Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014
Học thuyết ưu sinh và khoảng tối của di truyền học
23:18
Hoàng Phong Nhã
No comments
Hitler từng tuyên bố nhiều lần:
“Chúng ta phải tạo ra một giai cấp ưu việt nhất, có khả năng thống trị
trong nhiều thế kỷ. Đội quân của chúng ta phải được lựa chọn trên nguyên
tắc của học thuyết ưu sinh, để họ và con cái trở thành giai cấp quý tộc
của hiện tại và tương lai, không chỉ ở nước Đức mà trên toàn thế giới".
Theo
lệnh của Hitler, nước Đức đã thành lập các trại giống cho những người
thuộc dòng dõi “lenbenborn”, tạm gọi là “nguồn gốc cuộc sống”. Đó là
những chàng trai được tuyển chọn trong quân đội theo tiêu chuẩn cực kỳ
nghiêm ngặt, những cô gái hoàn mỹ về ngoại hình và thể lực, về tinh thần
và tư tưởng (theo tiêu chuẩn của chủ nghĩa phát xít Đức). Họ được nuôi
dưỡng cẩn thận để giao phối với nhau và sinh con, nhằm thực hiện và
chứng minh học thuyết “ưu sinh”. Tuy nhiên, kết quả thu được khá thất
vọng.
Có khoảng 50.000 trẻ em
ra đời từ các trại giống người “thượng đẳng” này. Sau khi chủ nghĩa phát
xít thất bại và tan rã, người ta biết rằng phần lớn các em nhỏ đó có
chỉ số thông minh dưới trung bình. Số trẻ đần độn nhưng tính tình hung
hãn cao hơn mức bình thường đến vài lần. Điều này đánh dấu chấm hết cho
những tranh cãi còn dai dẳng, xoá nhoà khả năng thực hiện thuyết ưu sinh
đối với con người.
Nhưng chúng ta không thể
phủ nhận tính chất di truyền qua thực tế của những vĩ nhân mà con cháu
của họ cũng danh tiếng không kém. Chẳng hạn, ông nội của Charles Darwin
cũng là một nhà khoa học lớn: Erasme Darwin, người phát minh ra thuyết
về nguồn gốc của Thái dương hệ từ những đám bụi trong vũ trụ. Đến đời
con của Charles Darwin, cả ba đều là những nhà bác học lớn. Trong suốt 5
thế hệ kế tiếp của nhà soạn nhạc thiên tài Bach có tới 16 nhạc sĩ nổi
tiếng và 20 nhạc công có hạng.
Tuy nhiên, cũng có những
con số đáng buồn về tính chất di truyền: ví dụ con cháu của A. Tolstoi
ngay đời kế tiếp đã có một người bị điên, đời thứ tư bị 3 người ngớ ngẩn
và 2 người câm điếc. Cha của nhạc sĩ thiên tài Schuman là nhà thơ nhưng
tính nết rất lẩm cẩm, mẹ ông là người hay bốc đồng và chị ông từng bị
bệnh tâm thần. Bản thân Schuman chết trong bệnh viện vì căn bệnh tương
tự. Nhiều bậc vĩ nhân và thiên tài khác cũng mắc căn bệnh này và thường
bị những rối loạn thần kinh hết sức bất thường. Họa sĩ thiên tài Van
Gogh lúc nổi cơn điên cắt cả tai và đốt cháy bàn tay mình. Newton,
Gogol, Pascal, Maupassant cũng nhiều khi lên cơn hoảng loạn làm mọi
người xung quanh sợ hãi…
Các ví dụ trên chứng tỏ
rằng không phải gene di truyền quyết định tất cả đến những tính năng ưu
việt chắt lọc từ thế hệ này đến thế hệ khác. Và các nhà khoa học, những
người đang nung nấu ý định nhân bản con người cần phải suy xét tới các
tình huống "dở khóc dở cười", kiểu như: cha thiên tài, con nhân bản lại
khù khờ.
Theo KH&ĐS /LA SANTÉ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét