided only by the ordained.  All of these things represent to me attempts on the part of human beings to accrue power for themselves and their particular religious institution.
I do not believe that human beings are born in sin and that, unless baptized or somehow saved, they will forever banned from God’s presence...To concentrate on the fall of humanity into a state of sinfulness and to suggest that this sinfulness can be overcome only by a divine initiative that will restore human life to a pre-fallen status it never had are to me strange concepts indeed, serving primarily, once again, to build institutional power.
I do not believe that the Bible is the “word of God” in any literal sense.  I do not regard it as the primary source of divine revelation.  I do not believe that God dictated it or even inspired its production in its entirely.  I see the Bible as a human book mixing the profound wisdom of sages through the centuries with the limitations of human perceptions of reality at a particular time in human history.  This combination has marked our religious convictions as a mixed witness, combining both slavery and emancipation, inquisitions and theological breathrough, freedom and oppression.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét